Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

[Quả vị đầu tiên: Đã về đã tới (phi cóc tính)]

Có những người đã đạt tới quả vị đã về đã tới tức là đã cảm thấy an lạc, thoải mái trong tăng thân,
không muốn bỏ đi, thấy đây là nhà của mình và có thể an trú hạnh phúc trong giây phút hiện tại.
Những người đó được coi như đã chứng đạt quả đầu gọi là quả đã về đã tới. Có những người còn có
cảm tưởng chắc là mình cần đi đâu đó hay phải làm cái gì khác, những người đó chưa đạt tới quả đã về
đã tới. Họ đang ở trong tình trạng “cóc bỏ vào dĩa”. “Cóc bỏ vào dĩa” là một thành ngữ của người Việt
Nam có nghĩa là ngồi không yên. Đó là tâm trạng của những người chưa về chưa tới, không cảm thấy
thoải mái và an lạc trong Tăng thân ngay trong giây phút hiện tại. Quả đầu tiên ta phải chứng là quả
phi cóc tính (froglessness) tức là ở yên, cảm thấy hạnh phúc, an lạc với tăng thân, không muốn đi đâu
nữa.
Những người đó là những người có hạnh phúc, có chất thánh. Họ giữ giới, họ cảm thấy thoải mái, an
lạc ngay trong tăng thân. Họ thấy họ đang tu tập và có thể giúp đời. Đó là họ đã có chất thánh, ta có
thể gọi họ là your Holiness dù họ mới là sa di hay sa di ni. Ta phải nhìn bằng đôi mắt chánh niệm,
đừng nghĩ rằng ta chỉ cung kính một vị xuất gia khi vị ấy đã thọ giới lớn rồi mà thôi. Mới thọ Năm
giới hay Mười giới mà người đó đã có chất thánh thì ta phải nghiêng mình cung kính dù người đó còn
rất trẻ.

Đã về đã tới đi đôi với giáo lý vô đắc vô nguyện apranihita: không đặt một đối tượng trước mặt để
chạy theo; dừng lại đc hoàn toàn. Mình đi tìm cái gì? Cái mình đi tìm mình đã có rồi, Phật tánh. Thử
tượng tưởng con sóng đi tìm nước thì rất tức cười. Đợt sóng ko cần đi tìm nước vì nó chính là nước
rồi. Tất cả những mầu nhiệm, giải thoát niết bàn có ngay trong giây phút hiện tại. (Cánh cửa giải thoát
thứ ba). cái núi mình đang đứng đẹp lắm rồi, mình không cần phải sang núi bên kia. con sóng lên
xuống thấy khổ mệt nên nó đi tìm sự bình an, đi tìm bản chất của nó.

Định đề thứ 5: Niết bàn có thể được tiếp xúc ngay trong giây phút hiện tại.
[ĐỊNH ĐỀ GL]
Thầy nói: Các tư tưởng gia đại thừa thường đi quá trong khi đồng nhất pháp thân với cái lành, cái đẹp.
Nói pháp thân là trúc tím hoa vàng, mấy trắng trăng thanh thì đã làm cho pháp thân lu mờ đi một nửa.
Chân tướng của pháp thân còn là bùn lầy nước đọng, tham sân si, còn là mọi loài đang khổ đau xâu
xé... [Thiền hành yếu chỉ, Lá Bối 2001, t41]
Trái tim mặt trời: Chúng ta quen sống với sinh diệt mà không quen sống với bất sinh và bất diệt. Sóng
sống đời sống của nước hoặc ta sống đời sống của bất sinh bất diệt, điều ấy nào có lạ lùng gì, nào có
khó khăn gì. Thì bao giờ mà sóng chẳng sống đời sống của nước, ta chẳng sống đời sống của bất sinh
bất diệt? Chỉ cần biết là ta đang sống trong đời sống của bất sinh bất diệt mà thôi. Tất cả nằm trong
một tiếng biết, mà biết tức là nhận ra, là chánh niệm. Bao nhiêu công phu của thiền quán chỉ là để tỉnh
dậy mà biết một điều đó: sinh diệt đâu có động gì được đến ta.
Nếu quý thầy, quý sư cô trong chùa mình ngủ ít hơn, hay chỉ ngủ ngồi không nằm, thì thế nào bổn đạo
cũng sẽ đông hơn chùa người ta. Ta phải tu rất nghiêm chỉnh, thì người ta mới tuân phục. Người ta
thấy ta tu rục thì người ta mới cúng dường nhiều, yểm trợ nhiều. Còn đi thiền hành gì mà cà lơ phất
phơ, thì làm sao giải quyết được vấn đề sinh tử? Thiền hành gì mà hết ngắm trời đến ngắm đất như đi
chơi vậy? Đó cũng là hình thái của sự cạnh tranh tâm linh, cũng gọi là làm ăn (business), cũng gọi là
duy vật tâm linh

[Dấn thân vô tác]


Nói về PB thì tôi không thể bỏ qua khía cạnh phụng sự, dấn thân. Vì đạo Bụt ở đây là đi vào cuộc đời.
nhiều người đã rời bỏ PB và bị gán cho là vì dấn thân nên mất mạng. Cũng thật buồn cười là một pháp
môn chủ trương “vô sự, vô tác, vô nguyện” lại là một pháp môn của đạo Bụt dấn thân. Trong cuốn
Phép lạ, Thầy đã bàn nhiều đến cách biến thì giờ dành cho người khác thành thì giờ của mình. Việc
dấn thân bao giờ cũng đi kèm một mâu thuẫn lớn: giúp người với giúp mình!
“Ngày nào thầy cũng được sống và làm những gì thầy ưa thích. Thầy không còn dự án nào nữa cả,
không còn mong ước gì nữa cả.”
Có chắc cái mà Steve đang tìm cầu có thể có được trong giây phút hiện tại hay ko? Ví dụ vấn đề
truyền thông, hâm nóng địa cầu...

You might also like