Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính
thức của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam thân yêu của
chúng ta. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời
sống cộng đồng và trong đời sống của mỗi con người. Mục tiêu của chương
trình Tiếng Việt bậc Tiểu học năm 2018 ngoài việc cung cấp kiến thức
Tiếng Việt và thái độ, tình yêu Tiếng Việt mà còn phải giúp học sinh giao
tiếp tốt trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Vì thế việc sử dụng từ
ngữ đúng, nắm rõ hoạt động giao tiếp qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng
Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng
Việt.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích:
Bồi dưỡng và phát triển năng lực ngôn ngữ ( phần nói và nghe ) cho học
sinh lớp 2.
2. Nhiệm vụ:
Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ
bản, bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách
con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Chủ thể:
+ Các hình thức tổ chức hoạt động tập thể trong giảng dạy môn
Tiếng Việt.
+ Các trò chơi trong giảng dạy môn Tiếng Việt.
* Khách thể:
+ Học sinh lớp 2A4 trong hoạt động học tập và giao tiếp ( Nói và
nghe)
* SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
Để biết được thực trạng nói và nghe của học sinh, ngay buổi đầu
nhận lớp, tôi đã điều tra bằng cách cho các em tự giới thiệu làm quen.
Lần lượt từng em đứng tại chỗ giới thiệu về mình với cô và các bạn
theo tiêu chí sau:
a. Họ tên con là gì? Con bao nhiêu tuổi?
b. Con là con thứ mấy trong gia đình?
1/17 Nguyễn Thị Nguyệt
Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
c. Gia đình con có mấy thành viên?
d. Bố mẹ con làm nghề gì?
e. Nghề của bố mẹ con mang lợi ích gì cho gia đình? Cho cộng đồng?
Cho đất nước?
Kết quả như sau:
Sĩ số Số em nói to rõ ràng số em nói nhỏ, rụt Số em nói ấp úng,
, lưu loát, tự tin rè, nhút nhát. không rõ ràng.
38 8 em = 21,1% 10 em = 26,3% 20em = 52,6%
Khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm:
Số bài HTT Hoàn Thành Chưa HT
Tổng38 10 26,3% 18 47,4% 10 26,3%
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Trong hai năm: Năm học: 2021 – 2022
Năm học: 2022 – 2023
- Tại trường Tiểu học Tản Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được đề tài này tôi thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra – khảo sát:
- Phương pháp thống kê:
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI
MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lý luận:
Tiếng Việt của chúng ta thật giàu và đẹp. Hằng ngày, người Việt chúng ta
nói với nhau bằng tiếng Việt. Và cũng hằng ngày, báo chí, đài phát thanh,
truyền hình và thông tin đại chúng của chúng ta phát ra khắp thế giới
bằng tiếng nói, chữ viết của chúng ta. Tiếng nói ấy lâu đời đã trở thành
“Của cải vô cùng quý báu của dân tộc”( Chủ Tịc Hồ Chí Minh).
Môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiểu học.
Nó nối tiếp một cách tự nhiên các bài học khác nhau của môn học Tiếng
Việt nhằm giúp học sinh tạo ra năng lực mới: Năng lực nghe, đọc, nói
viết. Nhờ năng lực đó, học sinh tiểu học biết cách sử dụng Tiếng Việt văn
hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập.

2/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
Ngoài kỹ năng sản sinh ra ngôn bản, học sinh còn được luyện rèn các
kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận, tư duy, bồi dưỡng tình
yêu quê hương đất nước, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho
học sinh. Qua đó tích lũy vốn văn học cho trẻ em, rèn luyện và phát triển
kỹ năng nói và hiểu một cách có nghệ thuật. Từ đó học sinh học tốt các
môn học khác.
2.Cơ sở thực tiễn
Thực tế hiện nay, rất nhiều học sinh còn hạn chế các kỹ năng: nghe, đọc,
nói, viết. Đặc biệt là học sinh lớp 2. Các em rất ngại nói trong giờ học.
Nhiều em có tâm lý dè dặt, ngại ngùng khi nói, thiếu tự tin, nói nhỏ, sợ
mình nói sai. Sự tập chung nghe chưa cao, khi được giáo viên gọi nhắc lại
câu bạn vừa trả lời thì nói rất nhỏ hoặc đứng im không nói gì. Mặt khác,
vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống cũng như giao tiếp của học sinh lớp 2 còn
thiếu linh hoạt. Các hoạt động tập thể, thảo luận, tập diễn thuyết, thi
hùng biện… các em được luyện ít nên kỹ năng nói và nghe phát triển
chậm.
Vậy làm thế nào để học sinh hoạt động linh hoạt trong mọi hoạt động
học tập và giao tiếp? Làm thế nào để có các giải pháp giúp các em phát
triển năng lực nói và nghe? Biết dùng các câu văn hay, hình ảnh đẹp để
trình bày ý tưởng của mình. Biết lắng nghe để nhận xét, tìm ra cái hay,
cái đẹp trong phần trình bày của bạn? Làm thế nào để giúp các em phát
triển NĂNG LỰC NGÔN NGỮ để các em học tập trong môi trường giao
tiếp được tốt? Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2”.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
*Thuận lợi
Các con trong lớp cùng một độ tuổi, phụ huynh cũng trang bị đầy đủ
sách, vở và đồ dùng học tập cho các con. Bên cạnh đó Phòng Giáo dục và
nhà trường đã quan tâm mua các thiết bị và ti vi thông minh cho các lớp
để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
*Khó khăn
Qua thăm lớp dự giờ các đồng chí giáo viên trong tổ cũng như các khối
khác, tôi thấy các đồng chí giáo viên đã quan tâm đến các đối tượng học
sinh. Nhưng khi tổ chức cho các em tìm tòi khám phá kiến thức, các em “
mũi nhọn” hăng hái phát biểu hơn. Còn các em có học lực còn hạn chế thì

3/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
ít có cơ hội tham gia xây dựng bài hoặc dự thi cùng các bạn trong các hoạt
động học tập.
Những em ít được hoạt động thường có biểu hiện nhút nhát, tự ty.
Nói nhỏ, nói lí nhí hoặc không dám nói vì sợ nói sai.
Một số em không tập trung nghe nên không nghe được nội dung bạn
trình bày, dẫn đến không nhận xét, đánh giá được phần trình bày của
bạn.
Nguyên nhân học sinh còn hạn chế kỹ năng nghe và nói là do các em
có tâm lý sợ sệt, thiếu tự tin, ngại ngùng. Hiện tượng này diễn ra từ lớp
dưới.
Các hoạt động tập thể, trao đổi, thảo luận tập thuyết trình, hùng
biện… ít được tổ chức nên các em ít có điều kiện để rèn luyện kỹ năng nói
và nghe.
Môi trường gia đình các em, nhiều phụ huynh mải miết làm kinh tế
không dành thời gian trò chuyện với con, không học tập cùng con, cũng
làm cho các em hạn chế về giao tiếp khiến vốn từ vựng không được bổ
sung.
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Những biện pháp chung:
Từ thực trạng và số liệu trên, tôi nghiên cứu và đưa vào giảng dạy một
số biện pháp sau:
1.Thống kê các dạng bài.
2. Lập kế hoạch.
3. Rèn luyện kỹ năng nói và nghe theo mẫu giao tiếp.
4. Rèn luyện kỹ năng nói qua hoạt động “ Tự học”
3. Rèn luyện kỹ năng nói và nghe qua hoạt động trò chơi.
II. Những biện pháp cụ thể:
Quá trình thực nghiệm, tôi thấy trình độ nhận thức của học sinh
không đồng đều. Dẫn đến trình bày bài có nhiều cấp độ khác nhau. Có em
nói rất to, rõ ràng, tự tin, lưu loát. Trình bày các câu văn hay, hình ảnh
đẹp. Có em nói ấp úng, nói bé, thiếu tự tin. Để khắc phục khó khăn trên,
tôi dùng các biện pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Thống kê các dạng bài.
1.1. Nhiệm vụ:
Hệ thống các nhóm bài, từ đó phân loại theo các dạng nhỏ để tìm các
giải pháp tích cực phù hợp với từng bài dạy.

4/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
1.2. Khó khăn:
Môn Tiếng Việt gồm nhiều mảng bài tập như Tập đọc, đọc hiểu, viết
chính tả, mở rộng vốn từ và hiểu nghĩa từ . Nói đủ câu, đúng câu và diễn
đạt có sắc thái biểu cảm. Tất cả các dạng bài tập này cũng như các môn
học khác nói chung đều cần rèn kỹ năng nghe và nói cho học sinh. Mỗi
phân môn trong môn Tiếng Việt nói chung, mỗi bài học nói riêng đều có
yêu cầu cần đạt được khác nhau. Môn Tiếng Việt ở lớp 2 được phân phối
ở 35 tuần trong đó có 31 bài tập “ Nói và nghe”
1.3. Khắc phục:
Để khắc phục khó khăn trên, giúp học sinh được luyện kỹ năng nghe
và nói có chiều sâu hơn, tôi tập trung nghiên cứu các các bài tập “nói và
nghe” và phân loại như sau:
Các nhóm bài tập Các bài cụ thể
Dạng 1: Các bài có nội dung nhìn Gồm các bài tuần 1, tuần2; Tuần
tranh nói về hoạt động, sự vật, 4, tuần 6, tuần 7, tuần 19, tuần 20,
cảnh vật. cây cối, mái trường. tuần 24, tuần 25, tuần 26,
Dạng 2: Các bài có nội dung nói về - Tuần 3, tuần 8, tuần 10, tuần 11,
tình bạn, tình yêu các loài vật. tuần12, tuần 13;tuần 21.
Dạng 3: Các bài nói với người - Tuần 14; tuần 15; tuần 16; tuần
thân. 17
Dạng 4: Các bài tập nói lời xin lỗi, - Tuần 23, tuần 29.
cảm ơn; lời an ủi; động viên. đề
nghị yêu cầu.
Dạng 5: Các bài tập có nội dung - Tuần 5, tuần 30, tuần 31, tuần
về đất nước – con người Việt Nam. 32 tuần 33, tuần 34.
2.Biện pháp thứ hai: Lập kế hoạch
2.1. Nhiệm vụ:
Đưa ra những định hướng, những yêu cầu về nội dung, phương
pháp phù hợp với kế hoạch dạy phát triển năng lực môn Tiếng Việt phần
nói và nghe.
2.2. Khó khăn:
Các bài “ Nói và nghe” trong môn Tiếng Việt lớp 2 là một tài liệu bao
gồm các ngữ liệu mở rộng và hình thức dạy học mới đòi hỏi giáo viên

5/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
phải biết cách hướng dẫn để học sinh được rèn luyện nhằm phát triển
năng lực toàn diện như:
1. Năng lực Tự chủ và tự học.
2. Năng lực Giao tiếp và hợp tác.
3. Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
4. Năng lực ngôn ngữ.
5. Năng lực hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
6. Năng lực công nghệ.
7. Năng lực tính toán.
8. Năng lực tin học.
9. Năng lực thẩm mỹ.
10.Năng lực thể chất.
Nhưng không phải bài nào cũng đảm bảo phát triển 10 năng lực
trên. Do đó, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung, thiết kế các hình thức
phong phú phù hợp với yêu cầu mới: Yêu cầu chuyển từ dạy nội dung sang
dạy phát triển năng lực. Đặc biệt là năng lực phát triển ngôn ngữ và giao
tiếp trong đó có kỹ năng nói và nghe.
2.3. Khắc phục:
Để khắc phục những khó khăn trên, giáo viên cần phải bám sát mục
tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát nội dung, chương trình và phải cụ
thể hóa theo từng đối tượng. Căn cứ vào nhóm bài của chương trình môn
Tiếng Việt mà tôi đã thống kê, tôi xây dựng kế hoạch tổ chức các hình thức
dạy như sau.
Nội dung Hình thức tổ chức Thời gian thực hiện
1.Luyện kỹ năng nói - Hoạt động theo nhóm - Đầu tháng 9 và
và nghe theo mẫu nhỏ và nhóm lớn. nhắc lại thường
giao tiếp. xuyên.
2. Luyện kỹ năng - Hướng dẫn cá nhân - Hình thành nếp tự
nói và nghe qua tự học ở nhà có sự hợp học ngay từ đầu
hoạt động tự học. tác với cha mẹ học năm học và nhắc lại
sinh. hàng ngày.
3. Luyện kỹ năng - Hoạt động nhóm lớn - Tuần 6, tuần 8 ,
nói và nghe qua hoặc cả lớp, phối hợp tuần 10, tuần 11,
hoạt động trò chơi. với cả khối thông qua tuần 12, tuần
hoạt động tập thể, trò 24,tuần 33
chơi.
3.Biện pháp thứ ba: Rèn luyện kỹ năng nói và nghe theo mẫu giao tiếp

6/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
Để phát triển kỹ năng nói tốt cho học sinh cần phải rèn luyện và trải
nghiệm trong giao tiếp. Vì vậy cần hướng dẫn học sinh cách nói theo các
bước sau:
Bước 1: Khuyến khích học sinh can đảm nói ra những gì mà các con
suy nghĩ.
+ Trước khi nói, con cần hít thở sâu, chuẩn bị tâm thế nói, không sợ
sệt, không căng thẳng.
+ Tập nói với bố mẹ, người thân, rồi đến tập nói với thầy cô, bạn bè và
nói chuyện với người lạ những nội dung mà mình cần trao đổi, đề nghị.
+ Yêu cầu: Nói to, rõ ràng, nói đủ câu, đủ ý, nói câu văn hay có hình
ảnh đẹp.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tạo sự lôi cuốn đối với người đối diện.
+ Khi lắng nghe hoặc nói chuyện, các con hãy nhìn thẳng vào mắt của
người đối diện. Ánh mắt trìu mến, thân thiện. Điều này sẽ giúp các con
tương tác thành công hơn.
+ Phối hợp sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung trình bày.
- Ví dụ nói về chủ đề Mái ấm gia đình tuần 14. Bài Hai anh em. Con
hãy nói lời trao đổi giữa hai anh em khi họ bắt gặp nhau trong tay đang
ôm những bó lúa bỏ sang phần của người kia?
* Lưu ý khi nói: Nét mặt các con phải tươi cười, các cử chỉ hành động
thể hiện sự yêu thương và nội dung phải thể hiện được mình là người anh
( người em) sống có trách nhiệm, biết cảm thông với người thân của mình.
Chẳng hạn khi nói hai bàn tay đặt chéo nhau trước bụng hoặc cầm tay âu
yếm người nói chuyện.
a.Anh với em. - Em à: Nếu phần lúa của anh
bằng phần lúa của em thì thật
không công bằng.
b.Em nói với anh. - Anh ơi! Anh còn phải nuôi vợ và
con. Nếu phần lúa của em bằng
phần của anh thì không công
bằng.
* Lưu ý : Nét mặt các con phải thể hiện sự cảm thông. Giọng nói phải
vui tươi để cho người nói chuyện không cảm thấy buồn tủi khi cô đơn.
* Khi nghe người khác nói cũng phải chú ý lắng nghe, thể hiện sự chia
sẻ cảm thông trước những nội dung mà bạn khác hoặc thầy cô chia sẻ.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ mềm dẻo, linh hoạt.
+ Phát biểu rõ ràng, âm lượng vừa đủ nghe. Không nói lí nhí, không
nói kiểu la hét.

7/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
+ Tốc độ nói vừa phải không nói liến thoắng. Cũng không nói nhát
gừng làm người nghe khó chịu.
Ví dụ bài : Lớp học viết thư tuần 28: Em đóng vai thầy giáo sẻ và vai
học trò để viết thư cho nhau.

- Cho học sinh ghi lời thoại của - Lần lượt từng em trình bày lời
mình vào vở nháp. thoại của mình khi viết thư cho
- Lớp trưởng điều hành phần trình thầy Sẻ hoặc cho bạn của mình và
bày. ngược lại.
- Cho học sinh nhận xét cách viết + Cậu thân mến!
thư cho bạn, mở đầu thư em phải
viết như thế nào?
- Nếu là thầy giáo hoặc người lớn + Các học trò thân mến!
tuổi viết thư cho người nhỏ tuổi
hơn thì đầu thư viết như thế nào?
- Phỏng vấn học sinh: Khi nói - Khi nói chuyện với bạn, với thầy
chuyện với bạn, với thầy cô con cần cô,thì lời nói phải nhẹ nhàng, nét
chú ý điều gì? ( Lời nói, điệu bộ, mặt vui tươi thể hiện thái độ thân
nét mặt...) thiện.
* Giáo viên chốt: Khi nói chuyện - Học sinh sẽ lựa chọn giải pháp
trực tiếp với thầy cô và bạn bè, ta theo ý hiểu của mình để trình bày.
cần có thái độ lễ phép , trân trọng - Các nhóm lên trình bày từng tình
và lịch sự: Lời nói phải nhẹ nhàng huống của nhóm mình.
tình cảm: Thể hiện sự kính trọng
với thầy cô, thân thiện với bạn bè.
Nét mặt vui tươi, mắt nhìn thẳng
vào mắt người nói chuyện.
8/17 Nguyễn Thị Nguyệt
Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
* Khi viết thư , chúng ta cũng phải
có thái độ như vậy.
Liên hệ: Các con sẽ nói như thế
nào với ông bà, cha mẹ, em nhỏ, và
người lớn tuổi?
* Qua biện rèn kỹ nói và nghe qua mẫu giao tiếp, các em tự tin hơn,
mạnh dạn hơn, nói to rõ ràng hơn, lắng nghe chăm chú hơn, thể hiện sắc
thái biểu cảm đúng với từng hoàn cảnh, có ý thức tự giác học tập hơn.
4. Biện pháp thứ bốn: Rèn luyện kỹ năng nói qua hoạt động “Tự học”.
a)Trang bị cho học sinh luôn có luồng tư tưởng tích cực.
+ Đối với Học sinh tự ty nhút nhát.
- Trong một lớp học, bên cạnh những học sinh thông minh nhanh nhẹn
ham học, tiếp thu nhanh, còn có những học sinh thiếu tự tin, nhút nhát,
tiếp thu bài chậm. Bởi vậy động viên các con là biện pháp tối thắng.
* Chẳng hạn, khi học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Các con gặp khó khăn,
gọi điện hỏi bài tôi, tôi động viên: “ Con là người thông minh, chắc chắn
con học được, hiểu được và làm bài được. Chẳng qua là từ trước đến giờ
con học chưa đúng phương pháp mà thôi. Gặp bài khó đầu tiên con phải
nghĩ: “ Mình là người thông minh, mình sẽ làm được bài” Sau đó con
làm theo các bước chung như sau:
+ Lập thời gian biểu.
+ Đặt mục tiêu cho học tập.
+ Đưa ra nhiều phương án học hiệu quả.
+ Đọc lại đề bài để xác định yêu cầu của bài.
+ Suy nghĩ và viết nháp những ý hiểu của mình.
+ Nhờ bố mẹ hoặc anh chị soát lại những ý tưởng của mình.
+ Tra google để đối chiếu hoặc gọi điện nhờ thầy cô hỗ trợ.
+ Đọc lại bài để sửa.
+ Hoàn chỉnh bài và đọc lại toàn bài xem có cần bổ sung chỗ nào
không.
+ Tập nói to và diễn đạt cho lưu loát.
+ Tập nói trước gương để luyện sắc thái biểu cảm ( vẻ mặt ).
* Tránh giấu dốt. Tự giác thực hiện học tập theo thời gian biểu.
- Tránh học tùy hứng, học đối phó.
- Tránh vừa học vừa nằm xem phim.

9/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
* Các con lưu ý: Nghe nhanh quên, nhìn nhanh nhớ, và trải nghiệm thì
mới thấu hiểu.
+ Kể cho học sinh nghe câu chuyện “Con đại bàng và đàn gà” trong
giờ sinh hoạt.
Chuyện kể về một con đại bàng mẹ khi đi kiếm ăn đã trở dạ đẻ và để
rơi quả trứng vào ổ gà. Nhờ gà mái ấm ủ, trứng đại bàng nở ra đại bàng
con và sống cùng bầy gà. Nhưng thân hình của nó ngày một lớn và khác
hẳn gà. Một hôm từ trên cao, đại bàng mẹ nhìn xuống đất nhận ra đứa
con mình đánh rơi năm xưa. Đại bàng mẹ sà xuống vườn và nói với đại
bàng con rằng: “Con chính là đại bàng”. Nó không tin. Nhưng thời gian
qua mau, nó luôn ước ao được bay cao như đại bàng. Và nó nghĩ: Mình là
đại bàng. Mình phải tập bay. Cuối cùng nó cũng bay được lên không
trung làm chủ bầu trời cao đẹp.
* Qua câu chuyện trên, giúp học sinh hiểu được: Nếu có ý chí và kiên trì
rèn luyện thì ước mơ sẽ trở thành sự thật. Cho học sinh ghi câu danh
ngôn dán vào góc học tập của các em, để khích lệ tinh thần ham học của
học sinh.
“ Có chí thì ham học
Mất chí thì ham chơi
Trí sáng tạo nên người
Đức nhân tìm ra bạn”.
b) Trang bị cho phụ huynh luồng tư tưởng siêu tích cực để đồng
hành cùng con học tập.
Môi trường gia đình là yếu tố thứ hai quyết định đến chất lượng học
tập của các con, vì vậy việc trang bị cho phụ huynh các biện pháp để đồng
hành cùng con trong học tập là việc làm vô cùng cần thiết. Vì vậy trong
buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi tập huấn cho phụ huynh các biện
pháp sau:
1, Động viên con kịp thời: Trong cuộc họp phụ huynh, tôi đã kể cho phụ
huynh nghe câu chuyện thứ nhất: Câu chuyện có thật về nhà bác học
Thomas – Edison thời niên thiếu. Ông bị thầy giáo và nhà trường đuổi
học vì cho rằng : Ông là người đần độn. Ông phải tự học ở nhà dưới sự
dẫn dắt của người mẹ. Bà mẹ có trái tim nhân hậu vĩ đại ấy là ngôi
trường tuyệt vời đã đào tạo nên một thiên tài cho nhân loại của thể kỷ 20.
2, Hình thành môi trường tốt cho con tại gia đình.
10/17 Nguyễn Thị Nguyệt
Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
- Kể câu chuyện thứ hai : Câu chuyện ngài Mạnh Tử:
Truyện kể về ngài Mạnh tử thông minh nhưng rất hay bắt trước
người khác. Ở môi trường chợ búa, ngài học thói điêu ngoa dối trá. Ở môi
trường có nhiều kẻ lang thang, giang hồ, ngài học nhanh thói nghịch
ngợm cuội phá. Bà mẹ liền thay đổi môi trường sống ba lần. Cuối cùng bà
chọn cho con môi trường giáo dục. Và sau này ông trở thành nhà triết học
nổi tiếng của Trung Quốc.
Qua câu chuyện, tôi muốn giúp phụ huynh thấy được: Trái tim nhân
hậu của người mẹ luôn là trường học của người con. Môi trường gia đình
quan trọng không kém ở trường. Từ đó phụ huynh luôn là tấm gương
sáng để con học tập, có kế hoạch luôn theo sát tâm tư nguyện vọng của
con, lắng nghe chia sẻ của con để giúp con tìm hướng giải quyết, động
viên, giúp đỡ con hoàn thành việc tự học ở nhà.
3,Tạo tâm thế an nhiên cho con khi tự học ở nhà.
- Kể câu chuyện thứ ba: Người cha không biết chữ dạy con. Chuyện
kể về người cha không biết chữ, nhưng hôm nào ông cũng dành thời gian
ngồi cạnh con học bài. Thỉnh thoảng, ông xoa đầu con và nói: “Cố gắng
lên con trai! Có cố gắng học tập mới thành tài và không phải làm việc vất
vả như cha”. Và cuối cùng con trai ông luôn có kết quả học tập rất tốt.
Qua câu chuyện, tôi muốn chuyển tải cho phụ huynh biết: “Không có
phương pháp thì người tài cũng lỗi, có phương pháp thì người bình
thường cũng sẽ trở thành phi thường”.
* Kết luận: Trang bị cho học sinh và phụ huynh học sinh luồng tư
tưởng siêu tích cực là việc làm vô cùng cần thiết. Cách quan tâm tới con
không phải là đáp ứng mọi nhu cầu vật chất cho con, hoặc bỏ tiền tài thuê
người khác làm thay mình, mà mỗi người cần đầu tư một quỹ thời gian
bên con, đồng hành cùng con học tập, làm điểm tựa cho con. Nhờ tâm an,
các con sẽ học tốt không chỉ môn Tiếng Việt, học tốt tất cả các môn, mà
còn giúp con phát triển các năng lực một cách toàn diện.
* Đối với các bài tập có liên qua đến trò chơi đóng vai, tôi hướng dẫn các
con chuẩn bị bài ở nhà theo các bước như sau:
+ Chọn bạn để tham gia đóng vai.
+ Trao đổi với bạn để viết lời thoại cho kịch bản.
+ Nhờ bố mẹ, anh chị kiểm tra, đóng góp ý kiến, gợi ý xây dựng.
+ Hoàn chỉnh kịch bản.

11/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
+ Phối hợp với bạn, tập diễn xuất ở nhà trước khi tham gia đóng vai ở
lớp.
* Đối với các bài tập có nội dung mở cần gợi ý cho các con những tài
liệu cần tham khảo như sách giáo khoa, từ điển, tra google, hỏi người
thân, bạn bè hoặc có thể hỏi thầy cô tư vấn.
*Thông qua các hoạt động trên, các năng lực và phẩm chất của người
học sinh được hình thành và phát triển toàn diện. Không chỉ học sinh
được luyện nói và nghe để phát triển ngôn ngữ, mà các năng lực tự chủ,
tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tin học, năng lực
công nghệ, năng lực tư duy và sáng tạo ... cũng được hình thành.

5. Biện pháp thứ năm: Rèn luyện kỹ năng nói và nghe qua hoạt động
trò chơi.
1,Trò chơi : Ai đoán đúng.
* Để tạo dựng văn bản nói, tôi tổ chức trò chơi cho học sinh ngay trong
giờ Nói và nghe. Chẳng hạn như tuần 25 bài: Hạt giống nhỏ.

* Phần luyện tập nói và nghe hôm nay, chúng ta sẽ thi ai đoán đúng.
Bước 1: Chuẩn bị: Dự kiến số học sinh dự thi.
Bước 2: Học sinh đọc lại kịch bản đã chuẩn bị.
Bước 3: Các cá nhân thể hiện.
Bước 4: Nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đoán đúng và hay nhất.
Qua hoạt động học tập dưới hình thức nhìn tranh đoán, các em đã nói
rất tốt những suy nghĩ của mình qua bốn bức tranh.

12/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
Bài của em : -Mình xin đoán : Ở bức tranh thứ nhất : Nhờ
những hạt mưa làm cho đất mềm và hạt giống
nhỏ nảy mầm vươn lên khỏi mặt đất. Nhờ
mặt trời sưởi ấm và cung cấp năng lượng, hạt
giống đã trở thành một cái cây cao, to, khỏe.
Bài của em: -Mình xin được đoán Ở bức tranh thứ hai:
Sống trên đồi vắng, cây rất buồn, nó muốn có
thêm nhiều cây khác sống cùng làm bạn.
Bài của em: - Mình xin được đoán ở bức tranh thứ ba: Cô
Gió đã đưa những hạt giống nhỏ ở nơi khác
đến gieo khắp quả đồi. Cô Mây, ông mặt Trời
tưới nước và sưởi ấm để các cây nhanh lớn.
Bài của em: - Mình xin được đoán ở bức tranh thứ tư:
Quả đồi đã được phủ xanh bởi rất nhiều cây.
Hàng ngày chim chóc đến ca hót véo von thật
vui.
+ Con nhận xét phần làm việc của các bạn?
+ Lớp bình chọn bạn đoán đúng nhất và trình bày hay nhất!
+ Giáo viên nhận xét chung và đánh giá xếp hạng các nhóm tham gia
chơi.
+ Khen và biểu dương động viên các bạn tham gia trò chơi.
2, Trò chơi đóng vai.
Tuần 7 - Bài bữa ăn trưa : Các em hãy đóng vai thầy hiệu trưởng và
lớp ăn trưa.
Các em được chuẩn bị lời thoại ở nhà và đăng ký dự thi trước.
Qua cuộc thi, lớp chọn được nhóm trình bày hay nhất:
- Các con có mang theo món ăn + Có ạ!
của biển và của đồi núi không?
- Cái gì đó của biển là ? + Cá, tôm, hải sản.
- Cái gì đó của đồi núi? + Trứng, rau, thịt.
* Liên hệ: Để trả lời được chính - Cần chú ý lắng nghe để có câu
xác câu hỏi của thầy, các con cần trả lời chính xác.
làm gì?
* Giáo viên chốt: Các con ạ: Khi đóng vai, các con cần chuẩn bị kỹ
lời thoại của từng nhân vật. Đứng trước gương tập diễn xuất nhiều lần để
điều chỉnh sắc thái biểu cảm của nhân vật như nét mặt, lời nói, cử chỉ của
nhân vật mà các con đóng vai.
3. Thi kể chuyện
13/17 Nguyễn Thị Nguyệt
Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
Học sinh tiểu học rất thích kể chuyện, và thích chuyện kể. Phát huy
đặc điểm này, khi dạy bài nói và nghe, tôi cho học sinh chuẩn bị các mẩu
chuyện liên quan đến nội dung bài học để góp phần kích thích hứng thú
học tập của học sinh.
Ví dụ, khi học tuần 26, phần nói và nghe bài “Bảo vệ môi trường”.

Nói tên các việc làm trong tranh, cho biết những việc làm đó ảnh hưởng
đến môi trường như thế nào?
1) Quan sát tranh thật kỹ để tìm ra những việc làm ở trong tranh.
2) Viết ra nháp các việc làm trong tranh theo từng nhóm.
3) Đọc lại nháp để các bạn trong nhóm bổ sung.
4) Kể trước lớp.
- Con trình bày nội dung hoạt - Tranh 1 miêu tả hoạt động các
động của tranh 1? cô chú lao công đang vớt rác ở
trên sông.
- Việc làm của các cô chú ấy có - Việc làm của các cô chú góp
ảnh hưởng gì đến môi trường? phần bảo vệ môi trường, làm cho
dòng sông trong sạch.
- Ở tranh 2 con thấy các bạn nhỏ - Tranh 2 các bạn nhỏ đang phá
đang làm gì? tổ chim.
- Việc làm của các bạn có đúng - Các bạn đã làm là không đúng,
không? vì các loài chim cũng có quyền
được sống giống như con người.
- Tranh 3 con quan sát thấy gì? Tranh 3 một chiếc xe rác đang đổ
ra sông suối.
- Việc làm này có ảnh hưởng gì - Việc đổ rác ra sông, suối gây ô
đến dòng sông? nhiễm nguồn nước và gây tắc

14/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
nghẽn dòng nước.
- Tranh 4 có nội dung gì? - Tranh 4 miêu tả các bạn nhỏ
đang tham gia nhặt rác ở bãi
biển.
- Việc làm của các bạn có ý nghĩa - Việc làm của các bạn góp phần
gì? làm sạch đẹp bờ biển, bảo vệ môi
trường biển.
- Sau khi các con đã kể ra được những việc làm ở trong các tranh, nêu
được những ảnh hưởng của từng hoạt động đến môi trường, tôi tổng kết
như sau:
+ Môi trường cung cấp cho chúng ta thức ăn, nước uống, không khí để
thở, giúp chúng ta duy trì sự sống. Ngoài ra môi trường còn cho chúng ta
những cảnh đẹp để chúng ta vui chơi, nghỉ dưỡng. Nếu chúng ta không
biết bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ bị ô nhiễm. Nguồn nước bị bẩn,
không khí chứa nhiều khí độc, thức ăn sẽ thiếu nguồn dinh dưỡng sạch
ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của con người. Vì vậy chúng ta phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường thật tốt.
* Liên hệ hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, ở nhà và xung quanh
nơi em sống.
Câu hỏi Học sinh trả lời
- Con nêu những việc - Thường xuyên quét lớp cùng các bạn.
đã làm ở lớp, ở trường - Không ăn quà vặt .
để góp phần bảo vệ - Để rác vào thùng rác .
môi trường? - Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Không vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu.
- Trồng hoa, trồng cây cùng các bạn.
- Ở nhà con làm gì để - Quét nhà thường xuyên.
bảo vệ môi trường? - Tưới cây giúp đỡ bố mẹ.
- Quét đường ngõ xóm.
- Không dùng các đồ nhựa một lần.
- Nhắc bố mẹ khi đi chợ mang làn đựng đồ,
không dùng túi bóng nhựa đựng đồ.
*Tiểu kết: Với hình thức hoạt động này, học sinh không chỉ được
mở rộng vốn từ, củng cố những hiểu biết về cách dùng từ, đặt câu, sử dụng

15/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
dấu câu mà còn được rèn luyện về năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
Qua các mẩu chuyện sưu tầm hoặc được nghe kể, học sinh sẽ có ý thức hơn
trong việc trau dồi ngôn ngữ của mình, cẩn thận hơn trong việc dùng từ,
đặt câu, sử dụng dấu câu. Từ đó, học sinh được bồi dưỡng tình yêu thiên
nhiên, yêu các con vật nuôi cũng như các con vật hoang dã.

III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.


Trong hai năm học, tôi liên tục áp dụng sáng kiến này ở lớp tôi. Đồng
thời đối chiếu với kết quả của đầu năm tôi thấy học sinh làm bài chất
lượng cao hơn.
Số liệu so sánh với cuối học kỳ I.
Đầu năm học:
Số bài HTT Hoàn Thành Chưa HT
Tổng38 10 26,3% 18 47,4% 10 26,3%
Cuối kì I
Số bài HTT Hoàn Thành Chưa HT
Tổng38 22 57,9% 16 42,1% 0 0
- Lớp đạt lớp tiên tiến.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
a. KẾT LUẬN
- Đề tài nghiên cứu mang lại những kết quả lý thú: Học sinh tự tin hơn và
tự giác học hơn.
- Các em có nề nếp và phương pháp tự học tốt hơn.
- Số học sinh nhút nhát, sợ phát biểu giảm hẳn.
- Các em được phát triển toàn diện về cả Học lực, năng lực, phẩm chất.
- 100% học sinh trong lớp hoàn thành nội dung học tập môn học.
- Đa số các em hăng hái tham gia các hoạt động nói và nghe, đóng vai
trong tiểu phẩm trò chơi học tập, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
KÕt qu¶ trªn cho thÊy: “Một số biện pháp phát triển năng lực nói
và nghe cho học sinh lớp 2” lµ cã kh¶ thi. C¸c biÖn ph¸p dÔ ¸p dông cho
cả ba ®èi tîng häc sinh. Häc sinh ho¹t ®éng tÝch cùc vµ høng thó. ChØ
cÇn gi¸o viªn kiªn tr× bÒn bØ chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và phương
tiện cần thiết cho tiết dạy lµ thµnh c«ng. Trong ®iÒu kiÖn nghe nh×n ch-
a phæ cËp tíi tõng líp ®îc, gi¸o viªn cã thÓ sö dông nh÷ng c¸c tranh ảnh,
bài tập s½n cã trong tµi liÖu gi¶ng d¹y, tù thiÕt kÕ hoÆc su tÇm nh÷ng

16/17 Nguyễn Thị Nguyệt


Một số biện pháp phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh lớp 2.
ng÷ liÖu ngoµi s¸ch nhng cã liªn quan ®Õn néi dung bµi häc ®Ó t¹o mét
trß ch¬i, mét s©n ch¬i bæ Ých lý thó.
b. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ TRƯỜNG
- Để phát huy những ưu điểm của đề tài, tôi có một số đề xuất sau:
+ Nhà trường cần đầu tư kinh phí cũng như nhiều thời gian hơn cho
học sinh hoạt động trải nghiệm. Thường xuyên tổ chức các sân chơi cho
học sinh được “ học vui – vui học”
+ Đề nghị hội đồng khoa học cấp cơ sở cũng như cấp trên xét duyệt
cho đề tài này được áp dụng trong toàn trường, toàn huyện.
+ Do phạm vi nghiên cứu hẹp, trình độ nghiên cứu có hạn nên không
tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất kính mong hội đồng khoa học cấp cơ sở cũng
như hội đồng khoa học cấp trên bổ sung để đề tài này hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin cam đoan đề tài trên đây là của tôi và do tôi viết, nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tản Lĩnh ngày 8 tháng 04 năm 2023.
Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt

17/17 Nguyễn Thị Nguyệt

You might also like