Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài kiểm tra điều kiện số 1

Họ và tên: Trần Công Tỉnh

Môn: Kinh tế chính trị Nhóm: 14

MSV: 22F7510364

Câu hỏi: Hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở điểm nào ? Ý
nghĩa của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đối với nước ta hiện nay .
Bài làm:
 Điểm khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường là:
* Hàng hóa thông thường:
- Khái niệm: Hàng hóa thông thường là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

- Bên cạnh đó:


+ Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau.

+ Chỉ thuần túy là yếu tố vật chất.


+ Là nguồn gốc của giá trị trao đổi ( biểu hiện của của cải).

+ Sau một thời gian sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều tiêu biến.
+ Giá cả và giá trị có thể tương đương nhau.

* Hàng hóa sức lao động


- Khái niệm: Sức lao động có chỉ có thể biến thành hàng hóa sức lao động khi có
đủ 2 điều kiện:
+ Người lao động phải được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động
của mình.
+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động
sản xuất.
- Bên cạnh đó hàng hóa sức lao động:
+ Là hàng hóa đặc biệt chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người; người mua có
quyền sử dụng nhưng không được quyền sở hữu.
+ Bao hàm cả yếu tố tinh thần lẫn lịch sử.
+ Là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
+ Khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của
thân sức lao động.
+ Giá cả nhỏ hơn giá trị.
 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đối với nước ta hiện
nay.
- Nhìn nhận về lý luận sức lao động của C. Mác, vận dụng vào thị trường sức
lao động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
ở nước ta hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động
trong nước.
+ Thứ nhất: Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động phải phù hợp với quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển chung của nền kinh tế tri thức. Điều
này đòi hỏi hệ thống giáo dục cần xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa cả về chất
lượng và số lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, về phẩm
chất đạo đức, năng lực thì mới có thể tiếp cận, hướng dẫn người lao động tiếp cận
với nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
+ Thứ hai: Vận dụng lý luận một cách phù hợp vào thực tế điều kiện, hoàn cảnh
Việt Nam. Với lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động cần phải hài
hòa, cân đối. Tránh việc làm phát sinh, gây mâu thuẫn gay gắt mà phải tạo mối
quan hệ gần gũi, thân thiết, thống nhất giữa người lao động và người đi thuê lao
động.
+ Thứ ba: Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động phải gắn liền với việc hình
thành đội ngũ lao động có trình độ và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp
ứng được nhu cầu của thực tiễn. Phải biết nắm bắt sử dụng có hiệu quả những
phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đi đôi với việc đào tạo tay nghề cần quan tâm tới
giáo dục phẩm chất cho người lao động, rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật, lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với mục tiêu, lí tưởng mà Đảng và
Nhà nước đề ra.
+ Thứ tư: Thúc đẩy sự giao dịch trên thị trường lao động băng các hình thức như
phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lý Nhà nước,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có
hiệu quả thị trường lao động,…
+ Thứ năm: Bên cạnh việc nâng cao chất lượng lao động, đồng thời phải có chế độ
tiền lương hợp lý, đảm bảo cho việc người lao động có thể đảm bảo cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày, đáp ứng việc sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hóa sức lao động và thị trường lao động
là một tất yếu khách quan. Việc thừa nhận sức lao động trở thành hàng hóa giúp
kích thích người lao động và người sử dụng lao động có những đóng góp tích cực
hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
- Có thể nói thị trường lao động khá mới mẻ đối với Việt Nam bới lẽ việc hình
thành thị trường lao động còn khá nhỏ lẻ ở những khu công nghiệp hoặc ở
những thành phố lớn. Việt Nam đã gia nhập vào WTO, đây là cơ hội và cũng
là thách thức lớn đối với Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, trong thị
trường thế giới đầy khắc nghiệt, các nhà kinh tế Việt Nam cần có những chiến
lược cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh trạnh của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa
sức lao động. Do vây, cần áp dụng triệt để lý luận về hàng hóa sức lao động
của C. Mác vào thực tế Việt Nam một cách có hiệu quả để mang lại nguồn
nhân lực có chất lượng tay nghề, phẩm chất tốt để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong thời đại mới.

- Nghiên cứu về hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận sức
lao động là hàng hoá (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá) nên việc xây
dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Vấn đề trọng tâm của Đảng ta là phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa ở nước ta đòi hỏi sự phát triển đồng đều của tất cả các loại thị trường, nghị
quyết Đại hội IX cũng nhấn mạnh phải tiếp tục tạo ra đồng bộ các yếu tố thị
trường, thị trường lao động bắt đầu hình thành và phát triển từ những cái chưa có.
- Thị trường lao động là thị trường nơi các dịch vụ lao động được mua và bán
trong một quá trình xác định lượng lao động được sử dụng, cũng như tiền lương và
tiền công. Thị trường lao động là một trong những loại thị trưởng cơ bản và có một
vị trí đặc biệt trong hệ thống các thị trưởng của nền kinh tế.
- Quá trình hình thành và phát triển cũng như sự vận động của thị trường lao
động có những đặc điểm hết sức nên biệt.
- Thị trường lao động cũng như các loại thị trường khác cũng tuân theo những
quy luật của thị trường. Điểm khác nhau ở đây chính là tính chất đặc biệt của
hàng hóa sức lao động (như đã trình bày ở trên).
- Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số tích cực kinh tế,
kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được
những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân
mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Thị trường lao động dễ dàng chuyển
đổi người lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn với họ, nơi mà thành quả
lao động của họ có năng suất hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn.
- Thứ ba, bố trí về hưu hoặc giảm việc tìm kiếm công việc, có nghĩa là chuyển
họ từ dân số tích cực kinh tế vào dân số không tích cực kinh tế.
- Thứ tư, tìm kiếm và sắp xếp công việc cho những người mới tất nghiệp các
trường đào tạo, cũng như những người trước đây không làm việc và chưa bao giờ
tìm kiếm việc làm, có nghĩa là chuyển họ từ dân số không tích cực kinh tế vào dân
số tích cực kinh tế.

You might also like