Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

● PHẦN 1 - THẾ GIỚI

- DEADLINE: 19H30 THỨ HAI 27/11/2023


- Họp MEET sửa bài: 20H00 THỨ HAI 27/11/2023
● PHẦN 2 - VIỆT NAM
- DEADLINE: 19H30 CHỦ NHẬT 03/12/2023
- Họp MEET sửa bài: 20H00 CHỦ NHẬT 03/12/2023

PHẦN 1. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


CHƯƠNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HỮU NÔ LỆ
BÀI 1. Nhà nước chiếm hữu nô lệ
A. Nhận định

1. Nô lệ là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp thống trị trong thời kỳ
chiếm hữu nô lệ.
Nhận định sai.
Khác với phương Tây, trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông, nô lệ
phương Đông có số lượng ít, không phải là lực lượng sản xuất chính, chủ yếu phục vụ
trong gia đình chủ nô, một số nô lệ làm việc được trả lương. Bên cạnh đó, nền kinh tế
đặc trưng trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông là kinh tế nông nghiệp, nên
lực lượng sản xuất chủ yếu và chiếm đa số dân cư trong xã hội là giai cấp nông dân.
Nông dân công xã nhận ruộng đất của công xã để canh tác, phải nộp một phần sản
phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc. Do đó, nông dân là đối tượng
bóc lột chủ yếu của giai cấp thống trị trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông.

2. Trị thủy và chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà
nước chiếm hữu nô lệ phương Đông.
Nhận định sai.
Trị thủy và chiến tranh không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của
nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của
nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông là xuất phát về mặt kinh tế, sự xuất hiện tư
hữu, phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp. Xuất phát về kinh tế, kinh tế nông nghiệp
giữ vai trò chủ đạo nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên tính chất tự nhiên, tự
cung tự cấp là tính chất thực sự của nền kinh tế phương Đông cổ đại và về hình thức
sở hữu, vì nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo nên tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và
tồn tại dưới hình thức phổ biến là công hữu, từ những đặc tính đó của nền kinh tế dẫn
đến hệ quả là ở phương Đông cổ đại cũng xuất hiện sở hữu tư nhân về tài sản nhưng
chủ yếu là tư liệu sinh hoạt chứ không phải tư liệu sản xuất. Chế độ tư hữu ra đời dẫn
đến hệ quả tất yếu là xã hội phân hóa giàu nghèo và hình thành các giai cấp khác nhau.
Ngoài những yếu tố trên, yếu tố trị thủy và chiến tranh là hai yếu tố làm thúc đẩy
nhanh tiến trình hình thành nhà nước. Do đó, trị thủy và chiến tranh không phải là
nguyên nhân chính mà là yếu tố tác động, giúp thúc đẩy quá trình ra đời của nhà nước
chiếm hữu nô lệ phương Đông diễn ra nhanh hơn.

3. Trong nhà nước Spart, sau khi thành lập hội đồng năm quan giám sát,
quyền lợi của các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tầng lớp bình dân.
Nhận định sai.
Hội đồng năm quan giám sát là tổ chức đại biểu cho tập đoàn quý tộc bảo thủ
nhất, là cơ quan lãnh đạo tối cao của Nhà nước, tập trung quyền lực vào tầng lớp quý
tộc chủ nô. Chức năng, quyền hạn của hội đồng 5 quan giám sát bao trùm lên tất cả
các cơ quan khác, có quyền giám sát vua, hội đồng trưởng lão, hội nghị công dân,
đồng thời có quyền giải quyết mọi công việc ngoại giao, tài chính, tư pháp và kiểm tra
tư cách của công dân. Hội đồng 5 quan giám sát đại diện cho quyền lực nhà nước tập
trung trong tay tập đoàn quý tộc chủ nô, bảo vệ lợi ích cho giai cấp này (quý tộc) nên
quyền dân chủ của những người dân tự do rất bị hạn chế chứ không phải nhằm kiểm
soát và hạn chế đến mức tối thiểu quyền lợi của giới quý tộc, cũng không nhằm mục
đích bảo vệ cho quyền lợi của các tầng lớp bình dân.

4. Nhà nước cộng hòa La Mã cổ đại được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền,
với quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào Vua.
Nhận định sai.
Vì nhà nước công hoà La Mã cổ đại không có nhà vua, mà được tổ chức theo
nguyên tắc phân quyền, với quyền lực nhà nước được phân chia cho các cơ quan khác
nhau, bao gồm:
+ Đại hội công dân được coi là cơ quan lập pháp, bao gồm Đại hội Xenturi (đại
diện cho các đẳng cấp) và Đại hội bình dân (đại diện cho tầng lớp bình dân
Pơlép). Trong đó, Đại hội Xenturi thực chất nắm hầu hết quyền lực, Đại hội
bình dân thường xuyên bị các quan chức cao cấp khống chế, và không có quyền
quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước.
+ Viện nguyên lão là cơ quan thường trực của Đại hội Xenturi, thông thường các
quyết định của Đại hội Xenturi cần phải thông qua Viện nguyên lão.
+ Hội đồng quan chấp chính: bao gồm hai quan chấp chính, mỗi quan có nhiệm
kỳ một năm. Quan chấp chính trực tiếp điều hành các công việc của quốc gia.
+ Hội đồng quan án là cơ quan hội thẩm của Nhà nước La Mã, có thẩm quyền
giải quyết vấn đề dân sự, hình sự và được thay mặt quan chấp chính thực hiện
công việc khi quan chấp chính vắng mặt.
+ Viện giám sát là cơ quan được thành lập do sức ép từ cuộc đấu tranh đòi quyền
lợi của các bình dân Pơlép và do sự nhượng bộ của giai cấp thống trị. Viện
giám sát có quyền phủ quyết những quyết định của Viện nguyên lão nếu xét
thấy bất lợi cho tầng lớp bình dân, có quyền tham dự trực tiếp phiên họp của
Viện nguyên lão và phủ quyết ngay tại chỗ; có quyền bắt giữ và lấy phúc cung
của quan lại và nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, quyền lực của họ bị giới hạn
trong phạm vi thành Roma và sẽ tạm đình chỉ khi một quan chấp chính được cử
làm nhà độc tài lúc đất nước lâm nguy.
Như vậy, nhìn chung nhà nước cộng hoà La Mã cổ đại với hình thức chính thể là cộng
hoà quý tộc chủ nô, với quyền lực tập trung chủ yếu ở Đại hội xenturi mà thực chất là
nằm trong tay tầng lớp quý tộc chủ nô La Mã, còn tầng lớp bình dân Pơlép về cơ bản
không nắm trong tay nhiều thực quyền.
Nhận định sai.
Vì nhà nước công hoà La Mã cổ đại không có nhà vua, mà được tổ chức theo
nguyên tắc phân quyền, với quyền lực nhà nước được phân chia cho các cơ quan khác
nhau, bao gồm:
- Đại hội công dân
- Viện nguyên lão
- Hội đồng quan chấp chính
- Hội đồng quan án
- Viện giám sát
5. Tại Athens, mô hình dân chủ đã xuất hiện ngay từ khi Athens được xây
dựng.
Nhận định sai.
Tại Athens, mô hình cộng hòa quý tộc chủ nô đã xuất hiện ngay từ khi Athens
được xây dựng với sự tập trung quyền lực trong tay tầng lớp quý tộc chủ nô. Sau đó,
khi đội ngũ quý tộc công thương nắm trong tay quyền lực về nền kinh tế thương
nghiệp và thủ công nghiệp đã lãnh đạo cho quá trình dân chủ hóa ở Athens chuyển
biến từ cộng hòa quý tộc chủ nô sang cộng hòa dân chủ chủ nô thông qua các cuộc cải
cách của Solon, Clixten, Pêriclet.
B. Tự luận
1. Hãy phân tích hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối ở các nước chiếm hữu
nô lệ phương Đông.
Hình thức chính thể ở các nước chiếm hữu nô lệ phương Đông là quân chủ
tuyệt đối (hay quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền). Tính chất chuyên chế được
thể hiện ở người đứng đầu bộ máy nhà nước là vua tập trung trong tay mọi quyền lực
(cả vương quyền và thần quyền). Bộ máy quan lại ở trung ương là hệ thống giúp việc
cho nhà vua.
Vua
● Vua đứng đầu nhà nước có quyền lực vô tận và vô hạn (nắm trong tay cả vương
quyền lẫn thần quyền)
● Quyền lực của Vua được thể hiện trên ba lĩnh vực:
● Kinh tế: độc quyền một số ngành nghề:
○ Là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
○ Vua là chủ sở hữu tối cao → ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua.
○ Sự thống trị về mặt KT là cơ sở quyết định sự thâu tóm quyền lực của
vua về mặt chính trị.
● Chính trị: về lập pháp, hành pháp và tư pháp, quyền lực tối cao đều do nhà vua
nắm giữ.
● Lập pháp:
○ Vua là người lập pháp tối cao của quốc gia.
○ Lời nói của vua được xem là pháp luật.
● Hành pháp:
○ Vua có quyền quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước
trong thời kỳ chiến tranh hay hòa bình.
○ Vua có quyền bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, trừng phạt bất kỳ ai,
bất kỳ chức quan nào → tránh nạn cát cứ, phân quyền.
● Tư pháp:
○ Vua là cơ quan xét xử tối cao → có quyền xét xử bất kỳ vụ án nào, phán
quyết của vua là phán quyết tối cao, là phán quyết cuối cùng.
○ Vua là người chỉ huy quân đội tối cao.
● Tôn giáo: dân tin rằng Vua là thiên tử, là con trời. Dưới vương quyền là thần
quyền, đây là cơ sở quan trọng giúp duy trì chính thể quân chủ tuyệt đối ở các
nhà nước phương Đông cổ đại tồn tại hơn 2000 năm. (mọi nhà nước đều có tôn
giáo chính thống)
○ Ở Lưỡng Hà, vua là người thay mặt thần thánh để cai trị nhân dân
○ Ở Trung Quốc, vua còn gọi là Đế (Thời Hạ - Thương) Vương hay Thiên
Tử (Thời Chu). Vua tự thần thánh hóa bản thân là con trời, thay trời trị
vì thế giới
○ Ở Ấn Độ, sự thần thánh hóa vua còn được thể hiện ngay trong pháp luật.
● Vua nắm tô thuế → Nhà nước mang tính trấn áp.
● Quân đội, nhà tù -> ổn định
● Quan đầu triều
○ Đây là những người thân tín nhất của vua, nắm giữ các công việc quan
trọng trong triều.
○ Quan đầu triều thường là con cả hay các đại công thần của nhà vua

● Hệ thống cơ quan giúp việc


○ Hệ thống cơ quan này gồm các quan lại cao cấp.
● Quan lại địa phương
○ Quan lại các cấp:
■ Đứng đầu địa phương là một quan lại được nhà vua trực tiếp bổ
nhiệm.
■ Người này vừa là người đứng đầu đơn vị hành chính ở cấp cao
nhất của địa phương, vừa là quan tòa, đồng thời cũng là người chỉ
huy quân đội cao nhất ở địa phương.
■ Phía dưới là các quan lại giúp việc và quan lại ở cấp hành chính
thấp hơn.
■ Chính quyền cơ sở: hội đồng công xã của các công xã nông thôn,
gồm những người do các thành viên công xã bầu ra, thay mặt
thực hiện quan hệ với chính quyền cấp trên.

○ Chính quyền cơ sở:


■ Quản lý nhân dân thông qua các công xã nông thôn. Vì ở phương
Đông đời sống sản xuất nông nghiệp quyết định nên người nông
dân sống quây quần trong công xã. Nền kinh tế tự cung tự cấp
làm cho tổ chức công xã mang tính tự quản rất cao.
■ Hội đồng công xã là những người do các thành viên công xã bầu
ra, trong đó đứng đầu công xã (trưởng thôn) là người thay mặt
thực hiện quan hệ với chính quyền cấp trên.
2. Mô hình dân chủ của Athens thời kỳ cổ đại đã có ảnh hưởng rất nhiều tới các
mô hình dân chủ hiện đại trên thế giới. Anh/chị hãy làm sáng tỏ các ảnh hưởng
đó.
Mô hình dân chủ đầu tiên trong lịch sử trên thế giới, là cái nôi của nền dân chủ.
Ưu:
- Nền dân chủ sơ khai, đầu tiên. Dân chủ nghĩa là dân làm chủ. Trong thời kỳ
nhà nước chiếm hữu nô lệ, tầng lớp nô lệ bị bóc lột bởi tầng lớp chủ nô
nhưng nhà nước Athens đã nói đến khái niệm dân chủ. Chính vì vậy đây là
điểm tiến bộ.
- Trong mô hình nhà nước dân chủ này, quyền lực thuộc về nhân dân và có
phương tiện để giám sát, thực hiện quyền, có việc trao tiền lương cho công
chức viên chức. Các điểm này đều có thể dc học tập. Tất cả các quy định của
nn đều phải dc thông qua Đại hội nhân dân -> mang tính chất dân chủ rất cao.
Quyền dân chủ cho nhân dân, quyền chính trị cho nhân dân, bắt thang để cho đi
lên thực hiện quyền dân chủ đó. Thực hiện quyền dân chủ bằng việc bỏ phiếu.
- Mô hình đại hội công dân được xem là hình thức dân chủ trực tiếp, đây là
nền tảng cho sự phát triển sau này của mô hình dân chủ gián tiếp hay còn
gọi là dân chủ đại diện. Mô hình của Athens đã dc phát triển và nhân rộng ra
trên thế giới, phù hợp với thành bang nhỏ, thành bang này phát triển (phình to
ra) vì sự nhập cư của ng dân -> ko đảm bảo dc Đại hội nhân dân họp là tất cả
ng dân Athens dc -> mô hình trực tiếp này bị phá sản khi La Mã cx áp dụng
hình thức này và khi La Mã trở thành 1 đế chế, quyền công dân ko theo kịp. Vì
vậy mà mô hình dân chủ gián tiếp ra đời.
Nhược:
- Đây chỉ là nền dân chủ của chủ nô, ng dân tự do. Còn những tầng lớp khác như
kiều dân, phụ nữ, nô lệ ko nền dân chủ. -> Bài học: con ng sinh ra bình đẳng
nhưng ở đâu cx thấy xiềng xích. Chúng ta xây dựng nền dân chủ thì phải bắt
thang cho nền dân chủ thực hiện dc trên thực tế.
- Dân chủ của Athens chỉ nằm trong khu vực thành Athens vì hạn chế về giao
thông vận tải, đk tự nhiên. -> Dân cư khu vực khác ko thực hiện dc nền dân chủ
này. Vấn đề này đã dc học hỏi và khắc phục qua các thời kỳ sau này.

Làm theo phong cách ĐNPN (thích cái nào học cái đó)

Thành bang Athen là nơi có thể chế dân chủ phát triển nhất thời cổ đại. Mô hình dân
chủ của Athens đã có ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình dân chủ hiện đại trên thế
giới. Có thể thấy ở các điểm sau:

- Ở nhà nước Cộng hòa Athens, cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội nghị công dân.
Mọi công dân nam Athens từ 18 tuổi trở lên, có cha và mẹ đều là người Athens được
tham gia và cơ quan này. Cơ quan này hợp mười ngày một lần, tự do bàn bạc thảo
luận và quyết định bầu các viên chức cấp cao cũng như tước bỏ quyền công dân. Ta có
thể thấy đây là hình thức dân chủ trực tiếp và sự xuất hiện của chế độ bầu cử theo
nguyên tắc phổ thông đầu phiếu (với 1 vài hạn chế như… chỉ có người thuộc tập được
tô đỏ mới được bầu, nhưng mà việc phổ thông quyền bầu cử, không chỉ giới hạn ở quý
tộc và người giàu là 1 bước tiến lớn).
Ngoài ra còn có Hội đồng 500, được thành lập bằng cách cử 10 người mỗi phường
(có 50 phường), cơ quan này thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kỳ 1
năm.[1] => Hình thức dân chủ đại diện.

3 yếu tố: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu là 3
nền tảng của các nền dân chủ hiện đại ngày nay.

- Mô hình dân chủ Athens có sự chuyên môn hóa giữa các cơ quan:
+ Hội nghị công dân thực hiện quyền lập pháp
+ Hội đồng 500 thực hiện quyền hành pháp (thực hiện các chính sách của hội nghị
công dân)
+ Tòa bồi thẩm thực hiện quyền tư pháp.
⇒ Sự chuyên môn hóa, phân quyền giữa các cơ quan đã hạn chế sự lạm quyền, chuyên
quyền. Ngày nay, ở các chính thể dân chủ hiện đại cũng có sự chuyên môn hóa giữa
các cơ quan.
BÀI 2. Pháp luật chiếm hữu nô lệ
A. Nhận định
1. Bộ luật Hammurabi của Lưỡng Hà thừa nhận sự bình đẳng trong xã hội
thông qua nguyên tắc “đồng thái phục thù” . (tr 106 + 110)
Nhận định sai.
Do ảnh hưởng của những phong tục tập quán thời công xã nguyên thủy nên bộ
luật quan niệm hình phạt là sự trừng trị tội lỗi, mang tính chất ngang bằng nhau
(nguyên tắc đồng thái phục thù). Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt lý thuyết nhưng thực tế
thì không bình đẳng vì bản chất đây là xã hội phân hóa giai cấp. Bộ luật mang tính bất
bình đẳng sâu sắc, thông qua việc thừa nhận sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp, nên
nguyên tắc “đồng thái phục thù” chỉ được áp dụng một cách tương đối.
Ví dụ: ở Điều 205 của Bộ luật này quy định, nếu nô lệ của dân tự do tát vào má
của con của dân tự do thì phải cắt một tay của nó => thể hiện sự không bình đẳng về
mặt đẳng cấp.
2. Mệnh lệnh/ chiếu chỉ/ quyết định của hoàng đế La Mã là một trong những
nguồn luật của pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi. (không ra thi vì
mang tính chất quan điểm)
Nhận định đúng.
Vì nguồn luật của Luật La Mã rất phong phú gồm các tập quán pháp, văn bản
pháp luật – là sản phẩm của hoạt động hệ thống hóa pháp luật, cùng các quyết định
của các hoàng đế La Mã, các quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất (viện nguyên
lão), các quyết định của tòa án.
3. Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng pháp luật ở nhà nước
chiếm hữu nô lệ Trung Quốc.
Nhận định sai.
Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước phong kiến Trung Quốc. Nho giáo có lợi cho giai cấp thống trị nên được nhà
nước phong kiến Trung Quốc lợi dụng, biến nó thành hệ tư tưởng thống trị của mình.
Vì vậy, Nho giáo chỉ có vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước phong kiến Trung Quốc, không phải hệ tư tưởng chủ đạo cho việc
xây dựng pháp luật ở nhà nước chiếm hữu nô lệ Trung Quốc. Hơn nữa, việc áp dụng
Nho giáo ở nhà nước phong kiến Trung Quốc chỉ có vai trò chủ đạo trong việc tổ chức
và thực hiện quyền lực, không phải là vai trò chủ đạo để xây dựng hệ thống pháp luật.

Cổ đại (chiếm hữu nô lệ): 5 cái hệ tư tưởng.. Nho giáo với Pháp trị. Cổ đại: pháp trị.
Mặt khác, thì ở thời cổ đại, Nho giáo nó chưa được đề cao. Tình hình đất nước vẫn
Trung đại: Nho giáo nó mới đề cao.
B. Tự luận
Giải thích vì sao pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi rất phát triển
trong lĩnh vực dân sự?
Pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt
là trong lĩnh vực dân sự vì có sự chuyển biến của những yếu tố sau đây:
- Về kinh tế- xã hội:
● Lãnh thổ của của đế quốc được mở rộng, thời kỳ đỉnh cao nhất là khi La
Mã biến toàn bộ khu vực Địa trung hải trở thành lãnh thổ nước mình.
Với lãnh thổ rộng lớn như vậy đã đặt ra yêu cầu cần phải có một bộ luật
hoàn chỉnh để điều chỉnh thống nhất toàn bộ lãnh thổ này.
● Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh trong thời kỳ này vì toàn bộ hợp đồng
giao thương trong khu vực Địa trung hải đều nằm trong tay người La Mã
và từ đó đã dẫn đến nhu cầu đòi hỏi phải có pháp luật để điều chỉnh
những quan hệ dân sự phát sinh trong nền kinh tế này.
● Quan hệ nô lệ đã phát triển tới đỉnh cao và mang tính chất điển hình vì
khi người La Mã tổ chức các cuộc chiến tranh xâm chiếm thì họ đã đồng
thời biến luôn những người cư dân ở khu vực mà họ chiếm được thành
nô lệ của người La Mã làm cho số lượng nô lệ của La Mã ở thời kỳ này
đạt đến mức đỉnh cao. Bên cạnh đó, nô lệ trực tiếp tham gia quá trình
sản xuất nên quan hệ nô lệ, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ mang tính
chất điển hình ở thời kỳ này.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế hàng hóa dựa trên sức lao động của nô lệ đã giúp cho La
Mã có được những thành tựu rực rỡ về pháp luật. Kinh tế phát triển đã làm xuất hiện
quan hệ xã hội mới đa dạng và phức tạp hơn, đặc biệt là các quan hệ trong lĩnh vực
dân sự, các tranh chấp mới phát sinh đòi hỏi pháp luật phải được xây dựng và hoàn
thiện để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội đó. Đây là nguyên nhân và là điều kiện
mang tính nội tại để Pháp luật La Mã, đặc biệt là thời kỳ hậu kỳ trở đi rất phát triển
trong lĩnh vực dân sự.

CHƯƠNG 2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN


BÀI 1. Nhà nước phong kiến Tây Âu
A. Nhận định
1. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở vùng đất Tây La Mã là
nguyên nhân mang tính quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến
Tây Âu.
Nhận định đúng.
Quá trình hình thành nhà nhà nước phong kiến ở các quốc gia Tây Âu chịu sự
tác động của hai yếu tố: Một là, quá trình thay đổi trong xã hội Tây La Mã dẫn đến
việc hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, là hiện tượng mang tính tự nhiên và
khách quan, thể hiện sự phát triển của xã hội.
Hai là, những cuộc chiến tranh xâm lược của các tộc người Giecmanh đối với lãnh thổ
Tây La Mã - tạo nên kiểu hình thành nhà nước rất đặc trưng - kiểu hình thành nhà
nước Giecmanh. Như vậy, quan hệ sản xuất phong kiến là nguyên nhân mang tính
quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu, do sự sụp đổ của chế độ
chiếm hữu nô lệ của đế quốc La Mã và vì sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ của đế
quốc La Mã dẫn đến việc hình thành quan hệ sản xuất phong kiến.
2. Cuộc tấn công của tộc người Giecmanh là nguyên nhân mang tính quyết
định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu.
Nhận định sai.
Cuộc tấn công của tộc người Giéc-manh là nguyên nhân xúc tác, thúc đẩy xã
hội chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến một cách nhanh
hơn, dứt khoát hơn. Và nguyên nhân mang tính quyết định đối với sự ra đời của nhà
nước phong kiến Tây Âu là sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ của đế quốc La Mã
vì sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ của đế quốc La Mã dẫn đến việc hình thành
quan hệ sản xuất phong kiến.
3. Ở nhà nước phong kiến Tây Âu, tất cả quyền lực luôn tập trung tuyệt đối
trong tay nhà vua.
Nhận định sai.
Lịch sử phát triển của nhà nước phong kiến Tây Âu chia thành 3 giai đoạn: giai
đoạn sơ kỳ, giai đoạn trung kỳ và giai đoạn mạt kỳ. Trong từng thời kỳ khác nhau, chế
độ kinh tế, tương quan lực lượng giai cấp khác nhau nên tổ chức nhà nước trong từng
thời kỳ cũng khác nhau. Trong suốt giai đoạn sơ kỳ, hình thức chính thể của nhà nước
phong kiến Tây Âu là chính thể quân chủ tuyệt đối tức quyền lực tập trung trong tay
nhà vua. Vào thời kỳ đầu của giai đoạn trung kỳ, hình thức chính thể vẫn là quân
chủ tuyệt đối với tình trạng phân quyền cát cứ nhưng sau đó, khi vua và các lãnh
chúa phong kiến mâu thuẫn với nhau, tầng lớp thị dân đã tham gia vào hệ thống
chính trị trung ương và chính sự tác động này đã góp phần làm cho nền quân chủ
tuyệt đối biến thành nền quân chủ đại diện đẳng cấp - một hình thức của chính
thể quân chủ hạn chế tức về hình thức thì người nắm giữ quyền lực cao nhất vẫn
là nhà vua nhưng thực chất thì quyền lực này đã chia lại cho các lãnh chúa phong
kiến và các thành thị tự trị trong việc quản lý địa phương. Đến giai đoạn mạt kỳ,
tầng lớp thị dân đã cùng giai cấp quý tộc phong kiến ủng hộ nhà vua khôi phục lại nền
quân chủ tuyệt đối nên trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước ở một số quốc gia phong
kiến được tổ chức lại theo chính thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Do
đó, ở nhà nước phong kiến Tây Âu, không phải tất cả quyền lực luôn tập trung tuyệt
đối trong tay nhà vua mà sẽ có những giai đoạn mang hình thức chính thể quân chủ
hạn chế tức quyền lực sẽ được chia cho các lãnh chúa phong kiến và các thành thị tự
trị.
4. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại Tây Âu là nguyên nhân trực tiếp
làm suy yếu chế độ phong kiến Tây Âu. (không ra thi)
Nhận định sai.
Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại Tây Âu dù không là nguyên nhân
trực tiếp, nhưng cũng chứa đựng trong nó những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến
từ trong lòng của chế độ đó. Vào thế kỉ XI, thành thị trung đại Tây Âu ra đời đã làm
thay đổi toàn bộ bộ mặt của chế độ phong kiến Tây Âu trên tất cả các mặt chính trị -
xã hội - văn hóa.
Sự xuất hiện của thành thị làm cho kinh tế thoát khỏi chế độ tự cung tự cấp, nên
phương thức sản xuất phong kiến và bản thân nhà nước phong kiến ngày càng suy
yếu. Các thành thị dựa vào sự cung cấp nguyên liệu từ nông thôn, từ đó cũng làm cho
nền kinh tế tự cung tự cấp của các trang viên phong kiến tan rã. Ngoài những thay đổi
mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, thành thị ra đời góp phần làm giải thể chế độ nông
nô, đồng thời làm xuất hiện một tầng lớp xã hội mới là tầng lớp thị dân. Thị dân tuy ít
về số lượng nhưng lại nắm phần lớn của cải trong xã hội và ngày càng lớn mạnh. Họ
có vai trò to lớn trong đời sống chính trị Tây Âu, là lực lượng đồng minh của nhà vua,
là hạt nhân để chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền. Thêm vào đó,
các quan hệ về tiền tệ phát sinh cũng làm cho chế độ nông nô ngày càng trở nên lỏng
lẻo và dần làm cho chế độ phong kiến bị suy yếu.
5. Sự xuất hiện của thành thị làm suy yếu chế độ kinh tế tự nhiên tự cung, tự
cấp của lãnh địa phong kiến Tây Âu.
Nhận định đúng.
Vì sự xuất hiện của thành thị đã mang lại những biến đổi lớn về mặt kinh tế - xã
hội, chính trị:
● Về kinh tế - xã hội: Thành thị thúc đẩy sự phát triển của trao đổi, buôn bán, vì
là nơi tập trung đông dân cư, với nhiều nghề nghiệp khác nhau. Do đó, nhu cầu
trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các thành thị và giữa thành thị với các lãnh
địa là rất lớn. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của các hoạt động thương mại,
khiến cho sản xuất hàng hóa trở thành một nhu cầu tất yếu. Đồng thời, trong
thành thị, do nhu cầu sản xuất hàng hóa ngày càng lớn, nên khoa học, kỹ thuật
đã được chú trọng phát triển. Điều này đã góp phần nâng cao năng suất lao
động và thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Từ đó, thúc đẩy thủ công nghiệp, thương
nghiệp ngày càng phát triển.
● Về chính trị: Trong thành thị, những nông nô, thợ thủ công bỏ trốn khỏi các
lãnh địa cũ không còn bị bó buộc trong chế độ lao dịch phong kiến nữa, mà nay
họ đã có quyền tự do lao động và di chuyển. Điều này đã tạo ra thị trường lao
động, khiến cho người lao động có thể tự do lựa chọn nơi làm việc, chuyên tâm
vào nghề của mình và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm dư thừa, từ đó làm suy
yếu chế độ kinh tế tự nhiên tự cung, tự cấp của lãnh địa phong kiến Tây Âu,
thúc đẩy kinh tế thành thị phát triển.
B. Tự luận
Giải thích vì sao tộc người Giecmanh lại xây dựng nhà nước phong kiến ở Tây La
Mã mà không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ?
Nhà nước phong kiến ở Tây Âu được hình thành dựa trên 2 nguyên nhân:
- Sự xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến trên vùng đất Tây La Mã.
- Sự xâm lược của các tộc người Giecmanh.
Khoảng thế kỷ thứ IV - V, các tộc người Giecmanh tràn vào chinh phục vùng
đất Tây La Mã chiếm đoạt đất đai theo cách bóc lột địa tô của chúa địa phương. Do
tình thế thúc đẩy nên các cơ quan của tổ chức thị tộc người Giecmanh chuyển hóa
thành cơ quan nhà nước rất nhanh chóng. Trong quá trình chuyển hóa này, các thủ lĩnh
quân sự đoạt lấy quyền lực và được sự ủng hộ của lực lượng quân đội nên trở thành
vua với quyền lực tối cao nhà vua. Như vậy Nhà nước phong kiến với hình thức chính
thể quân chủ tuyệt đối đã hình thành trên trên lãnh thổ của vùng đất Tây La Mã mà
chủ nhân của nó lại là tộc người Giecmanh.
Tộc người Giecmanh xây dựng nhà nước phong kiến ở Tây La Mã xuất phát từ
việc nhà nước La Mã suy yếu dẫn đến chế độ chiếm hữu nô lệ khủng hoảng đã làm
quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện. Việc không xây dựng nhà nước chiếm hữu nô
lệ xuất phát từ việc người Giecmanh khi họ xâm chiếm Tây La Mã thì họ đang sống
trong trạng thái công xã nguyên thủy chưa có nhà nước nên sau khi chiếm Tây La Mã,
họ phải xây dựng nhà nước để quản lý tộc người Tây La Mã và thực hiện xây dựng
nhà nước cho riêng mình.

BÀI 2. Pháp luật phong kiến Tây Âu


A. Nhận định
1. Việc sử dụng các quy định của Luật La Mã cổ đại thể hiện sự kém phát
triển của pháp luật phong kiến Tây Âu.
Nhận định đúng.
Sự phát triển của pháp luật phong kiến Tây Âu chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
- Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã hội còn thấp. Do tình trạng phân
quyền cát cứ kéo dài, chiến tranh triền miên, kinh tế hàng hoá kém phát triển,
Nhà nước và giáo hội thay nhau thi hành chính sách ngu dân.
- Quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột nặng nề, không có tiếng nói trong xã
hội. Vua chúa và giáo hội cùng nhau bóc lột của cải, sức lao động của nhân
dân.
Những yếu tố này đã kìm hãm sự phát triển của pháp luật phong kiến Tây Âu, khiến
cho pháp luật này không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của xã hội. Do đó, khi các
thành thị trung đại Tây Âu ngày càng phát triển mạnh, Luật La Mã cổ đại được phát
triển và phù hợp với tất cả các nền kinh tế hàng hoá nên các thị dân đã tìm lại và sử
dụng luật La Mã để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các vua chúa cũng nhận thấy rằng
áp dụng luật La Mã cũng có thể giúp tăng cường quyền lực của mình như các hoàng
đế La Mã ⇒ Việc sử dụng luật La Mã cổ đại đã phần nào thể hiện sự kém phát triển
của pháp luật phong kiến Tây Âu.
2. Nguồn luật tập quán không có trong nguồn của pháp luật phong kiến Tây Âu.
Nhận định sai.
Do tình hình chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu phức tạp nên nguồn luật
rất đa dạng và phong phú. Trong đó tập quán pháp là một trong những nguồn quan
trọng của pháp luật phong kiến Tây Âu. Tập quán pháp được hình thành và phát triển
trong quá trình thực tiễn sinh hoạt của các giai cấp trong xã hội phong kiến. Tập quán
pháp gồm nhiều phong tục tập quán của các bộ tộc người La Mã, người Giéc - manh.
Đây là nguồn luật chủ yếu trong thời kỳ đầu và phát triển mạnh ở miền Bắc Pháp. Khi
nhà nước phong kiến mới ra đời, nguồn của pháp luật chủ yếu là các tập quán pháp.
3. Pháp luật phong kiến Tây Âu rất phát triển, hoàn thiện đặc biệt là các quy
định về dân sự. (tr 196)
Nhận định sai.
Pháp luật phong kiến Tây Âu có những nội dung kém phát triển hơn so với
pháp luật thời Hy Lạp, La Mã cổ đại từ hình thức đến nội dung, đặc biệt là pháp luật
về dân sự - thương mại. Những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của pháp luật lúc
bấy giờ là:
- Về kinh tế, trong thời gian dài xảy ra tình trạng phân quyền các cứ, cùng với
nền kinh tế tự cung tự cấp.
- Về chính trị, vì tình trạng phân quyền các cứ kéo dài nên chiến tranh xảy ra liên
miên, nền giáo dục bị lãng quên, lãnh thổ bị chia cắt và pháp luật của các lãnh
địa là khác nhau.
- Về tư tưởng, nhà thờ và giáo hội thực hiện chính sách ngu dân, không cung
cung cấp cho người dân một nền giáo dục toàn diện.
=> Do đó, khi các thành thị trung đại Tây Âu ngày càng phát triển mạnh, các thị dân
đã tìm lại và sử dụng luật La Mã để giải quyết tranh chấp về dân sự - thương mại.
B. Tự luận
Anh/chị hãy lý giải nguyên nhân về tính không thống nhất của pháp luật phong
kiến Tây Âu?
- Về vấn đề gây nên tính không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu:
Trong một thời gian dài, nhà nước phong kiến thiếu một hệ thống pháp luật có hiệu
lực thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Hầu như mỗi lãnh địa hay mỗi địa phương
đều có pháp luật riêng của mình và có những quy định mang tính chất địa phương.
Những pháp luật và quy định riêng này còn có thể có hiệu lực thực tế cao hơn pháp
luật của trung ương. Vì thế gây nên tình trạng “phép vua còn thua lệ làng”, việc thiếu
đi những quy định pháp luật thống nhất giữa các địa phương khá phổ biến trong các
nhà nước phong kiến Tây Âu. Thực trạng này được Voltage phản ánh khá sinh động
trong các tác phẩm của mình: “Nếu anh du ngoạn trên đất Pháp, thì mỗi lần anh thay
ngựa là mỗi lần luật lệ thay đổi.”
Trong thời kỳ phân quyền cát cứ: quyền sở hữu thực chất thuộc về các lãnh chúa; luật
lệ của các lãnh chúa có những đặc điểm chi tiết khác nhau nhưng đều thực hiện quy
tắc “không đất nào là không có chủ”. Thời kỳ nhà nước quân chủ chuyên chế được xác
lập trở lại thì quyền sở hữu thuộc về tay nhà vua.
Từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ lại có nội dung các chế định khác nhau. Ở mỗi lãnh
địa có những chế định khác nhau, những quy định về lĩnh canh ruộng đất cũng các
nghĩa vụ địa tô, lao dịch… của nông nô đối với lãnh chúa. Do lãnh chúa đặt ra tùy vào
điều kiện lãnh địa của mình nhằm mục đích bóc lột được nông nô càng nhiều càng tốt.
- Nguyên nhân dẫn đến tính không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu:
+ Do nguồn luật rất phức tạp và phong phú:
Tập quán pháp là một trong những nguồn quan trọng nhất của pháp luật. Nó bắt nguồn
từ nhiều phong tục tập quán của các bộ tộc người Giéc manh. Những tập quán pháp
chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xa lích (vào khoảng cuối TK V đến đầu TK VI).
Nguồn thứ hai cũng rất quan trọng là những quy định dẫn chiếu từ luật La Mã cổ đại.
Vậy tại sao luật La Mã của thời kỳ chiếm hữu nô lệ lại được viện dẫn trong thời kỳ
phong kiến? Thứ nhất là do luật pháp thành văn của chế độ phong kiến Tây Âu ra đời
chậm, tập quán pháp không bao trùm hết các quan hệ xã hội phổ biến. Thứ hai là do
luật La Mã điều chỉnh rất rộng và cụ thể các quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ dân
sự, kĩ thuật lập pháp lại rõ ràng, chuẩn xác. Nguồn thứ ba là luật pháp của triều đình
bao gồm chiếu chỉ, mệnh lệnh của nhà vua, các án lệ và quyết định của tòa án nhà vua.
Đặc biệt, luật lệ của giáo hội Thiên chúa cũng là một nguồn luật. Luật lệ nhà thờ
không chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội về tôn giáo mà còn điều chỉnh các quan hệ
khác trong xã hội.
Bản thân các nguồn luật không thống nhất. Ví dụ như luật của giáo hội mâu thuẫn với
luật của nhà vua.
Xuất phát từ hình thức nhà nước: trạng thái phân quyền cát cứ, mỗi lãnh địa sẽ có một
luật lệ riêng.
Do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, giữa các quốc gia. Sự lũng
đoạn của giáo hội và nhà thờ khiến cho tôn giáo trở thành một thế lực độc lập với nhà
vua. Có pháp luật và tòa án riêng. Khác với phương Đông: nhất là nhà nước Trung
Quốc: vương quyền luôn gắn với thần quyền.
Tộc Giéc manh chinh phục đế quốc La Mã đang trong thời kỳ tan rã của chế độ thị tộc
nguyên thủy chưa có nhà nước, pháp luật cho nên không có một hệ thống nào nhất
định được thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ. Việc áp dụng các tập quán pháp tạo nên
tính tản mạn, cục bộ, địa phương và không thống nhất áp dụng trên toàn bộ quốc gia.
- Kết luận:
Như vậy, do ra đời và tồn tại gắn liền với quan hệ xã hội phong kiến cùng với tình
trạng phân quyền cát cứ nên pháp luật phong kiến thiếu tính thống nhất do cùng lúc
tồn tại pháp luật lãnh chúa cùng pháp luật nhà vua. Vì những mục đích riêng mà mỗi
lãnh chúa lại có những quy định riêng cho phù hợp với điều kiện ở mỗi lãnh địa của
mình. Điều đó làm cho pháp luật của triều đình bị hạn chế khả năng tác động đến các
địa phương. Mặt khác, nhiều khi pháp luật là sự tập hợp tập quán ở các địa phương
nên pháp luật có tính cục bộ, được hình thành một cách tự phát, chậm chạp lại có tính
bảo thủ, rất khó thay đổi nên hiệu quả tác dụng thấp.

Tính không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu xuất phát từ 2 nguyên nhân
chính:
- Do tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.
Trong nhà nước phong kiến Tây Âu ở tình trạng phân quyền cát cứ, quyền lực
chính trị được phân chia giữa các lãnh chúa địa phương và nhà vua. Mỗi lãnh
chúa địa phương có quyền lực tối cao trong lãnh địa của mình, bao gồm cả
quyền ban hành pháp luật. Hầu như mỗi lãnh địa hay mỗi địa phương đều có
pháp luật riêng của mình và có những quy định mang tính chất địa phương.
Những pháp luật và quy định riêng này còn có thể có hiệu lực thực tế cao hơn
pháp luật của trung ương. Điều này dẫn đến sự tồn tại của nhiều hệ thống pháp
luật khác nhau ở các lãnh địa phong kiến.
- Do nguồn luật phức tạp và đa dạng.
Pháp luật phong kiến Tây Âu có các nguồn luật chủ yếu sau: Tập quán pháp,
Luật pháp của chính quyền phong kiến, Luật lệ của nhà thờ Thiên chúa giáo, và
những quy định dẫn chiếu từ luật La Mã cổ đại.

BÀI 3. Nhà nước phong kiến phương Đông


A. Nhận định
1. Sự xuất hiện của chiến tranh thôn tính là yếu tố mang tính quyết định đối
với sự ra đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc.
Nhận định sai.
Xét về điều kiện, hoàn cảnh ra đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc được
xem xét dưới góc độ kinh tế và chính trị - xã hội. Điều kiện kinh tế là quá trình hình
thành quan hệ sản xuất phong kiến, đây là điều kiện cho sự tồn tại nhà nước phong
kiến Trung Quốc. Còn về điều kiện chính trị - xã hội là hoạt động chiến tranh, thôn
tính đã đến sự xuất hiện nhà nước phong kiến Trung Quốc thống nhất, đây là điều kiện
để hoàn thành chế độ phong kiến Trung Quốc trước đó, không xem là yếu tố mang
tính quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc.

2. Nhà nước phong kiến Trung Quốc ra đời khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị khủng
hoảng.
Nhận định sai.
Ở Trung Quốc, vào những thế kỷ cuối cùng trước công nguyên xã hội Trung
Quốc có nhiều biến đổi quan trọng, cùng với sự phát triển của sản xuất đã hình thành 2
tầng lớp mới: địa chủ và nông dân tá điền. Đồng thời xuất hiện phương thức bóc lột
mới - bóc lột địa tô và nhiều khoản sưu thuế khác đối với nông dân, xã hội phân chia
thành các giai cấp, do đó chế độ phong kiến ra đời. Nhà Tần bắt đầu xây dựng bộ máy
chính quyền phong kiến.
Tự luận
Giải thích vì sao ở nhà nước phong kiến Trung Quốc chỉ tồn tại hình thức chính
thể quân chủ tuyệt đối?
Sở dĩ Trung Quốc có thể tổ chức bộ máy nhà nước theo hình thức quân chủ
chuyên chế cực đoan và lâu dài là vì những nguyên nhân sau đây:
- Thứ nhất, giống như trong chế độ chiếm hữu nô lệ, nhà vua nắm quyền sở hữu
tối cao ruộng đất; gánh vác chức năng trị thủy các con sông lớn, chức năng tiến
hành chiến tranh,... Do đó, cần phải tập trung quyền lực vào tay vua để huy
động được sức người, sức của trong thiên hạ.
- Thứ hai, do công xã nông thôn còn tồn tại một cách bền vững với đầy đủ truyền
thống quyền uy gia trưởng, quyền uy bạo lực, quyền uy tôn giáo, quyền uy
pháp luật, quyền uy kinh tế... Tất cả các quyền uy đó tập hợp lại thành một thứ
quyền uy vô hạn, mà đại diện tối cao của nó là nhà vua.
- Thứ ba, mối quan hệ nội bộ trong giai đoạn giai cấp thống trị luôn thống nhất
cùng bóc lột giai cấp bị trị.
- Thứ tư, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng chủ đạo - Nho giáo
Theo đó, hệ thống luân lý mà Nho giáo đưa ra nhằm trói buộc con người trong
mối ràng buộc của tam cương (vua-tôi; vợ-chồng; cha-con), trong đó trung quân là
cốt lõi của mọi trật tự xã hội và mọi quan hệ xã hội.
=> Như vậy có thể thấy trong lịch sử phong kiến TQ có sự thống nhất cao về
mặt quyền lực, sự thay đổi của triều đại này thật ra sự thay đổi thống trị tập đoàn
phong kiến này đi lên tập đoàn phong kiến khác. Lịch sử phong kiến TQ kéo dài từ sự
lên ngôi của các dòng họ, sự hưng thịnh của giai đoạn đầu và sự thối nát của giai đoạn
cuối. Quyền lực vẫn tập trung cao độ vào tay vua. Vì vậy, hình thức chính thể quân
chủ tuyệt đối là đặc trưng ở TQ.

BÀI 4. Pháp luật phong kiến phương Đông


A. Nhận định
1. Sự xuất hiện của chiến tranh thôn tính là yếu tố mang tính quyết định đối
với sự ra đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc.
Nhận định sai.
Sự xuất hiện của chiến tranh thôn tính là một yếu tố quan trọng nhưng chỉ là
yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc, còn yếu tố
mang tính quyết định là quan hệ sản xuất phong kiến. Quan hệ sản xuất phong kiến là
quan hệ bóc lột giữa giai cấp quý tộc phong kiến với giai cấp nông dân. Quan hệ sản
xuất phong kiến đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Quá trình phân hóa giai cấp đã
dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp quý tộc phong kiến và giai cấp nông dân. Giai cấp
quý tộc phong kiến đã chiếm hữu ruộng đất và bóc lột giai cấp nông dân. Do đó, quan
hệ sản xuất phong kiến là tiền đề, là yếu tố quyết định cho sự hình thành nhà nước
phong kiến Trung Quốc. Nhà nước phong kiến ra đời nhằm bảo vệ quan hệ sản xuất
phong kiến, duy trì trật tự xã hội và đàn áp giai cấp nông dân.
2. Ở nhà nước phong kiến Trung Quốc, nhà vua luôn là trung tâm của hoạt
động lập pháp nên không xuất hiện pháp luật thành văn.
Nhận định sai.
Nhìn chung ở nhà nước phong kiến Trung Quốc, pháp luật qua các triều đại đều
có xuất hiện pháp luật thành văn. Có thể nói đến như ở pháp luật thời nhà Tần, ngoài
bộ “Vân Mộng Tần Giản” thì nhà vua còn ban hành các văn bản đơn lẻ để điều chỉnh
các quan hệ xã hội; hay ở pháp luật thời nhà Đường, Đường Cao Tổ ban hành bộ luật
Vũ Đức gồm 500 điều, Đường Thái Tông dựa trên bộ luật Vũ Đức để chỉnh sửa bổ
sung thành bộ luật Trinh Quán gần 500 điều, thời Đường Cao Tông thì pháp luật được
hệ thống hóa thành bộ luật Vĩnh Huy và sau này bộ luật này được ban hành thêm văn
bản hướng dẫn thi hành gọi là Luật Sớ, đến thời Đường Huyền Tông đã cho chỉnh sửa
bộ luật này nhiều lần và năm 737 văn bản hoàn chỉnh được ban hành gồm 502 điều;...
Do đó, ở nhà nước phong kiến Trung Quốc, không thể nói nhà vua luôn là trung tâm
của hoạt động lập pháp nên không xuất hiện pháp luật thành văn, về cơ bản vẫn có sự
xuất hiện của pháp luật thành văn qua các triều đại ở nhà nước phong kiến Trung
Quốc.
B. Tự luận
Vì sao Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc tổ chức bộ máy nhà nước và xây
dựng pháp luật ở nhà nước phong kiến Trung Quốc?
Tư tưởng căn bản của Nho giáo là muốn tạo ra một xã hội ổn định trong gia đình,
trong nhà nước và trên toàn thế giới. Mục tiêu cơ bản của học thuyết này là bảo đảm
lợi ích của giai cấp thống trị. Nho giáo yêu cầu hành vi của con người trước hết phải
dựa vào một hệ thống luân lý đạo đức nghiêm ngặt, sau đó mới dựa theo chuẩn mực
của pháp luật. Theo đó, hệ thống luân lý mà Nho giáo đưa ra nhằm trói buộc con
người trong mối ràng buộc của tam cương (vua-tôi; vợ-chồng; cha-con) nhằm củng cố
trật tự đẳng cấp phong kiến. Trong đó, trung quân là cốt lõi của mọi trật tự xã hội và
mọi quan hệ xã hội. Như vậy, Nho giáo giải quyết các mối quan hệ trong xã hội theo
chiều hướng bất bình đẳng về xã hội, chính trị và dân tộc. Nó có lợi ích cho giai cấp
thống trị nên được nhà nước phong kiến Trung Quốc lợi dụng, biến nó thành hệ tư
tưởng thống trị của mình.
CHƯƠNG 3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
BÀI 1. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
A. Nhận định
1. Nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không can
thiệp vào nền kinh tế.
Nhận định đúng.
Nhà nước tư sản trong thời kỳ này không can thiệp vào quá trình sản xuất và
trao đổi tư bản. Trong thời kỳ này, nhà nước tư sản hầu như đứng ngoài đời sống kinh
tế, xã hội và nhà nước chỉ can thiệp khi có sự lung lay của chế độ tư hữu. Nền kinh tế
trong giai đoạn này tự điều chỉnh bởi quy luật cạnh tranh tự do và bởi quy luật giá trị,
các cá nhân tư bản hầu như có đầy đủ quyền trong việc kinh doanh và bóc lột người
lao động.
2. Nhà nước tư sản Nhật Bản ra đời là sản phẩm của một cuộc cách mạng tư
sản triệt để.
Nhận định sai.
Từ thế kỷ XVII, ở phương Tây là thời kỳ bùng lên ngọn lửa của những trào lưu
tư tưởng dân chủ mới tiến bộ và sục sôi khí thế cách mạng tư sản, thì phương Đông
vẫn chưa thức tỉnh trong “đêm trường trung cổ”. Duy chỉ có Nhật Bản chịu ảnh hưởng
của phương Tây làm nên một cuộc cách mạng mang tính chất tư sản. Nhưng diễn ra
dưới hình thức Duy Tân hay còn gọi là Minh Trị Duy Tân - một cuộc cách mạng dân
chủ tư sản không triệt để.
- Giai cấp tư sản còn non yếu và lực lượng nhỏ bé.
- Lãnh đạo cách mạng chủ yếu là tầng lớp võ sĩ có xu hướng tư bản hóa, còn
nhiều liên hệ với chế độ phong kiến. Họ đại diện cho cả tư sản và phong kiến.
- Yêu cầu cơ bản của cách mạng nông nghiệp về ruộng đất vẫn chưa được giải
quyết.
- Chính phủ mới mặc dù đã có chính sách cải cách kinh tế tiến bộ nhưng về thiết
chế chính trị còn bảo lưu nặng nề những yếu tố vương quyền, nhất là đề cao địa
vị của Thiên hoàng.
- Vừa khuất phục các nước phương Tây, vừa xâm lược, bóc lột các nước láng
giềng để nâng cao địa vị của mình.
=> Nhật Bản phát triển thành một nước đế quốc quân phiệt, nhưng vẫn tồn tại
một cách lâu dài những yếu tố quân chủ phong kiến.
3. Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể của nhà nước tư sản Anh trong
thời kỳ CNTB hiện đại.
Nhận định sai.
Nhà nước tư sản Anh trong thời kỳ CNTB hiện đại không theo hình thức chính
thể này mà theo hình thức chính thể quân chủ nghị viện vì ở Anh thời cận đại đã diễn
ra Cách mạng tư sản nhưng đây là một cuộc cách mạng không triệt để. Chính vì vậy
sau cách mạng, tuy chính thể quân chủ chuyên chế đã bị xóa bỏ nhưng thế lực phong
kiến vẫn tồn tại. Và vì lo sợ trước lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân, giai cấp
tư sản đã liên minh với thế lực phong kiến cũ và thiết lập hình thức quân chủ nghị viện
(quân chủ hạn chế) và chế độ ấy vẫn được duy trì đến thời kỳ CNTB hiện đại.
4. Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước là cơ sở cho việc tổ chức bộ máy nhà
nước Pháp. (tr326 +330)
Nhận định đúng.
Thế kỷ thứ 18 - thế kỷ Ánh sáng, nơi những phong trào dân chủ tư sản đã phát
triển đến đỉnh cao của sự hoàn thiện, và Pháp là quê hương của nó. Trong lĩnh vực
chính trị - pháp lý ở Pháp, hình thành những tư tưởng nổi tiếng như: phân quyền, khế
ước xã hội,... Sự kết tinh những tư tưởng của các nhà dân chủ tư sản Pháp thế kỷ 18 đã
thể hiện qua Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, văn kiện này đã ghi nhận việc
xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước theo học thuyết phân chia quyền lực. Cụ thể:
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quyền hành pháp thuộc về vua. Quyền tư pháp
tách khỏi quyền hành pháp, do Tòa án đảm nhiệm và các quan tòa chuyên nghiệp được
tuyển chọn thông qua bầu cử.
B. Tự luận
1. Giải thích vì sao quân chủ đại nghị là hình thức phổ biến nhất ở các nhà nước
tư sản sau cách mạng tư sản.
Quân chủ đại nghị là một hình thức nhà nước. Trong đó các chủ thể là những
người đứng đầu nhà nước (cụ thể như vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo
nguyên tắc kế truyền. Các chế độ quân chủ lập hiến đó là một hệ thống chính trị, trong
đó Quốc vương là Nguyên thủ quốc gia, nhưng quyền lực của ông không tuyệt đối,
nhưng bị giới hạn bởi một hiến pháp bao gồm một loạt các quyền.
Trên thực tế thì cũng giống như cách thức mà quyền hạn và nhiệm vụ của tổng thống
Hoa Kỳ được mô tả trong Hiến pháp Hoa Kỳ, ta nhận thấy rằng, quyền hạn của quốc
vương, với tư cách là nguyên thủ quốc gia đã được liệt kê trong hiến pháp của một chế
độ quân chủ lập hiến cụ thể. Trong đa số các chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực
chính trị của các quốc vương, nếu có thì sẽ là rất hạn chế và nhiệm vụ của các quốc
vương chủ yếu là nghi lễ. Thay vào đó, quyền lực thực sự của chính phủ sẽ được thực
hiện bởi quốc hội hoặc quyền lực thực sự của chính phủ sẽ được thực hiện bởi cơ quan
lập pháp tương tự do thủ tướng giám sát. Trong khi quốc vương có thể được công
nhận là nguyên thủ quốc gia mang tính biểu tượng và chính phủ về mặt kỹ thuật có thể
hoạt động dưới danh nghĩa nữ hoàng hoặc vua thì thủ tướng sẽ là người thực sự điều
hành đất nước. Thực chất của chế độ quân chủ đó là sự thỏa hiệp giữa việc đặt niềm
tin mù quáng vào dòng dõi của vua và hoàng hậu, những người được thừa kế quyền
lực của vua và hoàng hậu và niềm tin vào sự khôn ngoan chính trị của những chủ thể
là những người bị cai trị, các chế độ quân chủ lập hiến hiện đại thường là sự pha trộn
giữa chế độ quân chủ và dân chủ đại diện để nhằm mục đích có thể bảo được được sự
vững mạnh và phát triển của đất nước. Bên cạnh đó tiêu biểu là cuộc Cách mạng tư
sản Pháp là một cuộc cách mạng vĩ đại và làm cho toàn bộ lục địa Châu Âu phong
kiến rung chuyển. Nó mang tính chất triệt để nhất trong các cuộc cách mạng. Giai cấp
tư sản lợi dụng thắng lợi của quần chúng, dựng lên chính quyền mới là chính quyền
quân chủ lập hiến do tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản Pháp nắm giữ. Họ giữ địa vị
chủ yếu trong Quốc hội lập hiến và thông qua một văn kiện có tính chất cương lĩnh:
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền mà bao gồm trong đó có một nội dung lớn
là quyền lực tối cao của Nhà nước là thuộc về nhân dân, luật pháp phải biểu hiện ý chí
của tất cả các thành viên trong xã hội. Quyền lập pháp đặt vào tay Quốc hội lập pháp,
do đại biểu Quốc hội bầu ra. Quốc hội cùng với vua quyết định việc chiến tranh hay
hòa bình. Quyền hành pháp thuộc về nhà vua, vua trị vì đất nước theo pháp luật. Nhân
danh pháp luật, vua mới có thể bắt buộc mọi người nghe theo mình. Quyền tư pháp
tách ra khỏi quyền hành pháp. Quyền lực của nhà vua đã không còn là quyền lực tuyệt
đối trong nhà nước quân chủ lập hiến.
Trong đa số các chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực chính trị của các quốc vương,
nếu có thì sẽ là rất hạn chế và nhiệm vụ của các quốc vương chủ yếu là nghi lễ. Thay
vào đó, quyền lực thực sự của chính phủ sẽ được thực hiện bởi quốc hội hoặc quyền
lực thực sự của chính phủ sẽ được thực hiện bởi cơ quan lập pháp tương tự do thủ
tướng giám sát. Trong khi quốc vương có thể được công nhận là nguyên thủ quốc gia
mang tính biểu tượng và chính phủ về mặt kỹ thuật có thể hoạt động dưới danh nghĩa
nữ hoàng hoặc vua thì thủ tướng sẽ là người thực sự điều hành đất nước.
Thực chất của chế độ quân chủ đó là sự thỏa hiệp giữa việc đặt niềm tin mù quáng vào
dòng dõi của vua và hoàng hậu, những người được thừa kế quyền lực của vua và
hoàng hậu và niềm tin vào sự khôn ngoan chính trị của những chủ thể là những người
bị cai trị, các chế độ quân chủ lập hiến hiện đại thường là sự pha trộn giữa chế độ quân
chủ và dân chủ đại diện để nhằm mục đích có thể bảo được được sự vững mạnh và
phát triển của đất nước.
2. Giải thích vì sao nhà nước tư sản thời kỳ CNTB lũng đoạn, CNTB hiện đại
thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế?
Chức năng tham gia vào điều tiết nền kinh tế của nhà nước tư sản thời kỳ CNTB lũng
đoạn, CNTB hiện đại là một đặc trưng nổi bật về sự xuất hiện chức năng mới như một
trung tâm điều tiết kinh tế vĩ mô, như người tổ chức đời sống kinh tế xã hội, điều
chỉnh nền kinh tế tư bản phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Bởi lẽ, nhà nước trong
thời kỳ này là công cụ thống trị của giai cấp tư sản độc quyền, phục vụ cho lợi ích tối
đa của tư bản độc quyền. Bản chất chủ nghĩa tư sản lũng đoạn nhà nước là sự kết hợp,
dung hòa của nhà nước với các tập đoàn tư bản lũng đoạn thành bộ máy thống nhất có
quyền lực vô hạn, nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp tư bản lũng đoạn, tập đoàn tư
bản xuyên quốc gia. Mà muốn phục vụ quyền lợi của giai cấp này thì nhà nước tư sản
phải tham gia vào chức năng điều tiết nền kinh tế để kiểm soát và tổ chức nền kinh tế
với mục đích thống trị các giai cấp khác trong xã hội.
BÀI 2. PHÁP LUẬT TƯ SẢN
A. Nhận định
1. Các bản hiến pháp tư sản trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh đã ghi nhận và
bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân một cách triệt để.
Nhận định sai.
Hiến pháp tư sản ra đời trong cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo,
nhằm lật đổ nhà nước phong kiến chuyên chế. Hiến pháp đã tách quyền lập pháp và
quyền tư pháp ra khỏi hành pháp, thừa nhận quyền lợi của công dân,... Tuy nhiên ngay
từ đầu nhà nước tư sản đã dùng hiến pháp để đàn áp và áp bức người lao động. Bên
cạnh đó, những điều ghi trong hiến pháp về quyền con người, quyền của công dân
không toàn diện và không có đảm bảo thực hiện. Như vậy các bản hiến pháp tư sản
trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh không ghi nhận và bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân mà chỉ nhằm bảo đảm cho giai cấp tư sản được hưởng quyền đã
ghi trong hiến pháp, nhân dân lao động chỉ được hưởng tối thiểu quyền tự do dân chủ
hoặc chỉ được hưởng quyền tự do dân chủ hình thức.
2. Quyền bầu cử của công dân đã được ghi nhận và bảo vệ một cách triệt để
trong các bản hiến pháp tư sản.
Nhận định sai.
Hiến pháp tư sản có 3 nhóm chế định cơ bản: Tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ
bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân. Tùy theo từng nước mà hiến pháp có thể có
một cho đến ba chế định đó. Nhưng chủ yếu là chế định về tổ chức bộ máy nhà nước
mà không một bản hiến pháp nào có thể bỏ qua. Chế độ bầu cử chủ yếu dựa trên cơ sở
tài sản và tiêu chí tài sản của tư cách cử tri ở từng nước có sự quy định khác nhau. Cụ
thể, như tiêu chí về giới tính: phụ nữ không có quyền bầu cử, pháp luật không thừa
nhận phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về chính trị.
Do đó, quyền bầu cử của công dân mặc dù đã được ghi nhận và bảo vệ nhưng
quyền lợi của người dân vẫn còn hạn chế và chưa thực sự triệt để trong các bản hiến
pháp tư sản.
Ví dụ, Hiến pháp tư sản Mỹ chủ yếu là nội dung ghi nhận về chế định tổ chức
bộ máy nhà nước.
B. Tự luận
Giải thích vì sao có sự phân chia thành hai hệ thống pháp luật?
Pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh bị chia thành 2 hệ thống chủ yếu:
- Hệ thống pháp luật lục địa (Hệ thống Continental). Nó bao gồm pháp luật của
Pháp, các nước lục địa châu Âu, một phần lục địa châu Mỹ la tinh.
- Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Hệ thống Ănglo - Xắcxông). Nó bao gồm pháp
luật Anh, Mỹ và các nước thuộc địa hoặc phụ thuộc như Australia, Canada,...
Có sự phân chia thành hai hệ thống pháp luật xuất phát từ ảnh hưởng của hai cuộc
cách mạng tư sản và sự xâm lược của Anh và Pháp cho nên pháp luật của hai nước này
có ảnh hưởng đến nhiều nước tư sản khác. Cụ thể:
+ Sự khác biệt về nguồn gốc lịch sử: Pháp luật lục địa có nguồn gốc từ pháp
luật La Mã, được phát triển và hoàn thiện trong quá trình phong kiến và tư bản
chủ nghĩa. Pháp luật Anh - Mỹ có nguồn gốc từ pháp luật tập quán Anh, được
hình thành và phát triển .
+ Sự khác biệt về quan niệm về pháp luật: Pháp luật lục địa quan niệm pháp
luật là hệ thống các quy tắc pháp lý được ban hành bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Pháp luật Anh - Mỹ quan niệm pháp luật là hệ thống các quy tắc
pháp lý được hình thành từ tập quán, án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.
+ Sự khác biệt về phương pháp lập pháp: Pháp luật lục địa chủ yếu dựa vào
phương pháp lập pháp, tức là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật Anh - Mỹ chủ yếu dựa vào phương pháp án
lệ, tức là sử dụng các phán quyết của tòa án trong quá khứ để giải quyết các vụ
việc tương tự trong hiện tại.
+ Sự khác biệt về cấu trúc pháp luật: Pháp luật lục địa có cấu trúc pháp luật
theo hệ thống, tức là các quy phạm pháp luật được phân chia thành các ngành,
các lĩnh vực cụ thể. Pháp luật Anh - Mỹ có cấu trúc pháp luật theo pháp lý học,
tức là các quy phạm pháp luật được phân chia theo các chủ đề cụ thể.

PHẦN 2. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


(KHÔNG CÓ CHƯƠNG 2, CHƯƠNG 7)
CHƯƠNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HÌNH
THÀNH
A. Nhận định
1. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành là kết quả trực tiếp từ sự đấu tranh
giai cấp.
Nhận định sai.
Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành không phải là kết quả trực tiếp từ sự
đấu tranh giai cấp, quá trình hình thành nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương là một
quá trình chuyển hóa về nhiều mặt từ kinh tế, xã hội đến văn hóa và bên cạnh đó là sự
tác động của nhân tố trị thủy - thủy lợi, chống chiến tranh xâm lược. Về sự phân hóa
xã hội thì thời Hùng Vương từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn là
một quá trình biến động xã hội rất phức tạp, từ xã hội công xã nguyên thủy tan rã
chuyển dần sang xã hội phân hóa giai cấp sơ kỳ. Tuy nhiên, giữa các tầng lớp chưa có
mâu thuẫn đối kháng gay gắt, do đó quá trình này diễn ra một cách chậm chạp. Vì vậy,
khi mâu thuẫn giữa các tầng lớp chưa thật sự gay gắt, sự đấu tranh giai cấp không có
thì không thể nói sự hình thành của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là kết quả trực tiếp
từ sự đấu tranh giai cấp.
2. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành khi mâu thuẫn giai cấp vẫn chưa
thật sự gay gắt.
B. Tự luận
Phân tích các yếu tố tác động đến sự hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam: (Yếu
tố kinh tế, yếu tố xã hội và các yếu tố thúc đẩy nhà nước hình thành sớm: yếu tố trị
thủy, thủy lợi và chiến tranh).
Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là Nhà nước Văn Lang
- Yếu tố quyết định sự hình thành của nhà nước Văn Lang
+ Yếu tố kinh tế
+ Yếu tố xã hội
- Yếu tố thúc đẩy nhà nước hình thành sớm:
+ Yếu tố trị thuỷ, thuỷ lợi: Xuất phát từ điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho nền văn minh nông nghiệp
lúa nước phát triển và duy trì ổn định đất nước. Do đó, việc trị thuỷ ban
đầu là một chức năng xã hội, dần dà phát triển thành chức năng của nhà
nước đối với xã hội. Vì vậy, cơ sở của nền kinh tế lúc bấy giờ là nông
nghiệp trồng lúa nước cũng đòi hỏi những công trình tưới tiêu, đảm bảo
nguồn nước cho cây trồng. Chính vì thế, các gia đình nhỏ trong công xã
nông thôn có xu hướng cùng nhau tụ tập, sinh sống ở những nơi gần
nguồn nước (gần hồ, sông…) để thuận lợi cho việc trồng trọt, tưới tiêu.
Thêm nữa, sự liên kết của các công xã nông thôn với quy mô rộng hơn
thì sẽ tạo ra những cộng đồng lớn hơn, từ đó thúc đẩy nhu cầu tất yếu
của việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng mang lại những thách thức to lớn bên
cạnh những thuận lợi nêu trên. Cho nên, yếu tố trị thuỷ còn đặt ra những
yêu cầu về việc đấu tranh với những trở ngại của thiên nhiên như mưa,
lũ, hạn hán, ngập lụt… để khai khẩn những vùng đất mới phát triển kinh
tế nông nghiệp. Vì vậy, các công trình đắp đê trị thuỷ cũng đòi hỏi các
dân, các làng cùng liên kết với nhau, từ đó tạo điều kiện cho những cộng
đồng người ra đời và thúc đẩy việc hình thành nhà nước.
+ Yếu tố chiến tranh: nằm ở vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, nằm
trên các đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ
Đông sang Tây như một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền. Đây cũng là
nơi giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi. Vì vậy, nước ta cần phải bảo vệ
vùng đất của mình trước những mối đe doạ từ bên ngoài

Tên Bài Tiến độ


Thanh Tuyền ●
Yến Nhi NĐ 1 ●
Thảo Ninh NĐ 2 ●
Lily TL ●
Thảo Nguyễn ●
Trúc Kim ●
Ngân Đỗ ●
Thy Thảo ●
Khánh Ngọc ●
Lê Ngọc ●
Hồng Nhung ●
Nhi Bùi ●

CHƯƠNG 3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ


(939 – 1009)
A. Nhận định
1. Nặng hành chính – quân sự là đặc trưng của nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền
Lê.
2. Khoa cử là cách thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời Ngô –
Đinh – Tiền Lê.
3. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được tổ chức theo mô hình quân chủ hạn
chế.
Nhận định sai.
Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được tổ chức theo mô hình quân chủ tuyệt
đối…
4. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có tính quý tộc – thân vương.
Nhận định sai.
Tính quý tộc thân vương chỉ thật sự được hình thành ở thời Lý - Trần - Hồ, bởi
vì ở thời này vua Lý - Trần rất coi trọng sự phát triển của dòng tộc, dựa vào dòng tộc
để duy trì và củng cố tính tập quyền. Còn Nhà nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê thì tồn
tại rất ngắn, chỉ trong 70 năm mà 3 triều đại thay nhau trị vì, đất nước luôn ở trong
tình trạng nội chiến, loạn lạc và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, điều đó dẫn đến việc
chưa có đủ điều kiện xây dựng một nền chính trị ổn định. Nhà nước thời Ngô - Đinh -
Tiền Lê không có tính quý tộc - thân vương.
B. Tự luận
Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.

Tên Bài Tiến độ


Thanh Tuyền ●
Yến Nhi ●
Thảo Ninh ●
Lily ●
Thảo Nguyễn NĐ 1 ●
Trúc Kim NĐ 2 ●
Ngân Đỗ NĐ 3 ●
Thy Thảo NĐ 4 ●
Khánh Ngọc TL ●
Lê Ngọc ●
Hồng Nhung ●
Nhi Bùi ●

CHƯƠNG 4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (1010 –


1407)
A. Nhận định:
1. Nặng hành chính – quân sự là đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Lý –
Trần.
2. Lưỡng đầu chế thời Trần – Hồ là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế.
3. Khoa cử là hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại thời Lý – Trần.
Nhận định sai.
Khoa cử là phương thức lựa chọn quan chức thông qua việc tổ chức các kì thi.
Khi khoa cử còn chưa thật sự phổ biến, để củng cố quyền lực, các vua Lý, Trần rất coi
trọng sự phát triển dòng tộc để duy trì và củng cố tính tập quyền; tính quý tộc - thân
vương dường như là sự lựa chọn hoàn hảo cho các vị vua thời Lý, Trần. Những người
trong dòng tộc được triều đình dành cho nhiều ưu đãi, giao giữ những trọng trách của
triều đình, thời kỳ nhà Trần còn tăng cường lợi ích của dòng tộc bằng các chính sách
như phong thưởng cho quý tộc, quan lại thái ấp, điền trang.
Có thể thấy, khoa cử bắt đầu được thực hiện vào năm 1075 dưới triều nhà Lý, tuy
nhiên khoa cử dưới thời Lý chưa được coi trọng. Từ thời nhà Trần, khoa cử dần trở
thành thông lệ (7 năm một lần), tới thời Hậu Lê và thời Nguyễn, khoa cử là phương
thức tuyển chọn quan lại chủ yếu. Khoa cử không chỉ áp dụng để tuyển quan văn mà
còn áp dụng để tuyển quan võ, thậm chí cả tăng quan.
B. Tự luận
Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Lý – Trần – Hồ.

Tên Bài Tiến độ


Thanh Tuyền TL ●
Yến Nhi ●
Thảo Ninh ●
Lily ●
Thảo Nguyễn ●
Trúc Kim ●
Ngân Đỗ ●
Thy Thảo ●
Khánh Ngọc ●
Lê Ngọc NĐ 1 ●
Hồng Nhung NĐ 2 ●
Nhi Bùi NĐ 3 ●

CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ (1428-1527)


BÀI 1. Giai đoạn thời kỳ đầu Lê sơ (1428-1460)
A. Nhận định
1. Tổ chức nhà nước ở trung ương giai đoạn đầu Lê Sơ thực hiện nguyên tắc
tản quyền giữa các cơ quan.
Nhận định sai.
Tổ chức nhà nước ở trung ương giai đoạn đầu Lê Sơ không thực hiện theo
nguyên tắc tản quyền giữa các cơ quan. Nguyên tắc tản quyền thực chất cũng là tập
quyền (không phải phân quyền) tức quyền lực tối cao vẫn thuộc về nhà vua nhưng nhà
vua không thể làm tất cả mọi việc được, chính vì vậy nhà vua phải ủy quyền cho một
số cơ quan, chức quan thay mặt mình giải quyết một số công việc nhưng quyền quyết
định tối cao vẫn thuộc về nhà vua, có thể hiểu là nhà vua sẽ chia đều toàn bộ quyền
lực cho các cơ quan, chức quan và mỗi cơ quan, mỗi chức quan đảm nhiệm một nhiệm
vụ, một lĩnh vực nhất định và hoạt động độc lập. Theo quan điểm của Nho giáo cũng
như chính thể quân chủ chuyên chế thì vua ở thời kỳ này vẫn nắm 2 quyền lực quan
trọng nhất là vương quyền (quyền lực nhà nước) và thần quyền (quyền lực về mặt tư
tưởng, tôn giáo). Bên dưới nhà vua là các cơ quan đại thần, tể tướng, cơ quan cố vấn
và bên dưới đó là các cơ quan chuyên môn đứng đầu là các bộ, ta thấy việc thực hiện
quyền lực ở bộ máy nhà nước trung ương chưa thực sự tập trung tuyệt đối vào tay nhà
vua bởi lẽ có các cơ quan trung gian giữa nhà vua với các cơ quan chuyên môn bên
dưới, các cơ quan chuyên môn làm việc và báo cáo qua cơ quan trung gian và cơ quan
trung gian báo cáo lên cho nhà vua, ngược lại khi nhà vua đưa quyết định xuống thì
phải đưa qua cơ quan trung gian mới truyền xuống được cho các cơ quan chuyên môn,
thiết chế này đã làm hạn chế quyền lực của nhà vua. Do đó, giai đoạn đầu Lê Sơ thì tổ
chức bộ máy nhà nước trung ương không thực hiện theo nguyên tắc tản quyền giữa
các cơ quan mà tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn từ Lê Thánh Tông trở về sau mới
có thực hiện nguyên tắc tản quyền giữa các cơ quan.
2. Quan đại thần giai đoạn đầu Lê sơ rất lớn quyền lực.
3. Nhà nước giai đoạn đầu Lê sơ có tổ chức bộ máy đơn giản
4. Chính quyền địa phương giai đoạn đầu Lê sơ nặng hành chính – quân sự.
5. Tổ chức chính quyền cấp đạo thời kỳ đầu Lê sơ là đơn vị hành chính được
tổ chức theo nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân
quản”.
B. Tự luận
Phân tích các đặc trưng của tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn đầu Lê Sơ.

Tên Bài Tiến độ


Thanh Tuyền ●
Yến Nhi NĐ 1 ●
Thảo Ninh NĐ 2 ●
Lily NĐ 3 ●
Thảo Nguyễn NĐ 4 ●
Trúc Kim NĐ 5 ●
Ngân Đỗ TL ●
Thy Thảo ●
Khánh Ngọc ●
Lê Ngọc ●
Hồng Nhung ●
Nhi Bùi ●

BÀI 2. Giai đoạn từ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông
A. Nhận định
1. Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc tản quyền giữa các cơ quan nhà
nước ở trung ương. (tr 171)
Nhận định đúng.
Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện nguyên tắc tản quyền giữ các cơ quan nhà
nước ở trung ương. Đó là không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một hay một
số cơ quan mà được trao cho nhiều cơ quan, để ngăn chặn sự lạm quyền. Nhà vua sẽ
làm việc trực tiếp với 6 bộ, 6 tự, 6 khoa. Một số thự, cục cấp dưới không còn nữa. Mọi
công việc trong triều chính phải được báo cáo trực tiếp với Vua và phải được Vua ra
quyết định.
2. Vua Lê Thánh Tông tăng cường quyền lực nhà nước cho chính quyền địa
phương.
Nhận định sai.
Ở địa phương, Lê Thánh Tông không chỉ cho chia cả nước thành nhiều đạo nhỏ (13
đạo thừa tuyên thay cho 5 đạo thời đầu Lê Sơ) nhằm để quyền lực của một cấp hành
chính không quá lớn, hạn chế các thế lực phong kiến và nạn cát cứ, mà còn mạnh dạn
thay việc quản lý đạo vốn chỉ bởi một cá nhân (Đại hành khiển) bằng sự quản lý của
một hệ thống các cơ quan - tam ty là Thừa ty, Đô ty và Hiến ty. Thừa ty phụ trách
hành chính, tài chính, dân sự; Đô ty trông coi việc quân, phụ trách các vấn đề về quân
sự, và Hiến ty có chức năng xét xử và giám sát các ty trên cũng như giám sát các công
việc trong đạo để tâu lên triều đình. Việc này nhằm để thực hiện cơ chế kiểm soát
quyền lực chứ không phải là để tăng cường quyền lực cho chính quyền địa phương,
3. Vua Lê Thánh Tông phân quyền một cách mạnh mẽ cho chính quyền địa
phương.
4. Cấp đạo của chính quyền địa phương thời Lê Thánh Tông được tổ chức
theo nguyên tắc tản quyền.
5. Nguyên tắc phân quyền được nó áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước
thời vua Lê Thánh Tông.
Nhận định sai.
Nguyên tắc phân quyền có thể hiểu là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được
phân tách thành các nhánh quyền lực riêng rẽ gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp,
ngang bằng nhau, độc lập và kiềm chế đối trọng nhau. Tuy nhiên trong thời kì này,
vua Lê Thánh Tông, ông lại chủ trương xây dựng một thiết chế quân chủ với quyền
lực tập trung trong tay Nhà Vua, hạn chế sự tham chính của quý tộc hoàng tộc, loại bỏ
khả năng lộng quyền của triều thần và khuynh hướng “thoán quyền” của các quan lại
địa phương, tăng cường hiệu lực của pháp luật. Có thể thấy, tập trung tăng cường
quyền lực của nhà vua và khiến cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn là mục
tiêu quan trọng nhất trong cuộc cải cách chính quyền của Lê thánh Tông vì chính
quyền trung ương là cơ quan đầu não của đất nước, có xây dựng một chính quyền
trung ương vững mạnh, thể hiện quyền lực nằm trong nhà vua và triều đình trung ương
mới có thể thực hiện được các công việc của triều đình, của đất nước, tạo cơ sở để
triển khai các công việc xuống địa phương
6. Chức danh quan đại thần dưới thời vua Lê Thánh Tông có rất nhiều
quyền hạn và tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước.
7. Nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Lê
Thánh Tông làm hạn chế quyền lực của (Vua) Hoàng đế.
Nhận định sai.
Cuộc cải cách chính quyền của Lê Thánh Tông chủ yếu để tập trung tăng cường
quyền lực của nhà vua và khiến cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. Khi bãi
bỏ những chức quan, cơ quan làm nhiệm vụ trung gian giữa nhà vua với triều đình thì
Lê Thánh Tông đã phải thực hiện nguyên tắc tản quyền tức là không để tập trung quá
nhiều quyền hành vào một hay một số cơ quan mà được trao cho nhiều cơ quan, để
ngăn chặn sự lạm quyền. Ở chính quyền trung ương, tính tản quyền thể hiện rõ nhất ở
việc xóa bỏ các cơ quan trung gian và thành lập ra các cơ quan mới và từ sự cải cách
theo nguyên tắc tản quyền đó ta thấy có nhiều cơ quan mới được thành lập và bộ máy
nhà nước trung ương trở nên đơn giản, tinh gọn hơn, hoạt động hiệu quả hơn, nhiều
chức quan mới xuất hiện tuy phẩm trật khác nhau nhưng thực quyền như nhau và có
trách nhiệm hơn. Ở chính quyền địa phương, tính tản quyền thể hiện ở việc thành lập
13 đạo để thu hẹp quyền hành của chính quyền địa phương và xóa bỏ một số đơn vị
trung gian, ngoài ra còn thể hiện rất rõ ở cấp xã và qua đó nhằm mục đích củng cố
quyền lực tập trung của nhà vua, hạn chế nạn cường hào cũng như tình trạng cát cứ địa
phương ảnh hưởng đến chính quyền trung ương. Do đó, nguyên tắc tản quyền trong tổ
chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông không nhằm làm hạn chế quyền lực
của (vua) hoàng đế mà nhằm tránh tập trung quyền hạn vào một cơ quan, một chức
quan, tránh tình trạng ôm đồm bao biện, tránh tình trạng lạm quyền đe dọa tới sự ổn
định nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà vua và khiến cho bộ máy nhà nước hoạt
động hiệu quả hơn.
Tự luận
1. Phân tích các đặc trưng của tổ chức bộ máy chính quyền địa phương giai
đoạn trước và sau cải cách của Vua Lê Thánh Tông.
2. Làm sáng tỏ những cải cách của vua Lê Thánh Tông đối với các cơ quan
then chốt ở trung ương.

Tên Bài Tiến độ


Thanh Tuyền NĐ 6 ●
Yến Nhi NĐ 7 ●
Thảo Ninh TL 1 ●
Lily TL 2 ●
Thảo Nguyễn ●
Trúc Kim ●
Ngân Đỗ ●
Thy Thảo NĐ 1 ●
Khánh Ngọc NĐ 2 ●
Lê Ngọc NĐ 3 ●
Hồng Nhung NĐ 4 ●
Nhi Bùi NĐ 5 ●

CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT NHÀ LÊ (THẾ KỶ XV-XVIII)


A. Nhận định
1. Pháp luật thời Lê sơ có tính hình sự hoá.
2. Theo Quốc triều hình luật, lỗi là cơ sở để xem xét phân hóa trách nhiệm
hình sự.
3. Pháp luật dân sự thời Lê sơ thừa nhận tính chất bất bình đẳng giữa các
bên trong quan hệ hợp đồng.
4. Theo pháp luật dân sự thời Lê sơ, việc lựa chọn hình thức ký kết hợp đồng chỉ
phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các bên. (tr 256)
Nhận định sai.
Theo pháp luật dân sự thời Lê sơ, việc lựa chọn hình thức ký kết hợp đồng
không chỉ phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các bên mà còn phải phù hợp với quy
định của pháp luật. Có một số trường hợp pháp luật quy định việc ký kết hợp đồng
phải được lập bằng văn bản thì các bên sẽ không được thỏa thuận, lựa chọn hình thức.
Theo Quốc triều thư khế thể thức, các hợp đồng liên quan đến ruộng đất, nhà cửa, nô
tỳ, thuyền bè,... phải được lập bằng văn bản.
5. Theo Quốc triều hình luật, con gái không được quyền hưởng di sản hương
hỏa (di sản dùng vào việc thờ cúng tổ tiên).
Nhận định sai.
Trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người
con trai(trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết trước đó). Đây là một
điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thừa kế là điểm nổi bật
trong pháp luật thời Lê Sơ, nếu có di chúc thì chia theo di chúc, nếu không có thì ưu
tiên chia theo cha mẹ, vợ chồng, con cái. Bảo đảm sự bình đẳng nam nữ trong việc
phân chia di sản.
6. Pháp luật thừa kế bảo vệ sự bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và
chồng.
7. Điều kiện kết hôn trong pháp luật thời Lê sơ không bảo vệ quyền lợi của
phụ nữ.
8. Điều kiện kết hôn thời Lê sơ chịu ảnh hưởng bởi học thuyết Nho giáo.
thời Lê sơ (từ thế kỉ XV (1428) đến XVI (1527)), vì đây là giai đoạn Nho giáo có ảnh
hưởng sâu rộng nhất đến nước ta.

9. Quyền tự do kết hôn được thừa nhận trong pháp luật thời Lê sơ.
10. Pháp luật hình sự thời Lê sơ là công cụ để bảo vệ hôn nhân tự nguyện,
bình đẳng.

B. Tự luận
1. Hãy làm sáng tỏ chế định thập ác tội trong Quốc triều hình luật.
2. Hãy trình bày các đặc trưng cơ bản của hình phạt trong Quốc triều hình luật.
3. Hãy làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây thông qua các quy định về nguyên tắc và
tội phạm của pháp luật hình sự nhà Lê sơ:
a) Có đặc trưng “hình sự hóa” các quan hệ xã hội
b) Công khai thừa nhận tính chất “đặc quyền”.
4. Hãy làm sáng tỏ tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật nhà Lê sơ thông qua
quy định của pháp luật về hình sự.
5. Hãy làm sáng tỏ tính chất bình đẳng thỏa thuận trong quy định về pháp luật hợp
đồng thời Lê sơ.
6. Hãy đánh giá những điểm tiến bộ về quy định thừa kế trong Quốc triều hình
luật.
Những điểm tiến bộ về quy định thừa kế trong Quốc triều hình luật:

7. Phân tích, làm sáng tỏ pháp luật Hôn nhân gia đình thời Lê thế kỷ XV bảo
vệ quyền của phụ nữ ở một chừng mực nhất định thông qua Quốc triều hình luật.

Tên Bài Tiến độ


Thanh Tuyền NĐ 9 ●
Yến Nhi NĐ 10 ●
Thảo Ninh TL 1 ●
Lily TL 2 ●
Thảo Nguyễn NĐ 1, TL 3 ●
Trúc Kim NĐ 2, TL 4 ●
Ngân Đỗ NĐ 3, TL 5 ●
Thy Thảo NĐ 4, TL 6 ●
Khánh Ngọc NĐ 5, TL 7 ●
Lê Ngọc NĐ 6 ●
Hồng Nhung NĐ 7 ●
Nhi Bùi NĐ 8 ●

CHƯƠNG 8. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI NGUYỄN


(1802-1884)
A. Nhận định
1. Tổ chức chính quyền cấp xã thời kỳ Minh Mệnh không có gì thay đổi so với
thời kỳ 1802 – 1830.
2. Đại lý tự thời Nguyễn (1802 – 1884) là cơ quan có thẩm quyền xét xử tối cao
3. Hoàng tộc là hậu thuẫn chính trị vững chắc cho đề quyền nhà Nguyễn (1802 –
1884)
Nhận định đúng.
Hoàng tộc là hậu thuẫn chính trị vững chắc cho đề quyền nhà Nguyễn (1802 -
1884). Hoàng tộc là gia đình hoàng gia của Việt Nam, và nhà Nguyễn là một trong
những triều đại quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyễn đã thành lập và
duy trì chính quyền độc lập trong suốt thời kỳ này. Hoàng tộc đã có vai trò quan trọng
trong việc duy trì sự ổn định chính trị và thống nhất đất nước

B. Tự luận
Lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của việc bỏ chức danh Tể tướng trong tổ chức tổ chức
chính quyền trung ương dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) và vua Gia Long
(1802 – 1820).

Tên Bài Tiến độ


Thanh Tuyền TL ●
Yến Nhi ●
Thảo Ninh ●
Lily ●
Thảo Nguyễn ●
Trúc Kim ●
Ngân Đỗ ●
Thy Thảo ●
Khánh Ngọc ●
Lê Ngọc NĐ 1 ●
Hồng Nhung NĐ 2 ●
Nhi Bùi NĐ 3 ●

You might also like