Tình Đ NG Đ I (NNSXX)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tình đồng đội trong “Những ngôi sao xa xôi” 1

1. MỞ BÀI: “Giờ chiến đấu là giờ đẹp nhất


Đạn vách đường bay như ngàn ánh cầu vồng
Hai ngàn thước vuông trên đỉnh núi
Mỗi thước vuông nâng dậy một anh hùng.”
Những câu thơ của Anh Ngọc trong bài “Cao điểm” đã chứng minh một điều rằng: năm
tháng qua đi, lớp bụi thời gian có thể phủi mờ những trang giấy nhưng những tình cao đẹp như
tình đồng đội, đồng chí thì vẫn còn nguyên vẹn. Lê Minh Khuê - một cây bút nữ chuyên về
truyện ngắn, là người con của vùng đất Thanh Hóa, từng là nữ thanh niên xung phong trên tuyến
lửa Trường Sơn, bằng những trãi nghiệm của cuộc đời mình bà đã viết “Những ngôi sao xa xôi”,
một câu chuyện cảm động về tình đồng đội. Đọc truyện ta không chỉ thấu hiểu được về cuộc sống
chiến đấu nhiều gian khổ hy sinh của ba cô gái mà còn được chiêm ngưỡng nhiều vẻ đẹp của họ.
Và đẹp nhất chính là mối tình động đội gắn bó keo sơn. Hãy cùng đến với câu chuyện để được
chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy.
2. THÂN BÀI:
a. Khái quát:
“Tình đồng đội”, một mối tình bình dị, đơn sơ của những người cùng chung chí hướng. Mối
tình đó được hình thành từ trong chiến tranh, được tôi luyện từ trong thử thách, hóa thành sức
mạnh, niềm tin để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù. Ra đời năm 1971, giai đoạn khốc liệt của kháng
chiến chống Mỹ, giai đoạn cả nước cùng ra trận, toàn dân cùng xuống đường, tất cả quyết tử cho
tổ quốc quyết sinh, “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cũng viết về đề tài “Chiến
tranh” nhưng bằng một nét văn phong đẹp và trang nghiêm, thông qua vai kể trần thuật và cốt
truyện đơn giản, truyện không chỉ cho ta hiểu được cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ của ba cô
gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ, mà còn
được cảm động với mối tình động đội ấm áp, keo sơn của họ. Đó là sự thấu hiểu nhau qua từng
thói quen sở thích, là sự lo lắng chia sẻ cho nhau trong những lúc buồn vui, là sự quan tâm chăm
sóc cho nhau những khi khổ đau hoạn nạn.
b. Phân tích:
Có ai đó đã nói rằng “Cỏ dại cũng sẽ là hoa nếu bạn hiểu nó”. Tôi đã cảm nhận được điều này
khi nghe Phương Định tự kể về cô và những người đồng đội thân thiết của mình. Sinh ra khi nước
nhà chia cắt, tiếng súng bom chưa ngơi nghỉ, Thao, Nho và Phương Định theo tiếng gọi của Tổ
quốc, với lý tưởng cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn họ đã bỏ lại sau lưng tất cả lên đường đi
chiến đấu, sống chiến đấu cùng nhau trên mặt trận ác liệt nơi cao điểm của Trường Sơn. Tuy vậy,
cả ba đều rất yêu đời, hồn nhiên và dũng cảm. Với vai kể trần thuật, giọng kể tự nhiên và rất chân
thành, chúng ta được biết Phương Định là một “cô gái Hà Nội”, xinh đẹp, mộng mơ, hát hay và
có cá tính. Cô đặc biệt có cặp mắt đẹp nên rất thích ngắm mình trong gương. Cô không “xúm
nhau đối đáp” với các anh bộ đội như những người khác. Một chút làm điệu khi “đứng ra xa,
khoanh tay trước ngực, nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”. Phải chăng những nét đẹp đó của cô
được anh lái xe để ý đến? Khác với Phương Định, Nho là một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn như một
“que kem trắng”. Sở thích ăn kẹo của Nho là một chi tiết mang lại cho tác phẩm màu sắc ngọt
ngào, đánh thức tuổi thơ mỗi người. Và làm sao quên được Thao - người chị cả chu đáo, cẩn thận,
“thích ăn bích quy, thích thêu áo lót bằng chỉ màu, thích tỉa lông mày nhỏ như cái tăm” nhưng
chị lại rất “sợ máu, sợ vắt” và “không ưa nước mắt”. Chị được Phương Định kể với tất cả sự yêu
thường và cảm phục. Thử hỏi nếu Phương Định không quan tâm, yêu quý đồng đội thì làm sao cô
có thể hiểu họ từ thói quen, sở thích đến cả cách làm đẹp. Theo lời kể của Phương Định, ta đâu
chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ba cô gái, mà còn hiểu rằng tình cảm gắn bó yêu thương và sự
thấu hiểu nhau của họ đâu chỉ làm dịu mát cái không khí ác liệt của chiến tranh mà chính là nguồn
động viên thôi thúc người chiến sĩ trên những chặng đường dài. Quả thật, nếu nói chiến tranh là
2
mảnh đất khô cằn thì đồng đội chính là hạt giống thần kì bất chấp mọi sự khắc nghiệt để bám
rễ sự sống, đâm chồi yêu thương và nở hoa hạnh phúc trong lòng người.
Người ta thường nói, đến với nhau mới là sự khởi đầu, giữ được nhau phải nhờ sự thấu hiểu và
làm việc cùng nhau mới là sự thành công. Hãy nghe Phương Định kể lại tâm trạng của mình trong
một lần Thao và Nho chạy trên cao điểm. Với giọng kể gấp gáp pha chút căng thẳng và ngòi bút
miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, câu chuyện đã đưa chúng ta đến với một tình huống khá căng
thẳng để một lần nữa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tình đồng đội. Giây phút mà đồng đội đang
trinh sát ngoài kia, khi thần chết đang quanh quẩn bên họ, Phương Định chỉ có thể bất lực ngồi
trực điện thoại trong hang. Tâm trạng của Phương Định trong nửa tiếng đồng hồ ngắn ngủi ấy đã
cho thấy được sự quan tâm, lo lắng dành cho hai người đồng đội. “Nhưng gì đã qua, những gì
sắp tới … không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi chưa quay về? ”. Quá khứ khó
khăn, gian khổ nhưng luôn có đồng đội kề bên, tương lại tươi sáng đang chờ đợi nhưng sẽ chẳng
còn ý nghĩa nếu đồng đội không về. Có lẽ với Phương Định, trong thời khắc ấy không có gì quan
trọng bằng tính mạng những người động đội đang chạy trên cao điểm kia. Tâm trí Phương Định
giờ đây chỉ còn một mối quan tâm duy nhất- đồng đội. Bồn chồn, bất an đến mức cô nói như gắt
vào máy “ Trinh sát chưa về”. Biết được đầu dây bên kia là đại đội trưởng nhưng cô chẳng mảy
may quan tâm đến việc đó. Lo lằng cho đồng đội thế nào thì Phương ĐỊnh mới có thái độ bất chấp
dắt tội cả với cấp trên. Tình hình ngoài cao điểm căng thẳng bao nhiêu thì tâm trạng của Phương
Định hỗn loạn bấy nhiêu. May sao, chi viện đến, đồng đội đã an toàn. Phương Định “muốn la
toáng lên vì thích thú”. Ta thấy được cái lo của Phương Định không phải cái lo khi ta đợi bạn trễ
hẹn mà đó là cái lo khi trời khuya mẹ chưa về hay khi biết cha lao vào nguy hiểm. Thế mới thấy,
đồng đội đâu chỉ là một hớp nước uống chung hay nắm cơm bẻ nửa, chăn xuôi đắp cùng mà còn
là sự hy sinh, sống chết cùng nhau, chia sẻ cho nhau cả sự sống và cái chết. Mối tình bình dị mà
thiêng liêng đó được hình thành từ trong chiến tranh, từ trong khói lửa, mang đến một khoảng
lặng bình yên, xoa dịu mọi khốc liệt tan thương của cuộc sống chiến tranh loạn lạc. Đúng như
Chính Hữu từng tâm sự: “Trong cuộc chiến đấu trướng kì gian khổ, người lính chúng tôi chỉ
có một điểm tựa dường như là duy nhất, đó là tình đồng đội.”
Không dừng lại ở đó, chi tiết thật sự đắt giá và cảm động nhất trong truyện ngắn này là tình
huống Nho bị thương được đồng đội tận tình chăm sóc. Kịch tính, cảm động, giọng văn như
nghẹn ngào trong khoảnh khắc ấy. Bằng nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật
tài tình, tác giả đã giúp ta cảm nhận được sự săn sóc yêu thương của đồng đội dành cho nhau.
Trong lúc Phương Định “bế em đặt lên đùi mình” để kiểm tra vết thương thì chị Thao, một người
“cương quyết, táo bạo” giờ đây “nghẹn ngào không nước mắt”. Chị thương, muốn chăm sóc cho
Nho nhưng chẳng thể làm gì được nên đành “lẩn quẩn, lúng túng” bên ngoài vậy thôi. Tất cả
những hành động đó dường như bị chi phối bởi tình yêu. Nếu hành động của Phương Định là biểu
hiện tình yêu thương dành cho đồng đội thì thái độ của chị Thao là sự chi phối bởi tình cảm đó.
Bởi với chúng ta, chẳng ai muốn thấy người mình yêu thương phải chiu đau đớn về thể xác lẫn
tinh thần. Nếu thái độ ngắt gỏng không chịu hát của Phương Định khi được chị Thao đề nghị
mang lại sự căng thẳng cho câu chuyện thì câu nói của chị Thao “Thường thế, người ngoài cảm
thấy bị đau hơn người bị thương mà” đã để lại cho cuộc hội thoại một hồi lắng nhẹ . Yêu thương,
lo lắng, thấu hiểu, sẻ chia, quan tâm, chăm sóc, tình cảm của ba cô gái giờ đây như tình cảm của
những người chị em ruột thịt trong cùng một nhà. Chứng kiến cảnh tượng này, ta đâu chỉ hiểu
được những tổn thương, mất mát do chiến tranh gây ra mà còn hiểu được vì sao ta chiến đấu và
chiến thắng kẻ thù. Phải chăng khi sự sống và cái chết gần kề thì tình đồng đội sẽ đánh bạt tất cả
và sức mạnh ấy đã giúp họ vượt qua cái gang tấc của sự sợ hãi. Mối tình đó phải chăng chính là
sức mạnh để chiến đấu và chiến thằng kẻ thù. Thế mới nói: “Chiến tranh dù có tàn phá khốc
liệt đến đâu đi nữa vẫn không thể giết chết những tình cảm đẹp của con người mà bù lại, như
một thứ lửa thử vàng, từ trong chiến tranh những tình cảm ấy sẽ được củng cố và nối dài
thêm”. Tình đồng đội của ba cô gái chính là một khối vàng nguyên chất sáng rực sau khi được tôi
luyện, thử lửa chiến tranh.
3
c. Tổng hợp:
“Những ngôi sao xa xôi”, những vì tinh tú tỏa sáng trên bầu trời. Không chói lọi như mặt trời,
không rạng ngời như vầng trăng, ánh sáng rực rỡ và trong trẻo đó phải chăng chính là vẻ đẹp tâm
hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong, là sự hy sinh thầm lặng của những con
người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước. Như những ngôi sao sáng mãi trên
bầu trời, sự hy sinh của họ sẽ mãi bất tử cùng thời gian. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nói:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”,
đọc “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, ta không chỉ cảm kích, ngưỡng mộ mối tình
đồng đội cao quý của ba cô gái thanh niên xung phong mà còn được thấu hiểu về những hy sinh
của tuổi trẻ, về những điều được mất của chiến tranh. Tự hào về tuổi trẻ Việt Nam thời chống
Mỹ, con người Việt Nam trong đấu tranh, ta càng tin tưởng hơn vào thắng lợi tất yếu của cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Và lịch sử đã chứng minh, ngày 30 tháng Tư năm 1975, đế quốc Mỹ rút
khỏi Việt Nam, đất nước được thống nhất, lịch sử lại sang trang, một kỉ nguyên mới đã bắt đầu -
Kỉ nguyên xây dựng, kiến thiết nước nhà. Câu chuyện cảm động về cuộc sống chiến đấu gian khổ
và mối tình đồng đội cao đẹp của những cô gái thanh niên xung phong sẽ mãi là niềm tự hào của
thế hệ trẻ Việt Nam qua mọi thời đại. Truyện giúp ta hiểu rằng đường đi tới ngày toàn thắng của
dân tộc ta đâu phải được trải bằng nhung lụa, hoa hồng mà phải được tô đắp bằng máu xương của
nhiều thế hệ cha anh. Thấu hiểu được điều đó, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay xin nguyện tiếp bước
cha anh viết thêm những trang sử mới, ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, xứng đáng là những
thanh niên xung phong trên mặt trận tri thức, kinh tế, góp phần bảo vệ độc lập, xây dựng đất nước
giàu đẹp hơn. “Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua” (Hoàng Trung Thông)
3. KẾT BÀI:
Các nhà phê bình văn học có nói: “Tác phẩm hay là tác phẩm truyền tải được thông
điệp và cảm xúc”. Với vai kể trần thuật, với giọng kể tự nhiên, đặc biệt là cách sử dụng chất liệu
hiện thực, “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê xứng đáng là một tác phẩm hay. Không
chỉ là khúc phim tư liệu của lịch sử, một bản anh hùng ca, ca ngợi truyền thống đấu tranh yêu
nước của dân tộc mà còn là một bản tình ca, ca ngợi tình đồng đội. Đọc truyện ta không chỉ được
sống lại với những năm tháng đau thương hào hùng của dân tộc mà còn được xúc động trước mối
tình đồng đội thiêng liêng cao đẹp của ba cô gái và nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong cuộc
sống thời bình. Thế mới thấy, những bài học làm người chỉ là lý thuyết khi nằm trên tim sách,
nhưng sẽ hoá thành đạo khi ta biết đặt chúng lên tim người. Vậy nên, là học sinh, chúng ta hãy
yêu Văn và học tốt môn Văn để hướng tâm hồn mình đến với những giá trị cao đẹp của cuộc đời
các bạn nhé!

You might also like