cơ sở lý thuyết quy trình sản xuất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I. Khái niệm quy trình sản xuất.

Quy trình sản xuất là quá trình gồm một chuỗi các bước khác nhau được thực hiện để tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ từ các linh kiện, nguyên liệu, công cụ, lao động, năng lực,.. Nó mô tả cụ thể
cách sản phẩm được tạo ra từ việc chuẩn bị nguyên liệu, gia công, kiểm tra chất lượng, đóng gói
và vận chuyển. Quy trình này đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời hạn, đúng số lượng và tiêu
chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, thị trường. Đây là một trong những quy trình
quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị thương mại cao.
II. Mục tiêu của quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
1. Mục tiêu
Sản xuất chính là tiền đề của kinh tế hàng hóa, theo đó, quản lý quy trình sản xuất luôn song
hành với quá trình sản xuất. Nó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách đạt
được các mục tiêu sau:
 Độ hiệu quả: Quản lý sản xuất chặt chẽ, tận dụng tối đa các nguồn lực, giảm lãng phí tiết
kiệm tài nguyên thông qua việc hạn chế các công đoạn từ khâu mua nguyên vật liệu, phụ
liệu đến khi hoàn thành sản phẩm đầu ra.
 Sự uy tín: Cam kết tiến độ giao hàng, đáp ứng đúng số lượng và tiêu chuẩn chất lượng
theo yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường.
 Danh tiếng: Hạn chế phát sinh chi phí, định giá sản phẩm hợp lý, tạo ra giá trị thương
hiệu tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
 Phát triển bền vững: Bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các quy
định pháp luật liên quan.
 Áp dụng công nghệ mới: Đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất để phù hợp với
nhu cầu thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp.
 Đảm bảo quá trình sản xuất diễn ta thuận lợi suôn sẻ, không bị gián đoạn, ngừng đột ngột
để đem lại nguồn thu đều đặn.
 Đảm bảo số lượng hàng tồn kho, hạn chế tình trạng hàng hóa bị lãng quên hoặc hư hỏng.

2. Vai trò
a. Đối với doanh nghiệp
Quy trình sản xuất là một phần không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp
khi tập hợp các bước cụ thể để chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm hoàn thiện. Quy trình sản
xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất và
giảm thiểu lãng phí.
Một số vai trò cơ bản của quy trình sản xuất:
- Quy trình sản xuất giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm : đưa ra những quy định giúp
kiểm soát sản xuất từ đầu đến cuối, bao gồm việc lựa chọn nguyên liệu, quá trình sản
xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói sản phẩm. Khi quy trình sản xuất được
thực hiện đúng cách, các sản phẩm sẽ đạt được chất lượng cao và đáp ứng được các yêu
cầu của khách hàng. Ngược lại, nếu quy trình này không được thực hiện đúng cách, sản
phẩm sẽ gặp phải những lỗi chất lượng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
- Hoạt động của doanh nghiệp được tối ưu hóa : Khi quy trình sản xuất được thiết kế
tốt, các công đoạn sẽ được thực hiện đúng thứ tự và tối ưu hóa quy trình. Điều này giúp
doanh nghiệp vận hành chính xác, thực hiện các hoạt động cải tiến nhằm tiết kiệm thời
gian và tiết kiệm nguồn chi phí tăng năng suất. Ngoài ra, quy trình này còn giúp cho quá
trình quản lý nguồn nhân lực, phân chia công việc và lập kế hoạch được phân bố theo
khung thời gian thích hợp, từ đó nâng cao năng suất và giảm chi phí hoạt động của doanh
nghiệp.
- Giảm chi phí sản xuất:bằng cách phân tích và tối ưu hóa quy trình sản xuất, doanh
nghiệp có thể tìm ra những cách để giảm thiểu các hoạt động không cần thiết, tăng hiệu
suất sử dụng nguyên liệu và giảm số lượng sản phẩm bị hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu.
- Hiệu suất sản xuất cải thiện: thiết lập quy trình sản xuất giúp cải thiện hiệu suất sản
xuất thông qua việc xác định các bước, công việc cụ thể và mối quan hệ trong quy trình.
Ở cấp độ cơ sở, nhân viên sẽ nắm rõ các công việc cần làm, các yêu cầu trong từng bước
thực hiện, từ đó làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Làm việc theo quy trình còn giúp
quá trình làm việc nhanh chóng hơn, hạn chế những thao tác/động tác không cần thiết. Ở
khía cạnh người tối ưu quy trình và làm thống kê sẽ dễ dàng nắm được hạn chế và ưu
điểm, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
- Thuận lợi trong quá trình đào tạo: thiết lập quy trình sản xuất giúp quá trình đào tạo
nhân sự dễ dàng hơn, các nhân viên mới có thể tiếp cận và làm quen với công việc mới
nhanh nhất, từ đó tránh mất quá nhiều thời gian để đào tạo cũng như trì hoãn công việc,
giúp quá trình sản xuất hiệu quả cao.
- Giải phóng các cấp lãnh đạo: với cách quản lý truyền thống, các cấp quản lý, lãnh đạo
mất nhiều thời gian để giám sát trực tiếp quá trình sản xuất, làm ảnh hưởng đến công việc
khác. Tuy nhiên khi áp dụng quy trình sản xuất giúp quá trình sản xuất được tự động hóa,
người quản lý sẽ có nhiều thời gian để thực hiện các công tác khác
b. Đối với xã hội
- -Tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu: Sản xuất và quá trình sản xuất chịu
trách nhiệm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con
người. Từ các sản phẩm cơ bản như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến các sản
phẩm công nghiệp phức tạp như máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện vận chuyển, sản
xuất đóng góp vào sự phong phú và đa dạng của thị trường.
- Tạo ra giá trị gia tăng: Quá trình sản xuất chuyển đổi các nguyên liệu và tài nguyên vào
quá trình chế biến, gia công và lắp ráp để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình này tạo
ra giá trị gia tăng, làm tăng giá trị của các thành phần ban đầu và đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế. Việc tăng cường hiệu suất sản xuất và quá trình làm việc hiệu quả giúp gia
tăng giá trị sản phẩm.
- Tạo ra việc làm và thu nhập: Sản xuất cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động
trong các ngành công nghiệp và ngành dịch vụ. Quá trình sản xuất tạo ra thu nhập cho
người lao động thông qua lương, tiền lương và các phúc lợi khác. Điều này không chỉ cải
thiện mức sống của người lao động mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và xã
hội.
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Sản xuất và quá trình sản xuất là nhân tố quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Việc tăng cường quá trình sản xuất, nâng cao
hiệu suất và chất lượng sản phẩm giúp tăng trưởng kinh tế và cải thiện chỉ số kinh tế của
quốc gia. Sản xuất cũng tạo ra các ngành công nghiệp mới và thúc đẩy sự đa dạng hóa
kinh tế.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế: Quá trình sản xuất yêu cầu một cơ sở hạ tầng kinh tế
vững mạnh để hỗ trợ hoạt động sản xuất. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các nhà máy,
xưởng sản xuất, hệ thống vận chuyển, năng lượng và viễn thông tạo điều kiện thuận lợi
cho sản xuất và quá trình làm việc hiệu quả. Đồng thời, việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của một quốc gia.
Tóm lại, sản xuất và quá trình sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá,
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện mức sống của người dân. Quá trình này cần
được quản lý và phát triển một cách hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững và thịnh
vượng của một quốc gia.
III. Các loại quy trình sản xuất phổ biến hiện nay.
Tùy thuộc vào đặc thù ngành hàng, mục tiêu cũng như nguồn lực, số lượng và độ phức tạp của
sản phẩm mỗi công ty sẽ có chiến lược và thiết lập nhiều quy trình sản xuất khác nhau. Tuy
nhiên, bất kể một quy trình nào cũng đòi hỏi phải có định hướng rõ ràng nhằm tận dụng tối đa lợi
thế và sức mạnh bên trong. Dưới đây là một số loại quy trình phổ biến
1. Sản xuất hàng loạt- Repetitive manufacturing
Sản xuất hàng loạt là hình thức sản xuất lặp đi lặp lại 1 sản phẩm với số lượng lớn đã được tiêu
chuẩn hóa, thường sử dụng dây chuyền lắp ráp sản xuất chuyên dụng hoặc công nghệ tự động
hóa. Đây là loại hình sản xuất phổ biến nhất, được áp dụng trong các ngành sản xuất ô tô, điện
tử, may mặc,...Bởi vì có rất ít thay đổi và thiết lập, bạn có thể điều chỉnh tốc độ hoạt động với
nhu cầu hoặc yêu cầu của khách hàng để tạo ra nhiều mặt hàng hơn hoặc ít hơn.
Nhiều công ty sản xuất hàng điện tử, ô tô hoặc hàng tiêu dùng như tủ lạnh và máy sấy quần áo sử
dụng quy trình sản xuất lặp đi lặp lại, ô tô, xe máy cùng với nhiều công ty sản xuất quần áo, thiết
bị y tế, đồ chơi, giầy dép,…. Quy trình này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất
và chất lượng, nhưng khó thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Ví dụ: Thực phẩm đóng hộp,
nước giải khát, đồ gia dụng…
2. Quy trình sản xuất liên tục- Continuous process manufacturing
Quá trình sản xuất không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài,không bị gián đoạn và
không có sự tách biệt rõ ràng giữa các giai đoạn sản xuất. Đây là quá trình có khối lượng sản
xuất lớn, chủng loại ít, tính chuyên môn hóa sản phẩm cao. Thay vì sản xuất theo từng lô hoặc
đợt như trong sản xuất rời rạc , sản xuất liên tục thường được áp dụng trong các ngành công
nghiệp đòi hỏi quá trình sản xuất ổn định. Thường sử dụng các máy móc hoạt động liên tục và có
khả năng kiểm soát chặt chẽ. . Sự khác biệt là quá trình này tập trung vào các nguyên liệu thô
thường là khí, bột, chất lỏng hoặc nguyên liệu nung chảy, chính vì vậy có thể tận dụng tối đa
nguyên vật liệu, thiết bị và lao động, nhưng yêu cầu có kỹ thuật cao và khó xử lý khi có sự cố.
Trong dạng sản xuất này, máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản xuất
một số nhỏ loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt.Để hạn chế sự tồn ứ
chế phẩm và khơi thông dòng chuyển sản phẩm trong nội bộ quá trình sản xuất, cân bằng năng
suất trên các thiết bị và các công đoạn sản xuất phải được tiến hành một cách thận trọng và chu
đáo.
Dạng sản xuất liên tục thường đi cùng với tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ bằng hệ
thống vận chuyển hàng hoá tự động. Tự động hoá nhằm đạt được một giá thành sản phẩm thấp,
một mức chất lượng cao và ổn định. Mức tồn đọng chế phẩm thấp và dòng luân chuyển sản
phẩm nhanh.Trong các doanh nghiệp dạng sản xuất liên tục bắt buộc phải thực hiện phương pháp
sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị (sửa chữa trước khi máy hỏng) để tránh sự gián đoạn hoàn
toàn của quá trình sản xuất.
Do những đặc điểm trên nên quá trình sản xuất này được ưa chuộng và phát triển rất phổ biến
trong những năm trước đây. Tuy nhiên quá trình sản xuất liên tục có tính linh hoạt kém, khó
thích ứng với sự thay đổi của tình hình trên thị trường. Hơn nữa sự tắc nghẽn của một khâu trong
quá trình sẽ làm dừng hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất. Vì vậy, ban lãnh đạo cần cân
nhắc kỹ những yếu tố: Tình hình và mục tiêu kinh doanh; Cơ sở hạ tầng; Phần mềm và giải pháp
quản lý; Công tác bảo trì, bảo dưỡng trước khi áp dụng phương pháp Sản xuất liên tục vào vận
hành trong nhà máy.
3. Sản xuất gián đoạn- Job shop manufacturing
Sản xuất gián đoạn hay Sản xuất đơn chiếc , loại hình sản xuất này được áp dụng trong các
ngành sản xuất máy móc, thiết bị....hoặc được sản xuất theo đơn đặt hàng cho một số khách hàng
nhất định như nhà may, thợ đóng giày tùy chỉnh xưởng in. Đặc điểm của loại hình sản xuất này
là sản xuất một lượng nhỏ sản phẩm, với yêu cầu cao về tính chất kỹ thuật và thẩm mỹ. Do đó,
sản xuất đơn chiếc đòi hỏi phải có sự linh hoạt cao trong quy trình sản xuất và kỹ năng tay nghề
cao của nhân viên.
Nhiều nhà chế tạo máy móc cũng sử dụng loại hình sản xuất này để chế tạo máy móc công
nghiệp phục vụ địa phương, linh kiện tàu thủy hoặc các bộ phận chuyên dụng cho ngành hàng
không.Với những tiến bộ trong công nghệ, một số xưởng có thể áp dụng phần mềm giúp quản lý
quy trình làm việc và sản xuất. Khi mở rộng quy mô khối lượng mà để đạt tốc độ sản xuất cao
hơn. Một doanh nghiệp có thể chuyển từ sản xuất tại xưởng chung sang sản xuất lặp đi lặp lại,
cho phép tự động hóa nhiều hơn và sử dụng ít người hơn.
4. Quy trình sản xuất theo dự án (Project-based Manufacturing):
Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất, không lặp lại, với
yêu cầu cao về tính chất kỹ thuật và tính thẩm mỹ. Phương thức sản xuất này gắn liền với công
nghệ sản xuất của một đơn hàng đơn lẻ, hay một sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian ngắn hạn.. Quá trình sản xuất sẽ được tiến hành khi doanh nghiệp được khách
hàng liên hệ sản xuất theo một số yêu cầu nhất định. Nhiệm vụ của sản xuất theo dự án là đảm
bảo thực hiện được mục tiêu trong giới hạn chặt chẽ về tài chính, tiến độ, thời gian hoàn thành và
đảm bảo chất lượng.
Thực chất sản xuất theo dự án cũng là một dạng khác quá trình sản xuất gián đoạn. Đây là loại
hình sản xuất sản phẩm mang tính đơn chiếc, quá trình sản xuất không lặp lại, không ổn định cả
về thời gian và không gian, cơ cấu tổ chức sản xuất bị xáo trộn.
Nguyên tắc của sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao
cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn. Do
đó, sản xuất theo dự án đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban và khả
năng quản lý dự án tốt. Loại hình sản xuất này được áp dụng trong các ngành xây dựng, đóng
tàu,...
Mặt khác, hạn chế của phương thức này bao gồm thời gian chờ đợi kéo dài và doanh số bán hàng
bị dao động. Đồng thời, tính sẵn có của các nguồn lực chính và nhu cầu sản phẩm không nhất
quán dẫn tới việc doanh nghiệp cần liên tục đánh giá và xem xét nhu cầu thị trường, có những
chiến lược kinh doanh phù hợp để tránh tình trạng tồn kho ứ đọng.
5. Sản xuất rời rạc- Discrete Manufacturing
Sản xuất rời rạc, hay còn được gọi là sản xuất tách rời (Discrete Manufacturing), là một phương
pháp sản xuất trong ngành công nghiệp mà các sản phẩm được tạo ra dưới dạng các đơn vị riêng
lẻ, có thể đếm được hoặc phân loại theo các mục đích riêng biệt. Trong quy trình sản xuất rời rạc,
mỗi sản phẩm được tạo thành từ các bước và công đoạn sản xuất riêng lẻ, được thực hiện theo
thứ tự cụ thể.
Sản xuất rời rạc sử dụng một dây chuyền lắp ráp hoặc sản xuất. Mặc dù nó đa dạng hơn nhiều so
với sản xuất lặp đi lặp lại và cho phép thay đổi và thay đổi thường xuyên hơn. Một công ty có thể
sản xuất nhiều kiểu dáng, kích thước hoặc sửa đổi cho một sản phẩm với quy trình sản xuất rời
rạc. Mặc dù điều đó thường có nghĩa là quá trình sản xuất có thể mất nhiều thời gian hơn do phải
thiết lập thêm hoặc loại bỏ nếu cần.
Các nhà sản xuất ô tô và máy bay sử dụng quy trình sản xuất rời rạc. Sản xuất linh phụ kiện điện
thoại. Sản xuất hàng loạt và sản xuất đơn chiếc có thể coi là 1 dạng đơn giản của sản xuất rời rạc.
Sản phẩm của sản xuất rời rạc thường có đặc tính: Độ phức tạp cao & số lượng ít (máy bay, ô tô,
tivi…); hoặc Độ phức tạp thấp & số lượng lớn (bu long, đai ốc,…)
Sản xuất rời rạc mang lại nhiều lợi ích như tăng cường linh hoạt, giảm thời gian và chi phí sản
xuất, tăng cường khả năng tùy chỉnh sản phẩm ở từng công đoạn, và cải thiện hiệu suất tổng thể
của quy trình sản xuất.
Các dạng quy trình sản xuất khác
- Sản xuất linh hoạt – Flexible Manufacturing System
Đây là một mô hình sản xuất được thiết kế để tối ưu hóa khả năng thích nghi và linh hoạt trong
quá trình sản xuất. Nó bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất được tối ưu
hóa và sự hợp nhất của nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra một mô hình sản xuất đáp ứng nhanh
chóng và hiệu quả với nhu cầu thay đổi của thị trường.
Sản xuất linh hoạt có khả năng xử lý các sản phẩm đa dạng từ số lượng nhỏ tới cực lớn, cho phép
thay đổi lắp ráp các bộ phận và thay đổi trình tự quy trình, thay đổi khối lượng sản xuất và thay
đổi thiết kế của một số sản phẩm được sản xuất.
- Sản xuất theo mẻ- Batch process manufacturing
Sản xuất theo mẻ là quá trình sản xuất trong đó một lượng hữu hạn thành phẩm hoặc bán thành
phẩm được tạo ra từ một lượng các nguyên liệu đầu vào. Theo một quy trình xử lý cho trước
trong một khoảng thời gian nhất định và sử dụng một hoặc nhiều thiết bị.
Quá trình sản xuất theo mẻ thường có tính linh hoạt, mềm dẻo do sự phong phú về sản phẩm và
đa dạng về các thiết bị cần được điều khiển. Vì lí do này, cho đến hiện nay, rất nhiều nhà máy có
công nghệ sản xuất theo mẻ vẫn đang được vận hành bằng tay.
Sản xuất thực phẩm, in báo, đóng sách và dược phẩm thường dựa vào quy trình sản xuất theo
mẻ.

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài vi
- Quy trình sản xuất 1. Sản xuất rời rạc - 7. Sản xuất hàng loạt
hàng loạt (Mass Discrete (Mass Production)
production): Manufacturing 8. Sản xuất đơn chiếc
- Quy trình sản xuất 2. Sản xuất hàng loạt - (Job Production)
theo đơn đặt hàng Repetitive 9. Sản xuất theo dự án
(Make-to-order manufacturing (Project Production)
production): 3. Sản xuất liên tục - 10. Sản xuất liên tục
- Quy trình sản xuất Continuous (Continuous
liên tục (Continuous production production)
production): 4. Sản xuất gián đoạn - 11. Sản xuất gián đoạn
- Quy trình sản xuất Intermittent (Intermittent
theo nhóm (Team- production production)
based 5. Sản xuất linh hoạt – 12. Sản xuất để lưu kho
manufacturing): Flexible (Make to Stock)
- Quy trình sản xuất Manufacturing
theo dự án (Project- System
based 6. Sản xuất theo dự án
Manufacturing):
https://vietnamcleanroom.com/vi/post/cach-viet-quy-trinh-san-xuat-1423.htm
https://fast.com.vn/quy-trinh-san-xuat-la-gi-x-buoc-hoan-thien-quy-trinh-san-xuat/
#1_Quy_trinh_san_xuat_la_gi
https://geso.us/08-quy-trinh-san-xuat-pho-bien-chu-doanh-nghiep-can-biet
https://www.baominhtextile.com/quy-trinh-san-xuat-dong-vai-tro-quan-trong-the-nao-trong-viec-
tao-ra-mot-san-pham-chat-luong
https://luatminhkhue.vn/san-xuat-la-gi.aspx
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/san-xuat-la-gi#san-xuat-gian-doan-intermittent-
production

You might also like