Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE (HEALTH BELIEF MODEL)

Mô hình Niềm tin Sức khỏe (HBM) được các nhà khoa học xã hội phát triển
vào đầu những năm 1950 nhằm tìm hiểu sự thất bại của mọi người trong việc
áp dụng các chiến lược phòng ngừa bệnh tật hoặc các xét nghiệm sàng lọc để
phát hiện sớm bệnh. Mô hình HBM sau đó được sử dụng để tìm hiểu về việc
đáp ứng các triệu chứng của bệnh nhân và tuân thủ các phương pháp điều trị y
tế. HBM gợi ý rằng niềm tin của một người về mối đe dọa đối với người đó
về bệnh tật hoặc niềm tin của một người vào hiệu quả của hành vi hoặc hành
động sức khỏe được khuyến nghị sẽ dự đoán khả năng người đó sẽ áp dụng
hành vi dự phòng như thế nào.

HBM xuất phát từ lý thuyết tâm lý và hành vi với nền tảng là hai thành phần
của hành vi liên quan đến sức khỏe là:
1) mong muốn tránh bệnh tật, hoặc ngược lại được khỏe mạnh nếu đã bị ốm
2) niềm tin rằng một hành vi cụ thể sẽ ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh tật.
uá trình hành động của một cá nhân thường phụ thuộc vào nhận thức của
người đó về những lợi ích và rào cản liên quan đến hành vi sức khỏe.
Mô hình HBM có sáu cấu trúc. Bốn cấu trúc đầu tiên được phát triển từ ban
đầu. Hai cấu trúc cuối cùng được thêm vào sau khi mô hình HBM đã được
phát triển.

1
1. Nhận thức được mối nguy cơ: là nhận thức chủ quan của một người về
nguy cơ mắc bệnh của người đó.
2. Nhận thức được sự trầm trọng: là nhận thức của một người về mức độ
nghiêm trọng của việc mắc bệnh hoặc bệnh tật (hoặc để bệnh hoặc bệnh
không được điều trị). Nhận thức này được cân nhắc từ hậu quả sức khoẻ của
bệnh đó (ví dụ: tử vong, tàn tật) và hậu quả xã hội (ví dụ, cuộc sống gia đình,
các mối quan hệ xã hội) khi cá nhân tự đánh giá mức độ trầm trọng.
3. Nhận thức được lợi ích: là nhận thức của một người về hiệu quả của các
hành động dự phòng được thực hiện để giảm bớt mối đe dọa bị mắc bệnh
(hoặc để chữa khỏi bệnh). Quá trình hành động mà một người thực hiện để
ngăn ngừa (hoặc chữa khỏi) bệnh tật dựa trên nhận thức về mối nguy cơ và
lợi ích của người đó. Người đó sẽ chấp nhận hành vi dự phòng được khuyến
nghị nếu hành vi đó được người đó nhận thức là có lợi.

4. Nhận thức được rào cản: là nhận thức của một người về những trở ngại
trong việc thực hiện hành động dự phòng. Có nhiều sự khác biệt trong nhận
thức của cá nhân về các rào cản/trở ngại, dẫn đến cân nhắc giữa chi phí và lợi
ích trước khi thực hiện hành vi. Cá nhân có thể cân nhắc tính hiệu quả của các
hành động dựa trên nhận thức rằng nó có thể tốn kém, nguy hiểm (ví dụ: tác
dụng phụ), khó chịu (ví dụ: đau đớn), tốn thời gian hoặc bất tiện.

5. Thúc đẩy hành động: là các kích thích cần thiết để kích hoạt quá trình ra
quyết định để chấp nhận thực hiện hành động dự phòng. Những thúc đẩy này
có thể là nhận thức được từ bên trong (ví dụ: đau ngực, thở khò khè, v.v.)
hoặc từ bên ngoài (ví dụ: lời khuyên từ người khác, bệnh tật của thành viên
gia đình, bài báo, v.v.).

6. Sự tự chủ/ sự tự tin: là đề cập đến mức độ tự tin của một người vào khả
năng thực hiện hành động dự phòng. Cấu phần này được thêm vào mô hình
vào giữa năm 1980. Sự tự chủ là một cấu phần trong nhiều lý thuyết hành vi
chứ không chỉ riêng lý thuyết HBM vì cấu phần này có liên quan trực tiếp đến
việc một người có thực hiện hành vi mong muốn hay không.

Hạn chế của Mô hình Niềm tin Sức khỏe


Có một số hạn chế của HBM như sau:

Mô hình này không tính đến thái độ, niềm tin của một người hoặc các yếu tố
cá nhân khác quyết định việc thực hiện hành vi sức khỏe.

Mô hình này không tính đến các hành vi được thực hiện vì những lý do không
liên quan đến sức khỏe như khả năng chấp nhận của xã hội.

2
Mô hình này không tính đến các yếu tố môi trường hoặc kinh tế có thể ngăn
cản hoặc thúc đẩy hành động được khuyến nghị.

HBM mang tính mô tả nhiều hơn là giải thích và không đề xuất một chiến
lược để thay đổi các hành vi liên quan đến sức khỏe. Để sử dụng hiệu quả
nhất mô hình, nên được tích hợp với các mô hình khác có tính đến bối cảnh
môi trường và đề xuất các chiến lược thay đổi.

3
MÔ HÌNH BASNEF
Lý thuyết mô hình BASNEF được phát triển dựa trên mô hình TRA (lý thuyết
hành động có lý do.
Lý thuyết Hành động có lý do (TRA), được phát triển lần đầu tiên vào cuối
những năm 1960 do Martin Fishbein và được Fishbein và Icek Azjen sửa đổi
và mở rộng trong những thập kỷ sau đó, là một lý thuyết tập trung vào ý định
của một người để hành xử theo một cách nhất định.

Hành vi là những hành động quan sát được của cá nhân được quyết định bởi
ý định hành vi.
Ý định là đo lường khả năng chủ quan của cá nhân sẽ thực hiện một hành vi;
là một kế hoạch hoặc khả năng ai đó sẽ hành xử cụ thể trong các tình huống
cụ thể (chưa quan tâm đến việc cá nhân có thực sự làm như vậy hay không).
Ví dụ, một người đang nghĩ đến việc bỏ hút thuốc có ý định hoặc dự định bỏ
thuốc, nhưng thực sự có thể thực hiện hoặc không thực hiện ý định đó.

Để hiểu ý định hành vi (yếu tố quyết định chính của hành vi) TRA cho rằng ý
định được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với hành vi và chuẩn
chủ quan.

(1) Thái độ của cá nhân đối với hành vi: là thái độ đối với một hành động
hoặc một hành vi thể hiện những nhận thức tích cực, trung tính hay tiêu cực
của cá nhân về việc thực hiện một hành vi. Theo TRA, thái độ của cá nhân
đối với một hành vi cụ thể bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của hai yếu tố liên
quan:
+ Niềm tin của cá nhân về kết quả của hành vi (tức là kết quả có khả
năng xảy ra hay không?)
+ Đánh giá của cá nhân về kết quả tiềm năng (là kết quả một điều tốt
hay điều xấu?).
Theo TRA, nếu kết quả mang lại lợi ích, cá nhân có thể có ý định thực hiện
hành vi. Ví dụ, nếu cá nhân thực sự tin rằng việc chụp X quang tuyến vú,
hoặc sử dụng bao cao su sẽ dẫn đến một kết quả mong muốn tốt hơn cho sức
khoẻ, thì người ta có thể nói rằng bạn có thái độ tích cực đối với hành vi đó.
Tương tự như vậy, nếu bạn thực sự tin rằng hành vi sẽ dẫn đến một kết quả
không mong muốn, bạn có thể có thái độ tiêu cực về nó.

(2) Chuẩn chủ quan: là nhận thức của một cá nhân, với những người tham
khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được
thực hiện. Chuẩn mực chủ quan được đo lường thông qua:

4
+ Nhận thức của cá nhân về niềm tin của những người xung quanh: cha
mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, v.v đối với việc thực hiện hành vi của
cá nhân. Ví dụ chuẩn mực của cá nhân được xác định từ thái độ hoặc
niềm tin của cá nhân về quan điểm của những người xung quanh sẽ
chấp thuận hay không chấp thuận hành vi của cá nhân đó.
+ Động cơ tuân thủ: động lực của cá nhân để tuân thủ quan điểm của
những người xung quan. Động lực này có thể thay đổi từ hành vi này
sang hành vi khác.

Mô hình BASNEF: mô hình này được tác giả John Hutley phát triển và hoàn
thiện vào những năm 1990, dựa trên nền tảng của mô hình TRA. Theo mô
hình BASNEF,
Khuynh hướng hành vi (là ý định thực hiện hành vi trong mô hình TRA) chịu
ảnh hưởng của 3 yếu tố (hai yếu tố đầu được tách từ yếu tố thái độ trong mô
hình TRA),
- Niềm tin của cá nhân về kết quả thực hiện hành vi
- Thái độ hướng đến hành vi
- Chuẩn chủ quan
Tác giả cho rằng, từ khuynh hướng hành vi đến thực hiện hành vi còn có
nhiều yếu tố khác bên ngoài tác động. Trong mô hình này, tác giả đã bổ sung
thêm yếu tố tạo điều kiện. Đây là yếu tố bên ngoài cá nhân có ảnh hưởng

5
khách quan đến việc cá nhân có thực hiện hành vi hay không. Khi đưa yếu tố
này vào mô hình, tác giả đã đưa ra các yếu tố giải thích ảnh hưởng đến hành
vi từ cấp độ cá nhân (TRA) sang cấp độ cộng động.
Yếu tố điều kiện có thể là yếu tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc
thực hiện hành vi.

You might also like