Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học

hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối
viết giản dị, gần gũi, thông tục. Qua tập truyện Tây Bắc nói chung, qua tác phẩm
Vợ chồng A Phủ nói riêng đã thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của ông đối với
người lao động nghèo khó nơi miền núi Tây Bắc. Tác phẩm là kết tinh của tình
yêu, niềm cảm thông sâu sắc, khát vọng tự do cho con người… Điều đó đã được
Tô Hoài khắc họa một cách chân thực và cảm động, đặc biệt là qua hình tượng
nhân vật Mị trong đoạn trích: “Ai ở xa về có dịp...bịt mắt cõng Mị đi”
Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm đặc sắc trong tập "Truyện
Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Tác phẩm này ra đời sau chuyến đi tham dự chiến
dịch giải phóng Tây Bắc của tác giả, khi ông đã sống và làm việc cùng người dân
Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952
Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo, được bao trai làng theo đuổi.
Giọng văn đượm buồn mở đầu tác phẩm đã miêu tả rõ nét chân dung người con
dâu gắn nợ – Mị của nhà thống lí Pá Tra. Mị xuất hiện với sự u uất và cô đơn giữa
đông vui nhộn nhịp của nhà thống lí. Mị chỉ ngồi lặng im “Quay sợi gai bên tảng
đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Việc quay sợi của cô gái không có gì à quá nặng nề
nhưng lại mang lại cảm giác rất nặng nề, u tối và không có sức sống. Nhà văn
tiếp tục nhìn nhân vật cận cảnh: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa,
dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rượi.” Nhân vật Mị được miêu tả với vẻ mặt “cúi” xuống và “buồn rười
rượi”. Trên khuôn mặt là sự buồn tủi, lạnh lẽo, thậm chí là sự vô cảm của tâm
hồn.
Trong những câu văn tiếp theo: “nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân
nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc,
nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà
biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá
Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra“, Như vậy có thể thấy tác giả giả
sử dụng hình ảnh đối lập để làm nổi bật lên hình ảnh của nhân vật Mị. Trái ngược
với sự giàu có, tấp nập trong nhà thống lí là sự cô độc, lẻ loi của Mị. Cách giới
thiệu nhân vật của tác giả khiến cho người đọc muốn biết vì sao Mị lại có khuôn
mặt u uất ấy Từ đó tác giả dẫn dắt người đọc về quá khứ của Mị. Mị lấy A Sử vì
món nợ truyền kiếp từ đời bố mẹ Mị. Thâm chí kể cả mẹ Mị chết, nợ thì vẫn còn.
Và cái nợ ấy đã đè lên vai Mị kiến Mị về làm dâu gạt nợ.
Và đứng trước tình cảnh ấy, Mị đã phản kháng: “Con nay đã biết cuốc
nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con
cho nhà giàu.” Có phải Mị phần nào thấu hiểu cảnh cơ cực của kiếp làm dâu nhà
giàu chăng?. Câu nói ấy của nhân vật Mị thể hiện tinh thần phản kháng và niềm
khát khao cuộc sống tự do. Mị chấp nhận làm nương cực nhọc còn hơn làm dâu
con, buộc mình vào kiếp nô lệ. Đó là lựa chọn đúng đắn của con người ý thức
được giá trị của tình yêu, cuộc sống.
Tuy nhiên, sự phản kháng của nhân vật Mị là vô ích. Trong không khí
khung cảnh mùa xuân tưng bừng thì tai họa ập đến với Mị. Đêm hôm ấy, Mị
nghe “tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp
hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của
Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị
bước ra.” Đoạn văn cho thấy, trái tim Mị cũng bồi hồi nhịp đập của tình yêu.Tuy
nhiên đó lại là cái bẫy của những kẻ muốn bắt nàng về ngựa trâu cho chúng. Mị
buộc phải làm dâu nhà thống lí “không thể nào khác được”.
Nhân vật Mị không chỉ là nạn nhân của vấn nạn cho vay lãi, mà còn là nạn
nhân của hủ tục “cướp vợ” tồn tại bao đời ở miền núi Tây Bắc. Mị trở thành “con
dâu gạt nợ” nhà thống lí nhưng thân phận chắc khác gì kẻ ở. Mị bị bóc lột về thể
xác lẫn tinh thần, từ một cô gái yêu đời, trở thành một người đàn bà vô hồn.
Đoạn trích được tác giả sử dụng nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện
mang phong vị miền núi. Nhân vật Mị không chỉ được miêu tả qua dáng vẻ, hành
động mà còn được khắc nét bởi những đồ vật, sự vật đầy sức gợi. Điểm nhìn của
câu chuyện từ xa đến tiến gần sau đó đi sâu vào bên trong nhân vật.
Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Mị mà còn là câu chuyện của những
con người lao động vùng Tây Bắc. Ở nơi đó, giai cấp thống trị luôn đọa đày thể
xác lẫn tinh thần của những con người ấy. Không những vậy, người đọc còn cảm
nhận sự cảm thông của nhà văn dành cho Mị và những người dân Tây Bắc nói
chung. Đó là tiền đề để nhà văn ca ngợi, khẳng định sức sống, sự phản kháng dữ
dội của họ ở phần sau của truyện.

You might also like