Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

GIA ĐÌNH

1. Khái niệm
- Gia đình là có từ hai hay nhiều cá nhân tự xem mình có quan hệ với nhau, phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế và cùng chia sẻ với nhau trách nhiệm nuôi dạy con cái trong gia đình.
- Gia đình là một thiết chế xã hội có tính lịch sử, tính đa dạng trong các nền văn hóa,
tính biến đổi ( đặc biệt trong xã hội hiện đại)
có mối quan hệ sinh học ( quan hệ huyết thống)
văn hóa xã hội ( quan hệ xã hội – nhận nuôi)
2. Chức năng của gia đình:
- Chức năng tái sản xuất ra con người:
+ Là chức năng cơ bản của gia đình nhằm duy trì, bảo tồn, phát triển nòi giống
+ Được biểu hiện qua quan hệ hôn nhân, quan hệ thân tộc, dòng họ, quan hệ lao động,…
- Chức năng kinh tế: là việc gia đình thực hiện các hoạt động kinh tế
nhằm sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống gia đình
hoặc đóng góp công sức, tiền bạc lo cho việc tiêu dùng của gia đình.
- Chức năng văn hóa – giáo dục: Gia đình là môi trường đầu tiên đóng vai trò quan trọng
trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, truyền thống, tình cảm, đạo đức, trách nhiệm,
lối sống của con người.
3. Chức năng của gia đình Việt Nam hiện nay
- Chức năng tái sản xuất ra con người:
+ Đây là chức năng cơ bản của gia đình nhằm duy trì, bảo tồn, phát triển nòi giống
+ Được thể hiện qua quan hệ hôn nhân, quan hệ thân tộc, dòng họ,
quan hệ kinh tế - xã hội, quan hệ lao động, tài sản,...
- Chức năng kinh tế: là việc gia đình thực hiện các hoạt động kinh tế
nhằm sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống gia đình
hoặc đóng góp công sức, tiền bạc lo cho việc tiêu dùng của gia đình.
- Chức năng nuôi dưỡng -giáo dục: Gia đình là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng thể chất,
tâm hồn, giáo dục, hình thành nhân cách truyền thống, tình cảm, đạo đức, trách nhiệm, lối
sống của con người.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm: Đó là sự thấu hiểu tôn trọng, chia sẻ,
cảm thông lẫn nhau giữa các thành viễn trong g đình, nhằm thỏa mãn các nhu cầu, tạo không
khí yên bình, gắn kết trong gia đình.

4. Vai trò của gia đình trong gìn giữ và lưu truyền
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
- Gia đình được coi là "một tế bào xã hội có tính sản sinh", là “hạt nhân của xã hội”.
Sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển
của gia đình, trong đó có việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đân tộc.
- Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn, phát huy các giá trị tuyền thống tốt đẹp của dân tộc;
biết kính trên, nhường dưới, tôn trọng tổ tiên;
chăm chỉ, tiết kiệm, có trách nhiệm với gia đình, có trách nhiệm với xã hội.
- Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp xỉ dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nguồn nhân lực đó vừa phải đậm tính "dân tộc" và tính hiện đại;
giàu lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc, có trình độ và tinh thần quốc thế, nhân văn,...
5. Các biện pháp đề xuất nhắm giữ gìn, phát huy văn hóa gia đìnhViệt Nam:
- Tiếp tục khẳng định, nhận thức đúng đắn về vai trò của gia đình trong đời sống xã hội
- Đề cao vai trò giáo dục gia đình trong bồi dưỡng đạo đức, nhân cách con người.
- Gìn giữ, khai thác, phát huy giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam
làm nền tảng xây dụng phát triền con người trong thời kỳ mới
+ Xây dựng gia đình văn hóa theo chủ trương của Đảng,
chính sách, quy định tiêu chí của Nhà nước.

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP VĂN HÓA HIỆN NAY
1. Các yếu tố tác động
- Xu thế toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa trong khu vực và thế giới dẫn tới sự du nhập
của những quan niệm cởi mở hơn trong hôn nhân và gia đình
- Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, đô thị hiện đại,
các loại hình thông tin đa phương tiện, phim ảnh cùng với lối sống hiện đại
dẫn tới sự thay đổi, phá vỡ những quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình
- Chính sách về hôn nhân và gia đình của Đảng và Nhà nước: tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ,
kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt về hôn nhân và gia đình,…

2. Xu hướng, đặc điểm của hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay
Hôn nhân có những quan niệm cởi mở, gia đình có những đặc điểm mới hiện đại và tự do hơn
Về hôn nhân:
- Hôn nhân hợp pháp là khuôn mẫu phổ biến nhưng tồn tại các hình thức chung sống
khác ( Không đăng kí kết hôn)\
- Tuổi kết hôn ngày càng cao nhưng tỉ lệ tảo hôn vẫn chiếm tỉ lệ cao ( Nam – 20, Nữ -
18)
- “ Quyền lực” của cha mẹ trong hôn nhân của con giảm
- Cư trú sau hôn nhân vẫn mang đậm tính truyền thống nhưng đang dần phong phú hơn
- Tiêu chí lựa chọn bạn đời kết hôn có sự thay đổi theo hướng hiện đại ( tình yêu đặt
lên hàng đầu ), bên cạnh tiêu chí truyền thống
- Tình trạng sống thử trước hôn nhân, sống độc thân có xu hướng ngày càng tăng.
Về gia đình:
- Gia đình là giá trị hàng đầu của người dân
- Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có nhiều hướng gia tăng, gia đình
truyền thống ( Tam, Tứ đại đồng đường). Tính hiện đại thể hiện phần lớn là gia đình
hạt nhân trong đó chỉ có 1 cặp vợ chồng và con cái do họ sinh ra
- Gia đình Việt Nam vừa bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu yếu tố hiện
đại
( tình cảm, bình đẳng, trách nhiệm chia sẻ trong đời sống gia đình)
- Xuất hiện kiểu gia đình mới, không có trong gia đình truyền thống:
hôn nhân đồng giới, mẹ đơn thân, chung sống không kết hôn.
- Tính cộng đồng, tập thể trong gia đình có xu hướng suy giảm, tình trạng ly hôn tăng,
tình yêu, hôn nhân “ ảo”

You might also like