Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HỌC ĐỂ LÀM :

+ Học để làm liên quan mật thiết đến câu hỏi làm thế nào để giáo dục và
đào tạo có thể trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết
cho công việc sau này. Ở đây chúng ta sẽ phân biệt rõ hai loại công việc:
làm công ăn lương (wage-earners) và tự làm chủ (self-employment):
-Làm công ăn lương phát triển mạnh suốt thế kỷ 20 do sự phát triển của
các nền công nghiệp. Với sự tự động hóa ngày càng cao, người làm công
ăn lương càng trở nên khó nhận thấy được (intangible). Tuy vậy, làm
công ăn lương nhấn mạnh mảng kiến thức trong công việc, thậm chí
trong công nghiệp và các ngành kinh tế dịch vụ khác. Tương lai của các
ngành kinh tế này xoay quanh khả năng của những người làm công ăn
lương trong việc chuyển những tiến bộ trong sách vở thành những sáng
kiến để tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới và công ăn việc làm mới.
+ “Học để làm” không còn mang ý nghĩa là đào tạo ra những con người
để họ làm một công việc tay chân cụ thể trong một dây chuyền sản xuất
nữa. Chính vì thế đào tạo kỹ năng ra đời và mang ý nghĩa cao hơn là
việc chỉ áp dụng kiến thức cần thiết vào một công việc thường ngày. Từ
các kỹ năng được chứng nhận trong bằng cấp đến năng lực cá nhân Vai
trò chính của kiến thức và thông tin trong ngành công nghiệp sản xuất
làm cho khái niệm kỹ năng chuyên môn của lực lượng lao động
(specialist skills) trở nên lỗi thời. Khái niệm đó giờ đổi thành “năng lực
cá nhân” (personal competence). Những tiến bộ trong công nghệ và sự
ra đời của các dây chuyền sản xuất mới đòi hỏi và làm thay đổi các kỹ
năng nghề nghiệp. Các thao tác chân tay đơn thuần giờ đã bị thay thế bởi
các công việc mang tính tri thức và vận dụng đầu óc nhiều hơn (như việc
vận hành, bảo trì và giám sát máy móc), hoặc các công việc mang tính
thiết kế và tổ chức (bởi vì máy móc ngày nay cũng “thông minh” hơn).
Có nhiều lý do cho việc tăng các kỹ năng cần thiết cho công việc ở mọi
cấp độ. Phương pháp này thể hiện việc “chào tạm biệt” tư tưởng phân
chia lực lượng lao động ra thành từng nhóm có cùng thao tác vật lý (mà
các thao tác này có thể được học dễ dàng bằng cách làm đi làm lại cho
quen). Hơn thế nữa, ý tưởng cá nhân hóa công việc (nôm na là mình biết
việc của mình) được “kế tục” bởi sự có-thể-hoán-đổi-cho-nhau giữa các
công nhân. Ngày nay các nhà sử dụng lao động có xu hướng đánh giá
nhân viên tiềm năng dựa vào năng lực cá nhân chứ không dựa vào
những bằng cấp chứng nhận kỹ năng mà họ đạt được vì những kỹ năng
này, theo họ, chỉ thể hiện khả năng làm được những công việc chân tay
cụ thể. Năng lực cá nhân này được đánh giá qua việc quan sát một tập
hợp những kỹ năng và tài năng, kết hợp các kỹ năng được đào tạo với
các cách hành xử trong xã hội, các sáng kiến cá nhân và một tinh thần
sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu ta thêm một yêu cầu về sự cam kết cá
nhân của người nhân viên trong vai trò là các tác nhân tạo ra sự thay đổi,
rõ ràng là loại năng lực cá nhân này còn bao gồm cả các tư chất mang
tính bẩm sinh hoặc được tiếp thu mà ngày nay người ta thường gọi là các
kỹ năng “quan hệ với con người” (“people skills” hay “interpersonal
skills”). Trong những phẩm chất đó, kỹ năng giao tiếp (communication
skills), kỹ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề (team and
problem-solving skills) được xem là quan trọng nhất. Tốc độ phát triển
của ngành kinh tế dịch vụ đã dẫn đến sự gia tăng của xu hướng này. Sự
“chia tay” với các công việc tay chân – các ngành công nghiệp dịch vụ
+ Trong các nền kinh tế tiên tiến có sự “chia tay” với các công việc tay
chân. Hàm ý của điều này đối với giáo dục càng rõ hơn nữa khi ta nhìn
vào sự phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ cả về số lượng lẫn chất
lượng. 60-80% dân số trong độ tuổi lao động ở các nước công nghiệp
hoá đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc điểm nổi bật của lĩnh vực
rộng lớn này là nó bao gồm toàn bộ các hoạt động không phải công
nghiệp cũng không phải nông nghiệp, và dù vô cùng phong phú, nó cũng
không liên quan đến một sản phẩm hữu hình nào. Nhiều loại hình dịch
vụ được định nghĩa chủ yếu dựa vào các mối quan hệ giữa người với
người (interpersonal relationship) có liên quan. Bằng chứng cho điều
này được tìm thấy cả ở khu vực dịch vụ tư nhân như dịch vụ bảo vệ,
dịch vụ tư vấn công nghệ cao, dịch vụ tài chính, kế toán, quản lý và ở cả
khu vực nhà nước như dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục. Ở cả hai
khu vực này, thông tin và giao tiếp giữ vai trò sống còn. Khía cạnh then
chốt ở đây là việc mỗi cá nhân tiếp thu và xử lý dữ liệu cho một mục
đích đã được xác định trước. Trong lĩnh vực dịch vụ, cả người cung cấp
và người sử dụng dịch vụ đều có ảnh hưởng đến chất lượng của mối
quan hệ giữa họ. Rõ ràng là con người không thể được đào tạo để làm
các công việc này theo cách họ học cày một mảnh đất hay làm ra một
tấm thép. Những công việc này liên quan đến mối quan hệ giữa người
với người, mối quan hệ giữa người công nhân với các vật liệu và quá
trình mà họ sử dụng. Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi phải có
những người có các kỹ năng xã hội và giao tiếp tốt – những kỹ năng
thường không được dạy ở nhà trường. Sau hết, trong các cơ cấu công-
nghệ-cực-kỳ-cao ở tương lai, nơi mà việc thiếu đi các mối quan hệ sẽ
dẫn đến những lệch lạc chức năng nghiêm trọng thì các kỹ năng mới dựa
trên nền tảng quan hệ giữa người với người hơn là nền tảng trí tuệ có thể
sẽ cần thiết. Việc này sẽ tạo điều kiện cho những người ít được hoặc
không được học hành chính quy bài bản. Những phẩm chất như trực
giác, lương tri, óc suy xét và kỹ năng lãnh đạo không còn là “đặc sản”
của những người có trình độ chuyên môn cao. Những kỹ năng ít nhiều
mang tính bẩm sinh này được dạy như thế nào và ở đâu? Vấn đề này
cũng na ná như vấn đề dạy nghề được đặt ra ở các nước đang phát triển.
Chương trình giáo dục đơn giản không thể được suy ra từ “bản tuyên
bố” các kỹ năng và khả năng cần thiết để phục vụ cho một công việc cụ
thể nào. Công việc trong lĩnh vực kinh tế phi chính thức Bản chất của
công việc rất khác nhau giữa các nền kinh tế ở các nước đang phát triển,
nơi mà hầu hết những người đi làm không phải là người làm công ăn
lương. Phần lớn những công việc mang lại kế sinh nhai cho họ không
đòi hỏi những phẩm chất công tác nào cụ thể và bí quyết (know-how)
chính là điều họ rút ra được từ công việc của mình. Vì lý do này mà giáo
dục không thể được đúc khuôn theo các kiểu mẫu dường như chỉ thích
hợp với các xã hội hậu công nghiệp. Ngoài ra, chức năng của học tập
không thể chỉ giới hạn ở công việc mà còn phải đạt tới mục đích rộng
hơn, đó chính là sự tham gia chính thức hoặc không chính thức vào quá
trình phát triển. Để đạt được điều này, người học cần phải được trang bị
các kỹ năng xã hội bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp. Ở các nước
đang phát triển khác, một nền kinh tế hiện đại và phi chính thức phát đạt
dựa vào thương nghiệp và tài chính có thể tồn tại bên cạnh một khu vực
kinh tế chính thức nhỏ hơn và nông nghiệp. Hai nền kinh tế (chính thức
và phi chính thức) song song này cho thấy sự hiện diện của các cộng
đồng doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các đòi hỏi địa phương.
Trong cả hai trường hợp, việc cung cấp các hình thức đào tạo đắt tiền
với giảng viên được mời từ các trường nước ngoài và tư liệu giảng dạy
quốc tế là không cần thiết. Ngược lại, giáo dục phải được phát huy từ sự
phát triển nội sinh bằng cách củng cố các tiềm lực địa phương (local
potential) và tinh thần trao quyền lực (the spirit empowerment). => Từ
cách nhìn rất riêng này, người ta có thể học được nhiều điều từ việc quan
sát các nền kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Cuối cùng, ở tất cả
các quốc gia, tầm quan trọng ngày càng tăng của các nhóm nhỏ, của
mạng lưới và của sự cộng tác cho thấy có nhiều khả năng rằng kể từ nay
các kỹ năng quan hệ giữa người với người (interpersonal skills) sẽ là yêu
cầu cốt yếu cho công việc. Trong giai đoạn thứ hai và cũng là giai đoạn
suốt đời, giáo dục phải khuyến khích con người cùng nhau tham gia vào
các hoạt động chung .
+ Đây, dường như nhiệm vụ của giáo dục là dạy cho học sinh, sinh viên
về sự đa dạng của con người và cũng làm cho các em thấm nhuần nhận
thức rằng mọi người đều có những sự giống nhau và phụ thuộc lẫn nhau
Từ khi ấu thơ, trường học phải nắm lấy mọi cơ hội để giúp các em theo
đuổi hai khía cạnh của cùng một phương pháp này Một vài môn học có
thể cung cấp cho các em những cơ hội này, đó là địa lý học về nhân loại
trong giáo dục. .. thế nữa, cho dù là giáo dục trong gia đình, cộng đồng
hay trường học thì trẻ em cũng phải được dạy để hiểu những phản ứng
của người khác bằng cách nhìn vào các sự việc theo quan điểm của họ
(hiểu nôm na là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu vì sao họ lại
hành động thế này hay thế khác) Khi nhà trường truyền đạt được tinh
thần thấu cảm này cho các em thì tác dụng tích cực của nó vô cùng to
lớn..

You might also like