Câu 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1:Trình bày ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen?

- Phát kiến đầu tiên: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đó là việc tìm ra quy luật phát
triển của lịch sử loài người hay nói cách khác là xây dựng quan niệm duy vật về
lịch sử qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội. C. Mác đã tiến hành phê phán và
cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen và chủ nghĩa duy vật siêu
hình của Foi-ơ-bắc ở thế kỷ XIĨ Ông khẳng định rằng, lịch sử chính là lịch sử
hoạt động của những con người hiện thực, nó không phải là thần bí, tự phát mà
hoàn toàn có thể nhận thức được.
Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Karl Marx là thành tựu vĩ đại
nhất của tư tưởng khoa học”. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là một thế
giới quan khoa học, một cách nhìn nhận khoa học đầy đủ nhất, toàn diện nhất,
khắc phục được những khuyết điểm trước đó để đánh giá về lịch sử nhân loại

- Phát kiến thứ hai là: quy luật giá trị thặng dư. Các Mác đã “tìm ra quy luật vận
động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư
sản do phương thức đó đẻ ra”. Đó là quy luật về giá trị thặng dư, quy luật vận
động của phương thức tư bản chủ nghĩa. Theo Các Mác, thì giá trị thặng dư là
phần giá trị dôi ra ở sản phẩm so với khoản tiền phải chi phí để tạo ra sản phẩm
ấy… Phần giá trị dôi ra ấy là sức lao động của công nhân bị chủ tư bản bóc lột.
Từ đó, Các Mác chỉ ra bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột sức lao động của
giai cấp công nhân để làm giàu. Các Mác, Lênin từng khẳng định: “Học thuyết
giá trị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Karl Marx”. Ông đã
hoàn thiện học thuyết giá trị lao động và đem lại cho các phạm trù tiền tệ, giá
cả, lợi nhuận, lợi tức, địa tô,... một sắc thái mới, chẳng những trong xã hội tư
bản, mà trong bất cứ một xã hội nào có sản xuất và trao đổi hàng hoá. Mặc dù
ngày nay, chủ nghĩa tư bản với những hình thức biểu hiện mới, song nhiều luận
điểm cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư của Mác vẫn còn giá trị bền vững
giúp chúng ta thấu hiểu bản chất không thay đổi của chủ nghĩa tư bản

- Phát kiến thứ ba là: sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.
Học thuyết mà C. Mác đã cùng với Ph. Ăngghen xây dựng, đó là lý luận Chủ
nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa xã hội khoa học là sự kết hợp giữa lí luận và
thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng;
là những phát kiến khoa học có tác động cách mạng đến công nghiệp, đến sự
phát triển lịch sử nói chung. Nhiều vấn đề quan trọng như: sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân, đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, chiến lược và sách
lược cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, đường lối
và biện pháp xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa đã được C. Mác kiến giải một
cách sâu sắc cùng với những dự báo khoa học về xã hội tương lai. Sự ra đời của
học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác đã mở đường cho nhân loại
bước vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Có thể khẳng định, hệ thống lý luận thống nhất, hoàn chỉnh gồm ba bộ phận cấu
thành là Triết học Mác-xít, Kinh tế chính trị Mác-xít và Chủ nghĩa xã hội khoa
học gắn kết chặt chẽ với nhau. Đó là vũ khí lý luận và tư tưởng sắc bén mà giai
cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đã tìm thấy ở học thuyết của
Các Mác và thực hiện trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp tư
sản, hướng tới một tương lai tươi sáng.

You might also like