Nhận định đúng sai môn LDS1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

Câu 1: Văn bản qui phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.

=> Sai, vì ngoài VBQPPL thì còn có Hiến pháp, BLDS, Các luật, bộ luật liên
quan, các văn bản dưới luật, Án lệ.
Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân
trong giao lưu dân sự.
=> Sai, đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là một nhóm lĩnh vực nhất định
bao gồm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
Câu 3: Nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển giao
dân sự.
=> Sai, vì ngoài những trường hợp khi mà quyền nhân thân gắn với tài sản
như : Quyền công bố tác phẩm của các tác giả sở hữu tác phẩm, quyền sử dụng
bài hát của nhạc sĩ, quyền sở hữu công nghiệp,..) theo Đ.17 BLDS hiện hành.
Câu 4: Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp
dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân
sự.
=> Đúng.
Câu 5: Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
=> Sai, vì có nhiều trường hợp người bị bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức
mất năng lực hành vi dân sự ( bệnh trầm cảm, bệnh rối loạn đa nhân cách...).
Để nhận biết người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự cần
dựa vào quyết định Tòa án ( Đ.22 BLDS 2015).
Câu 6: Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
=> Sai, căn cứ vào Đ.47 BLDS hiện hành thì người được giám hộ là người
chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; cha mẹ
là người mất, hạn chế, bị TA tuyên bố hạn chế NLHVDS, không đủ điều kiện
nuôi dưỡng con cái....thì mới cần người giám hộ. Nếu không thuộc các trường
hợp trên thì cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con.
Câu 7: Trách nhiệm dân sự pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
=> Đúng, căn cứ theo Điều 87 BLDS 2015 thì pháp nhân chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình, không chịu thay cho các thành viên của pháp nhân ( cần
phân biệt giữa pháp nhân và thành viên của pháp nhân, đối với công ty hợp
danh thì chỉ có các thành viên của pháp nhân mới có trách nhiệm vô hạn, còn
pháp nhân thì không)
Câu 8: người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
=> Sai, căn cứ vào điều 21 BLDS 2015 thì người chưa thành niên dưới 6 tuổi là
người không có năng lực hành vi đầy đủ.
Câu 9: Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật qui định hoặc do các bên
thỏa thuận.
=> Sai, căn cứ vào Đ.149 BLDS hiện hành thì thời hiệu là thời hạn do pháp
luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì sẽ phát sinh hậu quả pháp lý đối
với chủ thể vi phạm thời hiệu, các chủ thể tham gia quan hệ dân sự không thể
thỏa thuận để kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn này.
Câu 10: Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
=> Sai, vì căn cứ theo Đ.22-23 và Đ.62 BLDS hiện hành thì nếu người được
giám hộ đủ 18 nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì việc giám hộ vẫn chưa chấm dứt.
Câu 11: Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.
=> Sai, căn cứ vào K3,4 Đ.140 BLDS hiện hành thì chỉ có quan hệ đại diện
theo ủy quyền chấm dứt khi người đại diện chết, còn trường hợp người đại diện
theo pháp luật chết thì không áp dụng.
Câu 12: Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
=> Sai, vì người thành niên có thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất
năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của
mình theo Đ.23, Đ.24, Đ.25 BLDS hiện hành.

Câu 13: Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản
chung.
=> Sai, theo K1, Đ. 212 BLDS 2015 thì Tài sản chung của các thành viên gia
đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên cùng đóng góp, cùng nhau
tạo lập nên và các tài sản theo quyền sở hữu. Không cần thiết phải là những
người có chung hộ khẩu.

Câu 14: Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì
luôn luôn không có giá trị pháp lý.
=> Sai, căn cứ K1, Đ.142 BLDS hiện hành thì người không có thẩm quyền xác
lập thực hiện giao dịch không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được
đại diện trừ các trường hợp trong điểm a,b,c K1 Đ142.
Câu 15: Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.
=>Sai, căn cứ theo điểm b, khoản 1, điều 60 của BLDS hiện hành thì khi người
giám hộ chết thì sẽ thay đổi người giám hộ chứ không làm chấm dứt việc giám
hộ của người được giám hộ.
Câu 16: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là tất cả các quan hệ xã hội
phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội.
=> Sai, căn cứ theo Đièu 1 BLDS hiện hành thì Luật Dân sự điều chỉnh về
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân và các tính chất đặc trưng của luật.
Câu 17: Hộ gia đình là tập thể những người thân thích với nhau và có hộ
khẩu thường trú.
=> Sai, Hộ gia đình là tập hợp những người có quan hệ huyết thống, hôn
nhân, nuôi dưỡng, đang sống chung và cùng đăng ký thường trú hoặc tạm
trú tại một chỗ ở hợp pháp.

Câu 18: Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
=>Sai, Năng lực pháp luật của pháp nhân là chuyên biệt, phù hợp với mục đích
và từng lĩnh vực hoạt động của nó. Các pháp nhân có năng lực pháp luật khác
nhau .

Câu 19: Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập
thực hiện thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại
diện.
=> Sai, GDDS do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện thì chỉ
không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện trừ các
trường hợp tại các điểm a, b, c Khoản 1, điều 142 BLDS hiện hành.
Câu 20: Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm
đối với hộ gia đình.
=> Sai, căn cứ vào điều 104 BLDS hiện hành thì chỉ có giao dịch dân sự phục
vụ lợi ích hay hoạt động kinh doanh, sản xuất của hộ gia đình mới làm phát
sinh trách nhiệm đối với hộ gia đinh, đối với các giao dịch dân sự mà phục vụ
lợi ích cá nhân cho người đại diện hộ gia đình, chủ hộ thì không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình trừ các điểm a, b và c khoản 1, điều 142,
điều 143 BLDS hiện hành

Câu 21: Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của
pháp nhân thì các thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải chịu
nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp.
=> Sai, căn cứ vào khoản 3, điều 87 BLDS hiện hành thì các thành viên chỉ
chịu trách nhiệm trong khoảng vốn đã góp cho pháp nhân, ngoài ra không phải
chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp
nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Câu 22: Thời hạn đề 1 chủ thể hửởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa
vụ dân sự là một loại thời hiệu.
=> căn cứ vào khoản 1, 2 điều 150 BLDS hiện hành thì khi kết thúc thời hạn
chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ ân sự là một loại thời
hiệu

Câu 23: Quan hệ pháp luật dân sự tốn tại cả khi không có qui phạm pháp
luật nào điều chỉnh.
=> Đúng, căn cứ theo điều 5 và khoản 1 điều 6 của BLDS hiện hành thì
khi không có qui phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ dân sự thì có thể
thay bằng các tập quán hoặc áp dụng tương tư pháp luật để điều chỉnh

Câu 24: Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
=> Sai, căn cứ vào Điều 22, 23 và 24 của BLDS hiện hành thì cần phải có
quyết định tuyên bố của Tòa án trên cơ sở giám định pháp y về cá nhân bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự. Bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm, điếc
không thuộc các trường hợp luật quy định thì vẫn có năng lực hành vi dân sự.

Câu 25: Thành viên của tổ hợp tác là người phải thành niên.
=> Sai, thành viên chính thức của tổ hợp tác ngoài việc là người thành niên còn
phải là người có năng lực hành vi dân sự phù hợp từ điều 16 đến điều 24 của
BLDS hiện hành. Ngoài ra còn có thành viên liên kết góp vốn là người từ đủ 15
tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Câu 26: Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên.
=> Sai, thành viên của hộ gia đình là những người có quan hệ: hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng, có hộ khẩu thường trú chung ( hoặc không cần ) không kể
người đã thành niên hay chưa.

Câu 27: Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm
thay đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng.
=> Sai, mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện có thể đồng thời làm phát sinh, thay đổi
và chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng.
VD: Một người chuyển nhượng hợp đồng nhà mình đang thuê đã làm phát sinh
quan hệ dân sự giữa người cho thuê với người thuê mới, nhưng làm chấm dứt
QHDS giữa mình và người cho thuê nhà.

Câu 28: Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải
có người giám hộ.
=> Sai, cứ vào khoản 1, điều 24 BLDS hiện hành thì người bị tòa án tuyên bố
hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ được tòa án quyết định người đại diện theo
pháp luật cho người đó và theo khoản 2, điều 24 thì giao dịch dân sự liên quan
đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS phải có sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật

Câu 29: Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa
thuận hoặc do pháp luật qui định.
=> Căn cứ vào khoản 1,2 điều 138 BLDS hiện hành thì phạm vi thẩm quyền
đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận, pháp luật không có quy định.

Câu 30: Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất
cứ lý do gì.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 153 BLDS hiện hành thì nếu có sự kiện làm
gián đoạn thì thời hiệu sẽ phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián
đoạn chấm dứt.

Câu 31: Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân
sự vì lợi ích của mình.
=> Sai, căn cứ theo điều 22,23,24 BLDS hiện hành thì người thành niên nhưng
mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thưc và làm chủ hành vi,
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình xác lập thực hiện mọi
giao dịch dân sự mà cần phải có người đại diện theo pháp luật do Tòa án quyết
định trừ khoản 2, điều 125 BLds hiện hành.

Câu 32: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt,
trừ trường hợp thành viên của pháp nhân có sự thỏa thuận khác.
=> Sai, căn cứ theo khoản 2, điều 86 BLDS hiện hành thì trường hợp thành
viên của pháp nhân có sự thỏa thuận khác mà không đăng ký với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì thỏa thuận đó không được công nhận.
Câu 33: Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn,
nếu được tòa án chấp nhận.
=> Sai, căn cứ theo khoản 3, điều 150 BLDS hiện hành thì thời hiệu khởi kiện
là do luật quy định, mang tính bắt buộc, không thể được thỏa thuận kéo dài hay
rút ngắn giữa các bên

Câu 34: Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 24 BLDS hiện hành thì người nghiện ma túy,
các chất kích thích khác đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của
người có quyề, lợi ích liên quan hoặc cơ qua, tổ chức hữu quan thì Tòa án có
thể ra quyết định tuyên bố người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 35: Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt.
=> Sai, căn cứ theo điều 106 BLDS hiện hành thì hộ gia đình chỉ được sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc bị hạn chế nhưng không mang tính chuyên biệt
Câu 36: Thời hạn do pháp luật quy định thì gọi là thời hiệu.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 149 BLDS 2015 thì thời hiệu là thời hạn do
luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với
chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Câu 37: Mọi quan hệ tải sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tình đền
bù tương đương.
=> Sai, đối với các quan hệ như quan hệ tặng cho, quan hệ thừa kế... thì không
mang tính đền bù tương đương.

Câu 38: Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài
sản của pháp nhân.
=> Sai, căn cứ theo khoản 3, điều 87 BLDS 2015 thì thành viên của pháp nhân
chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp, ngoài ra không chịu trách
nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân trừ trường hợp pháp nhân là công
ty hợp danh.

Câu 39: Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác phải được đa số tổ viên tổ
hợp tác đồng ý.
=> Sai, căn cứ theo khoản 2, điều 505 BLDS 2015 thì việc định đoạt tài sản là
quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải được tất cả
thành viên tổ hợp tác đồng ý và phải có thỏa thuận bằng văn bản.

Câu 40: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định.
=> Sai, căn cứ theo khoản 3 điều 136 và điểm c, khoản 1, điều 137 BLDS
2015 thì đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định chỉ trong
trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1, 2 điều
136 đối với cá nhân, và trong quá tình tố tụng tại Tòa án đối với pháp nhân.
Câu 41: Người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác dẫn đến phá tài
sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
=> Sai, căn cứ theo điều thì người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác
dẫn đến phá tài sản, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, hoặc
của cơ quan, tổ chức có liên quan, và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố thì mới
được xem là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 42: Người bị tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống mà trở về thì có
quyền yêu cầu những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận.
=> Sai, căn cứ theo khoản 3, điều 73 BLDS 2015 thì người bị tòa án tuyên bố
là đã chết còn sống mà trở về thì có quyền yêu cầu những người thừa kế trả lại
tài sản, giá trị tài sản hiện còn chứ không phải toàn bộ tài sản đã nhận.

Câu 43: Thời hạn là khoảng thời gian mà pháp luật qui định từ thời điểm
này tời thời điểm khác.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 144 BLDS 2015 thì thời hạn là khoảng thời
gian được xác định tính từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Câu 44: Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được qui phạm pháp luật
dân sự trực tiếp điều chỉnh.
=> Sai, căn cứ theo điều 5 và điều 6 của BLDS 2015 thì quan hệ pháp luật dân
sự còn được tập quá, luật tương tự, án lệ, lẽ công bằng điều chỉnh trong trường
hợp pháp luật không quy định.

Câu 45: Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất riêng
biệt.
=> Đúng, vì tổ hợp tác hoạt động dựa vào lĩnh vực mà nó đăng ký với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và căn cứ vào hợp đồng nên nó mang tình chuyên
biệt.

Câu 46: Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân
thân do luật dân sự điều chỉnh.
=> Sai, căn cứ theo điều 5 BLDS 2015 thì tập quán chỉ được áp dụng để điều
chỉnh các quan hệ dân sự chỉ khi các bên không có thỏa thuận và luật không
quy định.

Câu 47: Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để
thành lập tổ hợp tác.
=> Sai, cá nhân phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ đối với thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn và cá
nhân phải là công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không
bị mất NLHVDS, không bị hạn chế NLHVDS, không có khó khăn trong nhận
thức và làm chủ hành vi đối với thành viên liên kết không góp vốn; đối với cá
nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư.
Câu 48: Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập
hợp pháp và phải có tài sản chung.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 74 BLDS 2015 thì ngoài việc được thành lập
hợp pháp theo quy định của BLDS, luật có liên quan, phải có tài sản độc lập
với cá nhân, pháp nhân khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Câu 49: Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch
dân sự phải có sự đồng ý của người giám hộ.
=> sai, căn cứ theo điều 21 BLDS 2015 thì người chưa thành niên khi tham gia
xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật,
trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đối với người từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Câu 50: Việc cải tổ pháp nhân làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.
=> Sai, căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 96 BLDS 2015 thì trừ việc tách pháp
nhân thì các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể
pháp nhân đều làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.

Câu 51: Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có
người giám hộ.
=> Sai, căn cứ vào khoản 1, điều 47 BLDS 2015 thì người chưa thành niên,
người bị bệnh tâm thần nếu còn cha mẹ thì không cần có người giám hộ, cha
mẹ sẽ là người đại diện đương nhiên của họ.

Câu 52: Người đại diên hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng
đầu pháp nhân theo qui định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền của pháp nhân.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 137 thì người đại diện hợp pháp của pháp
nhân có thể do pháp nhân chỉ định, là người có thẩm quyền quy định theo quy
định cua pháp luật hay người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại tòa
án

Câu 53: Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.
=> Sai, căn cứ vào khoản 2, điều 16 BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều có năng
lực pháp luật dân sự như nhau chứ không phải năng lực hành vi dân sự.

Câu 54: Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố
chết được giải quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.
=> Sai, căn cứ theo điều 69 và khoản 2 điều 72 BLDS 2015 thì chỉ có tài sản
của người bị tòa tuyên bố chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về
thừa kế.

Câu 55: Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều
kiện do pháp luật qui định.
=> Đúng, căn cứ vào điều 139 BLDS 2015 thì người đại diện có thể là cá nhân
hay tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định
Câu 56: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về lợi ích
nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển
giao.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 25 BLDS 2015 thì quan hệ nhân thân có 2
loại, trong đó quan hệ nhân thân gắn với tài sản có thể được chuyển giao cho
chủ thể khác.

Câu 57: Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.
=> Sai, căn cứ theo điểm b, khoản 1, điều 60 BLDS 2015 thì khi người giám hộ
chết thì người giám hộ sẽ được thay đổi sang người khác chứ không chấm dứt.

Câu 58: Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo
phần.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1 và 2, điều 103 và khoản 1, điều 288 BLDS 2015
thì nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình
được bảo đảm bằng tài sản chung của các thành viên. Vì vậy, trách nhiệm dân
sự của hộ gia đinh là trách nhiệm liên đới.

Câu 59: Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự.
=> Sai, vì quan hệ thừa kế không phát sinh theo sự thỏa thuận nhưng vẫn là đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự.

Câu 60: Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo
ý chí của các chủ thể trong quan hệ.
=> Sai, vì ngoài việc các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh phát sinh
theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ còn phải phù hợp với ý chí của nhà
nước.

Câu 61: Quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm
là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
=> Đúng, căn cứ vào khoản 5, điều 34 BLDS 2015

Câu 62: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân
sự không xuất hiện đồng thời nhưng mất đi đồng thời.
=> Sai, vì năng lực pháp luật của chủ thể có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp
tác, hộ gia đình, nhà nước, nhưng năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự
chỉ có thể là cá nhân.

Câu 63: Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên
bố có hiệu lực mà vẩn không có tin tức gì thì cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là
chết.
=> Sai, căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều 71 BLDS 2015 thì cá nhân bị tuyên
bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà vẫn không có tin
tức xác thực là người đó còn sống thì cá nhân bị tuyên bố là chết, không phải
tin tức nào cũng được công nhận.
Câu 64: Mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 74 BLDS 2015 thì tổ chức được công nhận là
pháp nhân khi có đủ các điều kiện được quy định tại điều này của BLDS.

Câu 65: Hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ
hộ.
=> Vì hoạt động của hộ gia đình còn có thể thông qua hoạt động của các thành
viên trong hộ gia đình nếu được chủ hộ ủy quyền cho tham gia.

Câu 66: Các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống
hoặc mối nuôi dưỡng nhau.
=> Sai, vì luật không có quy định cấm các thành viên của tổ hợp tác không thể
có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng nhau.

Câu 67: Cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là
người đại diện theo pháp luật của con.
=> sai, căn cứ vào khoản 3, điều 53 BLDS 2015 thì người thành niên mất năng
lực hành vi dân sự mà chưa có vợ, chồng, con cái hay có vợ, chồng, con cái
nhưng những người này không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ trở
thành người giám hộ cho con.

Câu 68: Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải
có người đại diện.
=> sai, căn cứ vào điề 22, điều 23, điều 24 BLDS 2015 thì người đủ 18 tuổi trở
lên nhưng bị mất năng lực HVDS, bị hạn chế NLHVDS thì phải có người đại
diện khi tham gia GDDS.

Câu 69: GDDS được xác lập mà một bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu.
=> Sai, căn cứ theo điều 127 BLDS 2015 thì GDDS được xác lập mà một bên
bị lừa dối thì bên bị trực tiếp lừa dối có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS
đó vô hiệu.

Câu 70: Người chưa thành niên không được xác lập GDDS khi không có
sự đồng ý của người đại diện.
=> Sai, căn cứ theo khoản 3, khoản 4, điều 21 BLDS 2015 thì người chưa
thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập GDDS thì phải có sự
đồng ý của người đại diện, trư trường hợp GDDS phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện GDDS mà không cần có
sự đồng ý của người đại diện, trừ GDDS liên quan đến bất động sản, động sản
phải đăng ký.

Câu 71: Tất cả người chưa thành niên đều phải có người giám hộ nếu cha
mẹ đều đã chết.
=> Đúng, căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 47 BLDS 2015 thì người chưa
thành niên không còn cha mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ thì cần phải
có người giám hộ.

Câu 72: Người đại diện có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao
dịch vì lợi ích của người được đại diện.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, khoản 2, điều 141 BLDS 2015 thì người đại diện
chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ
ở khoản 1 điều 141, nếu không thể xác định được phạm vi đại diện ở khoản 1
thì người đại diện mới được quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi GDDS vì
lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Câu 73: Bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS
do người dưới 6 tuổi xác lập là GDDS vô hiệu.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 125 BLDS 2015 thì chỉ có người đại diện của
người chưa thành niên mới có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS do người
dưới 6 tuổi xác lập là GDDS vô hiệu.

Câu 74: Người đại diện không được xác lập GD có liên quan đến tài sản
của người được đại diện.
=> Sai, căn cứ vào khoản 2, điều 141 BLDS 2015 thì trường hợp không xác
định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 điều này thì người
đại diện có quyền xác lập, thực hiện mọi GDDS vì lợi ích của người được đại
diện, bao gồm cả GD có liên quan đến tài sản của người được đại diện.

Câu 75: Người đại diện theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 134 BLDS 2015 thì người đại diện theo pháp
luật có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Câu 76: Khi hết thời hiệu khởi kiện chủ thể có thể yêu cầu tòa án gia hạn
thời hiệu khởi kiện nếu người đó không thể khởi kiện được vì những lí do
khách quan.
=> Sai, căn cứ theo khoản 3, điều 150 thì khi hết thời hiệu khởi kiện, chủ thể
mất quyền khởi kiện, không thể gia hạn thêm.

CHƯƠNG 3
Câu 77: Chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới có quyền xác lập quyền sở hữu
với hoa lợi, lợi tức.
=> Sai, căn cứ theo điều 224 BLDS 2015 thì ngoài chủ sở hữu tài sản gốc thì
người sử dụng tài sản cũng có quyền xác lập quyền sở hữu với hoa lợi, lợi tức.

Câu 78: Tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức.
=> Sai, tài sản gốc có thể sinh ra đồng thời hoa lợi và lợi tức.
Ví dụ: Khi con trâu đẻ ra con nghé, thì con nghé là hoa lợi, nhưng nếu con trâu
được sử dụng để cày cấy thì con trâu còn tạo ra lợi tức.
Câu 79: Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu công khai không giấu giếm.
=> Sai, căn cứ theo điều 180 BLDS 2015

Câu 80: Tài sản được hình thành từ sát nhập là tài sản thuộc hình thức sở
hữu chung.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 225 BLDS 2015 thì trường hợp tài sản đem
sáp nhập xác định được vật chính và vật phụ thì vật mới được hình thành thuộc
chủ sở hữu vật chính.

Câu 81: Khi một người phát hiện ra tài sản một người đánh rơi, bỏ quên
thì sẽ được xác lập quyền sở hữu với toàn bộ tài sản đó khi đã hết thời hạn
chiếm hữu quản lí theo quy định.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1,2, điều 230 BLDS 2015 thì nếu tài sản của người
đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở của
Nhà nước thì người nhặt được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó, ngược
lại tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở của Nhà nước thì sau
khi trừ hết chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng mười lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, trường hợp tài sản bị bỏ quên, đánh
rơi là tài sản thuộc di tích lích sử - văn hóa thì thuộc về Nhà nước, người nhặt
được hưởng một khoản tiền thưởng.

Câu 82: Khi một trong các đồng sở hữu chung chết thì tài sản của họ trong
khối tài sản chung được mang ra chia thừa kế.

=>Sai. Vì tài sản chung bao gồm tài sản chung theo phần và tài sản chung hợp
nhất mà hai loại này lại có những hậu quả pháp lý khác nhau nếu 1 trong các
đồng chủ sở hữu chết. Vì vậy, nếu trong hình thức sở hữu chung theo phần nếu
1 trong các đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài
sản thuộc sở hữu đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. Nếu không có người
thừa kế thì tài sản đó thuộc về nhà nước, còn nếu trong trường hợp sở hữu
chung hợp nhất nếu một trong các đồng chủ sở hữu chết thì ½ khối tài sản
chung cùa người đó được mang ra chia cho những người thừa kế.

Câu 83: Khi quyền sở hữu của chủ thể này chấm dứt sẽ làm phát sinh
quyền sở hữu của chủ thể khác.
=> Sai, căn cứ vào điều 242 BLDS 2015 thì tài sản được tiêu dùng hay bị tiêu
hủy không làm phát sinh quyền sở hữu đối với chủ thể khác.
Đối với quyền đối với bất động sản liền kề, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng
thì các quyền này làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể khác nhưng không
làm chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể này.

Câu 84: Khi tài sản bị xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu chỉ có thể
áp dụng một trong 3 phương thức kiện dân sự để bảo vệ.
=> Sai, căn cứ theo điều 164 BLDS 2015 thì khi tài sản bị xâm phạm quyền sở
hữu thì chủ sở hữu có thể áp dụng đồng thời 3 phương thức kiện dân sự để bảo
vệ tài sản cuả mình gồm kiện đòi tài sản, kiện bồi thường thiệt hại và chủ thể
có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi
đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc
người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

Câu 85: Khi một bất động sản của chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có
quyền mở lối đi qua bất kỳ một bất động sản liến kề nào khác.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 254 BLDS 2015 thì khi một bất động sản của
chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu chủ sở hữu BDS vây
bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Chủ sở hữu bất động
sản hưởng quyền phải đền bù cho chủ sở hữu BDS chịu hưởng quyền, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.

CHƯƠNG 5

Câu 86: Di sản chia thừa kế là tất cả tài sản mà cá nhân người chết để lại.
=> Sai. Di sản chia thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
người đã chết, quyền về tài sản của người đó căn cứ vào K1, Đ.32 Hiến Pháp
2013
Câu 87: Người nào được nhận di sản của người chết cũng đều phải thực
hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
=> Sai. Người nào nhận di sản của người chết để lại phải thực hiện nghĩa vụ tài
sản trong phạm vi di sản mình được hưởng, không vượt quá phạm vi di sản của
mình.
Câu 88: Nếu người thừa kế còn nợ người khác mà chưa trả thì chỉ có
quyền từ chối nhận di sản nếu thời hạn trả nợ chưa đến.
=> Đúng, vì theo K1, Đ620 BLDS hiện hành, người thừa kế không được từ
chối nhận di sản trong trường hợp nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài
sản của mình đối với người khác, nếu chưa đến thời hạn trả nợ thì chưa cần
phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người thừa kế có quyền từ chối nhận.
Câu 89: Nếu người chết còn nghĩa vụ tài sản thì sẽ không còn dành 1 phần
di sản để thờ cúng, di tặng.
=> Sai, căn cứ theo k2, Đ 645 BLDS hiện hành, trường hợp toàn bộ di sản của
người chết không đủ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán tài sản thì mới không
được dành 1 phâng di sản dùng vào việc thờ cúng. Nếu di sản của người chết
vẫn vừa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản, vừa có thể dành 1 phần để thờ cúng,
di tặng thì vẫn thực hiện.
Câu 90: Người lập di chúc không có quyền truất quyền thừa kế của con bị
mất khả năng lao động.
=>Sai, căn cứ vào khoản 1 điều 626 BLDS 2015 thì thì người thừa kế có quyền
chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Tuy nhiên,
căn cứ vào điều 644 BLDS thì dù người lập di chúc đã truất quyền thừa kế của
con bị mất khả năng lao động thì người con vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế
không phụ thuộc vào NDDC.
92: Trong trường hợp bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được hưởng thửa
kế thế vị nếu bố mẹ là người có quyền hưởng di sản của ông bà.
=> Đúng, căn cứ theo điều 652 BLDS thì nếu con của ngườid để lại thừa kế
chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại thừa kế thì cháu được
hươgnr phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Câu 93: Trong trường hợp di chúc bị thất lạc di sản sẽ được chia theo
pháp luật.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 642 BLDS 2015 thì trường hợp di chúc bị
thất lạc và không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của
người lập di chúc thì sẽ coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về
thừa kế theo pháp luật, nếu như có bằng chứng chứng thực được ý nguyện của
người lập di chúc thì vẫn chia theo di chúc đó.

Câu 94: Vợ của người để lại di sản mà bị truất quyền thừa kế thì sẽ được
hưởng 2/3 một suất thừa kế theo PL.
=> Đúng, căn cứ vào điều 644 BLDS 2015 thì vợ của người để lại di sản thừa
kế là trường hợp được hưởng 2/3 suất thừa kế không phụ thuộc vào NDDC nên
kể cả khi bị truất quyền thừa kế trong di chúc, vợ của người để lại di chúc vẫn
được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

Câu 95: Người lập di chúc không được truất quyền thừa kế của người bị
tàn tật.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 626 BLDS 2015 thì người lập di chúc có
quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền của người thừa kế. Tuy nhiên, căn cứ
theo điểm a, b, khoản 1, điều 644 BLDS, thì nếu người bị tàn tật là cha, mẹ, vợ,
con chưa thành niên hay con của người lập di chúc thì vẫn được hưởng 2/3 suất
thừa kế không phụ thuộc vào NDDC, nếu người bị tàn tật không thuộc các
trường hợp trên thì không được hưởng thừa kế.

Câu 96: Trong trường hợp người bị truất quyền thừa kế là con chua thành
niên mà không thuộc điều 620 và khoản 1 điều 621 thì sẽ được hưởng 2/3
một suất thừa kế theo PL.
=> Đúng, căn cứ theo điều 644 BLDS 2015 thì con chưa thành niên mới được
hưởng 2/3 suất thừa kế không phụ thuộc vào NDDC nếu không thuộc điều 620
và khoản 1 điều 621 của bộ luật này.

Câu 97: Nếu người chết mà còn nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán thì
không được dung di sản vào việc thờ cúng, di tặng.
=> Sai, căn cứ vào khoản 2 điều 645 BLDS 2015 thì chỉ khi toàn bộ di sản của
người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì mới không
dành một phần vào việc thờ cúng. Nếu như sau khi thanh toán nghĩa vụ tài sản
mà vẫn còn dư thì vẫn dùng di sản vào việc thờ cúng, di tặng được.

Câu 98: Di chúc hợp pháp là di chúc có hiệu lực pháp luật khi người lập di
chúc chết.
=> Sai, căn cứ vào khoản 1, điều 643 BLDS 2015 thì di chúc hợp pháp là di
chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người có tài sản chết
hoặc thời điểm mà tòa án tuyên bố một người đã chết theo khoản 2, điều 71
BLDS 2015.

Câu 99: Một người để lại di chúc hợp pháp thì khi chết di sản được chia
theo di chúc hợp pháp.
=> Sai, căn cứ theo thì một người để lại di chúc hợp pháp, nhưng người thừa kế
di sản của người đó chết trước họ thì di sản của người thừa kế đó bị vô hiệu và
phải chia theo pháp luật; hoặc theo thì những người thừa kế theo di chúc có
hành vi xâm phạm đến tính mạng,...thì bị người đề lại di sản tước quyền thừa
kế.

Câu 100: Chia thừa kế theo pháp luật là chia thừa kế theo hàng.
=> Sai, căn cứ theo điều 649 BLDS 2015 thì chia thừa kế theo pháp luật là chia
thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừ kế do pháp luật quy định.

Câu 101: Khi chia thừa kế theo hàng mà bố mẹ chết trước ông bà thì con
sẽ được thửa kế thế vị.
=> Sai, khi chia thừa kế theo hàng thừa kế mà bố mẹ chết trước ông bà thì phần
di sản của bố mẹ sẽ vô hiệu => chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất
của ông bà => con sẽ được hưởng thừa kế thế vị của bố mẹ.

Câu 102: Nếu bố mẹ chết cùng ông bà thì con chỉ được hưởng thừa kế thế
vị nếu còn sống vào thời điểm chia di sản.
=> Sai, căn cứ theo thì nếu bố mẹ chết cùng ông bà thì cháu chỉ được hưởng
thừa kế thế vị nếu còn sống vào thời điểm chia di sản và di sản phải chia theo
pháp luật, nếu di sản chia theo di chúc thì sau khi bố mẹ chết cùng thời điểm
với ông bà thì phần di sản của bố mẹ bị vô hiệu và sẽ được chia cho thừa kế
theo pháp luật, lúc này cháu mới được hưởng thừa kế thế vị.

Câu 103 : Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ mười lăm tuổi do người
đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
=> Sai, GDDS của người chưa đủ 15 tuổi phải được người đại diênj đồng ý, trừ
giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa
tuổi.

Câu 104: Tiền chở xe ôm là lợi tức phát sinh từ việc khai thác công dụng
của chiếc xe đó.
=> Sai, tiền chở xe ôm là khoản tiền công mà người thuê trả cho người lái xe
ôm bao gồm cả công sức lao động của người lái xe ôm và cả từ việc khai thác
công dụng cuả xe.

Câu 105: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá.
Sai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là chứng thư pháp lý theo quy
định của luật đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể trị giá
thành tiền. Theo quy định của pháp luật, giấy tờ có giá phải được trị giá thành
tiền và có thể tham gia vào giao lưu dân sự.
Câu 106: Nước biển/ không khí có thể là tài sản
=> Đúng, căn cứ vào khoản 1, điều 105 BLDS 2015 thì vật, giấy tờ có giá, tiền
và quyền tài sản cũng được xem là tài sản. Vật ở đây chính là thế giới vật chất
bao gồm động vật, thực vật và các vật khác với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái.
Ví dụ, nước biển, không khí khi bình thường không được xem là tài sản, nhưng
nếu nước biển được đóng thành chai, không khí được làm nóng lạnh,...thì nó
được xem là tài sản.

Câu 108: Nhẫn vàng có đính kim cương. Vậy nhẫn là vật chính, kim cương
là vật phụ.
=> Sai, căn cứ vào điều 114 BLDS 2015 thì nhẫn vàng và kim cương là vật
đồng bộ, gắn với nhau thành một chỉnh thể không thể tách rời.
7. Quyền đối với BĐS liền kề chỉ được xác lập theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
=> Sai, căn cứ theo thì quyền đối với bất động sản liền kế được xác lập theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo thỏa thuận của các
bên.
8. Lối đi qua BĐS liền kề là tài sản chung của chủ sở hữu BĐS chịu hưởng
quyền và chủ sở hữu BĐS và chủ sở hữu BĐS hưởng quyền.
=> Sai,
9. Nhặt được tài sản đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm hữu có căn cứ pháp luật
=> Sai, căn cứ theo điều 230 BLDs 2015 thì người nhặt được tài sản đánh rơi
phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đánh rơi, nếu không biết địa chỉ
người đánh rơi thì phải giao nộp tài sản đó cho UBND cấp xã hoặc công an cấp
xã gần nhất. Sau 1 năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản mà người
đánh rơi, bỏ quên nếu vẫn không xác định được chủ sở hữu thì người nhặt được
tài sản mới được chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật hoặc chiếm hữu 1 phần
tài sản có căn cứ pháp luật.
10. Nhặt được tài sản đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình
=> Sai, căn cứ theo điểm d, khoản 1, điều 165 BLDS hiện hành thì nhặt được
tài sản đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, vì khi
người nhặt được tài sản đánh rơi thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho
người đánh rơi, nếu không biết địa chỉ người đánh rơi thì phải giao nộp tài sản
đó cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã gần nhất. Sau 1 năm kể từ ngày
thông báo công khai về tài sản mà người đánh rơi, bỏ quên nếu vẫn không xác
định được chủ sở hữu thì người nhặt được tài sản mới được chiếm hữu tài sản
có căn cứ pháp luật hoặc chiếm hữu 1 phần tài sản có căn cứ pháp luật, căn cứ
theo điều 180 BLHS thì người nhặt được tài sản bị đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm
hữi không ngay tình vì người chiếm hữu không hề có căn cứ chứng minh mình
có quyền đối với tài sản đó nhưng thay vì thông báo, gửi trả lại tài sản hay giao
nộp tài sản cho cơ quan có thẩm quyền thì lại giữ lấy.

11. Người chiếm hữu vật mà không biết việc chiếm hữu của mình là không
có pháp luật là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình.
=> Sai, bởi vì chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu của một
người không có căn cứ pháp luạt nhưng không biết hoặc không thể biết ( pháp
luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Vì vậy chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải bao gồm đồng thời hai
yếu tố không biết và không thể biết.

12. Căn cứ xác lập quyền sở hữu của chủ thể này đồng thời là căn cứ chấp
dứt quyền sở hữu với chủ thể khác.
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 221 BLDS 2015 thì căn cứ xác lập quyền sở
hữu của chủ thể đối với hoạt động sáng tạo, kinh doanh, lao động mà chủ thể tự
tạo ra thì không làm chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể khác.

13. Sở hữu tài sản chung của hộ gia đình là sở hữu chung hợp nhất
=> Sai, căn cứ theo khoản 2, điều 212 BLDs 2015 thì sở hữu tài sản chung của
hộ gia đinh là sở hữu chung theo phần, tức là phần quyền sở hữu của mỗi thành
viên được xác định đối với tài sản chung.

14. Người thực tế chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình thì không có nghĩa vụ phải trả lại tài sản đó cho chủ
sở hữu
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 579 BLDs 2015 thì người chiếm hữu tài sản
của người khác tuy ngay tình nhưng không có căn cứ pháp luật thì phải trả lại
tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, trường hợp
không tìm được chủ tài sản, chủ sở hữu có quyền khác đối với tài sản thì phải
giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

15. Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là quyền dân
sự tuyệt đối, không bị hạn chế
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 196 BLDS 2015 thì quyền định đoạt chỉ bị
hạn chế trong trường hợp do luật định.
Ví dụ: theo quy định tại điều 192 BLDS 2015 thì quyền định đoạt là quyền
chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy
tài sản. Nhưng đối với tài sản là tiền giấy của quốc gia thì quyền định đoạt đối
với tài sản này bị hạn chế, đó là không được tiêu hủy đồng tiền.
16. Khi tài sản của chủ sở hữu bị người khác xâm phạm thì chủ sở hữu có
quyền kiện đòi lại tài sản đó.
=> Sai, căn cứ vào điều 167 BLDS 2015 thì đối với trường hợp tài sản của chủ
sở hữu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì chủ sở hữu sẽ không
có quyền kiện đòi lại tài sản trong trường hợp việc chiếm hữu của người có hợp
đồng đền bù nằm trong ý chí của chủ sở hữu, tức là theo ý chí, sự đồng ý của
chủ sở hữu thì người khác có quyền chiếm hữu tài sản và trong trường hợp này
chủ sở hữu không được quyền kiện đòi lại tài sản. Chỉ khi nếu trường hợp hợp
đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản nếu tài
sản đó bị đánh cắp, bị mất...
17. Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp thì phải trả lại tài sản đó khi bị
chủ sở hữu đòi.
=> Sai, căn cứ theo điều 185 BLDS 2015 thì người chiếm hữu tài sản bất hợp
pháp chỉ buộc phải trả lại tài sản khi chủ sở hữu đòi khi mà tài sản đó vẫn còn,
nếu tài sản đó không còn tồn tại thì không thể trả lại cho chủ sở hữu, lúc này
chủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp bồi thường thiệt
hại. Đối với quy định tại điều 236 BLDS 2015 thì người chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong 10 năm
đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài
sản đó mà không cần phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
18. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và có
đền bù đối với động sản thì được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.
=> Sai, căn cứ theo điều 167 BLDS 2015 thì người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình và có đền bù đối với bất động sản chỉ được xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản đó khi việc xác lập đó nằm trong ý chí của chủ sở
hữu, đối với trường hợp tài sản là động sản bị lấy cắp, bị mất, nằm ngoài ý chí
của chủ sở hữu thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình và có đền bù đối với bất động sản có thể bị chủ sở hữu động sản đó đòi lại
tài sản và phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
19. Bất kỳ lúc nào chủ sở hữu cũng có quyền kiện đòi lại tài sản bị người
khác chiếm hữu bất hợp pháp.
=> Sai, căn cứ theo điều 236 BLDS 2015 thì người chiếm hữu tài sản không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối
với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu của tài
sản đó, và chủ sở hữu cũ không còn được quyền kiện đòi lại tài sản của người
này
20. Ủy quyền bán nhà là ủy quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó.
=> Sai, căn cứ theo điều 195 thì người được ủy quyền bán nhà chỉ có quyền
định đoạt đối với ngôi nhà theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo luật định,
tức là chỉ có quyền định đoạt trong phạm vi do chủ sở hữu ủy quyền.
21. Một người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản của người khác thì
không có quyền sử dụng, khai thác tài sản đó.
=> Sai, căn cứ theo khoản 2, điều 581 thì người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật đối với tài sản là hoa lợi, lợi tức thu được vẫn được quyền sử dụng,
khai thức tài sản đó, và phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức cho chủ sở hữu từ thời
điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật.
22. Khi một bên chủ thể có hành vi lừa dối chủ thể bên kia thì gia dịch dân
sự vô hiệu.
=> Sai, căn cứ theo điều 127 BLDS 2015 thì khi một bên chủ thể có hành vi
lừa dối chủ thể bên kia thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu
23. GDDS vô hiệu tuyệt đối là GDDS vô hiệu toàn bộ.
=> Sai, GDDS vô hiệu tuyệt đối có nét tương đồng với vô hiệu từng phần, tuy
nhiên chúng dựa trên các tiêu chí và cơ sở khác nhau nên không giống nhau.
24. Tuyên bố hứa thưởng là GDDS.
=> Đúng, căn cứ theo điều 570 BLDS 2015 thì hứa thưởng được xem là một
GDDS được thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể.
Khi đó, bên hứa thưởng sẽ đưa ra các điều kiện, quy định cho người khác để
thực hiện một yêu cầu nhất định làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự cuả một chủ thể khác.

25. Yêu cầu tòa án tuyên bố một người đã chết là GDDS.


=> Sai, căn cứ theo điều 71 BLDS 2015 thì người yêu cầu tòa án tuyên bố một
người đã chết không có nhu cầu xác lập quan hệ giao dịch trong trường hợp đó.

26. Lập di chúc là GDDS.


=> Đúng, căn cứ theo điều 624 BLDS 2015 thì việc lập di chúc là sự thể hiện ý
chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chêt, vì
vậy đây là hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của những người thừa kế.

27. GDDS vô hiệu do nhầm lẫn là GDDS vô hiệu tuyệt đối.


=> Sai, căn cứ theo điều 126 BLDS 2015 thì GDDS vô hiệu do nhầm lẫn là
GDDS vô hiệu từng phần và mang tính tương đối vì khi một GDDS vô hiệu do
nhầm lẫn thì các bên chủ thể có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô
hiệu, và tòa án xem xét, quyết định phần nào của GD là vô hiệu do nhầm lẫn,
những nội dung giao dịch khác nếu không nhầm lẫn thì vẫn có hiệu lực.

28. Nhặt được tài sản do người khác đánh rơi là GDDS.
=> Sai, căn cứ theo thì người nhặt được tài sản do người khác đánh rơi không
có mục đích là xác lập quan hệ pháp luật dân sự từ hành vi đó, nên không được
xem là một GDDS.
29. Dự thi một cuộc thi có giải là GDDS.
=> Đúng, căn cứ theo khoản 2, 3, điều 573 BLDS 2015 thì người tổ chức cuộc
thi phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng
của mỗi giải, người đoạt giải trong một cuộc thi có quyền yêu cầu người tổ
chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố, vì vậy đầy được xem hành vi
pháp lý đơn phương của người tổ chức cuộc thi làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của người dự thi.
30. Mua bán vũ khí giữa hai cá nhân với nhau là GDDS vô hiệu tuyệt đối.
=> Đúng, căn cứ theo điều 123 BLDS 2015 thì hợp đồng mua bán vũ khí là
giao dịch dân sự có nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và
là GDDS vô hiệu tuyệt đối.
31. Tịch thu tài sản giao dịch được áp dụng trong mọi trường hợp giao
dịch dân sự vô hiệu.
=> Sai, căn cứ theo 244 BLDS 2015 thì tài sản bị tích thu chỉ áp dụng đối với
giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như:
hợp đồng mua bán ma túy, hợp đồng mua bán vũ khí, .… hoặc trong trường
hợp luật quy định tịch thu tài sản đối với các giao dịch dân sự khác khi bị vô
hiệu thì sẽ áp dụng hậu quả pháp lý tại điều 131 BLDS 2015.
32. GDDS vô hiệu là giao dịch chỉ cần vi phạm các điều kiện được quy
định tài điều 117 BLDS 2015.
=> Sai, căn cứ theo điều 117 thì GDDS vô hiệu là giao dịch không chỉ vi phạm
các điều kiện được quy định tại điều 117 mà nếu như vi phạm vào các điều
khác do bộ luật này quy định thì cũng được xem là vô hiệu như quy định tại các
điều 124, điều 126 BLDS 2015.
33. Mọi GDDS vi phạm về hình thức đều vô hiệu.
=> Sai, căn cứ theo điều 129 BLDS 2015 thì GDDS vi phạm về hình thức sẽ bị
vô hiệu trừ 2 trường hợp ở khoản 1 và khoản 2 điều này.
34. GDDS vô hiệu do vi phạm về chủ thể thì không áp dụng thời hiệu khởi
kiện
=> Sai, căn cứ theo khoản 1, điều 123 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu
do vi phạm về chủ thể vẫn áp dụng thời hiệu khởi kiện là 2 năm đối với các
trường hợp tại các điều 125, 126, 127, 128, 129
35. GDDS được xác lập do bị đe doạ là GDDS vô hiệu tuyệt đối
=> Đúng, căn cứ theo điều 127 thì GDDS vô hiệu do bị lừa dối là một GDDS
vô hiệu tuyệt đối
36. GDDS được xác lập do bị lừa dối là GDDS vô hiệu tương đối.
=> Đúng, căn cứ theo điều 127 thì GDDS vô hiệu do bị lừa dối là một GDDS
vô hiệu tuyệt đối
37. Các bên luôn được khôi phục tình trạng ban đâu hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận nếu giao dịch mà các bên tham gia bị vô hiệu.
=> Sai, căn cứ theo khoản 2, điều 131 BLDS 2015 thì trong trường hợp không
thể hoàn trả bằng hiện vật thì có thể trị giá thành tiền để hoàn trả. Còn có thể
thể căn cứ vào điều 130 BLDS, đối với trường hợp GDDS giữa các bên bị vô
hiệu từng phần, thì phần không bị vô hiệu vẫn tiếp tục có hiệu lực và các bên
thực hiện các nội dung có hiệu lực. Đối với trường hợp bị tịch thu tài sản hay
thu được hoa lợi, lợi tức thì không cần phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và
hoàn trả những gì đã nhận.
1 – Tài sản thuê phải thuộc sở hữu của bên cho thuê.
=> Đúng, căn cứ vào điều 472 BLDS 2015 thì tài sản thuê phải thuộc quyền sở
hữu, sử dụng hợp pháp của bên cho thuê, bên đi thuê có quyền yêu cầu được
xem giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thuê của bên cho thuê.

2 – Con sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời
điểm đó cũng có quyền hưởng di sản.
=> Đúng, căn cứ theo điều 613 BLDS 2015 thì người thừa kế phải là người còn
sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa
kế nhưng đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế.

4 – Vợ, chồng đã kết hôn với người khác thì không được thừa kế di sản
của vợ (chồng) đã chết trước.
=> Sai, căn cứ vào khoản 3, điều 655 BLDS 2015 thì nếu người đang là vợ
hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì sau khi đã kết hôn
với người khác vẫn được hưởng di sản thừa kế.

6 – Mọi công dân có quyền bình đẳng trong thừa kế quyền sử dụng đất.
=> Đúng, điều 609, 610 blds, 66 luật đất đai.

10 – Thời điểm mở thừa kế phát sinh từ khi cá nhân chết.


=> Sai, căn cứ theo điều 611 BLDS 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm
mà cá nhân có tài sản chết.

11 – Khi một bên vợ chồng chết trước thì toàn bộ tài sản chung của họ
thuộc về người còn sống.
=> Sai, căn cứ theo 66 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì khi một bên vợ
hoặc chồng chết trước thì tài sản chung sẽ được người còn lại quản lý, trừ
trường hợp vợ hoặc chồng đã chết chỉ định người khác quản lý, nếu phải chia
di sản thì tài sản của vợ chồng được chia đôi, tài sản của bên vợ hoặc chồng
chết trước sẽ được chia thừa kế theo di chúc ( điều 609) hoặc theo pháp luật
( điều 649).

12 – Chủ thể thừa kế theo pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
=> Sai, căn cứ theo điều 651 BLDS 2015 thì chủ thể thừa kế theo pháp luật chỉ
có thể là cá nhân.

13 – Khi người thừa kế chết trước người để lại thừa kế thì con của người
thừa kế được thừa kế thế vị phần di sản đó.
=> sai, căn cứ vào điều 652 BLDS hiện hành thì con của người thừa kế chết
trước người để lại thừa kế được thừa kế thế vị phần di sản đó trong trường hợp
di sản được chia theo di chúc, trong trường hợp di sản chia theo pháp luật thì
phần di sản của người thừa kế chết trước vô hiệu và phải chia cho hàng thừa kế
thứ nhất cuả người để lại di sản thừa kế, lúc này con của người thừa kế chết
trước mới được hưởng thừa kế thế vị .

14 – Di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng đều có giá trị pháp lý
như nhau.
=> Đúng, căn cứ vào điều 627 BLDS 2015 thì di chúc có thể được lập thành
văn bản hoặc có thể di chúc miệng, vì vậy cả 2 loại di chúc đều có giá trị pháp
lý nếu thỏa mãn các điều kiện căn cứ theo điều 630 BLDS 2015.
17 – Nghĩa vụ của người được thừa kế di sản giống như nghĩa vụ của
người được chuyển giao nghĩa vụ dân sự.

18 – Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của các bên.

19 – Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là loại nghĩa vụ nhiều
người mà trong đó, mỗi người có 1 nghĩa vụ phải thực hiện 1 phần nghĩa
vụ đối với người có quyền.
20 – Trong thời hạn của hợp đồng thuê hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
thuê sẽ thuộc sở hữu của bên cho thuê.
=> Sai, căn cứ theo điều 264 BLDS 2015 thì người thuê có quyền sở hữu đối
với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
trong thời gian quyền này có hiệu lực .
23 – Trong hợp đồng mua bán tài sản, nếu đối tượng của hợp đồng là tài
sản phải đăng kí quyền sở hữu thì quyền sở hữu đựơc chuyển giao cho bên
mua từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng kí, sang tên.

28 – Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực di chúc thực chất là
xác nhận chữ ký của người lập di chúc.
=> Sai, căn cứ theo khoản 5, điều 630 BLDS hiện hành thì cơ quan có thẩm
quyền chứng nhận, chứng thực di chúc đối với di chúc miệng thực chất là xác
nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng chứ không phải của người lập
di chúc.

30 – Nghĩa vụ của người thừa kế giống nghĩa vụ của người được di tặng.
=> Sai, căn cứ theo khoản 3, điều 646 BLDS 2015 thì người được di tặng
không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản dối với phần được di tặng, trừ trường hợp
toàn bộ tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì
phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

31 – Khi bên có nghĩa vụ là cá nhân chết thì nghĩa vụ chấm dức nếu người
chết không có di sản thừa kế.
=> Đúng, căn cứ theo điều 615 BLDS 2015 thì khi người hưởng di sản thừa kế
phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản thừa kế, nếu người chết
không có di sản thừa kế thì không có ai thực hiện nghĩa vụ tài sản.

34 – Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp luật từ khi người lập di chúc
ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc.
=> sai, căn cứ vào điều 643 BLDS 2015 thì di chúc bằng văn bản chỉ có hiệu
lực pháp luật từ thời điểm người lập di chúc chết và di chúc đó hợp pháp .

38 – Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học chỉ được bảo hộ từ khi tác
phẩm văn học đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Sai, căn cứ theo điều 6 LSH trí tuệ thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác
phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân
biệt đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký, theo điều 18
Luật SHTT thì quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học
được bảo hộ tự động, không phụ thuộc vào việc đăng ký.

41 – Tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu cũng có thể mua bán nếu
các bên có thỏa thuận.
=> sai
42 – Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng đối với người
thừa kế khác thì không có quyền hưởng di sản.
=> Sai, căn cứ vào khoản 2, điều 621 BLDS 2015 thì người bị kết án về hành
vi cố ý xâm phạm tính mạng đối với người thừa kế khác theo điểm c, khoản 1
điều này vẫn được hưởng di sản trong trường hợp người để lại di sản biết về
hành vi của người bị kết án nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
45 – Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù .
=> Sai, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù tùy
theo thỏa thuận giữa các bên là vay có lãi hay không có lãi. Hợp đồng vay
không có đền bù được xác lập phổ biến với những người có quan hệ thân thích,
tình cảm trong gia đình hay quan hệ bạn thề thân thiết, đồng nghiệp mang tính
chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Khi đến hạn trả nợ thì bên vay chỉ trả số tiền
nợ gốc mà không có thêm bất kỳ một khoản tiền lãi nào khác.
47 – Tài sản hình thành trong tương lai có thể là đối tượng cầm cố nếu các
bên có thỏa thuận.
=> Đúng, căn cứ theo khoản 3, điều 295 BLDS 2015 thì tài sản bảo đảm ( tài
sản cầm cố ) có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương
lai có thể được mô tả chung theo thỏa thuận của hai bên, nhưng phải xác định
được.
48 – Di chúc được chứng nhận hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có giá trị pháp lý cao hơn hình thức di chúc khác.
=> sai, căn cứ theo điều 638 thì di chúc bằng văn bản có giá trị pháp lý như di
chúc được chứng thực hoặc chứng nhận khi là một trong các trường hợp của
các khoản điều này.

You might also like