Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Đạo Học Tự Điển 1

A
ABRAHAM (ABRAHIM) : Một tộc trưởng bộ lạc bán du mục, sống ở hạ lưu sông Lưỡng Hà, định
cư ở Palestine, được coi là tổ tiên của người Do Thái và người Ai Cập. Thọ được 175 tuổi và được
chôn ở Hébron.
A-DẬT-DA BỒ-TÁT : Trong kinh A-Di-Đà là Di-Lặc Bồ-Tát, chỉ còn một đời sanh nữa để tu lên
ngôi Diệu-Giác, tức là quả Như-Lai, là Phật.
A-DI : Bouddha : Bậc tối cao nhứt.
A-DI-ĐÀ : A : vô ; Di-Đà : lượng . Vô lượng, vô tận.
A-DI-ĐÀ PHẬT (Amitabha): A : Vô. Di Đà : Lượng. Nên thường dịch là Vô Lượng, tên một vị
Phật ở phương Tây. Tức là Vô-Lượng-Quang Phật, cõi ở của Ngài là Cực-Lạc ở về phương Tây,
cách cõi Ta-bà của Đức Thích-Ca Mâu-Ni 10 vạn ức cõi Phật, được gọi là Cực Lạc quốc
(Soukhavati). Ngài có 13 hiệu Vô-lượng-thọ và 12 hiệu đọc ở kinh. Người tu hành quán 16 cảnh
chỉ ở trong kinh, sau sẽ về nước Cực-Lạc chứng 3 phẩm tòa sen : Thượng phẩm, Trung phẩm, Hạ
phẩm. Mỗi phẩm chia làm 3 cấp : Thượng, Trung, Hạ sanh, thành ra 9 cấp. Chứng quả tòa sen
cao nhứt là : Thượng phẩm, cấp Thượng sanh.
A-LA-HÁN : Bực Thánh đã đắc lục thông. Tu đạt quên nhơn, ngã, quên mình (ta), đã đạt Đạo bực
thấp.
Quả vị của Thanh Văn Thừa. Tu Tiểu thừa dứt được Kiến hoặc và Tư hoặc của Tam giới thì
chứng được hữu vi Niết-Bàn, gọi là A-La-Hán dịch là bất lai, nghĩa là chẳng thọ sanh nơi cõi Tam
giới nữa. Đắc quả A-La-Hán thì có đủ 6 phép huyền diệu (lục thông).
- A-la : là tặc; Hán : là phá, sát, tức là tất cả giặc phiền não đều bị phá, giết sạch.
- A-la-hán : là dứt sạch các lỗi lầm (nhứt thiết lậu tận), cho nên đáng cho các hạng thiên,
nhơn trên thế gian cúng dường.
- A-bất-la-hán : là sanh, chẳng còn sanh ra ở cõi thế nữa (bất sanh).
A-LẠI-DA : Thức thứ tám (vô hình). Kho chứa trữ tất các chủng tử của sự vật do lục thức gom
nhập vào, không phân biệt thiện ác, động tịnh, tánh như nước, thấm cùng hết. Không đi, không
lại, chứa đựng hết. Khi gặp duyên thì nó hiện ra. Có các tên khác : HÀM TÀNG THỨC, NHƯ LAI
TẠNG, BẠCH TẠNG THỨC, TÍCH TẬP TÂM, TẬP KHỞI TÂM, A THÍCH DA, A LÊ DA, VÔ MỘT
(không quên mất), v.v….
Thức thứ tám, còn gọi kho chứa nghiệp của con người (Hàm tàng thức), vì nhãn căn (mắt)
để thấy vẫn yên tịnh, bị “Sắc trần” phát khởi thấy sự vật nhưng chưa phân biệt, phải qua ý thức
mới khởi phân biệt (xấu, tốt, lớn, nhỏ ……) rồi đưa vào kho A-LẠI-DA chứa trữ không phân biệt
lành dữ, tốt xấu, để khi cần lại lôi trở ra sử dụng lại.
Chứa các pháp thanh tịnh (âm) hay ô nhiễm (dương), là Thái-cực, là Sinh-Diệt môn
(âm), Chơn-Như môn (dương), không thể chia rời ra được : một thể hai diện như bóng đèn và ánh
sáng (Tướng-Pháp và Tâm-Pháp).
A-LAN-NHÃ : Nơi chỗ vắng vẻ, thanh tịnh, tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt ở đời), chùa, thất nơi ở của
các vị tu sĩ, Tỳ kheo cư trú.
2 Đạo Học Tự Điển

ALLAH : (Đạo Hồi) : Thượng-Đế – Đấng toàn trí, toàn năng – Đấng Tạo hóa.
A - MEN : (tiếng Do Thái) : Xin được như thế, được như ý nguyện.
A-MI-DA : A-di-đà, Vô lượng.
ÁM TÀNG : Ẩn chứa.
ANANDA : (Toute joie) – Hoan hỉ, khánh hỉ, vô nhễm – Một bực Đại Thinh văn , đệ tử thứ 2 của
Phật, đồng một họ Thích, bà con anh em nhà chú bác song nhỏ tuổi hơn đức Phật.
A-NAN-ĐÀ : Vị Tổ thứ hai Ấn-Độ. Ngài ở thành Vương-Xá, dòng họ Sát-lỵ. Phụ hoàng là Hộc-
Phạn-Vương, là em chú bác với Đức Phật.
A-NẬU ĐA-LA : Vô thượng, cao hơn hết, cao tột bực.
A-NẬU ĐA-LA TAM-MIỆU TAM-BỒ-ĐỀ : Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vô thượng, Chánh
liễu đạo, hoàn toàn giác như Phật, tức là quả Phật Thế Tôn.
A : Vô. Nau-đa-la : Cao tột bực, cao hơn hết – Tam-mieu chánh – Tam : Biến, khắc cả –
Bồ-Đề : Giác, Đạo – Nghĩa là Vô thượng chánh giác biến đạo – Về sau dịch là : Vô thượng Chánh
đẳng, Chánh giác tức là quả Phật Như Lai. Thường dịch tắc là Phật quả, Phật đạo, Chánh giác.
AN BAN : Pháp sổ tức (đếm hơi thở ra vô).
ATMAN : Ngã – le moi sublime (đồng với Bản thể vũ trụ Đại ngã).
A-TĂNG-KỲ : Asamkhya Innombrable : Tên số theo bên Thiên Trước (A : Vô. Tăng kỳ : Số).
Vô số, không đếm được. A-tăng-kỳ là con số 1 theo sau còn có 47 con số không.
A-TĂNG-KỲ KIẾP : Một thời hạn vô số kiếp ( 1 kiếp lại có cả trăm vạn năm) – Cũng nói tắt là
Tăng-kỳ : 1 con số tương đối nhỏ trong 10 Đai số.
Phat nói trong kinh Hoa-Nghiêm :
1/ A-tăng-kỳ : Vô số, 2/ Vô lương : Không lường được, 3/ Vô biên : Không bờ bến giới hạn, 4/
Vô đẳng : Không chi sánh bằng, 5/ Bất khả số : Không thể đếm được, 6/ Bất khả xưng : Không
xưng ra được, 7/ Bất khả tư : Không thể nghĩ ra, 8/ Bất khả lượng : Không thể đo lường, 9/ Bất
khả thuyết : Không thể nói được, 10/ Bất khả thuyết, bất khả thuyết : Ít hơn bất khả thuyết nữa.
A-TỰ-MÔN : Pháp môn chữ A . Trong 12 chữ mẫu, vần A là vần trước nhứt.
A nghĩa là vô (không), bất (chẳng), phi (không phải).
A-TỲ, A-TỲ CHỈ : Địa ngục Vô gián, tức là không có thời gian gián đoạn. Khi bị đày vào đó thì
phải ở luôn trong đó không khi nào thoát ra được. Thế giới này hoại thì sang thế giới khác để chịu
khổ, nghĩa là chịu khổ không phút nào yên.
A-UM : Một tiếng rất thiêng liêng cho nhiều giáo phái, có chỗ phiên ra thành OM (có trong kinh
Vệ Đà (Veda) của Ấn Độ giáo) đã có từ 1.200 năm trước C.N, là tiếng Phạn với :
- âm A là nguyên âm, mà hể mở miệng ra là phát âm được liền, nó là “khởi đầu”.
- âm U ở giữa là sự kéo dài, nghe ngân vang như tiếng chuông trước khi kết thúc.
- âm M là âm phát ra khi ta ngậm miệng lại, sau khi nói bất cứ tiếng gì, nó là sự “kết thúc”.
* A.U.M tượng trưng cho ba vị thần :
A : Thần BRAHMA, khai mở, sáng tạo.
U : Thần VISHNU, thần giữ gìn, duy trì.
M : Thần SHIVA, phá hoại, hủy diệt.
* Tượng trưng cho toàn bộ đời sống : Khởi đầu, kéo dài một giai đoạn rồi kết thúc.
* Cũng tượng trưng cho sự thức tỉnh, mơ mộng và mê muội của bản ngã.
Đạo Học Tự Điển 3
* Đọc lên ta tóm gọn quá trình suy tưởng đã qua. Như tiếng AMEN (xin được như vậy) của
Thiên-Chúa. Các kinh của Ấn-Độ, Phật Giáo Kỳ Na (Jainisme) đều giải thích AUM là tiếng
thiêng liêng đọc lên khi trầm tưởng giúp soi rọi bản ngã.
Kinh Vệ-Đà nói : Mục đích của kinh điển nhắm đến ; Mục đích của sự khổ nạn ; Mục đích
của sự nhẫn nhục, tu luyện. Biết rõ ba mục đích đó thì là thấu hiểu nghĩa tiếng A-UM : là
Thượng-Đế.
* Nhầm lẩn kết thúc là hủy diệt, nhưng thần Shiva hủy diệt để mà tái tạo chớ không phải để
kết thúc. Cứ một ức triệu năm thì thần Shiva hủy diệt thế giới củ để xây dựng thế giới mới.
A-UM : là ba hiện thể của Thượng-Đế : Hiện (hữu) – Hiện thể (vô hữu) – Thể (vô).
A : Hien thức : Hàng ngày sinh hoạt, giao du cho ta biết, trong lúc người thức nhờ có ngũ
quan.
U : Tiềm thức (tâm) : Phần lặn ở trong sâu, trong lúc người ngủ mộng, không cần tay
chân, mắt mũi, nhờ ở linh tri.
M : Diet tận thức : Nhập với tư thể thanh tịnh, với thể Vô-Cực là Chơn-Tâm.
Hiện thức thì ngông cuồng, nhưng sức mạnh vô biên ở tiềm thức (lương tâm).
Á LỊNH : Lịnh thứ hai, dưới một bực, người dưới vượt người trên ra lịnh.
Á PHỤ : Tôn người lên như bậc cha mình.
Á QUYỀN : Lấn quyền – Chịu dưới quyền.
Á THÁNH (Hi Thánh) : Gần bằng như Thánh.
ÁC : Dữ, xấu, hôi – Ác nhơn, ác khí.
ÁC CHUNG : Cái chết không yên lành do bị tai nạn như : Hỏa hoạn, té sông, té biển, tai nạn làm
cho thân thể không còn trọn vẹn.
ÁC GIÁC QUÁN : Muốn biết nên làm mọi cách không chánh đáng để được thành công – Tọc
mạch, dò xét, tìm kiếm.
ÁC NGHIỆT : Mầm móng làm điều ác.
ÁC TÁC : (Trung hối) làm ra việc ác, ngăn ngại công phu chỉ niệm, gây nghiệp. Trước làm việc
ác, sau mới ăn năn cải hối.
ÁC TẬP : Tập quán xấu – Thói quen xấu (Mauvais habitude).
AI HOÀI : Thương nhớ.
AI TỬ : Con chết mẹ còn cha, xưng là Ai tử.
ÁI : Thương, yêu. Có hai loại : 1/ Duc ái : Cái ái của kẻ phàm nhơn; 2/ Pháp ái : Cái ái lạc thiện
pháp của bực Bồ-Tát sắp lên. Có hai loại Pháp ái : a/ Bực Tiểu cơ ái Niết-Bàn, cùng là Bồ-Tát
chưa đoạn pháp chấp mà ái thiện, cái Pháp ái này phải chừa bỏ nó; b/ Là lòng đại bi của Đức
Như-Lai cũng gọi là Pháp ái, đây mới là cái chơn ái Vô-thượng.
ÁI HÀ : Có nghĩa con sông chứa đầy sự yêu thương, ham muốn. Sở dĩ đem sự yêu đương, ham
muốn sánh với sông bể là vì Ái dục của chúng sanh không ngăn mé, giới hạn và hễ ai mà sa vào
trong đó thì bị đắm đuối khó mà vùng vẩy vượt qua.
ÁI KIẾN : là 2 thứ phiền não. Mê sự gọi là ÁI. Mê lý gọi là KIẾN. Tham, sân, si gọi là Mê sự.
Ngã kiến, tà kiến là Mê lý. Cũng có sách giải : Ái là Tư hoac. Kiến là Kiến hoac.
ÁI NÁY : Có ý lo ngại, không yên tâm. Ái náy lòng không yên, không vui.
ÁI VẬT : Thương hết các loài vật.
4 Đạo Học Tự Điển

ẢI QUAN : Cửa ải nơi biên giới (Passe - frontière). Hai Quốc gia mà hàng hóa qua lại phải đóng
quan thuế.
ÁM ẢNH : Bóng lập lờ ở chỗ tối không rõ – Những nỗi thảm sầu uất ức – Những ý nghĩ lảng vảng
trong đầu nên không được sáng suốt.
ÁM HOẶC : Tối tăm, mê loạn. Ám : là tối, kín. Ngầm ở trong – Kín không thấy được.
ÁM MUỘI : Ngu si, tối mờ, trái với quang minh, lén lút, không chánh đáng, lòng có ý gian dối.
ÁM TÀNG : Ẩn chứa
AN : Êm đềm, yên ổn, dừng lại.
AN BANG : Trị nước cho yên – Làm cho nhà yên, dân an vui.
AN BẦN LẠC ĐẠO : Chịu cảnh nghèo khổ mà vui lẽ Trời (Heureux daus la médiocrité).
AN CƯ KIẾT HẠ : An cư Phạn ngữ Varsa – Pali ngữ Vassa, Hán dịch là Vũ kỳ, Hạ an cư, Kiết
hạ, Tọa hạ, Cửu tuần cấm túc, v.v.... An cư có nghĩa là : Thân tâm đều tỉnh lặng gọi là AN, đến
thời gian qui định phải ở yên một nơi gọi là CƯ.
Lúc Thế-Tôn trú tại thành Vương xá, Tịnh xá Trúc-Lâm, có sách nói ở Xá-Vệ, Tịnh xá Kỳ-
Viên, bấy giờ việc an cư trong mùa mưa chưa được Thế-Tôn qui định. Có một số Tỳ-kheo trong
mùa mưa bị dân chúng phàn nàn rằng các vị ấy đạp giẫm lên cỏ xanh, hãm hại mạng sống các côn
trùng đang nẩy nở, trong khi các du sĩ ngoại đạo hàng năm vẫn có 3 tháng ở cố định trong mùa
mưa, những con chim sau khi làm ổ trên cây cũng sống cố định trong mùa mưa. Được nghe trình
các lời chê bai đó, đức Thế-Tôn mới ra lệnh cho an cư trong mùa mưa. Trong 3 tháng an cư không
nên du hành, vị Tỳ-kheo nào đi ra ngoài, nếu không có lý do chánh đáng thì phạm Dukkata là phá
An cư.
AN CƯ LẠC NGHIỆP : Thời thế thái bình, ai cũng có chỗ ở yên, ai nấy đều có việc làm vui sống.
AN DẬT : Không động, sung sướng, thong thả, yên vui.
AN ĐỊNH : Định cho yên ổn, không rối loạn.
AN HẢO : Bình yên (Paix et prospérité).
AN LẠC : An vui (Bien être).
AN LẠC TỊNH THỔ : Thế giới Cực-Lạc, thế giới Phật, An lạc địa.
AN LƯ LẬP ĐẢNH : Xây lò bắt chảo. Lò là Tâm; chảo là Ý. Phép luyện huyền công.
AN MẠNG : Yên chịu theo mạng Trời là lẽ Đạo của Trời (Thiên mạng, Thiên định).
AN NHIÊN : Bình an vô sự, để như vậy cho yên được lâu, thung dung.
AN NHIÊN NHI HÀNH : Thản nhiên mà làm mọi việc, không mong cầu gì cho mình hết.
AN SÀNG : Lót giường nằm.
AN SƯỚNG : Yên vui sung sướng.
AN TẠI : Vững vàng – Không lay chuyển – Ở đâu ?
AN TÂM CHỈ TẠI : An tâm : Đặt tâm yên vào một chỗ không xao động. Chỉ tại : Ngừng lại tại
chỗ đó không rời.
AN THỔ ĐÔN NHÂN : - Quẻ Thái. Đặt mình vào đất (ở yên theo dịa vị mình) để làm mạnh cái
nhân. Đôn là chỗ đất nổi cao lên.
- Tu huệ (dùng huệ kiếm chặt bỏ trần duyên). Để giác ngộ tự tánh.
AN THỔ ĐÔN NHÂN, CỐ BÁC ÁI : Đem tánh (hột giống, lòng thương người) mình giâm xuống
đất thì nó mới mạnh mẽ, lòng thương người không thay đổi, vững bền (cố). Yên theo địa vị của
Đạo Học Tự Điển 5
mình thì nhân cách nâng cao, đặt chữ Nhân vào đất mới được lớn mạnh.
AN TỊNH : Nên im lặng không bày ra việc gì để tránh tai họa.
AN TỌA : Ngồi yên, ở không.
AN TRẠCH : Nhà vườn của mình ở yên – Cất nhà.
AN TRÍ : Để yên một chỗ – có nghĩa giam lỏng
AN TRINH : Yên lành – Bền vững.
AN TRỤ : An định tinh thần một chỗ. Trạng thái vô niệm.
ÁN MA : Phép chà xát, chuyển động thân mình cho máu lưu thông khắp nơi. Phép đấm bóp mình
người bịnh để ổn định gân, cơ bắp và giúp cho mạch máu chạy thông.
ÁN (ÁM) MA NI BÁT MÊ (DI) HỒNG hay A-UM (OM-UM) MANI PADME HUM : (Le joyau
dans le Lotus). Câu chú rất linh thiêng bằng tiếng Phạn (Sanscrit) hiệp lại có sáu chữ, nên đọc:
AM - MANI - BÁTMÊ - HỒNG, được gọi là : LUC TƯ ĐAI MINH CHƠN NGÔN. Các người tu
Phật, nhứt là ở Tây-Tạng thường đọc câu này lắm, theo truyền thuyết đó là của Quan Âm Bồ-Tát
truyền tặng cho dân Tây-Tạng. Có nhiều người nhập thất đọc câu này luôn ngày đêm. Đọc câu
này được chư Phật phò trì, tu hành tinh tấn và khi thác thì vãng sanh về cõi tịnh-độ. Mỗi lần niệm
mà muốn có công hiệu thì phải niệm đủ 108 lần. Câu chú có nghĩa như vầy :
- ÁN : Chữ thay thế cho chư Phật, chư Thánh, chư Thần, gồm tất cả vũ trụ.
- MA NI : Món quí báu (Joyau).
- BÁT ME : Hoa sen.
- HỒNG : Chữ linh, chư quỉ thần nghe tiếng ấy đều kính nể, hổ trợ.
Trọn câu Thần chú Đại Minh theo âm Phạn là : Aum Mani Padme Hum, có nghĩa là Úm,
ngọc báu trong hoa sen hum. Người niệm câu ấy có ý mong rằng mình sẽ vượt qua các quả mà
đến ngôi vị Phật. Hoặc họ có ý nguyện khi thác thì sẽ được mình ngồi trong tòa sen ở cảnh tịnh độ
ở Tây-Phương.
Trong 6 chữ thì chữ đầu tiên là “ÁN” này là quan trọng nhứt. Chữ này là một danh từ có đầy
đủ 3 âm của tiết A, U, M, đọc đúng là OM hay là ÚM. Khi đọc, phát âm đúng cách sẽ tạo ra một
thần lực gây chấn động vào thế giới vô hình. Theo sách Thông Thiên Học, chữ này khởi sự bởi
âm tiết A đọc trong họng, tiếp tục bằng âm U đọc ở chính giữa miệng và kết thúc bằng âm tiết M
đọc ở ngoài môi. Ba âm tiết này tượng trưng cho Tam vị nhất thể để chỉ Đấng cao cả, Đại-Ngã
hay Thượng-Đế. Là nguyên lý đơn nhứt, tối sơ, căn nguyên của vạn vật. Con người từ đó mà đến
cõi trần gian này và rồi sẽ phản bổn huờn nguyên trở về đó.
Trong tiếng Sanskrit (Phạn), người ta không nói và viết “Aum” mà phải nói và viết Om do
qui tắc góp âm. Theo đó a đi liền với u phải gộp thành O , vì trong ngôn ngữ này O là nhị trùng
âm của a và u.
- ÁN : Chữ thay thế cho chư Phật, chư Thánh, chư Thần, gồm tất cả Vũ-Trụ. Ám : như
trên (OM - ÚM).
- MA NI : Món quí báu, ngọc báu (Jogan).
- BÁT ME : Viết theo phiên âm Phạn là Padme, có nghĩa là Hoa sen. Chữ e trong Padme là
nhị trùng âm của a và i.
• a là nguyên âm tiền tố.
• i là biến tố chỉ vị trí.
6 Đạo Học Tự Điển

Cho nên Padme có nghĩa là trong Hoa sen.


- HỒNG : Viết theo phiên âm Phạn là HUM (Hùm), là một thán từ thường dùng trong nghi lễ
cúng. Theo Tự điển Phật học của Minh-Châu, chữ Hồng có nghĩa là : ở trong.
Thực ra nó là một thán từ có tính chất linh thiêng, chư linh, chư quỉ thần nghe
tiếng ấy đều kính nể hổ trợ.
Bên Tây Tạng, từ người xuất gia đến kẻ thiện tín tại gia, ai cũng đều trì niệm câu Lục tự đại
minh chơn ngôn này. Riêng ai muốn chuyên tu pháp môn thì họ đến cầu pháp, thọ lễ qui y ở một
vị sư.
ANH : Tên chung các loài hoa – Loại hoa tốt nhứt.
ANH LINH : Cái khí thiêng tự Trời sanh, tượng trưng cho các vị Tiên, Phật, Thánh, Thần đang
hiện ngự trên cao xa.
ANH NHI : Trai nhỏ vào năm, sáu tuổi.
ANH NHI, XÁ NỮ : Đạo giáo gọi : Chì (diên) là Anh nhi; Thủy ngân (hống) là Xá nữ - Âm
dương.
ANH VÕ – ANH VŨ : Chim Anh-Vũ, con Vẹt, con Két (Perroquet) – Một thứ cá rất ngon ở miền
Bạch-Hạt ngoài Bắc (Poisson Mandarin).
ÁNH GIỌI : Chiếu rọi.
ÁNH HỨNG : Ảnh hưởng, liên quan, cảm ứng với nhau.
ÁO CẦU : Áo bằng da.
ÁO NÃO : ÁO : là hối hận, sâu kín; NÃO : là buồn bực, tức giận. Buồn bực trong lòng vì hối hận
hay đau khổ.
ÁO PHẤN TẢO : Giẻ rách khiếu dính lại làm áo, cũng gọi là áo bá nạp.
ẢO GIÁC : Cảm giác ở trong khi ý thức con người còn đương mộng tưởng.
ẢO HÓA : Ảo : là giả mà giống như thiệt – Biến đổi, biến hóa – Không thiệt.
ẢO THUẬT : Thuật biến hóa, biến ảo, ma thuật (Sorcellerie).
ẢO TƯỞNG : Tư tưởng vào việc không có (illusion-chimère).
ẢO VỌNG : Mong ước viễn vong, không thực tế – Đều ham muốn không thực hành được.
ĂN CHAY : Lòng bác ái thương sanh vật, không muốn sát sanh.
Người ăn mặn thường nói ăn chay là thiếu chất bổ dưỡng thân thể, nên sẽ ốm yếu, làm lao
động nặng không nổi …… Nhưng các vị sư ăn trường chay, nhiều vị ăn từ thuở nhỏ, mà ở các
Chùa hay Tu-Viện nghèo ở miền núi họ vẫn phải canh tác, trồng tỉa để tự nuôi sống hay bán, trao
đổi lấy vật dụng thường dùng hằng ngày, mà họ vẫn luôn khỏe mạnh, không cần thuốc thang vẫn
khỏe ra. Còn vẫn thấy nhiều gia đình ở thành phố, đời sống đầy đủ tiện nghi ăn uống mà cứ nay
thầy mai thuốc, thì tại sao ? Thiên nhiên sanh con người, lại sanh ngũ cốc, cây trái đủ thứ để nuôi
sống bản thân, nhưng con người lại muốn ăn món ngon, vật lạ miệng, chớ không phải chỉ để nuôi
thân sống, nên mới giết thú cầm để tạo món ăn, nhiều khi chế biến lại quá cầu kỳ để cho hạp khẩu,
no bụng, không kể là thú cầm cũng như ta đều muốn sống. Ngũ cốc, rau cải không chăm sóc thì sẽ
chết khô thành cát bụi, không gây mùi hôi thúi. Còn thịt cá thì có mùi hôi tanh, đủ làm uế loạn thân
mình con người, đến nỗi Tiên-Thiên khí thọ lãnh lúc ở trong thai bào cũng phải điêu linh, tận dứt,
thì làm sao đặng có cái công hiệu bồi dưỡng thanh khí ở trên.
ÂM : Khí âm, trái với dương, đất, vợ, người nữ, lạnh, tối, mềm, tịnh, hẹp v.v…. Không mưa,
Đạo Học Tự Điển 7
không nắng cũng gọi là âm. Âm sanh vật chất.
ÂM CHẤT : Điều phước đức làm, giúp đỡ người mà không cho ai biết, chỉ trời đất, quỉ thần biết.
Như âm đức, âm công, v.v….
ÂM CHẤT CHI ĐIỀN : Ruộng âm chất. Việc làm âm chất được ví với ruộng. Làm âm chất tuy
chưa thấy kết quả liền, nhưng lâu dài bản thân và con cháu cũng đều hưởng được quả lành. Càng
gieo nhiều âm chất thì mãnh phước điền (ruộng phước) càng đâm bông trổ trái cho kẻ gieo giống
lành thọ hưởng.
ÂM CÔNG : Công đức kín mà không ai thấy được, chỉ có Thần, Thánh biết mà thôi – Lén làm
phước, dấu thiên hạ, không khoe – làm phước âm thầm. Âm đức – Âm chất – Đồ vật dùng để liệm
người chết như : Vải, rơm, giấy xúc, gòn ….
ÂM DƯƠNG : Cập mâu thuẩn ở thời đại nhị nguyên này chớ không đề cập tới nam nữ, đàn ông
hay đàn bà, mà âm dương cũng là trời đất, ngày đêm, tịnh động.
Dương : Tôn, tôn trọng ; Âm : Ti, thấp kém.
Cái lý lẽ lớn của hai khí âm dương là tương sanh, tương khắc, tương phân, tương thành.
Phía trước là Âm ; Phía sau là Dương.
Lấy Chức-Nữ, Ngưu-Lang mà nói là âm dương cận thân.
ÂM DƯƠNG MẶC TRẮC VỊ CHI THẦN : U (âm) Quỉ , Minh (dương) Thần : Không có sự sáng
nào hơn Đạo, không có chỗ tối nào mà Đạo không tới được. Âm dương mà không dò được, không
lường được gọi là Thần.
ÂM ĐỨC : Công đức ẩn kín, người ta không thấy được, chỉ quỉ thần chứng mà thôi. Đức người
mẹ trọn đạo. Ngấm ngầm, ơn đức của Tổ Tiên truyền lại cho con cháu.
ÂM MAI : Khí âm u mù mịt.
ÂM MAI THIÊN : Trời bị mây kéo u-ám, mờ-mịt – Người không có trí khôn – Ngu dại.
ÂM NHÃN : Mắt không nhắm mà cũng không mở, thùy liêm, hé mở.
ÂM PHÚC : Phúc âm, tin lành (Évangile). Khí hải (huyệt).
ÂM QUANG : Quang âm : Thời gian, bóng tối và ánh sáng.
ÂM SANH THỰC VẬT GỐC DUYÊN ĐỊA HÀNH : Cây củ thì gốc ở dưới đất.
ÂM SIÊU DƯƠNG THÁI : Người chết được siêu thăng, người sống được an khương.
ẨM HÀ TƯ NGUYÊN : Uống nước sông thì nhớ đến nguồn gốc.
ÂN ÁI : Tình thương thắm thiết, thân ái thắm thiết.
ÂN HỒNG HUỆ : Ở đời sống thanh-bình, về Đạo thanh phước Niết-Bàn.
ÂN HUỆ : Vì thương người mà giúp đỡ làm ơn cho người (Bienfait, Faveur).
ÂN OAI : Ơn – Uy lực tôn nghiêm làm người ta sợ – Hình phạt – Trời Phật đối với người hiền
lành thì ra ơn cứu độ; còn đối với kẻ độc ác, lưu manh thì ra hình phạt để răn đe trị tội.
ẤN CHỨNG : Dấu in để làm chứng. Dấu tích của người trước để lại làm bằng.
ẤN KHẢ : Nhận phải rồi – Nhìn nhận đã đủ tư cách xuất sư (học đạo, học nghề).
ẨN : Tránh đi, dấu đi, kín, không khoe khoan, không bày ra ngoài.
ẨN ÁC DƯƠNG THIỆN : Dấu kín điều ác (dữ), phô trương (khen ngợi) điều lành.
ẨN ÁO : Tránh vào chỗ kín, sâu kín – Ý tứ hay.
8 Đạo Học Tự Điển

ẨN BÍ : Bí mật, khó biết, khó hiểu.


ẨN MAI : Che lấp, chôn vùi. Ẩn mai người phải : Cậy quyền thế mà đón ngõ, chận đường tiến thủ
của người hiền, đạo đức.
ẨN MAN : Dấu đúc, khỏa lấp.
ẨN MÌNH NƠI CHỖ THÂM SÂU : Chẳng phải là trốn tránh cuộc đời mà vào ẩn nơi rừng non
vắng. Đây là có ý nói đem thần quang trở ngược vào trong mình người, mới là đặng yên ổn. Phật
gọi là “Quán tự tại”, Nho gọi là “Thối tàng ư mật”, “Phản cầu chư kỷ”, Đạo gọi là “Hồi quang
phản chiếu”.
ẨN NHIÊN : Âm thầm.
ẨN PHÚ : Tránh đi, ở nơi kín mà được che chở.
ẨN TÀNG : Kín nhẹm, dấu diếm.
ẤN THƠ : in sách, kinh, thơ để phổ biến.
ẨN VI : Kín đáo, nghiêm ngặt (mystérieux) – Ẩn tàng.
ÂU : Bọt nước – Hát đều nhau.
ÂU CA : Tán tụng bằng lời hát ca. Cảnh thái bình trong một nước yêu thương nhau.
ẤU : Trẻ nít dưới 10 tuổi, còn non nớt.
ẤU THƠ : Còn non trẻ.

You might also like