Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN


=====000=====

Bài thu hoạch PIPE-1 Định hướng nghề nghiệp


Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Quốc tế

Chuyến đi thực tế tại


Bộ nội vụ, Tập đoàn Alphanam, ĐSQ Canada

Sinh viên thực hiện: Phạm Thảo Linh


Mã SV: 2314950019
Lớp: Anh 01 - K62 - KTCTQT
Lớp tín chỉ: IPEE101(2324-2)1.1
Giảng viên hướng dẫn: Dương Đức Đại

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

MỤC LỤC
1 Giới thiệu chung................................................................................................................................

2 Nội dung.............................................................................................................................................

2.1 Bộ nội vụ.....................................................................................................................................

2.1.1 Tổng quan............................................................................................................................

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.....................................

2.1.3 Môi trường làm việc.............................................................................................................

2.1.4 Yêu cầu tuyển dụng và làm việc...........................................................................................

2.2 Tập đoàn Alphanam..................................................................................................................

2.2.1 Tổng quan............................................................................................................................

2.2.2 Đặc điểm việc làm................................................................................................................

2.2.3 Văn hóa doanh nghiệp.......................................................................................................

2.2.4 Yêu cầu tuyển dụng và làm việc.........................................................................................

2.3 Đại sứ quán Canada................................................................................................................

2.3.1 Tổng quan..........................................................................................................................

2.3.2 Đặc điểm việc làm..............................................................................................................

2.3.3 Môi trường làm việc...........................................................................................................

2.3.4 Yêu cầu tuyển dụng và làm việc.........................................................................................

2.4 Tổng kết....................................................................................................................................

2.5 Đánh giá mức độ phù hợp.......................................................................................................

2.5.1 Với chuyên ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế...................................................................

2.5.2 Với bản thân......................................................................................................................

3 Kết luận............................................................................................................................................

4 Tài liệu tham khảo...........................................................................................................................


1 Giới thiệu chung
Ngày nay, việc học đại học không chỉ là một cuộc hành trình tìm kiếm tri thức hay
kỹ năng, mà còn là một thử thách rất lớn về tâm lý và tương lai nghề nghiệp của
sinh viên. Căng thẳng và lo lắng của sinh viên khi học đại học, đặc biệt là về việc
tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, đã trở thành một vấn đề phổ biến và đáng
quan ngại. Một trong những nguyên nhân gây ra sự hoang mang đó chính là việc
sinh viên không có một định hướng cụ thể cho tương lai của mình. Do đó, việc xác
định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của mình và lập ra một kế hoạch cụ thể để đạt
được mục tiêu ấy cần phải được thực hiện ngay từ khi học đại học.
Sinh viên ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế, một chuyên ngành mới tại Việt
Nam, của trường Đại học Ngoại thương cũng phải đối mặt với nỗi lo lắng về việc
làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là trong thị trường việc làm ngày một cạnh tranh.
Nhận thấy được nỗi lo sợ của sinh viên nên ngoài cung cấp kiến thức chuyên sâu
qua các học phần đặc thù trên trường thì giảng viên Khoa Khoa học Chính trị và
Nhân văn đã thiết kế các môn học lí thuyết kết hợp với thực hành qua các hoạt
động trải nghiệm thực tế. Chính vì vậy, sinh viên của ngành đã có cơ hội được
tham quan 3 môi trường làm việc khác nhau trong môn PIPE1 vô cùng thực tiễn và
hiệu quả, giúp cho sinh viên được hiểu rõ và sâu sắc hơn về định hướng nghề
nghiệp của chuyên ngành và ngoài ra cũng là hiểu rõ hơn về những môi trường
việc làm và định hướng việc làm cho bản thân.
Nội dung chính của bài gồm 1) Tổng quát về ba chuyến trải nghiệm; 2) So
sánh ba địa điểm đó dựa trên các tiêu chí, đưa ra nhận xét, đánh giá mức độ phù
hợp; 3) Kết luận; 4) Tài liệu tham khảo
2 Nội dung
2.1 Bộ nội vụ
2.1.1 Tổng quan
Vào ngày 23/1/2024, sinh viên Kinh tế Chính trị Quốc tế đã được tham dự một
buổi tọa đàm về cơ cấu tổ chức, cơ hội việc làm tại Bộ Nội vụ. Buổi tọa đàm có sự
tham gia của: Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học
Ngoại thương; bác Nguyễn Trọng Thừa - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; bác Vũ Đăng
Minh - Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ; cùng các thầy cô giáo và sinh viên Khoa
Khoa học Chính trị và Nhân văn.
Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của các bạn sinh viên. Trong khuôn
khổ buổi tọa đàm, sinh viên đã được nghe về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
của Bộ Nội vụ, các kĩ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm học tập và làm việc
có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các vị trí việc làm tại Bộ Nội vụ
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng có cơ hội đặt câu hỏi và trao đổi trực
tiếp với các vị diễn giả. Buổi tọa đàm đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, giúp
các bạn sinh viên có thêm hiểu biết về Bộ Nội vụ và định hướng cho tương lai
nghề nghiệp của mình.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
Về chức năng
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa
phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; hội,
tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ
nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành,
lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ, quyền hạn
Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số
36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm
vụ, quyền hạn khái quát như sau:
Đầu tiên, Bộ Nội vụ có trách nhiệm trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo
nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt. Ngoài ra, Bộ cũng
thực hiện các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ. Điều này bao gồm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm
năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực
mà Bộ Nội vụ quản lý.
Thứ hai, Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc
gia đã được ban hành hoặc phê duyệt trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Thứ ba, thông tin, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ.
Thứ tư, Bộ Nội vụ có trách nhiệm đảm bảo an ninh và trật tự công cộng trên
toàn quốc, bao gồm việc tổ chức và điều hành các lực lượng cảnh sát.
Thứ năm, Bộ có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát hoạt động của các cơ quan
hành chính địa phương, bao gồm việc cung cấp nguồn lực tài chính cho họ.
Thứ sáu, xử lý các vấn đề liên quan đến di trú, nhập cư, tỵ nạn và cư trú tạm
thời.
Thứ bảy, thực hiện các biện pháp để đối phó với tội phạm và khủng bố, đảm
bảo an ninh quốc gia.
Thứ tám, phối hợp với các cơ quan liên quan để cung cấp hỗ trợ cứu trợ và
khắc phục hậu quả từ các thiên tai và thảm họa.
Thứ chín, đảm bảo an ninh mạng và thông tin trong nước, bao gồm việc
chống lại các cuộc tấn công mạng và bảo vệ thông tin nhạy cảm.
Thứ mười, Bộ Nội vụ có trách nhiệm xây dựng, quản lý và phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức, và viên chức nhà nước, bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo,
phát triển nghề nghiệp và đánh giá hiệu suất làm việc của họ.
Ngoài ra, bộ Nội vụ có trách nhiệm trên các lĩnh vực khác như chính sách
tiền lương, về việc tổ chức các hội các các tổ chức phi chính phủ, các chính sách
thi đua, khen thưởng, tôn giáo, công tác văn thư, lưu trữ nhà nước, cải cách hành
chính nhà nước, …

Về cơ cấu tổ chức
Bộ Nội vụ có 16 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước: Vụ Tổ chức - Biên chế; Vụ Chính quyền địa phương; Vụ Công
chức - Viên chức; Vụ Tiền lương; Vụ Tổ chức phi chính phủ; Vụ Cải cách hành
chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Công tác
thanh niên; Vụ Tổ chức cán bộ; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ; Cục Văn thư và Lưu
trữ nhà nước; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Ban Tôn giáo Chính phủ.
04 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ:
Học viện Hành chính Quốc gia; Viện Khoa học tổ chức nhà nước; Tạp chí Tổ chức
nhà nước; Trung tâm Thông tin.

2.1.3 Môi trường làm việc


Môi trường làm việc tại Bộ Nội vụ mang đặc điểm của một cơ quan hành chính
công, nơi có sự phức tạp trong quản lý, tiếp nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến
an ninh, trật tự công cộng và các lĩnh vực khác do Bộ Nội vụ quản lý. Bộ Nội vụ
chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh nội địa, trật tự công cộng và cung cấp các dịch
vụ công cần thiết cho công dân, điều này tạo ra một môi trường làm việc đầy trách
nhiệm và áp lực.
Với sự liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như an ninh, trật tự, di trú, cán bộ
tại Bộ Nội vụ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và quy trình, điều
này đòi hỏi sự chính xác, tập trung và cẩn trọng trong công việc. Cán bộ tại Bộ Nội
vụ thường phải đối mặt với các vấn đề đa dạng và phức tạp, từ việc xử lý vụ án
phạm tội đến quản lý hành chính và tài chính địa phương, điều này yêu cầu họ có
khả năng linh hoạt và làm việc hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.
Vì tính chất quan trọng của các nhiệm vụ mà Bộ Nội vụ thực hiện, cán bộ
thường phải đối mặt với áp lực từ dư luận và công chúng, đặc biệt là trong các
trường hợp nhạy cảm.
Và cuối cùng, để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, môi
trường làm việc tại Bộ Nội vụ thường đòi hỏi sự đồng lòng và sự hợp tác giữa các
đơn vị và cơ quan, cũng như giữa Bộ Nội vụ với các bộ, ngành và cấp quản lý
khác.
Vì những lí do đó, Bộ Nội vụ luôn quan tâm tới văn hóa công sở, và có ban hành
Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dựa trên các tiêu
chí về trang phục, tác phong, nơi làm việc, cách ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức.

2.1.4 Yêu cầu tuyển dụng và làm việc


Do môi trường làm việc tại Bộ Nội vụ đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng giải
quyết, phân tích vấn đề chính trị, xã hội tốt cũng như là có khả năng chịu được áp
lực cao nên để có thể làm việc trong Bộ Nội vụ thì đầu tiên cần phải là ứng viên có
trình độ học vấn phù hợp, thường là tốt nghiệp đại học trở lên, đặc biệt là các
ngành liên quan đến pháp luật, quản lý hành chính, an ninh, trật tự công cộng, kinh
tế, xã hội và công tác xã hội, kiến thức về pháp luật, quản lý hành chính, giao tiếp,
xử lý vấn đề và làm việc nhóm. Tiếp theo là khả năng làm việc dưới áp lực: Bộ
Nội vụ thường tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc hiệu quả dưới áp
lực cao, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp và nhạy cảm. Việc chịu được áp
lực cũng giúp chúng ta không bị cảm xúc chi phối nên sẽ đưa ra được các quyết
định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh. Một trong các yêu cầu quan trọng mà nhân
viên của Bộ Nội vụ cần phải có, chính là yêu cầu ứng viên có đạo đức nghề nghiệp
cao, có tinh thần trách nhiệm và tích cực trong công việc, tuân thủ các nguyên tắc
và quy định đạo đức của cán bộ, công chức và viên chức nhà nước. Ứng viên có
khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc, luôn phát triển bản thân
cũng là một lợi thế để đáp ứng những cơ hội lẫn thách thức của Bộ Nội vụ, khi mà
tính chất công việc tại đây đòi hỏi chúng ta phải làm việc cũng như giao tiếp với
nhiều nhóm người đến từ nhiều tỉnh thành, quốc gia khác nhau.
Trong một số trường hợp, Bộ Nội vụ cũng có thể yêu cầu ứng viên có khả
năng sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để làm việc trong môi
trường quốc tế hoặc giao tiếp với các đối tác nước ngoài.
Quá trình tuyển dụng tại Bộ Nội vụ thường bao gồm việc nộp hồ sơ, tham
gia các vòng phỏng vấn và kiểm tra kỹ năng. Sau khi được nhận vào làm việc,
nhân viên thường sẽ được đào tạo và hướng dẫn về nhiệm vụ và quy trình công
việc cụ thể.

2.2 Tập đoàn Alphanam


2.2.1 Tổng quan
Sáng ngày 25 tháng 1 năm 2024, với mục đích mở rộng kiến thức và trải nghiệm
thực tế về môi trường làm việc chuyên nghiệp, các bạn đã có chuyến tham quan và
tìm hiểu về Tập đoàn Alphanam - một tập đoàn đa ngành hoạt động trong lĩnh vực
bất động sản, tài chính, du lịch, hàng không, ...
Chuyến tham quan được dẫn dắt bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chuyên
nghiệp của Alphanam. Các bạn sinh viên đã có cơ hội tham quan các phòng ban
chức năng, tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp, cơ hội nghề nghiệp và những dự án
tiềm năng của tập đoàn.
Alphanam được thành lập từ năm 1995, với xuất phát điểm là một nhà thầu
cơ điện. Trải qua hơn 1/4 thế kỷ, Alphanam hiện là tập đoàn kinh tế lớn mạnh, với
các lĩnh vực mũi nhọn là Bất động sản, Khách sạn – Du lịch, Thương mại – Sản
xuất, Cơ điện. Các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn đang không ngừng mở rộng,
với những dự án tầm cỡ tại nhiều tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, các bạn sinh viên còn được lắng nghe những chia sẻ về tầm nhìn,
sứ mệnh và chiến lược phát triển của tập đoàn cũng như được giao lưu trực tiếp với
những người lãnh đạo của tập đoàn Alphanam

2.2.2 Đặc điểm việc làm


Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cộng
đồng, xã hội, và giáo dục hướng đến phát triển bền vững cũng được Tập đoàn triển
khai bài bản, có chiều sâu để khẳng định vị thế của một doanh nghiệp Việt Nam
đang không ngừng lớn mạnh.
Tập đoàn Alphanam hoạt động với sứ mệnh: Luôn phấn đấu để trở thành
người đứng đầu trong từng lĩnh vực của mình, phát triển bền vững với lợi ích cao
nhất cho Alphanam và cộng đồng; 3 giá trị cốt lõi:
Đầu tiên là “nhân lực” – “Nhân lực là tài sản quý nhất, là sức mạnh của Alphanam
Group; đoàn kết và cống hiến là giá trị nhân bản của chúng tôi”
Tiếp theo là “sản phẩm” – “Alphanam Group quyết tâm đem đến cho khách hàng
những sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh nhất.”
Cuối cùng là “lợi nhuận” – “Lợi nhuận là thước đo sự hoàn hảo đối với sản phẩm,
là sự đánh giá của khách hàng cho những nỗ lực của Alphanam Group.”
Alphanam Group làm tất cả vì khách hàng trong suy nghĩ và hành động, làm việc
với lòng tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, coi trọng sự đa dạng của từng cá nhân và
bản sắc của từng địa phương. Khi trải nghiệm thực tế môi trường làm việc tại đây,
em rút ra được tính chất công việc tại tập đoàn Alphanam như sau:
Quan trọng nhất là cần kiến thức chuyên môn. Từ các lãnh đạo đến nhân
viên của tập đoàn đều có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh của Alphanam
như bất động sản, năng lượng tái tạo, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ logistic, hoặc
công nghệ thông tin. Cùng với đó là kĩ năng quản lý dự án, nhóm và tài nguyên
một cách hiệu quả. Đặc biệt, với những người lãnh đạo thì họ cần có kỹ năng lãnh
đạo để truyền cảm hứng và hướng dẫn đội ngũ làm việc.
Thứ hai, tại môi trường doanh nghiệp như tập đoàn Alphanam thì khả năng
giao tiếp mạnh mẽ và hiệu quả ở cả môi trường nội bộ và với đối tác bên ngoài là
điểm mạnh rất lơn. Cần có kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh với
các đối tác, khách hàng và cộng đồng.
Thứ ba, cần có khả năng phân tích dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định
chiến lược và tác động mới mẻ, linh hoạt. Họ sẵn lòng thử nghiệm và đề xuất
những ý tưởng mới để cải thiện hiệu suất và tạo ra giá trị cho tập đoàn. Cần sẵn
sàng học hỏi và phát triển bản thân liên tục.
Thứ tư, kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh
doanh tương tự hoặc liên quan sẽ là một lợi thế. Kinh nghiệm quản lý dự án và
quản lý doanh nghiệp được đánh giá cao.
Cuối cùng và không kém phần quan trọng đó là tính liêm khiết, trung thực -
Là cách xử sự có văn hóa, có trách nhiệm đối với bản thân và công ty, là yếu tố
then chốt để cùng tồn tại và phát triển.
Với sự nỗ lực, phấn đấu của Ban lãnh đạo và tập thể, Alphanam Group đã
nhận được nhiều giải thưởng cao quý của Đảng, Chính phủ, Nhà nước, các Bộ,
Ban, Ngành.
2.2.3 Văn hóa doanh nghiệp
“Lấy văn hoá gia đình làm sợi dây kết nối, chúng tôi luôn tâm niệm về sức mạnh
tập thể đến từ sự đồng lòng, tin tưởng và đoàn kết. Người Alphanam trên mọi miền
Tổ Quốc “thông tin nhanh – phối hợp nhanh – dứt điểm nhanh” để lan toả tinh thần
tích cực, mang lại những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng đáng tự hào dành cho
khách hàng và chia sẻ giá trị tốt đẹp đến cộng đồng, xã hội.”
Có thể nói, để hình thành nên một văn hóa doanh nghiệp năng động, sáng
tạo, đoàn kết như hiện tại là nhờ những người lãnh đạo. Họ đã truyền cảm hứng
cho chính đồng nghiệp, nhân viên của mình. Tinh thần, triết lý và giá trị của những
người dẫn đầu đã lan tỏa trở thành ngôn ngữ chung của Tập đoàn.

“Người Alphanam là người tử tế, sống tốt cho bản thân mình, sống tốt cho gia
đình, sống tốt cho xã hội.” - Ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
Alphanam

Những giá trị được trân trọng và gìn giữ của người Alphanam qua nhiều thế
hệ sẽ không bao giờ bị mai một: Liêm khiết và trung thực, đi trước một bước, đoàn
kết và cống hiến. Alphanam đặt sự sáng tạo và đổi mới ở vị trí quan trọng trong
mọi hoạt động. Nhân viên được khuyến khích tìm kiếm và áp dụng các giải pháp
mới để cải thiện hiệu suất và tạo ra giá trị cho tổ chức. Với nhân viên, văn hóa tại
Alphanam đề cao sự tôn trọng và hỗ trợ giữa các thành viên trong tổ chức. Sự tôn
trọng được thể hiện thông qua việc lắng nghe ý kiến đóng góp và hỗ trợ lẫn nhau
trong công việc hàng ngày. Khuyến khích sự tự tin và lòng cầu tiến ở mỗi nhân
viên. Các cá nhân được khuyến khích đề xuất ý tưởng mới và thách thức bản thân
để phát triển trong sự nghiệp. Các nhóm làm việc được khuyến khích làm việc chặt
chẽ với nhau để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Với khách hàng của mình,
Alphanam cam kết đảm bảo chất lượng cao nhất cho mọi sản phẩm và dịch vụ của
mình. Đồng thời, tổ chức này luôn tìm kiếm cách để tối ưu hóa hiệu suất và tăng
cường năng suất làm việc. Với lợi ích chung của cộng đồng, văn hóa doanh nghiệp
của Alphanam cũng bao gồm trách nhiệm xã hội và môi trường, với việc thực hiện
các hoạt động xã hội và môi trường tích cực để góp phần vào sự phát triển bền
vững của cộng đồng và môi trường.
Quan trọng hơn cả, Alphanam theo đuổi môi trường làm việc hạnh phúc.
Alphanam Group coi trọng bình đẳng giới; luôn đảm bảo một môi trường làm việc
công bằng, cởi mở và hạnh phúc, phát huy được hết tiềm năng của tất cả các thành
viên.
Văn hóa Alphanam mang đến những giá trị, niềm tin mà mỗi cá nhân người
Alphanam cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen; tạo nên
đời sống tinh thần tích cực và động lực làm việc mỗi ngày.

2.2.4 Yêu cầu tuyển dụng và làm việc


Yêu cầu tuyển dụng và làm việc tại Tập đoàn Alphanam có thể thay đổi tùy theo vị
trí công việc cụ thể và nhu cầu của tổ chức. Tuy nhiên, dưới đây là một số yêu cầu
chung và thông tin về quá trình tuyển dụng và làm việc tại Alphanam
Đầu tiên là trình độ học vấn phù hợp với vị trí công việc cụ thể, từ cử nhân
đến thạc sĩ hoặc tiến sĩ tùy theo yêu cầu. Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên
quan, ưu tiên cho những ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành công
nghiệp mà Alphanam hoạt động. Ngoài ra cũng bao gồm các kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,
và tự quản lý là những yếu tố quan trọng. Tính cầu tiến, sáng tạo, linh hoạt và thích
thử thách.
Thứ hai, biết Tiếng Anh là một lợi thế, đặc biệt là trong các vị trí có liên
quan đến quan hệ quốc tế hoặc kinh doanh quốc tế.
Thứ ba, sự tự tin, trách nhiệm, chịu khó, kiên nhẫn và sự cam kết là những
phẩm chất cá nhân cần thiết. Khả năng làm việc dưới áp lực và đề cao tính tự chủ
và sáng tạo.
Quá trình tuyển dụng thường bao gồm việc nộp hồ sơ ứng tuyển, tham gia
các vòng phỏng vấn, bài kiểm tra năng lực, và các bước kiểm tra khác tùy theo yêu
cầu của vị trí. Sau khi được chấp nhận, nhân viên mới thường sẽ tham gia vào quá
trình huấn luyện và hòa nhập với môi trường làm việc của Alphanam.

2.3 Đại sứ quán Canada


2.3.1 Tổng quan
Ngày 5 tháng 3 năm 2024, các bạn sinh viên đã có cơ hội tham quan và tìm hiểu về
Đại sứ quán Canada tại Việt Nam. Đây là một hoạt động bổ ích nằm trong khuôn
khổ chương trình "Học nhanh" do Đại sứ quán tổ chức.
Tham gia chương trình, các bạn sinh viên được di chuyển nhanh từ bàn này
sang bàn khác để tìm hiểu về công việc của từng bộ phận thuộc Đại sứ quán, bao
gồm: Thương mại: Hỗ trợ các doanh nghiệp Canada và Việt Nam hợp tác kinh
doanh, xúc tiến thương mại và đầu tư; chính trị: Thúc đẩy quan hệ chính trị song
phương giữa Canada và Việt Nam trên các lĩnh vực như an ninh, quốc phòng, nhân
quyền; lãnh sự: Cung cấp dịch vụ visa, hộ chiếu, chứng thực lãnh sự cho công dân
Canada và Việt Nam; phát triển: Hỗ trợ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
tại Việt Nam; quốc phòng và an ninh biên giới: Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh
vực quốc phòng, an ninh biên giới và chống khủng bố.
Tại mỗi bàn, các bạn sinh viên được gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với các
nhân viên Đại sứ quán, tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của họ trong công việc.
Các bạn cũng có cơ hội đặt câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm
2.3.2 Đặc điểm việc làm
Đại sứ quán đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Canada khi họ ở, hoặc
đi qua Việt Nam. Điều này bao gồm cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các công dân
Canada trong các trường hợp khẩn cấp, cũng như xử lý các vấn đề liên quan đến
thị thực, an ninh và y tế. Là cầu nối chính thức giữa chính phủ Canada và chính
phủ Việt Nam. Nhiệm vụ của họ là thúc đẩy và duy trì mối quan hệ ngoại giao tích
cực giữa hai quốc gia, bao gồm việc tổ chức các cuộc gặp gỡ, thảo luận và đàm
phán. Đại sứ quán Canada hỗ trợ doanh nghiệp Canada trong việc thúc đẩy thương
mại và đầu tư tại Việt Nam, cũng như giới thiệu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại
Canada cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tham gia vào các hoạt động hợp tác phát
triển, như việc hỗ trợ các dự án phát triển, giáo dục và văn hóa, nhằm hỗ trợ Việt
Nam trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Hợp tác với các cơ
quan an ninh và quốc phòng của Việt Nam để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực,
bao gồm việc chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác trong các lĩnh vực chống khủng
bố và tội phạm. Tham gia vào các hoạt động hỗ trợ xã hội và nhân đạo, như việc hỗ
trợ các dự án giáo dục, y tế và phát triển cộng đồng tại Việt Nam.
Công việc tại Đại sứ quán Canada tại Việt Nam bao gồm nhiều nhiệm vụ và
hoạt động đa dạng nhằm thúc đẩy và bảo vệ quan hệ ngoại giao, thương mại và
hợp tác giữa Canada với Việt Nam. Một số công việc chủ yếu do đại sứ quán chịu
trách nhiệm là: Đại sứ quán đảm bảo cung cấp thông tin và hỗ trợ cho công dân
Canada khi họ ở hoặc đi qua quốc gia đó, bao gồm trong các trường hợp khẩn cấp,
vấn đề liên quan đến thị thực, an ninh và y tế. Thứ hai, thúc đẩy quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam và Canada. Đại sứ quán là cầu nối chính thức giữa chính phủ
Canada và chính phủ quốc gia đó. Các nhiệm vụ bao gồm tổ chức các cuộc gặp gỡ,
thảo luận và đàm phán nhằm thúc đẩy và duy trì mối quan hệ ngoại giao tích cực
giữa hai quốc gia. Thứ ba, hỗ trợ thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Đại sứ quán
Canada hỗ trợ các doanh nghiệp Canada trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư,
cũng như giới thiệu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Canada cho các doanh nghiệp
Việt Nam. Thứ tư, Đại sứ quán tham gia vào các hoạt động hợp tác phát triển, như
việc hỗ trợ các dự án phát triển, giáo dục và văn hóa, nhằm hỗ trợ quốc gia đó
trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Thứ năm, hợp tác an ninh và
quốc phòng: Đại sứ quán hợp tác với các cơ quan an ninh và quốc phòng của quốc
gia đó để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực, bao gồm việc chia sẻ thông tin tình
báo và hợp tác trong các lĩnh vực chống khủng bố và tội phạm. Cuối cùng, hỗ trợ
xã hội: Đại sứ quán tham gia vào các hoạt động hỗ trợ xã hội và nhân đạo, như
việc hỗ trợ các dự án giáo dục, y tế và phát triển cộng đồng tại Việt Nam
Các nhân viên tại đại sứ quán Canada thường là những người có kỹ năng
giao tiếp mạnh mẽ, kiến thức sâu rộng về quan hệ quốc tế và có khả năng làm việc
trong môi trường đa văn hóa. Họ phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ trên một
cách chuyên nghiệp và đáp ứng các mục tiêu của chính phủ Canada trong quốc gia
đó.

2.3.3 Môi trường làm việc


Vì là một cơ quan ngoại giao, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam thường có một đội
ngũ nhân viên đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ. Trong đó bao gồm: Tham tán
Chính trị và Văn hóa: Leigh McCumber; trưởng ban Thương mại: Albert Lee;
giám đốc khu vực, Cơ quan kiểm soát biên giới Canada: Cindy Linkins; trưởng ban
Dịch vụ chung và Quản lý: Josee; trưởng ban Bảo vệ: Trung tá Paul Payne và
trưởng ban Hợp tác và Phát triển: Brian Allemenkinders
Điều này tạo ra một môi trường làm việc phong phú và thú vị, nơi mà sự
hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau được đánh giá cao. Đại sứ quán Canada là
một tổ chức có tính chính trị cao và là đại diện của chính phủ Canada tại Việt Nam.
Do đó, môi trường làm việc tại đây thường được yêu cầu tuân thủ các quy định và
tiêu chuẩn chuyên nghiệp cao. Nhân viên tại đại sứ quán Canada thường có cơ hội
tiếp xúc và học hỏi từ các chuyên gia, nhà ngoại giao và các đối tác quốc tế khác.
Điều này giúp họ phát triển kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực ngoại giao và quan
hệ quốc tế. Tiếp đó là không gian làm việc đa nhiệm: Các nhân viên tại đại sứ quán
thường phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ và dự án khác nhau cùng một lúc. Điều
này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng quản lý thời gian tốt từ phía họ. Công việc tại
Đại sứ quán Canada đôi khi đòi hỏi nhân viên phải di chuyển giữa các địa điểm
khác nhau, bao gồm cả các cuộc họp, sự kiện, và cuộc đàm phán ở các địa điểm
khác nhau trong quốc gia. Điều này yêu cầu họ có khả năng thích nghi và làm việc
hiệu quả ở môi trường mới. Môi trường làm việc có tính khẩn cấp và áp lực: Trong
một số trường hợp, công việc tại Đại sứ quán Canada có thể đối mặt với các tình
huống khẩn cấp và áp lực, đặc biệt là trong các tình huống liên quan đến an ninh,
cứu hộ và hỗ trợ công dân Canada tại Việt Nam. Cuối cùng, công việc tại đại sứ
quán Canada đòi hỏi sự cam kết cao đối với nhiệm vụ và trách nhiệm đại diện cho
quốc gia tại Việt Nam. Điều này bao gồm việc làm việc ngoài giờ khi cần thiết và
tuân thủ các quy định và nguyên tắc của cơ quan.

2.3.4 Yêu cầu tuyển dụng và làm việc


Là một tổ chức quốc tế với môi trường làm việc đa văn hóa, họ có những yêu cầu
tuyển dụng như sau để đảm bảo sự cân bằng trong môi trường làm việc:
Về trình độ học vấn: Thường là cần có bằng cử nhân hoặc cao hơn, ưu tiên
cho các chuyên ngành liên quan như quan hệ quốc tế, kinh tế, luật, ngôn ngữ học,
hoặc các chuyên ngành tương đương. Đặc biệt cần có hiểu biết sâu rộng về quan hệ
quốc tế, luật pháp quốc tế, chính trị và văn hóa của cả Canada và Việt Nam
Về kinh nghiệm làm việc: Đối với các vị trí cao cấp hoặc chuyên môn, yêu
cầu kinh nghiệm làm việc trước đó trong lĩnh vực ngoại giao, quan hệ quốc tế,
thương mại, quản lý dự án, hoặc các lĩnh vực tương tự có thể được yêu cầu.
Về kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp mạnh mẽ bằng tiếng Anh và tiếng
Pháp là bắt buộc. Kỹ năng viết và nói hiệu quả cả hai ngôn ngữ trên cũng là một
yêu cầu quan trọng. Ngoài ra, biết càng nhiều thứ tiếng càng tốt, nó sẽ là một điểm
gây ấn tượng mạnh cho người tuyển dụng.
Về kỹ năng quản lý thời gian và đa nhiệm: Có khả năng quản lý thời gian
hiệu quả và làm việc đa nhiệm trong một môi trường làm việc đa dạng và có áp
lực. Sự linh hoạt, thích nghi cao, luôn cởi mở tiếp thu kiến thức và sẵn sàng sửa đổi
những hạn chế sẽ giúp họ duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác quốc tế, cơ quan
chính phủ, tổ chức phi chính phủ và công dân.
Về sự linh hoạt và sẵn sàng di chuyển: Đối với một số vị trí, sẵn sàng di
chuyển và làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau có thể là cần thiết.
Nhìn chung, các trưởng ban, tham tán đề cao việc có kiến thức chuyên môn
song bên cạnh đó, họ vẫn đề cao thái độ, tính cách của nhân viên hơn là trình độ.
Trong số các trưởng ban thì có trưởng ban Thương mại - Albert Lee đã làm việc
không phải chuyên ngành mà ông đã học. Ông theo học Y và văn học Pháp, hiện
tại là trưởng ban Thương mại. Trong số 6 vị trưởng ban, hầu hết đều cho rằng họ
đánh giá cao những người có sự cầu tiến, tích cực, có khả năng phối hợp làm việc
nhóm

2.4 Tổng kết


Sau khi phân tích ba môi trường làm việc, em rút ra được sự khác nhau
lớn nhất giữa chúng như sau:
Về môi trường làm việc: Môi trường làm việc tại Bộ Nội vụ sẽ
khắt khe nhất do đó là môi trường làm việc trong Nhà nước, là những
người đại quan trọng có trách nhiệm xử lí những vấn đề nội bộ của cả
quốc gia. Nên môi trường làm việc vô cùng quy củ, nề nếp, chuyên
nghiệp, có các luật lệ rõ ràng về cách ăn mặc, giờ giấc cũng như cách
hành xử của các nhân viên, cán bộ làm việc tại đây. Sau đó là môi trường
làm việc tại Alphanam và tại Đại sứ quán. Em nhận thấy môi trường làm
việc tại hai nơi này khá tương đồng với nhau, chỉ trừ một số điểm như tại
Alphanam thì vẫn có sự phân biệt cấp bậc rõ ràng còn tại Đại sứ quán
Canada thì mọi người đều đối xử với nhau công bằng, bình đẳng, không
quá coi trọng chức vụ.
Về kiến thức chuyên môn: Cả ba nơi đều đề cao kiến thức chuyên
môn. Cá nhân nào biết càng nhiều, hiểu càng sâu thì cơ hội thăng tiến
của họ trong cả ba môi trường đều như nhau.
Về kĩ năng mềm: Biết ngoại ngữ là lợi thế lớn trong cả ba môi
trường làm việc, tuy nhiên, tại Đại sứ quán Canada ngoài việc biết tiếng
Anh thì thành thạo tiếng Pháp là yêu cầu bắt buộc. Cả ba môi trường đều
đề cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lí và đặc biệt cả
sự liêm khiết, liêm minh, có đạo đức nghề nghiệp.
Về yêu cầu tuyển dụng: Yêu cầu tuyển dụng của Bộ Nội vụ sẽ
khắt khe nhất trong ba môi trường làm việc. Tiếp đó đến đại sứ quán
Canada và cuối cùng là tại tập đoàn Alphanam. Lí do cụ thể tại sao Bộ
Nội vụ lại khắt khe nhất đã được em làm rõ tại từng mục nêu trên. Về lí
do tại sao tập đoàn Alphanam lại không khắt khe trong việc tuyển dụng
như hai môi trường kia là do tập đoàn Alphanam có nhiều vị trí cũng như
cơ hội nghề nghiệp với các yêu cầu tuyển dụng khác nhau, phù hợp với
những cá nhân có đặc điểm tính cách cũng như kinh nghiệm, kiến thức
chuyên môn khác nhau.
Về con người: Tập đoàn Alphanam sẽ là nơi quan tâm đến đời
sống tâm lí của nhân viên nhất, ngang hàng với đại sứ quán Canada và
cuối cùng là tại Bộ Nội vụ. Do mục tiêu lớn nhất của một tập đoàn doanh
nghiệp là lợi nhuận, mà lợi nhuận chỉ có khi các nhân viên được tạo
động lực và làm việc một cách hiệu quả nên họ luôn chú trọng tới sức
khỏe tinh thần của nhân viên. Còn Đại sứ quán là do văn hóa làm việc
của họ vốn đã như vậy. Và Bộ Nội vụ không phải không quan tâm tới
nhân viên mà là do tính chất công việc căng thẳng, quan trọng, khẩn cấp
nên sẽ không có nhiều thời gian để thực hiện các kế hoạch tạo động lực,
thúc đẩy nhân viên mà chỉ thông qua các chính sách khen thưởng của
mình để thực hiện điều đó.

2.5 Đánh giá mức độ phù hợp


2.5.1 Với chuyên ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế
Dựa trên các kiến thức và kĩ năng các bạn sinh viên được học tại trường, em có
đánh giá như sau:
Bộ Nội vụ
Với chương trình học Kinh tế Chính trị Quốc tế thì Bộ Nội vụ sẽ là nơi làm việc vô
cùng phù hợp và lí tưởng. Sinh viên ngành này học kết hợp Kinh tế, Chính trị,
Quan hệ quốc tế. Sinh viên Kinh tế Chính trị Quốc tế thường có khả năng nắm bắt
và phân tích các vấn đề đa chiều, từ đó đưa ra các giải pháp đa dạng và hiệu quả
cho các thách thức trong lĩnh vực quản lý công việc và chính sách công. Bên cạnh
đó, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý thông tin phức tạp cũng được rèn
luyện thông qua chương trình học này, điều này rất quan trọng khi làm việc tại Bộ
Nội vụ. Điều này khiến cho sinh viên chuyên ngành này trở thành lực lượng làm
việc rất cần thiết và có thể đem lại nhiều đóng góp tích cực cho Bộ Nội vụ nói
riêng và các cơ quan Nhà nước nói chung.

Tập đoàn Alphanam


Sinh viên được đào tạo về các nguyên lý cơ bản và hiểu biết sâu sắc về kinh tế và
chính trị. Điều này rất hữu ích khi họ cần phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và quản lý chính sách của các doanh nghiệp.
Chương trình học giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh và chính trị
trong và ngoài nước và từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược hợp lí,
có hiệu quả cao. Đây cũng là một môi trường làm việc phù hợp với sinh viên
chuyên ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế.
Đại sứ quán Canada
Sinh viên ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế phù hợp với môi trường làm việc tại Đại
sứ quán Canada do được đào tạo về quan hệ quốc tế và chính trị, điều này có thể
giúp họ hiểu rõ hơn về các vấn đề và tình hình quốc tế, là cơ sở quan trọng để làm
việc tại Đại sứ quán. Sinh viên được đào tạo kỹ năng giao tiếp và đàm phán, điều
này rất quan trọng trong việc tương tác với các đối tác nước ngoài và xử lý các vấn
đề quốc tế. Tại Đại sứ quán, khả năng này giúp họ xây dựng và duy trì mối quan hệ
ngoại giao tích cực giữa hai quốc gia. Ngoài ra, chương trình còn đào tạo về luật
pháp và quan hệ quốc tế, giúp sinh viên hiểu biết về cấu trúc pháp lý và quy định
liên quan đến các vấn đề quan trọng như thị thực, an ninh và hợp tác quốc tế.
Trên đây là đánh giá chung nhất của cá nhân em về mức độ phù hợp của
sinh viên Kinh tế Chính trị Quốc tế dành cho từng môi trường làm việc. Tuy nhiên
tất cả chỉ dựa trên góc nhìn khách quan vì em nghĩ yếu tố quan trọng nhất vẫn nằm
ở từng cá nhân. Về trình độ chuyên môn thì nhìn chung cả ba môi trường đều phù
hợp với sinh viên của ngành này. Nhưng về môi trường làm việc cũng như yêu cầu
của bên tuyển dụng dành cho các ứng viên thì sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân
từng cá nhân.

2.5.2 Với bản thân


Dựa trên những ghi chép, tìm hiểu các môi trường làm việc, đặc điểm công việc và
yêu cầu tuyển dụng, em nhận thấy Bộ Nội vụ và Đại sứ quán sẽ là nơi làm việc lí
tưởng nhất với bản thân mình vì những lí do sau:
Về Đại sứ quán Canada: Em đánh giá cao môi trường làm việc tại đây nhất.
Vì văn hóa làm việc của họ năng động, cởi mở, thoải mái. Họ không có sự phân
biệt cấp bậc trong công việc rõ ràng bởi họ tin rằng để có thể trở thành một người
lãnh đạo thì bạn cần phải quên đi rằng mình là người lãnh đạo. Mối quan hệ giữa
cấp trên và cấp dưới gần gũi và họ luôn cởi mở với mọi lời đóng góp tích cực lẫn
tiêu cực, miễn là nó có thể giúp họ hoàn thiện những hạn chế của mình. Ngoài ra,
công việc tại Đại sứ quán cho phép nhân viên được đi nhiều nơi, mở rộng mối
quan hệ cá nhân, có nhiều cơ hội được học hỏi, phát triển bản thân và quan trọng
nhất, công việc tại Đại sứ quán không bị bó hẹp trong một văn phòng làm việc
nhàm chán mà họ có sự tự do. Mặc dù sự tự do đó phát sinh từ yêu cầu nghề
nghiệp nhưng có cơ hội được tiếp xúc với môi trường, con người, văn hóa mới với
em là vô cùng xứng đáng.
Về Bộ Nội vụ: Văn hóa làm việc tại Bộ Nội vụ trái ngược với của Đại sứ
quán Canada. Bộ Nội vụ là một cơ quan hành chính, mọi công việc cần được hoàn
thành chỉn chu, trang trọng, … Ngoài ra, tại đây có những quy định nghiêm ngặt về
cách ứng xử, trang phục buộc phải tuân theo nên công việc tại Bộ Nội vụ có sự gò
bó nhất định. Tuy nhiên, môi trường làm việc ở Bộ Nội vụ vẫn gây ấn tượng với
em bởi phong cách làm việc chuyên nghiệp, quy củ và nề nếp. Lựa chọn làm việc
tại Bộ Nội vụ cũng là một quyết định phù hợp đặc biệt dành cho những bạn nữ, khi
mà công việc trong Nhà nước khá là ổn định, mức thu nhập cũng đáp ứng được
nhu cầu sống của cá nhân.
Về tập đoàn Alphanam: tập đoàn Alphanam là nơi làm việc lí tưởng cho
nhiều người bởi một trong ba cốt lõi của Alphanam là con người. Họ chú trọng vào
tinh thần đoàn kết và luôn quan tâm tới sức khỏe tinh thần của nhân viên (Phát
nhạc trong phòng làm việc, có những bài hát riêng về tập đoàn, …) Nhưng đây
không phải nơi làm việc lí tưởng với em do em thấy bản thân không phù hợp với
văn hóa gia đình trong doanh nghiệp. Trở thành một nhân viên thì sẽ phải luôn đáp
ứng những yêu cầu của cấp trên, phải tham gia những hoạt động kết nối, tăng tính
đoàn kết của công ty; phải ngồi làm việc với máy tính suốt cả ngày hoặc thỉnh
thoảng sẽ có những sự cạnh tranh từ đồng nghiệp của mình. Trở thành một người
quản lí, lãnh đạo cũng có những rủi ro nhất định khi một quyết định sai lầm của
mình sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, của tập thể, …

3 Kết luận
Ba chuyến đi thực tế của sinh viên ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Bộ Nội vụ,
Đại sứ quán Canada và Tập đoàn Alphanam là một trải nghiệm quan trọng đối với
tầm nhìn, hiểu biết về sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân sinh viên. Thông qua
những trải nghiệm này, sinh viên đã có cơ hội tiếp cận và hiểu rõ hơn về hoạt động
và môi trường làm việc trong các tổ chức quan trọng, từ các cơ quan chính phủ đến
doanh nghiệp quốc tế. Việc này giúp sinh viên xây dựng được một cái nhìn toàn
diện về cách thức hoạt động của các tổ chức này và mối quan hệ giữa chính trị và
kinh tế. Đồng thời, thông qua việc tham gia các hoạt động thực tế, sinh viên cũng
có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm,
phỏng vấn sâu, làm việc chuyên nghiệp và quản lý thời gian. Vì vậy, ba chuyến đi
này không chỉ giúp sinh viên chúng em xây dựng nền tảng vững chắc cho sự
nghiệp sau này mà còn mở ra những cơ hội mới và mở rộng tầm nhìn về thế giới
chính trị và kinh tế đang diễn ra xung quanh họ.
Sau chuyến trải nghiệm và suy nghĩ kĩ về mong muốn của bản thân, em
đi đến kết luận cả ba môi trường đều phù hợp với sinh viên ngành Kinh tế Chính trị
Quốc tế. Còn với bản thân em thì phù hợp nhất là công việc tại Đại sứ quán
Canada, tiếp theo là tại Bộ Nội vụ và cuối cùng là tại Tập đoàn Alphanam.
Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nội vụ, 2022. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội
vụ <https://moha.gov.vn/tintuc/Pages/listbnv.aspx?Cat=610&ItemID=42797>,
xem 20/3/2024
2. Nghị định 58/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Nội vụ
3. Quyết định số 758/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động
4. Alphanam. Văn hóa doanh nghiệp <https://alphanam.com.vn/van-hoa-doanh-
nghiep/>, xem 19/3/2024
5. Alphanam. Cơ hội tuyển dụng <https://tuyendung.alphanam.com.vn/>, xem
22/3/2024
6. Nguyễn Thu Trang. Đại sứ quán là gì? Chức năng, nhiệm vụ của đại sứ quán, <
https://luatminhgia.com.vn/dai-su-quan-la-gi-chuc-nang-nhiem-vu-cua-dai-su-
quan.aspx> , xem 22/3/2024
7. Global Affairs Canada, 2022. Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam, ở Hà Nội
<https://www.international.gc.ca/country-pays/vietnam/hanoi-rep.aspx?lang=vie>,
xem 22/3/2024
8. IGC Immigration, 2021. Đại Sứ Quán Canada tại Việt Nam và những điều cần biết
< https://www.igocanada.ca/vi/dai-su-quan-canada/>, xem 23/3/2024

You might also like