Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP THOÁI HÓA GIỐNG

* Lưu ý:
- Cây có kiểu gen AA tự thụ phấn sẽ thu được đời con gồm toàn cây có kiểu gen AA.
- Cây có kiểu gen aa tự thụ phấn sẽ thu được đời con gồm toàn cây có kiểu gen aa. - Cây
có kiểu gen Aa khi tự thụ phấn sẽ thu được đời con gồm: ¼ số cây có kiểu gen AA, ½ số
cây có kiểu gen Aa, ¼ số cây có kiểu gen aa.
- Sau mỗi thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa tử sẽ giảm đi ½ so với thế hệ ban
đầu.
- Vậy nếu có n lần tự thụ phấn thì
+ Tỉ lệ KG dị hợp (1/2)n
+ Tỉ lệ KG đồng hợp AA = aa = 1-(1/2)n
2

Vậy ta có các dạng bài sau:


Dạng 1: Nếu thế hệ xuất phát có 100%Aa, gọi n là số thế hệ tự thụ phấn thì
+ Tỉ lệ KG dị hợp (1/2)n
+ Tỉ lệ KG đồng hợp AA= aa = 1-(1/2)n
2

Dạng 2: Nếu quần thể xuất phát có thành phần KG: xAA: yAa:z aa thì sau n lần tự
thụ phấn, tỉ lệ KG là
Aa= y(1/2)n, AA= x+ y[1-(1/2)n] , aa = z+ y[1-(1/2)n]
2 2
Dạng 3: Nếu quần thể ban đầu có thành phần KG: xAA: yAa, sau n lần tự phấn thì
thành phần KG
Aa= y(1/2)n , AA= x+ y[1-(1/2)n] , aa= y [1-(1/2)n]
2 2

DẠNG 1:
Bài 1: Biết A: quả đỏ, a: quả xanh
ở 1 dòng thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát chỉ có cây dị hợp. Tính tỉ lệ KG đồng hợp,
dị hợp , tỉ lệ KH ở thế hệ thứ 7 và 10
Bài 2: Thế hệ ban đầu có 100% Aa. Xác định tỉ lệ KG qua thế hệ 1,2,3
Bài 3: Ngô là cây giao phấn, giả sử thế hệ ban đầu có 100%AaBb tự thụ phấn liên tiếp qua
4 thế hệ. Tính tỉ lệ KG dị hợp AaBb.
* Lưu ý: Đối với KG có nhiều cặp gen dị hợp khi tự thụ phấn, thì ta tính tỉ lệ KG dị hợp
của mỗi cặp gen Aa, Bb.....Sau đó, nhân các tỉ lệ lại với nhau.

DẠNG 2:
Bài 1: . Ở 1 loài TV tự thụ phấn: A quy định quả ngọt, a quy định quả chua. Thế hệ xuất
phát P có tỉ lệ KG là: 0,7 AA: 0,2Aa: 0,1 aa
a. Tính tỉ lệ KG của quần thể qua 5 lần tự thụ phấn
b. Tính tỉ lệ KH xuất hiện ở F5
Bài 2: 1 quần thể đậu có thành phần KG: 2AA: 3Aa: 1aa. Nếu các cây này tự thụ phấn qua
2 thế hệ thì tỉ lệ KG như thế nào?
Bài 3. Ở 1 loài cây giao phấn, gen A : hoa đỏ, gen a: hoa vàng
a. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ KG 2 AA: 1 Aa. Tính tỉ lệ KH, KG khi chúng tự thụ phấn qua
4 thế hệ
Bài 4: 1 quần thể ban đầu ban đầu có thành phần KG: 0,3 AA:0,5Aa:0,2aa. Sau 3 thế hệ
tự thụ phấn thì tỉ lệ KG của quần thể ntn?
Bài 5:
Thế hệ G0 có 4 cây, trong đó có 1 cây có KG AA, 2 cây có KG Aa, 1 cây có KG aa tự thụ
phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ KG của quần thể ntn?
Bài 6:Một nhóm tế bào thực vật tự thụ phấn xét một gen có 2 alen: A quy định quả đỏ
trội hoàn toàn với a quy định quả vàng. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ quả đỏ dị hợp bằng 60%
và tỉ lệ quả đỏ nhiều hơn quả vàng 80%. Sau một số thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tỉ lệ quả
đỏ dị hợp còn lại bằng 3,75%( biết rằng không có đột biến xảy ra). Hãy xác định
a. Tỉ lệ các kiểu gen trong nhóm cá thể ban đầu
b. Tính số thế hệ tự thụ phấn của nhóm cá thể trên?
c. Tính tỉ lệ kiểu hình của nhóm cá thể trên sau một số thế hệ tự phối (khi tỉ lệ quả đỏ dị
hợp bằng 3,75%)
DẠNG 3:
Bài 1: Ở 1 quần thể cây đậu Hà Lan, có các cây mang KG đồng hợp trội và dị hợp trội
theo tỉ lệ 3AA:2Aa. Nếu cho các cây này tự thụ phấn, sau 2 thế hệ thì tỉ lệ các KG ntn?
Bài 2:
a. Thế hệ ban đầu có 2000 cây mang KG Aa. Tính số cây mỗi loại sau 5 lần tự thụ phấn
b. Một quần thể cây trồng gồm 200 cây có kiểu gen AA và 800 cây có kiểu gen Aa. Cho
các cây này tự thụ phấn liên tục sau hai thế hệ thu được F2. Hãy tính tỉ lệ các cây có kiểu
gen dị hợp tử và tỉ lệ các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội ở F2.

BÀI TẬP ƯU THẾ LAI


Câu 1: Ở cừu, biết giá trị mỗi cặp gen đồng hợp lặn tương ứng với 10kg, mỗi cặp gen đồng
hợp trội tương ứng 15kg, mỗi cặp gen dị hợp tương ứng 20kg
Cho cặp bố mẹ có KG : AabbDD (mẹ) x aaBBdd ( bố)
a. KH của cừu cái và cừu đực ở thế hệ P là bao nhiêu kg?
b. Dự đoán KH ưu thế lai của con F1
Câu 2: Ở lợn, TT trọng lượng cơ thể do 3 cặp alen Aa, Bb, Cc quy định, các gen phân li
độc lập nhau. Đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng, khác nhau về 3 cặp gen. Cá thể
mẹ có trọng lượng 110kg, cá thể bố có trọng lượng 100kg, thu được F1 có biểu hiện ưu thế
lai 150kg. Hãy giải thích kết quả trên qua vai trò của các cặp gen đồng hợp và dị hợp.
Câu 3 : Các nhà khoa học tiến hành lai hai giống lúa DT10 và giống lúa OM80 được giống
lúa DT17 mang được dầy đủ đặc điểm tốt của hai giống lúa bố mẹ, có năng suất cao của
giống lúa DT10 và chất lượng gạo ngon của giống OM80
a. Hãy cho biết hiện tượng trên
b. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên? Có nên dùng giống lúa DT17 tiếp tục làm
giống không? Vì sao?

You might also like