Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Võ Nguyễn Mỹ Hằng STT:13

BÀI TẬP – ĐIỂM NHÌN

*Phân loại điểm nhìn


- Điểm nhìn của người kể chuyện:
+ “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng
sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.”
+ “Không ai lên tiếng cả.”
+ Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết,
cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …”
- Điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại:
+ Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra! ”
- Điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo (bên trong):
+ Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!
+ Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không
biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?
- Điểm nhìn bên ngoài:
+ “Hắn vừa đi vừa chửi.”
+ “Không ai lên tiếng cả.”
+ “Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng
không ai ra điều.”
+ “Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn,
đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.
Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng
Vũ Đại cũng không ai biết”
*Nhận xét:
- Nhà văn Nam Cao đã khéo léo kết hợp, đan xen giữa điểm nhìn bên ngoài và
điểm nhìn bên trong, giữa người kể chuyện và nhân vật trong truyện. Các điểm
nhìn có sự luân chuyển, bổ trợ cho nhau, mang đến cho độc giả một cái nhìn vừa
đa chiều, toàn diện, khách quan, lại vừa giúp người đọc thấu hiểu, cảm nhận được
nội tâm, suy nghĩ của nhân vật Chí Phèo.
- Nhà văn mở đầu câu chuyện một cách độc đáo khi không đi theo trình tự
thời gian hay giới thiệu về nhân vật mà vừa vào tác phẩm đã là những tiếng chửi
của Chí Phèo. Điều đó cũng góp phần gây ấn tượng dầu tiên với người đọc, mang
đến cảm giác hứng thú, tò mò về tác phẩm ngay từ những dòng đầu tiên.

You might also like