Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024

TRƯỜNG THPT CÁI NƯỚC MÔN SINH HỌC 11


Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 29 câu)
(Đề có 4 trang)

Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 203

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Học sinh tô đen câu trả lời vào phiếu trả lời trắc nghiệm)
Câu 1: Hormone nào sau đây được tạo ra từ tinh hoàn?
A. Thyroxine. B. Hormone sinh trưởng. C. Testosterone. D. Estrogen.
Câu 2: Quan sát củ gừng, hãy cho biết cây gừng sinh sản theo hình thức nào sau đây?

A. Trinh sinh. B. Hữu tính. C. Vô tính. D. Phân đôi.


Câu 3: Quan sát cây rau má, hãy cho biết cây rau má sinh sản theo hình thức nào sau đây?

A. Vô tính. B. Phân đôi. C. Trinh sinh. D. Hữu tính.


Câu 4: Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người là
A. enzyme. B. gene. C. hormone. D. thức ăn.
Câu 5: Hormone nào sau đây thúc đẩy sự chín ở quả?
A. Auxin. B. Ethylene. C. Gibberellin. D. Cytokinin.
Câu 6: Quan sát vòng đời của con người, hãy cho biết con người phát triển theo hình thức nào sau đây?

A. Biến thái không hoàn toàn. B. Biến thái một phần.


C. Biến thái hoàn toàn. D. Không qua biến thái.

Trang 1/4 - Mã đề 203


Câu 7: Nhân tố bên trong chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. gene. D. dinh dưỡng.
Câu 8: Hormone nào sau đây được tạo ra từ tuyến yên?
A. Thyroxine. B. Hormone sinh trưởng. C. Estrogen. D. Testosterone.
Câu 9: Quan sát vòng đời của ruồi nhà, hãy cho biết ruồi nhà phát triển theo hình thức nào sau đây?

A. Biến thái không hoàn toàn. B. Biến thái một phần.


C. Biến thái hoàn toàn. D. Không qua biến thái.
Câu 10: Vị trí nào sau đây của cây không chứa mô phân sinh?
A. Mạch gỗ. B. Đỉnh chồi. C. Đỉnh ngọn. D. Chóp rễ.
Câu 11: Kết quả phân chia của các tế bào mô phân sinh bên ở thân và rễ dẫn đến sự tăng đường kính của thân và
rễ được gọi là
A. sinh trưởng sơ cấp. B. sinh trưởng thứ cấp. C. phát triển. D. phát sinh hình thái.
Câu 12: Hormone nào sau đây có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở thời kì dậy thì của nữ giới?
A. Thyroxine. B. Hormone sinh trưởng. C. Estrogen. D. Testosterone.
Câu 13: Quá trình tạo ra cá thể mới, có sự đóng góp di truyền của cá thể khác được gọi là
A. sinh sản vô tính. B. phát triển. C. cảm ứng. D. sinh sản hữu tính.
Câu 14: Sự tăng về kích thước và số lượng tế bào của cơ thể được gọi là
A. phát triển. B. sinh trưởng. C. phân hóa tế bào. D. phát sinh hình thái.
Câu 15: Thời gian sống của một sinh vật được gọi là
A. sinh trưởng. B. giai đoạn trưởng thành. C. giai đoạn phôi. D. tuổi thọ.
Câu 16: Loại mô phân sinh nào giúp làm tăng đường kính của thân?
A. Mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh chóp rễ. D. Mô phân sinh bên.
Câu 17: Hormone nào sau đây thuộc nhóm ức chế sinh trưởng ở thực vật?
A. Auxin. B. Gibberellin. C. Abscisic acid. D. Cytokinin.
Câu 18: Hormone nào sau đây kích thích sự ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính?
A. Auxin. B. Ethylene. C. Gibberellin. D. Cytokinin.
Câu 19: Người nông dân thường hay thực hiện bấm ngọn dây khổ qua, dây bí,... nhằm mục đích nào sau đây?
A. Kích thích chồi ngọn. B. Ức chế chồi ngọn. C. Ức chế chồi bên. D. Tăng ưu thế ngọn.
Câu 20: Quan sát cây nghệ, hãy cho biết cây nghệ sinh sản theo hình thức nào sau đây?

A. Vô tính. B. Phân đôi. C. Trinh sinh. D. Hữu tính.

Trang 2/4 - Mã đề 203


II. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI (Học sinh tô đen câu trả lời vào phiếu trả lời trắc nghiệm)
Sử dụng hình vẽ sau đây để trả lời các câu hỏi 21 - 24:

Câu 21: Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn xảy ra giữa các hoa của cùng một cây.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 22: Thụ tinh kép chỉ xảy ra ở thực vật hạt trần, tạo ra nội nhũ có bộ nhiễm sắc thể 3n.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 23: Người ta có thể sử dụng auxin và gibberellin nhân tạo để tác động vào bên ngoài đầu nhụy của hoa
nhằm mục đích tạo ra các loại trái cây không hạt.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 24: Hình b mô tả thụ tinh ở thực vật có hoa.
A. Đúng. B. Sai.
Sử dụng hình vẽ sau đây để trả lời các câu hỏi 25 - 28:

Câu 25: Hình a mô tả hình thức nhân giống ghép cành.


A. Đúng. B. Sai.
Câu 26: Hình b mô tả hình thức nhân giống chiết cành, sử dụng auxin để kích thích cành chiết nhanh ra rễ.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 27: Hình c mô tả hình thức nhân giống tách củ.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 28: Hình d mô tả hình thức nhân giống nuôi cấy mô, hệ số nhân giống thấp.
A. Đúng. B. Sai.

Trang 3/4 - Mã đề 203


III. CÂU HỎI TỰ LUẬN NGẮN (HS viết nội dung trả lời ngắn gọn vào mặt sau của phiếu trả lời trắc nghiệm)
Câu 29: Sốt rét là bệnh nhiễm trùng do các loài kí sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Khoảng một nửa dân số
thế giới vẫn có nguy cơ sốt rét. Bệnh sốt rét hay gặp ở châu Phi, Ấn Độ và các khu vực Nam Á, Đông Nam Á,…
Ước tính có khoảng 627.000 người chết vì sốt rét vào năm 2020, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam hiện
có 3 chủng là P. falciparum, P. vivax và P. malariae. Cho đến nay, phương pháp phát hiện hình thể kí sinh trùng
sốt rét bằng kỹ thuật lấy tiêu bản máu và nhuộm giemsa (Romanovski) vẫn được ứng dụng để chẩn đoán và phân
biệt hình thể các loài kí sinh trùng thuộc chi Plasmodium. Khi hút máu, muỗi cái Anopheles mang mầm bệnh sẽ
truyền các kí sinh trùng con vào người.

a) Quá trình phát triển và gây bệnh của kí sinh trùng sốt rét chủ yếu liên quan đến những kí chủ nào?
b) Giải thích khẩu hiệu tuyên truyền: “không có lăng quăng không có sốt rét”.
c) Chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa bệnh sốt rét do kí sinh trùng Plasmodium gây ra?

------ HẾT ------

Trang 4/4 - Mã đề 203

You might also like