Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 76

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Đối tượng và mục tiêu của môn học


2. Phương pháp giảng và học môn học
3. Đánh giá kết quả môn học
4. Nội dung của môn học
5. Tài liệu tham khảo

phenikaa-uni.edu.vn
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

1.1. Đối tượng


- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại các doanh
nghiệp trung tâm trong chuỗi cung ứng
- Cấu trúc và hoạch định trong quản lý chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp
1.2. Mục tiêu của môn học
- Hiểu được các thành phần và những hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng
- Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cấp các kiến thức để hoạch định, đánh giá và vận hành chuỗi cung ứng
trong doanh nghiệp
phenikaa-uni.edu.vn
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG VÀ HỌC CỦA MÔN HỌC
Phương pháp giảng
- Giảng viên hướng dẫn các nội dung lý thuyết cốt lõi trên lớp
- Cho bài tập nghiên cứu tình huống và thảo luận
- Giao bài tập nhóm để thuyết trình theo nội dung chương học và kết thúc
học phần

phenikaa-uni.edu.vn
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG VÀ HỌC CỦA MÔN HỌC

Phương pháp học


- Học viên sẽ đọc thêm giáo trình và tài liệu tham khảo
liên quan tới môn học, đặc biệt khuyến khích học viên
tham gia trao đổi và thảo luận trên lớp trên cơ sở đã
đọc tài liệu liên quan tới Chương trước khi lên lớp
nghe giảng
- Nghe giảng, thảo luận và làm bài tập nhóm
- Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, mô
hình hóa các công cụ thu thập và xử lý thông tin, số
liệu hiện đại để hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề
của quản trị CCU trong thực tế.
phenikaa-uni.edu.vn
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA MÔN HỌC

- Số tín chỉ: 03 (45 tiết)

- Tham gia học tập, thảo luận trên lớp : 10%

+ Điểm danh: 5%

+ Thảo luận/ phát biểu: 5%

- Đánh giá giữa kỳ : 30%

+ Kiểm tra (1 tiết): 10%

+ Thuyết trình trên lớp: 20%

- Thi kết thúc học kỳ (Tự luận) : 60%

phenikaa-uni.edu.vn
4. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
1. Chương 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng (6 tiết)
2. Chương 2. Xây dựng cấu trúc và các dạng chuỗi cung ứng (6 tiết)
3. Chương 3. Hoạch định chuỗi cung ứng và định dạng mô hình sản xuất (6 tiết)
4. Chương 4. Mua và quản lý nguồn cung (3 tiết)
5. Chương 5. Phân phối, thu hồi và quản lý quan hệ khách hàng trong chuỗi cung
ứng (6 tiết)
6. Kiểm tra giữa kỳ (01 tiết)
7. Chương 6. Quản lý thông tin và cộng tác trong chuỗi cung ứng (6 tiết)
8. Chương 7. Đánh giá và đo lường chuỗi cung ứng (3 tiết)
9. Thuyết trình bài tập nhóm (8 tiết)
10. Ôn tập (01 tiết)
phenikaa-uni.edu.vn
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA MÔN HỌC
1. An Thị Thanh Nhàn (2021), Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống kê.

2. Hà Minh Hiếu (2020), Quản trị logstics và chuỗi cung ứng, NXB Tài Chính

3. F. Robert Jacobs & Richarch B. Chase (2014), Quản trị vận hành & Chuỗi cung ứng, NXB
Kinh tế TP. HCM

4. H. Hugos (2011), Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thế giới mới

5. Blanchard, D (2022), Quản trị chuỗi cung ứng – Những phương pháp hay nhất, NXB Tài
Chính

6. SimChi – Levi (David & Edith) Philip Kaminsky (2008), Designing and Managing the
Supply chain: Concepts, Strategies, and Case studies, 3rd edition, Mc Graw – Hill.

7. Monczka, R.M; Handfield, R.B; Giunipero, L.C; Patterson, J.L (2016), Purchasing and
Supply Chain Management, 6th Edition, Cengage Learning
phenikaa-uni.edu.vn
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA MÔN HỌC

phenikaa-uni.edu.vn
Instructor’s Bio
/Giảng viên  TS. Bùi Quý Thuấn (https://www.linkedin.com/in/b%C3%B9i-
qu%C3%BD-thu%E1%BA%A5n-29184a1a/)
 Sinh năm: 26/10/1980
 Kinh nghiệm:
1. 15 năm làm khu vực tư nhân trong lĩnh vực tài chính – đầu tư, 10
năm là giảng viên Kinh tế Quốc tế/ Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa
KTQT tại Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ KH & ĐT.
2. Hiện nay là Giảng viên, Trưởng BM LSC, Khoa KT&KD, trường Đại
học Phenikaa
3. Chuyên gia tư vấn logistics của Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB), UV BCH kiêm Phó Ban VIPFA, Ban Truyền thông VALOMA
4. Viện trưởng Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI)
 Email: thuan.buiquy@phenikaa-uni.edu.vn
 Mobile: 0919 076 298
10
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

phenikaa-uni.edu.vn
Mục tiêu của chương

1. Hiểu khái niệm, chức năng về chuỗi cung ứng, quản


trị chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và giá trị gia tăng

2. Nắm rõ quan điểm tiếp cận, khung quản trị và các


hoạt động của chuỗi cung ứng

3. Nắm bắt được sự phát triển và xu hướng tương lai


của quản trị chuỗi cung ứng

phenikaa-uni.edu.vn
Nội dung

1. Khái quát về chuỗi cung ứng


2. Quản trị chuỗi cung ứng (SCM)
3. Sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng
KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Khái niệm và cấu trúc của chuỗi cung ứng (SCM)

2. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng

3. Hoạt động của chuỗi cung ứng

4. Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

5. Nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng

6. Chuỗi cung ứng toàn cầu


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Zara là công ty KD? Lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Zara là gì?

2. Chuỗi cung ứng là gì? Trong chuỗi cung ứng của Zara gồm các
thành viên nào?

3. Đặc điểm nào của chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra lợi thế cạnh
tranh và tăng trưởng cho Zara?

4. Yếu tố nào tác động tới mô hình quản trị chuỗi cung ứng của các
Công ty toàn cầu và Zara?
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK
1. KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Chuỗi cung ứng là gì? => Supply Chain

Một tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các
quá trình tạo ra, duy trì & phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường.

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới của những điều kiện và những lựa chọn phân
phối được thực hiện dưới dạng chức năng mua sắm nguyên liệu, biến đổi những
nguyên liệu này thành sản phẩm hay thành phẩm, và sự phân phối những sản phẩm
hoàn thiện này đến tay khách hàng (Ganeshan và Harrison)
1. KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
Chuỗi cung ứng là gì? => Supply Chain

Theo Christopher “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với
nhau thông qua các liên kết xuôi và ngược, bao gồm các quá trình và hoạt động khác
nhau để tạo lên giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng
cuối cùng”

=> CCU bao gồm tất cả các công ty tham gia vào việc thiết kế, sản xuất và phân phối
sản phẩm cho thị trường

Các chuỗi cung ứng rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm,
quy mô doanh nghiệp và mức độ liên kết giữa các thành viên
Chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà
còn là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và với
thị trường
Theo từ điển APICS: Chuỗi cung ứng là mạng lưới liên kết mang tính toàn cầu được sử
dụng để vận chuyển hàng hoá và dịch vụ, từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm, đến
khách hàng cuối cùng; thông qua những dòng chảy được thiết kế là dòng thông tin, kênh
phân phối hàng hoá - dịch vụ, và dòng tiền.

Dòng tài chính Dòng hàng hóa & Dịch vụ

Dòng thông tin


CÁC DÒNG CHẢY CHÍNH TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

1. Dòng vật chất: Sự dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa
và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số
lượng cũng như chất lượng
2. Dòng tài chính: Thể hiện hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà
cung cấp bao gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy
thác, các dàn xếp về trao đổi quyền sở hữu hàng hóa/ dịch vụ trong
CCU.
3. Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá
trình dịch chuyển của hàng hóa, chứng từ giữa người gửi và người nhận
=> thể hiện sự trao đổi thông tin 2 chiều, đa chiều, kết nối các nguồn lực
tham gia chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả
PHẠM VI & CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
2. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG
1. Nhà sản xuất
2. Nhà cung cấp
3. Nhà phân phối
4. Nhà bán lẻ
5. Nhà cung cấp dịch vụ
6. Khách hàng (Người tiêu dùng)
THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3. HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

 Dòng chảy NVL từ nhà cung ứng & các


nhà cung ứng trước đó (upstream
suppliers).
 Biếnđổi NVL thành bán thành phẩm
và SP cuối cùng thông qua các tổ chức
tham gia vào quá trình sản xuất.
 Dòng phân phối SP đến KH và KH cuối
cùng (downstream customers).
4. PHÂN BIỆT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ?
CHUỖI GIÁ TRỊ - VALUE CHAIN

 Theo M. Porter (1980), chuỗi giá trị của một doanh

nghiệp là một chuỗi vận hành có hệ thống các hoạt


động chủ chốt và hoạt động hỗ trợ để tạo lên giá
trị doanh nghiệp hay lợi thế cạnh tranh

 Chuỗi giá trị liên quan đến hoạt động của DN làm

tăng giá trị tại mỗi bước trong quy trình thiết kế,
sản xuất, và cung cấp một sản phẩm chất lượng
cho KH.
CHUỖI GIÁ TRỊ - VALUE CHAIN (M. PORTER, 1985)

Các hoạt động bổ trợ:


Cho phép các hoạt động
chính diễn ra một cách tốt
nhất => hoạt động không
trực tiếp tạo ra giá trị

Các hoạt động chính:


các hoạt động hướng đến
việc chuyển đổi về mặt vật
lý và quản lý SP để
cung cấp cho khách hàng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

• Theo Anh (Chị) chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị khác nhau như thế nào?
4. Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

Chuỗi cung ứng Chuỗi giá trị

Quá trình có sự tham gia của NHIỀU Tập hợp các hoạt động liên quan đến nhau
bên liên quan trong việc thực hiện một trong một công ty sử dụng để tạo ra lợi thế
yêu cầu của khách hàng. cạnh tranh.
Quá trình chuyển đổi và dịch chuyển Tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm trước khi
từ raw material -> finished product đến tay người sử dụng.

Tập trung vào giảm thiểu chi phí Tập trung vào cải tiến/ tối đa hóa hoạt động
(Sản xuất, vận tải) (marketing, sale, services)=> đem đến cho
KH giá trị vượt quá chi phí sản xuất sản
phẩm & dịch vụ của mình
Tiêu chí Supply Chain Value Chain

Sự tích hợp của tất cả các


Một loạt các hoạt động
hoạt động liên quan đến việc
Ý nghĩa nhằm tạo ra giá trị gia tăng
mua sắm, chuyển đổi và hậu
cho sản phẩm
cần của sản phẩm

Nguồn gốc Quản lý hoạt động/vận hành sx Quản lý kinh doanh


Giá trị gia tăng/Value
Khái niệm chính Vận chuyển/Conveyance
Addition
Bắt đầu với yêu cầu về sản Yêu cầu của khách hàng -
Trình tự phẩm và kết thúc khi nó đến tay > phát triển sản phẩm
khách hàng
Mục tiêu Sự hài lòng của khách hàng Đạt lợi thế cạnh tranh
5. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG

Môi trường kinh doanh thay đổi:


 Khách hàng
 Chính sách & pháp luật
 Đổi mới công nghệ
 Toàn cầu hóa
…
6. CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Là hệ quả của toàn cầu hóa


và phân công LĐQT
=> Kinh doanh quốc tế phát triển
và các công ty bắt đầu tìm kiếm
nguồn lực giá rẻ ở nước ngoài Nhà máy sản xuất

Quá trình toàn cầu hóa thị trường và toàn


cầu hóa sản xuất càng phát triển thì mức
độ tham gia của các bên cung ứng càng
mở rộng phạm vi toàn cầu và chuỗi cung
ứng toàn cầu càng trở lên phức tạp, đan
xen đa cộng tuyến Xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các
nước khác Khách hàng
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU TRONG SẢN XUẤT MÁY
BAY THƯƠNG MẠI
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA MICROSOFT

Nguồn: https://www.paragkhanna.com/supply-chain-global-governance/
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Khái niệm, phân biệt quản trị logistics & SCM

2. Mục tiêu và khung quản trị chuỗi cung ứng

3. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong kinh doanh quốc tế

4. Lợi ích và thách thức quản trị chuỗi cung ứng


1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG – SUPPLY CHAIN MANAGEMENT (SCM)?

• Là quá trình tích hợp (cộng tác) các DN & hoạt động khác nhau vào quá
trình tạo ra, duy trì & phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường
nhằm đáp ứng nhu cầu KH & mang lại lợi ích cho các DN trong chuỗi
cung ứng

• Theo hội đồng CCU (2003), SCM là tập hợp các phương thức thiết kế, lập
kế hoạch và triển khai một cách có hiệu quả quá trình tích hợp giữa các nhà
cung cấp, các nhà sản xuất, hệ thống kho bãi và cửa hàng bán lẻ, để hàng
hóa được sản xuất và phân phối đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng
yêu cầu về chất lượng và số lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ
thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ dịch vụ khách hàng
1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

TÓM LẠI NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẬP TRUNG VÀO:

1. Định hướng vào quy trình, tập trung vào cách thức chế tạo và dịch chuyển sản phẩm

2. Quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và logistics

3. Liên kết và cộng tác các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các
nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng

4. Tích hợp để kết nối các quy trình hoạt động cơ bản bên trong DN và phối hợp giữa các DN
với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả và có tính kết dính cao

5. Quản lý xuyên suốt đầu cuối, từ điểm cung cấp vật liệu đầu tiên tới điểm tiêu dùng cuối cùng
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀO?
CÁC CẤP ĐỘ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TRONG SCM

• Cấp độ chiến lược xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ
chức. Những quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất của
nhà kho, các nhà máy SX, hoặc dòng dịch chuyển NVL trong mạng lưới.
• Cấp độ chiến thuật là những quyết định được cập nhật ở bất cứ nơi nào
ở thời điểm của quý hoặc năm. Ví dụ: Quyết định thu mua và SX, các chính
sách tồn kho và các chiến lược vận tải kể cả tần suất viếng thăm khách
hàng…
• Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn
như lên thời gian biểu cho thu mua/sản xuất, lộ trình của xe vận tải…
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ SCM

LOGISTICS LÀ GÌ? QUẢN TRỊ LOGISTICS LÀ GÌ?


LOGISTICS LÀ GÌ?

• Logistics là gì? Là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một
cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và dự trữ nguyên vật liệu,
bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm
khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng (Theo hội đồng quản trị logistics, 1991)
• Hay Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật
liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu
dùng theo yêu cầu khách hàng (Liên hiệp quốc, 2002)
QUẢN TRỊ LOGISTICS?
• Quản trị Logistics? Là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm việc
hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa,
dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng (Theo hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về
SCM)

• Quản trị logistics bao gồm các hoạt động từ dịch vụ khách hàng, xử lý đơn
hàng, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, quản lý kho hàng, đóng gói, dự báo, lập
kế hoạch sản xuất, mua sắm, kho bãi và phân phối. Tất cả các chức năng này
đều hỗ trợ bởi các luồng thông tin khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp
(Celebi & cộng sự, 2010)
Các thành phần và hoạt động cơ bản của
quản trị logistics

Nguồn: Lambert, 2001


QUẢN TRỊ LOGISTICS?
• Hoạt động của quản trị logistics?
1. Quản trị vận chuyển hàng hóa xuất và nhập
2. Quản lý phương tiện vận chuyển
3. Quản lý kho bãi
4. Quản lý thu mua nguyên, nhiên vật liệu
5. Thực hiện đơn hàng (phân phối)
6. Quản trị kho hàng
7. Hoạch định cung/cầu
8. Quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ 3
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ SCM

Quản trị logistics Quản trị chuỗi cung ứng


Hoạt động Vận tải, kho bãi, dự trữ, giao Mua hàng + Sản xuất + Hợp tác +
nhận, xử lý đơn hàng, dịch vụ Tích hợp với các nhà cung ứng
khách hàng, dự báo, thông và khách hàng + Logistics
tin,..
Phạm vi Nội bộ doanh nghiệp Nội bộ và bên ngoài (Toàn bộ
thành viên chuỗi)
Mục tiêu Giảm chi phí logistics, tăng Giảm chi phí tổng thể, tối đa hóa
chất lượng DVKH giá trị toàn chuỗi
Tác động Ngắn hạn, trung hạn Cả 3 bậc: Ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn
2. MỤC TIÊU VÀ KHUNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
MỤC TIÊU

1. Tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống trong chuỗi giá trị => Giá trị hay lợi
nhuận của CCU chỉ có được từ nguồn thu nhập duy nhất là dòng tiền mặt của
khách hàng, giá trị này được tạo ra từ chênh lệch giữa DT bán sản phẩm và chi
phí trong toàn bộ CCU sản phẩm
2. Giá trị CCU = Giá trị khách hàng – CP CCU
(Giá trị khách hàng chính là khoản chênh lệch giữa giá trị sản phẩm mà khách hàng
mua với chi phí trong CCU)
KHUNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Khung SCM biểu diễn mối quan hệ tương tác giữa


các thành phần và các quyết định cơ bản trong hoạt Các
thành
động SCM. phần
quản lý

2. Có 3 yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau trong khung Cấu trúc
mạng
lưới SC
SCM: (1) Cấu trúc mạng lưới SC; (2) Các quy trình Các quy
trình kinh
kinh doanh chuỗi cung ứng; (3) Các thành phần doanh

quản lý SC.
(1) Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply Chain Network Structure)

1. Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng bao gồm


tập hợp các cơ sở địa điểm sản xuất, dự trữ,
vận chuyển, kinh doanh liên kết với nhau bằng
các tuyến đường vận tải.

2. Có 3 khía cạnh chính trong cấu trúc mạng lưới


chuỗi cung ứng: Các thành viên chuỗi cung
ứng; Kích thước của mạng lưới; Các loại
liên kết quy trình khác nhau trong chuỗi
cung ứng
(1) Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply Chain Network Structure)

- Các thành viên trong cấu trúc mạng


lưới chuỗi cung ứng: gồm tất cả các tổ
chức mà DN đầu mối tương tác trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua các nhà cung cấp
hoặc khách hàng của họ, từ điểm xuất
phát đến điểm tiêu thụ
(1) Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply Chain Network Structure)

- Kích thước cấu trúc mạng lưới: Việc xác định


kích thước cấu trúc mạng lươi là cần thiết khi mô
tả, phân tích và quản lý CCU. Có 3 loại kích thước
cấu trúc:
+ Cấu trúc ngang: đề cập đến số bậc trong chuỗi
cung ứng
+ Cấu trúc dọc: đề cập đến số lượng nhà cung cấp
hoặc khách hàng trong mỗi bậc
+ Vị trí ngang của công ty trong CCU tổng thể =>
Một công ty có thể được định vị gần nguồn cung cấp
ban đầu, hoặc gần khách hàng cuối cùng.
(1) Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply Chain Network Structure)

- Các loại liên kết quy trình kinh doanh: DN cần đánh giá những liên kết quan trọng trong
chuỗi cung ứng để phân bố nguồn lực kinh doanh hợp lý, có 4 loại liên kết giữa các thành
viên trong CCU:

+ Liên kết quy trình được quản lý: DN đầu mối sẽ tích hợp và quản lý các liên kết quy trình
với các khách hàng và NCC bậc 1

+ Liên kết quy trình được giám sát: DN đầu mối chỉ cần theo dõi hoặc kiểm tra cách liên kết
quy trình được quản lý

+ Liên kết quy trình không được quản lý: DN đầu mối không tham gia quản lý và cũng không
đủ quan trọng để sử dụng các nguồn lực cho giám sát.

+ Liên kết quy trình không phải là thành viên: Không là liên kết thuộc cấu trúc chuỗi cung
ứng của DN đầu mối, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và chuỗi cung ứng của
DN đầu mối
(2) Quy trình kinh doanh trong chuỗi cung ứng

- Quản lý chuỗi cung ứng thành công đòi hỏi phải thay đổi từ quản lý các chức
năng riêng lẻ sang tích hợp các hoạt động vào các quy trình chuỗi cung ứng
quan trọng.

- Quy trình kinh doanh trong chuỗi cung ứng là gì? Một tập hợp các hoạt động
có cấu trúc và có thể đo lường được, được thiết kế để tạo ra một đầu ra cụ thể
cho khách hàng hoặc thị trường.

 Quy trình xem như là 1 cấu trúc nhiều hoạt động được thiết kế để quản lý các
luồng sản phẩm, thông tin, tiền mặt, kiến thức nhắm tới khách hàng.

Có 8 quy trình trong chuỗi cung ứng được xác định như trong hình:
(2) Quy trình kinh doanh trong chuỗi cung ứng
(2) Quy trình kinh doanh trong chuỗi cung ứng

1. Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): cung cấp cách duy trì và phát triển các
mối quan hệ khách hàng, cần xác định khách hàng ưu tiên? (quy luật Parento:
80/20)
2. Quản lý dịch vụ khách hàng: Kết nối khách hàng để đáp ứng với các thỏa
thuận sản phẩm và dịch vụ, DVKH cung cấp cho KH thông tin về thời gian vận
chuyển, giao hàng, thanh toán, hỗ trợ sau bán hàng…
3. Quản lý nhu cầu: Là quy trình cân bằng các yêu cầu của khách hàng với khả
năng của chuỗi cung ứng
4. Thực hiện đơn hàng: Quá trình thực hiện một đơn hàng bao gồm 1 mạng lưới
và quy trình cho phép DN đáp ứng yêu cầu của KH trong khi giảm thiểu tổng chi
phí
(2) Quy trình kinh doanh trong chuỗi cung ứng

5. Quản lý dòng sản xuất: Gồm tất cả các hoạt động cần thiết để tạo ra và di chuyển sản
phẩm qua các NM và đạt được tính linh hoạt trong đáp ứng => sản xuất đáp ứng kịp thời
với CP thấp nhất

6. Quản lý quan hệ nhà cung cấp: Là quá trình xác định cách thức 1 DN tương tác và thúc
đẩy mối quan hệ với các NCC => cần có chiến lược phát triển với các NCC chính để hỗ
trợ sản xuất

7. Phát triển và thương mại hóa sản phẩm: KH & NCC phải tích hợp vào quá trình phát
triển sản phẩm để giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường => quá trình này phải kết
hợp với CRM để xác định rõ nhu cầu khách hàng => cung cấp SP ra thị trường

8. Quản lý thu hồi: Liên quan đến các sản phẩm lỗi và logistics ngược được quản lý trong
các DN trung tâm và thành viên chủ chốt của chuỗi cung ứng
(3) Các thành phần quản lý trong chuỗi cung ứng

Để quản lý chuỗi cung ứng thành công cần tập trung vào 9
thành phần quản lý, chia làm 2 nhóm:
1. Nhóm về vật chất kỹ thuật gồm các yếu tố hữu hình, rõ
ràng, đo lường được và dễ thay đổi
2. Nhóm về quản lý và hành vi: Các thành phần này ít hữu
hình và kém rõ ràng hơn, thường khó đánh giá và khó
thay đổi.
- Phương pháp quản lý: Triết lý và phương thức quản trị
DN
- Cơ cấu quyền lực
- Chia sẻ rủi ro và phần thưởng
- Chia sẻ văn hóa và thái độ: Văn hóa DN
CÂU HỎI THẢO LUẬN

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?


Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình ra quyết định về:

 Cấu hình mạng lưới phân phối


 Số lượng và thời gian tồn kho
 Các hợp đồng cung ứng
 Các chiến lược phân phối
 Tích hợp chuỗi cung ứng và hợp tác chiến lược
 Chiến lược thu mua
 Thiết kế sản phẩm
 Ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định
 Đáp ứng nhu cầu khách hàng
 …
3. VAI TRÒ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG KINH
DOANH QUỐC TẾ

- SCM có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, xây dựng trong hoạt động KDQT khi
cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, giá bán cũng
như giá thu mua ngày càng bị quản lý chặt chẽ hơn.
- Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn
đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng
chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của
khách hàng. Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì doanh
nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà
còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
3. VAI TRÒ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG KINH
DOANH QUỐC TẾ
- Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả cũng mang lại một
số lợi ích khác cho doanh nghiệp như:
(1) Giảm thiểu lượng hàng tồn kho từ 25-60%
(2) Giảm thiểu chi phí cho chuỗi cung ứng từ 25-50%
(3) Tăng lợi nhuận sau thuế
(4) Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng
(5) Tăng độ chính xác trong việc dự báo sản xuất
(6) Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao
lợi nhuận
4. LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG

4.1. Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng


- Góc độ vĩ mô: DN và người tiêu dùng sẽ có được hàng
hóa nhanh chóng, tiêu dung nhiều hơn => tăng trưởng
kinh tế. Chuỗi cung ứng hiện đại tạo thêm việc làm, giảm
thiểu ô nhiễm, giảm thiểu sử dụng năng lượng, phát triển
văn hóa,…=> nâng cao chất lượng cuộc sống
- Góc độ vi mô: SCM tốt tác động trực tiếp đến sự hài lòng
của khách hàng, sự thành công của DN => SCM giúp DN
trong chuỗi thu được lợi nhuận cao, hạn chế hàng tồn kho,
nâng cao hiệu quả và hiệu suất chuỗi cung ứng
MỘT SỐ LỢI ÍCH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
4. LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

4.2. Thách thức trong quản trị chuỗi cung ứng


- Thách thức cân bằng cung và cầu
- Thách thức về khả năng dự báo chính xác
- Thách thức từ môi trường luôn biến động
- Thách thức trong việc tối ưu hóa mạng lưới các nhà cung ứng
- Thách thức trong quản lý các điểm tiếp xúc với khách hàng
- Thách thức về biến động mức dự trữ và đặt hàng
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Lịch sử hình thành quản trị chuỗi cung ứng


2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng
3. Xu hướng tương lai của quản trị chuỗi cung ứng
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHUỖI CUNG ỨNG

• Trong thập niên 1950 và 1960, các công ty sản xuất của
Mỹ áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi
phí và cải tiến năng suất, trong khi ít chú ý đến việc tạo ra
mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy
trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm
• Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu (MRP), hệ thống hoạch định nguồn lực
sản xuất (MRPII) được phát triển. Thêm vào đó, tầm quan
trọng của quản trị nguyên vật liệu hiệu quả càng được
nhấn mạnh khi nhà sản xuất nhận thức tác động của mức
độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữ tồn
kho
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHUỖI CUNG ỨNG

• Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi
cung ứng, Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trở nên khốc liệt.
Các hãng sản xuất vận dụng quản trị chất lượng toàn diện (TQM)
nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian
giao hàng

• Tái thiết kế quy trình kinh doanh (BPR) nhằm giảm các lãng phí
và gia tăng lợi nhuận được giới thiệu vào đầu thập niên 1990 là
kết quả của những quan tâm to lớn trong suốt giai đoạn này với
mục đích cắt giảm chi phí và nhấn mạnh đến những JIT và chiến
lược năng lực then chốt của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế
cạnh tranh dài hạn, quản trị chuỗi cung ứng trở nên phổ quát hơn
như là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHUỖI CUNG ỨNG

• Quản trị chuỗi cung cấp ngày nay phát triển song song
theo hai hướng: (1) quản trị cung cấp và thu mua
nhấn mạnh đến khách hàng công nghiệp hoặc khách
hàng tổ chức và (2) vận tải và hậu cần (logistics)
nhấn mạnh từ nhà bán sỉ và nhà bán lẻ

SCM lệ thuộc nhiều vào vận tải, tồn kho và dịch vụ hậu
cần tạo ra các dịch vụ vận tải, tồn kho, tư liệu cho
nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp.
2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG

- Triết lý quản trị mới và phát triển nhân lực: Quản trị tinh gọn và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Cách mạng về chất lượng: QLCL là các hoạt động có phối hợp
để định hướng và kiểm soát chất lượng của DN từ quy trình tác
nghiệp đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
- Cách mạng Xanh: Việc phát triển CCU xanh dựa vào các nguồn
năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng NVL hiệu quả
hơn, tiết kiệm hơn => CCU xanh được xem là một cơ chế hiệu
quả để giải quyết các vấn đề về môi trường trong chuỗi giá trị
toàn cầu
- Internet và CNTT
3. XU HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Mở rộng chuỗi cung ứng


2. Tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng: Bằng cách
phát hiện và giảm bớt các lãng phí trong sử dụng
NVL, CPSX, Dự trữ, và ứng dụng CNTT…
3. Gia tăng khả năng đáp ứng và thích nghi của CCU
phục vụ khách hàng
4. Phát triển bền vững CCU
10 XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NĂM 2022
https://vilas.edu.vn/10-xu-huong-chuoi-cung-ung-nam-2022.html
1. Advanced analytics and automation – Phân tích nâng cao và
tự động hóa
2. Supply chain talent – Nhân tài chuỗi cung ứng
3. Visibility – Khả năng hiển thị
4. The rise of e-commerce – Sự trỗi dậy của thương mại điện tử
5. Supply chain resilience – Khả năng phục hồi của chuỗi cung
ứng
6. Supply chain agility – Chuỗi cung ứng linh hoạt
7. Digital supply chains – Chuỗi cung ứng số hoá
8. Cybersecurity – An ninh mạng
9. Customer-centricity – Lấy khách hàng làm trung tâm
10. Artificial intelligence and machine learning – Trí tuệ nhân tạo
và máy học
10 XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NĂM 2024
https://www.ascm.org/ascm-insights/ascms-top-10-supply-chain-trends-in-2024/

1. Digital Supply Chain – Chuỗi cung ứng điện tử


2. Big data and analytics – Phân tích và dữ liệu lớn
3. Artificial intelligence – Trí tuệ nhân tạo
4. Investment in systems and people – Đầu tư vào hệ thống và con
người
5. Visibility, traceability and location intelligence – Khả năng hiển thị,
truy xuất nguồn gốc và vị trí
6. Disruption and Risk management – Gián đoạn và quản lý rủi ro
7. Agility and resilience – Phản ứng nhanh và bền bỉ
8. Cybersecurity – An ninh mạng
9. Green and circular supply chains – Chuỗi cung ứng xanh và tuần
hoàn
10. Geopolitics and the deglobalization of supply chain – Địa chính trị và
phi toàn cầu hóa chuỗi cung ứng
THẢO LUẬN TÌNH HUỐNG
CHUỖI CUNG ỨNG SAMSUNG

https://prezi.com/viwx1c_um9cv/supply-chain-of-samsung/
KẾT THÚC

You might also like