Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề: Có ý kiến cho rằng: “Việt Bắc là bản tình ca cũng là bản hùng ca”.

Bằng sự hiểu biết của em, làm rõ ý kiến trên.


***
MB: Dẫn dắt, nêu ý kiến
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm, HCST
- Tính trữ tình chính trị trong thơ TH
TB:
1. Giới thiệu chung:
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình,
chính trị.
- "Việt Bắc" là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ “Việt Bắc” là
một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia
tay lớn - cuộc chia tay lịch sử giữa người về xuôi với Việt Bắc vào tháng
10 năm 1954, thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những
người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
- Nêu các ý kiến: Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu vừa là khúc tình ca ca
ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son; vừa là bản hùng ca tráng lệ
về một Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến.
2. Giải thích:
+ Tình ca là gì? Bản tình ca là tình nghĩa cách mạng, tình người kháng
chiến, tình yêu nước lớn lao, tình yêu thiên nhiên. Đồng thời ca ngợi tình
cảm đạo lí truyền thống của dt. Đó là lối sống thuỷ chung và nghĩa tình

+ Hùng ca là gì? Bản hùng ca là khúc ca hùng tráng tổng kết một chặng
đường kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc, với âm hưởng rắn
rỏi, hào hùng thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng "trữ tình chính
trị, sử thi lãng mạn"; ca ngợi chiến công thần kì trong lịch sử của dân
tộc...

3. Phân tích, chứng minh:


a/ “Việt Bắc” là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu
nặng, sắt son:
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, đầu não
của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Bằng những biện pháp nhân hóa,
cường điệu; bút pháp lãng mạn kết hợp khuynh hướng sử thi… tạo nên
những hình ảnh kì vĩ, bay bổng. Vẫn là thể thơ lục bát nhưng Tố Hữu lại
biến hóa từ giọng điệu tha thiết, êm ái thành giọng điệu hào hùng, sảng
khoái → sáng tạo hiếm có ở thể thơ này.

"Ta về mình có nhớ ta


Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng


Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng vây bộ đội rừng vây quân thù”

b/ “Việt Bắc” là bản hùng ca tráng lệ về một Việt Bắc anh hùng
trong kháng chiến:

“Những đường Việt Bắc của ta


Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện được tái hiện sinh động. Việt
Bắc hiện lên như một dũng sĩ hiên ngang; các ngả đường tiến quân “rầm
rập” như gọng kìm xiết chặt quân thù.
- Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng lớn:
Những đoàn người tấp nập: Bộ đội, dân công, những đoàn xe… Tiến ra
trận có đủ mọi tầng lớp, là khối đoàn kết toàn dân tộc.
→ Hình ảnh kì vĩ, âm thanh hào hùng, sôi nổi, khí thế náo nức, khẳng
định sức mạnh của một dân tộc.
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến của ý kiến trên và sáng tạo độc
đáo của nhà thơ Tố Hữu. - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của
đoạn trích nói riêng, của thơ Tố Hữu nói chung và sức sống của tác
phẩm trong lòng độc giả.
KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên và sáng tạo độc đáo của nhà
thơ Tố Hữu.
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói riêng, của
thơ Tố Hữu nói chung và sức sống của tác phẩm trong lòng độc giả.

You might also like