Logisdtics

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HCM

-----o0o-----

LOGISTICS

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH

GVHD: Th.S Đinh Văn Hiệp

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Gia Phát

MSSV: 2041223620

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỠ LÝ THUYẾT..................................................1
1.1 Các khái niệm liên quan đến hoạt động vận chuyển..............1
1.2 Vai trò của hoạt động vận chuyển............................................2
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển..................3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN
CHUYỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH. .6
2.1 Quy trình hoạt động vận chuyển..............................................6
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động quy trình...............................7
2.3 Phân tích ưu và nhược điểm của quy trình...........................13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
VẬN CHUYỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA
TH......................................................................................................15
3.1 Áp dụng nguyên tắc 5S............................................................15
3.2 Tạo giá trị liên tục (Kaizen)....................................................15
3.3 Quản lý hàng tồn kho theo nguyên tắc JIT (Just-In-Time). 15
3.4 Xác định và giảm thiểu lãng phí (Muda)...............................15
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.....................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................17
CHƯƠNG 1: CƠ SỠ LÝ THUYẾT
1.1 Các khái niệm liên quan đến hoạt động vận chuyển.
Kho bãi: Trong hoạt động vận chuyển, kho bãi là nơi lưu trữ và bảo quản các sản
phẩm và thành phẩm để cung cấp cho khách hàng nhanh chóng với chi phí thấp nhất
khi có yêu cầu. Nhiệm vụ của kho bãi cũng bao gồm cung cấp thông tin về vị trí, tình
trạng và điều kiện lưu trữ của hàng hóa.
Chứng từ: Trong hoạt động vận chuyển, "chứng từ" là các tài liệu hoặc giấy tờ
quan trọng bao gồm hóa đơn, vận đơn, phiếu xuất kho,… được sử dụng để ghi nhận
và xác nhận thông tin về quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn gốc đến điểm đích.
Các chứng từ này chủ yếu phục vụ cho mục đích hải quan, thanh toán và bảo hiểm.
Vận chuyển sản phẩm: Vận chuyển sản phẩm là quá trình di chuyển hàng hóa từ
địa điểm này đến địa điểm khác thông qua các phương tiện vận chuyển khác nhau.
Khái niệm này bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi và chuyển
giao hàng hóa từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Phương tiện vận chuyển: Phương tiện vận chuyển là các phương tiện bao gồm ô
tô, tàu thủy, máy bay,… được sử dụng để di chuyển hàng hóa, người hoặc thông điệp
từ một vị trí đến một vị trí khác. Các phương tiện này đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động vận chuyển và đa dạng về hình thức và chức năng tùy thuộc vào mục đích
và loại hình vận chuyển cụ thể.
Bảo hiểm vận chuyển: Là một loại hình bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ chủ
hàng hoặc bên gửi hàng hóa khỏi rủi ro mất mát, thiệt hại hoặc hỏng hóc trong quá
trình vận chuyển. Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, có nhiều yếu tố có thể gây ra
rủi ro cho hàng hóa, bao gồm tai nạn giao thông, thời tiết xấu, cước phí không trả, và
hành vi gian lận.
Kiểm đếm hàng hoá: Kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện việc kiểm đếm số
lượng hàng hóa thực tế khi giao nhận với bất kỳ phương tiện nào theo sự ủy thác của
người giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển. Điều này nhằm cung cấp
cho khách hàng báo cáo khách quan nhất và đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng khi
giao nhận

1
1.2 Vai trò của hoạt động vận chuyển.
- Đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hoá và con người:
Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, việc đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng
tăng của hàng hoá và con người đóng vai trò quan trọng. Các dịch vụ vận chuyển
không chỉ kết nối thị trường và nguồn cung toàn cầu mà còn là trụ cột của chuỗi cung
ứng. Hệ thống giao thông hiện đại giúp tối ưu hóa việc di chuyển, tăng cường sự linh
hoạt và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc tiếp cận hàng hoá và dịch vụ.
Đáp ứng nhu cầu di chuyển đó không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn tạo ra một
môi trường sống và kinh doanh lý tưởng

- Rút ngắn khoảng cách về vị trí địa lý của hàng hoá và con người: Qua việc
rút ngắn khoảng cách về vị trí, hoạt động vận chuyển hàng hoá không chỉ tạo ra lợi ích
kinh tế mà còn tạo điều kiện cho việc trao đổi văn hóa, khoa học và công nghệ. Các
thị trường từ khắp nơi trên thế giới có thể nhanh chóng trao đổi hàng hoá và ý tưởng,
tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu và phát triển bền vững. Đồng thời, việc rút
ngắn khoảng cách về vị trí cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho cả cá
nhân và doanh nghiệp, đóng góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế toàn cầu.

- Thúc đẩy thương mại quốc tế: Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, mở rộng
quan hệ giao thương đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội mới và tăng
cường sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng. Bằng cách xây dựng mối quan hệ đối tác
toàn cầu, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng
thời tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong ngành.

- Tạo ra việc làm và phát triển kinh tế địa phương: Ngành vận chuyển hàng hóa
cung cấp một số lượng lớn các công việc, từ lái xe tải đến nhân viên giao hàng và
quản lý chuỗi cung ứng. Nó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp vận
chuyển và liên quan. Hơn nữa, việc kết nối các vùng và địa phương với thị trường
toàn cầu thông qua vận chuyển hàng hóa cũng giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
những vùng này.

- Tăng sản phẩm quốc gia và thu nhập quốc dân: Bằng cách kết nối các thị
trường và nguồn cung trên phạm vi toàn cầu, hoạt động vận chuyển tạo ra cơ hội cho

2
các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường mới. Việc vận
chuyển hàng hoá một cách hiệu quả giúp tăng cường xuất khẩu hàng hóa quốc gia,
đồng thời mở ra cơ hội nhập khẩu các nguyên liệu và sản phẩm chất lượng cao từ các
quốc gia khác. Điều này góp phần vào việc nâng cao giá trị sản phẩm quốc gia và thúc
đẩy sự phát triển kinh tế.

- Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ tổ quốc: Hoạt động vận chuyển
đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ tổ
quốc. Hạ tầng vận chuyển cung cấp phương tiện di chuyển nhanh chóng cho lực lượng
quân sự và vật liệu chiến tranh. Đồng thời, việc bảo vệ cơ sở hạ tầng vận chuyển là
một phần không thể thiếu của chiến lược bảo vệ quốc gia khỏi các thách thức an ninh
và an toàn từ bên ngoài.

- Cung cấp hàng hóa cần thiết: Vận chuyển hàng hóa đảm bảo rằng hàng hóa cần
thiết như thực phẩm, y tế, dược phẩm, nguyên liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng có
thể được chuyển đến đúng địa điểm và đúng thời điểm. Điều này đóng vai trò quan
trọng trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày và sự phát triển của các cộng đồng.

- Giảm chi phí tồn kho: Bằng cách chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến điểm tiêu
dùng, vận chuyển giúp giảm thiểu chi phí lưu trữ và giảm thời gian mà hàng hóa phải
được bảo quản.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển.
1.3.1 Yếu tố vi mô:

- Cung và cầu: Sự biến đổi trong cung và cầu hàng hoá có thể ảnh hưởng đáng kể
đến hoạt động vận chuyển. Nếu cầu hàng hoá tăng cao hơn cung, có thể xảy ra tình
trạng thiếu hụt hàng hoá và tăng giá vận chuyển. Ngược lại, khi cung hàng hoá vượt
quá cầu, có thể xảy ra tình trạng dư thừa hàng hoá và giảm giá vận chuyển.

- Đối thủ cạnh tranh: Giá cả, chất lượng dịch vụ, chiến lược marketing của đối
thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp vận chuyển của
khách hàng. Doanh nghiệp vận chuyển cần theo dõi sát sao đối thủ để đưa ra chiến
lược cạnh tranh phù hợp.

3
- Cơ sở vật chất: Kho bãi, phương tiện vận tải, trang thiết bị đóng gói ảnh hưởng
đến năng lực và hiệu quả vận chuyển. Doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở vật chất
hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Công nghệ: Sự tiến bộ công nghệ, bao gồm quy trình tự động hóa và hệ thống
quản lý thông tin, có thể cải thiện hiệu suất và hiệu quả của hoạt động vận chuyển
hàng hoá. Công nghệ cũng có thể giúp tăng cường theo dõi, quản lý kho và quản lý lộ
trình vận chuyển.

- Khách hàng: Nhu cầu, mong muốn, khả năng thanh toán của khách hàng ảnh
hưởng đến loại hình vận chuyển, giá cả, dịch vụ đi kèm. Ví dụ: khách hàng mong
muốn giao hàng nhanh chóng sẽ thúc đẩy dịch vụ vận chuyển hỏa tốc phát triển.

- Nhân viên: Kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ vận chuyển. Doanh nghiệp cần đào tạo và tuyển dụng nhân viên có
năng lực để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

1.3.1 Yếu tố vĩ mô:

- Cơ sở hạ tầng: Trạng thái và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm
đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển hàng
hoá. Một hệ thống cơ sở hạ tầng hiệu quả và phát triển tốt giúp tăng cường khả năng
vận chuyển hàng hoá và giảm thời gian giao hàng.

- Tình hình kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ảnh
hưởng đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu
vận chuyển hàng hoá có thể tăng lên, trong khi trong thời kỳ suy thoái, nhu cầu này có
thể giảm xuống.

- Chính sách và quy định: Chính sách và quy định của chính phủ và các cơ quan
quản lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hoá. Ví dụ, các biện pháp
thuế và quy định an toàn giao thông có thể tác động đến giá cước và quy trình vận
chuyển.

- Điều kiện thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng
hoá, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như vận tải biển và hàng không. Các

4
điều kiện thời tiết xấu như bão, tuyết lở hay sương mù dày đặc có thể gây trì hoãn và
hạn chế khả năng vận chuyển hàng hoá.

- Giá cả nguyên liệu: Giá xăng dầu, vật liệu đóng gói ảnh hưởng đến chi phí vận
chuyển. Biến động giá nguyên liệu có thể tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp
vận chuyển.

5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN
CHUYỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH

2.1 Quy trình hoạt động vận chuyển.


Lưu đồ Các Bộ phận thực Biểu mẫu
bước hiện
1 Nhấn viên
phòng kế hoạch

2 Bộ phận xác
nhận đơn hàng

3 Bộ phận quản lý BM Phiếu


kho xuất kho
(Hình 1)

4 Nhân viên kiểm BM Kiểm


đếm nghiệm hàng
hóa
(Hình 2)

5 Bộ phận kho

6 Bộ phận BM Giấy
Logistics vận tải
(Hình 3)

7 Bộ phận
Logistics

8 Nhân viên kiểm BM Kiểm


đếm nghiệm hàng
hóa
(Hình 1)
9 Bộ phận BM Phiếu
Logistics giao hàng
(Hình 4)

6
10 Nhân viên phòng BM Biên
kiểm toán bản giao
nhận
(Hình 5)

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động quy trình.


Bước 1: Lập kế hoạch vận chuyển

Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động vận chuyển hàng hóa nào, việc lập kế hoạch là
cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra một cách hiệu quả và có tổ chức.

7
Ở bước đầu tiên Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH sẽ lập ra kế hoạch vận chuyển
phù hợp để có thể xác định mục tiêu vận chuyển, đánh giá nhu cầu và tài nguyên cần
thiết và phương tiện vận chuyển phù hợp để đảm bảo hoạt động vận chuyển sẽ được
diễn ra một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bước 2: Kiểm tra

Nhân viên phụ trách việc kiểm tra, xác nhận đơn hàng sẽ kiểm tra chi tiết trong
đơn hàng để đảm bảo rằng thông tin đã được nhập đúng và đầy đủ. Điều này bao gồm
kiểm tra số lượng sản phẩm, loại sản phẩm, địa chỉ giao hàng, thông tin liên hệ của
khách hàng và bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào từ khách hàng.. Trong một số trường hợp,
công ty có thể cần liên lạc lại với khách hàng để xác nhận các chi tiết trong đơn hàng,
đặc biệt là nếu có bất kỳ thông tin nào gây nhầm lẫn hoặc không chính xác. Việc này
giúp đảm bảo rằng thông tin đơn hàng được xác thực và chính xác từ phía khách hàng.
Nếu thông tin và số lượng hàng hóa sau khi được kiểm tra xác nhận là đầy đủ sẽ
chuyển tới bước tiếp theo.

Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa

Công ty kiểm tra khả năng cung ứng của mình để đảm bảo rằng họ có đủ hàng tồn
kho hoặc khả năng sản xuất để đáp ứng đơn hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan
đến việc cung cấp sản phẩm, công ty cần thông báo cho khách hàng và thảo luận về
các phương án giải quyết. Sau đó, lựa chọn trung tâm phân phối hoặc cửa hàng TH
True Mart gần nhất để chuyển đơn hàng cho nơi đó để tiến hành giao hàng cho khách
hàng.

8
Hình 1. Phiếu xuất kho

9
Bước 4: Kiểm đếm hàng hóa

Trước khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển, công ty Cổ phần Thực phẩm
Sữa TH thường tiến hành các bước kiểm đếm cẩn thận. Điều này bao gồm kiểm tra số
lượng hàng hóa để đảm bảo không có sự thiếu sót hoặc thừa số lượng, kiểm tra chất
lượng để đảm bảo rằng hàng hóa không bị hỏng hoặc bị hư hại, kiểm tra thông tin
đóng gói để đảm bảo rằng hàng hóa đã được đóng gói đúng cách và an toàn trong quá
trình vận chuyển, và ghi chép thông tin kiểm đếm. Việc thực hiện những bước này
một cách cẩn thận giúp đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đi đúng chuẩn và
đáng tin cậy.

10
Hình 2. Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa

11
Bước 5: Xếp sản phẩm lên phương tiện vận chuyển

Sau khi hoàn thành việc kiểm đếm hàng hóa, công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH
sẽ tiến hành bước quan trọng tiếp theo là xếp hàng lên xe vận chuyển. Trong giai đoạn
này, quy trình sắp xếp hàng hóa trở thành một phần không thể thiếu của chuỗi cung
ứng, yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác. Nhân viên sẽ phải cân nhắc về vị trí và cách sắp
xếp hàng hóa sao cho tối ưu, đảm bảo rằng không chỉ tiết kiệm không gian mà còn
đảm bảo an toàn cho sản phẩm trong suốt hành trình vận chuyển. Đặc biệt, việc sắp
xếp hàng hóa phải tuân thủ các quy định về trọng tải và phân bổ trọng lượng trên xe,
tránh tình trạng quá tải hoặc tải không cân đối. Điều này giúp đảm bảo rằng xe vận
chuyển có thể di chuyển một cách an toàn và hiệu quả, tránh được các vấn đề về an
toàn giao thông và mất mát hàng hóa.

Bước 6: Vận chuyển sản phẩm

Sau khi xếp sản phẩm lên phương tiện vận chuyển. Công ty Cổ phần Thực phẩm
Sữa TH sẽ vận chuyển sản phẩm đến địa chỉ của khách hàng. Trong quá trình vận
chuyển, có thể xuất hiện các vấn đề như trễ giờ, hỏng hóc hoặc mất mát hàng hóa.
Công ty sẽ xử lý những vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo
rằng hàng hóa được giao đúng địa điểm và đúng thời gian.

12
13
Hình 3. Biểu mẫu giấy vận tải

14
Bước 7: Xếp dỡ hàng hóa

Sau khi sản phẩm đến điểm giao, nhân viên sẽ tiến hành dỡ hàng từ phương tiện
vận chuyển. Sau khi hàng hóa được xếp dỡ, nhân viên kiểm tra tính toàn vẹn và chất
lượng của chúng để đảm bảo không có hỏng hóc hoặc mất mát. Nếu phát hiện bất kỳ
vấn đề nào, họ sẽ ghi lại và báo cáo cho quản lý để xử lý. Cuối cùng, nhân viên sẽ
thực hiện quá trình giao nhận hàng hóa cho khách hàng một cách chính xác và đảm
bảo.

Bước 8: Kiểm đếm hàng hóa

Bước kiểm đếm hàng hóa tiếp theo sau khi dỡ hàng hóa xuống xe trong hoạt động
vận chuyển của công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH thường là quá trình xác nhận số
lượng và chất lượng hàng hóa. Cụ thể, sau khi hàng hóa được dỡ xuống xe, nhân viên
sẽ thực hiện việc đếm số lượng hàng hóa và kiểm tra chất lượng của chúng. Công việc
này bao gồm so sánh số lượng hàng hóa với thông tin trên tài liệu vận chuyển để đảm
bảo không có sự thiếu sót hoặc thừa sót. Đồng thời, họ cũng kiểm tra chất lượng của
hàng hóa để đảm bảo rằng chúng không bị hỏng hóc hoặc bất kỳ vấn đề nào khác có
thể ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm. Sau khi kiểm đếm và kiểm tra
hoàn tất, thông tin về số lượng và chất lượng hàng hóa sẽ được ghi lại và báo cáo cho
quản lý hoặc phía khách hàng để xác nhận và tiếp tục quá trình giao nhận.

15
Hình 1. Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa

16
Bước 9: Giao hàng

Sau khi kiểm đếm lại sản phẩm lần nữa để chắc chắn, nhân của công ty sẽ tiến
hành giao hàng đến tận tay khách hàng. Khách hàng sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm
và số lượng để chắc chắn rằng công ty đã giao đúng theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
Nhân viên sẽ cam kết về chất với khách hàng cũng như sẽ lắng nghe đóng góp của
khách hàng nếu có phản hồi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo sự hài lòng
và giải quyết các vấn đề phát sinh.

17
Hình 4. Phiếu giao hàng

18
Bước 10: Thanh toán lưu hồ sơ

Bước cuối cùng là thanh toán lưu hồ sơ sau khi xác nhận thông tin thanh toán của
khách hàng, nhân viên thực hiện việc thanh toán theo phương thức đã thỏa thuận và
lưu trữ hồ sơ thanh toán, bao gồm xuất hóa đơn và biên nhận, để đảm bảo tính minh
bạch và tuân thủ quy định, cũng như đảm bảo việc giao dịch diễn ra một cách suôn sẻ
và đáng tin cậy.

195. Biên bản giao nhận


Hình
2.3 Phân tích ưu và nhược điểm của quy trình.
 Ưu điểm:

Ít lãng phí: Phương pháp Lean giúp công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH xác định
và loại bỏ các hoạt động không cần thiết hoặc lãng phí trong quá trình vận chuyển,
từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển và tăng cường lợi nhuận.

Hiệu suất cao: Bằng cách tối ưu hóa quy trình vận chuyển, công ty có thể hoạt
động một cách hiệu quả hơn, giảm thời gian chờ đợi và tăng tốc độ giao hàng, từ
đó tăng hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp.

Chất lượng tốt: Áp dụng phương pháp Lean cũng giúp công ty Cổ phần Thực
phẩm Sữa TH tập trung vào cải thiện chất lượng vận chuyển. Điều này có thể bao
gồm việc giảm thiểu tỷ lệ hỏng hóc trong quá trình vận chuyển và đảm bảo rằng
hàng hóa đến tay khách hàng một cách an toàn và không bị hỏng.

Có tính linh hoạt: Phương pháp Lean khuyến khích sự linh hoạt và thích ứng trong
quá trình vận chuyển. Công ty có thể dễ dàng thay đổi quy trình hoạt động để đáp
ứng nhanh chóng với các yêu cầu của khách hàng hoặc thay đổi trong môi trường
kinh doanh.

Nhận được sự hài lòng của khách hàng: Khi công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH
cải thiện hiệu suất và chất lượng vận chuyển, khách hàng sẽ được hưởng lợi từ
việc nhận hàng đúng hẹn và có chất lượng tốt hơn. Điều này có thể tạo ra một trải
nghiệm tích cực và tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng.

 Nhược điểm:

Đòi hỏi sự cam kết và thay đổi văn hóa công ty: Áp dụng phương pháp Lean đòi
hỏi sự cam kết từ toàn bộ tổ chức, cũng như sự thay đổi trong văn hóa làm việc.

20
Điều này có thể gặp phải sự khó khăn trong việc thay đổi tư duy và thói quen làm
việc của nhân viên.

Dịch vụ giao hàng vẫn còn hạn chế: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH nên cải
thiện thêm về dịch vụ giao hàng của mình khi dịch vụ giao hàng của công ty vẫn
còn đang hạn chế về khoảng cách và yêu câu về giá cả để được sử dụng dịch vụ
giao hàng.

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng đặc biệt: Áp dụng phương pháp Lean đòi hỏi kiến
thức sâu về các nguyên tắc và công cụ của Lean, cũng như kỹ năng quản lý và làm
việc nhóm hiệu quả. Việc đào tạo và phát triển nhân viên có thể là một thách thức
đối với công ty.

Cần thời gian để triển khai và thích ứng: Triển khai phương pháp Lean đòi hỏi thời
gian và nỗ lực để xác định và thực hiện các cải tiến. Công ty cần có sự kiên nhẫn
và sự cam kết dài hạn để thấy được kết quả tích cực.

Chưa tận dụng tối đa tài nguyên: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH đã sử dụng
các công nghệ mới vào quy trình vận chuyển của mình để có thể tối ưu hóa sự
phân bố tài nguyên. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những trường hợp sản phẩm
đến tay khách hàng không đúng hẹn là do chưa tối ưu hóa tối đa quy trình để đảm
bảo sự hiệu quả cao nhất cho quá trình vận chuyển.

21
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
VẬN CHUYỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA
TH

3.1 Áp dụng nguyên tắc 5S


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH có thể áp dụng nguyên tắc 5S. 5S là tên gọi
của một phương pháp để quản lý, sắp xếp môi trường làm việc được viết tắt từ 5 từ
của tiếng Nhật. Đó là Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu
(Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng) việc này giúp tăng cường tổ chức và hiệu suất trong
quá trình vận chuyển.

3.2 Tạo giá trị liên tục (Kaizen)


Để hoàn thiện hoạt động vận chuyển cần tạo ra một môi trường làm việc khuyến
khích tinh thần cải tiến liên tục và động viên nhân viên để đưa ra ý kiến và đề xuất cải
tiến. Điều này bao gồm việc xây dựng văn hóa Kaizen, thúc đẩy sự hợp tác và giao
tiếp, đặt ra các mục tiêu cụ thể, tạo điều kiện để nhân viên tham gia, thực hiện đánh
giá và phản hồi liên tục, cùng việc phát triển kỹ năng và kiến thức cho nhân viên.

3.3 Quản lý hàng tồn kho theo nguyên tắc JIT (Just-In-Time)
Áp dụng nguyên tắc JIT để giảm thiểu hàng tồn kho không cần thiết và tối ưu hóa
quy trình vận chuyển. Điều này giúp giảm lãng phí và tăng cường linh hoạt trong quá
trình vận chuyển.

3.4 Xác định và giảm thiểu lãng phí (Muda)


Cần xác định và giảm thiểu lãng phí theo nguyên tắc Muda. Đầu tiên, công ty phải
phân tích chi tiết quy trình vận chuyển để xác định các loại lãng phí như thời gian chờ
đợi, hàng tồn kho không cần thiết và sự chuyển động không cần thiết. Sau đó, công ty
triển khai các biện pháp cụ thể như tối ưu hóa lịch trình vận chuyển, tăng cường hệ
thống thông tin và giao tiếp, cũng như hợp tác chặt chẽ với đối tác vận chuyển để
giảm thiểu hoặc loại bỏ lãng phí. Cuối cùng, công ty cần theo dõi và đánh giá hiệu quả

22
của các biện pháp đã triển khai và liên tục cải tiến quy trình vận chuyển để đạt được
hiệu quả cao nhất..

23
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Tiếp tục đào tạo và phát triển nhân viên: Đảm bảo rằng tất cả nhân viên, từ nhân
viên vận chuyển đến quản lý cấp cao, đều được đào tạo về các nguyên tắc và công cụ
của Lean. Khuyến khích sự tham gia tích cực và sáng tạo trong việc đề xuất cải tiến
quy trình.

Xây dựng một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu suất: Thực hiện các chỉ số hiệu
suất quan trọng để đo lường và theo dõi hiệu suất của quy trình vận chuyển. Sử dụng
dữ liệu này để xác định các điểm yếu và cơ hội cải tiến.

Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận: Tạo ra một môi trường làm việc mà các bộ
phận khác nhau có thể hợp tác một cách hiệu quả, từ phát triển sản phẩm đến quản lý
hàng tồn kho và vận chuyển. Điều này giúp đảm bảo rằng quy trình vận chuyển được
tích hợp tốt vào toàn bộ chuỗi cung ứng.

Xem xét và tối ưu hóa lộ trình vận chuyển: Phân tích các lộ trình vận chuyển hiện
tại để xác định các cơ hội tối ưu hóa, bao gồm việc giảm thiểu khoảng cách vận
chuyển và tối ưu hóa tuyến đường. Đồng thời, xem xét việc sử dụng các phương tiện
vận chuyển thân thiện với môi trường và công nghệ tiên tiến hơn.

Thúc đẩy văn hóa Lean trong toàn công ty: Xây dựng và duy trì một văn hóa làm
việc dựa trên các giá trị Lean như sự liên tục cải tiến, tinh thần hợp tác, và tập trung
vào giá trị khách hàng. Tạo ra một môi trường mà mọi người đều được khuyến khích
để đóng góp vào quá trình cải tiến.

Theo dõi và đánh giá các cải tiến: Thực hiện việc theo dõi và đánh giá các cải tiến
đã thực hiện để đảm bảo rằng chúng đạt được kết quả mong muốn và tạo ra giá trị cho
doanh nghiệp. Điều chỉnh và điều chỉnh chiến lược cải tiến theo thời gian để đáp ứng
các thay đổi trong môi trường kinh doanh.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Xuân Quyết (2017), Giáo trình Logistics

[2] Th.S Đinh Văn Hiệp (2016), Quản trị Logistics

[3] Kho bãi là gì? Chức năng của kho bãi trong Logistics (huutoanlogistics.com)

[4] Dịch vụ giao hàng tận nhà – TH true MILK (thmilk.vn)

[5] Lean là gì? Ứng dụng mô hình Lean để giảm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
(base.vn)

[6] PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG Logistics CỦA CÔNG TY TH TRUE MILK - PHÂN
TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY - Studocu

[7] Nhược điểm của Quy trình Lean-Lean Manufacturing trong sản xuất kinh doanh |
Đèn Báo Hiệu, Đèn Tín Hiệu, Đèn Cảnh Báo, Đèn Tháp, Đèn Tầng, Đèn Quay, Đèn
Xe Cảnh Sát – Cứu Hỏa – Cứu Thương Patlite-Nhật Bản (denbaohieu.com)

[8] Các ví dụ về Kaizen - Làm thế nào để doanh nghiệp trở nên tốt hơn?
(speedmaint.com)

[9] Just In Time - Mô hình sản xuất tinh gọn trong chuỗi cung ứng (vilas.edu.vn)

25

You might also like