Thời điểm ghi nhận DT bán hàng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Về thời điểm ghi nhận Doanh thu bán hàng theo quy định của kế toán và

Doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa xuất khẩu.

Võ Tấn Hữu - Uỷ viên BCH, Thành viên Ban Nghiên cứu pháp luật và Tư

vấn – VICA

Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1892/TCT-DNL ngày 23/05/2014 về việc
hướng dẫn xác định thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng
hóa xuất khẩu. Theo hướng dẫn này thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế
TNDN đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Trường hợp xuất khẩu hàng
hóa, ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn
tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.
Như vậy căn cứ theo hướng dẫn trên và so sánh với các quy định về kế toán
hiện hành, trong thực tế có thể xảy ra một số trường hợp có sự khác biệt về
thời điểm ghi nhận Doanh thu giữa kế toán và thuế TNDN, dẫn tới Doanh
nghiệp cần phải thực hiện việc điều chỉnh tăng hoặc giảm Doanh thu tính thuế
khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, cụ thể như sau:
Căn cứ Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (Doanh thu và Thu nhập khác), doanh
thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Như vậy, về nguyên tắc thì Doanh thu được ghi nhận khi Doanh nghiệp đã chuyển
giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa thì thời điểm xác định Doanh nghiệp đã
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho
người mua (điều kiện a) cũng như Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý
hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa (điều kiện b),
(sau đây gọi là “thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng
hóa”), phải được xem xét cẩn thận dựa trên các “Điều kiện giao hàng” phù hợp với
các quy định của Incoterm 2010. Tùy vào từng Điều kiện giao hàng mà thời
điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa có thể khác nhau
(thông thường căn cứ vào ngày trên Vận đơn) và cũng có thể khác với ngày
xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan, dẫn đến có sự khác
biệt về thời điểm ghi nhận Doanh thu theo kế toán và xác định Doanh thu tính
thuế TNDN.
Bảng tổng hợp so sánh thời điểm ghi nhận doanh thu theo kế toán và thuế
TNDN đối với hàng hóa xuất khẩu trong một số trường hợp phổ biến:

Điều kiện
giao hàng Thời điểm ghi
Thời điểm ghi nhận
(theo nhận doanh thu
doanh thu theo kế toán
Incoterms theo thuế TNDN
2010)
Hàng đã được giao qua lan can tàu tại cảng Ngày xác nhận
FOB xuất khẩu. hoàn tất thủ tục
(Free On (Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay hải quan trên tờ
Board) sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại khai hải quan
cảng xuất khẩu).
Hàng đã được giao qua lan can tàu tại cảng
CIF
xuất khẩu.
(Cost,
(Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán
Insurance &
sang người mua là ngay sau khi hàng được
Freight)
giao qua lan can tàu tại cảng xuất).
Hàng đã được giao đến địa điểm thỏa thuận
tại nước nhập khẩu.
DDP
(Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa
(Delivered
điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao
Duty Paid)
gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho
đến khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí
thuế và khai hải quan).
CPT Hàng đã được giao cho người chuyên chở.
(Carriage Paid (Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa sau
To) khi hàng đã được giao cho người chuyên
CIP chở sẽ được chuyển từ người bán sang
(Carriage & người mua).
insurance Paid
to)
Hàng đã được giao đến địa điểm do người
EXW mua chỉ định.
(Ex Works) (Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới
quyền định đoạt của người mua tại nơi giao
hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho).

Tóm lại, trong thực tế có thể xảy ra một số trường hợp khác nhau về thời điểm ghi
nhận Doanh thu theo kế toán và thuế TNDN như trình bày ở trên. Chúng tôi lưu ý
rằng Doanh thu được ghi nhận trên Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp căn cứ
theo các Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán trong khi Doanh thu tính thuế TNDN
trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN căn cứ theo quy định của luật thuế TNDN. Vì
vậy khi lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN, Doanh nghiệp cần kiểm tra lại sự khác
biệt (nếu có) trong từng trường hợp cụ thể để tiến hành điều chỉnh tăng hoặc giảm
Doanh thu tính thuế TNDN tương ứng nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của thuế
TNDN hiện hành

You might also like