Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

HOÁ 11

ĐỀ LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 SỐ 2

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1. Điền vào chỗ trống.
Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín ở một nhiệt độ xác định:
C(s) + H2O(g) CO(g) + H2(g) (phản ứng thuận thu nhiệt)
(a) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều ____________, tức là chiều ______
(b) Khi lấy đi một ít hơi nước, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ nồng độ hơi nước,
tức là chiều ______
(c) Khi tăng thể tích của bình, tức là ______ áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm
______ áp suất, tức là chiều ______
(d) Khi thêm khí hydrogen, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ nồng độ khí
hydrogen, tức là chiều ______
(Answer: a. thuận; b. nghịch; c. thuận; d. nghịch)

2. Phản ứng sau được thực hiện trong một bình kín ở 430°C với sự có mặt của chất xúc tác V2O5.
V2 O5 , 430°C
2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) (phản ứng thuận toả nhiệt)
Xác định (không cần giải thích) chiều chuyển dịch vị trí cân bằng trong mỗi trường hợp sau.
(a) Tăng nhiệt độ. (c) Thêm một ít V2O5.
(b) Giảm nồng độ SO3. (d) Giảm thể tích của bình.
(Answer: a. nghịch; b. thuận; c. không chuyển dịch; d. thuận)

3. Ethanol dùng trong công nghiệp được tổng hợp bằng phản ứng
C2H4(g) + H2O(g) C2H5OH(g) ∆rH < 0
Sử dụng các từ tăng, giảm, và không đổi để hoàn thành bảng sau.
thay đổi thêm hơi nước thêm xúc tác tăng nhiệt độ tăng áp suất
ảnh hưởng đến
hiệu suất phản ứng
(Answer: tăng; không đổi; giảm; tăng)

4. Một sự thật không nhiều người biết là nguyên nhân chính gây tử vong trong các vụ hoả hoạn
không phải là vì bị lửa đốt mà là vì hít phải khí CO trong khói. Khi trong máu có cả O2 và CO
thì có sự cân bằng như sau:
HbO2(aq) + CO(g) HbCO(aq) + O2(g)
Trong khi HbO2 duy trì sự hô hấp của cơ thể thì sự hiện diện của HbCO lại gây cản trở sự hô
hấp, từ đó có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Hãy vận dụng nguyên lí Le Chatelier để
giải thích vì sao khi cấp cứu cho các bệnh nhân bị ngộ độc khí CO, người ta cho họ hít thở bằng
khí O2 tinh khiết.

Trang 1
(Answer: tăng nồng độ HbO2 và giảm nồng độ HbCO, từ đó giúp bệnh nhân hô hấp tốt hơn)

5. Phản ứng sau được tiến hành ở 686°C:


CO2(g) + H2(g) CO(g) + H2O(g)
Cho nồng độ cân bằng của các chất: [CO2] = 0,086 M; [H2] = 0,045 M; [CO] = 0,050 M; và
[H2O] = 0,040 M. Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở 686°C (làm tròn kết quả đến hàng
phần trăm).
(Answer: 0,52)

6. Phản ứng sau xảy ra trong một bình thuỷ tinh kín có dung tích 3,0 L ở một nhiệt độ xác định:
2NOCl(g) 2NO(g) + Cl2(g)
Ở trạng thái cân bằng, trong bình có 2,4 mol Cl2, 1,0 mol NOCl, và 4,5 × 10−3 mol NO. Tính
hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ trên.
(Answer: 1,6 × 10−5)

7. Phản ứng sau được thực hiện ở 900K:


COCl2(g) CO(g) + Cl2(g) Kc = 8,2 × 10−2
Ở trạng thái cân bằng, nếu các nồng độ của CO và Cl2 đều bằng 0,15 M thì nồng độ của COCl2
là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.)
(Answer: 0,27 M)

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân
bằng?
A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong phản ứng không thay đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của sản phẩm.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.

2. Cho các phát biểu về một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng:
(a) Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
(b) Các chất không phản ứng với nhau.
(c) Tổng nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn tổng nồng độ các chất đầu.
(d) Nồng độ các chất không thay đổi.

Trang 2
Những phát biểu đúng là
A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (a) và (d).

3. Thực hiện phản ứng sau ở một nhiệt độ xác định:

2H2(g) + O2(g) 2H2O(g)


Cho đồ thị nồng độ các chất theo thời gian:
Nồng độ mol
H2

O2
H2O
Thời gian
t0 t1 t2 t3
Cân bằng hoá học bắt đầu được thiết lập ở thời điểm nào?
A. t0. B. t1. C. t2. D. t3.

4. Trong công nghiệp, ammonia (NH3) được tổng hợp bằng phản ứng
N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) ΔrH < 0
Bảng sau cho biết hiệu suất của phản ứng ở 2 điều kiện khác nhau:
Điều kiện phản ứng Nhiệt độ 200°C và áp suất 200 atm Nhiệt độ 400°C và áp suất 200 atm
Hiệu suất phản ứng x% y%
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. y = x. B. y < x. C. y > x. D. y = 2x.

5. Xét hệ cân bằng sau trong một ống thuỷ tinh kín:
2NO2 (chất khí màu nâu đỏ) N2O4 (chất khí không màu)
Nếu đặt ống thuỷ tinh vào cốc nước nóng thì màu nâu đỏ của hỗn hợp khí trở nên đậm hơn. Vậy
phản ứng thuận
A. thu nhiệt và có giá trị ∆rH > 0. B. thu nhiệt và có giá trị ∆rH < 0.
C. toả nhiệt và có giá trị ∆rH > 0. D. toả nhiệt và có giá trị ∆rH < 0.

6. Khi thay đổi áp suất chung, cân bằng nào sau đây không chuyển dịch?
A. CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g). B. 2NOCl(g) 2NO(g) + Cl2(g).

C. C(s) + H2O(g) CO(g) + H2(g). D. H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g).

7. Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín ở một nhiệt độ xác định:
3Fe(s) + 4H2O(g) Fe3O4(s) + 4H2(g) ∆rH < 0
Vị trí cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch khi
A. thay đổi lượng Fe3O4. B. thay đổi nhiệt độ.

Trang 3
C. thay đổi thể tích của bình. D. cả B và C đều đúng.

8. Vị trí cân bằng của phản ứng H2(g) + I2(g) 2HI(g) không phụ thuộc vào yếu tố nào sau
đây?
A. Lượng H2(g). B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Lượng HI(g).

9. Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín:


PCl3(g) + 3NH3(g) P(NH2)3(g) + 3HCl(g) ΔrH < 0
Thay đổi nào sau đây không làm vị trí cân bằng chuyển dịch?
A. Giảm nhiệt độ của hệ. B. Tăng áp suất chung.
C. Giảm nồng độ khí ammonia (NH3). D. Tăng nồng độ khí hydrogen chloride (HCl).

10. Phản ứng sau được dùng để tổng hợp HCl trong công nghiệp:
H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g) ∆rH°298 = −92,31 kJ
Thay đổi nào sau đây làm tăng hiệu suất của phản ứng?
A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất chung.
C. Tăng nồng độ H2. D. Sử dụng chất xúc tác.

11. Hằng số cân bằng Kc của một phản ứng thuận nghịch thay đổi khi
A. thay đổi áp suất chung. B. thay đổi nhiệt độ.
C. sử dụng chất xúc tác. D. thay đổi nồng độ các chất.

12. Biểu thức hằng số cân bằng Kc của phản ứng 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) là
[SO2(g)] × [O2(g)] [SO3(g)]
A. Kc = B. Kc = [SO (g)] × [O (g)]
[SO3(g)] 2 2

[SO2(g)]2 × [O2(g)] [SO3(g)]2


C. Kc = D. Kc = [SO (g)]2 × [O (g)]
[SO3(g)]2 2 2

[CO2(g)]
13. Phản ứng nào sau đây có hằng số cân bằng Kc = [CO(g)] ?

A. 2CO(g) C(s) + CO2(g). B. 5CO(g) + I2O5(s) I2(g) + 5CO2(g).

C. CO(g) + O2(g) CO2(g). D. NiO(s) + CO(g) Ni(s) + CO2(g).

14. Cho 2 phản ứng sau xảy ra trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất:
1 3
2 N2(g) + 2 H2(g) NH3(g) có hằng số cân bằng là Kc

N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) có hằng số cân bằng là Kc’


Biểu thức nào sau đây đúng?
A. Kc’ = 2 × Kc. B. Kc’ = (Kc)2. C. Kc = 2 × Kc’. D. Kc = (Kc’)2.

15. Phản ứng sau được tiến hành ở 440°C:


H2(g) + I2(g) 2HI(g) Kc = 51,5
Trang 4
Biết các nồng độ cân bằng của H2(g) và I2(g) đều bằng 0,109 M. Vậy nồng độ cân bằng của HI(g)
bằng
A. 0,782 M. B. 3,35 M. C. 0,612 M. D. 1,52 × 10−2 M.

16. Thêm 1,0 mol khí CO và 1,0 mol hơi nước vào một bình kín có dung tích 5,0 L, rồi nung nóng ở
700K để thực hiện phản ứng
CO(g) + H2O(g) CO2(g) + H2(g) Kc = 8,3
Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
(Answer: [CO2] = [H2] = 0,050 M và [CO] = [H2O] = 0,15 M)

17. Thêm 2,00 mol H2(g) và 3,00 mol I2(g) vào một bình kín có dung tích 1,00 L, rồi nung nóng ở
1100K để tiến hành phản ứng
H2(g) + I2(g) 2HI(g) Kc = 25,0
(a) Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
(b) Tính hiệu suất của phản ứng.
(Answer: a. [H2] = 0,33 M, [I2] = 1,33 M, và [HI] = 3,34; b. 83,5%)

Trang 5

You might also like