Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

KIỂM TRA

( Thời gian 50 phút)

Mã đề thi
209

Câu 1: Trong cơ thể người tổng tiết diện của mao mạch lớn nhất nên:
A. Tốc dộ chảy của máu không đổi.
B. Tốc dộ chảy của máu tỷ lệ thuận với tổng tiết diện.
C. Tốc dộ chảy của máu lớn nhất.
D. Tốc dộ chảy của máu nhỏ nhất.
Câu 2: Đâu là triệu chứng nhiễm xạ cấp trong các triệu chứng sau?
A. Đau cột sống thắt lưng B. Hạn chế vận động các khớp
C. Đau đầu kinh niên D. Xạm da, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá.
Câu 3: Trong các bộ phận của cơ thể, Xương hấp thụ tia X mạnh nhất là do
A. xương chứa ít nước.
B. xương có khối lượng lớnvà canxi (Z lớn) hấp thụ mạnh tia X.
C. xương có mật độ vật chất lớn và canxi (Z lớn) hấp thụ mạnh tia X.
D. tia X không đi qua Xương được.
Câu 4: Có 10g khí Oxy ở áp suất 3at và nhiệt độ 10C được hơ nóng đẳng áp và dãn nở đến
thể tích 10 lít. Công do khối khí sinh ra là
A. 22047J. B. 2204,7J. C. 22576,6J. D. 2257,6J.
Câu 5: Sản phẩm nào làm tổn thương tế bào khi cơ thể sống chịu tác dụng của bức xạ ion
hoá?
A. HO2 B. O2 C. H2O2 D. H2O
Câu 6: Trong cơ chế tác dụng của bức xạ ion hoá, năng lượng chùm tia tác dụng gián tiếp
lên cơ thể sống thông qua:
A. Các chất hữu cơ. B. Các nguyên tố vi lượng.
C. Nước. D. Các men sinh học.
Câu 7: Chức năng của tim là
A. Như một cái bơm.
B. Cung cấp cho máu một năng lượng dưới dạng động năng.
C. Cung cấp cho máu một áp suất nhất định.
D. Đảm bảo sự lưu thông của máu.
Câu 8: Trong cơ thể người, bộ phận nào của cơ thể có mật độ proton nhỏ nhất?
A. Gan. B. Chất trắng. C. Da. D. Chất xám.
Câu 9: Trong cơ thể người, bộ phận nào của cơ thể có mật độ proton lớn nhất?
A. Da. B. Xương. C. Cơ bắp. D. Gan.
Câu 10: Trong cơ chế tác dụng trực tiếp của bức xạ ion hóalên cơ thể sống, quá trình nào
xảy ra trước tiên?
A. Các phản ứng hóa học
B. Kích thích và ion hóa các nguyên tử, phân tử.
C. Tổn thương tế bào
D. Gây đột biến gen
Câu 11: Trong cơ thể người, bộ phận nào của cơ thể có mật độ proton lớn nhất?
Trang 1/5 - Mã đề thi 209
A. Xương. B. Gan. C. Da. D. Chất xám.
Câu 12: Mô nào của cơ thể sống ít nhạy cảm nhất với tia phóng xạ?
A. Da và niêm mạc các tạng.
B. Xương, phủ tạng, các tuyến nội tiết.
C. Cơ bắp, các nơtron thần kinh.
D. Tủy xương, tế bào Lympo, tế bào sinh dục, niêm mạc ruột.
Câu 13: Phóng xạ alpha () thường xảy ra với những hạt nhân có:
A. Nguyên tử có quá nhiều nơtron. B. Nguyên tử có số khối lớn.
C. Nguyên tử không bền. D. Nguyên tử có quá nhiều proton.
Câu 14: Trên phim chụp X quang, những vùng hấp thụ mạnh tia X như xương, tim sẽ có
màu:
A. Nhạt. B. Đen. C. Đậm. D. Trắng.
Câu 15: Trong cơ thể người, bộ phận nào của cơ thể có mật độ proton lớn nhất?
A. Chất trắng. B. Xương. C. Gan. D. Da.
Câu 16: Chọn câu sai khi nói về áp suất khí ôxi trong phế nang người bình thường là:
A. 0,131atm. B. 99,8mmHg. C. 120 mmHg. D. 99,8tor.
Câu 17: Máy PET/CT và máy SPECT/CT sử dụng chất gì để tạo ra hình ảnh?
A. Sóng âm B. Chất phóng xạ C. Tia X D. Chất cản quang
Câu 18: Trong quá trình biến đổi 92U
238
thành 82Pb206 chỉ xảy ra phóng xạ α và β- . Số lần
phóng xạ αvà β-lần lượt là:
A. 8 và 6. B. 8 và 10. C. 6 và 8. D. 10 và 6.
Câu 19: Trong cơ thể người tốc độ chảy của máu:
A. Phụ thuộc với tổng tiết diện mạch máu.
B. Không phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch máu.
C. Tỷ lệ thuận với tổng tiết diện mạch máu.
D. Tỷ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.
Câu 20: Nguyên tắc hoạt động của đầu dò siêu âm trong chẩn đoán dựa trên hiệu ứng?
A. Từ giảo. B. Áp điện nghịch.
C. Áp điện thuận và hiện tượng từ giảo D. Quang điện.
Câu 21: Khi chiếu một chùm ánh sáng vào một môi trường vật chất các hiện tượng quang
học cơ bản nào xảy ra?
A. Hấp thụvà phát xạ cưỡng bức.
B. Hấp thụ, phát xạ tự do và phát xạ cưỡng bức.
C. Hấp thụvà phát xạ tự do.
D. Hấp thụ ánh sáng.
Câu 22: Trong cơ thể người, bộ phận nào của cơ thể có mật độ proton nhỏ nhất?
A. Da. B. Gan. C. Xương. D. Chất trắng.
Câu 23: Áp suất riêng phần của khí oxi trong phế nang người bình thường là
A. 99 tor. B. 99,8 tor. C. 575 tor. D. 3 tor.
Câu 24: Quá trình phân rã của một chất phóng xạ:
A. Phụ thuộc vào chất đó ở trạng thái nào (rắn,lỏng, khí) .
B. Xảy ra như nhau trong mọi điều kiện.
C. Phụ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp.
D. Phụ thuộc vào chất đó ở dạng đơn chất hay hợp chất.

Trang 2/5 - Mã đề thi 209


Câu 25: Ở tư thế đứng, máu từ động mạch dễ dàng chảy xuống các phủ tạng ở bụng và các
chi dưới là nhờ:
A. Tác dụng phụ của áp suất khí quyển. B. Tác dụng phụ của thế năng.
C. Tác dụng phụ của trọng lượng cơ thể. D. Tác dụng phụ của trọng lực.
Câu 26: Trong quá trình chụp MRI, các proton trong cơ thể được kích thích bởi?
A. Từ trường mạnh B. Sóng siêu âm C. Sóng radio D. Từ trường yếu
Câu 27: Chọn phát biểu sai. Nguyên tắc hoạt động của cơ thể sống?
A. Cơ thể sống hoạt động giống như một máy nhiệt.
B. Cơ thể sống hoạt động không giống như một máy nhiệt.
C. Cơ thể sống hoạt động như một hệ mở.
D. Cơ thể sống hoạt động theo nguyên lý của các quá trình sinh học.
Câu 28: Một bệnh nhân điều trị ung thư dùng tia gamma. Thời gian chiếu xạ lần đầu là 9
phút, cứ sau 15 ngày thì bệnh nhân tiếp tục chiếu xạ và vẫn dùng lượng tia gamma như lần
đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 với thời gian bao lâu để bệnh nhân nhận được lượng chiếu xạ
như lần đầu? Cho biết đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã 60 ngày và xem thời gian chiếu
xạ rất bé so với chu kỳ bán rã.
A. 14,1 phút. B. 12,69 phút. C. 8,46 phút. D. 11,28 phút.
Câu 29: Khi chiếu một chùm sáng vào môi trường vật chất, hiện tượng nào sau đây là bản
chất của laser?
A. Cường độ ánh sáng được khuếch đại. B. Cường độ ánh sáng yếu đi.
C. Cường độ ánh sáng không thay đổi. D. Cường độ ánh sáng giảm đi một nửa.
Câu 30: Cho 150g khí Nitơ được nung nóng từ nhiệt độ 70 C đến 100C. Tìm độ biến thiên
nội năng của khối khí trong quá trình biến đổi đẳng áp.
A. 3339KJ. B. 2003J. C. 3339J. D. 33388J.
Câu 31: Thời gian chụp MRI thường kéo dài bao lâu?
A. 15 - 30 phút B. Hơn 60 phút C. 5 - 10 phút D. 30 - 60 phút
Câu 32: Máy MRI sử dụng loại từ trường nào để tạo ra hình ảnh?
A. Không sử dụng từ trường B. Từ trường yếu
C. Từ trường trung bình D. Từ trường mạnh
Câu 33: Nguyên lý hoạt động của máy PET dựa trên cơ chế nào?
A. Phát hiện sự phát xạ positron từ các chất phóng xạ
B. Ghi nhận sự hấp thụ tia gamma
C. Phát hiện sự phát xạ alpha từ các chất phóng xạ
D. Không có cơ chế nào
Câu 34: Khả năng chiếu rất xa của chùm tia laser là do tính chất
A. Tần số lớn. B. Độ định hướng cao.
C. Bước sóng lớn. D. Độ đơn sắc cao.
Câu 35: Trong các loại laser sau, laser nào được chế tạo đầu tiên?
A. Laser He-Ne. B. Laser CO2. C. Laser rubi. D. Laser bán dẫn.
Câu 36: Trong cơ thể người, bộ phận nào của cơ thể có mật độ proton nhỏ nhất?
A. Cơ bắp. B. Gan. C. Chất trắng. D. Chất xám.
Câu 37: Tác dụng bức xạ gây tổn thương phần nào của cơ quan tiêu hóa?
A. Tổ chức cơ. B. Niêm mạc.
C. Tổ chức sợi chun. D. Tổ chức liên kết.
Câu 38: Nguyên lý hoạt động của máy SPECT dựa trên cơ chế nào?
Trang 3/5 - Mã đề thi 209
A. Không có cơ chế nào
B. Ghi nhận sự hấp thụ tia gamma
C. Phát hiện sự phát xạ alpha từ các chất phóng xạ
D. Phát hiện sự phát xạ gamma từ các chất phóng xạ
Câu 39: Trong tế bào thành phần nhạy cảm nhất với bức xạ ion hóa là
A. Nguyên sinh chất. B. Nhân.
C. Protêin. D. Màng.
Câu 40: Máy cộng hưởng từ hạt nhân dùng trong Y tế, người ta dùng từ trường một chiều
tác dụng lên hạt nhân để làm cho hạt nhân dao động, sau đó dùng sóng điện từ tác dụng
lên hạt nhân dao động đó, sao cho có cộng hưởng. Hạt nhân đó là:
A. Ôxy. B. Hyđrô. C. Các bon. D. Nitơ.
Câu 41: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là
A. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. B. Thể tích, nhiệt độ, khối lượng.
C. Nhiệt độ, áp suất, khối lượng. D. Áp suất, thể tích, khối lượng.
Câu 42: Nguyên lí hoạt động của laser dựa trên hiện tượng:
A. Hấp thụ, phát xạ tự do và phát xạ cưỡng bức.
B. Hấp thụ và phát xạ cưỡng bức.
C. Hấp thụ và khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức.
D. Hấp thụvà phát xạ tự do.
Câu 43: Khi chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân MRI, cơ thể bệnh nhân chịu tác động của
yếu tố vật lý nào?
A. Sóng tử ngoại. B. Sóng gamma.
C. Từ trường và sóng radio. D. Sóng siêu âm.
Câu 44: Trong hiện tượng phát xạ cảm ứng, số photon phát ra sau mỗi lần tương tác với
photon ban đầu là:
A. Gấp đôi. B. Gấp rưỡi. C. Gấp ba. D. Gấp bốn.
Câu 45: Khi chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân MRI, cơ thể bệnh nhân không chịu tác động
của yếu tố vật lý nào?
A. Từ trường tĩnh rất mạnh. B. Gradien từ trường.
C. Sóng radio. D. Sóng siêu âm.
Câu 46: Trong chiếu X quang, vùng hấp thụ nhiều tia X vùng đó sẽ có màu:
A. Sáng. B. Tối. C. Trắng. D. Xám.
Câu 47: Trong cơ chế tác dụng trực tiếp của bức xạ ion hóalên cơ thể sống, quá trình nào
xảy ra sau cùng?
A. Tổn thương tế bào. B. Ion hóa các nguyên tử.
C. Kích thích các nguyên tử. D. Các phản ứng hóa học.
Câu 48: Cho 160 g khí Oxy được nung nóng từ nhiệt độ 10C đến 60C. Tìm nhiệt lượng
mà khối khí nhận được trong quá trình biến đổi đẳng tích.
A. 519,4J. B. 5194KJ. C. 51,94KJ. D. 5194J.
Câu 49: Phóng xạ Bêta âm (β-) thường xảy ra với những hạt nhân
A. Nguyên tử có quá nhiều nơtron.
B. Nguyên tố có khối lượng nguyên tử lớn.
C. Nguyên tử không bền.
D. Nguyên tử có quá nhiều proton.
Câu 50: Máy PET và SPECT sử dụng loại tia nào để tạo ra hình ảnh?

Trang 4/5 - Mã đề thi 209


A. Tia gamma B. Tia X C. Tia alpha D. Tia beta

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 5/5 - Mã đề thi 209

You might also like