Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

CÁC VẤN ĐỀ

LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ


1. CHIẾN TRANH 30 NĂM - HOÀ ƯỚC WESTPHALIA
Bối cảnh lịch sử của Chiến tranh 30 năm:
- Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giành giật quyền lực giữa các quốc gia mang
màu sắc tôn giáo lan rộng ở Châu Âu. Khi đó, dòng họ Hapxbua chế ngự Đế chế
La Mã Thần Thánh ra sức củng cố thế lực của đạo Thiên Chúa, đàn áp những
người theo đạo Tin Lành. Năm 1618, những người Bohemia chống lại các sứ giả
của Hoàng đế La Mã Thần Thánh, đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh kéo dài 30
năm (1618-1648).
 Chiến tranh 30 năm:
- Diễn ra vào giai đoạn 1618-1648. Về cơ bản, đây là cuộc chiến tranh giữa hai thế
lực: 1 bên là dòng họ Hapxbua đang thống trị Đế chế La Mã Thần thánh cùng Tây
Ban Nha và các công quốc ở Đức theo đạo Thiên chúa; bên kia là các công quốc
cũng ở Đức theo đạo Tin Lành với sự tham gia của Đan Mạch, Thuỵ Điển và
Pháp. Đây là một trong những cuộc chiến lâu dài và tàn bạo nhất lịch sử, với
khoảng 8 đến 10 triệu người thiệt mạng trên chiến trường hoặc dịch bệnh, nạn đói.
 Bản chất: Chiến tranh 30 năm có thể chia thành 4 giai đoạn đặt tên theo 4 quốc
gia: Bohemia, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Pháp.
Tại giai đoạn Bohemia và Đan Mạch, cuộc chiến tranh lúc này chỉ mang tính chất nội địa
trên lãnh thổ Bohemia và mang màu sắc tôn giáo. Cán cân chiến sự và lợi thế đang
nghiêng hẳn về phe Công giáo. Thế cục và bản chất của cuộc chiến bắt đầu thay đổi từ
khi Thuỵ Điển bắt đầu tham chiến. Đằng sau sức mạnh của Thuỵ Điển còn là sự hậu
thuẫn của Pháp. Pháp lúc bấy giờ là một quốc gia theo Thiên Chúa giáo nhưng đã cung
cấp vũ khí cho Thụy Điển tham chiến chống lại hoàng đế, một điều tưởng chừng rất vô lí
nhưng vì giờ đây thực chất, cuộc chiến không còn mang tính chất tôn giáo, mà các quốc
gia đã lợi dụng sự hỗn loạn nhằm đạt được các mục đích chính trị riêng và mở rộng quy
mô cuộc chiến đến toàn châu lục, không còn đơn thuần là chiến tranh tôn giáo.
Lúc bấy giờ, 2 thế lực mạnh nhất châu Âu đều thuộc về vương tộc Hapxbua, là hoàng đế
Đức và Tây Ban Nha gây nên sự mất cân bằng quyền lực tại châu Âu. Còn Pháp thì từ lâu
đã phải chịu sự kìm kẹp bởi lãnh địa của vương tộc này. Vậy nên Pháp đã muốn tận dụng
tình thế hỗn loạn để mở rộng quyền lực và làm suy yếu vương triều Hapxbua, tạo tiền đề
để phát triển thành cường quốc hàng đầu, cân bằng lại cán cân quyền lực ở châu Âu. Đây
chính là lí do Pháp tham chiến một cách gián tiếp và sau này là trực tiếp. Sau sự rút lui
của Thuỵ Điển vào năm 1632, việc Pháp trực tiếp tham chiến đã mở đầu thời kì tàn khốc
nhất trong cuộc chiến tranh 30 năm. Các quốc gia chiến đấu trong sự hỗn loạn, họ không
biết mình đấu tranh cho cái gì, đấu tranh vì cái gì. Đức tin tôn giáo bị quên lãng và lòng
tham quyền lực cũng như là chính trị đã làm mờ mắt tất cả. Đến năm 1646, những người
đứng đầu đã chịu ngồi lại cùng nhau thương lượng, đạt được thoả thuận hoà bình, đó là
hoà ước Westphalia.
Về hoà ước Westphalia:
- Hoàn cảnh kí kết: Kinh tế, chính trị châu Âu đang ngày càng căng thẳng. Nhiều
học thuyết ra đời như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa dân
tộc, ptrao cải cách tôn giáo chia Châu Âu thành 2 phe là cựu giáo và tân giáo và
chiến tranh tôn giáo 30 năm.
Nội dung:
1. Thụy Điển được chiếm một vùng đất rộng lớn của nước Đức, được bồi thường 5 triệu
đồng Taler và có quyền tham gia hội nghị của đế quốc Đức;
2. Nước Pháp được vùng Alsace và vùng Lorraine và có quyền tham gia hội nghị của đế
quốc Đức;
3. Nước Đức bị chia cắt thành 300 tiểu vương quốc;
4. Các chư hầu Đức hoàn toàn được độc lập;
5. Về vấn đề tôn giáo: cả Tin Lành (Tân giáo) và Thiên chúa giáo (Cựu giáo) đều bình
đẳng. Đạo Calvin cũng được thừa nhận. Các quốc gia có quyền quyết định lựa chọn tôn
giáo cho mình;
6. Công nhận nền độc lập của Thụy Sĩ và Hà Lan.
Đánh giá của hoà ước: bước đầu xác định khái niệm quốc gia dân tộc, đánh dấu sự khởi
đầu của hệ thống quốc tế hiện đại; đánh dấu thành quả của cuộc chiến chống chủ nghĩa bá
quyền và báo hiệu cho sự suy yếu quyền lực của người TBN, sự chia cắt của nước Đức
và sự vươn lên của Pháp trong vai trò cường quốc của Châu Âu.
Ý nghĩa:
Thứ 1, đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến 30 năm ở Đức và chiến tranh 80 năm giữa TBN
và Hà Lan.
Thứ 2, vấn đề tự do tôn giáo được củng cố trong các hiệp ước kí kết tại Munster và
Osnabruck.
Thứ 3 là vấn đề về bản chất và mục đích của cuộc chiến tranh
Thứ 4, được xem là vấn đề quan trọng nhất, chính là ý niệm về quốc gia có chủ quyền
hay là chủ quyền quốc gia
Thứ 5 là lần đầu tiên yếu tố cường quốc được xác định, công nhận và quốc gia có ưu thế
quốc tế ở châu Âu, kéo dài cho tới thời kì của Louis XIV. Pháp thay thế TBN và yếu tố
cường quốc cũng được xác lập. Các cường quốc vẫn là quốc gia dân tộc nhưng ưu thế
vượt trội trong qhqt và mang tính chất chi phối.
Cuối cùng, đó là sự khởi đầu cho khái niệm luật pháp quốc tế, những thể chế đàm phán
thương lượng, công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia dẫn đến quá trình thể chế hoá về sau
này và được gọi là luật quốc tế.
2. Hội nghị Viên: (Congress of Vienna)1814-1815 & TRẬT TỰ VIÊN 1815-1914
- Cơ sở hình thành: đây thực chất là hội nghị của bốn cường quốc thắng trận là Nga, Áo,
Phổ và Anh nhằm định ra những điều kiện cho nước bại trận là Pháp. Hội nghị Viên được
triệu tập để thiết lập một trật tự thế giới mới và chi phối quan hệ quốc tế Châu Âu trong
khoảng thời gian 1814-1871.
- Hội nghị Viên xoay quanh 3 ndung chính. Đó là:
+ cuộc đấu tranh giữa các thế lực phản động mà hiện thân là đồng minh thần thánh với
phong trào cmts đang lan tràn
+ cuộc đấu tranh giữa các cường quốc nhằm giành ưu thế kinh tế, chính trị, quân sự và
tăng cường xâm chiếm thuộc địa
+ cuộc đấu tranh của phong trào công nhân châu Âu với sự ra đời của học thuyết Mác và
hoạt động của Quốc tế thứ nhất
- Cuộc đấu tranh giữa các thế lực phản động mà hiện thân là Đồng minh Thần thánh
với phong trào cmts đang lan tràn.
- Cuộc đấu tranh giữa các cường quốc nhằm giành ưu thế kinh tế, chính trị, quân sự
và tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
- Cuộc đấu tranh của phong trào công nhân châu Âu với sự ra đời của học thuyết
Mác và hoạt động của Quốc tế thứ nhất.
Vai trò chính và quyết định trong hội nghị Viên là những nước mạnh nhất đã chiến thắng
Napoleon, là Nga, Anh và Áo
Mục tiêu hội nghị: là tìm cách lập lại một nền hòa bình lâu dài cho châu Âu bằng cách giải
quyết những vấn đề phát sinh từ Chiến tranh Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoleon. Mục
tiêu không chỉ đơn giản là khôi phục lại cương giới cũ mà còn thay đổi lãnh địa của các cường
quốc để tạo thế cân bằng và duy trì hòa bình.
Mục đích của các quốc gia tham dự hội nghị:
- Đầu tiên là đàn áp những phong trào dân chủ và dân tộc ở châu Âu, khôi phục trật
tự phong kiến chuyên chế cũ ở các nước đã từng bị Napoleon chinh phục.
- Thứ hai là củng cố thắng lợi, ngăn cản không cho nước Pháp quay trở lại chế độ
Napoleon. Muốn vậy, họ cần phải mở rộng và tăng cường thế lực các nước có biên
giới chung với Pháp, biến các nước này thành hàng rào chống Pháp.
- Thứ ba là nhằm thoả mãn tham vọng xâm chiếm đất đai, phân chia lãnh thổ các
nước châu Âu mà không đếm xỉa đến nguyện vọng dân tộc và biên giới các nước.
Mâu thuẫn và thoả hiệp giữa các nước lớn trong Hội nghị Viên: ẢNH HƯỞNG
Hội nghị đã bộc lộ những mâu thuẫn trầm trọng giữa các nước lớn. Mặc dù chủ trương
của họ là cân bằng nhưng bị bấp bênh do sự cạnh tranh và đụng chạm về vấn đề quyền lợi
giữa các nước lớn.
Để tăng cường ảnh hưởng của nước Nga ở Tây Âu, Nga hoàng Alexandre I đã chủ trương
duy trì hai nước mạnh đó là Áo và Phổ. Đây sẽ là 2 lực lượng để đối trọng, cạnh tranh với
nhau. Ngoài việc tìm cách để tránh khỏi sự đe doạ của Pháp thì Nga hoàng lại không
muốn để cho Pháp bị triệt hạ quá mức và quá yếu, mà muốn sử dụng Pháp như lực lượng
để cân bằng quyền lực. Ở Đông Âu, Nga muốn chiếm hầu như toàn bộ Công quốc
Vácxava. Để thực hiện tham vọng này, Nga hoàng hứa ban hành ở Ba Lan một hiến pháp
hạn chế và cho phép lập quân đội để lôi kéo một bộ phận quý tộc Ba Lan.
Áo và Phổ, một trong những quốc gia tham dự hội nghin Viên, cũng mang trong mình
những tham vọng riêng, mong muốn chống lại âm mưu của Nga hoàng, không muốn
mang lại quyền tự trị cho Ba Lan. Để được sự đồng tình của Phổ trong việc giành cho
Nga phần đất lớn ở Ba Lan, Nga hoàng hứa ủng hộ tham vọng của Phổ đối với toàn bộ
Xácxônhi (là đồng mình và chư hầu của Napoleon I).
Chính phủ Anh muốn giữ độc quyền về công thương nghiệp và thuộc địa. Cách tốt nhất
để đạt được mục đích là ủng hộ các thế lực quý tộc phản động châu Âu, tìm mọi cách kéo
dài tình trạng đình trệ và lạc hậu ở những nước có khả năng cạnh tranh với Anh. Bộ
trưởng Ngoại giao Anh là Kétxơnri sức hoạt động để giữ cho Anh những thuộc địa đã
chiếm được của Pháp, của TBN và của Hà Lam trong thời gian chiến tranh với Napoleon.
Trước hết là phải làm cho Pháp suy yếu vì Pháp là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất của
Anh, hạn chế Pháp trong phạm vi biên giới năm 1972. Chính phủ Anh kiên quyết đòi
khôi phục triều đại Buốcbông ở Pháp.
Chính sách ngoại giao của Anh là tạo ra sự đối trọng giữa các nước trên lục địa châu Âu.
Chừng nào các nước ở đây còn “giữ thế cân bằng” thì Anh còn có thể đóng vai trò trọng
tài và rảnh tay xâm chiếm thuộc địa. Kétxơnri tìm cách chống lại Nga hoàng, sợ ảnh
hưởng của Nga tăng lên ở Châu Âu nên chủ trương thu hẹp đến mức tối thiểu vùng đất
Ba Lan cắt cho Nga, tăng phần của Áo và Phổ trong việc phân chia Ba Lan.
Đại biểu của Áo tại hội nghị là Ngoại trưởng Méttéchnich. Méttéchnich được xem là
nhân vật ngoại giao có tầm ảnh hưởng trong hội nghị Viên. Phong trào cách mạng và giải
phóng dân tộc đã đe doạ nền quân chủ Hápxbua. Vì vậy, Méttéchnich tích cực bảo vệ
những nền tảng của các thế lực phong kiến, chuyên chế phản động bằng cách chủ trương
kìm chế, làm cho chúng sợ hãi cách mạng và tập hợp lại xung quanh chính sách của Áo.
Chính phủ Áo chủ trương kiềm chế thế lực của Áo và Nga. Chính sách của Méttéchnich
đối với Đức là duy trì sự phân tán của Đức để đảm bảo ưu thế của Áo ở đây.
Chính phủ Pháp và xem Phổ là đối thủ nguy hiểm, sợ thế lực của Phổ sẽ tăng cường khi
sáp nhập được Xácxônhi. Pháp muốn cho Phổ vùng sông Ranh và Vécxphalia theo đạo
Thiên Chúa thay vì đất Xácxônhi theo đạo Tin Lành với hi vọng Phổ không thể đồng hoá
những vùng đất này. Các quốc gia này liên tục tìm cách kiềm chế lẫn nhau. Ngoại trưởng
Pháp lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước trong hội nghị để giành cho Pháp vị trí cường
quốc thứ năm mặc dù Pháp đã bị thất bại về mặt quân sự.
Nội dung cơ bản của hội nghị Viên: nội dung chính gồm 3 vấn đề:
Nước Pháp phải bồi thường chiến phí 700 triệu phrăng, phải để cho 15 vạn quân Đồng
minh vào chiếm đóng trong 3 năm.
Thiết lập một hàng rào chống Pháp ở dọc biên giới phía Đông của nước Pháp
Xác định kết quả phân chia châu Âu và thuộc địa giữa các nước chiến thắng Napoleon.
Bản chất của hội nghị Viên:
F. Engels đã tóm lược như sau: “Các dân tộc được mua và bán, được chia và hợp
chỉ nhằm để đáp ứng nhiều hơn nữa quyền lợi và ý đồ của những kẻ cai trị họ”
Họ duy trì kết quả hội nghị Viên và mưu đồ thống trị châu Âu bằng 1 trật tự phản động.
Nga, Áo, Phổ đã lôi kéo hầu hết các nước châu Âu vào một liên minh dưới chiêu bài của
Liên minh Thần thánh và Đồng minh Tứ cường (sau này thành lập nên Liên minh tứ
cường). Họ tạo ra một sự cân bằng thông qua việc tạo nên nền hoà bình, sự hoà hợp châu
Âu.
3. LIÊN MINH THẦN THÁNH VÀ LIÊN MINH TỨ CƯỜNG
Bối cảnh ra đời: chiến tranh Napoleon thất bại và hội nghị Viên được triệu tập, thực chất
là hội nghị của bốn cường quốc thắng trận là Nga, Áo, Phổ và Anh nhằm định ra những
điều kiện cho nước bại trận là Pháp. Hội nghị Viên được triệu tập để thiết lập một trật tự
thế giới mới và chi phối quan hệ quốc tế Châu Âu trong khoảng thời gian 1814-1871.
Để củng cố và thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Viên, bảo vệ chế độ chuyên chế,
giáo hội và các nền tảng khác của thế lực phong kiến phản động ở châu Âu, Alexandre I
đã đề nghị với người đứng đầu các nước thành lập Liên minh Thần thánh mà văn bản do
chính ông ta soạn thảo. Nga hoàng muốn mang tinh thần Thiên Chúa giáo vào tổ chức
này nhằm loại trừ sự tham gia của Thổ, để sau này Nga có thể chiến tranh chống Thổ.
Năm 1815, văn bản này được hầu hết các nước châu Âu kí. Chính phủ Anh do sợ sự thiếu
nhất trí trong nghị viện đã không kí chính thức nhưng tỏ ý tán đồng. Nước Anh muốn duy
trì vị thế của mình, duy trì độc quyền thương mại nên đã ủng hộ thế lực phong kiến phản
động ở châu Âu tại thời điểm này.
Theo đề nghị của Anh, ngày 20/11/1815 bốn nước Anh, Nga, Áo, Phổ lập DMTC với
cam kết không bao giờ để cho triều đại Napoleon trở lại cầm quyền ở Pháp. Bốn nước
tuyên bố là liên minh của họ vẫn duy trì lực lượng ngay cả khi quân đội của họ rút khỏi
Pháp và sẽ triệu tập các hội nghị thường kì để xem xét những biện pháp chung nhằm bảo
vệ hệ thống “cân bằng chính trị” ở châu Âu và những trật tự nhà nước do họ thiết lập ra.
Mục đích hoạt động: ngăn chặn sự phục hồi của nước Pháp và trấn áp phong trào tư sản
đang ngày càng dâng cao ở các nước và duy trì khuôn khổ hoạt động trật tự Viên.
4. HÌNH THÀNH 2 KHỐI LIÊN MINH QUÂN SỰ
Sự hình thành liên minh giữa Đức, Áo Hung và Ý: bắt đầu từ sự kiện thống nhất nước
Đức vào năm 1871 và bắt đầu sự vươn lên của đế chế Đức (vươn lên ở địa vị cường
quốc), và những mâu thuẫn Pháp - Đức. Những mâu thuẫn Pháp - Đức đã chi phối chính
sách ngoại giao của Otto Von Bismarck, trong nỗ lực triệt hạ nước Pháp, nước Đức có xu
hướng ngoại giao tìm đồng minh, họ liên minh với Nga và Áo. Sự hình thành Liên minh
Ba Hoàng đế: Việc đầu tiên mà Bismarck cần làm là thành lập một liên minh quân sự
dưới sự bảo trợ của Đức để chống Pháp. Việc thứ hai là phải cô lập và loại trừ Pháp ra
khỏi liên minh với Áo và Nga. Để triển khai, Bismarck giơ cao ngọn cờ thống nhất tư
tưởng của các nước quân chủ nhằm chống lại các nước có chính thể cộng hoà. Bằng cách
đó, Bismarck đã lôi kéo được Áo và Nga vào “Liên minh 3 Hoàng đế” vào năm 1873.
Theo nội dung thoả thuận của ba vị hoàng đế, nếu 1 trong 3 nước bị 1 nước thứ 3 tấn
công thì 3 nước sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để bàn cách đối phó. Sự ra đời của
LM3HD đã làm gia tăng vị thế của Đức trên chính trường châu Âu và ở một mức độ nhất
định đã tách được Áo, Nga ra khỏi mối liên hệ với Pháp. Tuy nhiên, đây là một liên minh
không vững chắc, khi đụng chạm đến quyền lợi thì ngay trong nội bộ liên minh bộc lộ
dấu hiệu của sự rạn nứt. Năm 1875, Đức âm mưu phát động một cuộc chiến tranh nhằm
đánh bại hoàn toàn nước Pháp mà lịch sử gọi đó là cuộc “Báo động quân sự”. Trước tình
hình đó, Anh và Nga can thiệp bằng cách lên tiếng bảo vệ Pháp, làm cho âm gây chiến
của Đức bị thất bại. Anh và Nga chủ trương duy trì sự cân bằng lực lượng ở châu Âu nên
ngăn cản ý đồ của Đức muốn trở thành cường quốc.
Năm 1875, các nước Balkan tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của
Thổ Nhĩ Kì, Bismarck đã lợi dụng cơ hội đó thúc đẩy Nga tiến hành chiến tranh với
Thổ để cho Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Đây là khu vực liên quan đến quyền lợi
thiết thực của các quốc gia Nga, Áo và Anh. Vì vậy, năm 1876, Nga và Áo đạt được sự
thỏa thuận trong vấn đề phân chia quyền lợi ở Balkan. Chiến tranh Nga- Thổ bùng nổ vào
thời gian 1877-1878 và kết thúc bằng chiến thắng của Nga. Hiệp ước Nga- Thổ được kí
kết đã đem lại cho Nga nhiều quyền lợi ở khu vực Balkan, đồng thời cũng kích động mâu
thuẫn của Anh và Áo với Nga. Trong hoàn cảnh đó, Đức đứng ra triệu tập hội nghị Berlin
năm 1878, tuy nhiên
hội nghị này hạn chế quyền lợi của Nga ở Balkan nên đã làm nên mâu thuẫn Nga - Đức
ngày càng trở nên sâu sắc. Sau hội nghị Berlin, vị thế của Đức bị giảm sút, trong khi đó
vị thế của Pháp được tăng cường. Để đối phó với sự xích lại gần nhau của Nga và Pháp
thì Đức đã tăng cường các mối quan hệ với Áo Hung. Năm 1989, đồng minh Đức, Áo
Hung được thành lập với sự cam kết là nếu một bên bị Nga tấn công thì bên kia phải dốc
toàn lực ra viện trợ. Sau đó, Đức tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao để nhằm
đẩy Pháp vào thế hoàn toàn bị cô lập bằng cách thành lập nên Liên minh Tay ba giữa
Đức, Áo-Hung và Ý. Về nước Ý, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước thì Ý
có điều kiện để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đối với các nước thuộc khu vực Địa
Trung Hải và Châu Phi. Tại đây, Ý vấp phải sự cạnh tranh với Pháp nên muốn liên minh
với Đức để chống Pháp. Tuy nhiên, Đức không chấp nhận liên minh tay đôi với Ý mà
phải liên minh với cả Áo Hung. Bismarck từng tuyên bố: “Con đường từ Rome qua
Berlin thì phải đi qua Vienne”. Năm 1881, sau khi Pháp tiến hành xâm chiếm Tunisia,
đây chính là nơi Ý đang thèm muốn nên Ý lúc này mới đứng hẳn về phía liên minh. Năm
1882, liên minh Đức, Ý, Áo-Hung được thành lập. Đây được xem là khối liên minh quân
sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, được thành lập nhằm phục vụ cho mưu đồ
bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Đức.
Quan hệ Nga-Pháp và chính sách “cô lập vẻ vang” của nước Anh.Đối trọng của sự ra đời
hệ thống liên minh này liên quan đến chính sách “cô lập vẻ vang”. Bản chất của chính
sách “cô lập vẻ vang” của nước Anh là đó là không liên kết và đứng ngoài các tranh chấp,
chạy đua về mặt quân sự giữa các quốc gia. Theo đó, Anh có những điều kiện để tập
trung vào sự không liên kết của mình. Phương châm đối ngoại của nước Anh lúc này là
“Không có đồng minh lâu dài cũng như không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi là
thường xuyên và mãi mãi” . Với phương châm đó, nước Anh đã được hưởng lợi từ các
cuộc tranh chấp giữa các cường quốc tư bản châu Âu, rảnh tay trong việc bành trướng
thuộc địa và áp bức ách thống trị lên các nước Á, Phi, Mĩ-Latinh. Nhưng chính sách tiến
về phía đông của Đức khiến cho chính sách cô lập vẻ vang của Anh bị phá sản. Nước
Đức đã bắt đầu sự bành trướng trên biển và lục địa của Đức, đụng chạm đến quyền lợi
của Anh. “Đã qua rồi cái thời mà các dân tộc chia nhau đất đai và biển cả, còn chúng ta -
những người Đức - tự hài lòng với bầu trời xanh và chỉ cần một chỗ đứng dưới ánh mặt
trời” - Phôn Bulốp, câu nói thể hiện tham vọng bành trướng của Đức. Đức chọn đối thủ
đối đầu trực diện với mình trong thời điểm này là Anh làm mục tiêu đấu tranh, phân chia
lại thị trường thế giới. Mâu thuẫn Anh-Đức vì thể trở thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục
chính trong qhạt đầu thế kỉ 20.
Sự hình thành khối Hiệp ước Anh-Pháp-Nga xuất phát từ mâu thuẫn Anh-Đức, nước Anh
buộc phải liên minh với các nước khác để đối trọng lại với khối Liên minh của nước Đức.
Đầu thế kỉ 20, nước Anh có thêm một đổi thủ là Đức, nên tính chất của qhqt được đẩy lên
cao. Sự thù địch giữa Anh và Pháp xoay quanh quyền lợi ở châu Phi đã được thay thế
bằng tinh thần thiện chí từ phía London. Giới cầm quyền Pháp hiểu rất rõ rằng người bạn
đồng minh của mình là Nga đang bận quan tâm đến vùng Viễn Đông, và nguy cơ xảy ra
xung đột với Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi nên nước Nga sẽ bị suy yếu.
Hiệp ước Pháp - Ý được kí kết, qui định một trong hai nước bị tấn công thì nước thứ ba
sẽ đứng trung lập. Đến năm 1904, hiệp ước Anh - Pháp được kí kết, theo đó Pháp sẽ rút
khỏi Xuđăng và Ai Cập, còn Anh thừa nhận lãnh thổ Marốc là thuộc Pháp.
Như vậy, Hiệp ước Luân Đôn 1904 trên thực tế là hiệp ước phân chia thuộc địa giữa Anh
và Pháp ở châu Phi, làm cho quan hệ Anh-Pháp trở nên gắn bó hơn và là bước chuẩn bị
cho hai nước đối phó với Đức trong giai đoạn sau.
Đối với nước Đức, thấy rằng xung đột với Anh là điều không thể tránh khỏi, giới ngoại
giao Đức tìm mọi cách để ngăn chặn mối đe doạ đang bao quanh nó. Trong bối cảnh Đức
đang thể hiện sự hung hăng và đe doạ được nhiều đối tượng thì việc này rất khó.
Sau đó, các cuộc hội đàm giữa Nga và Anh diễn ra vào năm 1906 đã đem lại kết quả
bước đầu có lợi cho Nga khi Anh đồng ý cho Nga vay tiền để đối phó với phong trào
cách mạng trong nước và cứu Nga thoát khỏi sự phá sản về mặt tài chính. Sự bành trướng
của Đức ở Cận Đông và của khối đồng minh Đức -Áo - Hung ở Balkan không những làm
cho mâu thuẫn Đức-Anh trở nên căng thẳng mà mâu thuẫn Nga-Đức cũng trở nên trầm
trọng. Quan điểm của Anh lúc này là “thà để Nga chiếm Công tăngtinốp hơn là phải
chứng kiến kho tàng quân sự của Đức ở vịnh Ba Tư”. Họ có cùng một kẻ thù chung, đó là
Đức. Hơn nữa, cuộc cách mạng Nga đã tác động sâu sắc đến hệ thống thuộc địa của các
nước đế quốc. Sau cách mạng Nga là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi và Mĩ-Latinh. Đến năm 1907, hiệp ước Anh-Nga
được kí kết.
Như vậy, đến năm 1907 trên thế giới đã hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối
Liên minh (Đức-Áo Hung-Ý) và khối Hiệp ước (Nga-Anh-Pháp).
Tác động: thể hiện sự chạy đua quyết liệt giữa hai phe. Trong đó, nguyên nhân thúc đẩy
cho cuộc chạy đua chính là sự phát triển không đồng đều của cntb và sự mâu thuẫn về
mặt quyền lợi của nhau. Nước Đức thể hiện sự gây chiến rất rõ ràng, họ là 1 trong những
quốc gia phát triển sau trong cuộc cmen lần thứ 2 và phát triển sau khi thống nhất, nhưng
hệ thống thuộc địa của họ quá ít, không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong khi thế
giới đã được phân chia xong, các đế quốc già có hệ thống thuộc địa giàu có hơn, nước
Đức không cam lòng với điều này và là 1 trong những nhân tố thúc đẩy Đức trở thành lò
lửa chiến tranh. Đồng thời, Đức cũng muốn triệt hạ Pháp và muốn Pháp không thể vực
dậy được. Chính vì có đối trọng là Pháp nên Đức đã triển khai những chính sách đối
ngoại, tìm kiếm đồng minh để nhằm cô lập Pháp. Đức rất chủ động và tích cực trong việc
liên kết với các nước để đảm bảo quyền lợi của mình nhưng các mối liên minh này tương
đối không bền vững do sự xung đột về mặt quyền lợi giữa các quốc gia tham gia, điều
này có thể thấy rất rõ qua liên minh ba hoàng đế 1873.
Đối với Anh-Pháp-Nga, các quốc gia đều có điểm chung là mâu thuẫn với Đức. Mâu
thuẫn giữa Nga và Đức trở nên sâu sắc từ sau cuộc khủng hoảng Balkan nổ ra, việc nước
Đức triệu tập hội nghị Berlin đã hạn chế quyền lợi của Nga ở khu vực Balkan khiến cho
mâu thuẫn giữa Nga và Đức ngày càng trở nên sâu sắc hơn, sau này, mâu thuẫn giữa hai
nước ngày càng khoét sâu hơn nữa. Về nước Anh, Đức đã chọn nước Anh làm đối tượng
để soán vị trị cường quốc, tấn công ở cả trên biển và lục địa. Về Pháp, là đối tượng chính
mà Đức muốn thực hiện mọi biện pháp ngoại giao để nhằm ngăn chặn Pháp vươn lên,
kiềm chế cho bằng được nước Pháp. Nga, Anh và Pháp đều có sự đụng chạm về mặt
quyền lợi với nhau nhưng họ đều có thể phân chia, hoà giải được thông qua các hiệp ước
tay đôi ký với nhau để nhằm hướng tới kẻ thù chung là nước Đức,khối liên minh quân sự
của nước Đức. Đây là biểu hiện và là một trong những mầm mống gây ra cuộc cttgt1.
5. Qhạt giữa 2 cuộc cttg 1929-1939 và sự hình thành 3 lò lửa chiến tranh 1 số nhân
tố dẫn đến hình thành lò lửa chiến tranh:
Thứ nhất, do Đức, Ý và Nhật bị khan hiếm tài nguyên đã lựa chọn con đường quân phiệt
hoá đất nước. Thứ hai là do chính sách dung túng, nuôi dưỡng của các nước Anh, Pháp,
Mĩ. Đây là các nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, hệ thống thuộc địa rộng lớn. Họ có khả năng ngăn chặn một cuộc chiến tranh
mới nhưng lại muốn dùng chế độ phát xít để tiêu diệt Liên Xô và thôn tính lẫn nhau. Thứ
ba là do giới lãnh đạo của các nước Đức, Ý, Nhật thì đều có chủ trương dùng chiến tranh
để thiết lập trật tự mới. Thứ tư, do lực lượng yêu chuộng hoà bình mà tiêu biểu là Liên
Xô chưa đủ sức mạnh ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít.
Sự hình thành lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông
Cuộc đại khủng hoảng tác động tới Nhật Bản từ năm 1927. Kinh tế Nhật Bản suy thoái
nghiêm trọng, sản lượng công nghiệp giảm 32,5%, xuất khẩu tơ sống ( chiếm 40% thị
phần xuất khẩu ) bị giảm xuống 84% .Khủng hoảng kinh tế kéo theo khủng hoảng chính
trị, xã hội. Quá trình tập trung hóa các Zaibatsu khổng lồ có sự liện hệ chặt chẽ về chính
trị với chính phủ. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản tồn tại trong lòng xã hội từ lâu “chủ
nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt” phát xít hóa bộ máy.
Nhật Bản là nước đầu tiên có tham vọng phá vỡ hệ thống Vécxai - Oasinhtơn bằng sức
mạnh quân sự. Từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Tanaca đã vạch một kế hoạch chiến tranh
toàn cầu đệ trình lên Thiên hoàng dưới hình thức bản “tấu thỉnh”, trong đó khẳng định
phải dùng chiến tranh để xoá bỏ những “bất công mà Nhật phải chấp nhận” trong các
Hiệp ước Oasinhtơn (1921 - 1922) và đề ra kế hoạch cụ thể xâm lược Trung Quốc, từ đó
mở rộng xâm lược toàn thế giới.
Năm 1931, Nhật Bản tạo ra “Sự kiện đường sắt Nam Mãn Châu” để lấy cớ đánh chiếm
vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch xâm lược đại qui mô
của Nhật. Sau khi chiếm vùng này, quân Nhật dựng lên cái gọi là “Nhà nước Mãn Châu
độc lập” với chính phủ bù nhìn do Phổ Nghi đứng đầu. Như vậy, sự kiện Mãn Châu chính
là ngòi lửa của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng lớn, đánh
dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới. Việc Xâm lược Đông
Bắc Trung Quốc ( 1931) động chạm đến quyền lợi của các đế quốc Âu-Mĩ, nhất là để
quốc Mĩ. Tuy nhiên, Mĩ, Anh và Pháp đã nhân nhượng, dung túng cho hành động xâm
lược của Nhật với tính toán rằng Nhật sẽ tiêu diệt phong trào cách mạng ở Trung Quốc và
tiến hành chiến tranh xâm lược Liên Xô. Việc Nhật cưỡng chiếm Đông Bắc Trung Quốc,
trên thực tế là một trong những “ bước dạo đầu” của Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau đó, Nhật Bản tiếp tục mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng hai tỉnh Nhiệt Hà
và Hà Bắc. Để có thể tự do hành động, ngày 24/3/1933 Nhật Bản tuyên bố rút khỏi Hội
Quốc liên. Hành động của Nhật đã phá tan nguyên trạng ở Đông Á do Hiệp ước Oa-sinh-
tơn năm 1922 qui định, đánh dấu sự tan vỡ bước đầu của Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
Không dừng lại ở đó, năm 1937 Nhật bắt đầu mở rộng chiến tranh trên toàn lãnh thổ
Trung Quốc.
Sự hình thành “ lò lửa thứ hai “ ở Đức
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 và Chủ nghĩa phục thù ở Đức
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế
chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với trước khủng hoảng.
+ Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.
+ Số người thất nghiệp: hơn 5 triệu người.
+ Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ công hòa tư sản, đưa
đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đó.
Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít- le thủ lĩnh
Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền.
Trong lúc đó, lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu với việc
Hít-le lên cầm quyền ở Đức tháng 1/1933. Có thể nói, lực lượng quân phiệt Đức đã nuôi
chí phục thù ngay từ sau khi nước Đức bại trận và phải chấp nhận hoà ước Véc-xai. Đảng
Quốc xã được coi là lực lượng thực tế có thể đáp ứng được nhu cầu thành lập một chính
quyền "mạnh", một nền chuyễn chính dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã trở thành nhu cầu
cấp thiết của giới quân phiệt ở Đức và Hít-le được coi là “người hùng” có thể ngăn chặn
được “tình trạng hỗn loạn và chủ nghĩa bônsêvích”. Ngày 30/1/1933 Tổng thống Hin-
đen-bua đã cử Hít-le, lãnh tụ của Đảng Quốc xã làm Thủ tướng, mở đầu một thời kỳ đen
tối trong lịch sử nước Đức. Đối với bọn quân phiệt Đức, hòa ước Versailles không những
là một sự thiệt thòi lớn, mà còn là một “quốc sĩ”, một sự “nhục nhã” mà nước Đức muốn
xóa bỏ. Việc Hít-le lên cầm quyền không chỉ là một sự kiện thuần tuý của nước Đức, mà
còn “đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử quan hệ quốc tế”. Bởi lẽ, “đối
mặt với Hít-le , chủ nghĩa “xoa dịu” của Anh, sự trì trệ của Pháp và chủ nghĩa trung lập
của Mỹ là những hiện tượng tiêu biểu nhất của thời kỳ tiếp theo”. Từ đây Hít-le thực hiện
dần từng bước việc thanh toán hệ thống Véc-xai và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới
nhằm thiết lập quyền thống trị thế giới.
Đức cũng lợi dụng những mâu thuẫn giữa các đế quốc tại hội nghị giải trừ quân bị ở
Geneve năm 1932 để đòi hủy bỏ những hạn chế về quân sự do hòa ước Versailles quy
định cho Đức.
Đức đã đạt được việc hủy bỏ những hạn chế về quân sự của hòa ước Versailles, giành
được bình đẳng vũ trang; còn đối với Pháp, chữ “hệ thống an ninh” chỉ là một nguyên tắc
trừu tượng, không có nội dung thực tế.
Vai trò cá nhân của Aldoft Hitler
Hitler đề ra kế hoạch lục địa, trong đó chủ yếu là chiếm đoạt các đất đai ở phía Đông
châu Âu, “trước hết là nước Nga và các dân tộc lân cận phụ thuộc Nga” nhưng cũng
không loại trừ một cuộc chiến tranh với phương Tây, để xâm chiếm đất đai ở phía Tây,
trong đó Hitler coi “nước Pháp là kẻ thù truyền thống”. Đề ra kế hoạch Âu-Phi
( Eurafrica ), xâm chiếm lãnh thổ của các nước châu Phi, châu Âu, châu Á và cuối cùng
là Mĩ Latin.
Việc làm đầu tiên của Hít-le sau khi lên nắm quyền là tái vũ trang nước Đức và thoát
khỏi những ràng buộc quốc tế để chuẩn bị cho những hành động xâm lược. Đức rút khỏi
Hội Quốc Liên và tái vũ trang ( 1933 ); Sát nhập hạt Serrer và chính sách cưỡng bức tòng
quân ( 1935 ). Ngày 18/6/1935 Đức kí với Anh Hiệp định về hải quân, hiệp định này trực
tiếp vi phạm Hiệp ước Véc-xai và tăng cường sức mạnh quân sự của nước Đức. Đồng
thời, Hít-le tìm cách bí mật thủ tiêu các chính khách phương Tây cản trở kế hoạch xâm
lược của mình. Không dừng lại ở đó, ngày 7/3/1936 Hít-le ra lệnh tái chiếm vùng Rê-na-
ni, công khai xé bỏ Hoà ước Véc-xai, Hiệp ước Lô-các-nô và tiến sát biên giới nước
Pháp. Lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu.
Việc Đức ( và trước đó là Nhật ) rút khỏi Hội Quốc Liên là một sự kiện nghiêm trọng
trong quan hệ quốc tế từ đây các nước phát xít sẽ dùng chính sách chiến tranh trắng trợn
để giải quyết những cuộc tranh chấp quốc tế sau này .
Sự hình thành “ lò lửa thứ ba “ở Ý – dòm ngó Đông Âu và xâm lược Ethiopia
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 và Chủ nghĩa quân phiệt ở Ý
Mặc dù là nước thắng trận nhưng Italia không thoả mãn với việc phân chia thế giới theo
Hoà ước Véc-xai. Tham vọng của nước này là muốn mở rộng ảnh hưởng ở vùng Ban
căng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, làm chủ vùng biển Địa Trung Hải... Để thoát
ra khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và xem xét lại Hệ thống Vécxai -
Oasinhtơn có lợi cho mình, giới cầm quyền phát xít ở Italia chủ trương quân sự hoá nền
kinh tế, tăng cường chạy đua vũ trang và thực hiện chính sách bành trướng xâm lược ra
bên ngoài.
Kinh tế kiệt quệ sau CTTG 1
Tác động của CMT10 khiến cho các phong trào đấu tranh xã hội ở Italia ngày càng dâng
cao
Từ đầu năm 1919, Đảng phát xít của Benito Mussolini đã kích động chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi, vũ trang, mị dân và đàn áp phong trào cách mạng bằng vũ lực
Năm 1922, Mussolini lật đổ chính phủ tư sản đại nghị
Tác động của khủng hoảng kinh tế càng khiến phong trào xã hội phát triển. Chỉ riêng năm
1932 đã có khoảng 80 phong trào quần chúng
Chính sách đối ngoại của Mussolini là “Đại đế quốc La Mã” nhằm phát động chiến tranh
xâm lược Balkan, Trung Âu, Ai Cập, Sudan..
Khởi đầu bởi cuộc xâm lược Ethiopia ( 1935 ). Giới cầm quyền của các nước tư bản Âu,
Mĩ đã không cứu giúp Ethiopia, trái lại đã thi hành một chính sách nhằm tiêu diệt
Ethiopia với tư cách là một quốc gia độc lập. Giới cầm quyền Mĩ, núp dưới tấm màn
“trung lập”, đã làm cho Ethiopia mất khả năng mua vũ khí của Mĩ để tiến hành chiến
tranh chính nghĩa chống xâm lược. Hội Quốc liên trừng phạt Ý bằng những biện pháp
kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, “lệnh trừng phạt chỉ làm Ý bực mình chứ không thực sự
ngăn cản họ tiếp tục các chiến dịch”.
QHQT giữa hai cuộc cttg 1929-1933
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ( the Great Depression ) tàn phá nặng
nề chủ nghĩa tư bản thế giới nói chung và từng nước tư bản nói riêng.
Các nước Đức, Italia, Nhật Bản bị thiệt thòi trong việc phân chia thế giới theo hệ thống
Versailles-Washington, cho nên muốn thủ tiêu hệ thống này bằng một cuộc chiến tranh
để phân chia lại thế giới.
63
Trong những năm 1929-1936, giới cầm quyền các nước này đã phát xít hóa nên thống trị
trong nước họ ( riêng Italia, củng cố thêm chế độ phát xít đã được thiết lập từ năm 1922 )
Đức, Italia, Nhật Bản đã trở thành những lò lửa chiến tranh thế giới để từ đó nhóm lên
cuộc chiến tranh thế giới mới tàn sát nhân loại.
Sự Hình Thành Hai Khối Đế Quốc Trung Lập Và Con Đường Dẫn Tới Chiến Tranh
Thế Giới Thứ Hai
Chiến tranh Tây Ban Nha. Sự can thiệp của Italia, Đức và chính sách “không can thiệp”
của các Chính phủ Anh, Mĩ, Pháp ( 1936-1939 )
Đế quốc Nhật phát động chiến tranh đại quy mô xâm lược Trung Quốc ( 7/1937 )
Vào nửa cuối những năm 30 trong hệ thống tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành hai khối
đế quốc đối địch nhau – khối thứ nhất gồm bọn xâm lược phát xít Đức, Italia, Nhật; khối
thứ hai thành lập muộn hơn gồm có Anh, Pháp, Mĩ
Hai lò lửa chiến tranh hình thành ở châu Âu bắt đầu có mối liên hệ với lò lửa chiến tranh
ở Viễn Đông.Ngày 25/11/1936, Đức đã kí với Nhật “ Hiệp định chống Quốc tế cộng sản”
, trong đó “hai nước cam kết sẽ trao đổi với nhau về tình hình hoạt động của Quốc tế
cộng sản và hợp tác chặt chẽ với nhau để chống Quốc tế cộng sản”. Ngày 6/11/1937, theo
đề nghị của chính phủ Đức, Italia cũng chính thức gia nhập “ Hiệp định chống Quốc tế
cộng sản, đánh dấu “Trục tam giác Berlin-Roma-Tokyo” được hình thành.Sự thành lập
khối Trục không phải chỉ nhằm mục đích chống Quốc tế cộng sản, mà trước mắt và cấp
bách hơn là nhằm chống các địch thủ đế quốc phương Tây, gây chiến tranh để phân chia
lại thế giới, giành thị trường và thuộc địa
Phát xít Đức thôn tính Áo và âm mưu xâm lược Tiệp Khắc. Hiệp ước Munich và sự kiện
Đức chiếm đóng Tiệp Khắc ( 1938 )
Thỏa hiệp đế quốc ở Munich là đỉnh cao nhất của chính sách dung túng, nhượng bộ,
lôi kéo phát xít mà các nước phương Tây đã thi hành từ lâu để chống lại Liên Xô
Hiệp ước Munich về thực chất là một âm mưu nghiêm trọng nhằm thành lập một
“mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc quốc tế” chống Liên Xô. Đây là lần thứ
hai sau khi Cách mạng tháng Mười thắng lợi, các đế quốc hầu như đã đạt được mục
đích của chúng ( lần thứ nhất là mặt trận đế quốc vũ tranh can thiệp từ 1918-1921 )
Cuộc đàm phán Anh- Pháp- Xô về bảo vệ an ninh châu Âu ( 3/1939 )
Cuộc tấn công của Nhật ở hồ Khasan và sông Khalkhin-Gol vụ ‘ Munich phương Đông”
Hiệp định Anh- Nhật, thường gọi là “Hiệp định Arita- Craigie” kí ngày 23/7/1939 giữa
ngoại trưởng Nhật Arita và đại sứ Anh Robert Craigie.Hiệp định này đã giao Trung Quốc
cho Nhật để đổi lấy cuộc chiến tranh của Nhật chống Liên Xô. Tưởng Giới Thạch đã coi
việc kí kết hiệp định này là một sự phản bội không thể dung thứ được của Anh đối với
Trung Quốc.
Liên Xô thất bại trong việc liên minh với Anh-Pháp, bị cô lập và bị chiến tranh đe doạ từ
hai phía. Ở phía Viễn Đông, quân Nhật thất bại nhưng nguy cơ xâm lược vẫn còn. Về
phía Tây, quân Đức có khả năng tràn qua Ba Lan để tiến hành đánh Liên Xô. Cuối cùng
Liên Xô buộc kí với Đức Hiệp định Xô- Đức không xâm lược nhau ( 23/8/1939). Nguyên
nhân sâu xa hay là nguồn gốc của Chiến tranh thế giới thứ hai là tác động của quy luật
phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc
chủ nghĩa
Nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929-1933 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn tới việc cầm quyền của chủ
nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới
Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, quân phiệt Nhật và phát xít Italia. Nhưng các cường
quốc phương Tây, do chính sách hai mặt của họ, đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra
cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tàn sát nhân loại.
6. Trật tự thế giới, cục diện thế giới sau cttgt2
Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Giai đoạn 1945 - 1949 : Nhờ những quyết định của Hội nghị Yalta đã hình thành nên một
trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Yalta và thế giới trong giai đoạn này được chi phối
chủ yếu bởi trật tự trên.
Hội nghị đã thông qua những quyết định:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản để nhanh chóng kết
thúc chiến tranh.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh trật tự
thế giới sau chiến tranh.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh
hưởng giữa các nước chiến thắng.
Các biểu hiện của trật tự thế giới trong giai đoạn này:
- Năm 1949, hai nước Đức ra đời Đông Đức và Tây Đức) với hai chế độ chính trị và hai
con đường phát triển khác nhau.
- Châu Âu hình thành hai chế độ chính trị - kinh tế xã hội đối lập nhau : tư bản chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa.
- Ở các khu vực khác trên thế giới cũng phân thành hai hệ thống xã hội đối lập, một bên
chịu ảnh hưởng, có sự ủng hộ, hậu thuẫn của Mỹ, một bên còn lại có sự ủng hộ, hậu
thuẫn của Liên Xô.
- Trật tự hai cực Yalta tác động rõ nét nhất đến Việt Nam, sau Hiệp định Gioneve, Việt
Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị khác nhau.
Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển thành hệ thống thế giới của CNXH : Với sự hậu
thuẫn và giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở các nước Đông Âu giành được
chính quyền và các nước XHCN Đông Âu được thành lập. Cùng với đó, sự ra đời của
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/1949 là sự kiện quan trọng,
đánh dấu CNXH đã được nối liền từ Âu sang Á.
Giai đoạn 1949 - 1991: Đây là giai đoạn thế giới đang ở trong thời kỳ căng thẳng của
chiến tranh lạnh. Trật tự thế giới trong giai đoạn này là trật tự hai phe hai cực đối đầu gay
gắt : Phe TBCN do Mỹ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô đứng đầu.
Các biểu hiện của Chiến tranh lạnh:
- Sự kiện được coi là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và gây nên cuộc Chiến
tranh lạnh là Thông điệp của Tổng thống Truman đọc tại Quốc hội Mĩ (12/03/1947),
khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn với nước Mĩ, đề nghị viện trợ khẩn cấp
cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước
dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Với Kế hoạch Mácsan (06/1947), Mĩ đã viện trợ cho Tây Âu khoảng 17 tỉ USD, giúp
các nước này phục hồi nền kinh tế bị tàn phá vì chiến tranh. Qua đó, Mĩ tập hợp các nước
Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu, tạo nên sự đối lập
về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa với Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời (4/1949) là liên minh quân sự
lớn nhất do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) (1/1949)
để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và Tổ chức Hiệp ước
Vacsava (5/1955) - một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các
nước xã hội chủ nghĩa châu u để chống lại chính sách thù địch của Mĩ và các nước
phương Tây. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự
xác lập của cục diện hai phe, hai cực. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.
Các cuộc chiến tranh cục bộ biểu hiện sự đối đầu Đông - Tây:
- Cuộc phong tỏa Berlin (1948) và Bức tường Berlin (1961).
- Cuộc chiến tranh xâm lược Dông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Cuộc chiến tranh này là sự đụng đầu trực
tiếp đầu tiên giữa hai phe, bất thân thắng bại.
- Cuộc khủng hoảng Caribe (1962).
- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Đế quốc Mỹ (1954 - 1975). Đây là cuộc chiến
tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.
Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt Chiến tranh lạnh
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ đã diễn ra
những cuộc gặp gỡ thương lượng, mở ra xu hướng hoà hoãn Đông – Tây,
-
+ Trên cơ sở các thoả thuận Liên Xô – Mĩ, quan hệ giữa hai nước Cộng hoà Dân chủ Đức
và Cộng hoà Liên bang Đức cũng có bước chuyển. Ngày 9/11/1972, hai nước đã kí Ngày
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
+ Năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thoả thuận về việc hạn chế vũ khí chiến
lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26/5, sau
đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT−1),
+ Tháng 08/1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada kí Định ước Henxinki, khẳng
định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia, nhằm đảm bảo an ninh châu Âu
và sự hợp tác giữa các nước.
+ Định ước Henxinki đã tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình và
an ninh châu lục.
+ Từ năm 1985, các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa nguyên thủ hai nước Liên Xô – Mĩ đã diễn
ra. Nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật được kí kết mà trọng tâm là
thoả thuận về thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu và cắt giảm vũ khí chiến lược cũng
như hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
- Tháng 12/1989, M. Goócbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm
dứt Chiến tranh lạnh.
* Lí do Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh:
- Trải qua hơn 40 năm, với gánh nặng của cuộc chạy đua vũ trang kéo dài quá tốn kém và
việc “bao thầu” về chi tiêu quân sự khắp thế giới đã làm suy giảm thế mạnh của Mĩ và
Liên Xô so với các cường quốc khác.
Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản và Tây Âu,... khiến Mĩ và Liên Xô thấy cần
phải tránh tình trạng đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Cuộc chiến tranh kinh tế mang tính chất toàn cầu đòi hỏi phải có một cục diện ổn định,
đối thoại, hợp tác để cùng tồn tại hoà bình.
Giai đoạn 3: Từ năm 1991 đến những năm 2000
Đặc điểm, xu thế phát triển của trật tự thế giới mới.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, đang dần hình thành một trật tự thế giới mới:
- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh chiến lược phát
triển lấy kinh tế làm trọng tâm. Với sự sụp đổ của Liên Xô, Mĩ cố gắng vươn lên theo
đuổi “Trật tự đơn cực”, trong đó Mỹ đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Trong khi đó, Nhật,
Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc làm trọng điểm cố gắng duy trì “Trật tự đa cực”.
- Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp,
tránh xung đột trực tiếp hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng riêng... Vai trò của Liên
hợp quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh thế giới...
- Xu thế đối thoại, hợp tác, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong
cùng tồn hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc
tế.
- Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưng nhiều
khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ
li khai, khủng bố.
Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra ngày
càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa” ... Đây là xu thế khách quan. Đối với các nước đang
phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước. 2.
Những nhân tố hình thành trật tự thế giới mới.
- Thực sự kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật,
Trung Quốc, Đức) trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (sức mạnh tổng
hợp về mọi mặt trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột) tiếp tục phát triển.
- Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới phụ thuộc:
+ Sự thành công của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước chủ nghĩa xã hội.
+ Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau khi giành được độc lập.
+ Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
-
- Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá
và biến chuyển trên cụ diện thế giới.
- Xu thế mới đó đã đặt ra cho tất cả các quốc gia dân tộc trước những thử thách, những
thời cơ, những vận hội mới để đưa vận mệnh đất nước mình tiến kịp với thời đại mới.
Thời cơ lớn đó là mở rộng quan hệ hữu nghị có thể nhanh chóng đưa vận mệnh đất nước
mình tiến lên kịp với thời đại. Song xu thế đó cũng đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trước
những thách thức lớn, hoặc là nhanh chóng tiến lên kịp với thời đại, hoặc là sẽ bị tụt hậu
hoặc là “hoà đồng”, hoà nhịp được với xu thế phát triển của thời đại hoặc là bị “hoà tan”,
đánh mất chính mình, đánh mất cả bản sắc dân tộc của mình.
- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố
11/09/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ
nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với
tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
- Tuy nhiên sự nghiệp bảo vệ hoà bình mối quan tâm của toàn nhân loại, đang ngày càng
phát triển, mặc dù những xung đột vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi, song đã xuất hiện
những khả năng hiện thực để một cuộc chiến tranh thế giới mang tính huỷ diệt, nhằm bảo
vệ sự sông con người và nền văn minh nhân loại
Cục diện thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Tình hình Liên Xô, Mỹ và các nước tư bản chủ yếu sau CTTG II
- Liên Xô có công rất lớn trong việc đánh bại phát xít Đức và cái giá mà họ phải đánh đổi
đó là sự thiệt hại nặng nề sau chiến tranh. 27 triệu người chết, 70 vạn làng mạc bị phá
hủy. Chính vì vậy, sau chiến tranh Liên Xô đã bắt tay vào công cuộc khôi phục lại đất
nước sau chiến tranh và đạt được nhiều thành tựu đến năm 1947, nông nghiệp đạt mức và
công nghiệp thì vượt mức trước chiến tranh, kế hoạch 5 năm lần thứ 4 hoàn thành trước
thời hạn và đến năm 1950 thì kinh tế Liên Xô khôi phục hoàn toàn. Năm 1949, Liên Xô
chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mỹ.
- So với Liên Xô và Tây Âu, nước Mỹ bước ra khỏi cuộc chiến tranh với bối cảnh ổn
định hơn nhiều. Mỹ không phải chịu quá nhiều thiệt hại, thậm chí còn thu được khoản
tiền 114 triệu USD từ việc bán vũ khí cho các nước trong chiến tranh, làm giàu trên
xương máu và đống đổ nát của thế giới. Chính vì vậy, sau chiến tranh Mỹ trở thành quốc
gia giàu mạnh nhất, có tiềm lực kinh tế và quân sự cực kỳ to lớn, chiếm ưu thế tuyệt đối
trong thế giới tư bản.
- Châu Âu thời hậu chiến phải đối mặt với tình trạng hết sức khó khăn, đặc biệt là với các
nước Tây Âu. Có thể nói, dù thuộc phe nào đi nữa thì không có một quốc gia Tây Âu nào
là thực sự chiến thắng sau cuộc chiến, tất cả họ đều phải gánh chịu những hậu quả nặng
nề. Một loạt những nước từng là các cường quốc tư bản như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Áo...
giờ đây đều phải dựa vào viện trợ của Mỹ để vực dậy đất nước và khôi phục nền kinh tế.
Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới
Các nước XHCN Đông Âu:
- Đến cuối năm 1944, đầu năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu để truy
kích phát xít Đức, các Đảng Cộng sản đã đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền, giải phóng đất nước khỏi ách phát xít tàn bạo.
- Hồng quân Liên Xô đã có công rất lớn trong việc giải phóng Đông Âu khỏi ách phát xít
khi lần lượt hỗ trợ nhân dân các nước Đông Âu trong cuộc đấu tranh chống lại phát xít,
đưa đến sự ra đời của các nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Hungary,
Cộng hòa Tiệp Khắc, Cộng hòa nhân dân Rumani, Cộng hòa nhân dân Bulragi.
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Trung Hoa:
- Ngày 01/10/1949, cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa ra đời. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa đặc biệt
đối với không chỉ nhân dân Trung Quốc mà còn đối với cả thế giới. Đây chính là sự kiện
đánh dấu cho việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Âu sang Á. Khi các nước
dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời, hệ thống xã hội chủ nghĩa tuy đã trở thành hệ thống
thế giới nhưng thực ra vẫn chỉ tồn tại trong phạm vi châu Âu. Giờ đây, khi một quốc gia
lớn, độc lập ở châu Á và nhất là một trong năm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cho thấy sự lớn mạnh hơn nữa của hệ
thống này, cổ vũ cho nhiều nước khác như Việt Nam, Lào... đấu tranh giành độc đập và
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
=> Với sự thành lập các nước XHCN Đông Âu và sự ra đời của nước CHDCNHTH,
XHCN giờ đây đã trở thành một hệ thống thế giới đối lập với hệ thống TBCN. CNTB
không còn là hệ thống chính trị duy nhất chi phối thế giới.
Sự rạn nứt quan hệ Mỹ- Liên Xô vá sự hình thành chiến tranh lạnh
- Với sự khác biệt quá lớn về hệ tư tưởng, mối quan hệ đồng minh giữa hai siêu cường
Liên Xô và Mỹ nhanh chóng rạn nứt và dần trở nên căng thẳng. Hơn nữa trong mắt của
Mỹ, việc khu vực Đông Âu xuất hiện các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, sự hỗ trợ
của Liên Xô trong việc thành lập thành lập các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho hi vọng
về một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai siêu cường thế giới trở nên không khả thi. Chính vì
vậy, Mỹ và các nước đồng minh Tây Âu đã tiến hành tuyên truyền nhiều luận điệu xuyên
tạc, chống Liên Xô. Tại Liên Hợp Quốc, họ cấu kết với nhau thực hiện các hành động cô
lập Liên Xô như: cố tìm cách duy trì chủ nghĩa phát xít Đức mặc cho những hậu quả tàn
khốc mà nó đã gây ra cho nhân loại và chính họ cũng đã từng thỏa thuận sẽ tiêu diệt hoàn
toàn chủ nghĩa phát xít.
Sự hình thành chiến tranh lạnh
- Sự kiện được coi là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và gây nên cuộc Chiến
tranh lạnh là Thông điệp của Tổng thống Truman đọc tại Quốc hội Mĩ (12/03/1947),
khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn với nước Mĩ, đề nghị viện trợ khẩn cấp
cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước
dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Với Kế hoạch Mácsan (06/1947), Mĩ đã viện trợ cho Tây Âu khoảng 17 tỉ USD, giúp
các nước này phục hồi nền kinh tế bị tàn phá vì chiến tranh. Qua đó, Mĩ tập hợp các nước
Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu, tạo nên sự đối lập
về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa với Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời (04/1949) là liên minh quân sự
lớn nhất do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) (01/1949)
để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và Tổ chức Hiệp ước
Vacsava (05/1955) - một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các
nước xã hội chủ nghĩa châu u để chống lại chính sách thù địch của Mĩ và các nước
phương Tây. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự
xác lập của cục diện hai phe, hai cực. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.
- Sau hơn 40 năm cuộc chiến tranh lạnh diễn ra, cả Mỹ và Liên Xô đã dần kiệt sức và
chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn kết thúc:
* Li do Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh:
- Trải qua hơn 40 năm, với gánh nặng của cuộc chạy đua vũ trang kéo dài quá tốn kém và
việc “bao thầu” về chi tiêu quân sự khắp thế giới đã làm suy giảm thế mạnh của Mĩ và
Liên Xô so với các cường quốc khác.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản và Tây Âu, khiến Mĩ và Liên Xô thấy cần
phải tránh tình trạng đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Cuộc chiến tranh kinh tế mang tính chất toàn cầu đòi hỏi phải có một cục diện ổn định,
đối thoại, hợp tác để cùng tồn tại hoà bình.
- Tháng 12/1989, Tổng thống Mỹ Geogre Bush và Tổng bí thư ĐCS Liên Xô cùng nhau
tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, trật tự hai cực Yalta chỉ thật sự sụp đổ
khi
Liên Xô tan rã vào năm 1991.
7. Trật tự 2 cực Yalta
Bối cảnh ra đời trật tự 2 cực Ianta:
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp
bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
– Từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta
(Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình
thành một trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe là tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
– Thành phần tham dự : bao gồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò quan trọng nhất
trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Liên Xô), Rudoven (Tổng thống Mĩ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh).
Đặc điểm của trật tự hai cực Yalta
Trải qua 40 năm hình thành, vận động, phát triển và đi đến hồi kết, trật tự hai cực Yalta
mang những đặc điểm chủ yếu sau:
1. Sự phân biệt tuyến triệt để của trật tự hai cực Xô- Mỹ mặc dầu trật tự đó được cấu
thành và duy trì bởi hệ thống các yếu tố.
2. Trật tự đó bị chi phối nặng nề bởi cuộc chiến tranh lạnh .
3. Trật tự đó thường xuyên bị đặt trong trạng thái căng thẳng của đối đầu Đông- Tây, biểu
hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Cuộc chạy đua vũ trang bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược và vũ khí thông thường
Những cuộc chiến tranh cục bộ ( với khoảng 100 cuộc lớn nhỏ ) xảy ra ở khắp các châu
lục, nhưng tập trung ở hai điểm nóng là Trung Đông và Đông Nam Á Quá trình ‘’ tư
tưởng hóa các quan hệ quốc tế “ đã đẩy mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp, lợi ích
giai cấp... lên vị trí chi phối hàng đầu trong quan hệ đối ngoại của nhiều nước và các tổ
chức quốc tế
༦”
Sự bao vây, cấm vận của Mỹ về kinh tế đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
cùng với sự hình thành hai hệ thống kinh tế thế giới đối lập là trở ngại rất lớn cho việc
trao đổi, hợp tác quốc tế
4. Trật tự đó luôn được duy trì chủ yếu bởi cuộc đấu tranh của các lực lượng cách mạng
chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế vì những mục tiêu cao cả
của thời đại.
Hội nghị Yalta
Diễn ra vào tháng 2/1945 tại Yalta ( Liên Xô ), tham dự Hội nghị có ba nguyên thủ quốc
gia của Liên Xô, Mỹ, Anh
Những thỏa thuận cuối cùng của Hội nghị: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít quân phiệt
bằng những cam kết quân sự cụ thể; thành lập Tổ chức Liên Hợp Quốc và thống qua
Hiến chương Liên Hợp Quốc trong thời gian tới; giải quyết vấn đề các nước phát xít
bại trận và phân chia phạm vi ảnh hưởng.
Thực chất của Hội nghị Yalta là cuộc đấu tranh phân chia những thành quả thắng lợi giữa
các lực lượng trong khối Đồng minh chống phát xít, có quan hệ rất lớn đến hòa bình, an
ninh và trật tự thế giới trong đó Liên Xô và Mỹ nắm quyền chi phối Hội nghị.
Những thỏa thuận cuối cùng của Hội nghị Yalta đã trở thành những khuôn khổ và cơ sở
cho một trật tự thế giới mới từng bước xác lập trong những năm 1945-1947, được gọi là
trật tựu hai cực Yalta hay trật tự hai cực Xô-Mỹ.
Trật tự hai cực Yalta cũng trải qua một cuộc chiến tranh thế giới và được thiết lập trước
hết vì lợi ích cao nhất của các cường quốc thắng trận chủ yếu là Liên Xô và Mỹ.
Những thỏa thuận của Hội nghị đã xâm phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
dân tộc của một số quốc gia.
Tuy nhiên, so với trật tự trước đó, trật tự hai cực Yalta cũng có những điểm khác biệt.
Trước hết là sự xuất hiện cực Liên Xô, hậu thuẫn to lớn, chỗ dựa vững chắc của phong
trào cách mạng thế giới.
Hai là, thể hiện nhiều tiến bộ, tích cực hơn với trật tự theo hệ thống Versailles-
Washington.
Ba là, được duy trì lâu dài hơn, phức tạp và căng thẳng hơn, cuốn hút nhiều chủ thể chính
trị tham gia hơn.
Quá trình vận động và phát triển của trật tự hai cực Ianta
Giai đoạn 1. Từ những năm 1945-1947 đến nửa đầu những năm 1950 (giai đoạn
được xem là khúc dạo đầu của chiến do Mĩ phát động với chủ nghĩa Truman, kế
hoạch Marshall và sự ra đời của Nato).
Tháng 5/1947, tổng thống Mỹ Truman quyết định viện trợ quân sự và kinh tế cho Hy Lạp
và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn làn sóng mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản
69
Mỹ đưa ra kế hoạch Kế hoạch Marshall” nhằm phục hưng châu Âu, qua đó khống chế
Tây Âu về chính trị và chuẩn bị cho sự ra đời của một liên minh quân sự ở châu Âu
Tháng 4/1949, NATO ra đời là một liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương
Tây, công cụ quan trọng trong chính sách chiến tranh lạnh chống các nước xã hội chủ
nghĩa.
Liên Xô đáp trả lại bằng việc lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào tháng 1/1949,
một liên minh kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácsava ( 5/1955 ), một liên minh quân sự-
chính trị có tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa
Từ cuối năm 1949, chiến tranh lạnh được mở rộng quy mô sau sự kiện cách mạng Trung
Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời ( 10/1949 ), phát triển thành
những cuộc chiến tranh cục bộ khắp thế giới, điển hình là cuộc chiến tranh Triều Tiên
( 1950-1953 )
Giai đoạn 2. Từ nửa sau những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1979. Sau khúc
dạo đầu, cục diện chiến lược đã được xác định, sự đối đầu giữa hai phe và Quan hệ
quốc tế nhìn chung gay gắt, căng thẳng giữa hai cực.
-
Đã xuất hiện những cuộc thương lượng Xô- Mỹ để tìm cách hòa hoãn tranh chấp như
việc hai bên ký hiệp ước AMB, Hiệp định SALT I ( 1972 ), giải quyết mối quan hệ giữa
Đông Đức- Tây Đức (1972)
QHQT có những sự kiện chính: quốc hữu hoá kênh đào Suez và cuộc chiến tranh xâm
lược của Anh, Pháp, Israel và các nước Ả Rập đã nổ ra vào những năm 56,67,73 và cả hai
bên đều bị tổn thất.
- Mỹ và Nhật đã kí kết gia hạn Hiệp định an ninh Mĩ-Nhật vào năm 1951 thêm 10
năm và sau đó kéo dài vĩnh viễn.
- Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh VN và Đông Dương dẫn đến hội chứng VN trong
lòng nước Mĩ và mở ra thời kì thế giới sau VN
- Các cuộc biến động ở Hungary năm 1956, Tiệp Khắc 1968 và bị LX và khối Vácsava
dập tắt; khủng hoảng Caribe 1962; Mỹ-Trung bắt tay nhau trong thông cáo Thượng Hải
1972; Hiệp định về cơ sở quan hệ Đông Đức và Tây Đức 1972
Ký Định ước về hòa bình, an ninh và hợp tác Châu Âu tại Helsinki ( Phần Lan) năm
1975.
Ở châu Á, quan hệ Nhật- Xô, Nhật- Trung cũng từng bước được cải thiện.
Giai đoạn 3. Từ cuối những năm 1979 đến 1989-1991
Phát triển xu hướng hòa hoãn Đông- Tây với những cuộc thương lượng mới của Liên Xô-
Mỹ, kí kết các hiệp ước, hiệp định như SALT-2, INF. Kể từ khi Mikhail Gorbachev lên
nắm quyền ở Liên Xô năm 1985, ghe Xô-Mĩ đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Cùng với quá trình hoà hoãn Đông Tây là quá trình tiến tới kết thúc CTL, đỉnh cao là
tuyên bố chấm dứt ct1 của Xô-Mĩ và cuộc gặp gỡ không chính thức ở đảo Malta năm
1989.
Thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai cực đi vào kết thúc, trật tự hai cực Yalta từng bước bị
phá vỡ dưới ảnh hưởng của những tác nhân quan trọng
Nguyên nhân hai siêu cường Xô- Mỹ đi tới thỏa thuận kết thúc Chiến tranh lạnh Thứ
nhất, do gánh nặng chạy đua vũ tranh và “bao cấp” về chi tiêu quân sự, khiến hai nước
này bị suy giảm thế mạnh so với các cường quốc khác
Thứ hai, cả hai đều đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn và đều thấy cần thoát
ra khỏi thế đối đầu nguy hiểm và có cục diện ổn định.
Thứ ba, kinh tế của Mỹ và Liên Xô đều giảm sút so với Nhật Bản và Tây Âu.
Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, trật tự hai cực Yalta từng bước bị phá vỡ dưới
ảnh hưởng của những nhân tố quan trọng sau: sự sụp đổ, tan rã chủ nghĩa xã hội Đông Âu
và Liên Xô ( 1989-1991 ) và hậu quả của nó; bức tưởng Berlin sụp đổ và nước Đức thống
nhất ( 10/1990 ); thế đa cực đang hình thành với sự xuất hiện những đối trọng mới; vị trí
trung tâm của các nhà nước- quốc gia có chủ quyền và đang bị thách thức từ nhiều phía.
Với sự kết thúc ctl, thế giới bước vào thời kì hậu chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới
đang đc hình thành.
Tác động của trật tự hai cực Yalta
Trước hết, đấy là lần đầu tiên kể từ khi thế giới có trật tự, quan hệ quốc tế được phân
tuyến, tổ chức theo hai hệ thống chính trị- xã hội đối lập, trong đó lần đầu tiên chủ nghĩa
tư bản mất quyền đơn phương định đoạt các vấn đề toàn cầu bởi sự xuất hiện của chủ
nghĩa xã hội, nhân tố tham gia quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử nhân loại
Hai là, trật tự hai cực đã làm xuất hiện một kiểu quan hệ quốc tế mới dựa trên những
nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ. Những nguyên tắc đó được phụ thuộc vào sự chuyển biến
đặc trưng cơ bản của các cặp quan hệ
CNTB vs CNXH: xét về bản chất là đối đầu, nhưng trong nhiều thời kỳ cụ thể có xu
hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hoà dịu, hợp tác cùng tồn tại. Dẫn chứng: Quan
hệ Mĩ-Trung
CNXH vs Các nước TG thứ ba: xét về bản chất là mối quan hệ hữu nghị phát triển. Tuy
nhiên trong từng thời điểm, không gian cụ thể thì phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng.
Minh chứng chứng minh
CNXH vs CNXH: 1 trong những đặc trưng của lịch sử qhạt. Đây là quan hệ dân tộc kiểu
mới, khác về mặt bản chất so với các nước tben,diễn ra giữa các qg,dt có cùng bản chất
chế độ chính trị-xh và tư tưởng mục tiêu, cùng phát triển theo quy luật chung và vì lợi ích
riêng bên cạnh những nét đặc thù chung. Đặc trưng của mqh này là phấn đấu đi đến bình
đẳng, ko can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng độc lập chủ quyền,...
CNTB vs CNTB: luôn là sự thống nhất và đấu tranh, đặc biệt là ba trung tâm quyền lực
kinh tế-ctri của thế giới tư bản là Mỹ, Tây Âu và Nhật. Đây là sự vận động mang tính
chất quy luật của cn tư bản và xuất phát từ bản chất của chế độ ctri-xh của cntb thế giới
nói chung và từng chủ thể nói riêng.
CNTB vs các nước TG thứ ba: bất bình đẳng, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, khó điều hoà.
Các nước yếu hơn chịu thiệt thòi hơn. Nhưng trước sự lớn mạnh không ngừng của các
nước tgt3, quan hệ giữa cntb và các nước tgt3 đang chuyển từ phụ thuộc 1 chiều sang phụ
thuộc lẫn nhau.
Ba là, trong hơn 40 năm tồn tại trật tự hai cực do Liên Xô và Mỹ làm đại diện, các thế lực
đế quốc quốc tế do Mỹ đứng đầu đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt, tiến hành
nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đẫm máu.. nhưng thế giới vẫn có những chuyển biến sâu
sắc, tích cực
a.Với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cùng sự ra đời, lớn mạnh
của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi, nhân loại đã chuyển từ kỷ nguyên dân tộc bị thực
dân thống trị sang kỉ nguyên dân tộc độc lập,
b. Sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã có tác dụng ngăn chặn sự áp bức, bóc lột
và nô dịch của chủ nghĩa tư bản trên một bộ phận rất lớn của thế giới ( điều mà trước đây
không hề có ), tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả của thời đại,
của các quốc gia- dân tộc phát triển mạnh mẽ.
c. Hơn 40 năm qua, do tác động của nhiều nhân tố ( cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ,
quan hệ Xô- Mỹ... ) đã không diễn ra chiến tranh thế giới mới, hòa bình thế giới về cơ
bản vẫn được giữ vững.
d. Nền kinh tế thế giới đã trở thành một thị trường có tính toàn cầu, bao trùm thế giới, từ
đây lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh mẽ.

You might also like