Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Câu 21.

Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản?
A. Đồi núi.
B. Bình nguyên.
C. Núi lửa.
D. Đồng bằng.
Câu 22. Lãnh thổ Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài khoảng
A. 8300 km.
B. 3800 km.
C. 380 km.
D. 830 km.
Câu 23. Eo biển nào dưới đây không thuộc Nhật Bản?
A. Eo Canmôn.
B. Eo Ôxumi.
C. Eo Malacca.
D. Eo Chugaru.
Câu 24. Các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào sau
đây?
A. Hộ gia đình.
B. Du mục.
C. Quảng canh.
D. Trang trại.
Câu 25. Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn giá trị hàng công nghiệp xuất
khẩu của Nhật Bản?
A. Công nghiệp điện tử.
B. Công nghiệp chế tạo.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp hóa chất.
Câu 26. Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.
B. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.
C. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Liên Bang Nga, Đức, Pháp.
Câu 27. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
A. Hôn-su.
B. Hô-cai-đô.
C. Kiu-xiu.
D. Xi-cô-cư.
Câu 28. Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước.
B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ.
D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện.
Câu29. Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là
A. bão.
B. vòi rồng.
C. sóng thần.
D. động đất, núi lửa.
Câu 30. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là
A. dân số già.
B. quy mô không lớn.
C. tập trung chủ yếu ở miền núi.
D. tốc độ gia tăng dân số cao.

THÔNG HIỂU
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Nhật Bản?
A. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương.
B. Phần lớn nằm ở ngoài ngoại chí tuyến.
C. Nằm hoàn toàn ở phía Đông của châu Á.
D. Nằm ở vành đai động đất trên thế giới.
Câu 2. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản

A. đường bờ biển dài.
B. khí hậu phân hóa.
C. nhiều đảo lớn, nhỏ.
D. nghèo khoáng sản.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
A. Lượng mưa tương đối cao.
B. Thay đổi từ bắc xuống nam.
C. Có sự khác nhau theo mùa.
D. Phía nam có khí hậu ôn đới.
Câu 4. Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí
hậu ở
A. đảo Kiu-xiu.
B. đảo Hô-cai-đô.
C. đảo Hôn-su.
D. các phía Bắc.
Câu 5. Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của
A. phía bắc Nhật Bản.
B. phía nam Nhật Bản.
C. ven biển Nhật Bản.
D. trung tâm Nhật Bản.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
A. phát triển mạnh khai thác than và thép.
B. phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Câu 7. Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản

A. công nghiệp chế tạo.
B. dệt may - da giày.
C. chế biến thực phẩm.
D. sản xuất điện tử.
Câu 8. Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật
Bản?
A. Thương mại và tài chính.
B. Thương mại và giao thông.
C. Tài chính và du lịch.
D. Du lịch và giao thông
Câu 9. Đặc điểm phân bố dân cư của Nhật Bản là
A. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Bắc.
B. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Nam.
C. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Tây.
D. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Đông.
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư Nhật Bản?
A. Phần lớn dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển, nội địa.
B. Người lao động cần cù, tích cực, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm rất cao.
C. Nhật Bản là nước đông dân, cơ cấu dân số già và phân bố dân cư không đều.
D. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế và giao thông công cộng.
Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm dân số Nhật Bản?
A. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
B. Dân số trung bình và mật độ dân số khá thấp.
C. Đông dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
D. Cơ cấu dân số trẻ, tuổi thọ trung bình tăng lên.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?
A. Nhật Bản là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.
B. Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
C. Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển trí thức (ODA).
D. Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng rô-bôt.
Câu 13. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát
triển cao?
A. Sản phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đa dạng.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng top đầu thế giới.
D. Có 80% lao động làm việc trong ngành công nghiệp.
Câu 14. Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là
A. sản xuất theo nhu cầu nhưng năng suất, sản lượng cao.
B. chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu và công nghiệp.
C. phát triển thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
D. sản xuất với quy mô lớn và hướng chuyên môn hóa cao.
Câu 15. Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là
A. sản phẩm công nghiệp rất phong phú, đáp ứng được nhu cầu trong nước.
B. quy mô sản xuất công nghiệp lớn, xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
C. giá trị sản lượng công nghiệp lớn, nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới.
D. 80% lao động làm việc trong công nghiệp, thu nhập của công nhân cao.
Câu 16. Hạn chế lớn về tự nhiên của Nhật Bản là
A. vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít mưa.
C. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
D. có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
Câu 17. Sự già hóa dân số của Nhật Bản thể hiện ở
A. Tuổi thọ trung bình thấp.
B. Tốc độ gia tăng dân số cao.
C. Tỉ lệ người già trong dân cư lớn.
D. Tỉ lệ trẻ em ngày càng nhiều.
Câu 18. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản do dân cư
A. không độc lập suy nghĩ.
B. làm việc chưa tích cực.
C. không làm việc tăng ca.
D. làm việc tích cực, trách nhiệm.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình dân số Nhật Bản?
A. Đông dân, tập trung ở các thành phố ven biển.
B. Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang tăng dần.
C. Tỉ lệ trẻ em thấp và đang giảm dần.
D. Tỉ lệ người già cao và đang tăng dần.
Câu 20. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản?
A. Thiếu lao động bổ sung.
B. Chi phí phúc lợi xã hội nhiều.
C. Lao động có nhiều kinh nghiệm.
D. Chiến lược kinh tế- xã hội bị ảnh hưởng.

VẬN DỤNG VÀ VD CAO


Câu 1. Biển của Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do nguyên nhân chủ yếu nào sau
đây?
A. Nước biển ấm, nhiều đảo.
B. Diện tích biển lớn, thiên tai.
C. Nền nhiệt độ cao, biển ấm.
D. Có các ngư trường rộng lớn.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu củ cải đường phân bố ở phía bắc Nhật Bản do
A. khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh.
B. khí hậu cận nhiệt đới, ẩm lớn.
C. khí hậu có mùa đông mát mẻ.
D. khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản
giảm?
A. Ảnh hưởng từ thiên tai khắc nghiệt.
B. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
C. Chuyển sang trồng các loại cây khác.
D. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
Câu 4. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có vai trò quan trọng nào sau đây đối với sự
phát triển kinh tế Nhật Bản?
A. Giải quyết được các nguồn nguyên liệu dư thừa của ngành nông nghiệp.
B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thêm thu nhập.
C. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước.
D. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu, sản phẩm.
Câu 5. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do
A. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
B. diện tích trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
C. thay đổi thực đơn bữa ăn, hạn chế dùng lúa gạo.
D. xu hướng nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác.
Câu 6. Hầu hết các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
A. tận dụng tối đa nguồn lao động.
B. tận dụng nguồn nguyên liệu lớn.
C. sử dụng khoa học - kĩ thuật cao.
D. sản phẩm phục vụ trong nước.
Câu 7. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là
A. thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.
B. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị chia cắt.
C. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt.
D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần.
Câu 8. Nguyên nhân chính tạo ra những sản phẩm mới làm cho công nghiệp Nhật Bản có sức
cạnh tranh trên thị trường là
A. áp dụng kĩ thuật mới, mua bằng sáng chế.
B. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
C. tập trung cao độ vào ngành then chốt.
D. chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền
kinh tế Nhật Bản?
A. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ.
B. Tỉ trọng rất nhỏ trong GDP.
C. Lao động chiếm tỉ trọng thấp.
D. Điều kiện sản xuất khó khăn.
Câu 10. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn chủ yếu do
A. nằm ở nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. khí hậu ôn đới gió mùa, dòng biển nóng chảy qua.
C. có đường bờ biển dài và vùng biển rộng.
D. nằm ở nơi di lưu của các luồng sinh vật.
Câu 19. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2010 2015 2020
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 859,2 775,1 784,2
Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 782,1 799,7 796,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021)
Theo bảng số liệu, cho biết tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2020?
A. 1258,7 tỉ USD.
B. 1 220,2 tỉ USD.
C. 1 262,2 tỉ USD.
D. 1 580,0 tỉ USD.
Câu 20. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2010 2015 2020
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 859,2 775,1 784,2
Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 782,1 799,7 796,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021)
Để thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2020, biểu đồ nào sau đây là
thích hợp?
A. Miền.
C. Đường.
B. Cột.
D. Tròn.
Câu 21. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2010 2015 2020
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 859,2 775,1 784,2
Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 782,1 799,7 796,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2020,
biểu đồ nào sau đây là thích hợp?
A. Miền.
C. Đường.
B. Cột.
D. Tròn.
Câu 22. Nguyên nhân nào sau đây khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập
trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương?
A. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc.
B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.
C. Để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng.
D. Sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu.
Câu 23. Dân số già sẽ ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản?
A. Chi phí nhiều cho giáo dục và nâng cao chất lượng dân cư.
B. Thiếu lực lượng lao động trong tương lai.
C. Không có điều kiện phát triển các ngành dịch vụ.
D. Giải quyết việc làm cho người lao động gặp khó khăn.
Câu 24. Nguyên nhân nào sau đây khiến Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp
trí tuệ?
A. Phù hợp với xu thế chung của thế giới.
B. Sử dụng ít lao động, ít nhiên liệu trong sản xuất.
C. Đem lại nhiều lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản.
D. Có nguồn lao động cần cù, trình độ cao, thích ứng nhanh với khoa học kĩ thuật, vốn mạnh.
Câu 25. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao chủ yếu do người lao động Nhật Bản
A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. thường xuyên tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 26. Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là
A. giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong nước.
B. tranh thủ tài nguyên, thị trường, sức lao động tại chỗ.
C. bành trướng về tài chính nhằm tạo them lợi nhuận
D. mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản đối với các nước.
Câu 1. Đặc điểm cơ bản nhất của địa hình Trung Quốc là
A. thấp dần từ Tây sang Đông.
B. thấp dần từ Bắc xuống Nam.
C. cao dần từ Tây sang Đông.
D. cao dần từ Bắc xuống Nam.
Câu 2. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
D. LB Nga, Anh, Ô-xtrây-li-a.
Câu 3. Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt đới lục địa.
B. Cận nhiệt đới gió mùa.
C. Ôn đới lục địa.
D. Ôn đới gió mùa.
Câu 4. Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là
A. núi, cao nguyên xen bồn địa.
B. đồng bằng và đồi núi thấp.
C. núi cao và sơn nguyên đồ sộ.
D. núi và đồng bằng châu thổ.
Câu 5. Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?
A. Tacla Macan.
B. Kalahari.
C. Victoria Lớn.
D. Colorado.
Câu 6. Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với quốc gia nào
dưới đây?
A. Thái Lan.
B. Cam-pu-chia.
C. Lào.
D. Mi-an-ma.
Câu 7. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 8. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
D. LB Nga, Anh, Ô-xtrây-li-a.
Câu 9. Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt đới lục địa.
B. Cận nhiệt đới gió mùa.
C. Ôn đới lục địa.
D. Ôn đới gió mùa.
Câu 10. Đường kinh tuyến được coi là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và
Tây của Trung Quốc là
A. kinh tuyến 1500Đ.
B. kinh tuyến 1000Đ.
C. kinh tuyến 1050Đ.
D. kinh tuyến 1100Đ.
Câu 11. Cây trồng nào dưới đây chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng ở
Trung Quốc?
A. Cây công nghiệp.
B. Cây ăn quả.
C. Cây lương thực.
D. Cây thực phẩm
Câu 12. Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?
A. Hoa Trung và Hoa Nam.
B. Hoa Bắc và Hoa Trung.
C. Đông Bắc và Hoa Trung.
D. Đông Bắc và Hoa Bắc.
Câu 13. Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp cơ khí.
B. Công nghiệp dệt may.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp hóa dầu.
Câu 14. Miền Tây Trung Quốc có thế mạnh nào sau đây để phát triển lâm nghiệp và
chăn nuôi?
A. Rừng và đồng cỏ.
B. Vùng đồi trung du.
C. Khí hậu gió mùa.
D. Sông ngòi dồi dào.
Câu 16. Các nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam?
A. Lúa gạo, ngô.
B. Chè, bông.
C. Chè, lúa mì.
D. Bông, lợn.
Câu 17. Loại gia súc nào sau đây được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc?
A. Bò.
B. Dê.
C. Cừu.
D. Ngựa.
Câu 18. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung
Quốc?
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D. Thái Lan.
Câu 19. Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
A. kim cương, than đá, đồng.
B. dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.
C. than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
D. than đá, khí tự nhiên, kẽm.
Câu 20. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. núi cao và hoang mạc.
B. núi thấp và đồng bằng.
C. đồng bằng và hoang mạc.
D. núi thấp và hoang mạc.
Câu 15. Miền Tây Trung Quốc có thế mạnh nào sau đây để phát triển lâm nghiệp và
chăn nuôi?
A. Rừng và đồng cỏ.
B. Vùng đồi trung du.
C. Khí hậu gió mùa.
D. Sông ngòi dồi dào.
Câu 16. Nhận xét nào dưới đây đúng về cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt của miền Bắc
và miền Nam thuộc lãnh thổ phía đông Trung Quốc?
A. Miền Bắc chỉ phát triển cây có nguồn gốc ôn đới, miền Nam chỉ phát triển cây trồng
miền nhiệt đới.
B. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, miền Nam là cây trồng cận
nhiệt và ôn đới.
C. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, miền Nam chỉ phát
triển cây nhiệt đới.
D. Miền Bắc cây có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt; miền Nam là cây có nguồn gốc nhiệt
đới và cận nhiệt.
Câu 17. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế
chủ yếu nào sau đây?
A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài.
B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 18. Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do
A. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác rất ít.
C. dân số đông nhất thế giới. D. năng suất cây lương thực thấp.
Câu 19. Thành tựu của chính sách dân số triệt để của Trung Quốc là
A. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính.
C. làm tăng số lượng lao động nữ giới. D. giảm quy mô dân số của cả nước.
Câu 20. Tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là
A. làm tăng tình trạng bất bình đẳng giới. B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. mất cân bằng trong phân bố dân cư. D. tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh.
Câu 21. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm
mạnh?
A. Tỉ lệ xuất cư cao. B. Tỉ lệ kết hôn thấp.
C. Áp dụng triệt để chính sách dân số. D. Tốc độ già hóa dân số rất nhanh.
Câu 22. Vùng trồng lúa gạo của Trung Quốc tập trung ở khu vực có khí hậu nào dưới đây?
A. Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa. B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa.
C. Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới gió mùa. D. Cận nhiệt gió mùa và nhiệt đới gió mùa.

VẬN DỤNG VÀ VD CAO


Câu 1. Nguyên nhân các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở vùng
duyên hải và các thành phố lớn không phải do
A. khí hậu ôn đới lục địa.
B. địa hình bằng phẳng hơn.
C. nguồn lao động dồi dào.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật nhất của các xí nghiệp, nhà máy trong quá trình chuyển đổi từ
“nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” ở Trung Quốc là
A. được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
B. được tự do trao đổi mọi sản phẩm hàng hóa với thị trường trong nước và thế giới.
C. được nhận mọi nguồn vốn FDI của nước ngoài và được chia đều trên toàn quốc.
D. được nhà nước chủ động đầu tư, hiện đại hóa thiết bị và trang bị vũ khí quân sự.
Câu 3. Nông nghiệp là ngành không thể thiếu ở Trung Quốc do
A. đông dân, nhu cầu lớn.
B. nhiều dân tộc sinh sống.
C. nhiều đồng bằng rộng.
D. sản phẩm để xuất khẩu.
Câu 4. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng đến sự khác biệt lớn trong phân
bố nông nghiệp của miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A. Địa hình và khí hậu.
B. Sông ngòi và khí hậu.
C. Biển và khoáng sản.
D. Địa hình và sinh vật.
Câu 5. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc
rộng lớn do
A. ảnh hưởng của núi.
B. có diện tích quá lớn.
C. nằm xa so với biển.
D. khí hậu khắc nghiệt.
Câu 6. Việc hình thành các đặc khu kinh tế và các khu chế xuất nhằm mục đích chủ
yếu nào sau đây?
A. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên và đa dạng hóa các sản phẩm.
B. Phân bố lại nguồn lao động, tạo ra hàng hóa đa dạng để xuất khẩu.
C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ hiện đại.
D. Thu hút nguồn lao động chất lượng, hình thành dải đô thị ven biển.
Câu 7. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc đại nhảy vọt.
B. cuộc cách mạng văn hóa.
C. công cuộc hiện đại hóa.
D. cải cách trong ruộng đất.
Câu 8. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này
A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
B. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên.
C. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài.
D. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa.
Câu 9. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã
hội là
A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.
C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo.
D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.
Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình
thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?
A. Chịu tác động của dòng biển lạnh.
B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.
C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt.
D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.
Câu 11. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn vị: %)
Năm 1990 2000 2010 2020
Xuất khẩu 44,9 253,1 1602,5 2723,3
Nhập Khẩu 35,2 224,3 1380,1 2357,1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021)
Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2020, theo bảng
số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn.
Câu 12. Tại sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở ven biển?
A. Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải.
B. Nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C. Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài và xuất, nhập khẩu hàng hóa.
D. Thuận lợi để giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.
Câu 13. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn vị: %)
Năm 1990 2000 2010 2020
Xuất khẩu 44,9 253,1 1602,5 2723,3
Nhập Khẩu 35,2 224,3 1380,1 2357,1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021)
Để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2020, theo bảng số liệu,
dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn vị: %)
Năm 1990 2000 2010 2020
Xuất khẩu 44,9 253,1 1602,5 2723,3
Nhập Khẩu 35,2 224,3 1380,1 2357,1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021)
Theo bảng số liệu, cán cân thương mại của Trung Quốc năm 2020 là
A. 365,1 B. 366,2 C. 367,3 D..368,1

You might also like