NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN 10.hoasen

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Việt Nam

Vấn đề: Hình ảnh hoa sen trong ca dao dân ca Việt Nam.

Đề tài: Hình ảnh hoa sen trong ca dao dân ca Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Giải thích ý nghĩa hình ảnh hoa sen trong ca dao dân ca
Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu: Vì sao hoa sen được người dân đưa vào trong ca dao dân
ca?
Giả thuyết nghiên cứu: Hoa sen là hình ảnh thân thuộc, gắn liền với quê
hương nên thường được đưa vào trong ca dao.

Thời gian Công việc Địa điểm Phụ trách Sản phẩm
1 ngày Lập kế Trường THPT
Võ Nguyễn Mỹ Bản kế hoạch
hoạch Chuyên Nguyễn
Hằng
Quang Diêu Lê Phan Mỹ Ngọc
4 ngày Sưu tầm Thư viện,
Võ Nguyễn Mỹ Các phiếu ghi
tài liệu Internet Hằng chép
Lê Phan Mỹ Ngọc
2 ngày Viết bản Trường THPT Võ Nguyễn Mỹ Bản báo cáo
báo cáo Chuyên Nguyễn Hằng
Quang Diêu Lê Phan Mỹ Ngọc

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:


1. Giới thiệu.
2. Khái quát về đặc trưng của ca dao.
3. Ý nghĩa hoa sen trong ca dao dân ca Việt Nam
a) Hình ảnh hoa sen thể hiện phẩm chất, đức tính của con người Việt Nam.
b) Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao về tình yêu đôi lứa.
4. Kết luận.
___________________________________

I. Cơ cở lí luận (giới thiệu):


1.Giới thiệu:
Việt Nam - một đất nước nổi tiếng và gây ấn tượng với bạn bè, du khách
quốc tế bởi những phong cảnh hữu tình, đặc sắc. Không chỉ có những danh
lam thắng cảnh đã được lên các trang báo lớn, được nhiều người biết đến mà
ở đâu đó ngay chính xung quanh mỗi người dân nước Việt thì vẻ đẹp của thiên
nhiên vẫn luôn hiện hữu, một vẻ đẹp dung dị, bình yên nhưng làm lòng người
xao xuyến, lưu luyến mãi chốn phương Nam. Nhắc đến hình ảnh làng quê Việt
Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến những gốc đa, luỹ tre làng, hay bến nước, sân
đình,… nhưng có một loài hoa quen thuộc không kém mà đã là con dân đất
Việt chắc chắn phải biết đến, ấy chính là hoa sen. Hình ảnh hoa sen đã gắn liền
với con người Việt Nam, với vẻ đẹp của mình, nó đã đi vào trong các tác phẩm
văn học, đặc biệt là văn học dân gian như ca dao hay dân ca và mang theo
nhiều ý nghĩa, thông điệp mà ông cha ta gửi gắm.

2. Lí do chọn vấn đề:


Hoa sen là loại thực vật sống dưới nước, tuy nhiên có một số loài hoa sen cạn
dùng để chơi cảnh. Sen thường sống ở ao hồ, sinh trưởng và phát triển mạnh
ở vùng Australia và Nam Châu Á, du nhập vào Việt Nam. Ở Việt Nam, cây sen
phát triển trên khắp cả nước, nhất là ở những tỉnh phía Nam và ở đây, có một
vùng đất được mệnh danh là “Thủ phủ đất sen hồng” - tỉnh Đồng Tháp.

Hình tượng hoa sen là hình tượng không thể thiếu trong văn hóa đại chúng
của người Việt Nam. Từ “sen” được sử dụng trong các ẩm thực từ sen như:
sữa hạt sen, gỏi sen, súp sen, cháo sen, củ sen các món,... Từ thế kỉ XIX, có lẽ
vì phát âm giống từ “jeune servante” trong tiếng Pháp, người ta còn sử dụng
từ “sen” trong những từ như “con sen” để chỉ những người hầu (thường xuất
thân từ nông thôn).

Trong ca dao Việt Nam, hình ảnh hoa sen được liên kết với những chủ thể
mang tính thuần khiết, trong sáng như người con gái Việt Nam, hay mang tính
kiên cường, bất khuất của những người nông dân nước Việt. Điều này là bởi,
hoa sen sống trong ao bùn tanh hôi, dơ bẩn nhưng vẫn tỏa ra mùi hương
thanh thuần, nhẹ nhàng, không vướng bận cũng như người con gái nói riêng
và nói Việt Nam nói chung, dù cho hoàn cảnh sống có khó khăn, gian lao thế
nào cũng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, thuần khiết vốn có. Hoa sen
có bộ rễ cắm sâu vào lớp bùn, bởi thế, dù thân cây cao nhưng mỗi khi gió
mạnh lại rất khó đổ ngã. Đó là lí do vì sao người Việt Nam thường gắn với hình
ảnh hoa sen - sự quật cường, kiên định. Hoa sen có cánh hoa bay bổng, dịu
dàng và đằm thắm như thể hiện cho những mối tình trai gái xưa. Vì vậy, hoa
sen dùng để nói về phẩm chất con người đồng thời cũng gắn liền với tình yêu
đôi lứa. Từ đó, hoa sen mang thông điệp về sự thuần khiết, trong sáng và kiên
cường, thông điệp về những mối tình nhẹ nhàng, e ấp của những con người
biết yêu.

3.Phạm vi nghiên cứu


Hình ảnh hoa sen được sử dụng để thể hiện cũng như ca ngợi những phẩm
chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời trở thành phương tiện giáo
dục tốt đẹp đối với người đọc, với mỗi con người Việt Nam, giúp mỗi người
trong chúng ta kế thừa những đức tính tốt đẹp, đáng tự hào của cha ông.
Trong bài viết này sẽ nghiên cứu về hình ảnh hoa sen trong ca dao, dân ca Việt
Nam. Và hình ảnh hoa sen chính là hiện thân của con người Việt Nam và tình
yêu đôi lứa trong dân gian.

II. Nội dung chính:


1. Khái quát về đặc trưng ca dao:
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn
xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người như: tinh
thần,tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê
hương, đất nước,... Ca dao thường có lời thơ ngắn gọn với thể thơ lục bắt
hoặc lục bát biến thể. Ngôn ngữ trong ca dao thường gần gũi với lời ăn tiếng
nói hằng ngày.

2. Ý nghĩa hoa sen trong ca dao dân ca Việt Nam:

B.Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao về tình yêu đôi lứa:

Hoa sen tuy đẹp một cách mĩ miều, hiền thục nhưng dường như đâu đó vẫn
mang một chút ưu tư, một chút cô đơn khi đứng lẻ bỏng một cành hoa giữa
mặt nước thăm thẳm. Khi hoa sen nở, bông nó to và dường như một mình
một thân hoa vươn lên từ bùn đất, đứng một cách vững chắc cho dù cành
nâng có vẻ mềm yếu. Điều đó cũng được đưa vào trong dân ca để thể hiện nỗi
cô đơn, lẻ bóng của người độc thân đang kiếm tìm cho mình một nửa kia:

Chàng ơi cho thiếp làm quen

Kẻo thiếp lơ lửng như sen giữa hồ.

Một lời tỏ lòng dường như mang chút e thẹn của người con gái. Không muốn
nói thẳng với chàng trai rằng mình vẫn chưa có người yêu, “thiếp” đã lấy hình
ảnh đóa sen “lơ lửng” chơi vơi trên mặt hồ rộng lớn để cất thay tiếng lòng
mình - lời mở lòng vừa rõ ràng, vừa khéo léo khi chen vào đó hình ảnh hoa sen
tươi thắm.

Cũng là vai trò thay lời tỏ tình, nhưng lần này hoa sen lại được nhân hóa để
làm cầu nối cho hai con ngườI đã có tình ý vớI nhau:

Bấy lâu còn lạ chưa quen

Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?

Hồ còn leo lẻo nước trong

Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen.


Câu hỏi của Sen: “Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?” như thể là lời ngỏ của
người con trai đối với người con gái. Anh ta muốn thăm dò rằng “người ấy” đã
ai trong lòng chưa nhưng lại e dè không dám hỏi trực tiếp mà thông qua hình
tượng “sen” và “hồ” để biểu đạt ý muốn hỏi. Tương tự như vậy, hình như vẫn
chưa có ai trong lòng, lòng dạ lại tinh khiết chờ người thương nên “hồ” mới
đối đáp lại rằng “Hồ còn leo lẻo nước trong” rồi tiếp tục khẳng định tình cảm
của mình với “sen”: “Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen”. Rất rõ ràng để thấy
được rằng, hoa sen không chỉ mang nét đẹp tinh khiết mà còn là hình tượng
được những trai, gái nhắm đến để nói lên lời ngỏ, bày tỏ nỗi lòng, tình cảm
vớI người mình thương.

Hoa sen tinh khiết, thanh cao cũng là biểu hiện cho một tình yêu dẫu có đợi
chờ bao nhiêu vẫn vẹn nguyên chung thủy:

Ngày thời ngậm búp hoa sen

Đêm thời em gạt ngọn đèn em trông.

Hình ảnh hoa sen gắn liền với người phụ nữ: hoa sen thuần khiết, không
vướng bận cũng như những người phụ nữ Việt Nam luôn thủy chung, trinh
bạch chờ chồng. Ngày thì chỉ biết “ngậm búp hoa sen” chứ không hề gái trai
dan díu, đêm lại “gạt ngọn đèn” chỉ để “trông” chồng - một phẩm chất thật
đáng quý của nữ nhân!

Hoa sen còn là cái cớ cho một tình yêu chủ động, bất chấp đến ngộ nghĩnh,
đáng yêu:

Búp hoa sen lai láng giữa hồ,

Giơ tay muốn bẻ sợ trong chùa có sư

Có sư thì mặc có sư,

Giơ tay anh bẻ có hư anh đền.

Có thể thấy trong câu ca dao trên chàng trai thực sự đã yêu cô gái đến bất
chấp. Hình tượng “sen” gắn với “trong chùa có sư” là biểu tượng của những
người con giá chưa lập gia, còn sống trong cùng một mái nhà với ba mẹ.
Tưởng rằng sẽ thật khó có được cô gái kia trong sự bảo bọc của ba và mẹ,
chàng trai đã phân vân bởi “trong chùa có sư”. Thế nhưng, không vì thế mà
chàng từ bỏ ý muốn rước cô gái về nhà, anh đã khẳng định một cách chắc nịch
rằng: “Có sư thì mặc có sư” vậy nên đã dẫn đến hành động dứt khoát “giơ tay
anh bẻ” cùng lời hứa của đấng nam nhi: “có hư anh đền”.
Cũng là một tình yêu bất chấp như vậy nhưng ở hai câu ca dao sau lại có vài
điểm mới lạ:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Lần này không có sự xuất hiện của gia đình cô gái, hoa sen ở đây cũng không
xuất hiện trong chùa mà hiện ra ở chỗ “tát nước đầu đình”. Tình yêu của
chàng trai trong hai câu ca dao này cũng không dữ dội và mạnh mẽ đến bất
chấp như trên. Ở đây, chàng trai lại cố tình “bỏ quên chiếc áo trên cành hoa
sen”. Vì sao lại biết ấy là cố tình? Bởi làm gì có ai máng được chiếc áo của
mình lên cành sen mềm mỏng ấy chứ, đó chẳng qua là một cái cớ để gặp mặt
người thương của chàng mà thôi. Vì yêu nên mới nói dối, một tình yêu ngây
ngô và có một chút bất chấp của người con trai thật đáng yêu làm sao!

Vốn dĩ là thể loại trữ tình dân gian, hoa sen chắc chắn không thể thiếu trong
những bài ca dao về tình cảm lứa đôi. Những tình cảm được thể hiện trong
các bài ca dao về sen rất tình tứ, nhẹ nhàng, duyên dáng. Trong lời ca dao, ta
có thể thấy được chất mộc mạc, chân thành trong tâm ý. Bên cạnh đó, hình
ảnh hoa sen còn tô thêm nét lãng mạn cho lời văn, cho tâm ý ngườI gửi gắm.

You might also like