Chính trị học đại cương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HỌC PHẦN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên: Nguyễn Văn Nguyên

Liên lạc:
- Email: nguyentgdav@gmail.com
- SĐT: 0913900185
Tài liệu tham khảo:
- Chính trị học - Nguyễn Đăng Dũng
- Nguyễn Văn Vịnh & Lê - Giáo trình chính trị học đại cương.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH TRỊ HỌC
Kết cấu:
1. Khái niệm chính trị và chính trị học.
2. Đối tượng, chức năng và phương pháp nghiên cứu của chính trị học.
3.
4. Khái lược những tư tưởng chính trị lớn.

I. Khái niệm chính trị và chính trị học:


1. Khái niệm:
- Chính trị: chỉ mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong
việc sử dụng quyền lực.
➢ Là một lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân
tộc, các quốc gia trong vấn đề giành, giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước.
➢ Chính trị học: là khoa học nghiên cứu về vấn đề chính trị như một chỉnh thể nhằm
nhận thức và vận dụng quy luật, tính quy luật chung nhất của chính trị, đặc biệt là quy
luật giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước trong đời sống xã hội
(trong đó trung tâm quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước).
- Quy luật: chỉ mối liên hệ bản chất, tất nhiên, lặp đi lặp lại giữa các sự vật hiện
tượng - mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người.
2. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển:
- Hy Lạp và La mã cổ đại đặt nền móng cho chính trị học. Thời cổ đại, chính trị
học gắn với triết học.
- Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 16, thời kỳ khai sáng thế kỷ 18: chính trị học có
những bước phát triển.
- Mac, Anghen, lenin phát hiện ra những quy luật, khuynh hướng khách quan
vốn có của quá trình chính trị.
- Việt Nam thời phong kiến (Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, …): Tư tưởng chính
trị thời kỳ này mang dấu ấn của ý thức hệ phong kiến, đặc biệt là Nho giáo.
- Việt nam đầu thế kỷ 20: Phan Bội Châu (bạo động), Phan Châu Trinh (cải
cách), …
➢ Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã tiếp cận tư tưởng Mác Lê-nin và
truyền bá vào Việt Nam.
II. Đối tượng, chức năng và phương pháp nghiên cứu của chính trị học:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của chính trị học là những quy luật, tính quy luật chung
nhất của đời sống chính trị xã hội, những cơ chế tác động, cơ chế vận dụng,
những phương thức, những thủ thuật, những công nghệ chính trị để hiện thức
hóa những quy luật, tính quy luật đó.
o Lịch sử các tư tưởng chính trị.
o Hệ thống các học thuyết về quyền lực và quyền lực chính trị.
o Quyết sách chính trị và mối quan hệ giữa quyết sách chính trị, quyết
sách chính trị và thực tiễn chính trị. (đường lối, chính sách của đảng
cầm quyền)
o Các đảng phái chính trị, lý luận chung và Đảng chính trị.
o Thể chế nhà nước và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
biến đổi của thể chế nhà nước.
o Vai trò của chính trị đối với nền kinh tế và vấn đề đổi mới hệ thống
chính trị song song với đổi mới kinh tế.
o Văn hóa chính trị cùng những phương hướng cơ bản góp phần nâng
cao văn hóa chính trị.
III. Khái lược những tư tưởng chính trị lớn:
1. Tư tưởng chính trị phương Đông cổ - trung đại:
 Khổng Tử (Nho gia)
 Mặc Tử (Mặc gia)
 Lão Tử (Đạo gia)
 Hàn Tử Phi (nổi tiếng với học thuyết Mác trị)
 Nho giáo: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
- Chủ trương nhân trị, nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
- Tư tưởng xây dựng một trật tự kỉ cương, mọi người thực hiện nghiêm chỉnh
bổn phận của mình (chính danh – mỗi người có danh có phận, phải làm tròn
bổn phận của mình qua đạo đức, cách ứng xử, nghĩa vụ).
- Tư tưởng chính trị được lòng dân, lấy dân làm gốc. Người cầm quyền phải
“chăn dân”, “dưỡng dân”, “giáo dân” – trong tư tưởng của Nho giáo, dân là
“tiểu nhân” (người lao động).
- Trong Nho giáo coi trọng việc học tập và giáo dục nhân dân.
- Coi trọng cuộc sống cộng đồng, sống có trách nhiệm, yêu thương đùm bọc lẫn
nhau.
- Coi trọng mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình.
 Mặc Tử: Hiếu hiền tài thì không ai cùng vua trị nước.
- Thuyết “Kiêm ái”: yêu mọi người và coi ai cũng như mình – là chủ trương và
nguyên tắc trong cai trị.
- Quan niệm của Mặc Tử về phương pháp cai trị: Kiêm ái là nguyên tắc của
phương pháp cai trị.
o Mục đích của cai trị là không có chiến tranh, người đói có ăn,
người rét có mặc, mệt có chỗ nghỉ.
o Nhà cầm quyền phải yêu dân, lợi cho dân
- Lý luận về quyền lực xã hội: người đứng đầu do nhân dân lựa chọn (người
hiền và người tài).
 Lão Tử - Đạo gia: “vô vi nhị trị”
- Lão Tử chủ trương xây dựng một xã hội bình yên trong phạm vi một quốc gia
nhỏ bé, ít dân, một xã hội hòa đồng gắn bó với thiên nhiên.
- Để đạt tới một xã hội bình yên như trên thì người cầm quyền không cần dùng
đến bạo lực, mà phải dùng “Đạo” – “Vô vi nhị trị”.
 Pháp gia – Pháp trị: Đại biểu Quản trọng, Hàn Phi Tử.
- Trọng Pháp: Pháp là những quy định, những luật lệ, nội dung của chính sách
cai trị do cửa quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo.
- Trọng Thuật: thủ đoạn, phương pháp, cách thức, mưa lực của “người làm vua”
(phải được giữ kín).
- Trọng thế: Thế là vị thế, quyền uy, thế lực của người cai trị. Nó là cái đặc biệt
cần thiết với người cầm quyền.
2. Triết gia Hy Lạp cổ đại:
 Democrit (460 – 370 TCN)
- Chính trị và quản lý là những nỗ lực của con người.
- Chính trị và quản lý là một nghệ thuật kỳ diệu tạo nên cơ quan điều hành,
quản lý phải trí tuệ và hiểu biết.
 Người cầm quyền phải có tri tuệ và hiểu biết.
- Bình đẳng là tuyệt diệu, nghèo trong nhà nước dân chủ, tốt hơn hạnh phúc
trong chế độ chuyên chế - tự do hơn nô lệ.
- Nhà nước, pháp luật ra đời và tồn tại là tất yếu khách quan.
 Platon (427 – 374 TCN)
- Chính trị là khoa học và nghệ thuật. Nhà chính trị là những người chín chắn,
nắm lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn chính trị lớn.
- Trong một tổ cức, mọi thành viên luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình và lấy
sự phục tùng làm tiền đề - tránh sự tự do, tùy tiện.
- Nhà nước lý tưởng là nhà nước với cơ cấu bậc thang sau: các nhà triết học
(nắm quyền binh), các chiến binh (bảo vệ quốc gia), thợ thủ công và nông dân
(bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đẳng cấp trên.
 Aritxtot (384 – 322 TCN)
- Con người về bản chất là động vật chính trị.
 Phải sống trong cộng đồng, lo chuyện cộng đồng, có trách nhiệm
với cộng đồng.
- Cai trị vì lợi ích cộng đồng là nền chính trị chân thật, phổ biến khách quan, cai
trị vì lợi ích cá nhân người cầm quyền là ý muốn chủ quan làm cho nhà nước
biến chất.
- Chính trị phải làm cho đời sống cộng đồng con người được tốt hơn (giáo dục
đạo đức, phẩm hạnh cao thượng cho công dân).
- Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học làm chủ, khoa học kiến
trúc xã hội mọi công dân.
- Hình thức nhà nước: nền quân chủ trị, nền quý tộc trị, nền dân chủ trị. Ông
ủng hộ thể chế cộng hòa và thể chế quý tộc.
- Ông chia quyền lực nhà nước thành 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đây chính là nền móng cho việc hình thành TT tam quyền phân lập của các
nhà TT tư bản sau này.
- Mục đích của nhà nước là làm cho con người sống hạnh phúc. Tuy nhiên,
người nô lệ không bao giờ được hưởng hạnh phúc (vì không được coi là
người).
 Hê-rô-đốt (480 – 425 TCN)
- Được coi là “người cha của chính trị học” – là người đầu tiên phân tích, so
sánh các loại thể chế chính trị khác nhau: quân chủ, quý tộc, dân chủ.
- Thể chế chính chị dân chủ: quyền lực thuộc về nhân dân. Xã hội được quản lý
bằng pháp luật, các pháp quan được ủy quyền qua con đường bỏ phiếu.
 Hạn chế: đối với đám đông ít học thức – dễ bị lôi kéo, kích động
và dễ dẫn đến trạng thái vô chính phủ.
- Thể chế chính trị quý tộc: quyền lực thuộc về một nhóm người – những nhà
thông thái về trí tuệ và phẩm chất.
 Hạn chế: rất dễ nảy sinh bè phái nếu ai cũng muốn “làm thầy”
người khác.
- Thể chế chính trị quân chủ: quyền lực thuộc về 1 người (vua). Vua anh minh,
đức độ là may mắn của xã hội.
 Dễ dẫn đến tình trạng xa dân, quan liêu, đặc quyền, lạm quyền.
3. Tư tưởng chính trị thời trung đại:
CHƯƠNG 2: CHÍNH TRỊ VÀ CÁC QUYỀN LỰC VỀ CHÍNH TRỊ
Kết cấu:

I. Quyền lực
CHƯƠNG 3: ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ

I.

You might also like