Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 91

ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

BÀI THI ĐIỀU KIỆN


*****

BÀI THI ĐIỀU KIỆN MÔN


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
Giảng viên: T.S Nguyễn Anh Cường

Đề tài thảo luận cảu nhóm:

TÌM HIỂU VỀ DÂN TỘC MƯỜNG Ở VIỆT NAM

Hà Nội 2021
MỤC LỤC
1) KHÁI QUÁT CHUNG
1.1: Tộc Danh 01
1.2: Dân Số 01
1.3:Địa Bàn 01
1.4: Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển 02
1.5: Môi Trường Sinh Sống 03
2) VĂN HÓA MƯU SINH
2.1: Nông Nghiệp 04
2.1.1: Nghề trồng lúa nước 04
2.1.2: Nương rẫy 07
2.2: Chăn Nuôi 08
2.3: Nghề Thủ Công 09
2.4: Săn Bắn Hái Lượm 11
2.5: Trao Đổi Và Buôn Bán 13
3) VĂN HÓA VẬT THỂ
3.1: Nhà ở Và Kiến Trúc 14
3.2: Trang Phục 18
3.2.1: Trang phục phụ nữ Mường 19
3.2.2: Trang phục nam giới Mường 23
3.2.3: Trang phục thầy mo 23
3.2.4: Trang phụ nàng dâu trong tang ma 28
3.2.5: Trang phục của nam giới trong tang ma 39
3.3: Ẩm Thực 30
3.3.1: Món ăn phong vị Mường 30
3.3.2: Rượu cần 37
3.4: Phương Tiện Vận Chuyển 39
4) VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
4.1: Ngôn Ngữ 41
4.1.1: Tiếng nói 41
4.1.2: Chữ viết 41
4.1.3: Tôn giáo 41
4.1.4: Tín ngưỡng 41
4.2: Lễ Hội 44
4.2.1: Hát sắc bùa 44
4.2.2: Pồn pôông 46
4.2.3: Đâm đuống 49
4.2.4: Tết của người Mường 52
4.3: Văn Học Dân Gian 58
4.4: Văn Nghệ Dân Gian 61
4.4.1: Sáo ôi 61
4.4.2: Cò ke 62
4.4.3: Cồng chiêng 63
5) VĂN HÓA TỔ CHỨC XÃ HỘI
5.1: Cơ Cấu Tổ Chức Làng, Bản Buôn 65
5.2: Cơ Cấu Tổ Chức Dòng Họ 68
5.3: Tổ Chức Gia Đình 69
6) PHONG TỤC TẬP QUÁN
6.1: Cưới Xin 70
6.2: Tang Ma 76
7) XU THẾ BIẾN ĐỔI
7.1: Văn Hóa Mưu Sinh 84
7.2: Văn Hóa Vật Thể 84
7.2.1: Ẩm Thực 84
7.2.2: Trang Phục Và Nghề Dệt Cổ Truyền 86
7.2.3: Nhà sàn người Mường 88
7.3: Văn Hóa Phi Vật Thể 89
7.3.1: Ngôn ngữ 89
7.3.2: Tín Ngưỡng tôn giáo 89
7.4: Văn Hóa Xã Hội 90
7.5: Phong Tục Tập Quán 91
7.6 : Kết 93
NGƯỜI MƯỜNG
1) KHÁI QUÁT CHUNG
1.1: Tộc Danh
Tên gọi các nhóm thuộc dân tộc Mường: Mol, Mual, Mọi, Mọi bi, Ạo tá
(Ạu tá). Người Mường tự gọi mình là Mol. Có người cho rằng mol có nghĩa là
người; còn từ Mường là để chỉ một dân tộc cụ thể có lẽ xuất hiện tương đối muộn.
Ạo tá (Ạu tá) có thể là tên liên quan đến một tầng lớp người chuyên giúp việc cho
Lang Đạo.
Thuật ngữ Mường hiện nay có một số ý kiến khác nhau. Có người cho rằng,
thuật ngữ Mường vốn là ngôn ngữ Thái, để chỉ một đơn vị cư trú, một đơn vị xã
hội cổ truyền, một vùng đất. Thuật ngữ Mường gắn với tên dân tộc là để chỉ người
sinh sống ở đơn vị cư trú, ở đơn vị xã hội, ở vùng đất đó. Sau này, dần dần thuật
ngữ Mường mới gắn với một dân tộc cụ thể, trở thành tên gọi một dân tộc – dân
tộc Mường.
.
1.2: Dân Số
Năm 2019 , theo kết quả tổng điều tra dân số thì số người Mường là
1.434.628 người. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở được
công bố vào ngày 1/4/2019, người Mường có dân số là 1.452.095 người, chiếm
1,5093% dân số cả nước.

1.3: Địa Bàn


Dân tộc Mường cư trú chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền núi lân
cận: Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình. Theo nhiều nhà nghiên cứu dân
tộc học, người Mường là một trong những cư dân bản địa ở Việt Nam. Vùng cư
trú ban đầu của người Mường được xác định từ lâu đời là Mường Bi, Mường
Vang, Mường Thàng, Mường Động. Các vùng này hiện nay được xác định là
thuộc tỉnh Hòa Bình, với cái tên mới gắn với tên các huyện là: huyện Tân Lạc
(Mường Bi), huyện Lạc Sơn (Mường Vang), huyện Kỳ Sơn (Mường Thàng),

1
huyện Kim Bôi (Mường Động). Nhìn từ góc độ tiếng Mường thì có tác giả cho
rằng không thể giải thích được ý nghĩa của các thuật ngữ Bi, Vang, Thàng, Động,
nhưng những thuật ngữ này lại có thể giải thích được bằng ngôn ngữ dân tộc Thái.
Theo tiếng Thái, Mường là một vùng đất, còn các thuật ngữ Bi, có nghĩa là bậc
anh chị, Vang có nghĩa là vắng vẻ, Thàng có nghĩa là đường đi, Động có nghĩa là
rừng. Từ đó các thuật ngữ Mường Bi là mường bậc anh chị, nay là huyện Tân
Lạc; Mường Vang là mường vắng vẻ, nay thuộc huyện Lạc Sơn; Mường Thàng
là mường có đường đi, thuộc huyện Kỳ Sơn; còn Mường Động là Mường có rừng
rậm, nay là huyện Kim Bôi.

Địa bàn sinh sống chủ yếu của người Mường.

1. 4: Lịch Sử Hình Thành Và Phát triển


Tuy vấn đề nguồn gốc người Việt - Mường hiện nay còn đang tiếp tục
nghiên cứu, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, họ là những cư dân
bản địa. Ý kiến được nhiều người tán đồng cho tổ tiên người Việt - Mường là
người Lạc - Việt, một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng hay nói rộng hơn
là nền văn minh Sông Hồng. Do đó, có cơ sở để cho rằng, vào thời các Vua Hùng
2
(hoặc trong thời đại đồng thau) và cả giai đoạn tiếp theo, Việt - Mường còn là một
khối thống nhất. Vào các thời kỳ sau, do những nguyên nhân và điều kiện lịch sử
nhất định, sự phân hóa đã này sinh, khối cộng đồng Lạc - Việt đã dần phân ly
thành hai. Quá trình phân hóa đó diễn ra một cách lâu dài, chậm chạp, không đồng
đều và chủ yếu là trong thời Bắc thuộc. Từ sau thế kỷ X, XI, Việt và Mường đã
bắt đầu trở thành hai tộc người, nhưng vẫn có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa.
Và sự phân tách thành hai dân tộc riêng biệt giữa người Kinh và người
Mường được cho là kết thúc vào giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông
thời nhà Trần. Các chính sách tiêu thổ kháng chiến của triều đình vô tình đã khiến
cho các cộng đồng Mường dần tụ cư thành một số cộng đồng vững chắc, biệt lập
hoàn toàn trên nhiều khía cạnh văn hóa – xã hội tại các tỉnh có tính chất sơn địa
hiểm trở Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ…

1.5: Môi Trường Sinh Sống


Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi
đất thoải gần sông suối... Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của
mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Ðại bộ phận ở nhà sàn,
kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm,
để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác.

Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi,
nơi đất thoải gần sông suối...

3
2) VĂN HOÁ MƯU SINH
2.1 : Nông Nghiệp
2.1.1: Nghề nông trồng lúa nước
Người Mường sinh sống bằng nghề làm ruộng, cây trồng chính là cây lúa.
Đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ. Do sinh sống ở trên núi, để làm lúa nước,
đồng bào phải khai thác các triền đất dốc, các sườn đồi thành ruộng bậc thang.
Người Mường làm ruộng bậc thang với với kỹ thuật cao, gồm các khâu: cầy, bừa,
gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, bón phân cho cây lúa. Đồng bào không chỉ tận dụng các
dòng chảy của sông suối, để đưa nước vào ruộng mà còn làm cọn nước để đưa
nước lên cao, khai mương máng cho dòng chảy vào ruộng cao hơn mực nước
sông, suối, mà dòng chảy tự nhiên không thể chảy vào được. Tuy nhiên, có nơi
do loại đất, đồng bào chỉ dùng trâu giẫm cho nát cỏ, nhuyễn đất, rồi cấy luôn. Sau
cấy độ một tháng, đồng bào làm cỏ cho cây lúa một lần. Công cụ làm đất phổ biến
là chiếc cày chìa vôi, chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc bằng tre. Lúa chín
dùng hái gặt lúa bó thành cụm gùi về nhà phơi khô rồi để trên gác, khi cần dùng,
lấy từng cụm bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã.

Người Mường có hai vụ mùa chính như người kinh là vụ đông xuân (từ
tháng giêng đến tháng 5) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8), nhưng sau đồng
4
bào đã tận dụng thời gian giữa hai vụ xuân của đất ruộng để trồng thêm vụ màu.
Cùng với sự cần cù và sáng tạo trong lao động và ứng dụng khoa học, kĩ thuật,
đưa giống mới vào đồng ruộng, ở nhiều nơi đã chuyển từ hai vụ sang ba vụ trong
một năm.
Người Mường cũng có nhiều bộ lịch như: “lịch Đá rò (lịch Rùa), lịch cơm
mới, lịch Khao roi (hay còn gọi là lịch Sao roi), lịch Con rác (lịch Con nước). Mỗi
bộ lịch căn cứ vào hiện tượng tự nhiên mà hình thành cách tính. Lịch Khao roi
dựa vào sự dịch chuyển của sao Roi (sao Tua Rua/sao Khuê) trong tháng. Lịch
Đá rò căn cứ vào mùa và thời tiết. Lịch Con rác dựa vào con nước lên, xuống theo
các tháng trong năm. Lịch của người Mường, đặc biệt là Lịch Sao Roi của được
ghi trên thẻ tre là một di sản quý trong kho tàng di sản văn hóa của đất nước.”
Lịch Đoi truyền thống của người Mường còn lưu dấu vết rõ ràng vào âm
lịch Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà trong tục ngữ của người Mường có câu: Ngày lui
tháng tới để chỉ sự chênh lệch này trong cách tính thời gian. Một chạp, Giêng hai
được hiểu tháng Một theo Âm lịch là tháng 11 của người Mường; tháng Giêng
trong Âm lịch là tháng 12. Năm mới của người Mường bắt đầu từ tháng 11 là thời
điểm kết thúc vụ Mùa, được gọi là Tết lúa mới.

Lịch đoi có ý nghĩa rất quan trọng đối với văn hóa Mường, thể hiện tài chiêm tinh
của người Mường cổ thông qua việc quan sát trăng sao để dự báo thời tiết. Và đến
nay người Mường vẫn tin tưởng vào những chỉ dẫn của lịch đoi mà họ coi đó là
bảo bối của dân tộc Mường.Trong các vùng đất có người dân tộc Mường sinh
sống, bộ lịch Mường vẫn được sử dụng như một nhu cầu thiết yếu trong cuộc
sống. Tuy nhiên, chỉ còn một số ít người trong cộng đồng còn thông thạo cách
tính lịch này, chủ yếu họ là các thầy Mo, thầy Trượng. Hiện vẫn chưa có một công
trình khoa học nào được công bố để lưu giữ và truyền bá vốn tri thức này. Bộ lịch
thẻ tre của người Mường có thể sẽ còn được lưu giữ ở đâu đó trong các bảo tàng
hay bộ sưu tập tư nhân nhưng cách tính lịch của người Mường thì đang đứng trước
nguy cơ thất truyền, rơi vào quên lãng.

5
Lịch đoi của người Mường.

Như lịch 10 tháng (lịch cơm mới)mà trong sử thi Đẻ đất đẻ nước nói, thời
xa xưa ấy con người chưa biết phân biệt đêm ngày, chỉ nghe tiếng ve kêu để biết
tối sáng mà thôi, bởi vậy họ phải đặt năm, đặt tháng và ngày:

Một năm là bảy tháng ấm


Một năm là mười tháng
Một tháng là hai mươi ngày

Lúc này họ chỉ đặt lịch theo thời gian mùa vụ, làm ăn theo mười tháng, một tháng
20 ngày, để đoán biết thời tiết mà ta gọi là lịch Cơm mới. Đặc biệt người xưa đoán
định thời tiết, mùa vụ bằng việc quan sát đêm 30 tết (tháng Chạp). Nếu năm đó
sáng trên, năm đó được mùa bông; lúa, sáng mặt đất năm đó được mùa khoai, sắn,
sáng lưng chừng được mùa ngô. Còn trời tối đen như mực cả trên, giữa, dưới thì
năm đó mất mùa. Ngược lại trời sáng cả năm đó được mùa. Họ cũng theo dõi đêm
đó các con vật trong nhà, con gì thức trước để biết tốt xấu. Nếu chó sủa, năm đó
lắm trộm cắp ở cả đồng lẫn ở nhà; con mèo đêm đó kêu nghêu ngao thì năm đó
nhiều thú dữ; trâu bò dậy trước thì năm đó được mùa, làm ăn tấn tới; lợn thức
6
trước thì năm đó ghẻ lở. Họ ăn tết theo lịch 10 tháng một năm mà ngày nay ta còn
thấy lễ ăn mừng cơm mới là dấu ấn...

2.1.2 : Nương rẫy


Người Mường còn đốt nương làm rẫy với hình thức lao động lạc hậu kiểu
chọc lỗ tra hạt. Người Mường có kinh nghiệm quý trong việc chọn đất làm rẫy.
Họ chọn những mảng rừng có giang, nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ hay những
mảng đất đen đen đồi núi. Khi chọn đất, người Mường sẽ chặt một cây gỗ hoặc
cây nứa vát nhọn đâm xuống đất. Nếu đâm được sâu thì chứng tỏ tầng mùn dày.
Một kinh nghiệm nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay thấy mềm dẻo,
bóng như pha mỡ là đất tốt. Sau khi chọn được đất tốt thì người Mường tiến hành
khoanh vùng giới hạn tránh để người khác lấy mất đất. Người Mường đốt rừng để
lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương. Người Mường ở Thanh Sơn không cày
cuốc mà bằng cách lấy một đoạn cây to bằng cổ tay vót nhọn một đầu dùng để tra
hạt. Gieo giống xong, họ chặt ngọn nứa, cành cây nhỏ để quét lớp mùn bề mặt đất
lấp các hố lại. Sau đó là các công việc khác như làm cỏ, trông nom không cho
chim thú phá hoại. Trong quá trình làm nương, người Mường Thanh Sơn tương
đặc biệt có ý thức hạn chế hỏa hoạn cháy rừng tràn lan. Điều này bắt đầu từ quan
niệm truyền thống “vạn vật hữu linh” của người Mường. Họ cho rằng rừng núi
cây cối, dòng sông, suối ... đều có linh hồn do thần linh hoặc ma quỷ cai quản.
Cho nên họ tránh làm nương rẫy trên các vạt rừng, cây cổ thụ coi là linh thiêng -
nơi ngự trị của thần rừng, thần cây, mặc cho đất đai có tơi xốp đến đâu.
Nếu ruộng chuyên dùng trồng lúa nước thì nương lại chuyên trông ngô,
khoai, sắn. Các loại cây trông này được đồng bào sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
lợn, gà, vịt là chính, nhưng cũng có thể được sử dụng như nguồn lương thực dự
phòng khi mùa màng thất bát, cây lúa nước bị thất thu khi hạn hán.
Ngoài cây lương thực, đồng bào Mường ở tỉnh Thanh Hóa còn trồng một
số cây khác có giá trị kinh tế như: cây luồng, cây trẩu, cây sở, cây dâu, cây bông

7
nuôi tằm, cây lấy cánh kiến. Một số nơi còn trồng rau xanh, trồng cây ăn quả,
nhưng chưa nhiều, chưa thành tập quán phổ biến trong các gia đình.

2.2: Chăn Nuôi


Đồng bào mường chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò theo phương thức: ban
ngày thả trâu, bò vào rừng tự kiếm cỏ ăn, chiều tối lùa trâu, bò về chuồng. Trâu,
bò được nuôi làm sức kéo: cày ruộng nương, kéo xe, kéo gỗ... nhưng đồng
thời ,trâu, bò cho nguồn phân chuồng để bón cho ruộng, nương và các loại cây
trồng khác. Nuôi trâu, bò còn có mục đích sử dụng vào việc ăn thịt trong các dịp
cưới xin, ma chay, lễ, tết, và bán cho đồng bào miền xuôi. Chăn nuôi trâu, bò được
thực hiện trong từng gia đình. Mỗi gia đình thường nuôi dăm bảy con đại gia súc.
Tiểu gia súc cũng được nuôi nhiều trong các gia đình đồng bào Mường. Đó là lợn,
chó, mèo. Chó, mèo dùng để giữ nhà, còn lợn chủ yếu để ăn thịt và làm vật hiến
cho các nghi lễ cúng bái cưới xin tang ma và cũng để bán.
Gia cầm được nuôi phổ biến là gà vịt. Cách nuôi cũng chủ yếu là chăn thả
ra vườn, ra đồi núi để tự kiếm ăn ban ngày, chiều tối gọi về cho ăn một bữa rồi
chúng tự vào chuồng ngủ đêm.
Trong môi trường vùng núi, một số gia đình nuôi ong lấy mật và sáp. Mật
ong dùng để ăn và bán hoặc làm vật trao đổi hàng .
Ở một số nơi người dân nuôi tằm lấy tơ dệt lụa.
Do địa bàn cư trú bán trung du và miền núi nên ao hồ nơi người người
Mường ở ít xuất hiện. Họ chủ yếu dựa vào đánh bắt cá, tôm tự nhiên ở sông, suối
và các chi lưu của nó. Công cụ đánh bắt chủ yếu là lưới, đó, đăng, chũm.

8
Công cụ đánh bắt cá chủ yếu của người Mường.

2.3: Thủ Công

Tuy chưa tách khỏi nông nghiệp, nhưng sản phẩm thủ công nghiệp ngoài
phần chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày còn có
một phần dùng làm vật trao đổi. Những nghề thủ công thường gặp là dệt: vải, mặt
chăn, cạp váy hoa; nhuộm vải, đan lát, nuôi tằm ươm tơ. Kéo sợi, dệt vải là công
việc của phụ nữ, nhà nào cũng có khung cửi dệt vải sợi to, khổ hẹp. Số vải dệt
được, chủ yếu dùng trong gia đình, váy áo của phụ nữ thường may bằng vải tự dệt
lấy. Trước khi cắt may, vải thường được nhuộm chàm, nhuộm đen hoặc nhuộm
nâu. Cạp váy hoa dệt khá công phu, mất nhiều thì giờ và đòi hỏi phải có một kĩ
thuật nhất định. Những cạp váy đẹp, dệt bằng tơ nhuộm màu, trên mặt vải có nhiều
hoa văn hình rồng, hình phượng, hình các loại thú như hươu, rùa, chim và các loại
hoa văn hình học. Họa tiết càng phức tạp, dệt càng khó, dệt cạp váy hoa hầu như

9
chỉ thấy ở người Mường. Nghề dệt thổ cẩm của người Mường rất độc đáo, với kĩ
thuật dệt chiếc thắt lưng.

Vùng người Mường sinh sống sẵn các sản vật: tre, luồng, song, mây. Đàn
ông Mường sử dụng các sản vật đó để
đan những đồ gia dụng như thúng,
mủng, dần, sàng, nong nia; đan các
công cụ dùng đánh bắt cá như : đơm,
đó, giỏ; dùng dây gai, dây đay để đan
chìa, lưới đánh cá.

Một số sản phẩm đan lát của người Mường

Người Mường cũng như các dân tộc khác, tự làm lấy nhà để ở. Kĩ thuật làm
nhà của người Mường đã đạt đỉnh cao của kĩ thuật đục, bào, ghép mộng. Tuy

10
nhiên ở nhiều nơi kĩ thuật dựng nhà vẫn chưa vượt qua kĩ thuật thô sơ ban đầu,
tức là dùng ngoãm để đặt xà ngang, quá
giang, cột nhà chôn thẳng xuống đất.

Song, một số nghề thủ công


quan trọng như nghề gốm, đúc kim
loại, rèn hầu như không có. Những sản
phẩm bằng gốm bằng kim khí đều phải
mua hoặc trao đổi.

2.4: Săn Bắn Và Hái Lượm


Săn bắn là một hoạt động thường gặp trong đời sống của người Mường,
nhưng không phải là nguồn sống quan trọng. Săn bắn còn kết hợp với sản xuất để
chống thú rừng, bảo vệ mùa màng. Nó không những là một nguồn lợi, nguồn cung
cấp thức ăn mà còn là một thú vui. Trong làng xóm, chưa có những người chuyên
sống về săn bắn, nhưng người đàn ông nào cũng biết đi săn và gia đình nào cũng
có nỏ và súng. Người Mường có nhiều kinh nghiệm làm nỏ và tên thuốc độc. Với
tên thuốc độc, người ta có thể bắn chết những thú lớn trong rừng. Súng có 2 loại
chủ yếu là súng kíp và hỏa mai, nhưng súng kíp được ưa dùng hơn. Trước đây,
nhiều vùng có những buổi đi săn tập thể. Cùng với việc săn bắn, đồng bào còn
dùng các loại bẫy dùng để đánh cầy, cáo, chim, chuột,… Có nhiều loại bẫy khác

11
nhau, nhưng phố biến là loại bẫy sập.

Vũ khí săn bắn của người Mường

Đánh cá cũng là một nghề phụ trong gia đình, tương đối phát triển ở những
khu vực vên các con sông và suối lớn. Ở vùng thấp, xung quanh làng xóm, phần
lớn đều có ao, đầm, sông, suối nên dễ kiếm cá hơn. Hầu như nam giới người nào
cũng biết đánh cá, biết đan chài, lưới và gia đình nào cũng có đồ đánh cá các công
cụ đánh cá khá đa dạng, ngoài những thứ như chài, lưới, vó có nhiều loại khác
như đơm, đó, đăng,… Vào những ngày cuối năm, để chuẩn bị cho thức ăn ngày
tết, người ta hay đi đánh cá. Dịp này cá kiếm được tương đối nhiều. Một số nơi
còn lấy một số loại lá hoặc rễ cây đem giã ra rồi thả xuống nước. Đánh cá kiểu
này tuy kiếm được nhiều, nhưng cá chết hàng loạt, ảnh hưởng không tốt đến nguồn

12
cá sau này. Ngoài ra còn bắt tkôm tép, cua ốc ở khe suối, ở ruộng hoặc bắt một số
loại côn trùng.

Lễ hội đánh cá của người Mường Hòa Bình


(Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình)

Hái lượm là nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày như lấy các loại rau rừng,
măng, một số hoa quả. Lúc đói kém người ta vào rừng lấy các loại củ: củ mài,
môn, nâu, vớn hay bột báng để ăn thay cơm. Đồng bào còn thu nhặt các loại lâm
sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, các loại hạt có dầu, quế, mật
ong, ... Những thứ đó một phần để dùng, nhưng chủ yếu để bán hoặc làm vật trao
đổi. Những nơi thuận tiện giao thông, đồng bào còn khai thác gỗ, bương, tre, nứa,
mây song, … Đó cũng là một nguồn thu nhập đáng kể. Còn những vùng giao
thông khó khăn, không có phương tiện chuyên trở, người ta chỉ lấy lâm sản để
làm nhà cửa và làm các dụng cụ gia đình.

2.5: Trao Đổi Và Mua Bán


Tuy nền kinh tế tự túc, tự cấp là chính, nhưng bước đầu có một số hoạt
động mua bán ở trong vùng người Mường. Đó là sự hình thành các chợ nông thôn.
Trong các chợ này, đồng bào Mường bán các loại hàng nông sản như: trâu, bò,
lợn, gà, vịt, ngô, khoai, sắn, thổ cẩm; bán các lâm sản như măng khô, mật ong,
nấm hương, mộc nhĩ, quế; mua các loại hàng nhu yếu phẩm như muối, dầu thắp,

13
kim khâu, sách vở, giấy bút mực cho trẻ em đi học; mua các loại công cụ sản xuất
như: lưỡi cuốc, lưỡi cày, thuổng, xẻng, dao, búa…
Ngoài ra, nhờ có vị trí thuận lợi là nằm xem kẽ giữa vùng của người Thái
và người Kinh vốn là những dân tộc phát triển thủ công nghiệp rất mạnh, đồng
bào có thể tận dụng những sản phẩm của mình để đổi lấy những mặt hàng thủ
công mà đồng bào không biết làm như: Kim khí, gốm sứ…

14
3) VĂN HOÁ VẬT THỂ
3.1: Kiến Trúc Và Nhà ở
Người Mường rất thận trọng trong việc chọn hướng nhà để đem lại tài lộc
may mắn cho gia đình mình. Nhưng mặt nhà bao giờ cũng không được ngược với
hướng của đồi núi. Nhà sàn luôn dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi sườn núi
để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho sinh hoạt. Trong tín ngưỡng, người
Mường coi con rùa là vật linh thiêng biểu tượng cho sự sống lâu, trường cửu. Do
vậy nhà của người Mường mô phỏng theo hình dáng của con rùa với bốn chân là
bốn cái cột nhà, mai rùa là bốn mái nhà.
Việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc
rút kinh nghiệm cư trú. Điều đó thể hiện ở bản mo nổi tiếng họ là "Te tấc te đác"
(đẻ đất đẻ nước). Trong bản mo đồ sộ này có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn
người Mường. Mo rằng: Khi người Mường sinh ra nhà chưa có nên phải sống
trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một
hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được một con rùa đen trong rừng
đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu được thả thì
rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa, để thịt:

Bốn chân tôi làm nên cột cái


Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui
Nhìn qua đuôi làm trái
Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ
Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài
Muốn làm mái thì trông vào mai
Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách
Lấy chạc vớt mà buộc kèo
Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần doạ làm thịt rùa. Rùa lại phải dặn
lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo… Từ đó, người Mường biết làm nhà để ở.

15
Trước đây mái nhà thường lợp bằng rạ, cỏ gianh hay lá cọ nên ấm áp về
mùa đông và mát mẻ về mùa hạ. Nhưng hiện nay hầu hết được thay bằng gạch
ngói hoặc xi măng. Ngoài phần mái, hầu hết kết cấu trong ngôi nhà của người
Mường đều làm bằng các vật liệu như tre, gỗ từ cột kèo tới tường, cửa, sàn nhà
và cầu thang.
Nhà người Mường luôn bố trí 2 cầu thang, còn gọi là " Màn ". Cầu thang
không dựng thẳng vào cửa chính, mà dựng vào mép một cái sảnh gỗ và đặt vuông
góc với chiều đòn nóc nhà. Cầu thang chính ở đầu hồi bên phải nhà dành cho chủ
nhà và khách khứa; cầu thang phụ đặt ở đầu hồi bên trái chỉ dùng cho phụ nữ và
sinh hoạt gia đình. Theo quan niệm của người Mường, tổng số bậc cầu thang nhất
thiết phải là số lẻ để của cải ngày càng giàu có, gia đình luôn được êm ấm, đoàn
tụ, con cháu thành đạt.
Về mặt bằng sinh hoạt
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của người Mường tùy nơi có thay đổi
chút ít. Xong vẫn giữ một quy cách chung.
Thang chính (T1) thường đặt ở đầu hồi bên phải. Thang phụ (T2) dành cho
nữ giới đặt ở đầu hồi bên trái (thuộc về phần nhà dành cho nữ giới)
Trong nhà chia làm hai phần theo chiều ngang: Phần thứ nhất (I) dành cho
sinh hoạt của nam giới. Đó là nơi tiếp khách nam (KN) và có bàn thờ tổ tiên (TT).
Phần này gọi là bên ngoài.
Phần thứ hai (II), bên trong dành cho bếp (BC) và sinh hoạt của nữ giới.
Nhà còn được chia theo chiều dọc: Bên trên và bên dưới. Sự phân chia
này có tính ước lệ không liên quan gì đến độ cao thấp. Cái quan niệm này chỉ thể
hiện khi xếp đặt chỗ ngồi ở trong nhà: người cao tuổi, người thuộc về thế hệ cao
hơn hoặc có danh vọng, đáng tôn kính… bao giờ cũng được mời ngồi ở bên trên.

16
Sơ đồ mặt bằng nhà sàn người Mường.

Nhà sàn của người Mường được phân ra làm ba mặt bằng, tầng trên cùng
chứa lương thực và đồ dùng sinh hoạt gia đình; sàn tầng hai là nơi sinh hoạt chính,
nghỉ ngơi và tiếp khách. Trước đây gầm sàn tức là tầng một thường để những
dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc. Hiện nay với đời sống phát triển và văn minh
hơn nên hầu hết các gia đình đã chuyển gia súc, gia cầm ra xa nơi ở hơn để đảm
bảo vệ sinh sạch sẽ. Trong nhà sàn người Mường, không gian được chia cả theo
chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào theo chiều ngang, phía
ngoài là để tiếp khách và dành cho nam giới; phía trong là nơi sinh hoạt của cả
gia đình và dành cho nữ giới. Theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ, gọi là cửa
" Vóong ". Chỗ ngồi gần cửa Vóong thường dành cho người cao tuổi. Mỗi gian
thường có từ một đến hai cửa sổ làm bằng gỗ ở phía trước của ngôi nhà, vì vậy
mùa hè tại đây rất mát mẻ mà qua đó có thể ngắm nhìn phong cảnh xung quanh
ngôi nhà. Song ở bất kì hướng nào, cửa sổ đều được coi là rất linh thiêng và điều
tối kị nếu người phụ nữ ngồi lên cửa sổ, bởi trong tiềm thức và phong tục lâu đời
của người Mường cửa sổ là nơi dùng để tiễn đưa những người thân trong gia đình
sang thế giới bên kia.

17
Mỗi ngôi nhà sàn đều được chia thành các gian, nhà càng nhiều gian
chứng tỏ gia đình càng khá giả. Mỗi gian bày biện những đồ vật khác nhau có
những ý nghĩa nhất định. Gian tiếp đón khách thường treo những đồ vật linh
thiêng trong nhà như cồng chiêng các loại trống, các mũi tên, cung nỏ, sừng trâu,
sừng bò.
Bếp của người Mường là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ
đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên
trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi
khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng. Bếp thường đặt trên trục
nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả
hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì người Mường quan
niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà
người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và
phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để
cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày
hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử
dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.
Về kết cấu nhà sàn truyền thống, thường có hai đỉnh kèo, bốn cột cái, tám
cột con. Giữa hai đầu cột có hai xà ngang nối với nhau, có đòn tay nối các vỉ kèo
với nhau, trên các đòn tay có các hàng dui nối từ nóc nhà xuống tận mái hiên.
Trên dui có các hàng mè nằm vuông góc với dui. Trên cùng - gác trên đầu các vỉ
kèo, nóc nhà là đòn nóc. Điều thú vị nhất trong tổng thể cấu trúc nhà sàn của
người Mường là những kết cấu hoàn chỉnh, không chỉ tạo dựng lên một ngôi nhà
sàn đặc trưng mà còn ở chỗ mỗi bộ phận cấu thành của nó đều mang một ý nghĩa
tâm linh, sâu sắc gắn kết giữa con người với đời sống tự nhiên, dù trải qua hàng
nghìn năm vẫn không thay đổi.

18
Nhà sàn của người Mường.

3.2: Trang Phục


Trang phục Mường tập trung kiểu cách, màu sắc ở nữ giới nhiều hơn.
Nhưng dù nhiều hay ít nam hay nữ ở mỗi gia đình hay nói chung cũng vậy, đều
chia thành các loại: Trang phục thường để lao động, sinh hoạt bình thường, ngày
hội; Trang phục ngày cưới, gọi là quần áo du (dâu), cháu (rể); Trang phục tang
lễ, gọi là đồ tem; Trang phục cho người chết, (gọi là bang khà); Gia đình có người
làm mo, mỡi, trượng thì có thêm loại trang phục ấy.

3.2.1: Trang phục của


phụ nữ Mường
Khăn: là một mảnh vải trắng hình
chữ nhật, không có hình vẽ hay
thêu thùa. Khăn này có chiều rộng
khoảng 35cm, chiều dài khoảng
60cm. Chiếc khăn này dùng để giữ
cho nếp tóc được gọn gàng, che cơ thể trước nhiệt độ và thời tiết ở núi rừng.
Chiếc khăn trắng của những người phụ nữa Mường có 1 ý nghĩa xã hội sâu xa

19
gắn với truyền thuyết đầy lãng mạn về 1 mối tình giữa 1 chàng trai nghèo tên là
Khỏe ở Mường Dậm, với 1 cô gái nhà Lang xinh đẹp tên là Út Dô. Do khác biệt
về thân thế và bị gia đình ngăn cản, nên đôi trai tài gái sắc không đến được với
nhau. Chàng Khỏe để bảo vệ bản làng nên đã tạm biệt người yêu và một mình
chiến đấu với 2 con hổ, sau nhiều ngày giao tranh chàng Khỏe đã ôm 2 vợ chồng
con hổ lao xuống vực sâu ở núi Zang. Từ đó người Mường tránh được tai họa thú
dữ, nhưng nỗi đau mất người yêu của nàng Út Dô ngày càng lớn. Ngày nào nàng
cũng ra bờ suối - nơi chia tay với Khỏe để đợi chàng và lấy mảnh vải trắng chưa
kịp nhuộm màu mà chàng tặng xẻ ra từ vạt áo để lau nước mắt. Mỗi lần khỏa
mảnh vải xuống suối thì lại thấy hình ảnh của chàng hiện về, mảnh vải ướt nàng
lại vắt lên đầu. Và 1 đêm trăng sáng nàng vì nhớ người tình nên đã tự tử, thân thể
hóa cây Clang nở hoa trắng dọc 2 bên suối. Từ đó tất cả phụ nữ Mường đều đội
1 cái khăn trắng trên đầu để tưởng nhớ mối tình của 2 người
Yếm: là một mảnh vải có cổ khoét tròn vòng cung với hai đầu dây buộc ở
sau gáy và hai dây buộc ngang lưng, hình vuông, gần giống yếm của người Kinh
nhưng ngắn hơn.
Áo tứ thân: là áo có xẻ giữa nhưng không có cúc cài, không có khuy, ống
tay dài. Áo có hai màu trắng hoặc nâu, thân áo thường ngắn hơn so với loại áo
cánh của người Việt.
+ Váy: là mảnh vải đen bó thân người mặc từ nách xuống gần mắt cá chân
bao gồm ba phần: Cạp váy: đây là nơi duy nhất được trang trí hoa văn dệt bằng
khung cửi và bao gồm ba phần: rang trên là bộ phận trên cùng của cạp váy và là
phần quan trọng nhất của váy bởi nó bắt nguồn từ ý thức hệ tôn giáo của người
Mường; rang dưới là bộ phận quan trọng thứ hai của chiếc váy người phụ nữ
Mường; cao là bộ phận tiếp liền với thân váy.
+ Thân váy
+ Gấu váy
Đi đôi với váy, chiếc thắt lưng hay còn gọi là tênh có vị trí nổi bật, nó tôn
thêm vẻ đẹp sang trọng của cạp váy, tênh may bằng vải lụa, dài chừng hơn sải

20
tay, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy. Thắt lưng Mường có nhiều màu: trắng,
xanh, tím, vàng, xanh lá mạ.
Trong bộ trang phục Mường còn có các đồ trang sức như khuyên tai, vòng
cổ, vòng tay, xà tích, … Ngày thường, những đồ trang sức này như là thứ vật quý,
nhất là những trang sức làm bằng bạc, người ta cất giữ trong hòm, trong rương.
Bộ xà tích bằng bạc có ba hoặc bốn dây gập lại thành sáu hay tám móc vào thắt
lưng từ phía hông bên trái, trên đó còn treo thêm hộp trầu, chùm vuốt hổ bằng
bạc. Vào những ngày lễ tết, hội hè, cưới xin, phụ nữ mới mang ra dùng.

Mường Hòa Bình: Trang phục phụ nữ Mường Hòa Bình với phần bên trong
mặc áo yếm, bên ngoài khoác áo tứ thân không cài khuy để khoe được phần cạp
váy dệt nhằm thể hiện sự khéo léo của mỗi người phụ nữ Mường.

Mường Thanh Hóa: Nhóm Mường Thanh Hóa có loại áo ngắn chui đầu,
gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp váy và cao lên đến ngực.
Khăn đội đầu:
Chiếc khăn đội đầu rộng khoảng 20cm, dài khoảng 60 - 80 cm buộc quá vòng đầu
để thắt sau gáy với nhiều kiểu thắt khác nhau. Khăn có màu đen, hai đầu khăn
được dệt những họa tiết tinh tế, tạo điểm nhấn cho chiếc khăn.
Áo Khóm: Áo Khóm của người phụ nữ Mường có chiều dài qua ngực, áo
chui đầu, cổ tròn được viền màu ôm khít chân cổ, có xẻ một chút hai bên vai để
21
dễ chui đầu. Chỗ xẻ hai bên được cài bằng hai nút bạc hoặc dùng dây buộc (đôi
khi cũng xẻ một bên). Áo có một màu: Trắng, vàng, xanh…

Cạp váy (Trôôc vuôn): Nối giữa cạp váy và áo, chiếm trên 30% chiều dài
thân váy, là bộ phận đẹp nhất có giá trị trang trí cho toàn bộ chiếc váy. Phần này
ngang lưng ôm trọn eo của người phụ nữ. Cạp váy có 3 bộ phận, mỗi bộ phận
được dệt thành một tấm riêng, có tên gọi khác nhau, hoa văn, kích thước khác
nhau, các bộ phận đó bao gồm: Đang, buôn (vuôn), lai. Cạp váy là chi tiết cực kỳ
quan trọng bởi đây là điểm nhấn đại diện cho sự sáng tạo của người Mường, cạp
váy được dệt bởi các họa tiết hoa văn cực kỳ tinh xảo không bị lệ thuộc vào các
mẫu có sẵn mà do ý tưởng sáng tạo của người dệt. Các hoa văn trên cạp váy chủ
yếu được thêu hình Long, Phượng và các khối hình khác, nhưng nổi bật và mang
tính phổ biến của sự ảnh hưởng văn hóa trên mặt trống đồng Đông Sơn.

Thân váy: Được dệt bằng sợi tơ tằm nhuộm màu đen dài đến gót chân người
phụ nữ. Điểm nhấn của thân váy là gấu váy, phía bên trong gấu váy được điểm
thêm một miếng vải, có màu sắc tùy theo lứa tuổi. Đối với thiếu nữ gấu váy được
lót màu đỏ, đối với các bà, các mẹ được lót bằng vải nâu.

Khăn Tênh: Ngoài ra, để cho cạp váy không bị rơi khỏi cơ thể người mặc
và làm tăng thêm vẻ đẹp của bộ váy. Còn có dây thắt lưng (hay còn gọi là khăn
Tênh), có chiều dài khoảng 1m50 - 2m, chiều rộng khoảng 30 - 40cm, thường
làm bằng vải tơ tằm hoặc len nhuộm màu xanh.

Bổ trợ cho bộ trang phục nữ là các đồ trang sức như hoa tai, vòng cổ, vòng
tay, xà tích. Hoa tai, có thể là vàng hay bạc, nhưng vòng cổ và vòng tay làm bằng
bạc, ngoài việc trang trí được coi như “bùa hộ mệnh” để giữ gìn sức khỏe cho
mỗi người. Đặc biệt chú ý là bộ xà tích (hay còn gọi là dây xuân thu) được phụ
nữ Mường cài vào thắt lưng và buông lơi một bên xuống hông. Xà tích được đánh

22
bằng bạc, đối với người trẻ. Phụ nữ và người già, xà tích đeo kèm cối giã trầu,
chìa khóa, hộp kim làm bằng bạc có 9 cái dây đeo vào dây xà tích. Hộp kim bằng
bạc, được coi như vật chủ yếu để trừ tà ma và phòng trong khi cảm mạo.

3.2.2: Trang phục của nam giới Mường


Áo ngắn, cổ tròn, có nẹp viền quanh rộng chừng 2cm. Thân áo may dài
trùm mông, mở tà từ eo lưng xuống gấu áo. Áo có ba túi vải may bên ngoài, 1 túi
may bên ngực trái và 2 túi dưới.
Áo có kiểu dáng dài giống với kiểu áo của người Việt, áo chùng có màu
thâm và trắng, may dài đến ngang đầu gối hoặc dài hơn, cài khuy lệch về bên
phải, cổ áo cao hơn áo ngắn.
Quần được may bằng vải mộc thô màu trắng, nhuộm nâu hoặc nhuộm
chàm, ống rộng, cạp to. Khi mặc quần, người mặc sẽ bắt chéo 2 mép cạp dắt vào
bên trong và dùng khăn thắt lại.
Khăn của nam giới người Mường màu đen hoặc tím than bằng vải tự dệt.

3.2.3: Trang phục của thầy mo


Trang phục và dụng cụ để tiến hành làm lễ tang ma được thầy Mo sử dụng
mang tính đặc trưng truyền thống người Mường. Khi tiến hành làm lễ, thầy Mo

23
khoác chiếc áo dài 5 thân cài khuy bên nách phải, màu xanh đen, thắt đai lưng
màu hồng, đội mũ vải nhọn đầu. Trang phục của thầy Mo mang tính chất uy
nghiêm và có sự huyền bí của thánh, thần.

Trang phục thầy mo.


Đồ vật được sử dụng để cầm, khoác lên vai hoặc đeo bên người khi thầy
Mo tiến hành làm lễ tang gồm: Túi đựng (túi Thôông), dao lễ (hoặc kiếm),
chuông… Đó tất cả được coi là những vật linh thiêng, dùng làm vật hộ thân, là
công cụ trấn trị ma quỷ, điều khiển khi hành lễ.
Với ông thầy đi làm lễ có đeo một chiếc túi (được gọi là Thôông). Túi được
may vải thổ cẩm, dùng để đựng các đồ dùng và dụng cụ làm lễ như: bao phép (túi
Khot), dao lễ, chuông, trang phục thầy cúng…
Khi nhắc đến các thầy Mo Mường, chúng ta không thể không nhắc đến Túi
Khót, vật dụng không thể thiếu của các thầy Mo. Có người nói, bất kỳ ai cũng có
thể trở thành thầy Mo, nhưng không có túi Khót thì không thể là một thầy Mo
trân truyền – người được tất cả người Mường tôn kính như một nét đẹp văn hóa
tâm linh cần gìn giữ.

Đã gọi là nghề thì phải có công cụ, có thể chia công cụ hành nghề của thầy
Mo thành hai loại: Loại thứ nhất là công cụ không thể cầm, sờ được, thầy Mo
phải nhớ trong đầu, loại hình công cụ này chỉ được dạy truyền miệng qua các đời
thầy Mo, không được ghi chép lại. Đó là các bài cúng, các câu chú nguyện, các
24
bài Mo. Đây có thể gọi các là công cụ phi vật thể. Loại thứ hai là đồ vật hữu hình
có thể cầm, khoác lên người khi hành lễ, hay khi cần dùng trong hành nghề. Túi
Khót của thầy Mo là một trong nhiều công cụ vật thể. Đó là những túi vải đựng
những vật được cho là linh thiêng, dùng làm vật hộ thân, là công cụ trấn trị ma
quỷ trong khi hành nghề, nên túi Khót còn được gọi là “túi phép”. Gạt bỏ đi những
yếu tố huyền hoặc, dị đoan, ta có thể thấy túi Khót của các thầy Mo Mường như
biểu tượng văn hoá gắn liền với nền văn minh cổ xưa của người Mường.

Điều đặc biệt nhất của thầy Mo có một chiếc “bao phép”, người Mường gọi
là “bùa”, đựng những vật thiêng trong quá trình làm mo (những vật thiêng gồm
có cục đá thiêng, nanh của lợn rừng, nanh hổ, búa trời làm bằng đồng). Mỗi thầy
Mo đều có riêng cho mình một chiếc “bao phép” (túi Khót) đựng những vật thiêng
từ nhiều đời để lại nên các thầy Mo xem đó như một vật bất ly thân và ít khi người
khác được tiếp cận.
Khót nguyên bản cổ trong tiếng Mường được hiểu là những viên đá lạ, đá quý
hiếm có linh hồn và có tính thiêng. Túi Khót của thầy Mo không hẳn là túi chỉ
đựng riêng khót (viên đá lạ), mà là tập hợp của nhiều loại đồ vật khác nhau. Túi
Khót càng nhiều thứ lạ thì oai thiêng của thầy Mo càng được dân gian tôn sùng.
Người Mường gọi túi Khót là túi đồ quý, đồ thiêng.

Qua sưu tầm quan sát thấy túi Khót của thầy Mo có nhiều thứ, nếu phân
loại thuần tuý theo vật liệu, có thể thấy cơ bản được làm từ: kim loại, đá, xương,
sừng động vật và các loại quả thực vật dị dạng, những đồ vật người Mường tin
rằng chứa đựng oai linh của núi rừng, của tinh hoa trời đất. Trong đó đồ bằng kim
khí, bằng đá chế tác chiếm vị trí quan trọng trong túi Khót, chiếm trên dưới 50%
số lượng các đồ có trong túi Khót của các thầy Mo.

Đồ kim khí có trong túi Khót của các thầy Mo chủ yếu được làm bằng
đồng, đó là các cổ vật thời xa xưa, có tính chất lưu truyền qua các đời thầy Mo.
Chúng được người Mường gọi chung là các Đoòng hoặc Chầm khét (Lưỡi tầm

25
sét) … Đoòng trong tiếng Mường là từ đa nghĩa, trong đó cũng là chỉ loại vũ khí
thô sơ bằng thân cây tre, vầu vót nhọn dùng để săn bắn, giống như là cây lao.

Chầm khét – Lưỡi tầm sét là tên gọi xuất phát từ hiện tượng khi sét đánh
xuống làm xới tung mặt đất, tại đó người ta thường nhặt được những lưỡi rìu bằng
đồng hoặc các vật bằng kim loại. Dân gian giải thích rằng đó là lưỡi rìu ông Thiên
Lôi giáng xuống và bỏ lại đó. Những đồ kim loại tìm được tại nơi sét đánh rất
được các thầy Mo ưa chuộng cho là đồ rất thiêng dùng trong túi Khót. Đoòng có
nhiều hình dạng khác nhau như lưỡi rìu hình mũi hài, lưỡi rìu hình lá đa, búp đa,
hoặc lưỡi rìu hình dạng gần giống với lưỡi rìu ngày nay, hoặc có hình mũi tên
đầu có ngạnh sanh …

Các vật dụng thường có trong túi Khót của mo Mường.

Bình thường một túi Khót của mỗi thầy Mo ít nhất cũng phải có 2 đến 3
chiếc Đoòng, có túi Khót có tới hơn 20 chiếc Đoòng đủ các loại. Thầy Mo dùng
những chiếc Đoòng này tượng trưng cho uy lực của Thiên Lôi được sử dụng để
trấn áp, đánh ma quỷ.
Đồ bằng đá trong túi Khót của thầy Mo cơ bản có hai loại chính, đó là các
công cụ và đồ trang sức của người tiền sử được chế tác bằng đá, loại nữa là các

26
hòn đá quý tự nhiên được nhặt gom từ trong thiên nhiên, trong các túi Khót của
thầy Mo được gọi chung là Kẹo lẹt ma ươi – Kẹo lẹt là tiếng Mường cổ, hiện nay
rất ít dùng trong đời sống kiểu, xin tạm dịch là Đồ của ma ươi.
Bình thường mỗi túi Khót của thầy Mo có ít nhất 3 – 4 chiếc rìu. Túi Khót
có thể có tới 16 chiếc rìu đá trong đó có: 13 chiếc rìu có vai, 3 chiếc không có
vai, cái nhỏ nhất chỉ bằng 3 đầu ngón tay, cái to nhất bằng bàn tay người, tất cả
đều có dấu hiệu rất rõ ràng của việc chế tác và sử dụng.
Đồ trang sức được chế tác từ đá là các vòng đeo tai, đeo tay, chủ yếu là
bằng đá hoa cương và đá thạch anh, loại trong suốt cũng có, loại mờ đục cũng có.
Người Mường gọi chung đó là những cái Lẹil.
Ngoài ra các túi Khót của thầy Mo còn có nhiều thứ như: quả dọi của người
xưa; các đồ vật bằng đá như đá mài, dùi đá đập vỏ cây hay các vật cứng…
Bao đời các thầy Mo, dân gian Mường không biết nguồn gốc của các
Đoòng, các Kẹo Lẹt, Lẹil có từ đâu, song có một nguyên tắc luôn được các thầy
Mo tuân thủ, đó là các đồ vật kể trên phải là đồ nhặt được ngoài thiên nhiên mới
dùng được trong túi Khót. Nếu là đồ tự chế tác, tự làm sẽ không có giá trị.
Về nguồn gốc các đồ vật trong túi Khót, không phải thứ nào cũng là đồ
thầy Mo tự mình nhặt được, chủ yếu là do người dân đi vào rừng, đi làm đồng,
vô tình cày, cuốc, xới đất lên nhặt được các Đoòng, các Kẹo Lẹt. Do tin rằng đây
là những vật thiêng, nếu để trong nhà dễ gây ra đau ốm, nên họ thường mang cho
các thầy Mo, vì cho rằng các vị này có pháp thuật, có thể trấn, yểm sai khiến được
chúng. Đây là nguồn chủ yếu bổ sung các đồ kể trên trong túi Khót của các thầy
Mo.
Khi một ông thầy Mo nào đó đã già, hoặc vì một lý do nào đó không thể
tiếp tục làm nghề Mo nữa thì phải thực hiện nghi lễ bàn giao việc thờ cúng tổ Mo
“truyền nghề” cho con cháu trong nhà hoặc truyền nghề cho một người khác.
Trong đó, nếu truyền nghề cho người bên ngoài thì bắt buộc phải kèm theo bàn
giao cả việc thờ cúng tổ Mo; bàn giao dụng cụ hành lễ, sách cúng và cả túi Khót,
âm binh, ấn chiện… Nếu trong trường hợp không bàn giao được cho ai kế nghiệp

27
thì thầy Mo phải làm lễ hóa giải âm binh, hóa giải đồ Khót để con cháu không bị
các âm binh, âm hồn quấy quả.

3.2.4: Trang phục nàng dâu trong tang ma


Đội Quạt ma, gồm những nàng dâu/ dâu cả, dâu hai… dâu cháu, dâu chắt
của ông bà hoặc cha mẹ, đã vĩnh biệt chốn trần tục để về cõi vĩnh hằng. Các nàng
dâu “mặc đẹp như đi hội”, người Mường Bi có câu: “Diện như nàng dâu đi quạt”.
áo ngắn thêu hoa hoặc áo dài bén gót, màu hồng hoặc màu trắng.
Đầu đội chiếc mũ hình lưỡi búa tầm sét lộn
ngược thêu họa tiết, hoa văn. Dải khăn buông từ mũ
xuôi qua lưng xuống đến thắt lưng được thêu và đính
kim sa, kim tuyến. Bộ trang phục của các nàng dâu
múa quạt ma thướt tha, lộng lẫy. Dường như nghịch
ngược với lễ tang ma. Tay phải các nàng dâu múa
đều cầm một chiếc quạt cọ, hình tròn trôn ốc, mềm mại và vàng ươm. Tay trái
cầm gậy, chiếc gậy đặt lên vai, đầu gậy buộc một lá Tay ma (lá rừng có năm cánh
như một bàn tay) và một chiếc kéo, chiếc gậy, chiếc lá và chiếc kéo để đề phòng
ma ác, quỹ giữ xâm hại hồn ma người thân quá cố.
Áo tang của mỗi nàng dâu gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng
trắng, áo đỏ, mũ trang trí tua hạt cườm, vòng đeo tay hạt cườm, quạt cọ…
“Quạt ma” của dòng họ Quách, họ Bùi ở Thành Công được làm bằng bẹ
măng tre, măng luồng đã khô. Khi trong nhà hoặc trong họ có đám tang, những
chiếc quạt ma này phải được người khác họ hoặc người khó khăn trong thôn làm.
Đầu quạt là tấm bẹ đã khô được gắn với một que tre dài. Vào các giờ cúng
cơm trong ngày hoặc lúc thầy mo làm lễ các nàng dâu sẽ đứng quạt hoặc ngồi
quạt phe phẩy vào quan tài. Với nghi lễ này, người Mường ở Thành Công cho
rằng, phải quạt như vậy để linh hồn người nằm trong quan tài được mát mẻ như
khi còn sống được con dâu ngồi quạt cho cha mẹ.

28
Trang phục nàng dâu trong lễ quạt ma.

3.2.5: Trang phục nam giới trong tang ma


Trang phục của nam giới gồm: quần, áo cánh ngắn, áo chùng, khăn bịt đầu,
bằng vải bông màu trắng, may kiểu lộn trái ra ngoài để mặc. Các con trai của
người quá cố phải mặc đầy đủ bộ trang phục, riêng con trai cả phải đeo thêm vỏ
dao. Những người khác chỉ phải mặc một vài bộ phận, như em trai, con rể, cháu
trai chỉ phải mặc quần và chít khăn tang. Những người họ hàng thân thích tới dự
cũng được phát khăn tang để đội. Xưa kia, bố mẹ chết, con trai, con gái phải cắt
tóc, nay chỉ cắt một tí mang tính tượng trưng, sau một trăm ngày mới được sửa
tóc và nhuộm màu trang phục.

29
Trang phục nam giới Mường trong tang ma.

3.3: Ẩm Thực
3.3.1: Món ăn phong vị Mường
Cũng như các anh em dân tộc trên đất Việt Nam thống nhất, dân tộc Mường
cũng có hàng trăm, hàng nghìn món ăn. Có món ăn giống người Việt, có những
món ăn giống người Thái, người Tày… vì có mối giao lưu với nhau. Song mỗi
dân tộc đều có những món ăn đặc thù, hoặc từ món ăn chung có cách chế biến
thành những món ăn riêng mang tính độc đáo của mình.
Nguyên liệu nấu ăn của người Mường hoàn toàn được lấy từ tự nhiên hoặc
qua quá trình nuôi trồng tự nhiên. Có đến hàng chục món đồ cùng đủ loại món
luộc, món xào, món nấu, nướng, nộm. Nhiều món ăn được người Mường ưa thích
và trở thành món chính trong các bữa ăn như: cơm nếp đồ, cá ốc đồ, măng đắng
đồ; thịt gà, lợn luộc; nhuộng ong rừng rang với nước măng chua, chả lá bưởi, thịt
trâu nấu lá lồm, ốc vặn nấu lá lốt, đu đủ muối tiết trâu bò, thịt lợn ướp thính, …
Cơm nếp đồ: Tiếng Mường gọi là cơm đếp (cơm rếp theo cách phát âm của
từng vùng). Người Mường quý và ưa dùng các giống lúa nếp hơn, nhất là giống
lúa nếp cái “Tlởng khe”. Từ này nghĩa đen là trứng con ngóe. Có lẽ hạt gạo “Tlởng
khe” tròn và hơi nhỏ, nên dân gian mới đặt tên là như vậy. Trước khi đồ, người
ta đem gạo ngâm trong nước lã trong 5 – 6 giờ đồng hồ, vớt gạo ra cái “Koch”
(dụng cụ đan bằng tre hình phễu) cho ráo nước. Sau đó bỏ gạo vào “hông” (chõ
gỗ), đặt “hông” lên cái “biểng” (cái nồi đun nước sôi để lấy hơi đồ cơm. Cái nồi
đo hình dong dỏng và trên miệng có mộng để đặt vừa khít cái “hông” đó). Trên
miệng “hông” có cái nắp bằng nan tre đậy cho “hông” kín vừa mà không ngưng
tụ hơi nước rơi trở lại, không làm nhão cơm, đồ một lúc cơm dẻo là chín. Người
ta dỡ cơm ra một cái “bâm” (cái nong nhỏ đan bằng toàn nang cật bương, có chân
bằng gỗ) đạy lá chuối, lá sung. Vừa ăn vừa nắm, vừa bóp cho nắm cơm rền, hạt
dính vào nhau

30
Người Mường rất thích ăn thức ăn có vị chua: củ kiệu, quả cà muối chua
với cá, rau cải muối dưa, quả đu đủ muối dưa tép, rau sắn muối dưa cá, lá lồm
nấu thịt trâu, thịt bò, lá bểu, lá chau khao nấu cá đồng, muối thịt trâu, tiết bò ăn
vào mùa nào cũng thích hợp. Đặc biệt, trong góc bếp của mỗi gia đình Mường
không thể thiếu những hũ măng chua. Nguồn thức ăn quanh năm sẵn có nơi núi
rừng. Măng chua có thể xào nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho thịt trâu,
kho cá, chấm rau sống hay ngâm ớt tươi.
Dổi là cây rừng mọc tự nhiên, cây thân gỗ cao, ít cành. Hạt dổi được dùng
làm gia vị cho rất nhiều món ăn, tạo nên một hương vị đặc biệt Tây Bắc như cùng
với mắc khén tạo thành gia vị chấm hoặc ướp cho thịt trâu gác bếp, thịt lợn.
Măng chua là loại dùng đa dạng của món ăn Mường, có thể nấu, xào hoặc
ranh với nhiều thứ. Mỗi trường hợp đều có hương vị khác nhau món thịt gà nấu
măng chua này mang cái thơm, cái đượm, cái chua, cái hăng hắc của con gà, măng
và dổi. Để làm món gà nấu măng chua, trước tiên cần phải sử dụng măng tươi để
làm măng chua. Lấy phần non của măng rửa sạch, thái hoặc băm bào thật mỏng
(hoặc băm vừa), chú ý không rửa măng sau khi đã thái. Sau đó, sử dụng hũ, hoặc
vại sành bỏ măng tươi đã thái vào, dùng nước lã đổ ngập, chỉ cần dùng nước lã
bởi lẽ sau này khi măng đã chua, ta không sử dụng ngay, mà vẫn phải nấu chín.
Đậy kín nắp, để khoảng 2 tuần, khi nào thấy nước đã chuyển sang màu đục như
nước gạo, có vị chua là có thể sử dụng được.

31
Món thịt gà nấu măng chua hạt dổi.

Thịt gà sau khi đã làm sạch, chặt nhỏ miếng vừa ăn rồi cho vào lẫn với
măng chua và trộn nhào thật kĩ. Sau đó cho nước lã vừa đủ rồi đun trên bếp cho
sôi. Hạt dổi phải nướng trên than hồng đồng bằng cách cho hạt dổi vào bát, lấy
than lửa hồng đặt vào mà vừa thổi vừa đảo cho dổi chín đều. Sau đó đem giã vội
thả vào nồi nấu canh măng chua với thịt gà. Với đồng bào Mường để thưởng thức
món măng chua nấu thịt gà ngon thì không thể thiếu các loại rau ăn kèm như lá
đu đủ, cải nương… ăn kèm thịt gà với các loại rau này sẽ tạo nên hương vị đặc
sắc vị đắng lá đu đủ kết hợp với cay của rau cải nương cùng hương vị thơm ngon
của măng chua nấu thịt gà sẽ tốt cho sức khỏe.

Nói vể “đường ăn lòng nhớ mãi” ở người Mường còn phải kể đến những
món từ lợn. Lợn nuôi trong nhà quý nhất là ngày tết có đĩa “quếch” đặt trên bàn
thờ cúng tổ tiên, gồm có: khấu đuôi, đoạn chân giò có móng, đầu mũi, cái lưỡi
hợp thành đĩa “quếch”. Món ăn này được ưa chuộng nhất trong ngày tết. Một món
ăn khác cũng từ con lợn mà chỉ bữa cỗ làng ngày tết mới có, đó là món “nách”
gồm: Lưỡi, tai, mũi luộc chín thái chỉ, trộn với óc lợn dầm nhuyễn, thêm lát gừng

32
giã nhỏ, lá hẹ cắt vừa phải (tắc ké). Đây là món ăn ưa thích nhất của người già,
bữa cỗ thiếu món này chưa gọi là sang.

Vị đắng cũng là vị mà người Mường rất yêu thích. Măng đắng; lá, hoa, quả
đu đủ không chỉ là món ăn thường ngày mà còn là món để thờ phụng trong nhiều
nghi lễ dân gian. Ngoài ra còn có rau đốm, lá kịa, vừa là thức ăn vừa là thuốc đau
bụng. Đặc biệt, ruột và dạ dày con Don vừa là vị thuốc chữa dạ dày vừa là món
ăn quý hiếm.

Gắn với vị cay, người Mường có món Ớt nổi tiếng. Ớt được băm lẫn với
lòng cá; hay đầu, tiết luộc, ruột cắt nhỏ của con gà, vịt. Băm nhỏ cho tất cả lên
màu nâu sẫm, cắt nhỏ vài loại rau thơm trộn vào là được món ớt. Vị ớt cay của
người Mường thường dùng để chế biến thành những món ăn riêng chứ không làm
gia vị xào nấu như một số dân tộc khác.
Truyền thống của người Mường là thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả
Trong mỗi dịp lễ tết, hội hè, món ăn và cách bày trí nó đều có những nét riêng,
chứa đựng cả một tín ngưỡng. Với người Mường, phần ngọn và mép lá tượng
trưng cho Mường Sáng- Mường của người sống, phần gốc lá và mang lá tượng
trưng cho Mường Tối- Mường ma, mường của người chết. Chính thế, khi dùng
lá chuối bày cỗ, người Mường có quy tắc phân biệt: Người vào, ma ra. Tức là khi
dọn cỗ cho người sống, phần ngọn lá hướng vào trong, phần gốc lá hướng ra
ngoài, còn khi dọn cỗ cho người ma thì ngược lại. Đây là một quy tắc khá nghiêm
ngặt, không thể vi phạm bởi người Mường tin rằng, sự vi phạm sẽ mang lại những
điều dữ hoặc làm mất lòng khách.

33
.
Mâm cỗ lá của người Mường.

Văn hoá Mường góp phần rất lớn làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho mảnh
đất giàu truyền thống văn hoá này. Đến với Hoà Bình, tìm hiểu văn hoá bản địa,
không thể không đến Bảo tàng Không gian văn hoá Mường - nơi tái hiện và lưu
giữ lại cả không gian sống, lối sinh hoạt, lao động sản xuất và những nét văn hoá
đặc sắc của chủ nhân mảnh đất. Đến đây, chúng ta sẽ thực sự được hoà mình vào
một xã hội Mường thu nhỏ, được thưởng thức ẩm thực dân gian trong khung cảnh
nhà sàn, trong âm vang tiếng nhạc cồng chiêng, hoà cùng những lời ca tha thiết
của các chàng trai, cô gái Mường. Về với Hoà Bình, về với bản sắc văn hoá
Mường cũng chính là đã tìm về cội nguồn, với lịch sử của dân tộc.
Người Mường Hòa Bình có câu:
Cơm nếp, cơm chăm trên nương trên ná,
Cá nhỏ, cá to trong ao dưới suối
Săn đuổi trong rừng được thú được chim,
Đi hái đi tìm được rau được quả.
Những câu trên đây phản ánh cơ cấu bữa ăn ở người Mường là họ vừa sản
xuất được từ đồng ruộng, nương rẫy, vừa thu lượm, săn bắt được trong rừng, dưới

34
sông suối, vừa nuôi được trong ao, trong chuồng; thành phần đủ cả cơm, rau, cá
thịt.
Chả cuốn lá bưởi: Cách chế biến món này khá đơn giản. Đầu tiên ta lấy thịt
lợn băm giã thật nhỏ và cho thêm 1 chút mắm, hành. Tiếp đến chọn lá bưởi phải
chọn lá bưởi non đầu xuân, không nên chọn lá non quá nếu không sẽ bị đắng và
cũng đừng già quá để khi cuốn với thịt sẽ không bị nát.
Người Mường làm chả lá bưởi để ăn quanh năm, nhưng muốn ăn món này
ngon nhất thì phải làm vào mùa xuân. Bởi, khi đó, cây bưởi đang độ ra hoa và kết
lộc non, nên lá bưởi non mùa này được cho là ngon nhất trong năm. Nó thấm
đượm hương vị của nắng, của gió và những cơn mưa.
Tiếp đến gói tròn lại hay làm vuông tùy ý, gắp đem nướng than hồng cho
chín thịt mà lá bưởi cũng xem xém. Khi căn miếng chả lá bưởi thơm giòn, gãy
mảnh lẫn vào phần thịt săn vàng làm tiêu tan sự ngấy, chỉ còn lại mùi thơm. Miếng
chả nuốt rồi còn lại chút tê tê đầu lưỡi. Đây là món nhắm rượu hấp dẫn và đặc
biệt nó là món thờ từ lâu đời dâng lên tổ tiên, thần thánh

Món chả cuốn lá bưởi.

Thịt trâu nấu lá lồm:


Lá lồm là một loại lá thân dây leo, lá có hình bầu dục, to bằng lá hoa hồng.
Lá còn xanh, có tính giòn dễ bóp vụn, lúc héo thì rất dai, phải thái chứ không bóp

35
được. Lá lồm có vị chua thanh như quả tai chua, ăn rất hợp khẩu vị với người
Mường.

Món thịt trâu nấu lá lồm


.
Thịt trâu rửa sạch và đem ướp với gia vị. Sau đó đem thịt thui cho thơm,
cạo sạch bụi rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng, hầm trong nồi đất chín kỹ.
Thịt trâu đảo qua cho săn rồi đổ nước ngập sâm sấp thịt. Đun tới khi thịt
chín mềm và cho lá lồm rửa sạch vào đun thêm khoảng 5ph nữa là chúng đã hoàn
thành món ăn mới lạ hấp dẫn rồi.
Người ta hay giã lá lồm nên một chút tấm gạo, bỏ vào nồi hầm với thịt trâu.
Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu chín nhừ và ngấm vị chua
của lá lồm. Khi ăn múc ra bát cho từng người, miếng gắp, miếng húp cho tiện.

3.3.2: Rượu cần


Ngoài những món ăn kể trên trong văn hoá ẩm thực dân gian của người
Mường còn có các loại rượu trắng, rượu cần. Rượu cần người Mường gọi là Rạo
Đoỏng, có nguồn gốc xa xưa, dùng trong các cuộc vui mừng thắng chiến trận.
Rượu phải đóng nén vào hũ, chĩnh; khi lấy ra uống cũng phải đóng lại. Do quá
trình phát triển xã hội, Rạo Đỏong phát triển cách dùng rộng ra trong các sinh
hoạt vui nhà mới, vui đám cưới, vui mừng tiếp khách hay các nghi lễ tín ngưỡng;
lồng với sinh hoạt rượu cần là sinh hoạt giao tiếp và thi ca sôi động, vừa mang
36
tính chất trữ tình, vừa mang tính trào lộng, nhằm ca ngợi thành quả tốt đẹp mối
tình tốt lành, trong sáng…
Rạo Đoỏng không chỉ lễ hội ở đình chùa làng mới cúng lễ người có công
mà tất cả cuộc sinh hoạt uống rượu cần trước khi uống đều khấn ông bà tổ tiên,
thành hoàng làng. Đối với các đình chùa lớn, ngoài tổ tiên, thành hoàng còn mời
các thần tối cao như Quốc Mẫu Hoàng Bà, thánh Tản, các vua cùng các vị thần
tôn ở đó.

Qúa trình làm rựợu cần và cách uống


Rượu Cần do những người phụ nữ Mường tự làm và thường là người phụ
nữ có tuổi. Làm rượu Cần là một quy trình chế biến rất công phu, muốn có 1 vò
rượu cần ngon thì trước hết cần phải có men tốt. Men để làm rượu của người
Mường được làm từ các loại cây cỏ trong rừng, nó có hương vị riêng.
Ban đầu nấu cơm lên sau đó bóp men để làm rượu Cần vào, trộn với trấu
rồi đem vào trong bình đựng rượu Cần. Trấu là bắt buộc phải có để khi uống rượu
mới cắm cần vào được. Nếu mà không có trấu thì men sẽ lắng xuống và không
thể hút rượu được. Do đó trấu tạo ra độ xốp để nước lọt vào thì mới hút lên được.
Trong văn hóa của người Mường tục uống rượu trở thành một nét văn hóa
riêng - văn hóa rượu Cần. Thưởng thức rượu cần là một sinh hoạt văn hóa cộng
đồng. Rượu Cần được dùng trong các ngày lễ lớn của gia đình, làng bản như ma

37
chay, cưới xin hay mừng nhà mới. Chĩnh rượu Cần được đặt giữa nhà sàn, anh
em bạn bè quây quần xung quanh. Người điều khiển cuộc rượu Cần gọi là Chí
Chám sẽ đong nước vào chĩnh rượu Cần bằng sừng trâu đã được mài nhẵn và
đánh bóng.

Mỗi lần uống là uống 1 sừng trâu nước, tương đương với 1 bát cơm. Ban
đầu mọi người cùng uống chung với nhau, sau đó lần lượt từng người uống riêng
và mỗi lần uống phải uống hết 1 sừng trâu nước. Khi uống cùng mọi người, ta có
thể không uống nhưng khi uống 1 người thì bắt buộc phải hút thật nhanh, bởi vì
về nguyên tắc khi rót rượu uống không kịp để rượu chảy tràn ra ngoài thì sẽ bị
phạt thêm 1 sừng trâu nước nữa.
Những cuộc rượu cần này thật là cuộc vui chung cả mường bản không chỉ
riêng nhóm người góp thóc ủ rượu. Trước khi uống không bao giờ người ta quên
nói lời cảm ơn chủ nhà có bàn tay quý, làm nên rượu ngọt, rượu thơm, vất vả lo
cho sớm hôm để hôm nay có rượu cần đem ra “ở chơi” chung vui với nhau. Những
người đến uống nhờ cũng có lời chào và cảm ơn những người trong nhóm và gia
đình đã cho họ góp vui. Sau đó mọi người uống vui như cuộc vui rượu cần cộng
đồng mường bản.

3.4: Phương tiện vận chuyển


Phụ nữ phổ biến dùng loại gùi đan bằng giang hoặc tre, 4 góc nẹp thành
thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở.
Nước sạch được chứa trong ống nứa to, dài hơn 1 mét vác vai từ bến nước
về dựng bên vách để dùng dần.

38
Đồng bào Mường vận chuyển vật dụng bằng cách dùng sức người để gùi,
gánh; dùng sức trâu để kéo gỗ, trâu, bò, ngựa kéo xe. Những làng người Mường
ở gần sông thì dùng thuyền, bè làm phương tiện vận chuyển.

39
4) VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

4.1: Ngôn Ngữ


4.1.1: Tiếng nói
Tiếng nói dân tộc Mường thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Việt
– Mường
Do dân cư trú gần dân tộc Thái Và nhiều nơi sống xen cư, cho nên người
Mường còn thành thạo Tiếng Kinh và Tiếng Thái.
Tiếng Mường cũng gần gũi với tiếng dân tộc Kinh cả các mặt ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp.

4.1.2: Chữ viết


Người Mường chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình.
=>> Qua khảo sát thực địa tại tỉnh Sơn La, có người Mường cho rằng họ
nghe được một số từ, nhất là từ chỉ số đếm của Myanmar trên tivi, khi xem bóng
đá. Phải chăng đây là những gợi ý Khoa học cần được nghiên cứu thêm trong
tương lai.

4.1.3: Tôn giáo


- Hiện nay người Mường theo đạo Kito giáo. Trước đây người Mường không theo
tôn giáo nào.
- Người Mường là dân tộc không ảnh hưởng nhiều bởi tôn giáo.

4.1.4 : Tín ngưỡng


- Đồng bào Mường tin vào đa thần giáo, coi vạn vật hữu linh, mọi vật
đều có hồn, linh hồn, thần linh.

- Các thần linh là những siêu nhân có khả năng tác đông tốt hoặc xấu đến con
người.

40
- Con người có 90 vía, 40 vía bê n phải và 50 vía bên trái. Vía đi lạc không biết
đường về với thân chủ, thì người đó bị ốm =>> Do đó, khi trong nhà có người ốm
đau, người Mường bắt đầu chạy chữa bằng thuốc lá, nhưng khi chạy chữa bằng
thuốc lá không khỏi họ tìm đến cách cúng ma tổ chức lễ “ kéo si”.

- Thực hiện lễ kéo si là để cúng vía cho người ốm. Sau khi chọn được ngày lành,
tháng tốt, con dâu trưởng đi đến từng gia đình trong làng xin mỗi nhà một nắm
gạo, còn con trai trưởng đi đến cây cổ thụ ở hướng mặt trời mọc cắt lấy một cành
si nhỏ mang về nhà.

- Cỗ cúng trong nghi lễ này thường đươ ̛̣c sá p đaṭ̛ tù ̛ 3 - 5 ma m. Tren mỗ i ma m đè u
có xoi, rươ ̛̣u

- Nghi lễ Kéo si của đò ng bào Mường thẻ hieṇ̛ sư ̛̣ gá n ké t hoà đò ng giư̂̃a thien
nhien và con người. Con người vun đá p cho cuoc̛̣ só ng, cho thien nhien them tươi
the m đe ̛̣p; thien nhien ta ̛̣o ra moi trường só ng trong lành cho con người, đem la ̛̣i
cho con người nguò n sinh lư ̛̣c, sú ̛ c khoẻ dò i dào đẻ chúng ta vui só ng, lao đong
̛̣
tić h cư ̛̣c, xay dư ̛̣ng bản làng no á m.

- Thờ Thần Núi :

+ Bên cạnh một nhân vật Lịch sử là thành hoàng làng, Người Mường thờ thần núi
như các xã ở huyện Lạc Sơn thờ thần ở Khụ Rộng lưng núi Ngheo của Đình Khói,
đình Cổi thờ thần núi Cổi thuộc xã Bình chân. Huyện Lạc Thủy thờ thần núi Lụ
núi Lạo ở xã Phú Thành, xã Phú Lão. Đó là những nhân vật thiêng liêng đã giúp
dân hoặc đánh giặc hay diệt trừ ma quỷ.

- Thờ thần Ruộng ở hầu hết khắp các huyện đều có các nhà miếu nho nhỏ ở cạnh
thửa ruộng hay nương đẻ thờ các ông đánh guốc , bà nhổ cây de, nhằm sự che
chở khỏi chim nuông, sâu chuột , vượn khỉ phá hoại,họ chỉ cúng lúc cấy và khi
gặt thì trả công bằng đặt nắm lúa tốt lên cho ông bà thờ.

41
- Thờ Thành Hoàng làng, người Đã có công giúp dân khai phá ruộng nương, đánh
giặc , trừ thú ác, chống bọn áp bức... Thờ Thành Hoàng làng ở đình làng hay ở
miếu làng trong các dịp tết, các lễ nông nghiệp và khi có công việc khẩn cầu.
- Thờ Thần Đất Nước. Loại thần này coi như vị cứu tinh của mọi người, thần sinh
ra con người, cứu khổ cứu nạn cho mọi người, là vị anh linh của đát nước. Vì thế,
hầu hết các đình, đền đều có thờ dù không đặt bát hương, long ngai, khi lễ, hội
đèu phải rước hay thỉnh mời về.
- Thờ Thần Đá. Do đi làm nương rẫy, làm vỡ hoang hay đi làm ruộng, lặn nước,
đi rừng đi núi gặp đá hình người. Đã quẵng đi nó lại trở lại, hay đã đem cho họ
một niềm tin nào đó. Nên hầu hết ở các xã đều thờ.

- Thờ Thần Rắn

- Thờ Thổ công, loại thần cai quản ngôi đất nhà ở. Mỗi năm thờ thổ công một lần
vào ngày tết.

- Thờ Thần chăn nuôi, loại thần ở trên trời thỉnh thoảng mới về trần gian.

- Thờ cúng Mụ sinh đẻ. Người có công sinh nở, Mang nặng đẻ đau mà ai cũng
phải mang ơn.

- Thờ Tổ Tiên. Hàng năm ngày lễ tết , ngày làm mùa, ngày cơm mới, nhà mới
cưới xin hoặc lâu ngày cúng thờ để tổ tiên không chết đói. Ở nhà dân không có
bàn thờ, chỉ khi cho ăn cúng lễ mới thỉnh về.
Người Mường không có giỗ như Người Việt, chỉ độ tháng ba âm lịch họ
mới tổ chức vào tu sửa mộ cúng khấn ông bà tổ tiên.

Tục Kiêng Kị:

42
- Toàn dân không ăn thịt rùa, vì là ân nhân người Mường. Rùa dạy cách làm
nhà, báo cho biết có nạn Đại Hồng Thuỷ, báo cho biết vua trời giả chết để thử
thiên hạ.
- Không đánh đập, không ăn thịt chim réo rạ, vì đã dạy cho chim Âu cái Ứa
cách ấp đẻ trứng thiêng nở ra người.
- Tục không gọi tên đẻ, tên khai sinh của người sang trọng, tuổi cao mà gọi
theo Mường hay tên con, tên cháu. Đối với các thần cũng thế, không gọi tên thật
mà gọi theo tên đất, núi, sông, tên theo nghề nghiệp, chức vụ. Cho nên đến nay
tìm nghiên cứu các tên nhân vật lịch sử rất khó khăn. Tục kiêng này không gì
khác là tránh sự ngạo mạn, giữ lịch tiệp trong giao tiếp đối xử như kiểu không
đội nón qua mặt người quý trọng.
- Đối với các đồ đạc trong gia đình, kiêng không quay tai xanh, tai ninh đồng
lên phía cửa vóong. Không đạp chân, gõ lưng dao vào ngưỡng cửa vóong, để
phân biệt nhà có đám hiếu mới như vậy. Và khi có ngừoi chết, họ đạp chân
ngưỡng cửa vóong gõ lưng dao ba tiếng cốc cốc cốc mà kêu khóc bố hoặc mẹ đã
chết.

4.2: Lễ Hội
4.2.1: Hát sắc bùa (Lạc Sơn - Hòa Bình)
Sắc bùa còn gọi là xéc bùa, có nghĩa là xách cồng. Hát sắc bùa là một hình
thức diễn xướng dân gian gắn với 1 số nghi lễ trong nông nghiệp nhằm cầu mong
một năm mới làm ăn thịnh vượng, đất đai phì nhiêu, con người gặp nhiều may
mắn.

43
Hát sắc bùa được tổ chức
từ mùng 2 đến mùng 7 Tết sau lễ
thờ cúng tổ tiên
Sắc bùa do phường bùa
tiến hành. Tổ chức phường bùa
thường gồm 12 người biết đánh
cồng và hát. Trong số 12 người đó chọn ra một người đàn ông có giọng hát hay,
có tài ứng tác đảm nhận việc thường, gọi là thầy thường. Thầy thường sẽ hát các
điệu hát dân gian Mường trong hoạt động sắc bùa.
Khi đi, đội hình của phường bùa được xếp theo hàng dọc: 4 người mang
chiêng đóng dẫn đầu; tiếp đến 8 người mang chiêng dàm; tiếp sau cả dàn cồng là
thầy thường, cuối cùng là 2 người gánh thúng đi sau nhận quà.
Trước khi xuất hành, thầy thường đọc lời xuất phát. Phường bùa vừa đi,
vừa đánh những bài cồng chiêng khác nhau. Tiếng cồng chiêng vang lên, khởi
sắc trong giây phút đầu ngày hội. Không gian âm nhạc của các điệu cồng chiêng
cổ truyền chuyển động theo đường mòn trong làng. Phường bùa đi đến đâu là
hàng trăm người dân đi theo xem thật đông vui. Khi vào cổng nhà ai, thầy thường
đánh cồng chiêng lên, cả phường vào sân, xếp vòng tròn theo thứ tự, xong phường
đập cồng chiêng 6 lần (3 lần lên, 3 lần xuống). Thầy thường hát bài chúc “phát
rác”, theo lối ứng khẩu ca ngợi gia cảnh, chúc gia chủ một năm mới tốt đẹp, an
khang, thịnh vượng. Chủ nhà đứng đầu cầu thang chăm chú nghe. Nếu không
muốn phường bùa vào nhà để nghe hát thì chủ nhà trao cho thầy một thúng thóc.
Thầy đọc bài “phát rác” tạ ơn, rồi cả phường bùa tiếp tục đến các nhà khác.
Trường hợp chủ nhà muốn nghe phường bùa hát bài thường thì mang ra
một chiếc mâm cỗ gồm có rượu, gạo, trầu cau và nén hương để mời thầy vào nhà.
Chủ nhà và thầy thường bắt đầu hát đối đáp để thử tài nhau. Khi phường bùa hát
kém, có thể bị “giam” dưới sân. Nếu phường hát thắng thì có thể rút lui êm thắm
hoặc lên nhà hát tiếp.
Chủ nhà trao quà cho phường bùa trước khi chia tay.

44
Hát sắc bùa là một phong tục gắn với mùa xuân người Mường, với đất
Mường, làm đẹp cho bản Mường mỗi độ xuân về, Tết đến.

4.2.2: Pồn Pôông (mừng hoa, chơi hoa)


Pồôn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, có người cho rằng nó bắt nguồn từ
sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”
Cây hoa trong pôồn pôông được gắn liền với truyện bi tình sử của nàng Ờm với
chàng Bồng Hương. Hai người yêu nhau tha thiết như đôi chim păng poóp, nhưng
bố mẹ nàng Ờm cậy giàu sang phú quý chia cắt tình duyên hai người. Chàng Bồng
Hương nhà nghèo khốn khó, cha mẹ nàng Ờm không những không gả con gái
cho chàng trai mà còn đánh đập nàng Ờm tàn nhẫn và đuổi khỏi nhà.
Đau đớn, nàng Ờm lần theo con suối và gặp chàng Bồng Hương. Hai người
rủ nhau vào rừng cùng ăn lá ngón để cùng chết bên nhau. Chàng Bồng Hương lấy
chiếc khăn trắng lau vết máu cho nàng Ờm, rồi vắt khăn lên cây chạng bạng. Cây
chạng bạng nâng niu chiếc khăn và biến chiếc khăn thành dây hoa bông trắng
quấn quýt cây.
Từ đó hoa bông trắng nở vào tháng ba, gặp mưa thì hoa có màu trắng, gặp
nắng thì hoa biến thành màu đỏ. Vì vậy, người Mường chọn cây hoa chạng bạng
có hoa bông trắng nở để mở hội "pôồn pôông", hoặc làm hoa bằng giấy trắng,
giấy hồng cắm lên cây chạng bạng để chuẩn bị cho hội pôồn pôông.
Lễ hội được tổ chức hằng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng
Ba và Rằm tháng Bảy, hay mùa gặt gọi là lễ hội mùa mừng cơm mới.
Trong tiếng Mường, “Pồôn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có
nghĩa là bông, bông hoa; “Pồôn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa.
Tổ chức lễ hội này, người Mường mong muốn cho mùa màng bội thu, cuộc sống
ấm no, nhà nhà hạnh phúc. Lễ hội vừa mang tính nghi lễ cầu phúc, cầu an vừa
mang tính chất giao duyên nam nữ.

45
Chủ của lễ hội là Ậu máy (còn gọi là bà máy). Ậu máy là người có uy tín
trong làng, được truyền nghề từ một Ậu máy đi trước, biết cúng bái, bốc thuốc
chữa bệnh, và múa đẹp, hát hay. Ngoài Ậu máy, lễ hội luôn cần ít nhất 6 người
nữa cùng diễn trò múa hát xung quanh cây Bông.

Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ
bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông
đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần linh và mời thần linh về chung vui cùng người
trần gian. Cây Bông được đẽo bằng thân tre, trên cây được treo 5 hoặc 7 tầng
những chùm hoa được làm từ gỗ của cây Chạng bạng nhuộm màu xanh, đỏ, tím,
vàng cùng các mô hình muông thú, nông cụ sản xuất... Để làm được cây bông cần
có những người thật sự khéo tay của bản Mường, làm mất nhiều thời gian và đòi
hỏi phải công phu

Bên cạnh cây bông là bàn rượu cần và các mâm cỗ lễ với các món ăn truyền
thống của người Mường trong dịp lễ như xôi ngũ sắc, canh Loóng, canh Môn...

Lễ hội Pồôn Pôông gồm có hai phần, phần lễ và phần hội (diễn trò). Trong
đó Ậu máy có vai trò như một người thầy cúng, là người dùng văn vần kể lại giai
thoại sinh ra trời đất, thông báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu, dân
làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, người người
hạnh phúc và mời thần tổ, vua cha về vui chơi...
Sau phần lễ của Ậu máy là phần hội. Tất cả các trò diễn đều xoay quanh
cây Bông, mô phỏng lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời
sống tâm linh văn hóa của người Mường. Các nhân vật tham gia lễ hội mặc trang
phục dân tộc Mường, trên vai vắt một dải khăn để điệu nhảy thêm uyển chuyển.
Họ múa mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, sản xuất vui chơi
hàng ngày như chia đất, chia nước, dựng nhà, đuổi thú dữ, trồng trọt, làm cơm
mời Mường..., sau đó mọi người tiếp tục nhảy múa quanh cây Bông, họ cất lên

46
những khúc hát giao duyên, lời ca hẹn ước trong tiếng cồng chiêng nhịp nhàng
vang lên rộn rã khắp bản làng
.
Lễ hội cuốn hút người xem ở sự khéo léo của người làm ra cây Bông với
những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và
hình những muông thú, nông cụ sản
xuất... cuốn hút người xem ở tài nghệ diễn
xuất của các Ậu máy, ở men rượu cần dịu
ngọt, món xôi ngũ sắc bắt mắt (màu sắc
được lấy từ lá cây) những món ăn mang
đậm hương vị núi rừng và đặc biệt cuốn
hút người xem ở những điệu múa uyển
chuyển mềm mại

Trò diễn Pồôn Pôông đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa
phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2017

4.2.3: Đâm đuống


Người Mường xưa sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa. Bởi vậy
chiếc đuống là hình ảnh biểu trưng của chiếc cối giã gạo. Đồng bào Mường
thường giã gạo bằng chiếc cối gỗ hình chiếc thuyền độc mộc dài từ hai tới ba sải
tay, chiếc chày giã dài như đòn gánh, giữa thân thon để vừa tay cầm.

47
Mở đầu buổi lễ là màn trình diễn của đội cồng chiêng.

Đâm đuống là hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong lễ hội và chỉ có
những phụ nữ biểu diễn, có tính nghệ thuật và tính tổ chức. Đâm đuống thường
được người Mường tổ chức vào dịp Tết, hội mùa, cưới xin và dựng nhà. Nó được
hình thành từ cuộc sống lao động của cư dân nông nghiệp vùng trung du, từ công
việc giã gạo bằng cối và chày gỗ của phụ nữ. Người Mường tin rằng tiếng đuống
càng vang, càng rộn ràng bao nhiêu thì năm đó sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu và dân làng gặp nhiều may mắn

Thầy mo và cô gái Mường làm lễ khấn thần, tổ tiên ước khi vào lễ hội.

48
Thầy mo làm lễ khấn mát nhà, vẩy nước xung quanh sân lễ.

Đồng bào Mường thường giã gạo bằng chiếc cối gỗ hình chiếc thuyền độc
mộc dài từ hai tới ba sải tay, chiếc chày giã dài như đòn gánh, giữa thân thon để
vừa tay cầm.

Chiếc đuống của người Mường làm bằng gỗ, có hình chiếc thuyền độc
mộc, dài từ hai đến ba sải tay.

Đâm đuống là hình thức dùng chày gõ vào đuống theo quy tắc và nhịp
chày nhất định. Khi đâm đuống tay cầm chày đâm từ trên xuống kết hợp yếu tố
phồn thực hài hoà âm dương, sự kết hợp giữa chày và đuống tạo ra nhịp điệu hài

49
hoà, nhịp nhàng. Đâm đuống có 3 yếu tố cơ bản: đánh, giã và đập: giã là đâm
thẳng đầu chày vào thành đuống, đánh là đánh 2 cạnh của đầu chày vào nhau, đập
là đập cạnh đầu chày vào thành đuống.
Đội hình đâm đuống chia thành 2 bộ phận đuống cái và đuống con:
đuống cái do 1 người đảm nhiệm, phải là người đông con nhiều cháu, người có
sức khoẻ như bà, bác gái. Đuống con do một nhóm người đảm nhiệm như con
dâu, cháu và theo nhịp của đuống cái. Diễn xướng đâm đuống của người Mường
có 3 điệu chính: đuống các, đuống tung ống và đuống kham.
Khi đâm đuống, đồng bào
Mường thường chia thành các đôi
đứng đối diện nhau qua đuống. Số
đôi phụ thuộc vào chiều dài của
đuống, thường người phụ nữ nhiều
tuổi nhất đứng đầu cối, giã ba tiếng
“Kênh, keng, kinh” mở màn, tiếp
theo đến những đôi sau sắp sếp theo
thứ tự trong nhà hoặc theo tuổi tác.
Âm thanh đuống trầm, chắc nịch là
khi chày được đâm thẳng xuống lòng đuống. Âm thanh đuống cao, hơi đanh là
khi chày gõ vào thành đuống. Thông thường, gõ vào thành đuống là để dồn những
hạt lúa đã tách ra khỏi bông rơi xuống đáy đuống. Chính cách làm cho hạt lúa rơi
xuống đáy đuống đã làm nên những âm thanh khác nhau. Người Mường đã sáng
tạo nên cách phối hợp các âm thanh đó thành âm nhạc, thành những bài bản chàm
đuống thú vị.
Hình thức giã gạo đã được nghệ thuật hóa để làm đẹp, mua vui. Tục
đâm đuống của đồng bào dân tộc Mường là một tục lệ đẹp, thiết thực, biểu hiện
tấm lòng trân trọng thành quả lao động của con người trong sản xuất nông nghiệp
và sự đoàn kết giữa người với người ở bản Mường.

50
4.2.4: Tết của người Mường
Tết năm mới của người Mường là phong tục đẹp chứa đựng nhiều biểu
tượng tín ngưỡng văn hóa từ ngàn xưa truyền lại, mang đậm tiếng nhân văn cao
cả. Hiện nay người Mường vẫn giữ lại được những tín ngưỡng văn hóa cổ truyền
với nhiều nét đẹp đặc trưng.

Đối với người Mường tết nguyên đám cũng là cái tết quan trọng nhất, to
nhất trong năm. bắt đầu từ ngày 27 đến ngày 28 tháng chạp, mỗi gia đình người
Mường đều dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ tổ chức làm những mâm cơm thịnh soạn
để dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó người ta gọi là làm tết bữa đó các con cháu
trong nhà bắt đầu làm cỗ dâng tổ tiên bằng thịt gà, thịt lợn, xôi, rượu và các loại
đồ lễ khác. Cỗ tết của người dân tộc Mường sẽ gắn liền với tập tục sinh hoạt của
gia đình họ và có nét riêng đó là mâm cỗ lá dâng lên tổ tiên trong ngày tết. Để
làm mâm cỗ lá trong ngày tết người Mường sẽ chuẩn bị một con lợn mường,
giống lợn bản địa được người dân nuôi trong năm dành vào dịp tết sẽ thịt lợn làm
cỗ dâng lên tổ tiên và là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình người
Mường chuẩn bị cho dịp tết.

Lợn sau khi được làm lông sạch đem thui bằng rơm để da lợn có màu vàng
óng. Người Mường cho rằng việc thui lợn bằng rơm là mong ước một năm mới
được mùa, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Thịt lợn và xôi đồ là hai món
chính trong mâm cỗ lá Tết của người Mường.

Trong lúc những người con cháu chuẩn bị mâm cỗ lá các vị cao niên trong
dòng họ sẽ dành thời gian chuẩn bị mâm ngũ quả.

51
Mâm ngũ quả của người Mường.
Trong văn hóa của người Mường mâm ngũ quả có vai trò rất quan trọng
bởi mâm ngũ quả biểu trưng cho sự hài hòa của thiên nhiên với con người trong
thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sự hài hòa này phải đảm bảo để
tạo linh khí cho gia đình và cũng là điềm báo hiệu gia đình đã sẵn sàng chào đón
tết. Chính vì vậy mâm ngũ quả không được đặt chung với bàn thờ gia tiên mà đc
đặt nơi cột cái - cột linh thiêng và quan trọng nhất trong ngôi nhà sàn của người
Mường.

Người Mường quan niệm mâm ngũ quả kết nối thần linh với những người
đang sống trong ngôi nhà. Bởi vậy mâm ngũ quả thường được bày biện bởi những
người cao niên trong gia đinh. Có thể thấy qua bài trí mâm ngũ quả những giá trị
tâm linh cũng như nhân văn của người Mường được biểu đạt mạnh mẽ. Người
52
Mường tôn trọng những giá trị thiên nhiên gắn liền với truyền thống văn hóa lâu
đời nơi con người sống hài hòa với thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước. Biểu
đạt cho tính văn hóa ấy còn là nếp sống được phác họa thông qua quá trình chế
biến món xôi đồ, bánh chưng, bánh ống của người Mường trong dịp đón tết. Đồ
xôi không chỉ là món ăn mang tính bản sắc văn hóa mà nó còn là tiêu chuẩn của
người phụ nữ Mường. Xôi sau khi đồ mà đạt được sự thơm, mềm, dẻo trong mâm
cỗ lá sẽ là biểu trưng cho lòng thành kính dâng lên tổ tiên của người phụ nữ trong
gia đình. Ngoài ra, những món bánh như bánh chưng, bánh ống, bánh uôi không
chỉ là món ngon trong dịp tết cổ truyền mà còn được gói ghém cả tấm lòng để
người Mường biến những món ăn đơn giản này trở thành những món quà tết. Khi
mà mọi thứ đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ cũng là lúc người Mường tỏ lòng
thành kính thông qua mâm cỗ dâng lên tổ tiên, ông bà giữ đạo làm con, uống
nước nhớ nguồn.
Các phường bùa bắt đầu đi Hát Sắc Bùa thực chất là đi tới các gia đình để
chúc tết. Cách chúc tết này rất độc đáo mà chỉ có ở dân tộc Mường mới có.
Phường bùa thực chất là đội hình diễn tấu chiêng có từ 6-12 người, trong đó có
một người đứng đầu gọi là trưởng phường đoàn đi đến đâu tấu chiêng sắc bùa đến
đấy. Khi vào nhà ai đều cất bài hát chúc tết gia đình. (Hát Sắc Bùa đã có ở trên)
- Lễ hội khai hạ
Ngày mùng 7 tháng Giêng tức là ngày khai hạ. Đây cũng là ngày cuối cùng
của tết. Các gia đình có tổ chức tết lại cũng sắp mâm cúng mời tổ tiên và thành
hoàng. Vào ngày này hầu như khắp làng Mường đâu đâu cũng thấy tổ chức các
lễ hội thưởng mùa Mường Bi và lễ khai hạ đầu năm mới. Lễ hội Khai hạ Mường
Bi, hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng, Lễ mở cửa rừng của người với ý nghĩa năm
mới cầu mùa màng thịnh vượng, may mắn. Đây là dịp để người Mường nghỉ ngơi,
vui chơi và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.
Ngay từ sáng sớm, dân bản đã chuẩn bị 3 mâm lễ cúng đưa từ nhà trưởng bản ra
miếu nơi thờ đức mẹ Hoàng Bà - người có công truyền dạy cho dân Mường biết
cày bừa, cấy hái lúa, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, khai mương mở nước, dẫn thủy

53
nhập điền, chăn nuôi gia súc gia cầm... Miếu còn là nơi cúng cộng đồng gồm:
Đức vị vua Cả, 3 vị vua Non, vua Quân Thái Hậu, vua 2 thành hoàng Quan Lang
bản thổ.

Thầy mo thỉnh chiêng khai hội.

Nghi lễ thờ thần linh.


Mâm lễ được bày biện xong, chức sắc già làng, trưởng bản, dân làng tề tựu
đông đủ, thầy cúng bắt đầu hành lễ. Thầy cúng mời đức mẹ Hoàng Bà và các vị
thần linh về dự Lễ hội Mường Bi.
Thầy cúng gieo quẻ âm dương, các vị thần linh đồng ý sẽ thực hiện nghi lễ
rước Thánh ra sân hội. Trên sân hội, tưng bừng diễn ra các hoạt động văn nghệ
và trò chơi dân gian như: Thi đánh chiêng, hát ví đối, đâm đuống, ném còn, đẩy
gậy, bắt cá trong chum, bắn nỏ, chọi gà... Dân Mường thỏa thích vui chơi.

54
Thi tài hát đối, hát trao duyên.

Trong khi phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, tại cánh đồng
đẹp nhất làng, Lễ thức xuống đồng được tiến hành. Lễ thức xuống đồng cày để
mở đầu cho một năm mới làm ăn thịnh vượng. Lễ thức xuống đồng xong, dân
làng rước Thánh về miếu thờ.
Sau khi thực hiện nghi lễ 7 tuần dâng cơm, 4 tuần tế lễ, thầy cúng tiễn đưa
đức mẹ Hoàng Bà và các vị thần linh về đất thánh. Dân làng lại tiếp tục tưng bừng
các hoạt động đến khi tan hội.

Dân làng rước Thánh ra sân hội.

Đây là lễ hội đầu năm mới có quy mô rộng khắp trong xứ Mường Hòa
Bình. Sau ngày này tiệc ăn tết đã hết mọi người bắt đầu ra đồng cày cấy vụ lúa

55
đầu trong năm. Ngày nay đời sống kinh tế của người Mường đã thay đổi nhưng
nếp sống, tập tục ngày tết vẫn giữ nguyên cùng với những hoạt động thăm hỏi
chúc tết gia đình, láng giềng, chính quyền địa phương còn tổ chức vui chơi cộng
đồng cho bà con vào dịp xuân sang. Người dân Mường đang đón 1 năm mới với
hy vọng được mùa, sung túc cho cả năm.

4.3: Văn Học Dân Gian


Người Mường có một nền văn học dân gian khá phong phú.
Văn học dân gian của người Mường chủ yếu là văn học truyền miệng, bởi
trước đây đồng bào chưa có chữ viết và cũng như nhiều dân tộc khác ở nước ta,
người Mường chọn cách thể hiện và lưu giữ những tác phẩm văn học của mình
dưới dạng văn vần – thơ. Thơ đòi hỏi tu từ chính xác và do đó nội dung cốt truyện
trong thơ được ổn định, người dân dễ nhập tâm, dễ thuộc.
Ca dao tục ngữ Mường phản ánh cuộc đấu tranh của người dân lao động
với bọn thống trị, mặt khác ca ngợi lao động, tình yêu.
Các truyện thơ nổi tiếng của người Mường như: Út Lót Hồ Liêu, Nàng Nga
Mai Mối, Nàng Ờm chàng Bồng Hương, … Những truyện thơ này bám theo chủ
đề tình yêu nam nữ, phản ánh mối tình thủy chung son sắt, nhưng lại gặp hiều
trắc trở và chính những trắc trở đó làm nổi lên tình yêu chân thành, trong sáng
của con người. Truyện thơ dân tộc Mường còn phản ánh cuộc đấu tranh thiên
nhiên vất vả,
Truyền thuyết Mường khá phong phú, nhiều ít đều có phần phản ánh những
sự kiện xã hội và lịch sử qua các thời kì. Nhân vật chính trong các truyện cổ tích
thường là những người mồ côi nghèo khổ, …
Một thể loại văn học dân gian khác của người Mường rất được các nhà
nghiên cứu quan tâm là thơ ca nghi lễ. Bởi trong thể loại thơ ca này chứa đựng
thế giới quan và nhân sinh quan của người Mường. Đó là những bài Mo, bài khấn
do ông Mo đọc và hát trong nghi lễ cúng tang ma, khi cúng ma, cầu vía. Một tác
phẩm văn học nghi lễ nổi tiếng ủa người Mường là “Mo sử thi dân tộc Mường”

56
– đây là một tài liệu văn học dân gian có giá trị khoa học và nghệ thuật lớn. Trong
kho tàng văn học
dân gian Mường
không thể không
kể tới tác phẩm
“Đẻ đất đẻ nước” là
một tài liệu văn học
dân gian có giá trị
gạt bỏ những yếu
tố hoang tưởng và
những cái do tầng
lớp thống trị đưa
vào nhằm đề cao uy thế của mình, nó không những có giá trị về mặt văn học mà
còn có giá trị về nhiều mặt khác nữa.

Tóm tắt sử thi “Đẻ đất đẻ nước”:


“Đẻ đất đẻ nước” là một bộ sử thi, tác phẩm văn học dân gian của người
Mường ở Việt Nam. Đây là bộ sử thi lớn, hiện sưu tầm được 10 bản, bản trung
bình 8 nghìn câu, bản dài nhất 16 nghìn câu. Tác phẩm này được bảo tồn và lưu
truyền dưới hình thức truyền miệng, tập trung đầy đủ nhất dưới hình thức "mo"
(hát cúng)
Đẻ đất đẻ nước là nơi hội tụ hệ thống những câu chuyện thần thoại về sự
hình thành trời đất của người Mường. Tác phẩm kết tụ đặc điểm của hai thể loại
văn học dân gian: thần thoại và sử thi dân gian. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được kể
bằng văn vần kể về sự sinh ra trời đất, con người như thế nào. Giải thích nguồn
cội của đất nước, của bản mường, con người. Sử thi phản ánh một giai đoạn lịch
sử của người Mường. Và quan trọng được diễn xướng trong đám tang. Người
Mường có ông Mo nên trước khi tiễn người chết về với thế giới bên kia thì ông
Mo muốn đọc cho người chết lai lịch về con người; con người từ đâu đến, tồn tại

57
như thế nào, đưa tiễn về thế giới như thế nào. Vì thế người ta gọi đây là sử thi
sống, có ý nghĩa với đời sống con người.
Ngay từ thuở xa xưa, dân tô ̛̣c Mường không ngừng nhâ ̛̣n thức, khám phá
và lý giải nguồ n gố c muôn vâ ̛̣t và loài người, không ngừng tìm hiể u như̂̃ng hiê ̛̣n
tươṇ̛ g tự̛ nhiên đầ y bí ẩ n tác đô ̛̣ng lên sự̛ số ng con người. Người Mường cho rằng
không có thần linh hay thần thánh nào sinh ra đất, nước mà chính tự nhiên đã đẻ
ra đất, trời, đẻ ra nước nên mới có sông, suối. Đây là tác phẩm truyền miệng,
truyền cho nhau qua việc diễn xướng khiến họ giữ được sử thi và vẫn đảm bảo
được tính thống nhất của sử thi.

Có thể nói, sử thi Đẻ đấ t đẻ nước là mô ̛̣t công triǹ h văn hóa, trong đó có cả
văn ho ̛̣c dân gian, văn hóa dân gian, cả triế t ho ̛̣c, sử ho ̛̣c, dân tô ̛̣c ho ̛̣c. Trong sử
thi Đẻ đấ t đẻ nước có thể nhâ ̛̣n thấ y như̂̃ng đă ̛̣c trưng, sắ c thái riêng của nghê ̛̣thuâ ̛̣t
dân gian. Cách cảm, cách nghi ̂̃ của người miề n núi xưa đẫ ta ̛̣o nên cách nói năng
mang dấ u ấ n riêng biê ̛̣t. Người Mường dùng lố i đố i lời, đố i câu ta ̛̣o nên như̂̃ng
hiǹ h ảnh trùng điê ̛̣p, chồ ng chấ t tầ ng tầ ng lớp lớp, phù hơ ̛̣p với cấ u trúc có tiń h
hoành tráng của sử thi.

4.4: Văn Nghệ Dân Gian


Về âm nhạc, ngoài nhị, sáo, trống, khèn bè, …, cồng là 1 loại nhạc cụ đặc
sắc của dân tộc Mường. Trong âm nhạc và sinh hoạt âm nhạc, cồng chiếm 1 vị trí
quan trọng nó được chơi thành nhiều bài bản khác nhau: bông trắng, bông vàng,
cá rồng, đi đường leo dốc, Tiếng chày gĩa gạo cũng có âm thanh nhạc điệu như 1
loại nhạc.
Vùng Mường Vĩnh Phú còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn
nhà tạo thành những tiếng động mang tiếng nhạc gọi là đâm đuống. Trong nghệ
thuật dân gian cũng phải kể tới những trang trí trên cạp váy và mặt chăn.

58
4.4.1: Sáo ôi:
Sáo ôi hay còn gọi là kháo ôi hay ống ôi là 1 loại sáo dọc có 4 lỗ, 2 lỗ có
khoảng cách thưa, 2 lỗ cách nhau dày hơn được tạo bởi từ 1 ống nứa tép. Sáo ôi
được làm bằng nứa, khi chọn cần chọn 1 cành nứa sành, mọc ở đằng Đông và
ngọn của nó cũng hướng về đằng Đông, không được cụt ở phần ngọn. Thân cây
có đường kính 1,5 cm hơi ngả màu vàng óng, chiều dài của ống từ đốt này đến
đốt kia là khoảng 68-70 cm. Đặc trưng của sáo ôi là 4 lỗ nhưng lại có 5 hàng âm
là: đồ, mi, pha, son, si. Cũng có người gọi nó là 5 cao độ: nốt hò, nốt sự, nốt sang,
nốt xê, nốt cống. Lỗ chính giữa được
khoan phía dưới ống (dùng ngón cái
để bấm), 3 lỗ còn lại nằm phía trên
ống, 1 lỗ để thông hơi ở phía trên đốt.
Khi thổi, dùng lá chuối bịt kín lỗ dùi
phía đầu thổi để cho hơi không thoát
ra ngoài, mà thông thẳng từ ống trên
xuyên qua đốt xuống ống dưới, phát ra âm thanh. Khi thổi người ta dùng 4 ngón
tay để bấm và điều chỉnh các lỗ theo độ vang cao thấp của cây sáo. Tùy từng hoàn
cảnh thì người chơi sáo ôi thổi nhanh hay chậm, sáo ôi được sử dụng nhiều nhất
khi thủ thỉ tâm tình, giãi bày nỗi niềm với người yêu.
Dân tộc Mường còn lưu giữ xuất xứ cây sáo ôi từ 1 nhân vật thần thoại trong
sử thi “Đẻ đất đẻ nước”. Chuyện kể rằng, đức vua Dần là người cai quản xứ
Mường Vang, lấy nàng Ngần, nàng Ngà về làm vợ, một lần vua làm 2 vợ phật ý
nên bỏ về nhà mẹ đẻ. Ít lâu sau, vua Dần đi đón vợ nhưng cả hai đều không chịu
về. Trên đường trở về nhà, đi qua bụi nứa tép tiện có dao trên người vua chặt 1
cây nứa về làm sáo để thổi, tiếng tha thiết của cây nứa như thấu hiểu tâm trạng
của người chồng dành cho vợ, nên từ đó cây sáo ôi được gọi là cây sáo nghĩa tình

59
4.4.2: Cò ke
Là 1 nhạc cụ họ dây có cung kéo, nó
có cần đàn làm bằng 1 đoạn tay tre uốn
thẳng, cắm xuyên qua 1 đoạn tre rỗng suốt
2 đầu. Đầu trên của cần đàn có lỗ để cắm
trục chỉnh dây. Phía trước của đoạn ống
được bịt bằng 1 mảnh mo măng tre hoặc 1
tấm da ếch, da trăn hay da rắn giúp ống trở
thành bộ phận tăng âm. Cò ke có 2 dây đàn
bằng xơ dứa hoặc tơ tằm se, vuốt lá khoai.
Người ta chỉnh 2 dây cách nhau 1 quãng 4
hoặc 5.
Cung kéo là 1 miếng cật nứa được
kéo cong lại bằng 1 túm xơ dừa hay lông
đuôi ngựa. Cung kéo này nằm rời khỏi dây đàn, không bôi nhựa thông nhằm tăng
thêm độ ma sát. Trước khi chơi nhạc cụ này, người ta nhúng túm xơ dừa hoặc
lông đuôi ngựa vào nước. Trong lúc diễn, nếu thấy túm xơ dừa hay lông đuôi
ngựa bị khô, họ nhổ nước bọt vào để làm ướt trở lại.
Âm thanh của cò ke không chuẩn vì dây mắc khá cao so với cần đàn, ngoài ra nó
không có bộ phận chỉnh độ cao dây buông như ở đàn nhị của người Việt.

4.4.3: Cồng chiêng:


Là 1 loại nhạc cụ đặc sắc, gắn bó với người Mường từ khi lọt lòng đến khi
qua đời. Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Chiêng
được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới
hoặc dùng cho các đoàn đi săn. Cồng chiêng là những báu vật tượng trưng cho sự
giàu có, sang trọng của mỗi gia đình người Mường. Cồng chiêng có giá trị rất lớn
cả về tinh thần lẫn vật chất. Trước đây, người Mường dùng trâu to bò lớn để đổi
được chiếc cồng, chiếc chiêng. Xưa kia, người ta cũng tiến hành đúc chiêng, thợ

60
đúc có cả thợ Mường lẫn thợ Kinh từ xuôi lên, và xuất hiện sự trao đổi buôn bán
cồng chiêng giữa vùng này và vùng
khác.

Theo loại hình và chất liệu,


người Mường chia chiêng thành 2
loại: chiêng hơ và chiêng nay. Chiêng
hơ là chiêng cổ xưa, cái núm chiêng sáng hồng và bóng lên. Mặt chiêng thường
nổi mụn nhỏ li ti, sờ vào thấy ráp ráp. Cũng có nơi gọi là chiêng chô cóc. Chiêng
nay thì đồng đỏ như chiêng thau, có những nốt tựa như búa ghè. Xét về toàn diện
thì chiêng nay kém giá trị hơn chiêng hơ. Xét về âm thanh, thì độ vang của chiêng
nay không được đẹp bằng chiêng hơ. Một dàn chiêng Mường phải có đủ 12 chiếc,
ý nghĩa của dàn chiêng này là biểu tượng cho 12 tháng của 1 năm. Tính theo vòng
quay của mặt trăng, một năm là sự giao thoa của 4 mùa để bắt đầu từ con số 1.
Sự giao thoa của từng chiếc chiêng là sự âm hưởng của 12 tháng. Nếu không đủ
1 bộ chiêng 12 chiếc thì ít nhất phải có 4 - 5 chiếc trở lên.
Bộ chiêng đầy đủ 12 chiếc được chia làm 3 nhóm:
+ 4 chiêng dàn - chiêng khầm là loại có kích thước lớn, âm thoát ra thuộc âm khu
trầm trong dàn.
+ 4 chiêng bồng - chiêng đục bồng gồm những chiếc có kích thước vừa phải, âm
phát ra thuộc âm khu giữa trong dàn.
+ 4 chiêng Tle - chiêng chót là những chiếc chiêng có kích thước nhỏ nhất, âm
phát ra thuộc âm cao nhất trong dàn.
Khi trình diễn dàn chiêng, người ta thường đánh những tiếng chiêng mở
đầu là chiêng gióng với ý nghĩa gióng lên trước để hướng dẫn dàn chiêng và gây
sự chú ý đến người nghe. Bộ này gọi là bộ gióng với các chiêng từ chiêng 3 đến
chiêng 7.
Dùi để đánh cồng chiêng được làm bằng gỗ ổi, gỗ sến, hay gỗ cây vông,
đầu dùi được bọc bằng da, bằng vải có đan sợi gai bên ngoài. Da bọc dùi thường

61
được chọn từ da của bộ phận sinh dục các loại trâu, bò, nai… Chiêng có buộc dây
để khi đánh người ta xách chiêng trên tay. Dây chiêng thường được buộc, bện
bằng dây sợi gai hoặc bằng vỏ cây dó cho êm và không bị mất tiếng.

62
5) VĂN HÓA TỔ CHỨC XÃ HỘI
5.1: Cơ Cấu Tổ Chức Làng, Bản, Buôn
Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, xã hội người được đặc trưng bằng
chế độ lang đạo (có thể gọi là chế độ nhà Lang), tính chất và quan hệ của nó khá
phức tạp và tùy theo từng khu vực mà có những nét khác nhau.
Đơn vị cơ sở của xã hội là xóm (hoặc chòm, ở nhiều vùng còn gọi là quel
hay quên), hoặc gọi là làng (ví dụ như ở Thanh Hóa) và các mường. Mỗi xóm có
một địa vực, có phạm vi ruộng đất, nương rẫy, núi rừng hoặc có thể có những hệ
thống thủy lợi riêng do dân ở đó xây dựng. Quan hệ trong làng xóm chủ yếu là
quan hệ khu vực và láng giềng, chứ không phải quan hệ huyết thống.
Khoảng trên dưới một chục xóm hợp lại thành một mường nhưng cũng có
mường trên 20 xóm như ở Mường Bi, Mường Vang thuộc tỉnh Hòa Bình (cũ).
Thực ra ranh giới của mường không hoàn toàn cố định. Mường có thể phát triển
do những người đứng đầu có thể lực lấn chiếm hoặc dung cách này hay cách khác
mở rộng thêm đất đai. Ngược lại nó cũng có thể bị thu hẹp khi người cầm đầu thế
yếu, không giữ được đất đai toàn vẹn. Đứng đầu một mường thường gọi là “lang
cun” (ở Thanh Hóa gọi là “đạo mường”, ở Vĩnh Phú gọi là “ngài” hay “thổ tù”),
nắm quyền chi phối trong mường. Giữa các mường vẫn mang tính chất độc lập
nhất định, chưa thấy hiện tượng một “lang cun” có quyền hành bao trùm lên nhiều
mường. Nhưng từng thời kì, do nguyên nhân nào đó, có những lang cun trở nên
mạnh, có thế lực thì những lang ở các mường lân cận phải kính nể.
Trước cách mạng Tháng Tám, nhìn chung trong xã hội Mường đã hình
thành hai giai cấp, giai cấp bóc lột (là lang đạo) và giai cấp bị bóc lột (là những
người dân lao động trong xóm, trong mường, hằng năm phải đi làm không công,
biếu xén, phục dịch…). Tuy nhiên sự phân hóa này còn chưa sâu sắc. Trước đây,
giữa các vùng, xã hội phát triển không hoàn toàn giống nhau, có vùng còn tồn tại
chế độ lang đạo, có vùng chế độ đó đã tan rã, tổ chức xã hội đã tương tự như miền
xuôi. Song ngay cả vùng còn chế độ lang đạo, bộ máy tổ chức và trên nhiều mặt
vẫn có những nét khác biệt nhất định.

63
Lang đạo theo chế độ thế tập, lang cun là con trưởng cửa chi rưởng, trên
danh nghĩa đứng đầu mường, nhưng chủ yếu cai quản “xóm chiềng”. Đây thường
là xóm lớn nhất, ruộng đất nhiều. con thứ hoặc con trưởng ở ngành thứ cai quản
các xóm nhỏ gọi là lang xóm hay đạo. Nhìn chung các thổ lang giữ địa vị thống
trị, nắm quyền quản lí, phân phối ruộng đất trong mường, trong xóm. Giữa lang
và dân có sự cách biệt nghiêm ngặt.
Những lang cun cai quản nhiều đất đai, nhiều dân có nhiều của cải đồng
thời lại năm những chức vụ trong bộ máy chính quyền thực dân phong kiến là
những kẻ có thế lực.
Thổ lang có một số người giúp việc (gọi là ậu) để điều hành các công việc
trong mường, trong xóm, có nhiều chức ậu khác nhau, giữa các khu vực có sự
khác nhau về số lượng và tên gọi các ậu. song nhìn chung họ có những nhiệm vụ
giống nhau như: lo thu thóc, thu hiện vật, lo việc cúng bái, cưới xin, ma chay…
và nhiều công việc khác. Họ được hưởng phần ruộng công của mường, ít nhiều
tùy theo chức vụ của mình. Ậu không phải là chức vụ cha truyền con nối, họ đều
xuất thên từ tầng lớp bình dân, do lang cất nhắc hoặc loại bỏ.
Dân là tầng lớp bị trị, bộ phận đông đảo nhất là nông dân, họ được nhận
một phần ruộng để sinh sống nhưng có nghĩa vụ là phải đóng góp, tạp dịch, phu
phen, biếu xén,…cho nhà Lang. Ngoài ra cũng có bộ phận không nhận ruộng và
cũng không có ruộng tư phải sống nhờ nương rẫy, đời sống kinh tế gặp rất nhiều
khó khăn.
Ngoài ra, làm việc cho nhà Lang có một số ít người thân phận thấp kém:
đa phần là người bị phạt vạ, không lo được tiền chuộc, người không trả được nợ
hoặc quá nghèo túng phải đi ở, phục dịch.
Về vấn đề phân chia ruộng đất trong làng, trước cách mạng Tháng Tám
ruộng đất của người Mường chia làm nhiều loại: ruộng lang, ruộng ậu, ruộng dân
và ruộng tư.
Ruộng lang chiếm diện tích đáng kể, là những ruộng gần như có điều kiện
canh tác tốt nhất, nhưng chủ yếu không phải do nhà lang trực tiếp kinh doanh.

64
Nhân dân lao động trong làng, xóm dưới quyền cai quản của nhà lang phải đến
làm không công dưới các hình thức làm xâu, làm nõ.
Ruộng ậu là phần ruộng đất chia cho các chức ậu. Sau khi nhận ruộng ậu
phải hoàn thành những nhiệm vụ được nhà lang giao phó, đồng thời vẫn phải
đóng góp, phục dịch, biếu xén… cho nhà lang.
Ruộng dân còn được gọi là ruộng phần việc hay ruộng phần phu. Ai nhận
phần ruộng này thì phải đi làm xâu, làm nõ, đi phu phiên, biếu xén… theo quy
định của nhà lang. Trên danh nghĩa, ruộng dân là ruộng công, quyền phân phối
nằm trong tay lang đạo. So với ruộng ậu, ruộng dân xấu và mỗi phần cũng ít hơn.
Tuy nhiên ruộng không phải theo định kì chia lại mà trong những trường hợp nào
dó mới có sự điều chỉnh, dân có thể được nhận lâu dài trong suốt đời, thậm chí
chia cho con cái nếu vẫn hoàn thành được nghĩa vụ phải làm. Mặt khác, người
nhận ruộng cũng có quyền trả lại ruộng và trả lại những nghĩa vụ cần phải làm
khi nhận ruộng. Lang đạo không được phép lấy ruộng dân và ruộng ậu chiếm làm
của riêng.
Ngoài ra, còn một loại ruộng khác gọi là ruộng tư, nhưng chỉ chiếm diện
tích rất nhỏ, do người dân tự khai phá nên họ được quyền đem bán và được quyền
thừa kế.
Những hình thức bóc lột của chế độ lang đạo có thể quy về xâu hay nõ.
Xâu là hình thức làm tập đoàn trên diện tích ruộng của lang, nõ là hình thức làm
theo từng hộ. Toàn bộ nông cụ, trâu bò … đều từ nhân dân, đây là hình thức bóc
lột quan trọng của chế độ lang đạo trong xã hội Mường. Bắt vạ cũng là một hình
thức bọc lột, dân bị phạt vạ phải nộp phạt, nhà lang được thu một phần trong số
đó hoặc toàn bộ. Ngoài ra còn có hình thức tước đoạt trắng trợn gọi là thu lụt. Khi
người chủ gia đình chết đi, không có con trai nối dõi thì gia sản bị tịch thu phần
lớn, ruộng đất bị rút về. Việc đóng góp hang năm vào các kì tế lễ, hội hè trong
mường, trong xóm, hoặc nhà lang có giỗ, tết, ma chay, cưới xin, … là nhiệm vụ
không thể thiếu được của người dân trong làng người Mường.

65
Trên đây nói về cơ cấu tổ chức, quản lí nơi chế độ hang đạo còn hiện hành.
Đối với những vùng chế độ đã tan rã, thì được thay thế bằng bộ máy tống lý, kỳ
hào, tình hình phát triển xã hội tương tự miền xuôi.

5.2: Cơ Cấu Tổ Chức Dòng Họ


Về quan hệ dòng họ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước đây người
Mường không có họ mà chỉ có tên người. Sự hình thành tên họ có lẽ gắn liền với
sự hình thành bộ máy cai trị trong xã hội Mường. Một số dòng họ nắm quyền
thống trị lâu đời là Đinh, Quách, Bạch, Hoàng, Hà, Xa… Trong đó họ Đinh và
Quách là hai dòng họ có thế lực mạnh nhất, được cho là những người thuộc tầng
lớp quý tộc, thuộc hệ thống nhà lang. Họ của dân thường là họ Bùi. Nhiều người
lấy họ Bùi nhưng không hề có quan hệ anh em với nhau.
Trong chế độ lang đạo, tính chất đẳng cấp được thể hiện khá rõ rệt. Biểu
hiện cụ thể là ở chỗ, giữa các dòng họ thuộc tầng lớp quý tộc và dân thường có
sự cách biệt nghiêm ngặt. Dân dù tài giỏi đến đâu cũng không thể trở thành lang.
Dân không được phép lấy con gái nhà lang. Nhưng ngược lại, lang vẫn được lấy
con gái nhà dân, nhưng chỉ được làm vợ lẽ chô dù cưới trước, vợ cả phải là người
thuộc dòng họ nhà lang. Nếu trường hợp một nhà lang tuyệt tự, dân phải đi rước
một dòng lang khác về thay thế, thường được gọi là lang bảo hộ.
Cho tới ngày nay, những người thuộc dòng họ quý tộc vẫn có ảnh hưởng
lớn và được đề cao trong xã hội Mường.

5.3 : Cơ Cấu Tổ Chức Gia Đình


Gia đình người mương mang tính chất phụ quyền rất rõ rệt, quyền lực của
người đàn ông chủ gia đình được xác lập một cách vững chắc, hình thức phổ biến
là tiểu gia đình, hiếm có những gia đình gồm ba hay bốn thế hệ cùng ở với nhau.
Người chủ gia đình có những quyền hành rộng rãi và quyết định mọi công việc
quan trọng trong nhà. Quyền con trưởng được coi trọng, con trai trưởng là người
kế vị trực tiếp các chức vụ của cha. Con trai trong gia đình là những người chính

66
thức được thừa kế gia sản, trong đó người con trai trưởng thường được phần nhiều
hơn.
Từ việc đè cao chế độ phụ hệ, nên trong xã hội Mường xưa có hiện tượng,
khi một gia đình cha mẹ qua đời cả mà không có con trai thừa kế thì tài sản của
gian đình có thể bị thu lụt, bị lang đạo thu hết.
Địa vị người phụ nữ thấp kém, họ không được tham gia vào những cuộc
họp bàn của làng xóm, không được hưởng quyền thừa kế, nhiều nơi sự bất bình
đẳng nam nữ còn tương đối rõ nét.
Hôn nhân của người Mường là hình thái hôn nhân một vợ một chồng và cư
trú bên nhà chồng. Do tính chất phụ quyền của gia đình kiểu gia trưởng nên việc
hôn nhân của con cái chủ yếu do cha mẹ quyết định. Hôn nhân đã mang tính chất
mua bán, nhà trai phải đền bù cho nhà gái một món tiền hay một số hiện vật nhất
định. Người mường còn tồn tại chế độ đa thê nhưng trường hợp này thấy nhiều
trong các gia đình quý tộc giàu có.

67
6) PHONG TỤC TẬP QUÁN
6.1: Cưới Xin
Hôn nhân của người Mường là hình thái hôn nhân 1 vợ 1 chồng và cư trú
bên nhà chồng. Do tính chất phụ quyền của gia đình kiểu gia trưởng, nên việc hôn
nhân của con gái chủ yếu do cha mẹ quyết định. Hôn nhân mang tính chất mua
bán, nhà trai phải đền bù cho nhà gái 1 món tiền và 1 số hiện vật nhất định.
Người Mường còn tồn tại chế độ đa thê, trường hợp này thấy nhiều trong tầng
lớp lang đạo và những người giàu có. Những người chung 1 họ (họ nội) không
được phép lấy nhau. Nếu ai vi phạm bị phạt rất nặng, ngay cả hôn nhân con cô
con cậu cũng hiếm có.
`ài đen mặc bên ngoài, kiểu cách như vậy được người Mường gọi là “đóng
đôi”, quần lụa tơ tằm hoặc bằng vải nhiễu, buộc dải nút, đầu đội nón lá dứa. Tới
cổng nhà gái, ông Mờ mang một chai rượu, cơi trầu đến xin nhà gái mở lối cho
đoàn đi đón dâu được vào nhà, người ta tổ
chức hát đối nam nữ cho tới khi nhà gái vui
lòng nhường lối. Từ hai bên đường bạn bè
của cô dâu ném tới tấp những nắm rượu
cần vào đoàn người đón dâu. Nếu nhà trai
có nhiều người bẩn quần áo thì nhà gái
càng vui vẻ, người Mường cho rằng làm
như thế sau này vợ chồng chung sống sẽ
hạnh phúc. chiêng cũng đi cùng để tấu nhạc.
Đến gìơ đã chọn, ông Mờ xin phép nhà gái cho cô dâu được về nhà chồng,
bấy giờ cuộc vui mới tạm ngừng. Ngày cưới là ngày cô dâu mặc bộ váy đẹp nhất
của mình, trùm lên trên đầu chiếc khăn vuông (khổ 30 x 30 cm) màu trắng, buộc
thắt nút sau gáy, mặc áo cánh ngắn sẻ giữa ngực, bên trong mặc yếm. Váy của cô
dâu màu đen dài chấm gót chân, thắt lưng và chiếc khăn lục màu xanh lá cây, để
lộ cặp váy lúng liếng hoa văn. Theo tục lệ, ra khỏi nhà, tay phải cô dâu cầm một
con dao có chuôi bằng sừng nai, lưỡi dao có cắm củ gừng với mục đích trừ tà ma,

68
vì sợ sau này vợ chồng sống bất hoà, đứt gánh giữa đường phải quay lại nhà bố
mẹ đẻ. Dẫn đầu đoàn đón và đưa dâu là ông Mờ, các ông bà của hai họ, rồi đến
cô dâu phù dâu, đi sau cùng là chú rể, phù rể và bạn bè, anh em của chàng rể. Cô
dâu đeo bao đựng đồ riêng của mình, những người khác bên nhà gái đưa dâu
khiêng đồ vật của cô dâu biếu gia đình nhà chồng, thường thì khoảng 02 chiếc
chăn, 20 chiếc gối, 12 tấm vải, ngoài ra còn có chiếc màn của cô dâu được khâu
từ trước. Đến chân cầu thang, em gái của chàng rể múc nước cho chị dâu rửa
chân. Mọi người cũng được lần lượt rửa chân rồi lên nhà. Riêng cô dâu và phù
dâu khi lên cầu thang không được bước vào bậc thứ nhất mà phải bước lên bó củi
do nhà trai đặt sẵn rồi mới đi lên các bậc thang tiếp theo. Người Mường cho rằng
làm như thế thì co dâu sau này sẽ chăm chỉ làm lụng hơn. Bước vào trong nhà, cô
dâu mới đi thẳng đến bên bếp lửa, quỳ xuống lạy Vua bếp với mong muốn đến
sau này đến ngày sinh nở, Vua bếp sẽ phù hộ cho hai mẹ con. Sau đó, cô dâu đến
bàn thờ lạy tổ tiên và những người vai trên của chàng rể, mỗi lần lạy xong cô dâu
cũng nhận được tiền mừng. Sau khi khấn cúng tổ tiên, người ta tổ chức “Lễ tơ
hồng”, hay còn được gọi là lễ “cơm quen”. Họ trải chiếu ở giữa nhà, mâm lễ gồm
một quả trứng luộc cắt làm tư để trên một đĩa xôi, 1 nậm rượu bằng quả bầu khô,
một bầu khác đựng nước lã, ông Mờ cầm hai tay hai đôi đũa dơ lên qua đầu ba
lần rồi đặt đũa xuống mâm. Lát sau, ông quay lưng lại nhấc đũa lên đưa chéo tay
cho cô dâu chú rể, rồi đưa hai nắm xôi, hai miếng trứng cho hai người. Tiếp theo
ông cầm bầu nước rót vào hai bát cho hai người dâu rể uống và khấn “Ông tơ bà
nguyệt” se dây, se cho hai vợ chồng có con trai con gái, sau lễ tơ hồng, cỗ bàn lại
được bày ra, nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì sau bữa cỗ họ nhà gái ra về,
còn nếu ở làng ở xa họ nhà gái sẽ ngủ lại. Tối hôm đó nam nữ thường hát giao
duyên, đánh cồng trọn đêm. Theo lệ Mường, khi nhà gái ra về, người ta để phù
dâu ở lại “ngủ bạn” với cô dâu 3 đêm. Những ngày sau này đôi vợ chồng trẻ chưa
đựơc phép “chung chăn gối”.
Sau 3 ngày cuối, hai vợ chồng trẻ cùng phù dâu quạy lại nhà gái 1 ngày,
gọi là “ti mộng” (lại mặt), đến đây phù dâu hoàn thành nhiệm vụ. Cùng ngày hôm

69
đó quần áo và tư trang cô dâu được chuyển về nhà chồng. Đêm hôm đó hai vợ
chồng trẻ mới chính thức động phòng (đêm tân hôn). Về phần ông Mờ, sau bữa
cơm chia tay vào buổi sáng ngày hôm sau, lễ đón dâu, ông Mờ đứng trước hai
bên gia đình tuyên bố rằng nhiệm vụ kết duyên cho đôi trẻ đã xong. Sau đó đại
diện nhà trai đem biếu ông 1 chân giò lợn đã được luộc chín.

6.2: Tang Ma
 Tang ma của người Mường: với người chết, chết là sự tắc thở, tim
ngừng đập của thể xác, là hình hài không còn hiện diện ở thế giới của người sống,
thi hài sau tang lễ rồi sẽ được đem đi chôn cất, nhưng phần hồn của người đó lại
tiếp tục hành trình sang sống bên Mường Ma, ở bên đó hồn cũng phải:
“Là mùa, là màng.
Là clang, là rảng.”
Dịch:
“Làm mùa, làm màng.
Làm trang, làm trại…”
(Theo Bùi Huy Vọng sưu tầm và
dịch)

Vật dâng cúng chính là đồ đạc, con giống, là tài sản để hồn người chết sẽ
mang theo về bên Mường Ma… thế giới Mường Ma trong tâm thức người Mường
đâu khác gì cuộc sống bên mường con người đang sống.
→ Người Mường tổ chức tang lễ để báo hiếu với cha mẹ, trả ân với người chết
và chuẩn bị hành trang, đồ lễ cho hồn người chết sang thế giới Mường Ma.
 Trong tang ma người Mường, người chết chia làm 2 loại sau:

70
Chết bình thường Chết không bình thường

- Những người cao tuổi (đau ốm, bệnh - Những người chết đuối, bị sét đánh, đâm
tật..) nhưng tắt thở ngay tại nhà mình → chém… tắt thở ngoài đường (bên ngoài
cái chết bình thường dúng quy luật. nhà sàn), những người chết trẻ (dù tắt thở
→ cái chết là biến cố lớn lao gây nên sự trong ngôi nhà của mình) → cái chết càng
bất an, lo lằn xáo trộn trong đời sống con làm cho người đang sống hoang mang, lo
cháu lắng hơn

🡺 Người Mường tổ chức tang lễ như liệu pháp về tinh thần để giải tỏa lo lắng, trấn
an người sống, động viên họ chấp nhận tai ương, vững lòng tin vào ngày mai để
an tâm lao động, sản xuất, tiếp tục sống bình thường.
 Mục đích cơ bản trong tang lễ Mường:
- Xử lí thi hài, khâm liệm, nhập quan, đảm bảo vệ sinh trong suốt những ngày tổ
chức tang lễ
- Tiến hành tổ chức các nghi lễ, đây là phần trọng tâm, chiếm nhiều thời gian
trong tang lễ
- Tạo thời gian cho con cháu ở xa kịp trở về đông đủ. thể hiện trách nhiệm, sự
gắn kết huyết thống, họ hàng và làng xóm
- Cho con cháu để tang người chết và là dịp cuối cùng cho con cháu báo hiếu với
cha mẹ, ông bà
- Mai táng, làm nhà mồ.
 Cầu thang đặc biệt:
- Màn ráp màn rì - cầu thang ráp rì đây là cầu thang đặc biệt, nó chỉ được sử dụng
trong những ngày tang lễ xong rồi họ phá đi ngay. Đây là cầu thang dùng cho ma
đi, khênh quan tài qua đó, cầu thang này được làm bằng cây cau, được bắc chồng
lên bên trên cầu thang hàng ngày trong nhà vẫn đi, có điều là các bậc thang được

71
làm mau hơn, hai xà thang phải thang phải chọn làm bằng gốc cây cau già, được
chống đỡ vững chắc bởi sau ngày đưa đám người ta khênh quan tài qua đó.
- Màn Độc màn Đồng - cầu thang độc thang đồng, cầu thang thần thoại được đúc
bằng đồng ở trên Mường Trời, cầu thang này chỉ đi được từng người một, hồn
người chết khi lên trời phải đi qua đó.
- Cầu thang màn được làm bằng cây nứa, các bậc lên xuống được làm bằng thanh
cây nứa bổ đôi.
 Các công việc diễn ra trước và sau khi người thân tắt thở
- Giai đoạn hấp hối: trong gia đình, con trai, con gái, con dâu thay phiên nhau túc
trực để dấp nước cho người ốm khỏi bị khô họng, thay nhau làm vệ sinh, thay
quần áo cho người ốm. Trong lúc người ốm đang yếu đi từng ngày, gia đình
thường cử người tới nhà thầy mo nhờ các thầy bấm độn cho biết số của người ốm
còn kéo dài bao lâu nữa, ngày nào giờ nào là xấu kị với tuổi người ốm và giờ nào
người ốm ra đi.
- Khi tắt thở, với người dân thường cái chết được mô tả là chết từ chân tay lên
đến mày mặt. Cái chết của người dân bình thường như cây chuối cái, như quả
chuối tiêu, cây mọc to lên cho quả rồi chết; với tầng lớp lang - đạo cái chết được
mô tả kinh khủng, chấn động cả trên cạn lẫn dưới nước. Khi tắt thở người ta kiểm
tra lại một lần cuối bằng cách đặt 1 núm bông trắng nhỏ ở cửa hai lỗ mũi cẩn thận
xem các sợi bông nếu đứng yên, chứng tỏ người đó đã chết. Các cụ cao tuổi trong
họ tộc hoặc anh em của người chết phải bình tĩnh xử lí 1 số công việc như sau:
+ Ở vùng Mường Vang có tục bỏ vài hạt gạo hay hạt lúa vào miệng người đã
chết. 1 số tài liệu có nói người ta bỏ đồng tiền vào mồm người chết. Tuy nhiên,
hiện nay người Mường lại có tục kiêng chôn đồ kim loại xuống mộ.
+ Vuốt mắt, nắn chân tay thi hài cho thẳng tự nhiên.
+ Lấy dây vải buộc - chạc pẳn buộc 2 ngón chân lại với nhau sao cho 2 chân thành
bàn chân úp gần nhau. Kéo tay lên bụng thi hài cho buộc 2 ngón chân cái lại với
nhau. Mục đích sau này khi chôn cất để các đốt ngón chân ngón tay không bị lạc
ra xa khi thi hài bị phân hủy.

72
*Người Mường không cho con cháu nhìn mặt vì lúc này gương mặt người
chết đã biến dạng không giống như lúc sống. Họ sợ rằng nếu nhìn thấy con cháu
yếu bóng vía sau này thường hay mộng mị, chiêm bao không lành. Song cũng
không cấm kị, nếu ai muốn nhìn mặt người thân lúc này vẫn có thể nhìn được.

- Trang phục người chết:


+ Người chết là nam giới: Quần ống sớ, bên trong mặc áo có tay bình thường,
bên ngoài mặc áo trùng, lưng có thắt lưng bằng dải vải, đầu đội mũ văng hay thắt
khăn. Bên trong áo trùng là quần áo tang trắng người Mường gọi là Đớ Đem Cốc
- để tang gốc nghĩa là mình để tang chính mình, bên trong mặc quần áo mới hay
trang phục bình thường vẫn mặc.
+ Người chết là nữ giới: Kiểu trang phục phụ nữ Mường cổ truyền vẫn mặc
thường ngày. Đầu tiên người ta mặc yếm cho thi hài, cái yếm nhọn ở dưới, người
Mường gọi là yếm Lả choóc - lá chóc, yếm đúng hình lá chóc 1 loại lá mọc rất
nhiều trên các bờ ruộng. Quần váy bình thường lúc này ngoài đồ được chuẩn bị
trong đồ Bang khà ra, người ta cho lấy ra những bộ váy áo mới để mặc cho thi
hài. Các quần, áo được xỏ lồng trước với nhau sau đó đem xỏ vào chân, vào hai
tay mặc cho thi hài, tiếp đến mặc áo trùng cho thi hài. Đầu tiên là áo trùng bằng
vải xô mày trắng, vải tang, đây là người chết Đem Cốc - để tang chính mình. Sau
đó, cho lót chăn bên dưới đặt thi hài lên lấy gối con ong cảy wọ kê 1 cái gối ở
đầu, 2 cái gối ở 2 tay và 1 cái còn lại gối dưới 2 chân chỗ gập gần gót. Sau đó
trùm cái Wọch cho trùm lồng bên trên, đầu và chân cho lồng vào 2 góc nhọn,
phần vải bên dưới cho nhắt vào theo bên dưới thi thể. Tiếp cho chăn đắp trùm lên
trên…

73
Đoàn đưa ma của người Mường.

Nơi thờ người quá cố trong tang lễ.

- Lễ quạt ma
Không chỉ có tục nằm đường, tục chôn 9 hòn đá quanh mộ, tục con trai
trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ… trong đám tang
của người Mường họ Cuội còn có tục con dâu phải mặc áo đỏ quạt ma cho người
chết.

Trong lễ “quạt ma”, vị trí các nàng dâu được phân định từ cao đến thấp:
Đứng ngay đầu quan tài là vị trí dâu trưởng của dòng họ rồi đến dâu thứ. Tiếp
đến các vị trí con gái, cháu gái... sẽ ở vòng ngoài

74
Vị trí ngồi của các nàng dâu trong tang ma

Có những dòng họ con dâu, cháu dâu mấy chục người, lễ quạt ma được tổ
chức kín từ trong nhà ra tận ngoài sân. Điều đặc biệt hơn nữa, nếu ở hàng dâu
đứng quạt ma mà có một người vì lý do nào đó vắng mặt thì vị trí đó phải được
để trống và không ai được thay thế.

Bộ trang phục màu đỏ cùng quạt ma dành riêng cho các cô con dâu này chỉ
được dùng đến khi khiêng quan tài ra ngõ hoặc đi nửa đường là phải cởi ra ngay.
Khi đưa tang, các nàng dâu sẽ đi trước quan tài để quạt ma, ở các ngã rẽ, các nàng
dâu sẽ không phải quạt.

Riêng người con dâu trưởng ngoài tay cầm quạt ma còn phải gánh thêm
một gánh đồ lễ. Sau đó các nàng dâu phải nhanh chóng chạy đi trước quan tài rửa
tay bằng nước lã. Rửa tay xong, các cô con dâu lại mặc đồ màu trắng như bình
thường. Bởi theo như tục quạt ma người Mường họ Quách và họ Bùi, sau khi quạt
ma xong họ đã chính thức trở thành con dâu trong nhà. Trước đây phong tục rườm
rà, con dâu phải quạt 7 ngày 7 đêm nhưng giờ rút gọn chỉ còn một ngày.

Sở dĩ họ nhà Cuội là vì gia đình chỉ có hai mẹ con côi cút. Lúc người mẹ
già yếu qua đời, vì nhà nghèo không có tiền lo tang lễ nên người con trai đã nghĩ
ra cách giả vờ cho nhà hàng xóm hại chết mẹ mình

Theo câu chuyện của cụ Hồi, một hôm sáng sớm tinh mơ, anh Cuội vác
xác mẹ mình cùng bó rơm qua hàng xóm dựng đứng bên ngoài cánh cửa rồi giả
vờ cùng mẹ đi xin lửa về nhóm bếp. Sau đó, anh Cuội chạy về nhà lớn tiếng gọi
sang nhà hàng xóm đánh động. Hàng xóm nghe thấy tiếng kêu mới đẩy cánh cửa,

75
bất ngờ người mẹ ngã từ trên gác rơi xuống đất. Biết hàng xóm đã "dính bẫy",
anh Cuội chạy sang nằm ăn vạ rồi anh báo cho nhà lang biết chuyện.

Khi nhà lang xuống đến mới thấy sự việc và cho rằng nhà hàng xóm đã hại
chết mẹ anh Cuội. Quan lang, người giữ chức sắc cao nhất trong Mường bắt nhà
hàng xóm kia phải lo việc tang lễ cho mẹ anh Cuội. Sự việc rành rành không thể
chối cãi được, nhà hàng xóm bèn phải cử người nhà "đồ cơm đội gạo", mổ lợn,
trâu để tiến hành tang lễ.

Khi đã chuẩn bị hết các đồ để tiến hành lễ "quạt ma" nhưng anh Cuội không
có vợ vì nhà nghèo, nguyên tắc tang lễ là phải có con dâu đứng "quạt ma". Lúc
này, không còn cách nào khác nên anh Cuội phải mượn 9 cô gái phụ giúp việc
trong nhà lang làm người quạt ma hộ. Chín cô gái xinh đẹp mượn khuyên tai,
vòng cổ đeo lên mình, nhưng vì là người giúp việc nên những bộ đồ của chín cô
gái vẫn mặc y nguyên là đồ người giúp việc

Sở dĩ, quan niệm từ xưa của người Mường cổ khi trong gia đình có cha mẹ
chết phải có người con dâu "quạt ma", tức là dùng quạt bằng lá cọ đứng hoặc ngồi
phe phẩy vào quan tài. Với nghi lễ này, người Mường cho rằng, phải quạt mát
như vậy để cho hồn người nằm trong quan tài được mát mẻ, y như khi còn sống
được con dâu ngồi quạt mát cho mẹ. Khi ngồi quạt, các cô con dâu phải ngồi vào
cối đá, thứ tự được xếp từ trái qua phải là con dâu cả đứng đầu rồi lần lượt đến
con dâu thứ. Họ phải ngồi vào cố đá vì nhà anh Cuội nghèo không có ghế nên các
cô gái đã lấy luôn chiếc cối giã chè của mình ngồi vào cho khỏi mỏi. Ngày nay,
theo nghi lễ cổ, nhiều gia đình trong họ vẫn phải lấy cối để cho các cô con dâu
ngồi vào. Cho nên người Mường kiêng kỵ nhất là trẻ con hoặc ai đó vô tình ngồi
vào cối giã.

Cụ Hồi nói: "Sau khi chuẩn bị đưa tiễn người chết ra rừng sẽ có một bữa
cơm cho các cô con dâu. Nguyên tắc là khi ăn cơm mỗi người con dâu sẽ phải
ngồi một mình một mâm. Vì là họ nhà con "côi" nên phải ngồi như vậy, ý nghĩa
là để đền ơn những cô gái mà anh Cuội đã mượn về "quạt ma" cho mẹ mình".

Bộ tang lễ kỳ lạ dành riêng cho các cô con dâu này chỉ được mặc đến khi
khiêng quan tài ra ngõ là phải cởi đồ ra ngay. Sau đó phải nhanh chóng chạy đi
trước quan tài rửa tay bằng nước lã. Rửa tay xong, các cô con dâu lại mặc đồ màu
trắng như bình thường. Theo cụ Hồi, phải chạy đi rửa tay và cởi đồ đó ra rồi thay
đồ trắng vào vì những đồ đó là đồ của chín cô gái giúp việc. Chín cô gái đã hoàn
thành việc quạt ma cho anh Cuội nên cởi đồ trả lại. Còn khi các cô con dâu đã

76
mặc đồ trắng, đội mũ lụa vào chịu tang mẹ là lúc đó những người con này đã trở
thành con dâu trong nhà rồi.

77
7) XU THẾ BIẾN ĐỔI
Ngày nay, trước những thay đổi lớn lao của đất nước, cũng như các dân tộc
thiểu số khác, cuộc sống của mười Mường cũng có rất nhiều biến đổi

7.1: Văn Hóa Mưu Sinh


Công cuộc đổi mới, xây dưng và phát triển đất nước trong nhiều năm qua
đã tạo ra những biến đổi to lớn chưa từng thấy đối với nhười Mường. Trong đó
nổi bật là vai trò của kinh tế hộ gia đình được khẳng định. Các yếu tố vật chất kĩ
thuật, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển toàn diện,
và ngày càng phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng đất đai, lao động gắn
với từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ phát triển cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả
năng suất cao. Các ngành nghề dịch vụ phát triển đa dạng tạo thêm nguồn thu
nhập ổn định cho kinh tế gia đình. Nhờ đó, đời sống người Mường có nhiều sự
thay đổi. (2)

7.2: Văn Hóa Vật Thể


7.2.1: Ẩm thực
Việc tăng cường giao lưu giữa các tộc người anh em, nhất là giữa hai dân
tộc Kinh - Mường hiện nay khiến một số món ăn Mường thâm nhập vào ẩm thực
của người Việt (kinh), cũng như khiến sự biến đổi từng phần trong ẩm thực của
cư dân Mường là điều tất yếu. (1)
Về tập quán ăn uống, bên cạnh những món ăn truyền thống, người Mường
đã tiếp thu một số cách chế biến món ăn của người Việt. Ứng xử trong văn hóa
ăn uống cũng dần thay đổi, nhất là trong những dịp cưới xin, tang ma, (2)
Ngày nay, ăn cơm nếp đồ vẫn là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của
người Mường, không thể thiếu trong các dịp lễ tết và được sử dụng thường xuyên
trong bữa ăn hàng ngày của người Mường. Thói quen ăn cơm đồ, rau đồ và lợn
thui, thịt gà nấu măng chua hạt dổi là những đồ ăn thức uống không thể thiếu

78
được trong những ngày lễ. Thậm chí, những đồ ăn như cơm đồ, rau đồ và thịt gà
nấu măng chua hạt dổi trở thành những món ăn hàng ngày của đồng bào. Người
Mường có một thứ bánh gọi là Bánh Uôi - một loại bánh làm từ bột gạo nếp,
thường được làm trong các dịp lễ tết. Đồng bào Mường ở xã Tân Lập và Nhân
Nghĩa thường làm Bánh Uôi trong dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng 8 thành công
(19/8) và Ngày Quốc khánh 2/9. Trong dịp này, ở đây, thường có nhiều bạn bè,
anh em tụ tập ăn mừng ngày lễ lớn, Bánh Uôi trở thành món ăn không thể thiếu
trong bữa ăn và là một món quà quý mà gia chủ gửi về cho gia đình khách trước
khi chia tay buổi tiệc. Rượu cần nói riêng, các loại rượu (rượu chuối, rượu gạo,
rượu sắn, …) là thứ đồ uống không thể thiếu trong bất kỳ dịp lễ tết nào từ xưa
đến nay của người Mường. Khi khách đến chơi nhà, anh em bạn bè thân hữu gặp
mặt, người Mường dùng chén rượu để chào nhau, hỏi thăm sức khỏe và gửi gắm
những tình cảm thân mật, thiết tha của mình. Và suốt trong bữa ăn rượu trở thành
công cụ hữu ích cho giao tiếp, giúp mọi người thân thiện, gần gũi nhau hơn. Uống
cạn chén rượu là sự thể hiện lòng thành với nhau, hết lòng với nhau – không say
không về. Uống rượu và hát đúm (giống như hát đối của người Kinh), vừa hát
vừa hỏi thăm nhau là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường vẫn còn
được duy trì. 71 Đã từ lâu, các món ăn được xem là đặc sản thường làm trong dịp
Tết cơm mới xưa của người Mường (đĩa quéch, ngách lưỡi, ốc cá) không còn nữa,
không ai còn nhớ đến nữa. 100% số người được hỏi đều trả lời không biết món
ăn này. Ngày nay, người Mường có xu hướng đơn giản hóa những món ăn, tránh
những món ăn chế biến cầu kỳ và các món ăn trong các dịp lễ tết cũng rất gần
gũi, trở thành món ăn hàng ngày của đồng bào. (1)
Hiện nay, ẩm thực của người Mường đã mất dần đi tính nghi thức và tính
biểu tượng truyền thống, mang những nét mới của cuộc sống, lối sống và phong
cách sống hiện đại nhưng không vì thế mà mất đi tính văn hóa. Chính vì vậy, việc
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trên phải luôn được đề
cao và cần thiết.

79
Một bộ phận gia đình người Mường trẻ sống ở các thị trấn hay thành phố
và nhiều tỉnh khác đã tiếp thu cách chế biến các món ăn ở nhiều vùng miền làm
thói quen ăn uống của họ càng gần với người kinh hơn. Với xu hướng này cần
chú ý khắc phục sự lãng quên ẩm thực Mường có thể xảy ra đối với lớp trẻ người
Mường sống tại các đô thị hiện nay. (1)

7.2.2: Văn hóa trang phục và nghề dệt cổ truyền


7.2.2.1: Trang phục
Sự biến đổi này được nhìn nhận trên các bình diện: một là sự thay đổi các
chi tiết trong bộ trang phục; hai là đối tượng; ba là sự hỗn hợp theo xu hướng hiện
đại.
- Xu hướng thứ nhất: sự thay đổi các chi tiết trong nữ phục người Mường
theo xu hướng đơn giản hóa, đáng quan tâm nhất là đối với chiếc cạp váy. Phần
cao bị loại bỏ, rang trên và rang dưới có xu hướng gắn liền thành một; hoa văn bị
giản lược, không còn sự sâu sắc, tinh tế của sự tiếp nối hoa văn trống đồng Đông
Sơn; chất liệu tự nhiên được thay thế bằng sợi hóa học, màu nhuộm tự nhiên được
thay thế bằng thuốc nhuộm hóa học hoặc mua sợi có nhộm màu sẵn để dệt. Sợi
nhuộm màu hóa học khi dệt cạp váy có màu săc rất rực rỡ bắt mắt lúc mới nhưng
lại dễ phai màu. Nhiều chiếc cạp váy cổ được dệt bằng sợi tơ tằm, với màu nhuộm
tự nhiên được dùng qua nhiều thế hệ, đến hơn nửa thế kỉ mà mặt thổ cẩm vẫn
đanh, màu sắc vẫn còn đẹp. Điều tệ hại nhất (theo tác giả) là nhiều chị em Mường
dung vải hoa mua ngoài chợ làm cạp váy thay cho thổ cẩm truyền thống, tuy rất
tiện lợi và rẻ tiền song lại làm mất đi cái vể độc đáo của dân tộc Mường.
- Xu hướng thứ hai: Nếu như trước kia việc mặc trang phục truyền thống
là tất yếu thì hiện nay thì học sinh chỉ còn trang phục truyền thống khi vào các
ngày chào cờ đầu tuần và các dịp lễ hội theo quy định; những người phụ nữ
Mường ngoài bốn mươi vẫn còn mặc nhưng không còn thường xuyên, chỉ có các
Mế già cao tuổi vẫn còn luôn mặc trang phục truyền thống của người Mường mọi
lúc.

80
- Xu hướng biến đổi thứ ba: Để giản tiện, nhiều phụ nữ Mường (kể cả
các Mế già) sẽ mặc hỗn hợp, chẳng hạn là chiếc áo sơ mi, áo phông giản dị kết
hợp với váy Mường đã được đơn giản hóa các chi tiết. Cạp váy trước kia bắt buộc
phải dùng thổ cẩm thì nay có thể thay thế bằng vải dệt công nghiệp, bộ tênh khăn
cũng là những tấm lụa màu giá phải chăng được bày bán ở tất cả các chợ.
Cộng đồng Mường đã có những cái nhìn linh hoạt hơn, đỡ khắt khe hơn
đối với trang phục của người phụ nữ. Sự linh hoạt này có được nhờ sự giao tiếp
văn hóa được mở rộng hơn thay vì khép kín như trước kia.
Đây là bước chuyển tiếp trung gian theo xu hướng bỏ dần trang phục dân
tộc để “mặc theo lối xuôi”, thực chất trang phục hiện đại như đã và đang xảy ra.
(1)

7.2.2.2: Nghề dệt cổ truyền


Ngày nay, cùng với sự thay đổi trong trang phục là việc dùng vải công
nghiệp, mua quần áo may sẵn tiện lợi và rẻ hơn rất nhiều so với việc phải tự trồng
bông, trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, nhuộm tơ - sợi, dệt vải để phục vụ nhu cầu
mặc, làm chăn đắp và những nhu cầu khác. Như thế, phụ nữ Mường đỡ đầu tắt
mặt tối, lại được tự do lựa chọn kiểu dáng và màu sắc, khiến cho trang phục đa
dạng, phù hợp mọi lứa tuổi hơn (trang phục cùa phụ nữ Mường không có kiểu
dáng riêng cho từng độ tuổi, từ trẻ em đến người già chỉ mặc chung một kiểu duy
nhất). Tuy nhiên, sự thay đổi này không chỉ làm mất đi nét đẹp riêng của trang
phục Mường mà còn dẫn đến một hệ lụy khác nữa, đó là đặt nghề dệt - nhuộm cổ
truyền, một trong những tinh hoa của văn hóa Mường, đứng trước nguy cơ suy
kiệt dần rồi mất hẳn. Những biến đổi tiêu cực thể hiện rõ ở xu hướng lãng quên,
tự dánh mất dần những giá trị vốn có của văn hóa Mường. Xu hướng này diễn ra
trong đời sống hàng ngày một cách gần như tự nhiên, vô thức khiến người ta ít
chú ý, song nó luôn tiềm ẩn nguy cơ đánh mất quá khứ. (4)
-Tóm lại : Kỹ thuật dệt của người Mường từ bao đời nay cũng như cách
trang trí họa tiết, hoa văn được tiếp nối theo hình thức mẹ truyền cho con gái.

81
Chính vì vậy, mẫu hoa văn khá trên trang phục cũng như đồ sinh hoạt của dân tộc
Mường khá đa dạng và thể hiện những nét riêng nhất định của mỗi cá nhân, mỗi
xứ Mường, bên cạnh mô típ truyền thống chung của dân tộc. Các bộ trang phục
của người Mường chứa đựng trong đó rất nhiều nét độc đáo, thể hiện tâm hồn, là
những giá trị đích thực của bản sắc dân tộc. (4)

7.2.3: Nhà sàn người Mường


Nhà người Mương xưa nay vẫn mang những nét rất riêng của dân tộc
Mường.
Tuy nhiên, hiện nay nhà sàn Mường đang mất dần đi một cách tự phát ở
nhiều vùng và ngày cành nhanh ở người Mường Hòa Bình. (1)
Về nhà ở trước năm 1986, hầu hết ở vùng mường là nhà sàn từ 5 – 7 gian,
đến nay những ngôi nhà sàn như thế cơ bản bị thay đổi chức năng trở thành công
trình phụ. Một số nơi giáp với vùng người Việt, những ngôi nhà mái bằng, nhà 2
– 3 tầng xây kiên cố đã thế chỗ nhà sàn. (2)
Sự mất dần đi của các mái nhà Mường là sự mất đi của một kiểu kiến trúc
có giá trị lịch sử, một không gian văn hóa thiêng liêng, chứa đựng trong nó một
giá trị giàu nhân bản và đạo lý truyền thống. Mất nhà sàn cũng là sự đánh mất
lịch sử, mất đi một phần bản sắc văn hóa của người Mường. (1)

7.3: Văn Hóa Phi Vật Thể


7.3.1: Ngôn ngữ, văn học
Tiếng Mường vẫn được sử dụng thành thạo và thường xuyên tại gia, thôn
bản; tiếng phổ thông được dùng giao tiếp tại trường học là chính cũng đôi khi
được sử dụng trong thôn bản, gia đình. (1)

82
Việc sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ của thế hệ người Mường không chỉ
mang ý nghĩa tình cảm mà còn vô cùng quan trọng đối với việc thấu hiểu các giá
trị tinh thần để làm chủ cũng như việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Mường
trong đời sống xã hội hiện nay (1)
Dân ca, vũ điệuMường rất phong phú với nhiều lọai nhạc cụ, nhiều hình
thức ca hát. Tuy nhiên, hiện nay do đời sống phát triển, đồng thời trong quá trình
tiếp xúc với các dân tộc khác, nên nguồn di sản văn nghệ dân gian của người
Mường đang dần bị mai một, lãng quên. (2)
Những làn điệu dân ca, những bài hát ru, những câu chuyện cổ tích, truyện
thơ dân gian, các bài Mo… là những giá trị tinh thần quý giá do cộng đồng người
Mường tạo nên. Những giá trị này chỉ có thể phát huy tối đa khi khi nó được đặt
trong không gian văn hóa Mường, kể, hát bằng tiếng Mường. Một khi không gian
ấy bị mất đi, người ta sẽ chỉ còn đọc nó trong các sách ghi bằng chữ quốc ngữ thì
“cái hồn Mường” chất chứa trong đó đã bị tổn thất nặng nề. (1)

7.3.2: Tín Ngưỡng Tôn Giáo


Về đới sống, tín ngưỡng, tôn giáo đã có nhiều thay đổi, song tục thờ cúng
tổ tiên, thờ Tản Viên, thờ thổ công vẫn được người Mường duy trì. (2)
Trước kia người Mường không theo tôn giáo nào, nhưng đến nay thì một
số nơi có theo đạo Kito giáo.

7.4: Văn Hóa Xã Hội


Hình thức gia đình phụ quyền vẫn còn là đặc trưng trong quan hệ gia đình
của người Mường. Tuy nhiên, tính chất gia trưởng cũng đã bị lung lay. Người
đàn ông trong xã hội tiểu nông xưa có vị trí quan trọng, có tiếng nói quyết định
trong gia đình thì ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng đa
dạng hóa, vị trí của người đàn ông trong gia đình cũng không còn tuyệt đối nữa

83
Trong xã hội Mường, từ xưa tới nay, gia đình luôn là thiết chế cơ bản nhất
và gắn liền với đời sống con người. Hiện nay, các thiết chế này đã đều biến đổi.
Có thể thấy rõ ràng nhất là sự thay đổi về cấu trúc quy mô, chức năng và các mối
quan hệ xã hội và trong gia đình. Mô hình đại gia đình đã bị phá vỡ, chuyển qua
xu hướng phân chia thành các tiểu gia đình. Trong nghi lễ gia đình đã có nhiều
biến đổi linh hoạt hơn, tuy vậy các yếu tố truyền thống vẫn được bảo lưu. Một số
thủ tục rườm rà, kéo dài trong khi cử hành nghi lễ đã dần được lược bỏ, việc tổ
chức ăn uống cũng giản tiện, tiết kiệm hơn. (2)
Mối quan hệ gia đình, dòng họ tuy đã có nhiều biến chuyển xong vẫn rất
chặt chẽ. Các thành viên trong gia đình, dòng họ thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau.
Phần lớn số người được hỏi đều trả lời khi có việc hệ trọng họ thường nhờ anh
em, họ hàng, bạn bè giúp đỡ.
Có thể nói, gia đình của đồng bào Mường ở Lạc Sơn ngày nay đã có những
biến đổi rõ rệt cả về quy mô và hình thức. Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời
sống, quy mô gia đình của đồng bào Mường cũng ngày càng nhỏ lại. Sự biến đổi
này có thể được giải thích bởi sự tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự độc lập về kinh tế của những
người con đã làm giảm dần sự phụ thuộc vào cha mẹ mình, cả về tinh thần lẫn vật
chất. Điều đó tạo ra xu hướng tách hộ, sống độc lập, tự chủ ngày càng tăng.
Xưa kia, mường của Người Mường là một vùng nhiều thung lũng rộng.
Mường trước kia do các dòng họ quý tộc, họ nhà lang (Đinh , Quách, Bạch,
Hà,…) cai quản. Đứng đầu toàn mường là lang cun (Thanh Hóa gọi là đạo mường,
Phú Thọ gọi là thổ tù…). Đó cũng là người đứng đầu dòng họ nhà lang. Giúp việc
cho lang cun là đội ngũ các thổ lang do nhà lang chỉ định. Sau khi miền Bắc giải
phóng, chế độ nhà lang bị xóa bỏ, thay vào đó là cơ cấu hành chính làng, xóm,
xã, huyện, tỉnh của chế độ mới (3)

7.5: Phong Tục Mường

84
Trong qua trình giao lưu tiếp xúc với các dân tộc khác đặc biệt là người
Kinh và do các chính sách của nhà nước, các phong tục tập quán của người
Mường đã dần được thay đổi theo theo hướng đơn giản hóa các phong tục như
cưới hỏi, tang ma nhưng vẫn giữ được những nét riêng của văn hóa Mường. (2)

Cung với sự thay đổi của đời sống kinh tế - văn háo trong thời đại mở cửa,
bùng nổ thông tuin và đô thị hóa, đám cưới Mường cũng có nhiều biến đổi về cả
hai mặt hay và dở, ví dụ như
- Chi phí lễ cưới ngày xưa chủ yếu do nhà trai lo (lễ vật được mang
tới nhà gái), hiện nay thì do cả hai bên lo liệu
- Khoảng cách thời gian giữa các lễ thức được rút ngắn, thâm chí thực
hiện trong một ngày cả lễ “Ti cháu” và “Ti du” dưới hình thức lễ đón dâu là lễ
đưa dâu trong ngày cưới, đồng thời từ đó họm cũng chính thức nên vợ nên chồng.
- Việc thay quà mừng gạo, rượi ngày xưa bằng phong bì tiền mừng
đám cưới ngày nay cũng thuận tiện cho cả chủ và khách…
- Những chiếc chăn, gối đậm bản sắc dân tộc Mường vẫn được cô
dâu chuẩn bị mang theo khi về nhà chồng để tặng cho ông bà, cha mẹ như một
cách bày tỏ long kính trọng và thể hiện sự cần cù, khéo tay của mình. Một phần
trong số hàng chục chiếc chăn cô dâu được giữ lại cho vợ chồng cô cũng như con
cái sau này.

- Tuy nhiên, cô dâu lạo ít mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới, họ
thường chọn áo dài theo lễ phục của phụ nữ Kinh, thậm chí là vấy áo hiện đại
phương tây
- Thay vì rượu cần, các món ăn dân tộc và các làn điệu dân ca Mường
trong không gian nhà sàn truyền thống là phòng cưới được trang trí phông màn,
loa đài với các loa đĩa nhạc mở hết công suất.
- Ngày nay, các cô gái Mường cũng không biết và cũng chẳng tha thiết
việc học dệt vải, dệt thổ cẩm làm chăn, làm gối… Bởi vậy, nếu trong nhà có con

85
gái, thì hiện tượng phổ biến là các bà mẹ chuẩn bị giúp chăn gối kiểu Mường kết
hợp mua them các loại chăn gối hiện đại cho con gái mang về nhà chồng.
Lễ cưới Mường hiện này đang thay đổi theo hướng mất dần đi diện mạo
truyền thống, nếu không có những biện pháp hữu hiệu thì hiện tượng này có sức
truyền dẫn rất mạnh bởi đối tượng cảu lễ cưới chính là thế hệ trẻ.
Lễ tang của người Mường ngày nay đã khác nhiều so với trước kia. Thời
gian rút ngắn và các thủ tục, trình tự tang lễ cũng đơn giản hơn rất nhiều. Một số
trình tự cơ bản vẫn được duy trì như trước kia, song nhiều thủ tục rườm rà đã bị
lược bỏ.
Tuy nhiên, cùng với việc loại bỏ hủ tục cũ là việc xuất hiện các hủ tục mới,
như việc cúng viếng quá nhiều vòng hoa gây lãng phí, biến việc chia buồn thành
việc lấy lòng nhau, thậm chí là hối lộ, nhận hối lộ qua hình thức phong bì viếng…
Và, khi nhìn nhận từ góc độ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thì việc rút
ngắn 11 đêm mo còn 1 đêm mo sẽ làm mất cơ hội tồn tại của mo Mường trong
sinh hoạt cộng đồng. Bởi vậy, nếu không có các giải pháp khác bổ sung, khắc
phục thì việc kho sử thi dân gian của người Mường bị mai một dần đi trong kí ức
cộng đồng của người Mường là điều khó tránh khỏi.

Trước kia, các lễ hội thường do làng tổ chức với vai trò chỉ đạo của nhà
làng. Hiện nay, chính quyền địa phương cùng với các đoàn thể và những người
cao tuổi đều tham gia vào công việc tổ chức lễ hội. Nhiều nghi lễ rường rà, tốn
thời gian, tiền của trong lễ hội đã giản tiện đáng kể và có thể cảm nhận thấy sự
hòa hợp giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống. (2)

7.6: Kết
Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với việc hình thành chế độ mới, văn hóa truyền
thống người Mường vẫn tiếp tục phát triển trên cơ sở kế thừa, cải tạo và nâng cao
di sản truyền thống, đồng thời tiếp thu các yếu tố mới trong sự phát triển chung
của đất nước. Tất nhiên, trong những năm gần đây, văn hóa Mường cũng có

86
không ít những biến đổi từ trang phục, nhà ở, làng bản cho đến phong tục tập
quán, văn hóa dân gian. Tất cả những điều đó làm thay đổi bộ mặt đất Mường,
nhưng một nếp sống đậm màu sắc Mường vẫn luôn tiềm ẩn sức sống trong các
vùng thung lũng…

87

You might also like