113 Nguyễn Đức Phương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật về xử phạt vi phạm đối với hành vi gây
rối trật tự công cộng ở Việt Nam? Liên hệ thực tiễn. ”

Đề số: 113

Sinh viên : NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG

Lớp : Pháp luật đại cương-2-1.22.(N19)

Mã SV : 22013256

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022


Mục lục
A. Mở đầu:................................................................................................................
B. Nội dung:..............................................................................................................
1. Tội gây rối trật tự nơi công cộng là gì?..................................................................
1.1 Mức phạt tội gây rối trật tự nơi công cộng thế nào ?...........................................
1.2 Những biểu hiện của hành vi gây rối trật tự nơi công cộng:................................
2. Yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự nơi công cộng:................................................
2.1 Về mặt chủ thể của tội gây rối trật tự nơi công cộng:..........................................
2.2 Về mặt khách thể của tội gây rối trật tự nơi công cộng:......................................
2.3 Về mặt khách quan của tội gây rối trật tự nơi công cộng:...................................
2.4 Về mặt chủ quan của tội gây rối trật tự nơi công cộng:......................................
3. Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi gây rối trật tự công cộng:........
4. Những biện pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự nơi công cộng:.....
4.1 Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình sự
tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi gây rối:...............................
4.2 Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp, đổi mới tác phong làm việc của thẩm phán và cán bộ công chức trong
ngành Tòa án:.............................................................................................................
4.3 Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân:.....................
4.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân:..............................
5. Liên hệ thực tiễn:..................................................................................................
C. Kết luận:..............................................................................................................
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................
A Mở đầu :
Bộ Luật hình sự được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999,
được sửa đổi bổ sung năm 2009 được coi là một trong những công cụ sắc bén, hữu
hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ
độc lập, chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức; góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho
mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh,
mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ
những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh,xã hội công bằng văn minh.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, đời sống kinh tế xã
hội có những thay đổi đáng kẻ, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống nhân
dân cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, chúng ta không
thể không thấy những nguy cơ và thách thức to lớn đặt ra với toàn Đảng và toàn
dân về trong sự phát triển nói chung đó, đặc biệt là sự gia tăng của các loại tội
phạm ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, và một số tỉnh, thành khác trong đó có tỉnh Đồng Tháp.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2009 đến năm 2013, ở tỉnh Đồng Tháp
có tổng số vụ phạm pháp luật hình sự là 4.081, trong đó hành vi đánh nhau gây rối
trật tự công cộng là 67 vụ, chiếm 1.64% tông số vụ án hình sự đưa ra xét xử. Bên
cạnh đó, dưới góc độ thực tiễn xét xử cho thấy nếu năm 2011, tổng số vụ án về tội
gây rối trật tự công cộng đưa ra xét xử 15 vụ và 47 bị cáo., năm 2012 là 13 vụ và
50 bị cáo năm 2013 là 16 vụ và 61 bị cáo.. Qua kết quả xét xử nói trên cho thấy
giữa các 5 có sự khác nhau về số vụ nhưng số bị cáo ngày càng gia tăng với quy
mô và mức độ ngày càng nghiêm trọng
(https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-phap-luat-hinh-su-ve-toi-gay-roi-trat-tu-cong-cong-hot)
B. Nội dung
1. Tội gây rối trật tự nơi công cộng là gì :
Để làm sáng tỏ khái niệm tội gây rối trật tự nơi công+ trước hết chúng ta cần làm
sáng tỏ khái niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lạnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [37,Điều 8].
Tội gây rối trật tự công cộng là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình
sự, do vậy để đưa ra khái niệm tội gây rối trật tự công cộng, cần được nhìn nhận
dưới góc độ khái niệm chung của tội phạm. Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề này
trong khoa học luật hình sự Việt Nam còn nhiều quan điểm khác nhau.
Có tác giả cho rằng : Gây rối trật tự công cộng là nhóm các hành vi xâm phạm trật
tự công cộng được nhà nước bảo vệ bằng quy định điều luật trong pháp luật hình
sự và đáng bị trừng phạt theo những quy định của điều luật này [9,tr25] hoặc có tác
giả khác lại định nghĩa xâm phạm trật tự công cộng là những hành vi làm phá vỡ
sự ổn định của trật tự công cộng vi phạm pháp luật, văn hóa, chuẩn mực xã hội,
không tục tập quán đảm bảo trật tự công cộng làm cản trở hoạt động bình thường
tuần tự của mọi người tại không gian công cộng.
(https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-phap-luat-hinh-su-ve-toi-gay-roi-trat-tu-cong-cong-hot)

1.1 Mức phạt tội gây rối trật tự nơi công cộng thế nào ?
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, người nào gây rối trật tự
công cộng mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi
gây rối trật tự công cộng.
Theo đó, khung hình phạt áp dụng với tội này như sau:
- Khung 01: Phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.
- Khung 02: Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau:
+ Có tổ chức;
+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
+ Xúi giục người khác gây rối;
+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
1.2 Những biểu hiện của tội gây rối trật tự nơi công cộng:
+ Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc
nhiều người
+ Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng
+ Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi
công cộng
+ Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng.
+ Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ĩ, đua xe máy trái phép

2. Yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự nơi công cộng:
2.1 Chủ thể của tội gây rối trật tự nơi công cộng:
Mặt chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần là người
có hành vi vi phạm quy định về gây rối trật tự công cộng đến một độ tuổi nhất định
và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Cụ thể,
theo khoản 1 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 thì người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm về mọi tội phạm, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2.2 Về mặt khách thể của tội gây rối trật tự nơi công cộng:
Mặt khách thể của tội phạm thì tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến
an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở nơi công cộng. Dưới góc độ thực tiễn, thì hành
vi này thường là thường là khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như:
Giết người, cố ý gây thương tích v.v... hoặc cũng có những hành vi phạm tội khác
mà dẫn đến gây rối công cộng như tổ chức đua xe, đánh bạc, vi phạm các quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ v.v... Hậu quả của hành vi gây rối
trật tự công cộng là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất được xác định là nghiêm
trọng cho xã hội.
2.3 Về mặt khách quan của tội gây rối trật tự nơi công cộng:
+ Mặt khách quan của tội phạm thì người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng
nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo
động làm mất trật tự công cộng, đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công
cộng; đập phá các công trình công cộng, trong quán ăn, quán giải khát có đông
người.
+ Trên thực tế, nếu người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng đã đủ yếu tố
cấu thành một tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng đó. Ví dụ, trước hoặc sau khi có hành vi gây
rối mà có hành vi giết người, cố ý gây thương tích hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi hành vi gây rối mà chưa
đến mức cấu thành tội phạm cụ thể nào khác. Hành vi cấu thành tội phạm khi đã
gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội phạm này mà còn vi phạm.
+ Về hành vi. Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của những
người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học, nhà
thờ, công viên, nhà ga, bến xe, bến tàu…cụ thể như: Có lời nói thô tục xúc phạm
những người xung quanh tại nơi công cộng; Có hành vi thô bạo xúc phạm những
người xung quanh tại nơi công cộng (đặc biệt là phụ nữ); Có hành vi dùng vũ lực
để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng
(như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô…)…
+ Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội
này. Hậu quả xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu
quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự: Cản trở,
ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan
Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về
tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Chết người…
+ Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên
đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như hành vi trên có ảnh
hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây
ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…Trong các
trường hợp này phải tùy theo từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ hậu quả
do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.
2.4 Về mặt chủ quan của tội gây rối trật tự nơi công cộng:
Xét về mặt chủ quan của tội phạm này là người phạm tội thực hiện hành vi gây
rối trật tự công cộng là do cố ý.
(https://luatminhkhue.vn/toi-gay-roi-trat-tu-noi-cong-cong.aspx)

3 Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi gây rối trật tự công cộng:
- Hành vi gây rối trật tự công cộng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì
bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể một số hành
vi điển hình sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
 Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt
động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân
cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a
khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
 Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
 Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn
hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
 Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
 Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục
tiêu bảo vệ;
 Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư…
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
 Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
 Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công
cộng;
 Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá
nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,..
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
 Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự,
nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều
21 và Điều 54 Nghị định này;
 Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh
dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự;
 Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền;
 Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường
dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm,…
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
 Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối,
làm mất trật tự công cộng;
 Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công
cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương;
đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố
ý gây thương tích cho người khác;
 Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê,
xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
 Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức,…
 Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ
quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
 Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào
nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan,
tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ
mục tiêu;
 Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;
 Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ,
biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;
 Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu
cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
- Hình thức xử phạt bổ sung :
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định
+ Người nước ngoài có thể bị trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi
phạm,…
(https://lawkey.vn/gay-roi-trat-tu-cong-cong-la-gi-quy-dinh-xu-phat-hanh-chinh-doi-voi-hanh-vi-nay/)

4. Những biện pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự nơi công cộng:
Đối với tình hình xét xử các vụ án hình sự nói chung và xét xử tội gây rối trật tự
công cộng tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng đạt được kết quả cao thì cần chú trọng một
số giải pháp cơ bản sau:
4.1 Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình
sự tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi gây rối
Hiện nay, việc tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật
hình sự trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi gây rối trật tự
công cộng có ý nghĩa quan trọng, góp phần xử lý đúng người, đúng tội, đúng hành
vi, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người
vô tội thì cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể các tình tiết định khung tăng nặng của
khoản 2 Điều 245 Bộ luật hình sự năm 1999, chẳng hạn chúng ta mới hướng dẫn
tình tiết định tội "gây hậu quả nghiêm trọng" hay mới hướng dẫn một về của tình
tiết quy định tại điểm c khoản 2 "gây cản rở giao thông nghiêm trọng" (Nghị quyết
số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật hình sự" của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao). Do đó, cần có
hướng dẫn thống nhất thế nào là: có hành vi phá phách; gây đình trệ hoạt động
công cộng; xúi giục người khác gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự
công cộng .
Hai là , cần có văn bản hướng dẫn định tội danh trong các trường hợp phạm tội gây
rối trật tự công cộng với các tội phá rối an ninh, tội giết người, tội cố ý gây thương
tích, tội chống người thi hành công vụ và tội đua xe trái phép để đảm bảo định tội
danh được đúng và chính xác trong thực tiễn. Bởi lẽ, “định tội danh đúng sẽ là tiền
đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công
minh , có căn cứ và đúng pháp luật”
Ba là, tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện các văn bản pháp luật hành chính trong lĩnh
vực trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng, làm
cơ sở cho việc xử lý hành chính và là dấu hiệu định tội để xử lý hình sự. Hiện nay,
để xử lý hành chính trong lĩnh vực này Chính phủ đã ban hành Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an nỉnh và trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy
chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong số các hành vi có hành vi gây rồi
trật tự công cộng chưa đến mức xử lý hình sự được quy định trong Chương II Nghị
định này. Trong thời gian tới, với các biểu hiện đa dạng của các hành vi phạm tội
trong thực tiễn, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện Nghị định này và giải thích rõ ràng
hơn ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự.
4.2 Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp, đổi mới tác phong làm việc của thẩm phán và cán bộ công chức
trong ngành Tòa án
4.3 Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân
4.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân

5.Liên hệ thực tiễn :


Ví dụ : Tối ngày 12/10/2022 trên địa bàn xã Đông Xuân có xảy ra một vụ việc gây
rối trật tự công cộng do hai đối tượng say rượu đánh nhau. Người dân đã thông báo
cho công an xã để giải quyết nhưng hai đối tượng này lại có hành vi chống đối,
chửi bới công an xã. Sau khi áp giải hai đối tượng này về trụ sở, gia đình hai đối
tượng này đã kéo đến trụ sở công an xã làm loạn, cản trở công việc, đòi thả người.
Trong trường hợp này, công an xã phải giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp này các đối tượng có hành vi vi phạm như sau:
- Đối với đối tượng say rượu: Căn cứ theo quy định tại Điểm a và điểm Khoản 2
Điều 144/2021/NĐ-CP Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng,
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công
cộng;
- Đối với gia đình hai đối tượng kéo đến trụ sở công an gây rối thì bị xử phạt theo
quy định tại điểm D khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp gây rối hoặc cản trở
hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
- Theo điểm B khoản 3 điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi
phạm hành chính của Trưởng công an xã tối đa là 2.500.000 đồng.
- Như vậy mức xử phạt đối với hai đối tượng say rượu đánh nhau (tổng hợp cả ba
hành vi vi phạm) và thân nhân của hai đối tượng vượt quá thẩm quyền xử phạt của
chính quyền cấp xã. Công an xã cần tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính
theo đúng quy định về các hành vi vi phạm của từng đối tượng rồi gửi lên Công an
huyện (hoặc UBND huyện) để các cấp có thẩm quyền ra các quyết định xử phạt
hành chính theo quy định. Ngoài ra, nếu trong trường hợp hành vi có gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể xem xét trách nhiệm hình sự.

C. Kết luận
Gây rối trật tự công cộng là tội cụ thể trong chế định pháp luật , theo đó có thể hiểu
gây rối trật tự công cộng là nhóm các hành vi xâm phạm trật tự công cộng được
Nhà nước bảo vệ bằng quy định pháp luật cụ thể và hình phạt tương xứng đối với
tội danh này. Người thực hiện tội phạm này xâm phạm trật tự công cộng , làm phá
vỡ sự ổn định của trật tự công cộng, vi phạm pháp luật, văn hóa chuẩn mực xã hội ,
làm cản trở hoạt động bình thường , tuần tự của mọi người trong không gian công
cộng. Để ngày một nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong quá trình
xét xử đối với tội gây rối trật tự công cộng, các nhà làm luật, các chủ thể áp dụng
pháp luật cần thực hiện theo những quan điểm , nguyên tắc chung của pháp luật.Để
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội gây
rối trật tự công cộng đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính chiến
lược và giải pháp cụ thể. Các giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng không những
trên phương diện xã hội – pháp lý hình sự , mà còn cả trên phương diện tội phạm
học để nhằm mục đích phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả hơn đối với hành vi
phạm tội gây rối trật tự công cộng ở nước ta . Nếu thực hiện tốt các giải pháp thì sẽ
ngày càng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật để xét xử tội gây rối trật tự công
cộng của ngành Tòa án , góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội , làm giảm và
tiến tới xóa bỏ các hành vi gây rối trật tự công cộng , đảm bảo được trật tự kỉ
cương xã hội , tạo sự tin tưởng tuyệt đối với nhân dân.

Tài liệu tham khảo


[1] https://lawkey.vn/gay-roi-trat-tu-cong-cong-la-gi-quy-dinh-xu-phat-hanh-
chinh-doi-voi-hanh-vi-nay/
[2] https://luathoangphi.vn/tu-van-toi-gay-roi-trat-tu-cong-cong-theo-bo-luat-hinh-
su-nam-2015-sua-doi/
#Xu_phat_hanh_vi_gay_roi_trat_tu_cong_cong_ve_hanh_chinh
[3] Chính phủ (2010) , Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự , an toàn xã hội , Hà Nội.
[4] https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-phap-luat-hinh-su-ve-toi-gay-
roi-trat-tu-cong-cong-hot

You might also like