Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài tập: Ông Nguyễn Văn A 46 tuổi thoả thuận chấm dứt HĐLĐ với Công ty CP

X vào ngày 07/5/2024 và chưa tìm được việc làm mới. Anh/chị hãy cho biết:
a) Ông A cần tiến hành các thủ tục như thế nào để hưởng chế độ BHTN, biết rằng
ông A đã đóng BHTN liên tục được 150 tháng, với lương binh quân 6 tháng cuối
cùng là 15.000.000đ. Nêu rõ căn cứ pháp lý
b) Các chế độ BHTN mà Ông A được hưởng?
Bài làm
a) Ông A cần tiến hành các thủ tự như sau:
Hồ sơ: Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều
1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì ông A cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

• Sổ bảo hiểm xã hội(Nộp bản chính) ( chưa chốt sổ cũng đc)


• Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp TN (theo mẫu quy định của nhà nước)
• Quyết định thôi việc( hoặc Tùy từng trường hợp- Quyết định nghỉ việc ;- Quyết
định kỷ luật buộc thôi việc;- Quyết định sa thải;- Thông báo/thỏa thuận chấm
dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.)
• Căn cước công dân photo chứng thực
• ảnh 3 x 4
• CMTND, sổ hộ khẩu,giấy xác nhận cư trú /sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ
hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Thủ tục hưởng: Căn cứ Điều 46 Luật việc làm 2013 về hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Bước 1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ
chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ
hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn
nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa
tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận
giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt
chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.
+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông
báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
- Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất
nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho
NLĐ kèm theo thẻ BHYT. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính bằng 60% mức
lương bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp
+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính
từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng,
chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
- Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hàng tháng
NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời
gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp chưa tìm được việc làm (theo đúng
lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
Trong tháng nếu người lao động không đến thông báo theo quy định, sẽ bị cắt hưởng
trợ cấp thất nghiệp tháng đó. Người lao động không thông báo với Trung tâm dịch
vụ việc làm về tình hình tìm kiếm việc làm quá thời hạn quy định, trung tâm dịch vụ
việc làm sẽ đồng thời gửi thông báo lên cơ quan BHXH và gửi thông báo đến người
lao động về việc ngừng hưởng trợ cấp của người lao động đó.

b . Các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp mà Ông A được hưởng

*Căn cứ pháp lý:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13, điều 50, 53, 55.

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.
→ Từ các căn cứ pháp lý trên ta có thể thấy Ông A có thể được hưởng các chế độ
bảo hiểm thất nghiệp sau đây:

1. Trợ cấp thất nghiệp:

- Mức hưởng trợ cấp hàng tháng: Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Mức hưởng = 15.000.000 x 60% = 9.000.000 { đồng/tháng

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tính theo số tháng đã đóng bảo hiểm thất
nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp,
sau đó cứ thêm đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không
quá 12 tháng

Thời gian hưởng = 150 / 12 = 12.5 => 12 tháng (theo quy định, tối đa không quá
12 tháng)

2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

- Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho Ông A.

3. Hỗ trợ học nghề

- Nếu Ông A có nhu cầu học nghề, sẽ được hỗ trợ học nghề với mức tối đa là
1.500.000 đồng/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng.

4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

- Nếu doanh nghiệp sử dụng Ông A đang gặp khó khăn về tài chính và cần phải cắt
giảm nhân sự, Ông A có thể được hỗ trợ đào tạo lại để chuyển đổi công việc trong
nội bộ doanh nghiệp.

 Như vậy, để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Ông A cần nộp hồ sơ đúng
thời hạn và đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Các chế độ Ông A có thể nhận được bao gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tìm
việc làm, học nghề và các hỗ trợ khác liên quan đến đào tạo và nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp.

You might also like