Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ


--------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ


HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG CP BEHONEX

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: THS. PHAN THANH MỸ


Sinh viên thực hiện: HỒ ÁNH NGÂN
MSSV: 1911010008
Lớp: K13DCQT03

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu...............................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................1
5. Kết cấu của đề tài..........................................................................................2
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BEHONEX...2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Behonex....................2
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty...............................................................3
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý...............................................................................4
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Behonex...............4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CÔNG TY CỔ
PHẦN BEHONEX.............................................................................................6
2.1. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty CP Behonex.......6
2.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại Công ty CP Behonex...........6
2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của Công ty CP Behonex................................7
2.2.3. Đặc điểm hàng tồn kho của Công ty CP Behonex................................8
2.2.4. Mô hình quản lý hàng tồn kho tại Công ty CP Behonex......................8
2.2.5. Quy trình quản lý hàng tồn kho tại Công ty CP Behonex.....................9
2.2. Đánh giá chung công tác quản trị hàng tồn kho Công ty CP Behonex.......10
2.2.1.Những ưu điểm trong công tác quản trị hàng tồn kho..........................10
2.2.2.Những hạn chế trong công tác quản trị hàng tồn kho...........................11
PHẦN 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................11
3.1. Giải pháp cho công tác quản trị hàng tồn kho Công ty CP Behonex........11
3.2. Áp dụng mô hình tồn kho QDM cho Công ty CP Behonex 2019.............12
3.3. Kiến nghị...................................................................................................14
KẾT LUẬN.......................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................15
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác quản trị hàng tồn kho luôn giữ vai trò then chốt, ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Công tác quản trị hàng tồn kho
tốt sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho.
Ngược lại, công tác quản trị hàng tồn kho yếu kém làm tăng các chi phí lên
quan đến hàng tồn kho từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Công ty Cổ phần Behonex là công ty chuyên phân phối các sản
phẩm từ mật ong. Trong quá trình tìm hiểu tại công ty, em nhận thấy rằng
công tác quản trị hàng tồn kho là nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên trên thực
tế công tác này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của công ty. Do đó,
em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp quản trị hàng tồn
kho tại công ty Cổ phần Behonex”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Behonex.
- Đánh giá thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Behonex.
- Đưa ra một số giải pháp và áp dụng mô hình tồn kho QDM để xác định
mức sản lượng đặt hàng tối ưu cho công ty Cổ phần Behonex năm 2019.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hàng tồn kho và công tác quản trị hàng tồn kho tại
công ty Cổ phần Behonex.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho
+ Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Behonex tại 241A Nguyễn Trọng
Tuyển, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
+ Phạm vi thời gian: năm 2017, 2018, 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu

1
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung tiểu luận gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Behonex
Phần 2: Phân tích và đánh giá công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty
Cổ phẩn Behonex
Phần 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển công tác quản trị hàng tồn kho
của Công ty Cổ phẩn Behonex

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN


BEHONEX

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Behonex

Giới thiệu chung


Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Ong Mật TP Hồ Chí Minh
Behonex Corp
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Beehoney Corporation Of Ho Chi Minh
City Behonex Corp
Tổng giám đốc: Huỳnh Văn Kiêm
Địa chỉ website công ty: https://www.behonex.vn/

2
Trụ sở chính của công ty: 241A Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, quận
Phú Nhuận, TP.HCM.
Mã số thuế: 0300657519; Điện thoại: 0903759967; Fax: 028.38458724
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP Ong mật Tp.HCM (Be corp) tiền thân là doanh nghiệp
nhà nước được thành lập 8/2/1977, trở thành Công ty Cổ phần Ong Mật
TP. HCM (Behonex Corp) năm 1995.
Trải qua hơn 43 năm hình thành và phát triển, Behonex trở thành
thương hiệu là một trong những doanh nghiệp đi đầu về lĩnh vực kinh
doanh phân phối các sản phẩm và thực phẩm chức năng từ mật ong.
Trong các năm 2018, doanh nghiệp đã kí hợp đồng hợp tác với nhiều đối
tác như: Coop Mart, Lotte Mart, Bách Hóa Xanh, Big C,…
Công ty Cổ phần Behonex quan tâm đến công tác marketing từ
những ngày đầu thành lập, với các hình thức quảng bá đa dạng, góp phần
hiệu quả trong việc giới thiệu hình ảnh công ty cũng như các dòng sản
phẩm mà công ty phân phối đến người tiêu dùng từ thành thị tới nông thôn
trên khắp mọi miền đất nước.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Là đơn vị kinh doanh sản xuất và phân phối các sản phẩm và thực
phẩm chức năng từ mật ong tốt cho sức khỏe người tiêu dùng với chất
lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm
ẩn của khách hàng để trở thành sự lựa chọn được ưa chuộng hơn.
Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với người tiêu dùng về sản phẩm,
dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh
doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
Trở thành thương hiệu có uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
phân phối các sản phẩm mật ong và các thực phẩm chức năng, luôn luôn đề
cao an toàn sức khỏe cho người sử dụng và mong muốn đáp ứng nhu cầu

3
của đại đa số người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hướng tới trở thành
một thương hiệu của khu vực Đông Nam Á.
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần BEHONEX

Mô hình cơ cấu tổ chức gồm đại hội đồng cổ đông giữ vị trí cao nhất trong
công ty, bên dưới là hội đồng quản trị, kế đó là giám đốc và giúp việc cho
giám đốc là phó giám đốc, dưới đó là các phòng ban được phân chia dựa
theo từng chức năng riêng biệt. Điều này giúp cho việc chuyên môn hóa
theo chức năng của các phòng ban, bộ phận trở nên dễ dàng, từ đó nâng cao
khả năng làm việc và năng suất lao động của các bộ phận trong công ty.
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần BEHONEX
Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2017 đến 2019 của
công ty Cổ phần Behonex.

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14261529483 13518198207 11723245623
Các khoản giảm trừ doanh thu 105718323 163276095 214880388
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
14154830595 13353941547 11507384670
vụ
Giá vốn hàng bán 9856032890 8109838606 6382566344
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4297817140 5243122376 5123837761

4
Doanh thu hoạt động tài chính 753485 2604718 3860957
Chi phí tài chính 331876162 258670728 202202243
Trong đó: Lãi vay phải trả 331876162 258670728 202202243
Chi phí bán hàng 281485223 214035507 135787467
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2855062408 4084324796 4421185803
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 828185702 686734933 366562075
Thu nhập khác
Chi phí khác 628397 4861604 0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 826576740 680892764 366562075
Thuế TNDN hiện hành 205908761 169487767 90905095
Lợi nhuận sau thuế TNDN 619687414 510424432 274676415

a) Về doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh
thu: giai đoạn từ năm 2017 đến 2019 có xu hướng tăng. Trung bình các
khoản giảm trừ doanh thu được giữ ở mức thấp 1.27%.
Còn doanh thu hoạt động tài chính: năm 2019, doanh thu từ hoạt
động tài chính của doanh nghiệp giảm 51,63% so với năm 2018, và giảm
64,18% so với năm 2017. Giá vốn hàng bán: năm 2019 tăng 21,53% so với
2018, và tăng 54,41% so với 2017. Nhìn chung, giá vốn hàng bán tăng do
doanh nghiệp nhập mua lượng hàng lớn hơn năm trước từ các công ty mà
doanh nghiệp hợp tác phân phối.
b) Về chi phí
Chi phí tài chính: chỉ tiêu này cuối năm 2019 tăng 28,19% so với
năm 2018 và tăng 63,82% so với năm 2017. Vì vậy, chi phí tài chính tăng
là một dấu hiệu cho thấy công ty đang hoạt động tốt. Chi phí bán hàng:
năm 2019, chi phí bán hàng tăng 31,37% so với năm 2018, và tăng
106,53% so với năm 2017.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2019, chi cho hoạt động quản lý
hành chính giảm 30,09% so với năm 2018, và giảm 35,42% so với năm
2017. Trong giai đoạn 2017-2019, ban lãnh đạo công ty thực hiện tối ưu
hóa các thủ tục nội bộ (bao gồm thủ tục kiểm soát nội bộ, thủ tục xin quyết

5
định của ban lãnh đạo,…) nhằm giảm thời gian và chi phí, đồng thời phát
động phong trào tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh theo chủ trương của
Đảng. Đó là nguyên nhân khiến chỉ tiêu này giảm trong các năm 2017,
2018 và 2019.
Chi phí khác: năm 2019 giảm 72,46% so với năm 2018. Khoản chi
này không phát sinh trong năm 2017. Đây là lỗ từ hoạt động thanh lý tài
sản cố định các năm 2018 và 2019.
c) Về lợi nhuận
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2019, chỉ tiêu
này giảm 18,03% so với năm 2018 và giảm 16,12% so với năm 2017.
Nguyên nhân có sự giảm này là vì ở giai đoạn 2017-2018, doanh thu thuần
chỉ tăng 16,05% trong khi giá vốn hàng bán tăng mạnh 27,06%, tại giai
đoạn 2018-2019, khoảng cách này lại được kéo giãn ra khi doanh thu thuần
tăng 6,00% và giá vốn hàng bán tăng 21,53%.
Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: cùng với sự tăng nhanh của
chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này cũng có mức tăng
tương ứng qua các năm 2017, 2018 và 2019. Thuế suất thuế TNDN trong
giai đoạn 2017-2019 là 25%.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ


HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CP BEHONEX
2.1. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần
Behonex
2.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần
Behonex
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn áp
dụng 1 trong 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai
thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phải thích

6
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải được thực
hiện nhất quán trong năm tài chính đó.
Tại Behonex, công ty áp dụng:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho tại: theo giá gốc
+ Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước
(FIFO)
+ Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí chế biến và các
chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa
điểm và trạng thái hiện tại.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá đích danh.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Behonex
Hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Behonex được phân loại theo tiêu chí
mục đích sử dụng và công dụng của sản phẩm. Theo đó, công ty chia hàng
tồn kho ra làm 3 nhóm chính và được thể hiện qua hình sau:

Nhận xét: Sản phẩm của Behonex đã đem đến lựa chọn thông minh
cho khách hàng, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Tuy
nhiên, trong môi trường kinh tế đầy biến động và người tiêu dùng ngày yêu
cầu cao hơn đối với sản phẩm thì công ty cần cải tiến, mở rộng thêm các
dòng sản phẩm khác để thỏa mãn thị hiếu người dùng. Điều đó sẽ tăng
lượng hàng bán ra và doanh thu cho công ty. Bên cạnh đó, người quản trị

7
doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh công tác quản lý hàng tồn kho để giảm
thiểu chi phí, góp phần giảm gánh nặng chi phí và tăng lợi nhuận cho
doanh ngiệp.
2.2.3. Đặc điểm hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Behonex
Hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Behonex là sản phẩm, thực phẩm chức
năng từ mật ong. Đặc điểm chung của loại hàng này là:
- Bảo quản trong môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp;
- Thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 2 năm tùy loại sản phẩm.
- Sản phẩm có thể giảm chất lượng, bị biến đối tính chất nếu bao bì bị rách,
hở trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ,…
- Công ty có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu người sử dụng sản
phẩm của công ty gặp vấn đề về sức khỏe có liên quan đến phản ứng của
sản phẩm.
- Nếu sản phẩm bị phát hiện có một bộ phận bị hỏng, giảm chất lượng thì
toàn bộ đơn vị sản phẩm đó (hộp, vỉ,..) sẽ bị loại bỏ.
2.2.4. Mô hình quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Behonex
Hiện tại công ty cổ phần Behonex chưa áp dụng mô hình kinh tế nào để
quản lý kho cũng như tính toán lượng đặt hàng. Nhà quản trị sẽ căn cứ vào
3 nhóm thông tin sau để quyết định thời điểm đặt hàng và số lượng đặt mua
trong mỗi đơn hàng:
- Thông tin bên trong doanh nghiệp: mục tiêu kinh doanh, số lượng tồn trữ
hiện có tại kho, kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai,…
- Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: biến động trong nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng, giá cả hàng hóa tại thời điểm đặt mua, chính sách bán hàng
của khách hàng, giá cả hàng hóa tại thời điểm mua, chính sách bán hàng
của nhà cung cấp, chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh,…
- Kinh nghiệm của bản thân nhà quản trị.
2.2.5. Quy trình quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Behonex

8
Quy trình quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời điểm nhà cung cấp giao
hàng đến kho của Công ty cho đến thời điểm sản phẩm được xuất bán. Quy
trình quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Behonex bao gồm 3 quy
trình phụ:
- Quy trình nhập kho: khi công ty nhập hàng của các nhà sản xuất mà
công ty hợp tác, quy trình nhập kho trước khi bán hàng như sau:

Quy cách, mẫu mã, chất lượng của hàng hóa ghi trên chứng từ phải trùng
khớp với thực tế. Nếu có sự sai lệch, thủ kho phải yêu cầu lập biên bản ghi
nhận và có thể từ chối nhập hàng khi có những sai lệch lớn.
- Quy trình xuất kho: khi công ty xuất hàng từ kho bán cho khách, quy
trình xuất kho như sau:

Thủ kho kiểm tra tính hợp lý của chứng từ (lệnh xuất hàng, phiếu xuất …)
như phải có chữ ký của Giám đốc (hoặc người được ủy nhiệm ký lệnh
xuất), kế toán, người nhận hàng … kiểm tra quy cách, mẫu mã hàng hóa

9
đúng với phiếu xuất thì mới ký và xuất hàng ra khỏi kho. Đồng thời căn cứ
phiếu nhập - xuất hàng, thủ kho phải ghi ngay vào thẻ kho để theo dõi và
báo cáo về kế toán.
- Quy trình kiểm kê và điều chỉnh hàng tồn kho: hàng tháng, công ty
tiến hành kiểm kê và điều chỉnh hàng hóa trong kho. Quy trình đó diễn ra
như sau:
+ Liệt kê các hàng hóa đang tồn trong kho tại thời điểm kiểm kê;
+ Nhập dữ liệu thực tế sau khi kiểm kê xong;
+ Tiến hành lập các biên bản, chứng từ điều chỉnh số liệu kế toán cho đúng
với số liệu thực tế. Nếu xuất hiện tình trạng thừa hoặc thiếu có nguyên
nhân do con người gây ra, người kiểm kê lập biên bản xin ý kiến xử lý của
Giám đốc hoặc người quản lý trực tiếp.
2.2. Đánh giá chung trong công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty
Cổ phần Behonex
2.2.1.Những ưu điểm trong công tác quản trị hàng tồn kho
- Nhà quản trị doanh nghiệp chú trọng tới công tác quản lý hàng tồn kho.
- Quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp được phân cho các cá nhân, mỗi
cá nhân phụ trách một công việc riêng biệt và có liên quan đến nhau, thuận
lợi cho việc phân công nhiệm vụ và truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy
ra.
- Các cá nhân phụ trách quản lý kho có tinh thần trách nhiệm, làm việc
năng suất.
- Tổ trưởng tổ quản lý kho luôn tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên để
công tác quản lý đạt hiệu quả hơn.

10
2.2.2.Những hạn chế trong công tác quản trị hàng tồn kho
- Do cơ sở hạ tầng – kĩ thuật tại kho của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
nên một số ít hàng hóa trong quá trình bốc dở, bảo quản bị rách vỏ bao bì,
biến tính sản phẩm,…
- Trình độ nghiệp vụ và khả năng đánh giá đối với chất lượng hàng lưu kho
của nhân viên còn ở mức trung bình, dẫn tới xảy ra sai sót trong một số ít
báo cáo tồn kho.
- Chưa xác định được lượng đặt hàng tối ưu, dẫn tới phát sinh chi phí
không đáng có (lượng đặt hàng quá lớn so với mức hàng lưu kho làm trì
hoãn thời gian giao hàng hoặc đơn hàng đó bị hủy do công ty không có khả
năng cung ứng; lượng đặt hàng quá thấp so với mức hàng tồn kho làm phát
sinh rủi ro biến tính, giảm chất lượng, thiếu hụt, mất mát trong quá trình
bốc dỡ, bảo quản).
- Doanh nghiệp luôn trong tình trạng bị động do không có khả năng dự
đoán trước về lượng đặt hàng của khách, do đó khả năng phản ứng kịp thời
với sự thay đổi về nhu cầu của thị trường còn thấp.
- Hàng hóa phát sinh các hao mòn vô hình do đó, doanh nghiệp chỉ có thể
lựa chọn một trong hai phương án: chấp nhận bán giá thấp nhằm thu hồi
vốn hoặc vứt bỏ.
PHẦN 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho
của Công ty Cổ phần Behonex
- Để giảm chi phí giá vốn hàng bán, việc công ty nên làm là:
+ Thứ nhất, công ty nên chủ động tìm kiếm các nhà phân phối khác cung
cấp sản phẩm với chất lượng tương đương nhưng với giá thành thấp hơn.
Hoặc công ty có thểđàm phán với nhà cung cấp hiện tại để yêu cầu được
mua với giá rẻ hơn, nếu không sẽ chấm dứt hợp đồng mua hàng với nhà
cung cấp;

11
+ Thứ hai, công ty nên cân nhắc giữa lợi ích tăng thêm và chi phí tăng thêm
khi tăng số lượng đặt hàng trong một đơn hàng để làm giảm chi phí vận
chuyển.
- Công ty nên đầu tư nhiều hơn cho bộ phận bán hàng vì bộ phận bán hàng
làm việc tốt, bán được nhiều hàng có nghĩa hàng tồn kho sẽ luân chuyển
nhanh hơn, làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Ví dụ, công ty
nên mở các lớp học về kỹ năng mềm cho nhân viên bán hàng như kỹ năng
chăm sóc khách hàng, kỹ năng đàm phán với khách hàng, kỹ năng giao tiếp
và thuyết phục khách hàng,…
- Mở các khóa đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty về nghiệp vụ
quản lý kho nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng phản ứng nhanh
với các tình huống có thể xảy ra có liên quan đến tồn kho như thiết bị phục
vụ tồn kho gặp sự cố, khu vực xung quanh bị thiên tai, phát hiện người đi
vào kho với mục đích không đứng đắn như làm hỏng hàng hóa hoặc bất kì
thiết bị nào trong kho, trộm cắp hàng hóa, trà trộn hàng kém chất lượng vào
nhằm làm giảm uy tín công ty,…
- Thường xuyên cử giám sát xuống kho để kiểm tra tình hình kho.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên công ty nói
chung và nhân viên ở kho nói riêng để nâng cao sự trung thành của họ với
công ty, tăng tinh thần tự giác làm việc của nhân viên trong công ty.
- Áp dụng mô hình kinh tế khả dụng như mô hình QDM để xác định lượng
đặt hàng tối ưu nhằm làm giảm các chi phí không cần thiết như chi phí lưu
kho, chi phí đặt hàng, …
3.2. Áp dụng mô hình tồn kho QDM để tính lượng đặt hàng tối ưu của
Công ty cổ phần Behonex 2019
Khi áp dụng các mô hình này, nhà quản trị chấp nhận một số giả thiết:
- Nhu cầu trong một năm là ổn định, có thể dự đoán trước.
- Thời gian chờ hàng không thay đổi, phải được xác định trước.

12
- Toàn bộ số hàng đặt mua được doanh nghiệp tiếp nhận cùng một lúc.
Để xác định chính xác lượng đặt hàng tối ưu, ta đưa ra các số liệu liên quan
đến 1 sản phẩm được chọn trong số các sản phẩm mà công ty phân phối.
Các thông số về sản phẩm được trình bày qua bảng sau:

Tên sản phẩm Dược nghệ mật ong


Loại 1600 mg × 100 viên
Nơi sản xuất Ngệ An
Dòng sản phẩm Bảo vệ hệ tiêu hóa
Năm khảo sát 2019
Nhu cầu về sản phẩm (D) 1000 hộp
Chi phí đặt 1 đơn hàng 1000000 đồng/đơn hàng
Chi phí lưu kho cho 1 đơn vị
20%
hàng hóa

Giả thiết bổ sung áp dụng cho mô hình QDM:


- Nhà sản xuất thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng. Dữ liệu bổ
sung áp dụng cho mô hình QDM. Nhà sản xuất áp dụng mức các mức giá
khác nhau cho từng lượng mua như sau:

Sản lượng (hộp) Đơn giá (đồng/hộp)


1 - 199 500000
200 - 499 450000
>= 500 420500

Ta xác định lượng đặt hàng tối ưu lần lượt qua 4 bước:
Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu theo lý thuyết đối với từng
mức giá.

Q*1 = = = 141 hộp/đơn hàng

Tương tự ta có:
Q*2 = 149 hộp/đơn hàng
Q*3 = 154 hộp/đơn hàng

13
Bước 2: Điều chỉnh lượng đặt hàng tối ưu cho phù hợp với điều kiện
thực tế dựa vào điều kiện áp dụng chiết khấu.
Với Q*1 = 141 hộp/ đơn hàng, công ty sẽ được hưởng mức giá
(P) = 500000 đồng. Do đó, mức sản lượng đặt hàng Q*1 là hợp lý nên được
giữ nguyên không cần điều chỉnh.
Với Q*2 = 149 hộp/đơn hàng, công ty sẽ không được hưởng mức giá
(P) = 450000 đồng. Muốn được hưởng mức giá, công ty phải điều chỉnh
mức sản lượng đặt hàng lên là Q**2 = 200 hộp/đơn hàng.
Với Q*3 = 154 hộp/ đơn hàng, công ty sẽ không được hưởng mức giá
(P) = 420500 đồng. Muốn được hưởng mức giá, công ty phải điều chỉnh
mức sản lượng đặt hàng lên là Q**3 = 500 hộp/đơn hàng.
Bước 3: Xác định tổng chi phí tương ứng lượng đặt hàng đã điều chỉnh
ở bước 2.

TC1 = .S + .I.P + D.P

= .1000000 + .0,2.500000 + 1000.500000 = 514.142.198 đồng

Tương tự ta có:
TC2 = 464.000.000 đồng
TC3 = 443.525.000 đồng
Bước 4: Xác định sản lượng đơn hàng tối ưu tương ứng với tổng chi
phí về hàng tồn kho thấp nhất.
Vậy lượng đặt hàng tối ưu trong điều kiện công ty được hưởng chiết khấu
thương mại của năm 2019 là Q**3 = 500 hộp/đơn hàng với tổng chi phí là
443.525.000 đồng vì có chi phí thấp nhất.
3.3. Kiến nghị:

14
- Để có thể thực hiện công tác quản trị hàng tồn kho tốt hơn, công ty nên áp
dụng các biện pháp nói trên cũng như mô hình quản trị hàng tồn kho.
- Thực hiện các mục tiêu hàng tồn kho đúng thời hạn, theo kịp tiến độ.
- Các cán bộ, nhân viên cần thực hiện tốt nghĩa vụ, có trách nhiệm với
nhiệm vụ được giao, thái độ nghiêm túc, chăm chỉ.
- Bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý hàng tồn kho cần có sự đồng nhất,
đồng bộ thông tin với nhau để không xảy ra việc mù mờ thông tin.

KẾT LUẬN

Đối với hầu hết các công ty việc xây dựng công tác quản trị hàng tồn kho
có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp tạo ra hiệu quả cho sự phát triển công ty.
Chính vì việc công tác quản trị hàng tồn kho là rất quan trọng đối với các tổ
chức và doanh nghiệp.
Kết quả đạt được của tiểu luận là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản trị hàng tồn kho.
- Phân tích, nghiên cứu thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho Công ty
Cổ phần Behonex.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị xây dựng công tác quản trị hàng tồn kho
Công ty Cổ phần Behonex.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GS.TS Đồng Thị Thanh Phương (2014), Quản trị sản xuất & dịch vụ,
NXB Thống kê,
2.Tổ chức và quản lý sản xuất - Tác giả: Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt
- Nhà Xuất bản Lao động - 2004.
3. http://masocongty.vn/
4. https://www.behonex.vn/

15

You might also like