Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HOÁ 11

ĐỀ LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 SỐ 12

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Dung dịch HF chứa những ion hoặc phân tử nào sau đây? (Chọn đáp án đúng nhất.)
A. H+, F− và HF. B. H+ và F−.
C. H+, F−, HF và H2O. D. H+, F− và H2O.

2. Dung dịch nước 0,10 M của chất nào sau đây dẫn điện kém nhất?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.

3. Chất nào sau đây dẫn điện?


A. Sodium chloride (NaCl) rắn, khan. B. Saccharose (C12H22O11) rắn, khan.
C. Dung dịch sodium chloride (NaCl). D. Dung dịch saccharose (C12H22O11).

4. Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Quá trình hoà tan của một chất trong nước tạo thành dung dịch được gọi là sự điện li.
B. Quá trình trong đó một chất phân li thành ion trong nước được gọi là sự điện li.
C. Sự điện li là quá trình oxi hoá–khử.
D. Cả B và C đều đúng.

5. Saccharose (C12H22O11) là chất không điện li vì hợp chất này


A. tan được trong nước. B. không tan được trong nước.
C. phân li thành ion trong nước. D. không phân li thành ion trong nước.

6. Cho dãy chất và ion: OH−, NH4+, CO32−, NH3, và C2H5OH. Theo thuyết Brønsted–Lowry về acid
và base, trong dung môi nước, có bao nhiêu chất và ion là base?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

7. Chất nào sau đây là một chất điện li mạnh?


A. H2O. B. Al(OH)3. C. H2S. D. KOH.

8. Xét phản ứng 2C(s) + O2(g) 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng Kc của phản ứng là
[CO]2 [C]2 × [O2] [O2] [CO]2
A. Kc = [C]2 × [O ] B. Kc = C. Kc = [CO]2 D. Kc = [O ]
2 [CO]2 2

(Trích đề kiểm tra giữa học kì 1 Trường THPT Bình Hưng Hoà (năm học 2023–2024))

9. Một dung dịch Al2(SO4)3 có nồng độ mol 0,12 M. Vậy nồng độ mol của ion Al3+ trong dung dịch
đó là
A. 0,12 M. B. 0,24 M. C. 0,060 M. D. 0,36 M.
(Trích đề kiểm tra giữa học kì 1 Trường THPT Bình Hưng Hoà (năm học 2023–2024))

Trang 1
10. Trộn 50 mL dung dịch NaCl 2,0 M với 150 mL dung dịch BaCl2 x M, thu được dung dịch có
[Cl−] = 1,1 M. Giá trị của x là
A. 0,20. B. 0,40. C. 0,80. D. 1,0.

11. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?


A. HCl. B. H2SO4. C. Ca(OH)2. D. NaCl.
(Trích đề kiểm tra giữa học kì 1 Trường THPT Trần Phú (năm học 2023–2024))

12. Dung dịch nào sau đây có tính acid mạnh nhất?
A. Nước cam ép có pH 3,5. B. Nước ép cà chua có pH 4,2.
C. Cà phê đen có pH 5,0. D. Sữa có pH 6,6.

13. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển từ không màu sang màu hồng?
A. HCl. B. NaOH. C. NaCl. D. K2SO4.

14. Một dung dịch Ba(OH)2 có giá trị pH là 12,00. Vậy nồng độ cân bằng của ion H+ trong dung dịch
đó là
A. 1,0  10−2 M. B. 1,0  10−12 M. C. 5,0  10−3 M. D. 5,0  10−13 M.

15. Khi cho giấy quỳ tím vào một dung dịch có [H+] = 1,25 × 10−12 M, giấy quỳ tím sẽ
A. không đổi màu. B. chuyển sang màu đỏ.
C. chuyển sang màu xanh. D. chuyển sang màu hồng.

16. Phép chuẩn độ 10,0 mL một dung dịch HCl cần 15,0 mL dung dịch NaOH 0,10 M. Vậy nồng độ
của dung dịch HCl đó là
A. 0,35 M. B. 0,10 M. C. 0,015 M. D. 0,15 M.
(Trích đề kiểm tra giữa học kì 1 Trường THPT Bình Hưng Hoà (năm học 2023–2024))

17. Trộn V mL dung dịch NaOH 0,010 M với V mL dung dịch HCl 0,030 M; sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được dung dịch có giá trị pH là
A. 1,70. B. 2,00. C. 12,00. D. 12,30.

18. Dung dịch X gồm HCl 0,40 M và H2SO4 0,10 M. Dung dịch Y gồm KOH 0,10 M và Ba(OH)2
0,20 M. Trung hòa 200 mL dung dịch X cần vừa đủ V mL dung dịch Y. Giá trị của V là
A. 100. B. 120. C. 200. D. 240.

Trang 2
19. Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín ở một nhiệt độ xác định:
3Fe(s) + 4H2O(g) Fe3O4(s) + 4H2(g) ∆rH < 0
Vị trí cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch khi
A. thay đổi lượng Fe3O4. B. thay đổi nhiệt độ.
C. thay đổi thể tích của bình. D. cả B và C đều đúng.

20. Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín:


PCl3(g) + 3NH3(g) P(NH2)3(g) + 3HCl(g) ΔrH < 0
Thay đổi nào sau đây không làm vị trí cân bằng chuyển dịch?
A. Giảm nhiệt độ của hệ. B. Tăng áp suất chung.
C. Giảm nồng độ khí ammonia (NH3). D. Tăng nồng độ khí hydrogen chloride (HCl).

21. Trong quá trình sản xuất sulfuric acid, H2SO4, xảy ra phản ứng sau:
2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) ∆rH = −198 kJ
Hàng nào sau đây xác định đúng sự thay đổi của hiệu suất phản ứng khi tăng nhiệt độ và khi sử
dụng chất xúc tác?
tăng nhiệt độ thêm chất xúc tác
A. hiệu suất giảm hiệu suất tăng
B. hiệu suất giảm hiệu suất không đổi
C. hiệu suất tăng hiệu suất không đổi
D. hiệu suất tăng hiệu suất tăng

22. Trong công nghiệp, methanol, CH3OH, có thể được sản xuất bằng phản ứng:
CO2(g) + 3H2(g) CH3OH(g) + H2O(g) ∆rH = −49 kJ
Theo nguyên lí Le Chatelier, phản ứng xảy ra với hiệu suất cao nhất ở điều kiện trong hàng nào
sau đây?
áp suất nhiệt độ
A. cao cao
B. cao thấp
C. thấp cao
D. thấp thấp

23. Xét phản ứng sau ở 1000K:


2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) Kc = 280
Ở trạng thái cân bằng, nồng độ SO3(g) là 6,00 M và nồng độ SO2(g) gấp đôi nồng độ O2(g). Vậy
nồng độ cân bằng của SO2 là
A. 0,175 M. B. 0,252 M. C. 0,318 M. D. 0,636 M.
(Cambridge International AS & A Level Chemistry 9701, Paper 13 Q14 June 2022)

Trang 3
24. Một phản ứng thuận nghịch được tiến hành ở một nhiệt độ không đổi. Cho đồ thị nồng độ mol
của các chất theo thời gian:
0,10

nồng độ mol (M)


0,08 CO(g)
0,06 Cl2(g)
0,04
0,02 COCl2(g)
0,00
0 5 10
thời gian (phút)
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng thuận là COCl2(g) → CO(g) + Cl2(g)
(b) Tại phút 10, phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.
(c) Hằng số cân bằng Kc của phản ứng có giá trị là 4 (đã làm tròn tới hàng đơn vị).
(d) Ở trạng thái cân bằng, nếu lấy đi một ít khí CO thì sẽ thấy nồng độ của khí Cl2 tăng.
(e) Ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì nồng độ của các chất vẫn không đổi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

25. Cho 4,00 mol khí H2 và x mol hơi I2 vào một bình kín có dung tích 1,00 L ở nhiệt độ 460K và để
hỗn hợp đạt trạng thái cân bằng.
H2(g) + I2(g) 2HI(g)
Biết hỗn hợp cân bằng chứa 2,00 mol khí HI; hằng số cân bằng Kc ở nhiệt độ 460K cho phản ứng
là 4,0. Giá trị của x là
A. 0,50. B. 1,17. C. 1,33. D. 2,50.
(Cambridge International AS & A Level Chemistry 9701, Paper 12 Q14 June 2022)

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1. Viết phương trình điện li của các chất sau (sử dụng đúng mũi tên và nếu sự điện li không xảy ra
thì vẽ → ).
(a) CuSO4 (c) CuO
(b) HNO2 (d) CaCl2•2MgCl2•12H2O

Trang 4
2. Hoà tan 0,25 mol sodium hydroxide trong 2,0 L nước. Tính giá trị pH của dung dịch thu được ở
25°C.
(Answer: 13,10)

3. Tính thể tích nước cần thêm vào 10 mL dung dịch HCl có pH = 2 để thu được dung dịch HCl có
pH = 3.
(Answer: 90 mL)

4. Tính thể tích nước cần thêm vào 20 mL dung dịch HCl có pH = 2 để thu được dung dịch HCl có
pH = 3?
(Answer: 180 mL)

5. Tính thể tích nước cần thêm vào 10 mL dung dịch NaOH có pH = 14 để thu được dung dịch
NaOH có pH = 13. (Các giá trị pH được đo ở 25°C.)
(Answer: 90 mL)

6. Để xác định nồng độ benzoic acid (C6H5COOH) trong nước thải từ một nhà máy, một nhà hoá
học thực hiện phép chuẩn độ 0,3518 g mẫu của nước thải đó bằng dung dịch NaOH 0,1546 M.
Biết phép chuẩn độ cần 10,59 mL dung dịch base. Tính nồng độ phần trăm (C%) của benzoic
acid trong nước thải. Biết phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ là:
C6H5COOH + NaOH → C6H5COONa + H2O.
(Answer: 56,78%)

Trang 5
III. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Ethanol dùng trong công nghiệp được tổng hợp bằng phản ứng
C2H4(g) + H2O(g) C2H5OH(g) ∆rH < 0
Sử dụng các từ tăng, giảm, và không đổi để hoàn thành bảng sau.
thay đổi thêm hơi nước thêm xúc tác tăng nhiệt độ tăng áp suất
ảnh hưởng đến
hiệu suất phản ứng
(Answer: tăng; không đổi; giảm; tăng)

2. Ở 25°C, một mẫu dầu gội có [OH−] = 6,8 × 10−5 M. Tính pH sau đó cho biết mẫu dầu gội đó có
môi trường acid, trung tính hay base.
(Answer: 9,83; base)

3. Tính thể tích nước cần thêm vào 10 mL dung dịch NaOH có pH = 13 để thu được dung dịch
NaOH có pH = 12. (Các giá trị pH được đo ở 25°C.)
(Answer: 90 mL)

4. Cho 1 mol CH3COOH phản ứng với 1 mol C2H5OH trong một dung môi trơ. Ở trạng thái cân
1 1
bằng, còn lại 3 mol CH3COOH và 3 mol C2H5OH. Biết thể tích của hỗn hợp phản ứng là 1 L.
Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
(Answer: 4)

Trang 6

You might also like