Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Tuân nổi tiếng là nhà văn tài hoa với nét văn độc đáo.

Ông thích những gì là dữ


dằn, mãnh liệt của thiên nhiên, con người để đem vào trong thơ ca của mình. Thế nên tác phẩm
của ông ta cảm nhận được sự hùng vĩ hiếm có của thiên nhiên. "Người lái đò sông Đà" là một
trong những tác phẩm làm nổi bật nên tên tuổi của Nguyễn Tuân. Đặc biệt hình ảnh con sông
Đà hiện lên thật to lớn, hùng vĩ, dữ dội khiến ta thấy bản thân thật nhỏ bé trước thiên nhiên qua
đoạn trích: “ hùng vĩ của sông Đà...cái gậy đánh phèn”
“Người lái đò sông Đà” là một đoạn trích hay nằm trong Tùy bút sông Đà được xuất
bản năm 1960. Người lái đò sông Đà chính là thành quả của chuyến đi thực tế của tác giả đến
vùng đất Tây Bắc. Trong đoạn trích, tác giả đã tìm kiếm "chất vàng mười" của thiên nhiên và
của những người dân lao động nơi đây.
Cái hung bạo của con sông Đà không những chỉ được thể hiện qua sự hung bạo của
những con thác, mà còn quang cảnh bao la, rộng lớn với vẻ đẹp bí ẩn đầy hoang sơ của dòng
sông chảy giữa núi rừng Việt Bắc cũng góp phần không nhỏ vào thể hiện điều này. Tác giả đã
cho người đọc như được chứng kiến tận mắt khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng lại dừng lại
những pha "cận cảnh" thật tiêu biểu về sự dữ dằn này.
Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ khi nào đến
giữa trưa đúng giờ ngọ, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới được đón nắng. Cách so sánh
trên của tác giả đã gây được một ấn tượng sâu đậm trong trí óc người đọc về sự thẳng đứng của
vách đá với độ cao ngút trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì
thế, lòng sông chảy bị thu hẹp đến mức mà đứng bờ bên này nhẹ tay ném hòn là đã có thể qua
đến bờ bên kia, hẹp đến mức con hổ, con nai nhảy nhẹ là đã có thể vọt từ bờ bên này sang bờ
bên kia mà không hề tốn nhiều chút sức lực. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông,
dòng chảy nhỏ hẹp như làm nổi bật lên những chi tiết ấn tượng, tiêu biểu và khiến liên tưởng
bất ngờ - thiên nhiên bao la, rộng lớn đầy bí ẩn: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa
hè nóng bức mà cũng cảm thấy lạnh run người, như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên
một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa phụt đèn điện. Nhà văn đã kết hợp hài
hòa giữa các giác quan khác nhau để có thể so sánh làm nổi bật lên vẻ đẹp của vách đá thật mới
mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ đầy bí ẩn, lòng sông lại hẹp gợi
lên được những dòng nước chảy với vận tốc ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.
Tính chất hung bạo của dòng sông còn được tác giả thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh
sông với hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng là những mảnh ghép hoàn hảo
phối hợp với nhau đầy ăn ý để tăng thêm sự đe dọa, uy hiếp tính mạng của những con người đi
qua đây: quãng một ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng chực lấy mạng bất kỳ người lấy đò nào đi
ngang qua đây. Diện mạo của sông Đà thật ghê gớm, hung bạo, dữ tợn chẳng khác nào tên đầu
đường xó chợ đầy lưu manh chuyên gây gổ, làm hại người khác. Ở đây, một phần câu văn như
bị ngắt đứt ra thành từng khúc ngắn, gọn, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo sự thúc đẩy dồn nén,
gấp gáp thúc đẩy sự hồi hộp, tò mò trong lòng người đọc.
Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm nguy trong trang
văn của Nguyễn Tuân. Với tham vọng đem đến cho người đọc cảm giác chân thực nhất về sự
hung bạo của thác nước, Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân hùng hậu: văn chương, thể thao,
điện ảnh, quân sự,...chỉ riêng trong đoạn văn nhỏ đã có rất nhiều phép so sánh độc đáo. Người
đọc có thể dễ dàng hình dung lên sự khủng khiếp của cái hút nước trên sông Đà. Nước xoáy tít
đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Nước được nhân cách hóa như
có cả tiếng thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vừa rót dầu sôi vào. Những
người lái đò đi ngang qua đây mà thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh vững vàng thì rất dễ bị lôi tuột
xuống, trồng cây chuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau mới tan tác ở quãng
sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn muốn người đọc liên tưởng tới những hình ảnh đầy
táo bạo, hình ảnh một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả mình, cả máy quay để thu ảnh,
truyền đến cho người đọc cả một dòng sông đang sắp úp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự
mạo hiểm của anh quay phim ấy cũng đã đủ sống động như xem một bộ phim 3D khi chỉ cần
đọc qua những lời văn của Nguyễn Tuân.
Không chỉ đặc sắc về nội dung mà đoạn văn còn là một sự thành công ở phương diện
nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng
độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu giá trị tạo hình và có sức gợi
cảm cao, nhịp văn chậm rãi, trữ tình, mênh mang dư vị của hương nguồn hoa núi Xây dựng
thành công hình tượng sđ còn nhờ vào vốn sống, vốn kiến thức uyên bác của tác giả thuộc nhiều
lĩnh vực như hội họa, lịch sử, địa lý. Vì thế mà con Sông Đà vốn vô tri, dưới ngòi bút của nhà
văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng, từ đó, ta có thể ví tùy bút này như công
trình nghệ thuật tuyệt mĩ in đậm phong cách Nguyễn Tuân.
Bằng cái nhìn chân thực, ngôn từ tinh tế, chắt lọc, Nguyễn Tuân đã phần nào cho người
đọc thấy sự cuốn hút mà con sông Đà mang đến. Đọc những dòng tùy bút của tác giả về sông
Đà giống như ta được trực tiếp ở đó, cảm nhận sự hung bạo đến đáng sợ của nó. Chính sự hung
bạo, gầm gừ của dòng sông là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Có lẽ Nguyễn
Tuân thực sự đã tìm được thứ “vàng mười” mà ông ngày đêm theo đuổi..

You might also like