Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập


- Họ và tên: ThS. Lê Như Quỳnh - Họ và tên: Lê Thị Phượng
- Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp (Lớp hành chính): K54F3

HÀ NỘI- 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ................................................................................1
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG............2
1.1. Chức năng và nhiệm vụ.....................................................................................3
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy......................................................................................4
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới thương mại.............................................5
1.3.1. Cơ sở vật chất..........................................................................................5
1.3.2. Mạng lưới thương mại.............................................................................5
II. CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG................................................................6
2.1. Chính sách tuyển dụng, đào tạo.........................................................................6
2.2. Chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi............................................................6
2.3. Các chế độ chính sách khác đối với người lao động.........................................7
2.4. Chính sách quản lý nguồn lực tài chính.............................................................7
2.5. Chính sách quản lý nguồn nguyên vật liệu........................................................8
2.6. Chính sách cơ sở vật chất..................................................................................8
2.7. Chiến lược và chính sách kinh doanh................................................................9
2.8. Chính sách chất lượng.......................................................................................9
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2018 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2021...........................................................................................10
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty................................................10
3.1.1. Hoạt động thi công xây dựng................................................................12
3.1.2. Hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản......................................13
3.2. Thực trạng thị trường.......................................................................................13
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CỦA
NHÀ NƯỚC ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SÔNG HỒNG........................................................................................15
4.1. Tác động của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ..............................15
4.2. Tác động của Chỉ thị 11/CT-TTg....................................................................15
4.3. Tác động của chính sách tiền tệ.......................................................................16
4.4. Tác động của chính sách thuế..........................................................................16
V. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT............................................17
VI. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.....................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................19
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty (Trang 4)
Bảng 1.1: Trang thiết bị công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (Trang 5)
Bảng 3.1: Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (Trang 10)
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 11)
Bảng 3.3: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 và 2021
(Trang 12)
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông
Hồng so với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2021 (Trang 14)

1
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG.
Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng là công ty cổ phần được thành lập theo Quyết
định số 257/QĐ-BXD ngày 21/02/2006 và Quyết định số 747/QĐ-BXD ngày
09/05/2006 (sửa đổi Quyết định 257/QĐ-BXD) của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
- Tên giao dịch: Song Hong Construction JSC
- Tên viết tắt: INCOMEX - Điện thoại: (024) 3972 7296
- Mã chứng khoán: ICG - Fax: (024) 3972 7295
- Đại diện: Phạm Hùng- Tổng giám đốc - Email: mail@incomex.com.vn
- Vốn điều lệ: 200 tỷ đồng - Website: http://www.incomex.com.vn
- Vốn chủ sở hữu: 281 tỷ đồng
- Trụ sở chính: 164 Lò Đúc – Đống Mác – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100107042 do Sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 17/04/2006, đăng ký thay đổi lần 9 ngày
24/02/2017.
 Ngành nghề kinh doanh chính:
- Đầu tư, kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Môi giới, đấu giá bất
động sản (không bao gồm dịch vụ tư vấn nhà đất);
- Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ
thuật, công trình ngầm, công trình và hệ thống điện, viễn thông và các công trình kỹ
thuật khác, hoàn thiện công trình xây dựng;
- Đầu tư, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kinh
doanh dịch vụ lữ hành và các dịch vụ khách sạn du lịch (không bao gồm kinh doanh
vũ trường, quán bar và phòng hát karaoke); Hoạt động dịch vụ tài chính.
 Địa bàn kinh doanh: Công ty hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Lịch sử hình thành:
- Ngày 14/06/1997: Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng tiền thân là Chi nhánh của
Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng tại Hà Nội được thành lập.
- Ngày 15/12/2004: Chi nhánh được sáp nhập với Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất
nhập khẩu, đổi tên là Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Hà Nội.
- Ngày 21/02/2006: Chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập
khẩu Hà Nội.
- Ngày 09/05/2006: Chuyển thành Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (Incomex).
- Ngày 19/05/2007: Tăng vốn điều lệ từ 10 lên 150 tỷ đồng.
- Ngày 21/04/2009: Cổ phiếu của công ty giao dịch tại sàn HNX.
- Ngày 22/04/2010: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.

2
 Mục tiêu:
“Tôn trọng, lắng nghe xem lợi ích của khách hàng, đối tác, cổ đông là lợi ích của chính
mình” và “Tự đổi mới, đón đầu cơ hội, gặt hái thành công”, Incomex đang từng bước
hoàn thiện cấu trúc bộ máy tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Cùng với các công ty liên doanh, liên kết, Incomex ngày càng khẳng định thương hiệu
và vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Các mục tiêu chủ yếu:
- Duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và phát triển vững chắc.
- Tham gia tích cực vào chương trình phát triển xây dựng nhà ở của thành phố.
- Không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên, đảm bảo lợi ích chính đáng
của cổ đông và nộp ngân sách đầy đủ đúng quy định.

1.1. Chức năng và nhiệm vụ.


- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp; Thiết kế kiến trúc tổng mặt bằng
nội, ngoại thất đối với công trình dân dụng, công nghiệp; Thiết kế quy hoạch chung;
Quy hoạch tổng thể, chi tiết đối với khu đô thị, khu dân cư.
- Giám sát thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Khảo sát địa chất công trình xây dựng.
- Tư vấn thẩm tra, thẩm định, quy hoạch dự án đầu tư, kỹ thuật, bản vẽ thi công và
tổng dự tốn các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, kỹ thuật hạ
tầng đô thị và nội, ngoại thất (trong phạm vi chứng chỉ đã đăng kí).
- Kiểm tra chất lượng công trình, thí nghiệm xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ
thuật, công trình ngầm, công trình và hệ thống điện, viễn thông và các công trình kỹ
thuật khác, hoàn thiện công trình xây dựng.
- Tư vấn đầu tư (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật).
- Đầu tư, kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Môi giới, đấu giá bất
động sản (không bao gồm dịch vụ tư vấn giá đất); Kinh doanh vận tải đường sắt,
đường bộ, đường thủy và các hoạt động hỗ trợ vận tải.
- Khai thác và chế biến khoáng sản, nông- lâm sản, thực phẩm, đồ gỗ dân dụng và
công nghiệp, khai thác quặng kim loại đen phục vụ luyện gang thép; khai thác đá, cát,
sỏi, đất sét và cao lanh (trừ loại khoáng sản Nhà nước cấm).
- Sàn giao dịch Bất động sản, Định giá Bất động sản, Tư vấn Bất động sản, Quảng cáo
Bất động sản, Quản lý Bất động sản.

3
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Công ty được tổ chức hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần theo quy định của Luật
doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty.

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng Phòng Phòng Ban


Tài Tổ Kinh Kế
chính chức doanh hoạch
Kế Hành & Phát
toán chính triển
dự án

Ghi chú: Ngày 26/05/2020, Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng đã sáp nhập
Phòng Dự án và Phòng Kinh doanh thành Phòng Kinh doanh& Phát triển Dự án.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2020)
 Đai hôi đồng cổ đông:
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công
ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các
cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài
chính cho năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban
Kiểm soát của Công ty. Hiện tại, Đại hội đồng cổ đông của công ty có 05 người.
 Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc
điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do
Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông quy định. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty Incomex có 05 thành viên.

4
 Ban kiểm soát:
Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban
kiểm soát hiện tại là 03 người có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
 Ban Tồng Giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc của công ty gồm có Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công
việc đã được Tổng giám đốc uy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của
Nhà nước và Điều lệ của Công ty.

1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới thương mại.

1.3.1. Cơ sở vật chất.


Công ty đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh:
Mặt bằng văn phòng, đất đai nhà xưởng đang sử dụng của Công ty Cổ phần Xây dựng
Sông Hồng: Trụ sở chính tại 164 Lò Đúc với diện tích 102,5 ; cao 7 tầng.
Bảng 1.1: Trang thiết bị công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng.
STT Tên trang thiết bị Số lượng
1 Phương tiện vận tải 13
2 Máy in 3
3 Máy photo 2
4 Máy tính 25
5 Điều hòa 4
6 Bàn 16
7 Thiết bị, dụng cụ quản lý dự án 6
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

1.3.2. Mạng lưới thương mại.


- Địa bàn kinh doanh: Công ty hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
với trụ sở chính tại 164 Lò Đúc – Đống Mác – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Công ty liên kết và đầu tư vào các công ty khác: Tính đến 31/12/2020, Công ty có
vốn góp tại các công ty sau: Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Sao Mai; Công
ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ và Thương Mại Sông Hồng; Công ty Cổ phần Green

5
Town Việt Nam; Công ty Cổ phần Đầu tư IT Việt Nam; Công ty Cổ phần Đầu tư và
Tư vấn Incomex; Công ty Cổ phần Vạn Khởi Thành.
Hiện tại, công ty có mạng lưới kinh doanh nội thương, cụ thể là các tỉnh khu vực miền
Bắc. Trong tương lại, công ty đang nỗ lực mở rộng thị trường trên khắp cả nước và
vươn rộng ra các nước trên thế giới.

II. CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA


CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG.

2.1. Chính sách tuyển dụng, đào tạo.


- Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực
vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuỳ thuộc
vào từng vị trí đảm nhận mà có những tiêu chuẩn quy định phù hợp.
- Đào tạo: Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt
là nắm bắt các yêu cầu về kỹ năng tác nghiệp đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn ISO, kỹ
năng về nghiệp vụ chuyên môn. Việc đào tạo được Công ty thực hiện theo hướng sau:
+ Đào tạo nhân viên mới: Sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được Công ty tổ
chức đào tạo để nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền hạn được giao,
phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc.
+ Đào tạo thường xuyên: Căn cứ vào nhu cầu phát triển của Công ty, năng lực, trình
độ cán bộ, mức độ gắn bó, Công ty định ra kế hoạch đào tạo dưới nhiều hình thức: cử
đi học các lớp chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ, sử dụng chứng chỉ để tác nghiệp,
đào tạo tại chỗ bằng các khoá huấn luyện... Kết quả sau mỗi khoá học được báo cáo
đầy đủ để Công ty đánh giá hiệu quả của các phương pháp và hình thức đào tạo.

2.2. Chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi.


- Chính sách lương, thưởng: Tiền lương của cán bộ công nhân viên trong đơn vị được
trả trên nguyên tắc khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc của từng cá nhân,
đảm bảo tuân thủ theo quy định của Nhà nước.
- Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu
quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc. Công ty đưa ra chính
sách thưởng ngày lễ tết, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn
cứ vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến cải
tiến về kỹ thuật, về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới,
thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả cao trong
kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí.

6
- Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xư hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp được Công ty trích nộp đúng theo quy định của pháp luật.

2.3. Các chế độ chính sách khác đối với người lao động.
- Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo Bộ luật Lao động, nội
quy lao động và thoả ước lao động tập thể. Chế độ bảo hiểm của công ty bao gồm: Bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Công ty đặc biệt quan tâm đến
việc hiếu hỷ cho cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty.
- Công ty luôn quan tâm đến đời sống và cải thiện điều kiện cho cán bộ công nhân viên
cụ thể:
+ Tổ chức khám sức khỏe hàng năm;
+ Tặng quà cho các cán bộ công nhân viên vào các dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/3; ngày
phụ nữ Việt Nam 20/10; cưới hỏi; ngày lễ tết (tết Dương lịch, tết Nguyên đán, 30/4,
ngày Quốc tế lao động 1/5, Quốc khánh 2/9);
+ Tổ chức cho các cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, du lịch hàng năm;
+ Tổ chức vui chơi và tặng quà cho các cháu là con của cán bộ công nhân viên trong
Công ty nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm trung thu;
+ Duy trì thường xuyên Giải bóng đá nam trong Công ty nhằm nâng cao tình đoàn kết,
sức khỏe cho các cán bộ công nhân viên.

2.4. Chính sách quản lý nguồn lực tài chính.


Trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng đã và đang
ngày càng mở rộng quy mô. Vì vậy công ty cần có những chính sách quản lý tài chính
chặt chẽ và hiệu quả cao để đảm bảo tình hình kinh doanh của công ty luôn đáp ứng
được với nhu cầu của thị trường ngày nay.
Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài
hạn, đồng thời quản lý hiệu quả nguồn vốn hoạt động của công ty. Đây là việc hết sức
quan trọng đối với công ty nói riêng và tất cả các doanh nghiệp khác nói chung bởi nó
ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành
lập, duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh.
“Việc quản lý tài chính không hiệu quả là nguyên nhân lớn dẫn đến sự thất bại của các
công ty, không kể các công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn”. Công ty Cổ
phần Xây dựng Sông Hồng đã nhận thấy được tầm quan trọng này nên đã có những kế
hoạch, chính sách tương đối chặt chẽ trong việc quản lý tài chính tuy nhiên vẫn còn
những hạn chế về quy mô vốn.
- Quản lý nguồn vốn sử dụng của công ty: Quản lý của công ty luôn chú ý đến thay đổi
trong dòng vốn lưu chuyển và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó đối với tình hình
7
hoạt động của công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển, công ty luôn xem xét các
khoản cấu thành: Tiền và các khoản tương đương tiền; Các khoản phải thu; Hàng tồn
kho.
- Quản lí chặt chẽ các khoản công nợ của khách hàng (nếu có) và giảm thiểu nợ tồn
đọng quá hạn (hoặc có phương án để trích lập dự phòng). Việc nhập khẩu máy móc
luôn cần kho bãi để lưu trữ và bảo quản, hơn nữa thời gian quay vòng vốn bán hàng
cũng không hề nhanh, vì vậy các vấn đề về kho bãi, điều kiện độ ẩm và nhiệt độ ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng của hàng hóa thiết bị sau một thời gian tồn kho. Do đó
cơ chế quản lý kho bãi, hàng tồn kho cần được chú trọng quan tâm.
- Cân đối các nguồn tài chính huy động, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển.

2.5. Chính sách quản lý nguồn nguyên vật liệu.


Các dự án của Công ty thực hiện đều cam kết sử dụng các loại vật liệu xây dựng thân
thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng với những hành động cụ thể như sau:
- Ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng không nung thay thế cho gạch đất sét nung truyền
thống theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày
16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày
28/11/2012 của Bộ Xây dựng thông qua.
- Khi lập thiết kế các dự án Công ty đều tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các
công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả QCVN 09:2013/BXD; phát triển
công trình xanh trong hoạt động xây dựng, mời các nhà thầu tư vấn thiết kế để giới
thiệu về hiệu quả của các hệ thống đánh giá công trình xanh, hướng dẫn thực hiện quy
chuẩn, thiết kế tích hợp, sử dụng các công cụ mô phỏng năng lượng và công cụ thẩm
tra thiết kế.

2.6. Chính sách cơ sở vật chất.


Công ty luôn duy trì công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở vật chất thường xuyên
và liên tục. Thông qua việc này, các nhà quản lý có thể nhận thấy tình trạng sử dụng
cơ sở vật chất của công ty mình và đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo cho việc bảo
vệ và giữ gìn cơ sở vật chất. Cụ thể, để thực hiện công tác này, Công ty Cổ phần Xây
dựng Sông Hồng đã xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật với các mức xử phạt
khác nhau bao gồm kỷ luật và xử phạt hành chính tùy theo mức độ thiệt hại về tài sản
mà nhân viên gây ra. Bên cạnh đó, nhà quản lý của công ty luôn cố gắng khuyến khích
nhân viên sử dụng cơ sở vật chất một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Để tăng thời gian
sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của cơ sở vật chất, nhà quản lý luôn
thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng cơ sở vật chất, và có
những biện pháp để sửa chữa kịp thời hoặc thay thiết bị mới khi phát hiện hỏng hóc.
8
2.7. Chiến lược và chính sách kinh doanh.
- Trọng tâm là kinh doanh bất động sản, cơ cấu lại danh mục đầu tư, phát triển thêm
các dịch vụ và triển khai thêm dự án bất động sản du lịch văn hóa Sông Hồng với quy
mô 50 ha.
- Tham gia đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất các dự án phát triển xây dựng nhà ở
của Thành phố.
- Tiếp tục mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để
phát triển các dự án trên toàn quốc.
- Tổ chức, sắp xếp bộ máy, lao động của Công ty cho phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh của công ty. Tiếp tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu
cầu phát triển của Công ty.
- Tập trung xây dựng thương hiệu INCOMEX, quảng bá sản phẩm và hình ảnh của
công ty.
- Lựa chọn áp dựng các phương pháp thi công mới với công nghệ thi công tiên tiến tại
các dự án bất động sản.

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG


CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN
2018 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021.

3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty.
Lĩnh vực thi công xây dựng là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty, là
ngành nghề truyền thống với đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và công nhân có
tay nghề cao, uy tín và thương hiệu với các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Hoạt động
sản xuất thi công tuy hiệu quả kinh tế không cao do sức ép cạnh tranh khốc liệt của các
đơn vị cùng ngành nghề, từ việc giảm giá trong đấu thầu đến biến động khó lường của
giá nguyên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên, công ty vẫn duy trì hoạt động xây dựng với
mục tiêu đảm bảo dòng tiền không bị tắc nghẽn, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động
từ việc thi công các công trình trên khắp cả nước.
Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản là mảng kinh doanh đem lại
lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Các sản phẩm bất động sản của công ty luôn được thị
trưởng chào đón do có lợi thế về giá cả, chất lượng và đặc biệt là lợi thế về vị trí.
Doanh nghiệp luôn phải đánh giá các phân khúc thị trường phù hợp để tối đa lợi ích từ
các dự án đang triển khai.
Năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp cùng với việc
giá vật liệu xây dựng tăng cao gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp; thêm vào đó những thay đổi về chủ trương, chính sách trong

9
việc Nhà nước nắm giữ vốn tại các doanh nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Trong năm qua, Hội đồng quản trị công ty đã nỗ lực,
tập trung chỉ đạo Ban Giám đốc Tổng công ty triển khai các nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh. Với những khó khăn như đã nêu trên, mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh chưa
đạt so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp cùng
ngành, kết quả đạt được vẫn đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn và đạt kế hoạch chi trả cổ
tức được đề ra.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020.
2018 2019 2020
Nội dung Đơn vị Kế Thực Kế Thực Kế Thực
hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện
59,92
Tổng doanh thu Tỷ đồng 287,492 398,835 150,057 125,768 30,690
4
15,37
LNTT Tỷ đồng 52,156 63,170 37,514 20,230 6,751
0
13,11
LNST Tỷ đồng 41,725 50,330 30,012 16,080 5,401
4
Tỷ lệ chia cổ
% 15 15 12 5 - -
tức
Tiền lương bình Triệu
15 15,8 15,8 15 14 15
quân/ tháng đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Năm 2018, Thị trường bất động sản phát triển mạnh, các dự án của công ty triển
khai thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Do vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty đạt kết quả khả quan, cụ thể: Doanh thu đạt 398,835 tỷ đồng (đạt
138,73% kế hoạch), chủ yếu là nguồn thu từ chuyển nhượng căn hộ công trình Khối
chung cư, Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ ở Vĩnh Tuy, lợi
nhuận sau thuế đạt 50,330 tỷ đồng (đạt 119,83% kế hoạch), tỷ lệ chia cổ tức là 15%.
Năm 2018 khép lại với niềm phấn khởi, tự hào bởi những thành tựu to lớn, Công ty đã
tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án và thi
công xây dựng các công trình. Do vậy, Công ty đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được Đại hội đồng cổ đông giao phó.
Năm 2019, do áp lực cạnh tranh từ những Dự án cùng phân khúc tại địa bàn Quận
Long Biên và khu vực lân cận nên công tác bán hàng không đạt kỳ vọng. Tổng doanh
của Công ty là 125,768 tỷ đồng, đạt 83,81% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế là
16,080 tỷ, đạt 53,58% so với kế hoạch là do trong năm Công ty hạch toán phần doanh
10
thu và lợi nhuận còn lại của Dự án tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ
ở cầu Vĩnh Tuy theo đúng quy định.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, Công ty đã phấn đấu
và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra với: Tổng doanh thu của Công ty là 59,924
tỷ đồng, đạt 195,26% so với kế hoạch; Lợi nhuận sau thuế là 13,114 tỷ đồng, đạt
242,80% là do trong năm Công ty đã chuyển nhượng thành công một phần vốn đã góp
vào Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Sao Mai; Công ty Cổ phần Green Town
Việt Nam và ghi nhận doanh thu, lợi nhuận còn lại của Khối nhà chung cư thuộc Dự
án tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ ở cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 1)
theo đúng quy định.
Nửa đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh trong giai đoạn này vẫn còn căng thẳng,
vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 3.3: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 và 2021.
6 tháng 6 tháng Chênh lệch
STT Nội dung Đơn vị đầu năm đầu năm 2021/2020
2020 2021 Tuyệt đối %
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 15,003 6,967 - 8,036 53,56
Lợi nhuận trước
2 Tỷ đồng 3,158 0,311 -2,847 90,151
thuế
Lợi nhuận sau
3 Tỷ đồng 2,716 0,152 -2,564 94,4
thuế
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Theo bảng số liệu trên, ta thấy sự giảm sút rõ rệt giữa 6 tháng đầu năm 2020 và 2021.
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 đã giảm 8,026 tỷ đồng (tương đương với giảm
53,56%) so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế cũng chênh lệch đáng kể, trong
khi nửa năm đầu 2020 doanh nghiệp thu về 2,716 tỷ đồng, nhưng trong năm 2021 chỉ
thu về được 0,152 tỷ đồng (giảm 94%). So với kế hoạch đã được thông qua trước đó,
kết quả thực hiện được trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa khả quan. Ban Giám đốc cần
phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, nhằm đạt
dược mục tiêu đã đề ra.

3.1.1. Hoạt động thi công xây dựng.


Năm 2020, Tổng công ty trực tiếp thi công và quản lý thi công 7 công trình trong
đó có nhiều công trình trọng điểm có tính chất kỹ thuật phức tạp và giá trị gói thầu lớn
như: Dự án Tổ hợp Trung tâm Thương mại, Văn phòng và Căn hộ ở cầu Vĩnh Tuy

11
(Giai đoạn 2); Dự án Khu biệt thự, nhà nghỉ cuối tuần và du lịch sinh thái Thanh Xuân;
Dự án Chợ Xuân La…
Về mô hình điều hành thi công: Tiếp tục áp dụng hình thức trực tiếp quản lý, tổ
chức thi công các công trình trúng thầu nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ và
hiệu quả kinh tế của công trình. Bên cạnh đó, Ban giám đốc tập trung thực hiện nhiều
giải pháp nhằm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để
thúc đẩy tiến độ thi công các công trình trọng điểm. Nhìn chung, các công trình xây
lắp hiện nay cơ bản đều được kiểm soát về chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế;
công tác an toàn lao động được thực hiện nghiêm túc.
Về công tác đấu thầu: Ban giám đốc đã chỉ đạo các phòng/ban chuyên môn tích
cực tiếp thị, tìm kiếm và tham gia đấu thầu nhiều công trình nhằm tạo công ăn việc
làm cho người lao động, tăng doanh thu và dòng tiền từ lĩnh vực thi công xây lắp.

3.1.2. Hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản.


Công tác đầu tư và kinh doanh bất động sản được xác định là lĩnh vực trọng yếu đảm
bảo doanh thu và lợi nhuận cho Tổng công ty trong điều kiện thị trường xây lắp còn
nhiều khó khăn. Do đó, trong năm qua, Ban giám đốc đã nỗ lực, tích cực triển khai
công tác đầu tư theo tiến độ và kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng
quản trị thông qua.
Công tác đầu tư trong năm 2021 cơ bản đã triển khai đúng tiến độ và đảm bảo hiệu quả
theo kế hoạch; trình tự, thủ tục đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật.

3.2. Thực trạng thị trường.


Thị truờng bất động sản 2 năm gần đây đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề do dịch
bệnh Covid- 19, các địa phương trên cả nước bị giãn cách xã hội, một số khu vực bị
phong tỏa cục bộ. Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản bị hoãn tổ chức mở bán, giới
thiệu sản phẩm và chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2020, có tới 1.272 doanh nghiệp
kinh doanh Bất động sản phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng hơn 117% so
với cùng kỳ năm trước. Với những diễn biến khó khăn của nền kinh tế nói chung và thị
trường Bất động sản nói riêng, Công ty đã tập trung mọi nguồn lực kinh doanh, khai
thác các diện tích dịch vụ thương mại, diện tích đỗ xe ô tô và các diện tích khác Công
ty nắm giữ tại các Tòa nhà, chuyển nhượng một phần vốn tại một số các dự án đầu tư
và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư các dự án còn lại.
Trên cơ sở định hướng phát triển giai đoạn 2016 – 2021, Hội đồng quản trị tiếp
tục điều hành Công ty tập trung lĩnh vực mũi nhọn là đầu tư và kinh doanh bất động
sản. Tuy nhiên, trước sự bất ổn của thị trường và các yếu tố khách quan khác, HĐQT
12
đã bàn bạc thống nhất và đưa ra các quyết định, chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo sự tồn
tại bền vững của Công ty, tránh được các rủi ro do tác động xấu của nền kinh tế. Tuy
nhiên trong lĩnh vực này, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đây vừa là cơ hội, vừa là
thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp hiện tại chủ yếu phân
phối các tỉnh ở khu vực miền bắc và xuất ra 1 số thị trường nước ngoài song quy mô
chưa đủ lớn, tiềm lực tài chính chưa thật sự mạnh…Dưới đây là biểu đồ so sánh doanh
thu thuần năm 2020 của công ty với một số doanh nghiệp cùng ngành:
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Xây dựng
Sông Hồng so với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020.

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2020)


Hiện tại, Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng chỉ hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
Tuy nhiên, nhằm mở rộng thị trường kinh doanh, mạng lưới cung cấp dịch vụ, do đó
công ty cũng đang cố gắng kết nối, mở rộng thị trường cả miền Trung và miền Nam.
Công ty cũng đang nỗ lực tìm kiếm, thực hiện các giải pháp để mở rộng thị trường.
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng và đối tác; áp dụng thành tựu
khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động; cải thiện trình độ lao động và nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ khi cung cấp tới khách hàng; nhằm tạo dựng niềm tin,
hình ảnh tốt, nhờ đó khách hàng sẽ giới thiệu tới khách hàng, giúp mở rộng thị trường
kinh doanh của Công ty.

13
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH
CỦA NHÀ NƯỚC ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG.

4.1. Tác động của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện nay khoảng hơn 90% là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên nhiều công ty đang gặp những khó khăn như không kiểm
soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Để giải quyết vấn đề trên, ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số
56/2009/NĐ-CP, về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo nghị định này, Nhà nước có những kế hoạch, chương trình, chính sách để hỗ
trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Trợ giúp tài chính; mặt bằng sản xuất;
khuyến khích đầu tư, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến
mở rộng thị trường; thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp; nguồn nhân lực chất lượng
cao.
Tác động tích cực: Với sự trợ giúp này của chính phủ thì công ty cũng được tạo
điều kiện để phát triển kinh doanh trong những năm đầu tiên bước vào thị trường. Đó
là được hỗ trợ về vốn để có thể mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó
cùng với khó khăn chung của nền kinh tế những năm gần đây, bản thân công ty hiện
đang tồn đọng rất nhiều khó khăn trong khâu tài chính, năng lực quản lý, công nghệ
sản xuất, còn ít kinh nghiệm… Việc được Chính phủ quan tâm và có những chính sách
hỗ trợ cần thiết kịp thời đã phần nào giúp công ty ổn định sản xuất và có những thành
công trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tác động tiêu cực: Đây cũng là dịp kiểm chứng năng lực kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng nói riêng. Nếu sau
giai đoạn hỗ trợ này mà các công ty không tự mình phát triển lớn mạnh được mà vẫn
phụ thuộc vào các chính sách trợ cấp thì sẽ không thể phát triển lớn mạnh được.

4.2. Tác động của Chỉ thị 11/CT-TTg.


Tình hình đại dịch covid-19 gần đây ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội Việt Nam nói
chùng và nền kinh tế nói riêng. Để khắc phục phần nào tác động của đại dịch, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ,
giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội
ứng phó với dịch Covid-19. Chỉ thị tập chung vào 4 hướng giải quyết: Hỗ trợ giảm chi
phí sản xuất kinh doanh; Về hỗ trợ tín dụng và điều hành tỷ giá; Hỗ trợ doanh nghiệp
thông qua nhóm chính sách tài khóa; Hỗ trợ người dân, người lao động, hộ kinh
doanh. Mặc dù giải pháp này không giúp doanh nghiệp hoạt động như trước đại dịch,

14
tuy nhiên phần nào mang lại hiệu ứng tích cực để vực dậy nền kinh tế trong nước,
trong đó có công ty Cố phần Xây dựng Sông Hồng.

4.3. Tác động của chính sách tiền tệ.


Chính sách tiền tệ đảm bảo cho công ty được vay vốn, cung ứng phương tiện thanh
toán cho nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ
cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền của xã hội với một hệ thống lãi suất hợp lý, để
đảm bảo lợi ích cho cả người gửi, doanh nghiệp vay và ngân hàng. Để tiếp cận vốn của
ngân hàng, công ty chủ động khắc phục những hạn chế về quản trị nội bộ, về quản lý
tài chính… xây dựng dự án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con
người. Công ty cần phải minh bạch tài chính, bởi minh bạch tài chính sẽ giúp sử dụng
nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro cho cả công ty và cho ngân hàng.
Khi ngân hàng dễ dàng tiếp cận thông tin chuẩn xác về công ty, niềm tin được coi
trọng, thì ngân hàng mới có động lực để đầu tư lớn và lâu dài vào công ty, khi đó mới
hạn chế được rủi ro và bảo đảm quyền lợi của cả ngân hàng và công ty.

4.4. Tác động của chính sách thuế.


Để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh, chính phủ cũng đã tung ra nhiều gói cứu trợ kinh tế lên tới hàng trăm nghìn tỷ
đồng. Đáng chú ý, bên cạnh các gói cứu trợ kinh tế. Mới đây nhất, ngày 19/4/2021,
Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn
nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền
thuê đất trong năm 2021. Nghị định nêu rõ, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế
giá trị gia tăng phát sinh phải nộp (bao gồm cả số thuế phân bổ cho các địa phương cấp
tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, số thuế nộp theo từng lần phát sinh) của
kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị
gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2021 (đối với trường hợp kê
khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức. Chính sách thuế đã
tác động tích cực đến doanh nghiệp đối với việc cải thiện đầu tư, kinh doanh, góp phần
nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận với
các sản phẩm với chi phí thấp hơn.
Các chính sách này đã tác động tới nhiều mặt của công ty như: khả năng tài chính,
tác động đến trình độ trang bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, trình độ quản lý... Ban
giám đốc đã sử dụng chính sách hợp lý nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty và
hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

15
V. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.
- Thứ nhất, thị trường nhiều biến động, chưa ổn định.
Thị trường bất động sản là thị trường "nhạy cảm", chịu sự tác động của nhiều yếu tử tố
khách quan và chủ quan khác nhau. Sự "nóng lạnh" của thị trường bất động sản luôn
thay đổi thất thường. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng phát triển hay dừng lại của thị
trường bất động sản để có những bước đi phù hợp trong chiến lược kinh doanh là một
khó khăn lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản nào.
Thị trường bất động sản là một thị trường đem lại lợi nhuận lớn nhưng luôn chứa đựng
trong nó nhiều yếu tố rủi ro. Bất kỳ sự thay đổi nào về kinh tế, chính trị, xã hội nào
liên quan đều có thể mang lại sự rủi ro đó. Các yếu tố như: phát triển nền kinh tế, hội
nhập kinh tế thế giới, khung pháp lý và cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi, xu
thế thị hiếu khách hàng... đều có thể tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp theo
hướng tích cực hay tiêu cực đến thị trường bất động sản.
- Thứ hai, nguồn vốn còn nhỏ.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản thì nhu cầu vốn là một nhu cầu thiết yếu
nên Công ty cũng cần phải xem xét đến yếu tố vốn khi thực hiện đồng loạt các dự án
lớn của Công ty. Các dự án bất động sản của Công ty thường là các dự án lớn. Vì vậy,
Công ty Incomex cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư cho các dự án;
- Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn lực, trình độ lao động.
Lực lượng lao động của Công ty tuy có trình độ chuyên môn cao nhưng với tốc độ
phát triển mạnh của Công ty như hiện nay thì Công ty cần phải có chế độ tuyển dụng,
đào tạo thêm để đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu tăng trưởng.
Để tiến tới hình thành Tập đoàn Kinh doanh Bất động sản ờ Việt Nam thì Công ty
Incomex cũng phải đối mặt với nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng được
việc điều hành và quản trị Công ty theo mô hình mới.
- Thứ tư, thị trường kinh doanh còn nhỏ.
Trong thời điểm hiện tại, Công ty chủ yếu khai thác nhu cầu về bất động sản trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường trong nước mà đặc
biệt là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, Công ty cần phải mở rộng quy mô
cũng như thị trường kinh doanh, để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
- Thứ năm, năng lực cạnh tranh chưa mạnh.
Công ty cũng gặp phải những đối thủ cạnh tranh có tiềm năng như các Tập đoàn trong
nước cũng như nước ngoài; Mức độ cạnh tranh trong thị trường Trung tâm thương
mại, mặt bằng bán lẻ, văn phòng cho thuê, và các dịch vụ khai thác Trung tâm thương
mại ngày càng gay gắt khi ngày càng có nhiều Công ty trong và ngoài nước tham gia
vào lĩnh vực này.

16
VI. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần Xây dựng Sông Hồng, từ những vấn đề còn tồn tại ở công ty, em xin được đề
xuất một số đề tài khóa luận sau:
Đề tài số 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng
Sông Hồng.
Đề tài số 2: Nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án kinh doanh Bất động sản tại Công ty
Cổ phần Xây dựng Sông Hồng.
Đề tài số 3: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức C
Tên bộ môn đăng kí: Kinh tế doanh nghiệp

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tưởng chính phủ (Tháng 3/2020), Chỉ thị 11/CT-TTg.
2. Báo cáo thường niên các năm:

3. Báo cáo tài chính các năm:

4. Phòng Tổ chức- Hành Chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng.
5. Website: https://incomex.com.vn/
6. Một số bài báo cáo thực tập khóa trước.

18

You might also like