Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ THI CUỐI KỲ MÔN SINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH

Câu 2: Những thay đổi về thông số nào đúng trong tình trạng kiềm chuyển hóa

A. pH ↓, HCO3- ↑, pCO2 ↑
B. pH ↑, HCO3- ↓, pCO2 ↓
C. pH ↓, HCO3- ↓, pCO2 ↓
D. pH ↑, HCO3- ↑, pCO2 ↑

Câu 3: Nguyên nhân bù trừ bằng hô hấp thường không đạt hiệu suất 100% trong các rối loạn toan
kiềm có nguyên nhân chuyển hóa vì:

A. Dung lượng bù trừ không đủ


B. Do tác động của oxygen lên trung tâm hô hấp
C. Do tác động của pH lên trung tâm hô hấp
D. Do tác động của CO2 lên trung tâm hô hấp

Câu 4: Chức năng của hệ đệm là:

A. Giữ cân bằng pH bằng cách thải trừ H+


B. Điều chỉnh nồng độ HCO3-
C. Chuyển hóa H+ để giữ cân bằng pH
D. Tái tạo OH-

Câu 5: Dịch nội môi trong khu vực nào của cơ thể có nồng độ pH thấp nhất

A. Máu động mạch


B. Máu tĩnh mạch
C. Dịch kẽ
D. Nội bào

Câu 6: Trong tình trạng toan chuyển hóa, cứ mỗi mEq/l, HCO3- giảm, sự thay đổi pCO2 sẽ là:

A. Tăng 1,2 mmHg


B. Giảm 1,2 mmHg
C. Tăng 2 mmHg
D. Giảm 2mmHg

Câu 7: Trong cơ chế xơ vữa mạch, tế bào lympho T tương tác với tế bào bọt qua phân tử

A. CD40 – CD40L
B. CD80 – CD80L
C. CD28 – CD28L
D. Tất cả đều sai

Câu 8: Một người có thân nhiệt cao hơn mức bình thường kèm biểu hiện “vã mồ hôi”, khả năng cao
người đó đang ở giai đoạn nào của một cơn sốt?

A. Giai đoạn đầu


B. Thân nhiệt bằng với điểm định nhiệt
C. Giai đoạn sau
D. Tất cả đều sai

Sốt có 3 giai đoạn:


- Giai đoạn tăng thân nhiệt (sốt lên)
o Sản nhiệt tăng, thải nhiệt giảm: Sởn gai ốc, tăng chuyển hóa và tăng chức năng hô hấp,
tuần hoàn; Giảm thải nhiệt: co mạch da, da nhợt, giảm tiết mồ hôi, đòi đắp chăn
- Giai đoạn thân nhiệt ổn định ở mức cao (sốt đứng)
o Sản nhiệt không tăng hơn nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng lên: Mạch da dãn rộng, chưa có
mồ hôi; Da từ tái trở nên đỏ, nóng nhưng khô; thân nhiệt ngoại vi tăng; hô hấp, tuần hoàn
và sự hấp thu oxy đều giảm
- Giai đoạn thân nhiệt trở về bình thường (sốt lui)
o Sản nhiệt / Thải nhiệt < 1: Dãn mạch ngoại vi, vã mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu

Câu 9: Vị trí tác động của acid béo tự do trên màng tế bào mỡ và bạch cầu gây ra phản ứng viêm là:

A. Thụ thể toll – like (TLR)


B. Thụ thể với LDL (LDL-R)
C. Thụ thể insullin (IR)
D. Thụ thể seavenger (SG-BI)
*Câu 10: Bệnh lý nào sau đây gây rối loạn lipid máu thứ phát theo cơ chế giảm tổng hợp lipoprotein:

A. Hội chứng Cushing


B. Suy giáp
C. Hội chứng thận hư
D. Bệnh gan mạn tính

*Câu 11: Nguyên nhân thường gặp của hội chứng thận hư:

A. Bệnh cầu thận nguyên phát


B. Nhiễm trùng
C. Bệnh hệ thống
D. Bệnh di truyền và chuyển hóa

*Câu 12: Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ống thận mô kẻ là:

A. Độc chất (thuốc)


B. Nhiễm trùng
C. Rối loạn chuyển hóa
D. Rối loạn miễn dịch

Câu 13: Hậu quả của bệnh ống thận mô kẻ:

A. Kiềm chuyển hóa


B. Giảm Cl- máu
C. Giảm K+ máu
D. Suy thận cấp, suy thận mạn

Câu 14: Cơ chế hình thành sỏi thận là sự mất cân bằng chức năng giữa hai quá trình:

A. Tái hấp thụ nước và tái hấp thu chất hòa tan
B. Tái hấp thu nước và bài tiết chất hòa tan
C. Bài tiết nước và tái hấp thu chất hòa tan
D. Bài tiết nước và bài tiết chất hòa tan

Câu 15: Yếu tố khởi phát sự tạo nhân sỏi đồng nhất:

A. Sự tạo thành đám tinh thể còn phân tán


B. Sự tạo thành đám tinh thể ổn định
C. Sự có mặt của nhân sỏi tương tự được tạo thành từ trước
D. Nước tiểu quá bão hòa với calci oxalat
Câu 16: Bệnh hemophilie A (Ưa chảy máu A) là bệnh chảy máu do thiếu yếu tố

A. V
B. VII
C. VIII
D. IX

Hemophilia là một bệnh chảy máu di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X gây ra do giảm
yếu tố VIII (hemophilia A) hoặc yếu tố IX (Hemophilia B) dẫn tới rối loạn sinh thromboplastin làm máu
chậm đông.

Câu 17: Trong loét dạ dày có liên quan Helicobacter Pylori, bệnh loét này có đặc điểm gì sau đây:

A. Phải dùng kháng sinh điều trị bên cạnh dùng thuốc khác
B. Bệnh loét dạ dày có thể lây
C. Có thể trị khỏi hẳn
D. Bao gồm tất cả các lý do này

Helicobacter Pylori (HP) là vi khuẩn có hình xoắn, gram (-), di chuyển được, sống kí sinh ở niêm
mạc dạ dày  Loét dạ dày là một bệnh nhiễm khuẩn, có thể lây nhiễn, có khả năng chữa khỏi bằng kháng
sinh; tỷ lệ phải mổ giảm hẳn đi.

Câu 18: Vai trò của NSAIDS trong cơ chế bệnh sinh loét dạ dày gây mất cân bằng theo hướng nào?

A. Tăng yếu tố phá hủy, yếu tố bảo vệ không đổi


B. Yếu tố phá hủy không đổi, giảm yếu tố bảo vệ
C. Giảm yếu tố bảo vệ, tăng yếu tố phá hủy
D. Không xác định được

Câu 19: Đặc tính của tiêu chảy cấp tính:

A. Tình trạng tiêu chảy kéo dài < 2 tuần


B. Biến chứng thường thấy, cơ thể mất nước điện giải
C. Tình trạng tiêu chảy kéo dài < 2 tuần và biến chứng thường thấy, cơ thể mất nước điện giải
D. Nguyên nhân chỉ do nhiễm trùng

Câu 20: Cơ chế bệnh sinh của hội chứng tiêu chảy có thể do:

A. Tiêu chảy thẩm thấu


B. Tiêu chảy do tăng tiết dịch
C. Tiêu chảy liên qua đến nhu động ruột
D. Có thể liên quan đến các yếu tố này

Cơ chế bệnh sinh tiêu chảy:


- Cơ chế tăng tiết dịch
- Cơ chế tăng co bóp
- Cơ chế giảm hấp thu

Câu 21: Trong tiêu chảy thẩm thấu áp suất nào sau có vai trò một cách trực tiếp:

A. Áp suất keo
B. Áp suất thủy tĩnh
C. Áp suất thẩm thấu
D. Áp suất âm

Thuốc tẩy loại tăng ấp suất thẩm thấu (MgSO4) → Lượng nước thải theo phân tăng lên

Câu 22: Ở người không có men lactase thường hay bị tiêu chảy cơ chế bệnh sinh trong trường hợp này là:

A. Tiêu chảy do kém hấp thu


B. Tiêu chảy do tăng nhu động ruột
C. Tiêu chảy do tăng tiết dịch
D. Tiêu chảy thẩm thấu

Câu 23: Tắc ruột cao (môn vị) có đặc điểm nào sau ngoại trừ:

A. Nôn ói
B. Mất nước
C. Nhiễm toan (nhiễm kiềm)
D. Tình trạng nặng có thể dẫn đến shock giảm thể tích
- Tắc ở cao: nôn nhiều → mất nước, mất dịch ruột.
o Tắc ở môn vị: nôn nhiều → Mất acid của dịch vị
- Tắc ở tá tràng: Nôn ra dịch ruột (kiềm) → Nhiễm toan, mất muối
- Tắc ở phần thấp: Có thể không nôn, nhiễm độc sớm và nặng hơn

*Câu 24: Chỉ số ít thay đổi nhất khi lên cao:

A. Tần số thở
B. pO2 máu
C. pCO2 máu
D. pH máu

Câu 25: Cơ chế chính gây phù phổi trong viêm phổi nặng là:

A. Tăng áp lực thủy tĩnh tại mao mạch phổi (phù phổi cấp do tim)
B. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi
C. Giảm áp lực keo máu
D. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào

Câu 26: Suy hô hấp là:

A. Sự gia tăng kích thước bất thường, liên tục, không hồi phục của phế nang
B. Rối loạn viêm mạn tính các đường dẫn khí
C. Bộ máy hô hấp không đáp ứng được nhu cầu oxy cho cơ thể
D. Tất cả đều sai

Câu 27: Ngưỡng PaCO2 gây kích thích trung tâm hô hấp ngoại vi

A. < 40 mmHg
B. < 60 mmHg
C. < 80 mmHg
D. < 100 mmHg

*Câu 28: Bệnh sinh của hen phế quản bắt nguồn từ yếu tố nào sau đây

A. Bạch cầu đa nhân trung tính


B. Đại thực bào
C. Tế bào mast
D. Bạch cầu ưa acid X

Câu 29: Tái cấu trúc cơ tim trong trường hợp tăng áp suất buồng thất kéo dài

A. Phì đại lệch tâm


B. Phì đại đồng tâm
C. Tăng áp suất thành
D. Xơ hóa van tim

Câu 30: Cơ chế bù trừ về cơ chế thể dịch khi có suy chức năng co bóp của co tim

A. Histamin
B. Dopamin
C. ADH
D. Tất cả đúng

Câu 31: Phù mô kẻ phổi là hậu quả của

A. Suy thất trái


B. Suy thất phải
C. Xơ vữa mạch máu phổi
D. Suy hô hấp

Câu 32: Gan to là hệ quả của tình trạng bệnh lý nào sau đây

A. Suy thất trái


B. Suy thất phải
C. Tăng áp tĩnh mạch cửa
D. Suy chức năng tế bào gan

Câu 33: Tế bào bọt hình thành trong giai đoạn nào của xơ vữa động mạch

A. Có vết mỡ (vỉa mỡ)


B. Màng xơ vữa tiến triển
C. Xuất huyết ở màng xơ vữa
D. Giai đoan viêm

Câu 34: Yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn chức năng tâm thu của tim

A. Tăng huyết áp
B. Tác động của hormone ADH
C. Tăng nhịp tim
D. Tất cả đều sai

Câu 35: CHỌN CÂU SAI. Hen phế quản là:

A. Tình trạng viêm cấp tính đường dẫn khí


B. Tăng tính đáp ứng đường dẫn khí
C. Khò khè, nặng ngực thường xảy ra, thường gặp vào ban đêm và sáng sớm
D. Có thể hồi phục hoàn toàn

Câu 36: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là


A. Sự kết hợp của hen phế quản và khí quản thủng
B. Sự kết hợp của viêm phế quản mạn và khí quản thủng
C. Sự kết hợp của hen phế quản và tắc nghẽn mạch máu phổi
D. Sự kết hợp của viêm phế quản mạn và tắc nghẽn mạch máu phổi.

Câu 37: Cơ chế chính gây phù phổi trong viêm phổi nặng là:

A. Tăng áp lực thủy tĩnh tại mao mạch phổi


B. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi
C. Giảm áp lực keo máu
D. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào

Câu 38: Sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công trong bệnh loét dạ dày theo hướng
nào: CHỌN CÂU SAI

A. Tăng yếu tố phá hủy, yếu tố bảo vệ không đổi


B. Yếu tố phá hủy không đổi, giảm yếu tố bảo vệ
C. Giảm yếu tố bảo vệ, tăng yếu tố phá hủy
D. Tăng yếu tố bảo vệ, giảm yếu tố phá hủy

Câu 39: Helicobacter Pylori có thể tìm thấy trong niêm mạc dạ dày ở vị trí nào?

A. Lòng dạ dày
B. Bên ngoài lớp màng nhầy
C. Giữa lớp màng nhầy và niêm mạc dạ dày
D. Trong tế bào niêm mạc dạ dày

*Câu 40: Các rối loạn về da thường thấy trong suy thận mạn, chọn câu SAI:

A. Xanh, nhợt nhạt do thiếu máu


B. Tăng sắc tố do tăng đọng sản phẩm chuyển hóa
C. Xuất huyết dưới da do rối loạn đông máu
D. Da căng mọng do ứ nước

Câu 41: Bệnh sinh của viêm cầu thận cấp, chọn câu SAI:

A. Liên cầu khuẩn xâm nhập vào cầu thận gây viêm
B. Lắng đọng phức hợp miễn dịch tại màng đáy cầu thận
C. Hình thành phức hợp miễn dịch tại cầu thận
D. Kích hoạt bổ thể

Bệnh sinh viêm cầu thận cấp:

- Hình thành phức hợp miễn dịch lưu hành.


- Một số phức hợp lắng đọng tại các mao mạch cầu thận → Hoạt hóa tại chỗ hệ thống bổ thể,
hệ thống đông máu, hệ thống kinin huyết tương, hấp dẫn bạch cầu → Tạo ra ổ viêm → Xung huyết, tổn
thương cầu thận
o Biểu hiện của viêm cầu thận cấp:
 Thiểu niệu / vô niệu
 Nước tiểu màu đỏ, đụ, có protein, hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt,…
 Toan máu, “hội chứng tăng ure huyết”, tăng áp lực thẩm thấu (do Na+) → Phù
o Hậu quả: Suy thận, hôn mê thận.

*Câu 42: Trong viêm cầu thận cấp, hồng cầu ra nước tiểu có đặc điểm sau, chọn câu SAI:

A. Kích thước lớn


B. Nhược sắc
C. Méo mó
D. Vỡ thành mạch

Câu 43: Bệnh nguyên của viêm cầu thận cấp, chọn câu SAI:

A. Nhiễm trùng
B. Bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, bệnh Goodpasture
C. Bệnh cầu thận nguyên phát
D. Bệnh vì mạch máu thận như tăng huyết áp, đái tháo đường

Câu 44: Rối loạn chuyển hóa trong hội chứng thận hư, chọn câu SAI:

A. Protein niệu > 3,5g/ngày/1,73m2 da


B. Tăng LDL-C máu
C. Tăng triglycerid máu
D. Tăng áp suất keo huyết tương

Câu 45: Trường hợp nào là mất nước nội bào:

A. Cường vỏ thượng thận


B. Bệnh Addison
C. Sử dụng thuốc lợi tiểu lâu ngày
D. Rửa dạ dày bằng dịch nhược trương

Câu 46: Nồng độ natri máu tăng trong trường hợp nào sau đây:

A. Hội chứng Crushing


B. Sử dụng lợi tiểu Thiarid
C. Đa u tủy
D. Hội chứng tiết ADH không thích hợp
Câu 47: Trường hợp mất nước nào sau đây có thể dẫn đến kiềm chuyển hóa

A. Tiêu chảy
B. Nôn ói
C. Sốt
D. Mất nước qua mồ hôi

Câu 48: Nói về hoạt động cơ học của các tế bào trong hiện tượng viêm cấp, khi lấy tác nhân gây
viêm làm mục tiêu, trình tự nào sau đây đúng?

A. Đại thực bào – Bạch cầu đa nhân trung tính – Tế bào nội mô
B. Đại thực bào – Tế bào nội mô – Bạch cầu đa nhân trung tính
C. Tế bào nội mô – Đại thực bào – Bạch cầu đa nhân trung tính
D. Tế bào nội mô – Bạch cầu đa nhân trung tính – Đại thực bào

Câu 49: Trong mối liên hệ với hiện tượng viêm, chất nào có thể là chất gây sốt

A. Histamine
B. Bradylinine
C. Prostaglandin
D. Acid arachidonic

Câu 50: Hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh lý do rối loạn cấu trúc:

A. Màng hồng cầu


B. Hemoglobin
C. Rối loạn sinh hồng cầu từ tủy xương
D. Heme

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
0 A D D C D A C A A
1 A C C C C C D C C A
2 C C C B/D A/B C D D/C B D
3 A B A B C B C B
4 B A A B A C A B

You might also like