Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY


3.1. NHẬN XÉT CHUNG
Từ nội dung chương 2, ta có thể thấy được sự thành công trong việc quản lý
chuỗi cung ứng của Vinasoy, điều khiến cho Vinasoy trở thành công ty sản xuất
sữa đậu nành lớn nhất Việt Nam. Phương châm hoạt động của Vinasoy là “sữa đậu
nành hoàn toàn tự nhiên”, đảm bảo chất lượng sữa đến tay khách hàng, loại bỏ sự
lãng phí trong sản xuất và chuỗi cung ứng bằng việc tối ưu quá trình phân phối,
giảm thời gian giao hàng và tăng năng lực quản lý hoạt động của mình. Hệ thống
sản xuất của Vinasoy xuất phát từ một tầm nhìn cách mạng về chất lượn sản phẩm
và chức năng của chuỗi cung ứng. Tầm nhìn đó dẫn đến một loạt cải tiến về vận
hành cho phép Vinasoy có thể đảm bả chất lượng sản phẩm đầu ra và uy tin trên thị
trường sữa hiện nay.
3.2. NHỮNG ĐIỂM MẠNH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA VINASOY
Điểm mạnh đầu tiên phải kể đến chính là nguồn cung ứng ổn định và chất
lượng cao. Vinasoy thiết lập mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp nguyện
liệu trong và ngoài nước (đậu nành, khoáng chất,…). Đồng thời, Vinasoy đã đưa ra
các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng đậu nành giúp đảm bảo sản phẩm cuối
cùng luôn đạt tiêu chuẩn cao và kiểm soát chất lượng nguyên liệu. Việc thiết lập
quan hệ bền vững cùng với các tiêu chuẩn đối với nguyên liệu đầu vào để nhằm
đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng và ổn định. nhằm đảm bảo nguồn
nguyên liệu đầu vào chất lượng và ổn định.
Điểm mạnh thứ hai là công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến. Với quy
mô hoạt động và sản xuất ngày càng mở rộng của Vinasoy thì việc áp dụng những
công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất là điều tất yếu để tối ưu quá trình sản
xuất và nâng cao sức cạnh tranh. Vinasoy sử dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa
cao nhằm giảm thiểu lỗi sản xuất và nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, công nghệ
hiện đại giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và tiết kiệm năng
lượng. Công nghệ tiên tiến trong chế biến và đóng gói giúp bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm mà vẫn giữ nguyên chất lượng
và hương vị.
Điểm mạnh thứ ba là sử dụng hình thức phân phối qua hệ thống đại lý.
Mạng lưới đại lý của Vinasoy trải rộng khắp cả nước nên điều đó giúp sản phẩm
của Vinasoy dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và sản
phẩm có thể được phủ sóng rộng rãi. Việc phân phối qua đại lý giúp giảm bớt chi
phí vận chuyển và quản lý tồn kho, tối ưu hóa quy trình phân phối. Hiện nay
Vinasoy đang có tổng là 156 nhà phân phối, hơn 200 đại lý phân phối và 142.000
điểm bán lẻ. Chính vì thế mà, hệ thống đại lý cho phép Vinasoy nhận phản hồi
nhanh chóng từ thị trường, từ đó kịp thời điều chỉnh chiến lược sản xuất và kinh
doanh.
Điểm mạnh thứ bốn là mối quan hệ tốt với các đại lý. Vinasoy luôn sẵn
sàng đầu tư để hộ trợ và tạo điều kiện cho các đại lý như: Vinasoy cung cấp hỗ trợ
và đào tạo cho các đại lý, giúp họ hiểu rõ sản phẩm và chiến lược của công ty, từ
đó thúc đẩy bán hàng hiệu quả. Đồng thời đưa ra cá chính sách giá cả và hoa hồng
hợp lý giúp tạo động lực cho các đại lý trong việc phân phối sản phẩm.
Điểm mạnh thứ năm là việc lên kế hoạch hoạt động được xử lý một cách
tinh gọn. Bởi sự cồng kềnh trong quá trình chế biến và sản xuất sữa đậu nành đã
được tinh gọn và thay thế bởi máy móc thay vì sử dụng sức người vào những khâu
nhu thế. Nên khi quá trình sản xuất được tinh gọn lại thì Vinasoy có thể tìm hiểu kỹ
hơn về thị hiếu và thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng được tiến hành
thường xuyên để đồng bộ kế hoạch thu mua, sản xuất và bán hàng với nhau nhằm
tránh được các rủi ro, sai số và dự báo nhu cầu thị trường.
Điểm mạnh cuối cùng phải kể đến chính là quản lý thông tin hiệu quả: Bên
cạnh việc sử dụng các hệ thống quản lý thông tin hiện đại để theo dõi, kiểm soát
toàn bộ quá trình sản xuất - phân phối và bán hàng nhằm giúp nâng cao hiệu quả
quản lý chuỗi cung ứng. Vinasoy còn sử dụng dữ liệu thời gian thực từ các khâu
sản xuất và phân phối giúp Vinasoy đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác.
Những điểm mạnh này giúp mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Vinasoy
hoạt động hiệu quả, giảm thiểu chi phí và rủi ro, đồng thời tăng cường khả năng
đáp ứng nhu cầu của thị trường và duy trì sự cạnh tranh.
3.3. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG CỦA VINASOY
3.3.1. Nguồn cung ứng
Khi thực hiện quản lý chuỗi cung ứng theo hướng tinh gọn, Vinasoy cần tối
thiểu hóa số lượng các nhà cung cấp. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh ở đây là khi nhà
cung cấp ở một khu vực nào đó có vấn đề (có thể là do nội tại nhà cung cấp hoặc
có thể là do các điều kiện bất khả kháng như thiên tai, cháy nổ…) dẫn đến việc
chậm giao hàng mà Vinasoy chưa kịp mua nguyên liệu thay thế từ nhà cung cấp
khác thì toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn.
Điểm hạn chế tiếp theo phải kể đến chính là phụ thuộc vào nguồn
nguyện liệu nội địa. Vấn đề mà Vinasoy có thể gặp phải chính là biến động giá
cả và chất lượng của nguồn nguyên liệu nội địa. Vì nguồn đậu nành nội địa có
thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và chất lượng đất, gây ra biến động về sản
lượng và chất lượng. Cụ thể là vào năm 2022, sản lượng đậu nành nội địa giảm 5%
do hạn hán kéo dài tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Điều này làm tăng giá nguyên liệu lên
khoảng 10%. Việc giảm sản lượng và tăng giá nguyên liệu gây áp lực lên chi phí
sản xuất và làm giảm lợi nhuận.
Bên cạnh nguyên liệu nội địa thì có một điểm hạn chế nữa chính là phụ
thuộc vào nhập khẩu. Bởi vì nguồn nguyên liệu quốc tế chiếm 70% trong tổng
nguyên liệu của Vinasoy có một vấn đề mà Vinasoy gặp phải: Rủi ro tỷ giá và
chi phí vận chuyển đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu quốc tế. Vì khi nguồn
cung nội địa không đủ, Vinasoy phải nhập khẩu đậu nành từ các nước khác, gây rủi
ro về tỷ giá hối đoái và chi phí vận chuyển cao. Theo Tổng cục Hải quan Việt
Nam, trong năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 1,2 triệu tấn đậu nành, chiếm 70% nhu
cầu tiêu thụ trong nước. Chi phí nhập khẩu tăng 15% do biến động tỷ giá
USD/VND. Rủi ro tỷ giá và chi phí vận chuyển cao ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
và giá bán sản phẩm cuối cùng.
3.3.2. Sản xuất:
Điểm hạn chế về phương diện sản xuất của Vinasoy là chi phí đầu tư
vào công nghệ hiện đại và chi phí bảo trì khá cao. Với quy mô hoạt động, sản
xuất ngày càng mở rộng và lớn mạnh của Vinasoy thì việc đầu tư và sử dụng công
nghệ vào các hoạt động là điều tất yếu. Vinasoy sử dụng các dây chuyền sản xuất
tự động hóa và hiện đại, đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao và chi phí bảo trì định
kỳ lớn. Một dây chuyền sản xuất tự động hóa của Vinasoy có chi phí đầu tư khoảng
200 tỷ đồng. Chi phí bảo trì hàng năm chiếm khoảng 5-10% giá trị đầu tư, tương
đương 10-20 tỷ đồng mỗi năm. Mà vấn đề về tài chính thì lại khá nhạy cảm cho
nên chi phí đầu tư và bảo trì cao tạo áp lực tài chính, đặc biệt trong giai đoạn doanh
thu giảm hoặc thị trường biến động.
3.3.3. Hình thức phân phối qua đại lý
Về hình thức phân phối thì nhược điểm đầu tiên phải nói đến là việc
kiểm soát chất lượng đại lý không đồng đều. Hiện nay Vinasoy đang có tổng là
156 nhà phân phối, hơn 200 đại lý phân phối và 142.000 điểm bán lẻ. Mạng lưới
đại lý giúp mở rộng thị trường nhưng chất lượng dịch vụ không đồng đều tại các
đại lý có thể làm giảm trải nghiệm khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín thương
hiệu. Một khảo sát nội bộ năm 2023 cho thấy, khoảng 18% đại lý của Vinasoy
không đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, dẫn đến nhiều phản hồi tiêu cực từ
khách hàng. Các vấn đề phổ biến tại đại lý bao gồm sản phẩm hết hạn, dịch vụ
khách hàng kém, và việc bảo quản sản phẩm không đúng cách. Cho nên có thể
thấy rằng: Sự không đồng đều trong chất lượng dịch vụ có thể làm giảm sự hài
lòng và lòng trung thành của khách hàng.
Bên cạnh việc kiểm soát chất lượng đại lý thì còn một điểm hạn chế cần
chỉ rõ chính là chi phí phân phối cao. Chi phí phân phối qua đại lý bao gồm chi
phí hoa hồng và vận chuyển, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Vinasoy. Chi phí
phân phối chiếm khoảng 22% tổng chi phí hoạt động của Vinasoy, trong đó chi phí
vận chuyển chiếm 8% và hoa hồng đại lý chiếm 14%. Chính vì thế, chi phí phân
phối cao làm giảm lợi nhuận, đặc biệt khi giá nguyên liệu đầu vào tăng.
3.3.4. Phản hồi thị trường và khả năng thích ứng
Không phải khu vực nào thì hệ thống thông tin cũng nhanh nhạy nên
việc Vinasoy phản hồi ở một số khu vực bị chậm là điều không thể tránh khỏi.
Trong đó, điểm hạn chế nổi bật thể hiện rõ hạn chế trên chính là khả năng
thích ứng chậm. Bởi vì hệ thống phân phối qua đại lý có thể làm chậm quá trình
thu thập và phản hồi thông tin từ thị trường. Thời gian phản hồi thông tin thị
trường trung bình của hệ thống phân phối qua đại lý là từ 10-14 ngày, trong khi các
đối thủ cạnh tranh sử dụng mô hình phân phối trực tiếp có thể phản hồi trong 3-5
ngày. Chính vì thế mà khả năng phản hồi chậm làm giảm khả năng thích ứng với
các thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến
doanh số bán hàng và khả năng cạnh tranh.
3.3.5. Sử dụng công nghệ trong quản lý hoạt động và chuỗi cung ứng;
Trong thời đại chạy đua công nghệ như hiện nay thì việc sử dụng công
nghệ để tối ưu hoá hoạt động quản lý tổ chức, hoạt động sản xuất,.. là điều tất
yếu mà mỗi doanh nghiệp đều cần đến. Bên cạnh nhứng mặt lợi của công
nghệ thì việc phụ thuộc vào công nghệ thông tin là điều cũng dễ hiểu.
Việc sử dụng hệ thống quản lý thông tin hiện đại nâng cao hiệu quả quản lý
nhưng cũng tăng rủi ro về an ninh mạng. Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy
tính Việt Nam (VNCERT), số vụ tấn công mạng vào các doanh nghiệp tại Việt
Nam tăng 25% trong năm 2023. Một vụ tấn công vào hệ thống quản lý thông tin
của một công ty lớn đã gây thiệt hại lên đến 50 tỷ đồng. Cho nên có thể thấy rõ
một điều là bất kỳ sự cố an ninh mạng nào cũng có thể gây ra gián đoạn nghiêm
trọng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Vinasoy, làm mất dữ liệu quan
trọng và ảnh hưởng đến uy tín công ty.

You might also like