Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

-----o0o-----

TIỂU LUẬN

Môn: Luật kinh doanh

CHỦ ĐỀ: NHỮNG VI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ

Mã lớp học phần: 24D1LAW51100115

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Luật Kinh Tế Viên Thế Giang

Nhóm 6:

- Đỗ Nhật Lan - 31231025333


- Nguyễn Phạm Hồng Tâm - 31231026938
- Cao Hữu Vinh – 31231021110
- Nguyễn Trương Khiết Nhiên - 31231025162

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tinh thần
Họ tên STT theo Mức độ hoàn Ý kiến
Nhiệm vụ làm việc
danh sách lớp thành công việc của nhóm

Thuyết Tích cực,


Cao Hữu
34 trình, soạn họp nhóm 100% Đồng ý
Vinh
nội dung đầy đủ

Chuẩn bị Tích cực,


Đỗ Nhật Lan 10 nội dung, họp nhóm 100% Đồng ý
câu hỏi đầy đủ

Nguyễn Tích cực,


Soạn ppt,
Trương 22 họp nhóm 100% Đồng ý
câu hỏi
Khiết Nhiên đầy đủ

Nguyễn Thuyết Tích cực,


Phạm Hồng 24 trình, soạn họp nhóm 100% Đồng ý
Tâm nội dung đầy đủ.

2
MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...............................................................................2
I. QUY ĐỊNH CHUNG....................................................................................................4
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC........................................................................................5
1.1. Các nguyên tắc kế toán cơ bản...........................................................................5
1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán......................................................................8
1.3. Các yếu tố của báo cáo tài chính.........................................................................10
a) Tình hình tài chính..............................................................................................10
b) Tình hình kinh doanh..........................................................................................14
1.4. Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính.........................................................16
a) Ghi nhận tài sản...................................................................................................17
b) Ghi nhận nợ phải trả...........................................................................................17
c) Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác..............................................................18
d) Ghi nhận chi phí..................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................19

3
I. Định nghĩa:
1. Mua bán hàng hoá là gì?
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
(Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại).

Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì?


Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa
thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua
bán. Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự
để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên
mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.” Hợp đồng được hiểu là động sản,
kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hợp
đồng thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản.

Từ đó cho thấy, hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp
đồng mua bán tài sản.

2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá:


Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng mua
bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của
bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong quan hệ mua bán
hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau
mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản
pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

Luật thương mại Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm
nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa
thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương
thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.

3. Vấn đề chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

4
Việc nắm vấn đề chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro có thể giúp ích trong việc giải
quyết các vi phạm theo một số cách:
 Xác định bên chịu trách nhiệm: Việc xác định ai sở hữu tài sản hoặc chịu rủi ro tại
thời điểm vi phạm xảy ra có thể giúp xác định bên chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.
 Xác định mức độ thiệt hại: Việc hiểu rõ các rủi ro liên quan đến tài sản hoặc giao
dịch có thể giúp xác định mức độ thiệt hại do vi phạm gây ra.
 Lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp: Việc nắm rõ các quyền và nghĩa vụ
liên quan đến chuyển quyền sở hữu và rủi ro có thể giúp lựa chọn phương thức
giải quyết phù hợp, chẳng hạn như thương lượng, kiện tụng, hoặc trọng tài.

3.1 Chuyển quyền sở hữu: Sự chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua nhằm xác
định thời điểm kết thúc quyền sở hữu đối với tài sản của một chủ thể và bắt đầu quyền
sở hữu đối với cùng một tài sản đó của một chủ thể khác (từ thời điểm được pháp luật
công nhận bắt đầu quyền sở hữu, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về tài sản của mình).

Theo Khoản 1 Điều 161 Bộ Luật dân sự 2015. Thời điểm xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản:

1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện
theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa
thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản
được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc
người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản

Theo Điều 62 Luật thương mại 2005. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở
hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
Ví dụ: Bên A và bên B có giao dịch về hàng hoá với nhau. Tại thời điểm bên A kí xác
nhận đã kiểm tra và nhận hàng, quyền sở hữu về hàng hoá đã chuyển từ Bên B sang bên
A.

3.2 Chuyển rủi ro: Trong thực tiễn mua bán hàng hóa có thể xảy ra những sự kiện khách
quan làm mất mát, hư hỏng hàng hóa như bị trộm cắp, do thiên tai, địch họa… Trong
những trường hợp đó, yêu cầu rất quan trọng đặt ra là phải xác định trách nhiệm gánh
chịu rủi ro đối với hàng hóa. Về nguyên tắc chung, việc xác định trách nhiệm rủi ro đối
với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. trong
trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng quy định của pháp luật.

Điều 441 Bộ luật dân sự 2015. Thời điểm chịu rủi ro


5
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua
chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua
chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.

Luật Thương mại năm 2005 quy định về cách xác định trách nhiệm về rủi ro
đối với hàng hóa như sau:

– Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Điều 57
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại
một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho
bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã
nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các
chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Ví dụ, hai bên thỏa thuận thời điểm bên bán giao hàng và bên mua nhận hàng là 13 giờ
ngày 20/6/2015 tại một địa điểm xác định. Đúng 13 giờ ngày 20/6/2015, bên bán đã
chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng giao cho bên mua, nhưng tại thời điểm đó, bên mua vẫn
chưa tới nhận hàng. Vào 13 giờ 40 phút, trời đổ mưa to, một bộ phận hàng đã bị ngấm
nước. Trường hợp này, bên phải chịu rủi ro là bên mua vì đã vi phạm nghĩa vụ nhận
hàng.

Cũng ví dụ nêu trên nhưng thời gian giao, nhận hàng được quy định: bên bán giao hàng
cho bên mua vào ngày 20/6/2015 và bên mua có quyền nhận hàng vào bất kì thời điểm
nào trong ngày 20/6/2015. Vào 13 giờ 40 phút cùng ngày, trời đổ mưa và một bộ phận
hàng hóa bị ẩm ướt, lúc này bên bán sẽ là bên phải chịu rủi ro vì tuy bên mua chưa nhận
hàng nhưng không bị vi phạm nghĩa vụ nhận hàng, vì thời gian quy định cho việc bên
mua nhận hàng chưa hết.

– Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: Điều 58
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng
hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất
mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho
người vận chuyển đầu tiên.

Dù cho bên nào thực hiện kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và qua bao nhiêu người
vận chuyển, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi
hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
6
– Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà
không phải là người vận chuyển: Điều 59
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao
nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng
hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Trong trường hợp trên, công ty B thuê dịch vụ vận chuyển của anh C để giao hàng cho
A. Thì những rủi ro như: cà phê bị ẩm mốc khi vận chuyển, cà phê bị rơi rớt trên đường
vận chuyển thì rủi ro về hàng hóa sẽ vẫn thuộc về công ty B cho đến khi đại diện của
công ty A hoặc người được ủy quyền nhận hàng, tiến
hành ký nhận hàng

– Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển:
Điều 60
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên
đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên
mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Ví dụ thứ nhất: hai bên trong hợp đồng thỏa thuận: bên bán (có trụ sở tại Thành phố Hồ
Chí Minh) giao hàng cho bên mua tại kho của bên mua (có trụ sở tại Thành phố Hà
Nội). Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tới
Đà Nẵng thì gặp phải sự cố về thời tiết nên hàng bị hư hỏng. Đây không phải là trường
hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển, mà là hàng hóa đã được mua bán
và đang trong thời gian vận chuyển. Do bên bán chưa giao hàng đến được địa điểm xác
định mà các bên thỏa thuận, nên bên bán sẽ phải gánh chịu rủi ro luật sư uy tín.

Ví dụ thứ hai: bên A (có trụ sở tại Việt Nam) thỏa thuận bán cho bên B (có trụ sở tại
Lào) một số lượng gia cầm và bên A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở của B. Khi
xe chuyên chở gia cầm của bên A đang trên đường giao hàng cho bên B, tới cửa khẩu
Cha Lo của Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục xuất khẩu thì bên A nhận được thông báo
của bên B rằng tại Lào đang xuất hiện vùng dịch và hàng hóa là gia cầm bị cấm nhập
khẩu, vì vậy bên A không thể giao hàng tới và bên B cũng không thể nhận hàng. Lúc
này bên C (trụ sở tại Việt Nam) biết tin bên A có lượng gia cầm đó và có nhu cầu mua
lại, bên A đồng ý và hai bên tiến hành giao kết hợp đồng. Như vậy, kể từ thời điểm bên
A và bên C giao kết hợp đồng, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với số gia cầm
trên được chuyển giao cho bên mua. Đây là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên
đường vận chuyển.

7
– Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác: Điều 61
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được
quy định như sau:
1. ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng
hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt
của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng
hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông
báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

4. Giới thiệu tình huống pháp lý: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường
phát sinh về các chủ đề gây tranh cãi như:
 Người bán giao hàng chậm;
 Bên bán giao hàng không đúng chủng loại, số lượng hàng hóa đã thỏa thuận
trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết;
 Bên mua vi phạm về nghĩa vụ thanh toán cho bên bán;
 Bên bán vi phạm các điều khoản khi giao hàng cho bên mua;
 Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng giữa các bên.

4.1 Tóm tắt nội dung bản án:


Ngày 01/10/2021, bên bán và bên mua giao kết hợp nghĩa vụ giao máy có xuất xứ Nhật
Bản với các quy cách, chất lượng cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản theo thỏa thuận
của các bên trong hợp đồng. Ngày 01/11/2021, bên bán giao máy phát điện có xuất xứ từ
Singapore. Tuy nhiên, ngay từ khi nhận bộ chứng từ vận tải trong đó có ghi mã xuất xứ
từ Singapore, bên mua vẫn thanh toán 70 % giá trị hàng cho bên bán sau khi thông báo
cho bên bán về xuất xứ của máy không đúng như thỏa thuận của các bên,đồng thời đã
nhận máy và được chuyển giao lắp đặt vào ngày 01/12/2021 với cam kết sẽ nghiệm thu
máy sau khi lắp ráp. Máy phát điện được các bên xác nhận về chất lượng và các thông
số kỹ thuật phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên sau đó, bên mua căn cứ
vào việc bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng (máy phát điện có xuất xứ từ
Singapore thay vì Nhật Bản), yêu cầu trả lại máy và đòi lại tiền. Theo Luật Thương mại
2005, bên mua có quyền khiếu nại bên bán, yêu cầu trả lại hàng và đòi tiền lại?

4.2 Cơ sở pháp lý (THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005):

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất
lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

 Theo Khoản 1 điều 34 luật thương mại 2005 thì bên bán và bên mua giao kết hợp
đồng mua bán máy phát điện, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao máy có xuất xứ Nhật
8
Bản với các quy cách, chất lượng cũng như các chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản theo thỏa thuận
của các bên trong hợp đồng.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 : Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù
hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng
loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng
hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá
đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không
có cách thức bảo quản thông thường

 Theo Khoản 1 Điều 39 bên bán đã tự ý thay đổi bán máy phát điện theo thỏa thuận
trong hợp đồng (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản), mà không có
sự cho phép của bên người mua thì đó là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nên
người bán đã vi phạm hợp đồng

Căn cứ theo Khoản 2,3 Điều 40 và Điều 318


Điều 40 : Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định
của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá
đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó
được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm
chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng

Điều 318: Thời hạn khiếu nại


Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại
do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy
định như sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong
trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời
hạn bảo hành;

9
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc
trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về
các vi phạm khác

 Theo các quy định trên, thì hàng hóa mà bên bán đã giao không phù hợp với hợp
đồng mà lúc đầu hai bên thỏa thuận nên bên bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về
hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm
hợp đồng.Đồng thời nếu còn trong thời hạn khiếu nại thì người mua hoàn toàn có quyền
được khiếu nại bên bán để được hoàn trả lại sản phẩm và đòi lại tiền.

Điều 297 : Buộc thực hiện đúng hợp đồng


1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh.

 Theo các quy định trên, khi bên bán giao máy phát điện sai theo hợp đồng đã thỏa
thuận trước đó ( giao máy phát điện xuất xứ từ Singapore thay vì xuất xứ Nhật Bản theo
thỏa thuận) thì bên bán phải buộc thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp
khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh nên bên
mua có quyền thanh toán tiền hàng tương ứng với giá trị của hàng hóa (máy phát điện có
xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản)

Kết luận lại , bên bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi đã vi phạm hợp đồng đã
thỏa thuận ban đầu (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản), bên
mua có quyền khiếu nại bên bán và yêu cầu trả lại hàng và đòi tiền lại. Bên cạnh đó
, do bên bán vi phạm trước nên phải chịu tất cả chi phí chênh lệch phát sinh nếu
bên mua yêu cầu đổi hàng hoặc có quyền thanh toán tiền hàng tương ứng với giá
trị của hàng hóa (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản)

5. Giải pháp xử lý : Từ những vấn đề về tranh chấp hợp đồng hàng hoá trong thực tế,
các giải pháp mà công ty thường áp dụng để giảm thiểu rủi ro khi vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hoá:

- Xây dựng hợp đồng rõ ràng và chi tiết: Công ty nên xây dựng hợp đồng mua bán hàng
hoá có điều khoản rõ ràng, cụ thể và chi tiết về các yếu tố quan trọng như giá cả, thời
gian giao hàng, điều kiện thanh toán, và các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

10
- Thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng: Đảm bảo rằng hàng hoá được kiểm tra chất
lượng kỹ lưỡng trước khi giao hàng cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc sử
dụng các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra hàng loạt và đánh giá của bên thứ ba.
- Quản lý dữ liệu và tài liệu: Công ty cần thiết lập hệ thống quản lý tài liệu hiệu quả để
lưu trữ và quản lý các hồ sơ về hợp đồng, đơn đặt hàng, và thông tin liên quan. Việc này
giúp dễ dàng tra cứu thông tin khi cần và giảm thiểu rủi ro về mất mát thông tin quan
trọng.

- Mua bảo hiểm: Mua bảo hiểm chuyên ngành, chẳng hạn như bảo hiểm hàng hoá, có
thể giúp công ty giảm thiểu rủi ro tài chính trong trường hợp xảy ra sự cố về hàng hoá,
bao gồm mất mát, hỏng hóc hoặc vi phạm hợp đồng.

- Thực hiện đánh giá và giám sát nhà cung cấp: Theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhà
cung cấp định kỳ để đảm bảo rằng họ tuân thủ các điều khoản hợp đồng và đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng.

- Sử dụng pháp lý chuyên nghiệp: Hợp tác với luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm
bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng mua bán được phát triển một cách chính xác và
bảo vệ lợi ích của công ty.

- Đào tạo nhân viên: Công ty nên cung cấp đào tạo cho nhân viên về các quy trình và
quy định liên quan đến hợp đồng mua bán, giúp họ hiểu rõ và tuân thủ các quy định, từ
đó giảm thiểu rủi ro vi phạm.

- Thiết lập cơ chế xử lý khiếu nại: Xây dựng cơ chế cho việc giải quyết các khiếu nại từ
phía khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và
duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

- Sử dụng các phương thức thanh toán an toàn: các phương thức thanh toán an toàn như
thanh toán qua ngân hàng, thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến giúp đảm bảo tiền
được chuyển đến đúng người nhận và hạn chế rủi ro lừa đảo.

5.1 Giải pháp cho vấn đề chuyển quyền sở hữu:


- Thỏa thuận rõ ràng về thời điểm chuyển quyền sở hữu: Trong hợp đồng mua bán, bên
bán và bên mua nên thỏa thuận rõ ràng về thời điểm chuyển quyền sở hữu. Điều này
giúp tránh hiểu lầm và tranh cãi sau này.

- Xác định rõ trách nhiệm đối với tài sản trước và sau khi chuyển giao: Cần phải xác
định rõ trách nhiệm của bên bán và bên mua đối với tài sản trước và sau khi chuyển
giao. Điều này giúp xác định người chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra vấn đề.

11
- Tuân thủ các quy định pháp lý: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về chuyển
quyền sở hữu, đặc biệt là trong các trường hợp không có thỏa thuận cụ thể giữa các bên.

5.2 Giải pháp cho vấn đề chuyển rủi ro:


- Thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm về rủi ro: Trong hợp đồng mua bán, bên bán và bên
mua nên thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm gánh chịu rủi ro trong các tình huống khác
nhau, bao gồm cả trường hợp có địa điểm giao hàng xác định và không có địa điểm giao
hàng xác định.

- Sử dụng các phương tiện bảo hiểm: Bên bán và bên mua có thể sử dụng các phương
tiện bảo hiểm để bảo vệ chính mình khỏi các rủi ro không mong muốn. Điều này giúp
giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Quản lý vận chuyển hàng hóa cẩn thận: Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, cần thực
hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và chính xác để tránh hư hỏng hoặc mất mát hàng
hóa. Điều này bao gồm việc sử dụng đúng phương tiện vận chuyển, đóng gói cẩn thận
và giám sát quá trình vận chuyển.

- Kiểm soát thời gian giao hàng: Cần kiểm soát chặt chẽ thời gian giao hàng để đảm bảo
rằng hàng hóa được giao đúng theo thỏa thuận và tránh trường hợp bên mua vi phạm
nghĩa vụ nhận hàng.

- Xác định rõ trách nhiệm trong các tình huống đặc biệt: Trong các trường hợp đặc biệt
như khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc khi giao hàng cho người nhận hàng
để giao, cần xác định rõ trách nhiệm của các bên để tránh tranh chấp sau này.

Dưới đây là các giải pháp chi tiết hơn cho từng trường hợp liên quan đến chuyển
rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Vấn đề 1: Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:
Thỏa thuận về điều kiện giao hàng: Cần thỏa thuận cụ thể về điều kiện giao hàng như
thời gian, địa điểm và trạng thái của hàng hóa tại thời điểm giao hàng. Điều này giúp
tránh hiểu lầm và tranh chấp về trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.

Đảm bảo người nhận hàng đúng thời điểm: Bên mua cần đảm bảo rằng họ sẽ có mặt
đúng thời điểm được thỏa thuận để nhận hàng. Nếu không, rủi ro có thể chuyển sang
phía bên mua nếu bên bán đã chuẩn bị hàng và sẵn sàng giao hàng.

Sử dụng các dịch vụ vận chuyển uy tín: Lựa chọn các dịch vụ vận chuyển uy tín và có
kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và chính xác trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.
12
Vấn đề 2: Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định:
Thỏa thuận về phương thức vận chuyển: Cần thỏa thuận rõ ràng về phương thức vận
chuyển hàng hóa và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình này. Điều này bao gồm
việc quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển
đầu tiên.

Theo dõi quá trình vận chuyển: Cần thực hiện việc theo dõi và giám sát quá trình vận
chuyển hàng hóa để đảm bảo rằng nó được thực hiện đúng cách và an toàn. Điều này có
thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các dịch vụ vận chuyển có hệ thống giám sát
và báo cáo.

Vấn đề 3: Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao
mà không phải là người vận chuyển:
Xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa: Bên mua cần xác nhận rằng họ đã có quyền chiếm
hữu hàng hóa từ người nhận hàng để giao. Điều này có thể được thực hiện thông qua
việc thu thập và xác nhận các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu.

Đảm bảo thông tin được truyền đạt đúng cách: Cần đảm bảo rằng thông tin về quyền sở
hữu và trách nhiệm đã được truyền đạt đúng cách giữa các bên liên quan. Điều này giúp
tránh những hiểu lầm và tranh chấp sau này.

Vấn đề 4: Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận
chuyển:
Thỏa thuận về thời điểm giao kết hợp đồng: Cần thỏa thuận rõ ràng về thời điểm giao
kết hợp đồng để xác định thời điểm chuyển rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.

Theo dõi và giám sát hàng hóa: Bên mua và bên bán cần thực hiện việc theo dõi và giám
sát quá trình vận chuyển hàng hóa để đảm bảo rằng nó được thực hiện đúng cách và an
toàn.

Xác định trách nhiệm trong các trường hợp đặc biệt: Cần xác định rõ trách nhiệm của
các bên trong các trường hợp đặc biệt như khi xảy ra sự cố trên đường vận chuyển hoặc
khi hàng hóa không thể giao đến nơi đích do lý do khách quan.

Ví dụ: Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:
Thỏa thuận về điều kiện giao hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng điện tử như
Shopee, Tiki, Lazada,…: Thỏa thuận cụ thể về điều kiện giao hàng như thời gian, địa
điểm và trạng thái của hàng hóa tại thời điểm giao hàng. Mọi thanh toán đã được đồng ý
và xác nhận giữa 2 bên thông qua trung gian là ứng dụng điện tử.
13
Đảm bảo người nhận hàng đúng thời điểm: Bên mua cần đảm bảo rằng họ sẽ có mặt
đúng thời điểm được thỏa thuận để nhận hàng. Nếu không, rủi ro có thể chuyển sang
phía bên mua nếu bên bán đã chuẩn bị hàng và sẵn sàng giao hàng. Chẳng hạn như nếu
người giao hàng (shipper) vận chuyển hàng đến địa điểm được giao những người nhận
kẹt việc không thể nhận hàng, khi kết thúc chuyến giao đơn (giao vào thời điểm khác
trong 3-4 ngày tiếp theo) mà người nhận vẫn không nhận hàng thì hàng sẽ được đưa về
kho hàng của dịch vụ ở TP.HCM, trong suốt thời gian rủi ro về hàng hoá đã được
chuyển sang cho bên mua vì đã không thực hiện đúng chính sách đã đồng ý ban đầu.

Tóm lại, việc thực hiện các giải pháp trên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp trong quá
trình mua bán hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện hợp đồng
mua bán một cách minh bạch và công bằng.

14
15

You might also like