Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu hỏi chương 3

Nhóm 2:
Nguyễn Hoàng Mạnh Khang
Tiêu Chí Tân
Tôn Trần Đình Khôi
Dương Anh Quân
Nguyễn Thị Hạnh
1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền của các dân tộc thuộc địa trước hết là gì?
2. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, vấn đề nào được
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu?
3. Luận điểm nào là luận điểm độc đáo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?
4. chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị như thế nào?
5. đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
6. mâu thuẫn chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
7. trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thành phần kinh tế được ưu tiên phát
triển là gì?
8. Trong quan điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã xác định mục
tiêu chế độ chính trị là gì?
9. Có mấy nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa hội trong thời kỳ quá độ theo quan điểm
của Hồ Chí Minh?
10. điều kiện nào là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa hội?
11.Nội dung cốt lõi, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
12. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội là ai?
13. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, “con người xã hội chủ nghĩa”
là con người như thế nào?
14. Luận điểm “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” được Hồ Chí
Minh khẳng định vào thời gian nào?
15. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa ở Việt Nam về quan hệ xã hội là gì?
16. nhiệm vụ quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là gi?

Bài làm

1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền của các dân tộc thuộc địa trước hết là cần
phải đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc chứ không phải là cuộc cách
mạng xóa bỏ sự tư hữu cũng như bóc lột nói chung
2. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, vấn đề nào được
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu là giải phóng dân tộc là nhiệm vụ, mục tiêu hàng
đầu của cách mạng. Bởi vì, "nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, không đòi
được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại
được.
3. Luận điểm Hồ Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp
nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước, đang phải chịu thân phận nô lệ,
tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân
tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do là luận điểm độc đáo, có giá trị lý luận
và thực tiễn to lớn của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
4. chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị có chế độ dân chủ . Nhà nước là của dân
, do dân và vì dân.
5. đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”
6. mâu thuẫn chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
giữa xã hội cũ và xã hội mới.
7. trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thành phần kinh tế được ưu tiên phát
triển là thị trường.
8. Trong quan điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã xác định mục
tiêu chế độ chính trị là phải xây dựng được chế độ dân chủ.
9. Có 4 nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa hội trong thời kỳ quá độ theo quan điểm
của Hồ Chí Minh
10. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa hội.
11. Nội dung cốt lõi, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Độc lập dân tộc
thống nhất với chủ nghĩa xã hội.
12. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội là những con
người mới XHCN .
13. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, “con người xã hội chủ
nghĩa” là con người phải đạt tới trình độ phát triển cao về đạo đức, nhân cách, đủ
sức chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
14. Luận điểm “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” được Hồ Chí
Minh khẳng định vào ngày 17/7/1966.
15. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa ở Việt Nam về quan hệ xã hội là phải bảo đảm
dân chủ , công bằng , văn minh .
16. nhiệm vụ quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là phải cải tạo nền kinh tế cũ , xây dựng nền kinh tế mới
có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại

You might also like