Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

NGUỒN GỐC
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
- KĐ đất nước “đã có từ lâu”:
+ Không phải một mốc tgian cụ thể ( trừ tượng )
+ Định nghĩa bằng hành trình phát triền của mỗi bản thân
+ Khi ta có nhận thức về TG này – ĐN luôn ở đó
- “lớn lên” thay vì “sinh ra”:
+ nhấn mạnh sự trưởng thành => nhận thức được giá trị của Tổ quốc trong trái tim mình.
- “ta”: (Đại từ) “tôi” + “bạn” => xóa bỏ ranh giới giữa người với người.

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
- ( Cổ tích )
+ thể hiện ước mơ, khát khao của ND.
+ nuôi dưỡng tâm hồn từ thuở còn nằm nôi.
+ khái niệm ĐN đi sâu vào tâm hồn con một cách tự nhiên nhất

*BIỂU HIỆN* quá trình sinh thành của ĐN


Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
- Điệp ngữ “ Đất nước”:
+ Nhấn mạnh sự thiêng liêng của ĐN trong mỗi người.
+ Tạo nhịp điệu cho lời thơ => tăng tiến
- “bắt đầu” – “ lớn lên”: ( ta lớn lên đất nước cũng lớn lên )
+ Chặng đường phát triển bền bỉ, lâu đời.

- Thuần phong mĩ tục:


+ “trầu”: nét đẹp truyền thống VH lâu đời => bình dị
 “miếng trầu là đầu câu chuyện”: MQH tốt đẹp qua giao tiếp
 “sự tích trầu cau”: ân nghĩa thủy chung
 Biểu tượng tâm linh: dâng lên cúng lễ các bậc tiền bối đã khuất => hiếu thảo, kính trọng
 Thưởng thức miếng trầu, trải qua nhiều dư vị khác nhau ( ngọt – đắng cay ) => ĐN phải trải qua
bao nhiêu thăng trầm, mới có được hòa bình => Trân quý, biết ơn...
 “bây giờ”: Hiện tại => xóa nhòa kcach thời gian – dù có ở thời điểm nào, thì miếng trầu ấy luôn
mang theo những câu chuyện văn hóa đáng quý, tinh thân yêu nước của người Việt qua bao đời.
 “bà”: “Bếp lửa” – Bằng Việt: Bến đỗ tâm hồn, ấm áp, đồng hành ( suốt chặng đường trưởng thành
của người cháu, vỗ về xua tan nhọc nhằn, sẻ chia với cháu... )
+ “Bới tóc sau đầu”: Hình ảnh người phụ nữ VN
 Gọn gàng, duyên dáng.
 Tiện cho lao động, vun vén cho GĐ => giàu đức hi sinh
 Tham gia công tác cách mạng => mạnh mẽ, sẵn sàng để đấu tranh cho dân tộc
+ “khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”: Quá trình đấu tranh giữ nước=> hào hùng, kiêu hãnh
 “dân mình”: cách gọi bình dị, gần gũi, thân thuộc
 “Truyền thuyết thánh gióng”:
*Anh hùng được nhân dân sinh ra, nuôi lớn, chiến đấu bve cho nhân dân => nuôi niềm tin nuôi ước
mơ=> tư tưởng ĐN của ND ( bất kì những con người tầm thường đều có thể trở thành anh hùng )
*Quá trình đấu tranh giữ nước của dân tộc => “tre”: vũ khí bình dị - con người VN kiên cường bất
khuất, kbh cúi đầu trước quân thù.
+ “gừng cay muối mặn”: (Ca dao): Ân nghĩa thủy chung
 Chất liệu văn hóa dân gian
 Cha mẹ hp => GĐ hp => Những đứa trẻ sinh ra trong ty ngập tràn => ĐN được nuôi dưỡng từ đấy.
+ “Cái kèo cái cột cũng thành tên” cách đặt tên => ĐN xuất phát từ những thứ chất phát, bình dị...
 Kèo cột: vật liệu xây nhà => nền móng vững chắc.
 Đứa con: linh hồn của tổ ấm, gắn kết GĐ
+ “Một nắng hai sương” (thành ngữ): nền văn minh lúa nước
 Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời => cần cù lao động
+ “xay, giã, giần, sàng”:
 Quá trình: thóc thành gạo
 Liệt kê => Sự tỉ mỉ, cẩn thận vất vả, nhiều công đoạn
 Nhắc nhở: đạo lí “UNNN,AQNKTC” => bát cơm ngọt dẻo có vị mồ hôi nhọc nhằn => trân quý,
biết ơn, nâng niu sức lao động.

Đất Nước có từ ngày đó…


- “Ngày đó”: không xác định, cụ thể
- “...”:
+ cảm xúc miên man, ý thơ đã hết nhưng tình thơ vẫn còn => dường như còn bỏ ngỏ
+ bạn đọc tự điền câu trả lời của chính mình. Mỗi người sẽ có 1 câu tl riêng, sự chiêm nghiệm khác
nhau, nhưng chắc chắn rằng ĐN hình thành...kể
2. ĐỊNH NGHĨA ĐN TRÊN NHIỀU PHƯƠNG DIỆN
*Sinh hoạt bình dị:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
- Chiết tự: chi tiết đến tổng quát.
- “đất” - “anh”:
+ con trai: điểm tựa vững chắc, bản lĩnh, quyết đoán, mạnh mẽ…
+ con đường đi học: chặng đường mở mang tri thức -> hoàn thiện bản thân -> cống hiến
+ bối cảnh “chiến tranh”: trường học cũng chịu nhiều tàn phá, mất mát
-> câu thơ: bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào giá trị học tập.
-> học tập: chân lý bất biến.
=> sự nỗ lực của “anh”: không để thế lực tàn ác, cuộc CT phi nghĩa cản trở, vì khao khát bảo vệ, phát
triền nước nhà.
-
*Tình cảm lứa đôi:
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

*Không gian địa lí:


Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông

*Lịch sử ( truyền thuyết ):


Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

*Văn hóa ( nhắc nhở thái độ cá nhân với cội nguồn ):


Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
3. TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
4. PHƯƠNG DIỆN ĐỊA LÍ/ ĐỊA DANH ĐƯỢC HÓA THÂN:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
5. ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
ĐN - NGUYỄN KHOA ĐIỀM

1. Nguyễn Khoa Điềm :


- Nhà thơ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mĩ
- Trực tiếp tham gia chiến trận => thơ chân thực, giàu tính chiêm nghiệm.
- Giọng thơ : Trữ tình chính luận
+ trữ tình : cảm xúc, rung động của người cầm bút
=> chạm đến trái tim bạn đọc
+chính luận : hệ thống lập luận rõ ràng, chặt chẽ
= > tác động đến nhận thức bạn đọc
- Tư tưởng : Đất nước nhân dân => do người dân không ai nhớ mặt đặt tên làm nên.
- Vận dụng chất liệu VHDG

2. Đất Nước :
- HCST : sáng tác năm 1971, tại chiến khu Trị-Thiên.
- Vị trí : phần đầu chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng XB 1974
- ND :
+ thức tỉnh của tuổi trẻ vùng tạm chiến miền Nam.
+ sứ mệnh, khơi gợi tinh thần đấu tranh.
=> sẵn sàng lên đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược .

You might also like