Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 219

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN SÔNG MIỆN 5

------------------

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG MIỆN 5A
Địa điểm: Xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Hà Giang, tháng 8 năm 2022


CONG TY CO PHAN THUY DIEN SONG MIEN 5

--------Hr

BAO CAO
uAxu crA rAc DoNGruOr rRrIoNG
cul otl AN rnuY DIEN soxc rvuTN sa
Dia tli6m: Xn Thu{n Hda, huyQn Vi Xuy6n, tinh Hi Giang

cnu ogAn DON vr rrl vAN


cONc rv cO pnAN cONc rv c6 pHAN pnAr rnmN
A^
N SONG MrpN s c0Nc NGHE tvtor rntloNc rnn ri'
#ffis
fl cdpuAN \ #"*".R
w
*t r^nuI orrN
*\ . rH0v E'rlE )
PHAT T
r +\SONG MlEl

lrt qc*, rroQT

,V@VArutrun'ru ru. %ghrgfii

Hd Giang, thdng 8 ndm 2022


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5
0.1.3. Mối quan hệ của Dự án với các Dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt .................................................................... 6
0.5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM ............................................................. 21
0.5.1. Thông tin về dự án ............................................................................................... 21
0.5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của
dự án 26
Các tác động môi trường khác: ...................................................................................... 27
0.5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ................................. 28
0.5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án ............................. 33
CHƯƠNG 1 - MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ............................................................... 38
1.1. Thông tin về Dự án ............................................................................................. 38
1.1.1. Tên dự án ............................................................................................................. 38
1.1.2. Chủ dự án............................................................................................................. 38
1.1.3. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 38
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của dự án ......................................... 41
1.1.5. Mục tiêu của dự án .............................................................................................. 41
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án .............................................. 41
1.2.1. Quy mô các hạng mục công trình chính của dự án ............................................ 41
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ ....................................................................... 47
1.3.1. Giai đoạn xây dựng.............................................................................................. 51
1.3.2. Giai đoạn vận hành .............................................................................................. 51
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành ................................................................................ 52
1.4.1. Quy trình điều tiết, vận hành hồ chứa ................................................................. 53
1.4.2. Tổ chức quản lý vận hành nhà máy ..................................................................... 54
1.5. Biện pháp tổ chức thi công ..................................................................................... 56
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án .............................. 58
1.6.1. Tiến độ thực hiện của dự án ................................................................................ 58
1.6.2. Vốn đầu tư ........................................................................................................... 58
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án .................................................................... 59

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 i


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRANG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................... 61
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội .......................................................................... 61
2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án ................................ 82
2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường ................................................................ 82
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học ................................................................................ 86
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực
thực hiện dự án .............................................................................................................. 90
2.4. Sự phù hợp của địa diểm lựa chọn thực hiện dự án ............................................... 91
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG
PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................... 92
3.1. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn thi công, xây dựng ................................................................................ 92
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................................................. 92
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ....................................................................... 124
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
giai đoạn dự án đi vào vận hành .................................................................................. 147
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động ........................................................................... 147
3.2.2. Cấp công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện giai đoạn vận
hành dự án ................................................................................................................... 164
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ......................... 178
3.3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường dự án ......................... 178
3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết
bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục ......................................................... 180
3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường180
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo........... 182
CHƯƠNG 4 - PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG
ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC ................................................................. 186
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án .............................................. 187
5.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 187
5.1.2. Tóm lược nội dung chương trình quản lý môi trường ....................................... 187
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường ...................................................... 194

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 ii


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
5.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường ............................................... 194
5.2.2. Cơ sở giám sát chất lượng môi trường .............................................................. 194
5.2.3. Trách nhiệm cụ thể của CĐT............................................................................. 194
5.2.4. Kế hoạch giám sát môi trường .......................................................................... 195
5.2.5. Lựa chọn vị trí giám sát chất lượng môi trường ................................................ 200
5.2.6. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường ......................................................... 202
5.3. Tổng hợp kinh phí cho các hoạt động môi trường ............................................... 204
CHƯƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .............................................................. 206
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 207
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 208
3. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ .............................................................. 208
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 211
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 212

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 iii


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPGT : Biện pháp giảm thiểu
BVMT : Bảo vệ môi trường
BYT : Bộ Y tế
CĐT : CĐT
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GĐCB : Giai đoạn chuẩn bị
GĐTC : Giai đoạn thi công
GĐVH : Giai đoạn vận hành
HĐND : Hội đồng nhân dân
KT-XH : Kinh tế xã hội
NAZT (WHO-1993): Tài liệu của ngân hàng thế giới
NCKT : Nghiên cứu khả thi
PTNT : Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QP-AN : Quốc phòng-An ninh
UBND : Ủy ban nhân dân
TL : Tỉnh lộ

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 iv


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
MỞ ĐẦU
0.1. Xuất xứ của dự án
0.1.1. Thông tin chung về dự án
Sông Miện là nhánh cấp 1 của sông Lô, toàn bộ vùng lưu vực của dự án thuộc
tỉnh Hà Giang và một phần trên đất Trung Quốc có cao độ trung bình 450m so với
mực nước biển. Diện tích của toàn bộ lưu vực (tính đến tuyến đập dự kiến) là 1827
km2.
Dự án thuỷ điện Sông Miện 5A nằm trên Sông Miện, dự kiến xây dựng trên địa
phận xã Thuận Hoà, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, được quy hoạch bổ sung và nhỏ
giai đoạn 2 (2006-2010 có xét đến 2015) được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê
duyệt tại Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 14 tháng 03 năm 2011. Vị trí công trình
nằm cách thị xã Hà Giang 10 km về phía Đông Bắc.
Với mục đích khai thác nguồn tài nguyên sẵn có và thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nói chung và của địa phương nói riêng, UBND tỉnh Hà Giang đã
giao cho Công ty cổ phần thuỷ điện Sông Miện 5 nghiên cứu đầu tư dự án. Liên danh
nhà thầu An Hoà –VNECC tiến hành nghiên cứu lập Dự án đầu tư xây dựng công trình
thuỷ điện Sông Miện 5A.
Qua nghiên cứu chi tiết thực tế điều kiện địa hình, địa chất, Liên danh nhà thầu
An Hoà –VNECC - là đơn vị tư vấn lập DAĐT, dự án kiến nghị sơ đồ khai thác nguồn
thuỷ năng với công suất lắp máy dự kiến là 5 MW, điện lượng hàng năm 22,46 triệu
Kwh, điện được bán cho lưới điện quốc gia .
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của các ngành kinh tế và
sinh hoạt của nhân dân theo dự kiến công trình thuỷ điện Sông Miện 5A sẽ được xây
dựng và đưa vào vận hành năm 2014.
Ngày 17/9/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 922/QĐ-BCT về
việc phê duyệt điều chỉnh quy mô công suất của Dự án thủy điện Sông Miện 5 và
Sông Miện 5A trên địa bàn tỉnh Hà Giang (sau đây gọi tắt là Dự án).
Bảng 0.1. Các thông số chính của dự án

Quyết định số 504/QĐ- Điều chỉnh theo


STT Thông số Đơn vị
UBND ngày 14/3/2011 quyết định này

1 Diện tích lưu vực km2 1.545 1.545

2 Tọa độ địa lý

Dự án thủy điện 104o59’47‘‘E 22o53’22‘‘E

3 MNDBT m 122 122

4 MNC m 117 117

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 5


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

5 MNHLmin m 110,4 110,4

6 Công suất lắp máy MW 5 9

7 Điện lượng trung bình


Tr.kWh 20,2 36,2
năm

Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14; Nghị định số 08/2022/NĐ-
CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; căn cứ tại điểm
a, khoản 1, điều 30 Luật Bảo vệ Môi trường, Dự án Thủy điện Sông Miện 5A - điều
chỉnh nâng công suất từ 5 MW lên 9 MW thuộc đối tượng lập lại báo cáo đánh giá tác
động môi trường. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là Bộ
Tài nguyên và Môi trường (thuộc điểm 10, mục IV, phụ lục III, Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường).
0.1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và dự án đầu tư
Chứng nhận đăng kí đầu tư của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A – điều chỉnh nâng
công suất từ 5MW lên 9 MW do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Giang cấp.
Dự án đầu tư do CDA – Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 phê duyệt.
0.1.3. Mối quan hệ của Dự án với các Dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
0.1.3.1. Sự phù hợp với quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang
- Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 14 tháng 03 năm 2011 của UBND tỉnh
Hà Giang về việc phê duyệt bổ sung dự án thủy điện Sông Miện 5A xã Thuận Hòa,l
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2 (2006-2010 có xét đến 2015).
Quyết định số 922/QĐ-BCT ngày 17/9/2021 của Bộ Công Thương ban hành về
việc phê duyệt điều chỉnh quy mô công suất của Dự án thủy điện Sông Miện 5 và
Sông Miện 5A trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
0.1.3.2. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang
Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công
Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn
2016-2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.
- Văn bản số 9468/BCT-ĐL ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Bộ Công Thương
về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang.
0.1.3.3. Sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH)
Theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 3 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
Nhân dân (HĐND) tỉnh Hà Giang về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Như
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 6
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
vậy, Dự án công trình Thủy điện Sông Miện 5A phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Hà Giang.
0.1.3.4. Mối quan hệ với quy hoạch giao thông vận tải
Sông Miện đoạn qua dự án không có hệ thống giao thông đường thủy nào, nên
dự án không ảng hưởng đến giao thông thủy.
Quy hoạch dự án Thủy điện Sông Miện 5A không ảnh hưởng đến quy hoạch
giao thông vận tải đã được phê duyệt.
0.2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
0.2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên
quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
0.2.1.1. Các văn bản luật liên quan
0.2.1.1.1. Các văn bản pháp luật về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và có hiệu
lực thi hành vào ngày 01/01/2022.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
0.2.1.1.2. Các văn bản pháp luật về ngành, lĩnh vực có liên quan đến dự án
a. Luật
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/6/1989 của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa VIII, kỳ họp thứ 5;
- Luật Phòng cháy và chữa, cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9; Luật số 40/2013/QH13 ngày
22/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật phòng cháy chữa cháy 27/2001/QH10;
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 24/11/2017; Luật số 35/2018/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam về Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch
thông qua ngày 20/11/2018;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam số 68/2006/QH 11 ngày 29/06/2006;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 7


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải
đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;
- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/06/2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14
ngày 20/6/2017 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được quốc hội nước CHXHCN khóa XIV, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa
XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
17/06/2020;
b. Nghị định liên quan
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu
vực sông;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Điện
lực;
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 8
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí
xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-
CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Điện lực về an toàn điện;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu
tiền thuế đất, thuê mặt nước;
- Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều
kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 6/01/2015 của Chính phủ Quy định về
việc xác định thiệt hại với môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng thi hành một số điều của của Luật BVMT;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu;
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
về một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ
thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 9


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về
phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu
nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an
toàn đập, hồ chứa nước;
- Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuôc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - thương binh và xã hội;
- Nghị định số 6/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thưc
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
một số điều nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
trồng lúa;
- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bố sung
một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 10


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư;
- Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 15/5/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bố sung
một số điều của Nghị định 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 10/7/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bố sung
một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
c. Thông tư, quyết định liên quan
- Thông tư 18/2004/TT-BTNMT ngày 23 tháng 8 năm 2004 của Bộ TNMT về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của
Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
- Thông tư 07/2010/TT-BXD ngày 28/7/2010 của Bộ Xây dựng về việc ban hành
về việc ban hành Quy trình kỹ thuật Quốc gia “An toàn cháy cho nhà và công trình”;
- Thông tư 03/2012/TT-BTNMT ngày 12/4/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc quản lý và sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi;
- Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của Bộ Công Thương quy định
về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng Dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình
thủy điện;
- Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 Quy định về công tác
huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thông tư 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định 8-/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý CTNH;
- Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định giá
tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng ở các cơ sở y tế công lập;
- Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Thông tư 4/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng quy định về
quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng về quản lý chất
thải rắn xây dựng;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 11


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và môi
trường Quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, hạ lưu các hồ chứa,
đập dâng;
- Thông tư 65/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và môi
trường Quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông suối và xây dựng quy
trình vận hành liên hồ chứa;
- Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định vê đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của
nguồn nước sông, hồ...;
- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 6/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về
bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo
vệ môi trường ngành xây dựng;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/08/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi;
- Thông tư 13/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công thương quy định quản
lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp;
- Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ Công an quy định chi
tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
- Thông tư 03/2019/TT-BXD ngày 30/7/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi bổ sung
một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Thông tư 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi bổ sung
một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình
xây dựng;
- Thông tư 08/2019/TT-BXD ngày 11/11/2019 của Bộ Xây dựng Quy định về
giám sát, quản lý chất lượng các công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức đối
tác công tư;
- Thông tư 09/2019/TT-BXD ngày 29/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 12


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác;
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày
13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18/12/2019 của Bộ Công Thương Sửa
đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng
Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành;
- Thông tư 02/2020/TT-BXD ngày 20/7/2020 của Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ
sung một số điều của 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư 06/2020/TT-BXD ngày 20/8/2020 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội về Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động;
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công An quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số
136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn
thu hành Luật Đất Đai;
- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc
chất lượng môi trường;
- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài
nguyên và môi trường Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước…;
- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng;
- Chị thị 02/CT-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phụ về tăng cường
chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác;
- Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc Hội về tăng cường
công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện;
- Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ Ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 13


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 2255/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc
môi trường với mã số VIMCERTS 268;
d. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành áp dụng
* Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn liên quan đến Dự án:
- QCVN 04-01:2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành phần, nội
dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thủy lợi;
- QCVN 04-04:2012/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình
thủy lợi - Khoan nổ mìn đào đá - Yêu cầu kỹ thuật;
- QCVN 01:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng;
- QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản
xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ
công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;
- TCVN 8414:2010 - Công trình thủy lợi - yêu cầu kỹ thuật quản lý khai thác hồ
chứa nước;
- TCVN 9161:2012 - Công trình thủy lợi, khoan nổ mìn đào đá, phương pháp
thi công và nghiệm thu.
* Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường:
- QCVN 14:2008/BTNM - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
- QCVN 19-2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20-2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với các chất hữu cơ;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;
- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt bảo vệ đời sống thủy sinh;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 14


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia giới hạn cho
phép của một số kim loại nặng trong đất;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất;
- QCVN 21:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Điện từ trường tần số
cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc;
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp
xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị
cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho
phép tại nơi làm việc;
- TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;
- TCVN 6663-6:2018 2018 (ISO 5667-6:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu -
Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối;
- TCVN 6663-14:2018 (ISO 5667-14:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu -
Phần 14: Hướng dẫn về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nước được lấy mẫu và xử lý;
0.2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có
thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 14/03/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc phê duyệt bổ sung dự án thủy điện Sông Miện 5A xã Thuận Hòa,l huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang vào Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2 (2006-2010 có xét đến 2015).
Quyết định số 922/QĐ-BCT ngày 17/9/2021 của Bộ Công Thương ban hành về
việc phê duyệt điều chỉnh quy mô công suất của Dự án thủy điện Sông Miện 5 và
Sông Miện 5A trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
0.2.3. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình lập ĐTM
Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, đã sử dụng:
- Hồ sơ thiết kế dự án trong giai đoạn nghiên cứu khả thi - đầu tư xây dựng do
Công ty cổ phần tư vấn LiGi lập:
+ Tập 1: Thuyết minh chung;
+ Tập 2: Điều kiện khí tượng thủy văn;
+ Tập 3: Điều kiện địa hình;
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 15
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Tập 4: Điều kiện địa chất;
+ Tập 5: Thủy năng và kinh tế năng lượng;
+ Tập 6: Thuyết minh thiết kế cơ sở;
+ Tập 7: Tổng mức đầu tư xây dựng;
+ Các bản vẽ khảo sát, thiết kế liên quan.
- Các kết quả đo đạc, phân tích, khảo sát lấy mẫu tại hiện trường khu vực Dự án
do Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển
Công nghệ Môi trường Thế Kỷ. Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Môi trường
Thế Kỷ đã nhận được quyết định số 2255/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2020
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
và đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số VIMCERTS 268..
- Kết quả tham vấn chính quyền địa phương và người dân về Báo cáo đánh giá
tác động môi trường của dự án Thủy điện Sông Miện 5, tháng 08 năm 2022;
0.3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
0.3.1. Cơ quan lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A do CĐT là Công ty Cổ phần
thủy điện Sông Miện chủ trì thực hiện cùng với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Phát triển
Công nghệ Môi trường Thế Kỷ.
0.3.1.1. Cơ quan chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5
Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Tuân
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
Địa chỉ: thôn Bắc Hòa, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Điện thoại: 0219386379
0.3.1.2. Cơ quan tư vấn: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Môi trường Thế Kỷ
Người đại diện: Ông Lê Hữu Hải
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 5A, ngõ 168 Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0902123322
0.3.2. Danh sách cán bộ tham gia
0.3.2.1. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tuân
Cơ quan công tác: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5
0.3.2.2. Chủ biên: Ông Lê Hữu Hải
Cơ quan công tác: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Môi trường Thế Kỷ.
0.3.2.3. Các thành viên trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 16
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Bảng 0.2. Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM

Học vị,
Cơ quan Nội dung
Họ tên chuyên ngành Chức vụ Chữ ký
công tác thực hiện
đào tạo

I. Thành viên của CĐT

Công ty Cổ
Chủ trì dự án,
Nguyễn phần thủy Chủ tích
cung cấp tài
Văn Tuân điện Sông HĐQT
liệu
Miện 5

II. Thành viên của đơn vị tư vấn

Công ty Cổ
phần Phát PGĐ
Ths. Khoa Tổ chức thực
Lê Hữu triển Công
học môi Trung hiện việc lập
Hải nghệ Môi
trường tâm báo cáo
trường Thế
Kỷ

Khảo sát hiện


Phùng Kỹ sư môi Cán bộ trạng môi
-nt-
Tiến Anh trường kỹ thuật trường tự nhiên,
chương 2

Khảo sát
Vũ Hải Kỹ sư môi Cán bộ hiện trạng môi
-nt-
Linh trường kỹ thuật trường xã hội,
chương 2

Ths. Khoa Cán bộ


Trần Thị Tổng hợp báo
-nt- học Môi
Thu Thủy kỹ thuật cáo
trường

CN. Công Cán bộ


Phương Phụ trách
-nt- nghệ Môi
Thị Tâm kỹ thuật chương 1,3
trường

Đào Thị Kỹ sư môi Cán bộ Phụ trách


-nt-
Hương trường kỹ thuật chương 3,4

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 17


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Học vị,
Cơ quan Nội dung
Họ tên chuyên ngành Chức vụ Chữ ký
công tác thực hiện
đào tạo

Trịnh Cán bộ
Kỹ sư môi Phụ trách
Thúy -nt-
trường kỹ thuật chương 5,6
Diệu

0.3.2.4. Các bước lập báo cáo ĐTM


Theo quy định, để tiến hành đầu tư xây dựng Dự án nói trên, cần tiến hành lập
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa học cho các
cơ quan chức năng về BVMT trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động
có thể gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện Dự án. Đồng thời, báo cáo giúp
cho CĐT có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm, bảo vệ
sức khỏe và môi trường sống của người dân trong khu vực và giảm thiểu các tác động
khác có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Dự án.
Bước 1: CĐT cung cấp các số liệu, tư liệu liên quan đến Dự án cho đơn vị tư vấn.
Bước 2: Xác định phạm vi nghiên cứu lập báo cáo ĐTM của Dự án.
Bước 3: Điều tra, khảo sát hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên
và môi trường khu vực thực hiện Dự án. Thu thập các tài liệu liên quan tại địa phương.
Bước 4: Tiến hành đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi
trường đất, nước và không khí nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực. Đây là
số liệu “nền” để so sánh, đánh giá tác động của Dự án đến môi trường trong các giai
đoạn: chuẩn bị, thi công, vận hành Dự án.
Bước 5: Dựa trên các tài liệu, dữ liệu đã có của Dự án, phân tích, đánh giá các
tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện Dự án, dự báo những tác động có lợi
và có hại, trực tiếp, trước mắt và lâu dài do hoạt động của Dự án gây ra đối với môi
trường vật lý (không khí, nước, đất, tiếng ồn), đối với tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên
nước - nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật - động vật và thực vật), đối với
môi trường kinh tế - xã hội (sức khỏe cộng đồng hoạt động kinh tế, sinh hoạt…).
Bước 6: Từ những phân tích các tác động môi trường ở trên, CĐT đưa ra các
giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường của Dự án.
Bước 7: Thống kê các công trình xử lý môi trường đã đề xuất, đánh giá công
trình xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chương trình quản lý và giám
sát môi trường của toàn bộ Dự án.
Bước 8: Lập báo cáo ĐTM tổng hợp.
Bước 9: Tiến hành tham vấn online Bộ Tài nguyên và Môi trường.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 18


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Bước 10: CĐT kết hợp với đơn vị tư vấn ĐTM tiến hành tham vấn cộng đồng
cũng như các tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án trong giai đoạn thi công (GĐTC) và giai
đoạn vận hành (GĐVH) tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Bước 11: Tổ chức Hội thảo xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa theo ý kiến hội
đồng thẩm định.
Bước 12: Trình báo cáo ĐTM lên Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định,
phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án.
0.4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đtm
Để lập được báo cáo ĐTM, quá trình triển khai đã áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau để tiến hành phân tích, dự báo và đánh giá các tác động tới các yếu tố
môi trường trong trường hợp xây dựng công trình, trong đó đặc biệt quan tâm tới các
yếu tố môi trường kém ổn định như môi trường sinh thái, môi trường KTXH.
0.4.1. Các phương pháp ĐTM
0.4.1.1. Phương pháp danh mục môi trường cải tiến
Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của công trình
như: Làm kho bãi lán trại trong GĐCB; xây dựng đập bê tông trọng lực, NMTĐ, đường
; vận chuyển vật liệu xây dựng, đất thải trong GĐTC; bảo dưỡng, duy tu các thiết bị cơ
khí trong quá trình vận hành đập; tích nước hồ chứa... với từng thông số hoặc thành
phần môi trường như môi trường tự nhiên: chất lượng môi trường không khí, môi
trường âm thanh, nước mặt, nước ngầm, đất nông nghiệp, đất thổ cư, xói lở, sụt lún, hệ
sinh thái và môi trường KTXH: hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động giao thông,
thu nhập, sức khoẻ cộng đồng...; đối chiếu để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân, hậu
quả. Phương pháp này được xuyên suốt toàn bộ chương 3.
0.4.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp này nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động
xây dựng công trình thông qua hệ số ô nhiễm (bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, nước
thải)…đã được các Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố và các tài liệu nghiên cứu
khoa học trong nước đã được xuất bản (xem tại phần tài liệu tham khảo). Phương pháp
này được áp dụng trong chương 3.
0.4.1.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của các hoạt
động thi công dự án đến chất lượng môi trường bằng cách so sánh kết quả tính toán
nồng độ các chất ô nhiễm với các quy chuẩn tương ứng liên quan như QCVN 05:
2013/BTNMT, QCVN 26: 2010/BTNMT, QCVN 27: 2010/BTNMT, QCVN 08-MT:
2015/BTNMT, QCVN 09-MT: 2015/BTNMT.
Nội dung báo cáo áp dụng phương pháp này được trình bày ở chương 3 gồm:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 19


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Đánh giá tác động do bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động san gạt, đào đắp đất
tại tất cả các hạng mục công trình và khai thác vật liệu đất; tác động do bụi và khí thải từ
các thiết bị thi công có sử dụng dầu; tác động do tiếng ồn, độ rung - GĐCB và thi công.
- Đánh giá tác động do bụi, khí thải, ồn, rung phát sinh từ hoạt động vận chuyển
của các phương tiện vận tải - GĐCB và thi công.
0.4.1.4. Phương pháp mô hình toán
Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm và khả năng khuếch tán
bụi và khí thải trong môi trường không khí theo không gian và thời gian. Đây là
phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá
trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi tường, kiểm soát các
nguồn gây ô nhiễm.
Báo cáo sử dụng mô hình Sutton, mô hình nguồn đường để tính toán nồng độ
bụi và khí thải phát tán do phương tiện vận chuyển.
Sử dụng mô hình Gauss, mô hình nguồn điểm để tính toán nồng độ bụi và khí
thải phát sinh do hoạt động đào đắp, san gạt.
0.4.2. Các phương pháp khác
0.4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học
Đơn vị tư vấn ĐTM, CĐT và một số chuyên gia về sinh thái đã tiến hành khảo
sát thực địa kết hợp phỏng vấn người dân để xác định đối tượng xung quanh, nhạy
cảm có khả năng chịu tác động khi dự án được thực hiện, khảo sát về đa dạng sinh học
tại khu vực, đất đai, cơ sở hạ tầng, điều kiện vi khí hậu, lựa chọn địa điểm quan trắc và
lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nền.
Phương pháp này được thể hiện ở chương 2 của báo cáo ĐTM.
0.4.2.2. Phương pháp thống kê
Dựa trên các tài liệu thu thập được về KTXH và số liệu về khí tượng thủy văn
tại khu vực xây dựng công trình, tiến hành thống kê và biên tập các số liệu phù hợp
với yêu cầu của nội dung báo cáo ĐTM. Phương pháp này được thể hiện ở chương 2
của báo cáo ĐTM.
0.4.2.3. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích môi trường
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước, không khí, đất tại khu vực Dự án, đơn
vị CDA đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Môi trường Thế Kỷ
và tiến hành đi thực địa, quan trắc, lấy mẫu chất lượng môi trường.
Thực hiện 01 đợt lấy mẫu vào ngày 10/8/2022, số lượng mẫu: 3 mẫu không khí
(bao gồm cả tiếng ồn), 2 mẫu nước mặt, 2 mẫu đất.
Vị trí áp dụng trong báo cáo: Chương 2 của báo cáo ĐTM.
0.4.2.4. Phương pháp chuyên gia

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 20


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Nhóm đánh giá tác động môi trường trong quá trình thực hiện đã mời các
chuyên gia cùng tham dự. Các chuyên gia có vai trò hỗ trợ nhóm lập báo cáo ĐTM
trong các lĩnh vực chuyên sâu như:
Lĩnh vực địa chất: Trên cơ sở nghiên cứu địa chất của dự án, chuyên gia làm rõ
hơn các hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và vận hành như
hiện tượng trượt sạt hố móng, sụt lún, xói lở bờ hồ, mất nước hồ chứa và đưa ra các
giải pháp tốt nhất nhằm khắc phục các tác động bất lợi này.
Lĩnh vực thủy văn: Trên cơ sở hiện trạng dòng chảy tự nhiên của lưu vực sông
nghiên cứu, chuyên gia làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến thủy văn công trình, trong
đó đáng lưu ý là dòng chảy tối thiểu trả về hạ du sau đập; có hay không khả năng cải
thiện chế độ vi khí hậu của vùng dự án khi hồ chứa vận hành; chế độ bùn cát lòng hồ
và chế độ vận hành hồ chứa ảnh hưởng tới xói lở sông Miện ở phía hạ du công trình.
0.4.2.5. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các chuyên ngành thuộc dự án và ngoài dự
án trong quá trình lập báo cáo ĐTM (kế thừa kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu, kế
thừa kết quả tính toán bồi lắng bùn cát tại tuyến đập…). Phương pháp này được thể
hiện ở phần mở đầu, chương 1, chương 2 của báo cáo ĐTM.
0.4.2.6. Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình xin ý kiến của cộng đồng dân cư xã
Vị Xuyên thuộc khu vực Dự án về nội dung báo cáo ĐTM của Dự án thủy điện Sông
Miện 5 thông qua hình thức tổ chức cuộc họp giữa CDA và đại diện UBND xã Thuận
Hòa và đại diện người dân tại nơi thực hiện Dự án và được pháp lý hoá thông qua các
văn bản xin tham vấn của CDA cũng như văn bản trả lời của đại diện UBND và biên
bản cuộc họp tại nơi thực hiện Dự án.
Vị trí áp dụng trong báo cáo: Chương 1, Chương 2 của báo cáo ĐTM.
=> Trên đây là những phương pháp đánh giá rõ ràng, dễ hiểu và có độ tin
cậy cao, trong đó mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó chúng
tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp này trong ĐTM của Dự án nhằm thu được
kết quả đánh giá có độ tin cậy cao.
0.5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM
0.5.1. Thông tin về dự án
* Thông tin chung:
- Tên dự án: Thủy điện Sông Miện 5
- Vị trí: Xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Chủ dự án: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5.
* Phạm vi, quy mô, công suất:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 21


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Dự án thủy điện Sông Miện 5 thuộc công trình công nghiệp cấp III, là dự án
điều chỉnh nâng công suất từ 5 MW lên 9 MW. Thủy điện Sông Miện 5A thuộc dạng
công trình nhà máy thủy điện đường dẫn, hằng năm cung cấp cho hệ thống điện với điện
lượng trung bình hằng năm là 36,2 triệu kWh.
* Công nghệ sản xuất:
Dự án đầu tư xây dựng những hạng mục công trình sau: hồ chứa, đập chính,
đập tràn xả lũ, cụm năng lượng (cửa lấy nước, nhà máy, kênh xả nhà máy, công trình
dẫn dòng, thiết bị phân phối 110kV của nhà máy), 300 m đường công trường .
Đường dây đấu nối hệ thống điện từ trạm biến áp nhà máy với lưới điện Quốc gia
trong khu vực.
0.5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu
đến môi trường
Do hiện tại, dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đã thi công
hoàn thiện các hạng mục công trình phụ trợ nên trong phạm vi báo cáo ĐTM sẽ
không đề cập đến các tác động của công tác giải phóng mặt bằng cũng như chuẩn bị
các hạng mục công trình phục vụ thi công dự án. Các hoạt động của dự án có khả
năng tác động xấu đến môi trường như sau:
- Giai đoạn xây dựng:
+ Hoạt động lắp máy trong xây dựng;
+ Hoạt động của công nhân tham gia thi công xây dựng.
- Giai đoạn dự án đi vào vận hành
+ Hoạt động của công nhân viên vận hành nhà máy;
+ Hoạt động của quá trình vận hành máy phát điện,;
+ Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc;
+ Hoạt động tích nước hồ chứa,...
Các hoạt động trên sẽ ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái khu vực dự án
với mức độ khác nhau và diễn ra trong suốt giai đoạn xây dựng công trình, vận hành
nhà máy. Cụ thể như sau:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 22


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Bảng 0.3. Các tác động môi trường của dự án


Nguồn gây Đối tượng bị tác
TT Nguyên nhân gây tác động Mức độ
tác động động
I Giai đoạn triển khai xây dựng
Tác động nhỏ,
Môi trường không
Tiếng ồn, rung động, bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới. ngắn hạn, phạm vi
khí
địa phương
Hoạt động các - Làm tăng áp lực và làm xuống cấp hệ thống giao thông hiện hữu trong khu vực.
Tác động vừa,
phương tiện cơ giới Giao thông địa - Hoạt động thường xuyên của phương tiện cơ giới trong các khu vực dân cư có
ngắn hạn, phạm vi
phục vụ công phương thể làm hạn chế hoặc cản trở hoạt động giao thông địa phương, tăng nguy cơ xảy
địa phương
trường, vận chuyển ra tai nạn giao thông trong khu vực.
1
vật liệu xây dựng và Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải bỏ từ các loại phương tiện cơ giới, máy móc sẽ
Tác động nhỏ,
thiết bị có trọng tăng nguy cơ ô nhiễm nước mặt, nhất là mùa mưa. Nước mưa chảy tràn qua các
Môi trường nước ngắn hạn, phạm vị
lượng, kích thước bãi để xe, xưởng sửa chữa xe máy,.v.v... có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt,
địa phương
lớn nước ngầm và đất.
Công tác nổ mìn đào hố móng, đào là nguy cơ của tai nạn lao động cho công Tác động nhỏ,
Con người nhân trên công trường cũng như dân cư địa phương. Ngoài ra còn gây bụi, khí ngắn hạn, phạm vi
thải, ồn, rung, đá bay. địa phương
Tác động vừa,
Môi trường không Tiếng ồn, rung động, bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới.
Hoạt động san lấp ngắn hạn, phạm
khí Công tác nổ mìn tại các mỏ đá sẽ gây chấn động, ồn và bụi khu vực lân cận.
mặt bằng, phá đá, vị địa phương
2
đào đá, đất phục vụ - Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải bỏ từ các loại phương tiện cơ giới, máy móc Tác động nhỏ,
Môi trường nước và
xây dựng công trình tăng nguy cơ ô nhiễm nước mặt nhất là trong mùa mưa. ngắn hạn, phạm vị
môi trường đất
- Tăng khả năng sạt lở, xói mòn đất. địa phương
- Tại các khu vực xây dựng, thi công, đào đắp, đổ bê tông, … nước mưa thường
Xây dựng các hạng Môi trường nước, Tác động vừa,
cuốn theo đất, đá, chất thải xây dựng vào khu vực sông suối lân cận, làm tăng độ
3 mục công trình của môi trường đất, thủy ngắn hạn, phạm vị
đục, ô nhiễm chất lượng nước, tăng khả năng xói lở, bồi lắng phía hạ lưu và ảnh
dự án sinh vật địa phương
hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 23


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Nguồn gây Đối tượng bị tác


TT Nguyên nhân gây tác động Mức độ
tác động động
- Dầu rò rỉ và dầu cặn từ máy móc nếu không được thu gom và thải đúng quy
định sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm đến chất lượng môi trường đất, nước.
Chất thải rắn xây dựng của dự án phần lớn là đất đá, sắt thép, bao xi măng và các Tác động nhỏ,
Cảnh quan tự nhiên loại gỗ vụn nếu không được tập kết đúng nơi quy định sẽ ảnh hưởng đến mỹ ngắn hạn, phạm vị
quan tự nhiên của khu vực. địa phương
- Chiếm dụng đất vĩnh viễn để xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Tác Tác động nhỏ
Việc sử dụng đất
động đến cộng đồng dân cư khu vực thực hiện dự án. phạm vi địa
phương
Tác động vừa,
Con người Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất lớn. ngắn hạn, phạm vi
địa phương
-Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của công nhân trên công trường nếu
không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ làm mất đi mỹ quan của khu vực
Môi trường nước, còn là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất (nước rò rỉ từ các bãi rác mang mầm
Tác động nhỏ, dài
môi trường đất, cảnh bệnh cao và khó xử lý).
hạn, phạm vị địa
quan tự nhiên và sức - Lượng nước thải này nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ làm ô
phương
khoẻ cộng đồng nhiễm môi trường nước.
Tập trung đông lực
- Nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi trùng, nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ là
lượng lao động phục
4 nguyên nhân lan truyền bệnh cho người dân sử dụng nước phía hạ lưu.
vụ thi công
Lực lượng lao động từ nơi khác đến sẽ xáo trộn nếp sống truyền thống của dân
bản địa, tăng nguy cơ xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng với dân địa Tác động vừa,
Văn hoá, kinh tế xã
phương. ngắn hạn, phạm vi
hội của địa phương
Sự hình thành các lán trại thường kéo theo sự hình thành các hàng quán và các dịch vụ địa phương
giải trí khác, cũng là một nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội ở địa phương.
Tác động vừa,
Y tế cộng đồng Tăng áp lực cho hệ thống y tế của địa phương.
ngắn hạn, phạm vi

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 24


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Nguồn gây Đối tượng bị tác


TT Nguyên nhân gây tác động Mức độ
tác động động
địa phương
Chế độ Việc ngăn dòng, tích nước hồ sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, ảnh hưởng đến Tác động vừa, dài
Công tác chặn dòng, thủy văn chế độ thủy văn trên suối, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực. hạn
5
tích nước hồ Môi trường đất, môi Tác động vừa, dài
Xảy ra sạt lở bờ hồ ảnh hưởng đến chất lượng nước hạ lưu.
trường nước hạn
II Giai đoạn vận hành nhà máy
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của công nhân trên công trường nếu
không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ làm mất đi mỹ quan của khu vực
còn là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất (nước rò rỉ từ các bãi rác mang mầm
Môi trường nước,
Hoạt động sinh hoạt bệnh cao và khó xử lý). Tác động nhỏ, dài
môi trường đất, cảnh
1 của công nhân vận - Lượng nước thải này nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ làm ô hạn, phạm vị địa
quan tự nhiên và sức
hành dự án nhiễm môi trường nước. phương
khoẻ cộng đồng
- Nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi trùng, nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận
sẽ làm nguyên nhân lan truyền bệnh cho người dân sử dụng nước phía hạ lưu.
- Tác động của điện từ trường tại khu vực máy phát và dọc đường dây tải điện
Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành máy phát điện có hàm lượng chất lơ
Môi trường nước
Hoạt động của quá lửng cao và có nhiễm dầu thải làm ảnh hưởng tới môi trường nước Tác động nhỏ, dài
2 trình vận hành máy Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hạn, phạm vị địa
phát điện Con người của công nhân lao động như: Gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu. Tiếng ồn còn làm phương
giảm năng suất lao động
Chất thải nguy hại từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thường mang độc
Hoạt động sửa chữa Tác động nhỏ, dài
Môi trường và con tính sinh thái làm ức chế các vi sinh vật có lợi cho đất, nước, thường dễ cháy nổ
3 bảo dưỡng máy móc hạn, phạm vị địa
người có khả năng gây nguy hại đến tài sản, tính mạng con người nếu không được thu
thiết bị phương
gom, lưu giữ theo đúng quy định
Hoạt động tích nước Chế độ Việc ngăn dòng, tích nước hồ sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, ảnh hưởng đến Tác động vừa, dài
4
hồ chứa thủy văn chế độ thủy văn trên suối, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực. hạng

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 25


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Nguồn gây Đối tượng bị tác


TT Nguyên nhân gây tác động Mức độ
tác động động
Môi trường đất, môi Tác động vừa, dài
Xảy ra sạt lở bờ hồ, bồi lắng hồ chứa ảnh hưởng đến chất lượng nước hạ lưu.
trường nước hạn
0.5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
Quy mô, tính chất và vùng có thể bị tác động do các loại chất thải phát sinh từ dự án cụ thể như sau:
Bảng 0.4. Các tác động môi trường chính của dự án
TT Loại chất thải Hoạt động phát sinh Quy mô Tính chất
A GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY XÂY DỰNG
- Từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và đất đá thải;
- Từ quá trình đào, đắp hố móng, nền công trình, đào hầm…;
- Từ các thiết bị sử dụng dầu diezen;
1 Bụi, khí thải - Bụi, khí SO2, NOx, CO…
-Từ hoạt động thi công đổ bê tông, thi công xây dựng các
hạng mục công trình;
- Từ hoạt động lắp đặt các thiết bị.
TSS, BOD5, COD, tổng Nitơ, tổng Phốt
Từ hoạt động sinh hoạt của 50 cán bộ công nhân 5 m3/ngày
2 Nước thải pho, dầu mỡ, coliform…
Từ hoạt động xây dựng 3
80 m /ngày TSS, độ đục, dầu mỡ…
3 Nước mưa chảy tràn 3
9.500 m /ngày TSS, độ đục, dầu mỡ…
Các loại bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức
Từ hoạt động sinh hoạt của 50 cán bộ công nhân 15 kg/ngày
ăn, thức ăn thừa…
Chất thải rắn thông
4 Từ hoạt động đào, đắp 108,98 m 3
Đất, đá thải
thường
Từ hoạt động xây dựng 19,66-39,32 tấn/2 năm Gỗ, nhựa, sắt thép, tôn...
Thu dọn lòng hồ 0,51 tấn Gốc, rễ, lá cây, cỏ, cây bụi…
Bảo dưỡng thiết bị, xe, máy thi công Găng tay, giẻ lau, dầu thải…
5 Chất thải nguy hại 461,2kg kg/năm
Từ khu vực văn phòng Bóng đèn neon hỏng, pin, ắc quy hỏng,…

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 26


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

TT Loại chất thải Hoạt động phát sinh Quy mô Tính chất
B GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
TSS, BOD5, COD, tổng Nitơ, tổng Phốt
Từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân 2,0 m3/ngày đêm
1 Nước thải pho, dầu mỡ, coliform…
Từ hoạt động sản xuất 5,6 m3/ngày TSS, dầu mỡ…
2 Nước mưa chảy tràn 3.108 m3/ngày TSS, độ đục, dầu mỡ,…
Chất thải rắn thông Từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân 5,8 kg/ngày Các loại bao bì, vỏ chai lọ, thức ăn thừa…
3
thường Xác cây cối từ thượng nguồn 3-5kg/ngày Các phần của thực vật: cành, rễ, lá…
Từ hoạt động bảo dưỡng máy móc thiết bị Găng tay, giẻ lau, dầu thải…
4 Chất thải nguy hại 685 kg/năm
Từ khu vực văn phòng Bóng đèn neon hỏng, pin, ăc quy,…
Các tác động môi trường khác:
- Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái: Thu hẹp hoặc mất đi môi trường, sinh cảnh của các loài động vật đang sinh sống ở khu vực
này, chia cắt đường di chuyển quen thuộc của một số loài động vật hoang dã ...; làm suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học khu vực dự
án;…
- Tác động đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe người dân xung quanh khu vực dự án:
+ Làm giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp của người dân;
+ Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 27


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
0.5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
0.5.4.1. Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải
* Đối với bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và đất đá thải:
- Bố trí 02 cầu rửa xe có diện tích: 30 m2 (kích thước 6x5m, góc nghiêng 7 0).
- Nhiệm vụ: làm sạch lốp và gầm xe trước khi ra khỏi công trường nhằm hạn
chế bụi phát sinh do bụi bẩn bám vào bánh xe với tần suất 4 chuyến/lần rửa.
0.5.4.2. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
0.5.4.2.1. Đối với nước thải sinh hoạt
Các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của Dự án bao gồm nhà
vệ sinh, bể lắng sơ bộ nước thải nhà ăn và bể tự hoại, cụ thể như sau:
Bảng 0.5. Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại cải
Nhà vệ sinh Bể lắng sơ bộ
tiến
Quy
Kết
TT Vị trí mô
Kích Kích cấu
(người) Số Kích thước Số Số
thước thước
lượng (dxrxh) lượng lượng
(dxrxh) (dxrxh)

I Giai đoạn xây dựng

Gạch +
Khu vực vữa
1 10 1 2x2x2 1 5x3,3x2 1 1x1x1
tuyến đập thông
thường

Gạch +
Khu vực nhà
vữa
2 máy thủy 30 1 2x2x2 1 5x4,4x2 1 1x1x1
thông
điện
thường

II Giai đoạn vận hành

Khu vực nhà


1 máy thủy 1 6x3,5x3,5 2x1,5x2
Gạch +
điện
vữa
20 2 1 1x1x1
thông
Khu vực nhà
thường
2 quản lý vận 1 3,52x3,36x3,6 3x3x2
hành

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 28


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Trong giai đoạn vận hành, CDA sẽ tận dụng bể tự hoại và bể lắng sơ bộ nước
thải nhà ăn đã xây dựng tại khu vực nhà máy thủy điện trong giai đoạn vận hành để
tiếp tục thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân vận hành.
Quy trình xử lý: Nước thải sau khi qua ngăn lắng 1 sẽ tiếp tục qua ngăn xử lý
sinh học 2 rồi qua ngăn lắng 3. Nước trong bể được bố trí chảy qua lớp bùn kị khí
(trong điều kiện động) để các chất hữu cơ được tiếp xúc nhiều hơn với các loại vi sinh
vật trong lớp bùn.
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về nước thải sinh hoạt, cột B (K=1,2) xả ra nguồn tiếp nhận là sông Miện.
Định kỳ (06 tháng/lần) thuê đơn vị có chức năng nạo vét bùn cặn trong bể tự
hoại, xử lý theo quy định và bổ sung chế phẩm sinh học vào bể tự hoại để nâng cao
hiệu quả làm sạch của công trình.
0.5.4.2.2. Đối với nước thải khác
a. Giai đoạn xây dựng
Các công trình thu gom, xử lý nước thải xây dựng gồm:
Bảng 0.6. Các công trình xử lý nước thải xây dựng

Công trình Số Dung tích Kích thước


TT Nguồn phát sinh Kết cấu
xử lý lượng (m3) (dxrxh)m

Nước thải chứa dầu


Bể lắng, Gạch + vữa thông
1 mỡ và các tạp chất 1 1,5 1,5x1x1
tách dầu thường
từ khu vực rửa xe

- Quy trình xử lý:


+ Đối với nước rửa vật liệu xây dựng: sau khi chảy vào hố lắng sẽ diễn ra quá
trình tách chất lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực lên hạt lơ lửng có tỷ
trọng nặng hơn tỷ trọng nước.
+ Đối với nước thải chứa dầu mỡ và các tạp chất từ khu vực rửa xe: Sau khi
chảy vào hố lắng sẽ diễn ra quá trình tách chất lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng của
trọng lực lên hạt lơ lửng có tỷ trọng nặng hơn tỷ trọng nước; các cặn bẩn có kích thước
lớn sẽ được trọng lực kéo lắng xuống đáy bể, phần dầu mỡ nổi lên trên sẽ được loại bỏ
bằng vật liệu lọc dầu mỡ. Định kỳ sẽ thay thế vật liệu lọc dầu, vật liệu lọc dầu thải
lưu giữ tại kho CTNH cùng với các chất thải nguy hại khác của Dự án.
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - cột B (Kq=0,9 và Kf=1,1) sẽ
được dẫn ra nguồn tiếp nhận là sông Miện.
b. Giai đoạn vận hành
Đối với nước rò rỉ từ các gian máy và đường ống, từ các cơ sở bảo trì và sửa
chữa cơ khí, nước làm mát CDA sẽ xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải lẫn
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 29
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
dầu tại khu vực nhà máy có dung tích thiết kế là 14 m3 (2,5x2,8x2m) để xử lý đảm bảo
đạt QCVN 40:2011/BTNMT - cột B (Kq=0,9 và Kf=1,2) sẽ được dẫn ra nguồn tiếp
nhận là sông Miện.
0.5.4.3. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn
* Giai đoạn thi công xây dựng:
Đào các rãnh nước hình thang (có kích thước 0,4x0,4m) dọc các tuyến đường
thi công - vận hành và xung quanh các khu phụ trợ. Dọc theo rãnh sẽ bố trí các hố ga
để lắng đọng bùn cát (có kích thước 1,5x1,5x1,5m, bố trí cách nhau trung bình 25m),
độ dốc đáy rãnh từ 1-3% và dẫn ra sông Miện.
* Giai đoạn vận hành:
- Nước mưa mái được thu gom bằng các đường ống PVC-D110 dẫn vào rãnh thoát
nước xây dựng ngoài nhà máy.
0.5.4.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt
* Giai đoạn xây dựng:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí 2 thùng dung tích 60 lít tại khu điều hành và nhà ở
công nhân; 2 thùng dung tích 180 lít tại nhà ăn.
* Giai đoạn vận hành:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Tận dụng các thùng rác trong giai đoạn thi công, bố trí
tại các văn phòng, nhà bếp, khu đường nội bộ,... Rác sẽ được thu gom, vận chuyển, tần
suất 2 ngày/chuyến.
- Chất thải là xác cây cối từ thượng nguồn được thu gom, vận chuyển và chôn
lấp cùng chất thải rắn sinh hoạt đã được xây dựng trong giai đoạn xây dựng.
0.5.4.5. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
* Giai đoạn xây dựng:
- Xây dựng kho chứa CTNH diện tích 20 m2 (gạch + vừa thông thường), bố trí
tại khu vực nhà máy để lưu chứa CTNH phát sinh của dự án. Kho được thiết kế kiểu
kho kín, tường xây, có mái che, nền cao được lát gạch và đặt tại nơi có cao trình đảm
bảo, xa khu dân cư, khu lán trại để tránh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và đảm bảo an toàn
cho cán bộ công nhân viên; bố trí biển cảnh báo cháy tại khu vực lưu chứa.
- Bố trí 6 thùng chứa CTNH dung tích 60l bố trí tại các công trường thi công và
khu phụ trợ. Bố trí 2 thùng 100l tại kho chứa CTNH đựng giẻ lau dính dầu, bóng đèn
huỳnh quang thải; 2 thùng phuy 200l đựng dầu nhớt thải tại kho chứa CTNH. Các
thùng chứa được dán nhãn theo TCVN 6707:2009 “CTNH - Dấu hiệu cảnh báo”.
Cuối ngày, sẽ thu gom các CTNH phát sinh về lưu giữ trong các thùng chứa lớn
bố trí trong kho chứa CTNH (các loại CTNH khác nhau sẽ được lưu giữ trong các

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 30


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
thùng chứ riêng biệt). Định kỳ 1 năm 1 lần sẽ chuyển giao cho đơn vị có giấy phép
hành nghề xử lý.
* Giai đoạn vận hành: Tận dụng toàn bộ thùng chứa từ hai giai đoạn trên để
lưu chứa CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành và tiếp tục được thu gom, phân
loại, lưu giữ tại kho chứa CTNH rộng 20 m2 đã được xây dựng trong giai đoạn xây
dựng. Quá trình thu gom, lưu giữ và chuyển giao xử lý được thực hiện tương tự như giai
đoạn xây dựng.
0.5.4.6. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về độ rung; QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành có liên quan
và các yêu cầu về an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
0.5.4.7. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
a. Giai đoạn xây dựng
- Bố trí các khu vực phụ trợ hợp lý đảm bảo cao hơn cos lũ đảm bảo an toàn
cho công trình;
- Thiết kế đê quây phục vụ thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam như: TCXDVN-
285:2002 - Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế và Nghị định
46/2015/NĐ - CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Lập ban phòng lũ trực thường xuyên (24/24 giờ) trên công trường và ở khu
vực có nguy cơ vỡ.
- Tại các tuyến đường thi công: Sau mỗi trận mưa lớn, cử người đi giám sát để
xác định trên mái taluy dương có hay không có xuất hiện nước ngầm. Trường hợp phát
hiện thấy sẽ áp dụng giải pháp xử lý tạm thời là sử dụng bạt che mưa trải toàn bộ bề
mặt hệ thống rãnh, phủ toàn bộ bề mặt nền đất tự nhiên từ rãnh đỉnh đến đỉnh mái
taluy dương, các vị trí vết nứt dọc để cắt toàn bộ nước mặt hạn chế tối đa nước mặt
ngấm xuống nền đất.
- Thực hiện vận chuyển và lưu trữ mìn theo đúng quy định tại
QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử
nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp
và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
- Trang bị thiết bị bảo hộ, tập huấn an toàn lao động cho công nhân xây dựng.
b. Giai đoạn vận hành
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động: Tuân thủ theo quy
định về sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, bảo quản các thiết bị điện; tuyên truyền các thông
tin về vệ sinh, an toàn lao động; khám bệnh định kỳ cho cán bộ, bố trí biển cảnh báo.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 31


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy rừng: Thực hiện nghiêm túc
các biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ
rừng, tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng.
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố, rủi ro vỡ đập:
+ Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đập 14TCN 56-88 về độ bền và ổn định đập, đảm
bảo an toàn đập theo quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 7 năm
2019 của Bộ Công Thương;
+ Thực hiện Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của
Chính phủ quy định về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
+ Thực hiện vận hành hồ chứa và liên hồ chứa theo đúng quy trình vận hành
được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt.
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố vỡ hồ, đập: Giám sát, hướng dẫn và
chủ động việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, đảm
bảo thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng chống sự cố.
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ: Lắp đặt hệ thống báo cháy,
ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, bố trí họng nước cứu hỏa và thiết bị
chữa cháy đảm bảo chất lượng và hoạt động theo phương án phòng cháy, chữa cháy
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
0.5.4.8. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác
a. Giai đoạn xây dựng
- Đảm bảo tải trọng các thiết bị để đảm bảo đủ tải trọng vận chuyển phù hợp với
cấp đường vận chuyển.
- Chia nhỏ khối lượng thiết bị để vận chuyển, tránh ảnh hưởng đến kết cấu hạ
tầng giao thông
- Che chắn thùng xe trong quá trình vận chuyển bằng bạt phủ.
- Quản lý công nhân lao động, khám sức khỏe định kỳ, chăm lo đời sống công
nhân.
- Thu dọn công trường sau khi kết thúc thi công;
- Thu dọn lòng hồ trước khi dâng nước.
- Lựa chọn công trình có kết cấu phù hợp với từng khu vực địa chất.
- Thông báo phương án thi công đến chính quyền địa phương và người dân khu
vực để có kế hoạch sinh hoạt và sản xuất hợp lý.
- Tránh thi công vào ngày mưa bão dẫn đến cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng
cán bộ công nhân viên thi công.
b. Giai đoạn vận hành

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 32


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định; đảm bảo các nhu cầu sử dụng nước
tưới tiêu và bảo vệ môi trường sinh thái phía hạ lưu đập.
- Xây dựng quy trình vận hành hồ chứa và duy trì dòng chảy tối thiểu đáp ứng
các nhu cầu nước cho các đối tượng dùng nước phía hạ du; thực hiện các giải pháp
quản lý, kỹ thuật khác trong quá trình thi công và vận hành đảm bảo các yêu cầu của
quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.
- Thực hiện giám sát hoạt động khai thác, sử dụng đối với hồ chứa theo quy
định tại Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài
nguyên nước.
0.5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
0.5.5.1. Giai đoạn xây dựng
* Đối với nước thải sinh hoạt
Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43-, dầu
mỡ động thực vật, coliform.
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
Vị trí giám sát: 02 vị trí: Điểm tiếp nhận nước thải sinh hoạt sau khi qua xử lý
của 2 bể tự hoại tại khu lán trại tuyến đập và nhà máy.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột B với K=1,2.
* Đối với nước thải xây dựng
Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43, Fe,
dầu mỡ khoáng.
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
Vị trí giám sát: 02 vị trí tại điểm tiếp nhận nước thải rửa xe sau xử lý.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNM, cột B (Kq = 0,9 và Kf = 1,1).
* Đối với chất thải rắn
- Chất thải rắn xây dựng:
Thông số giám sát: Thành phần, khối lượng, lưu giữ và xử lý CTR xây dựng,
giám sát vận chuyển đất đá thải trong quá trình xây dựng, giám sát việc gia cố bãi thải,
hiện tượng trượt bãi thải, giám sát việc trồng cây tại bãi thải sau khi kết thúc xây dựng.
Vị trí giám sát: Tại khu vực xây dựng tuyến đập, nhà máy, khu vực bãi thải.
Tần suất giám sát: Hàng ngày.
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Thông số giám sát: Thành phần, khối lượng rác phát sinh.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 33


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Vị trí giám sát: Tại khu tập kết rác sinh hoạt.
Tần suất giám sát: Hàng ngày.
Thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại Nghị định số
08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
* Đối với chất thải nguy hại
Thông số giám sát: Thành phần, khối lượng, lưu giữ và xử lý CTNH.
Vị trí giám sát: Tại kho chứa CTNH.
Tần suất giám sát: Hàng ngày.
Thực hiện quản lý CTNH theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
* Giám sát an toàn vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá thải
Thông số giám sát: Giám sát việc vận chuyển và lưu chứa thuốc nổ, xăng dầu.
Vị trí giám sát: Kho thuốc nổ, kho xăng dầu, tuyến đường vận chuyển.
Tần suất giám sát: Liên tục trong thời gian vận chuyển, lưu chứa.
Thực hiện giám sát theo QCVN 01:2019/BCT.
* Giám sát sạt lở, sụt lún công trình
Thông số giám sát: Mức độ sạt lở, sụt lún của công trình.
Vị trí giám sát: Tại khu vực xây dựng các hạng mục công trình như: tuyến
đập, nhà máy, tuyến năng lượng, bãi thải chứa đất đá…
Tần suất giám sát: Liên tục trong quá trình thi công.
* Giám sát an toàn nổ mìn trong thi công
Thông số giám sát: Giám sát quy trình nổ mìn.
Vị trí giám sát: Tại khu vực nổ mìn đào móng công trình, đào hầm….
Tần suất giám sát: Liên tục trong quá trình thi công nổ mìn.
Thực hiện giám sát theo QCVN 01:2019/BCT.
* Giám sát dẫn dòng thi công
Thông số giám sát: Giám sát quy trình dẫn dòng thi công.
Vị trí giám sát: Tại khu vực dẫn dòng thi công tuyến đập.
Tần suất giám sát: Liên tục trong quá trình dẫn dòng thi công.
* Giám sát thu dọn và vệ sinh lòng hồ
Thông số giám sát: Giám sát quá trình thực hiện chặt hạ, thu gom và xử lý gỗ,
thực bì.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 34


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Vị trí giám sát: Theo vị trí được thu dọn và vệ sinh lòng hồ.
Tần suất giám sát: 1 lần trong quá trình thu dọn lòng hồ.
0.5.5.2. Giai đoạn vận hành
* Đối với nước thải
Thông số quan trắc: Lưu lượng, nhiệt độ pH, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-,
PO43-, Fe, dầu mỡ khoáng, E.coli, Coliform.
Vị trí giám sát: Tại 1 vị trí tại điểm tiếp nhận nước thải của nhà máy sau khi
qua xử lý.
Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Kq=0,9 và Kf=1,2).
* Đối với nước hồ chứa
Chỉ tiêu quan trắc: Nhiệt độ, pH, độ đục, DO, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-,
PO43-, Fe, E.coli, Coliform.
Vị trí giám sát: 01 vị trí: Tại hồ chứa nước (lấy mẫu tổ hợp của 3 độ sâu: 0,5m,
2,5m, 5m).
Tần suất: 3 tháng/1 lần.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột A).
* Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Thông số giám sát: Thành phần, khối lượng rác phát sinh.
Vị trí giám sát: Tại khu tập kết rác sinh hoạt.
Tần suất giám sát: Hàng ngày.
Thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại Nghị định số
08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
* Đối với CTNH
Thông số giám sát: Thành phần, khối lượng, lưu giữ và xử lý CTNH.
Vị trí giám sát: Tại kho chứa CTNH.
Tần suất giám sát: Hàng ngày.
Thực hiện quản lý CTNH theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
* Giám sát khí tượng, thủy văn
Thông số giám sát: Lượng mưa trên lưu vực, mực nước tại thượng lưu, hạ lưu
đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả.
Vị trí giám sát: Khu vực hồ chứa và tuyến đập.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 35


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Tần suất giám sát: Giám sát tự động, trực tuyến, bằng camera:
+ 02 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt;
+ 04 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ khi mực nước
hồ thấp hơn ngưỡng tràn;
+ 01 giờ một lần khi mực nước hồ bằng hoặc cao hơn ngưỡng tràn;
+ 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế.
Thực hiện theo quy định của Nghị định 48/2020/NĐ-CP, Nghị định
114/2018/NĐ-CP.
* Giám sát chế độ thủy văn, dòng chảy
Thông số giám sát: Mực nước hồ; lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu; lưu
lượng xả qua nhà máy; lưu lượng xả qua tràn.
Vị trí giám sát: Khu vực hồ chứa và tuyến đập.
Hình thức, tần suất giám sát:
Giám sát tự động, trực tuyến, có camera giám sát xả nước duy trì dòng chảy tối
thiểu: Không quá 15 phút 01 lần.
Giám sát định kỳ, có camera giám sát: tối thiểu vào các thời điểm 01 giờ, 07
giờ, 13 giờ, 19 giờ trong mùa lũ; không quá 12 giờ 01 lần và tối thiểu vào các thời
điểm 07 giờ và 19 giờ trong mùa cạn và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát
trước 10 giờ sáng ngày hôm sau.
Thực hiện theo quy định của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT.
* Giám sát bồi lắng lòng hồ, xói lở bờ hồ và hạ du
Thông số giám sát: Địa hình lòng hồ.
Vị trí giám sát: Xung quanh khu vực bờ hồ.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
* Giám sát an toàn đập
Thông số giám sát: Độ thấm nước qua đập, độ biến dạng đập.
Vị trí giám sát: Khu vực tuyến đập.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
Thực hiện theo quy định của Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
* Giám sát sói mòn, sạt lở, sụt lún của công trình
Thông số giám sát: Mức độ sạt lở, sụt lún của công trình, vị trí xảy ra.
Vị trí giám sát: Tại khu vực Nhà máy, tuyến đập, tuyến năng lượng, sông hạ du
tuyến đập và nhà máy…

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 36


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
Thực hiện theo quy định của Nghị định 114/2018/NĐ-CP.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 37


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CHƯƠNG 1 - MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Thông tin về Dự án
1.1.1. Tên dự án
- Tên Dự án: Thủy điện Sông Miện 5A.
- Công suất lắp máy là 9 MW.
- Dự án thủy điện Sông Miện 5A thuộc cấp công trình: cấp III
1.1.2. Chủ dự án
- Cơ quan CĐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5.
- Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Tuân
- Chức danh: Chủ tịch HĐQT
- Điện thoại: 0219386379
1.1.3. Vị trí địa lý
Trên sông Lô sông Miện là phụ lưu thứ 3 nằm bên trái với điện tích hứng
nước là 1930km2.
Sông Miện bắt nguồn từ vùng núi có đỉnh cao trên 1800m ở Vân Nam Trung
Quốc. Từ thượng nguồn sông chảy về hạ lưu tới biên giới rồi qua đó thêm 6.5km
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổi hướng chảy trên một đoạn khoảng
15.6km theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, rồi lại đổi hướng chảy về đến
tuyến đập khoảng 9.75km theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Sau đó đổ
vào sông Lô tại tổ 23 phường Trần Phú thị xã Hà Giang. Tổng diện tích sông Miện
là 1930km2, phần nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là 890km2, trong đó diện tích đá
vôi là 215km2 chiếm khoảng trên 11% diện tích lưu vực.
Tuyến đập dự kiến đặt tại Thôn Mịch A - xã Thuận Hòa huyện Vị Xuyên
tỉnh Hà Giang nằm cách biên giới Việt Trung 32.5km về hướng Nam, cách trung
tâm thị xã Hà Giang 10.8km về hướng Bắc Đông Bắc, cách Thị trấn Tam Sơn
(Quảng Bạ) 16.2km về hướng Bắc Tây Bắc có toạ độ địa lý là :
Bảng 1.1. Toạ độ các hạng mục công trình

Toạ độ F L B Hbq Jd
Tuyến
Kinh độ Vĩ độ (Km2) (Km) (Km) (m) o
/oo

Đập Sông
104059'47'' 22053'22'' 1545 112 27.2 1100
Miện 5A

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 38


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Trong bảng trên:
F : Diện tích lưu vực (Km2)
L : Chiều dài sông (Km)
JS : Độ dốc lòng sông (%o).
Theo quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang thì phía trên Thuỷ điện
Sông Miện 5A có 6 bậc thuỷ điện thuộc lưu vực sông Miện nằm trên địa phận Việt
Nam trong đó bậc 1 là Thuỷ điện Sông Miện (công ty cổ phần thuỷ điện Bạt Đại
Sơn làm chuỷ đầu tư) và bậc 3 là Thuỷ điện Thái An (Công ty cổ phần thuỷ điện
Thái An làm chủ đầu tư) đã được triển khai xây dựng bậc 2 và bậc 4 chưa đầu tư
xây dựng, bậc 5 đang xây dựng, bậc 5A đang chuẩn bị đầu tư (Công ty cổ phần
thuỷ điện Sông Miện 5 làm chủ đầu tư), bậc 6 chuẩn bị đầu tư (Công ty Cổ phần
thuỷ điện Trường Xuân làm chủ đầu tư) .

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 39


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Vị trí xây dựng tuyến


đập

Hình 1.1. Vị trí dự án

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 40


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của dự án
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 53,7ha theo Giấy chứng nhận đầu tư số
8335503381 của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Giang.
*Hiện trạng sử dụng đất
Hiện nay, CĐT đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các
hạng mục: hồ chứa, đập chính, đập tràn xả lũ, cụm năng lượng (cửa lấy nước, nhà
máy, kênh xả nhà máy, công trình dẫn dòng, thiết bị phân phối 110kV của nhà máy),
300 m đường công trường. Đường dây đấu nối hệ thống điện từ trạm biến áp nhà máy với
lưới điện Quốc gia trong khu vực.
1.1.5. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu: Mục tiêu của dự án là hàng năm có 36,2 triệu kWh điện được đưa vào
sử dụng.
Nhiệm vụ: Phát điện, kết hợp với các nguồn điện hiện có cung cấp điện năng
cho hệ thống điện quốc gia và khu vực với công suất lắp máy là 9 MW, hàng năm
cung cấp cho hệ thống điện 36,2 triệu kWh/năm.
Ngoài ra, việc xây dựng Dự án Thủy điện Sông Miện 5A sẽ mang lại các hiệu
quả kinh tế đối với CĐT nói riêng và mang lại các hiệu ích kinh tế cho đất nước nói
chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực, đặc biệt là các vùng kinh
tế, xã hội kém phát triển trên địa bàn các tỉnh Hà Giang.
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1. Quy mô các hạng mục công trình chính của dự án
* Đập đầu mối
Phương án MNDBT là 122m
Biện pháp công trình ở đây là dùng đập dâng tràn có cửa van, mặt cắt Ophixêrốp,
kết cấu bê tông M150 độn đá hộc, ngoài bọc 1 lớp bê tông cốt thép M200, 2 đầu đập
được cắm sâu vào mái dốc 2 bên bờ nhằm đảm bảo tăng tính ổn định chống trượt, lật
của đập. Chân đập được liên kết xuống nền đá gốc tại vị trí xây đập để tăng khả năng
chống trượt cho đập.

Đập tràn được tính với lũ thiết kế 1,0%: 1937m3/s. Lưu lượng kiểm tra được tính
với tần suất 0.2%: 2398,0 m3/s.
Chiều rộng tràn được tính toán và lựa chọn là B = 49 m.
Phần không tràn được chọn thông qua tính toán mực nước lũ kiểm tra và được
lựa chọn có cao trình 116,0 m.
Cao trình MNDBT: 122 m.
Do nền suối phía hạ lưu của đập là đá gốc nên giải pháp tiêu năng hạ lưu là sân
phủ, không cần xây bể tiêu năng.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 41


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Bảng 1-1 - Tổng hợp thông số của các đập đầu mối

TT Các thông số cơ bản Đơn vị PA MNDBT: 122m

1 Cấp công trình Cấp III

2 Loại đập Bê tông trọng lực

3 Hình thức tiêu năng chảy ngập

Cao trình đỉnh đập


4 (không tràn) m 127,0

5 Cao trình đáy đập m 106,0

6 MNDBT m 122,0

7 Lưu lượng lũ thiết kế m3/s 1937,0

8 Lưu lượng lũ kiểm tra m3/s 2398,0

9 Mực nước lũ kiểm tra m 124,7

10 Lưu lượng thiết kế m3/s 51,2

* Cống lấy nước


Cống lấy nước đầu đập được đặt ở phía bờ trái của đập tràn sau đó đưa vào
đường ống áp lực. Cống lấy nước có kết cấu bằng BTCT M200, đóng mở bằng cửa
van thép phẳng, cống có 2 khoang lấy nước vào 2 đường ống đáy ở cao trình 108,25m.
Lưu lượng thiết kế Qtk= 51,2m3/s.
Cống sử dụng cửa là loại cửa phẳng thép trượt. Máy đóng mở dùng tời điện.
Trước cống lấy nước có trang bị lưới chắn rác.
* Đường ống áp lực
Nối tiếp với cửa lấy nước là đường ống áp lực được làm bằng thép chịu được áp
lực cao (áp lực nước va trong trường hợp đóng đột ngột). Đường kính của đường ống
áp lực được tính toán và chọn theo đường kính kinh tế. Kết quả tính toán so chọn
được: đường kính ống áp lực D0=3,4m, chiều dày đường ống theo kết quả tính toán áp
lực nước và trên dọc tuyến đường ống chọn là 16 mm.

Thông số Đường ống chính

Đường kính trong 3,4 m

Chiều dày 16 mm

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 42


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Số ống 2

Chiều dài 9m

Trên suốt chiều dài tuyến ống được đổ bê tông giữ ổn định cho đường ống. góc
nghiêng của đường ống được bố trí theo mái đập cơ bản.
* Nhà máy thuỷ điện
Vị trí NMTĐ được đặt phía bờ trái đập, nhà máy kết cấu bằng BTCT cho phần
từ cao trình 117,4 xuống đến móng, từ cao trình 117,4 trở lên có kết gạch xây và cột
bê tông cốt thép. Mái che làm bằng vì kèo thép và mái tôn múi Austnam.
Nhà máy có gian đặt máy và gian sửa chữa.
Kích thước của nhà máy LxBxH=33x19,6x32,9 m.
Nhà máy thuỷ điện đặt 2 tổ máy francis trục đứng, các thiết bị điều khiển và
phụ trợ khác. Trước mỗi tuabin bố trí van đĩa.
Để phục vụ cho quản lý, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, trong nhà máy có
lắp đặt hệ thống cầu trục vận hành theo chiều dọc của nhà máy.
Phần xả nước sau nhà máy được bố trí cạnh sân tiêu năng, có kết cấu BTCT
M200 có mặt cắt đảm bảo thoát được lưu lượng thiết kế phát điện và chống xói cùng
như bồi lắng.
* Hồ chứa
Hồ chứa có chiều dài khoảng 2 km dọc theo sông Miện. ứng với MNDBT 122
m hồ chứa có diện tích mặt hồ 37,7 ha, dung tích toàn bộ (Vtb): 860 x 103 m3.
Bảng 1-2: Các thông số chính của công trình
TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
1 M. nước dâng bình thường MNDBT m 122
W toàn
2 Dung tích toàn bộ 106m3 1,543
bộ
W hữu
3 Dung tích hữu ích 106m3 0,481
ích
4 Dung tích chết W chết 106m3 1,062
5 Mực nước hạ lưu min Z hl min m 110,4
6 Công suất lắp máy Nlm MW 5
7 Công suất bảo đảm Nđb MW 2,26
8 Lưu lượng thiết kế Qthiết kế m3/s 55,4
9 Lưu lượng đảm bảo Q đb m3/s 8,37
10 Cột nước lớn nhất Hmax m 11,54
11 Cột nước nhỏ nhất Hmin m 11,22
triệu
12 Điện năng mùa khô E mk 9,96
KWh

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 43


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
triệu
13 Điện năng mùa mưa E mm 12,50
KWh
triệu
14 Điện năng tb năm En 22,46
KWh
15 Số giờ sử dụng CSLM hsd giờ 4492
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh dự án)
* Hệ thống điện và thiết bị điện
- Đấu nối điện của nhà máy vào hệ thống
+ Nhiệm vụ của mạng điện đấu nối.
Đường dây đấu nối của NMTĐ Sông Miện 5A có nhiệm vụ tải hết lượng công
suất của nhà máy vào hệ thống.
+ Căn cứ vào hiện trạng của lưới điện, công suất và vị trí của nhà máy, có thể
xem xét phương án đấu nối NMTĐ Sông Miện 5A vào lưới điện như sau:
Phương án: Đấu nối vào đường dây 110KV từ nhà máy thuỷ điện Sông MIện 5
về trạm 110KV tại thị xã Hà Giang khoảng cách từ nhà máy thuỷ điện đến đường dây
này là 1 km.
- Sơ đồ nối điện chính
+ Với 2 tổ máy (2x2,5MW) được lắp đặt tại NMTĐ Sông Miện 5A và 1 ngăn
đường dây và một ngăn máy biến áp 110kV. Có 2 phương án nối điện chính, qua so
sánh tính chọn phương án. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy thủy điện Sông Miện 5A
là sơ đồ hệ thống máy phát-máy biến áp.
+ Sử dụng 2 máy biến áp tăng áp 2500kVA - 6,3/110+2x2,5%kV cho 2 tổ máy
phát điện.
+ Sơ đồ nối điện chính cho Dự án nhà máy Thủy điện Sông Miện 5A gồm :
+ Hai tổ turbine - máy phát – máy biến áp được phát điện lên 1 hệ thống thanh
cái đơn điện áp 110kV qua máy biến áp tăng áp 6,3/110kV với dung lượng
10.000kVA.
+ Đường dây truyền tải công suất của nhà máy lên hệ thống điện Quốc gia bằng
DDK 110kV mạch kép dây dẫn AC 185.
+ Thực hiện hòa đồng bộ với lưới bằng các máy cắt đầu máy phát ở chế độ hoà
điện bằng tay hoặc tự động.
+ Máy cắt phía đường dây sử dụng hoà đồng bộ với lưới điện ở chế độ hoà điện
bằng tay, tự động và bán tự động.
+ Hệ thống tự dùng xoay chiều cho toàn nhà máy và cho mỗi tổ máy sẽ được
cung cấp từ đầu cực 6,3kV của các máy phát qua biến áp tự dùng AXT1, trong điều
kiện làm việc bình thường. Khi các tổ máy ngừng phát điện thì điện tự dùng được duy
trì từ lưới điện qua máy biến áp tăng và máy biến áp tự dùng AXT1. Khi sự cố mất
điện máy biến áp AXT1 hoặc toàn NM, nguồn điện cấp cho NM sẽ được cung cấp

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 44


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
điện tự dùng qua máy biến áp tự dùng dự phòng AXT2 nhận điện từ lưới 35kV của địa
phương hoặc từ máy phát điện diesel dự phòng.
Nguồn cung cấp cho hệ thống kích từ tổ máy được lấy từ đầu ra mỗi máy phát
qua máy biến áp kích từ hợp bộ với máy phát.. Các thiết bị điện chính
- Máy phát điện
Công suất của tổ máy phát điện được chọn trên cơ sở tính toán thuỷ năng và
công suất của Tua bin thuỷ lực.
- Lo¹i m¸y ph¸t ®iÖn ®ång bé 3 pha trôc ®øng-kiÓu treo.
- C«ng suÊt ®Þnh møc 8000kW/6300kVA
- C«ng suÊt tèi ®a 9500kW/6300kVA
- HiÖu suÊt m¸y ph¸t ®iÖn 97.0%
- §iÖn ¸p ®Þnh møc 6.300V
- Dßng ®iÖn ®Þnh møc 916.12A
- D¶i dao ®éng ®iÖn ¸p U  5%
- HÖ sè c«ng suÊt ®Þnh møc cos 0,80
- TÇn sè ®Þnh møc 50Hz
- Tèc ®é quay ®Þnh møc 150vg/ph
- Tèc ®é quay lång 363,13 vg/ph
- Sè ®«i cùc tõ 20 ®«i cùc
- Moment ®µ yªu cÇu GD2 550 Tm2
- S¬ ®å nèi d©y h×nh sao (Y)
- CÊp c¸ch ®iÖn cÊp F
- Gi¶i ph¸p lµm m¸t gi¸n tiÕp b»ng kh«ng khÝ
- NhiÖt ®é n-íc lµm m¸t < 300C.
Loại: Đồng bộ 3 pha, làm mát cưỡng bức bằng nước tuần hoàn theo chu trình
kín. Có lắp các bộ xensơ cảm biến đo nhiệt độ các ổ trục và nhiệt độ cuộn dây rôto và
stato.
Hệ thống kích thích máy phát điện:
Hệ thống kích thích kiến nghị là hệ thống kích từ không chổi than dùng cầu nắn
dòng thyristor 3 pha và nguồn cung cấp chính là máy biến áp kích thích. Loại không
chổi than.
Hệ thống kích thích này được thiết kế và cung cấp đồng bộ với máy phát điện,
bao gồm:
Máy biến áp kích thích (dung lương được thiết kế chọn bộ theo máy phát)
Tủ điều khiển Thyristor
+ Hệ thống nắn dòng Thyristor
+ Thiết bị ngắt kích thích
+ Thiết bị báo tín hiệu trong mạch kích từ.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 45
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Tủ đo lường và bảo vệ mạch kích từ.
Tủ điều chỉnh tự động biến áp AVR.
Hệ thống bảo vệ kích thích
- Máy biến áp chính
Theo sơ đồ nối điện chính, gồm 2 máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây.
Các thông số chính
+ Dung lượng định mức: 2500 kVA.
+ Tỷ lệ biến đổi: 6,3/1102x2,5% kV.
+ Sơ đồ đấu dây: Dyn-11.
+ Điện áp ngắn mạch Uk%: 10,5%.
+ Số lượng: 01 máy.
+ Phương thức làm mát: ONAN/ONAF.
+ Tổn thất ngắn mạch 53,1 kW.
+ Tổn thất sắt từ 11,2 kW.
+ Dòng điện không tải 0,8 %.
+ Kích thước LxBxH 3.45x3.46x4.03m.
+ Ước trọng lượng 22,5 T.
Máy biến áp cần có các phụ kiện : Rơ le hơi, Van bảo hiểm, bộ điều chỉnh điện
áp bằng tay, các quạt làm mát, đồng hồ báo nhiệt, các van nạp và xả dầu, van lấy mẫu
dầu, các bánh xe và vấu móc cẩu, các bình lọc xi phông.
- Bố trí hệ thống thiết bị điện trong và ngoài nhà máy
Thiết bị trong nhà máy thuỷ điện
Ở trong NM tại phòng điều khiển trung tâm, bố trí đặt các tủ sau:
+ Tủ bảo vệ rơ le tổ máy ;
+ Tủ tín hiệu và điều khiển tự động hóa tổ máy ;
+ Tủ điều khiển và bảo vệ trạm và đường dây 110KV
+ Tủ hòa điện ;
+ Tủ tự dùng một chiều ;
+ Tủ phân phối điện tự dùng xoay chiều;
+ Tủ nạp ;
+ Tủ ác quy
+ Bàn điều khiển trung tâm.
Tại gian điện áp máy phát, cùng cao trình với gian tua bin có bố trí các
tủ phân phối điện áp máy phát 6,3kV.
Ở cao trình của gian máy phát đặt các tủ;
+ AVR tổ máy, tủ kích từ tổ máy và

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 46


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ tủ phân phối điện áp xoay chiều, một chiều , phục vụ cho 2 tổ
máy.
+ Tủ biến áp kích từ cho 2 tổ máy
+Tủ trung tính máy phát.
* Trạm biến áp 110kV
2 máy tăng áp được bố trí ngoài trời cạnh nhà máy.
Hệ thống xuất tuyến cũng bố trí ngay khu vực máy biến áp và có hướng
xuất tuyến đến đường dây 110KV.
Toàn bộ hệ thống điều khiển trạm sẽ được bố trí trong phòng điều khiển
trung tâm của nhà máy thuỷ điện Sông Miện 5A.
Ngoài ra ngoài nhà máy còn bố trí.
- Hệ thống điện chiếu sáng.
- Hệ thống chống sét
- Hệ thống tiếp đất.
- Hệ thống thông tin liên lạc..
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ
1. Bố trí các công trình phụ trợ
Khu vực xây dựng công trình thủy điện Sông Miện 5A nằm cách UBND xã
Thuận Hoà khoảng 6km nằm cạnh đường đi. vì vậy trong quá trình thực hiện dự án có
thể tận dụng tuyến đường từ Thị xã Hà Giang đến trung tâm xã Thuận Hoà để thi công
và mở mới 100 m đường đến các hạng mục công trình.
Tổng mặt bằng thi công được quy hoạch trên cơ sở đặc điểm địa hình và mặt
bằng bố trí các hạng mục công trình chính.
Địa hình vùng dự án tương đối thuận lợi và dự án này là thuỷ điện sau đập nên
sự phân bố các hạng mục chính của công trình tập trung tại 1 khu vực vì thế việc bố trí
tổng mặt bằng thi công tại một vị trí là hợp lý.
Về mặt kết cấu các hạng mục phụ trợ và nhà ở chỉ sử dụng trong 2 năm xây dựng
vì vậy kết cấu của các hạng mục phụ trợ sẽ chủ yếu là kết cấu tạm, dễ dàng lắp đặt và
tháo dỡ, chi phí thấp. Nhà dự kiến có 2 dạng: Nhà hành chính và nhà ở cho công nhân
(loại 1) và nhà xưởng (loại 2). Nhà loại 1 có kết cấu cột bê tông cốt thép hoặc thép
định hình, vì kèo thép, mái lợp bằng tôn hoặc Phibrô ximăng, bao kín bằng cốt ép hoặc
tôn, láng nền vữa ximăng, trần bằng cốt ép. Nhà loại 2 dùng cho các kho xưởng với
kết cấu khung cột, lợp tôn, bao che bằng gạch xây hoặc tôn.
Kho bãi gồm 3 dạng:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 47


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
 Dạng kho kín dùng cho các loại kho chứa các loại vật liệu chịu tác động của
thời tiết như: Xi măng, các thiết bị điện, các phụ tùng thay thế cho thiết bị thi
công...kho kín có kết cấu vì kéo thép lợp tôn hoặc phibrô xi măng, tường bao che xây
gạch, nền láng vữa xi măng.
 Dạng kho có mái che dùng để chứa gỗ xẻ, các bán thành phẩm gỗ, sắt thép.
Kho có mái che có kết cấu khung lợp tôn, nền láng vữa xi măng.
 Dạng bãi hở để chứa các loại vật liệu không bị ảnh hưởng đến yếu tố thời tiết
như cát, đá dăm...có nền được rải đá xô bồ dày 30 cm đầm chặt.
Ngoài ra còn một số kho chuyên dùng như kho xăng dầu, kho kỹ thuật... có kết
cấu riêng cho phù hợp.
Bãi thải và bãi trữ
Qua tính toán cân bằng đất đá các hạng mục công trình xác định tổng diện tích
bãi thải và bãi trữ cần cho dự án không lớn nên dự kiến bãi trữ bố trí tại đầu đập phía
bờ trái.
2. Đường giao thông trong công trường
Đặc điểm của công trình là khu đầu mối bố trí tập trung, nhà máy đặt sau đập
chính, khối lượng bê tông lớn, do đó để thuận lợi cho quá trình thi công tiến hành
mở 100 m đường từ đường đi Thuận Hoà đến các hạng mục với tiêu chuẩn đước
cấp khối có chiều rộng mặt đường 6m.
3. Hệ thống cấp nước phục vụ thi công
Nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ và công nhân trên công trường dự kiến
sử dụng nguồn nước tự chảy. Nước phục vụ cho ăn uống được cấp qua đường ống từ
nguồn nước ngầm tại các giếng khoan và nướcc lần trong khu vực.
Cấp nước kỹ thuật được dự kiến lấy từ nguồn nước tự chảy của các sông suối gần
khu vực xây dựng công trình và nước bơm từ sông Miện.
4. Hệ thống cấp điện phục vụ thi công
Nguồn cấp điện cho thi công kiến nghị xây dựng đường dây 35KV lấy điện từ
tuyến 35KV hiện có. Đoạn này được thi công trước để dẫn điện vào công trường với
chiều dài koảng 1km.
Lưới điện phân phối 0,4 KV: Cấp cho các khu vực thi công dự kiến sẽ lắp đặt các
trạm biến áp hạ thế tại các khu phụ trợ
5. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ thi công
Việc đảm bảo thông tin giữa công trường với bên ngoài do hệ thống thông tin
liên lạc của nhà cung cấp đảm nhận. Tuỳ theo nhu cầu thông tin liên lạc từng giai đoạn

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 48


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
thi công, các đơn vị ký hợp đồng dịch vụ thông tin với nhà cung cấp.
1.2.3. Các hoạt động của dự án
Các hoạt động chính của dự án bao gồm hoạt động trong giai đoạn thi công và
vận hành. Cụ thể như sau:
1.2.3.1. Hoạt động thi công xây dựng
+ Xây dựng các công trình của dự án;
+ Lắp đặt hoàn thiện các công trình phụ trợ phục vụ vận hành;
+ Thu dọn kho bãi, lán trại, vận chuyển máy móc thiết bị thi công khỏi công
trường, hoàn nguyên các bãi thải đất đá.
1.2.3.2. Hoạt động vận hành
+ Vận hành đập, hồ chứa và nhà máy thủy điện.
+ Giám sát, bảo trì bảo dưỡng các hạng mục công trình của dự án.
+ Giám sát các bãi thải đất đá.
1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường
giai đoạn vận hành

Các hạng mục Đơn Khối


TT Vị trí Thông số Vật liệu, kết cấu
công trình vị lượng

D110 Ống nhựa PVC thoát


200
nước mái
Khu nhà máy

0,4x0,4m Cống BTCT 24 m


Hệ thống thoát
1 Hệ
nước mưa
D110 Ống nhựa PVC thoát
170
Nhà quản lý vận nước mái
hành
0,4x0,4m Cống BTCT 19 m

D60-D110 ống nhựa PVC 30m


Khu nhà máy
100
Hệ thống thu D76-D200 Ống thép
2 Hệ m
gom nước thải
Nhà quản lý vận
D60-D110 ống nhựa PVC 30m
hành

Hệ thống xử lý Khu nhà máy, Nhà Bể tự hoại gạch vữa


3 - 3,5x2x2,5 m 01 bể
nước thải quản lý vận hành thông thường

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 49


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Các hạng mục Đơn Khối


TT Vị trí Thông số Vật liệu, kết cấu
công trình vị lượng

Hệ thống bể xử lý
01 hệ
nước thải lẫn dầu

Bể lắng gạch vữa


1x1x1 01 bể
thông thường

Kho kín, tường xây, 01


Kho Nhà máy 20 m2
có mái che kho
Kho chứa
4
CTNH
Trong kho chứa 6
thùng 60 lít Thùng chứa CTNH
CTNH thùng

1.2.5. Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học, công
trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng.
1.2.5.1. Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu
Để đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu cho sông Miện khu vực hạ du tuyến đập.
1.2.5.2. Công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, sói lở, bồi lắng
+ Thiết kế tiêu năng sau đập và nhà máy thủy điện;
+ Gia cố những vị trí có nền đất yếu khu vực hạ du nhà máy và tuyến đập.
+ Giám sát bồi lắng lòng hồ và có kế hoạch nạo vét cụ thể.
1.2.6. Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường
khác.
- Bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân;
- Các thiết bị kê chân máy, giảm ồn cho máy móc, thiết bị lắp đặt tại dự án được lắp
đặt đồng bộ với thiết bị;
1.2.7. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của
dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường
Công nghệ vận hành và hoạt động của dự án được đánh giá ít gây các tác động
xấu đến môi trường nhất là các tác động có liên quan đến chất thải. Các tác động đến
môi trường chủ yếu diễn ra trong giai đoạn thi công. Tuy nhiên, do đặc trưng dự án
thủy điện nên các tác động đến môi trường không đến từ các loại chất thải phát sinh từ
hoạt động của dự án mà đến từ quá trình vận hành dự án, đặc biệt cần lưu ý đến các tác
động đến hệ sinh thái, sông suối, nhu cầu sử dụng nước hạ du và những rủi ro, sự cố
có thể gặp phải trong quá trình vận hành dự án và cần có các biện pháp giảm thiểu
tương ứng.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 50


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
1.3.1. Giai đoạn xây dựng
1.3.1.1. Nguồn cung cấp điện
Điện cung cấp cho công trường bao gồm điện tiêu thụ cho các máy thi công
hoạt động trên công trường và điện cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công.
Nguồn cấp điện là xây dựng đường dây đến nhà máy và đập đầu mối lấy từ
nguồn điện địa phương. Ngoài ra còn bố trí các nguồn phát điện dự phòng để thi công
trong trường hợp mất điện lưới hoặc thi công tại các vị trí nằm xa trạm biến áp.
1.3.1.2. Cung cấp nước phục vụ thi công và sinh hoạt
Tại khu vực xây dựng công trình, khả năng khai thác nguồn nước ngầm tại các
giếng khoan không thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu sử dụng nước. Mặt khác việc xử
lý nước mặt để sử dụng cho ăn uống rất khó đảm bảo các yêu cầu quy định về an toàn.
Vì vậy, nước sinh hoạt cho cán bộ, công nhân trên công trường sẽ được cấp dưới hai
hình thức như sau:
Nước sử dụng để ăn uống: Được cấp từ nguồn nước ngầm tại các giếng khoan.
Từ các giếng khoan sẽ xây dựng đường ống cấp nước đến các khu vực nhà ở để cấp
nước vào các bể chung cho từng khu vực.
Nước sử dụng cho các nhu cầu khác (ngoài ăn uống): Được cấp từ nguồn nước
bơm từ sông, trạm bơm được bố trí phía thượng lưu tuyến đập. Nguồn nước sẽ được
dẫn bằng hệ thống đường ống đến từng khu vực nhà ở để cấp cho các nhu cầu sử dụng.
Do là nguồn nước mặt, chỉ xử lý sơ bộ cho nên nguồn nước tự chảy tại các khu nhà ở
không sử dụng cho nhu cầu ăn, uống.
Nước phục vụ thi công được lấy từ nguồn nước bơm từ suối, trạm bơm được bố
trí phía thượng lưu tuyến đập, và được bơm vào bể chứa, loại bơm sử dụng là bơm
chìm. Nước từ các bể chứa được dẫn qua đường ống chuyển tải nước có áp lực cao về
khu vực tuyến đập, nhà máy và khu phụ trợ, nối với hệ thống đường ống phân phối để
cấp nước cho các nhu cầu sử dụng.
1.3.1.3. Tổng hợp khối lượng xây dựng của dự án
Thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thiện thi công hố móng tuyến đập và nhà
máy.
1.3.2. Giai đoạn vận hành
Khi NMTĐ đi vào giai đoạn vận hành thì nguồn năng lượng chính cho sản xuất là
thủy năng. Nguyên liệu chính là nguồn nước từ hồ chứa thủy điện, biến thủy năng thành
điện năng trước khi hoàn trả lại nước vào sông Miện sau nhà máy.
Ngoài ra công ty cũng sử sụng các loại dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn,... để
phục vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy.
Sản phẩm đầu ra của nhà máy điện là điện năng với công suất 9 MW và sản
lượng trung bình năm khoảng 36,2 triệu kWh/năm. Nguồn điện này sẽ nối vào lưới

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 51


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
điện quốc gia để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người
dân.
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
1. Quy trình điều tiết hồ chứa
Việc điều tiết do hồ chứa của thuỷ điện Sông Miện 5 làm nhiệm vụ điều tiết .
Mực nước dâng bình thường của hồ chứa là 122 m. Hồ chứa làm việc ở chế độ điều
tiết ngày đêm. Trong 24h hồ tích nước ở những giờ thấp điểm và phát điện ở giờ cao
điểm.
2. Lưu lượng phát điện
Lưu lượng max phát điện là 51,2 m3/s. Lưu lượng đảm bảo là 8,37m3/s.
3. Cột nước phát điện
Cột nước phát điện trung bình là 11,38m. Cột nước nhà máy dao động từ Hmin
= 11,22m đến Hmax = 11,54m.
4. Quy trình vận hành tuyến năng lượng
Nước từ hồ chứa sẽ qua cửa nhận nước tới tổ máy phát điện. Tại đây động năng
của máy sẽ làm quay tua bin máy phát điện. Nước sau khi phát điện sẽ không bị thay
đổi về thành phần vật lý và sinh hoá sẽ trở lại sông qua kênh xả nhà máy. Nguồn điện
sản xuất ra sẽ truyền tải đến trạm phân phối điện ngoài trời để đấu nối với hệ thống
điện.
Khi vận hành, nhà máy sử dụng hệ thống cung cấp dầu áp lực để điều khiển tua
bin, hệ thống tuần hoàn nước làm mát thiết bị và dầu bôi trơn tua bin. Thiết bị đã lựa
chọn đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ dầu mỡ trong quá trình vận hành. Mặt khác,
lượng rò rỉ trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa cũng sẽ được các hệ thống thu gom
xử lý. Do vậy, nước sau khi qua nhà máy rồi xả vào sông Miện là nước sạch, không
độc hại. Nhà máy thuỷ điện khi vận hành không thải khí, gây tiếng ồn lớn hơn tiêu
chuẩn cho phép.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 52


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Nguồn: Thuyết minh chung của dự án


1.4.2. Quy trình điều tiết, vận hành hồ chứa
Quá trình điều tiết, vận hành hồ chứa được thực hiện theo quy trình vận hành
do UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt. Nội dung tóm tắt như sau:
- Các nhiệm vụ vận hành theo thứ tự ưu tiên: i) Đảm bảo vận hành an toàn
tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện; ii) Đảm bảo hiệu quả phát điện tối ưu
trên có cơ sở đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du và xả dòng chảy tối thiểu
phía hạ du đập.
- CĐT có trách nhiệm thực hiện việc quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về
khí tượng thủy văn theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Nghị định số 112/2008/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài
nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Điều 15 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ
chứa nước.
- Phối hợp vận hành hồ chứa thủy điện Sông Miện, Sông Lô với các công trình
thủy lợi, thủy điện trên bậc thang.
- Điều tiết hồ trong thời kỳ mùa lũ
+ Quy định về mực nước: Cao trình mực nước trước lũ của hồ chứa Thủy điện
Sông Miện 5A trong thời kỳ mùa lũ không được vượt quá cao trình MNDBT.
+ Quy định về chế độ vận hành: Căn cứ dự báo của cơ quan dự báo khí tượng thủy
văn có thẩm quyền và quan trắc của CĐT về số liệu mưa, lưu lượng lũ vào hồ và mực
nước hồ chứa, phương thức vận hành cửa van đập tràn như sau:
+ Nguyên tắc cơ bản: Duy trì mực nước hồ ở cao trình MNDBT bằng chế độ xả
nước qua các tổ máy phát điện, chế độ đóng mở cửa van đập tràn và cống xả cát.
+ Vận hành đúng trình tự, phương thức đóng mở cửa van đập tràn.
- Vận hành cống xả cát
+ Nguyên tắc cơ bản: Đảm bảo xả bùn cát.
+ Cửa van cống xả cát đóng mở bằng máy trục vít.
+ Căn cứ vào lượng bùn cát trong hồ, chủ đập quyết định thời điểm vận hành
mở hoàn toàn cống xả cát vào mùa lũ.
- Vận hành đảm bảo an toàn công trình
+ Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ chứa đến cao trình mực nước lũ
kiểm tra để điều tiết cắt lũ khi các cửa van đập tràn chưa ở trạng thái mở hoàn toàn.
+ Cho phép vận hành cửa van đập tràn khác với quy định tại Điều 4 trong các
trường hợp xảy ra sự cố hoặc những tình huống bất thường.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 53


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Vận hành công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu
+ Việc vận hành công trình phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực
hạ du hồ chứa theo quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm
2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường
các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Luật Thủy lợi 2017 với lưu lượng được xác định
trong giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cấp có thẩm quyền cấp.
+ Nguyên tắc vận hành: Việc vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ
du hồ chứa thuỷ điện Sông Miện 5A thông qua xả nước qua các tổ máy phát điện.
Trường hợp nhà máy dừng phát điện phải cấp nước qua ống xả nước môi trường theo
lưu lượng được quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm
trọng khác trên lưu vực sông, Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện phải tuân thủ
theo quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của
Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ
chứa thủy điện, thủy lợi và Luật Thủy lợi 2017.
Phương thức thông tin, báo cáo vận hành công trình.
Chuyển giao trách nhiệm sử dụng, khai thác, vận hành công trình thủy điện
Sông Miện 4.
1.4.3. Tổ chức quản lý vận hành nhà máy
Tổ chức quản lý vận hành nhà máy thủy điện gồm 02 bộ phận:
- Bộ phận trực tiếp sản xuất.
- Bộ phận sản xuất gián tiếp.
1.4.3.1. Nhiệm vụ của các bộ phận
Bộ phận trực tiếp sản xuất:
- Vận hành nhà máy thuỷ điện sản xuất điện năng theo chế độ 3 ca 5 kíp liện tục.
- Thực hiện công tác bảo dưỡng di tu thường xuyên và định kỳ các thiết bị công
nghệ của công trình thuỷ công và nhà máy thuỷ điện.
- Giám sát công trình thuỷ công, phát hiện và sửa chữa những hư hại nhỏ của
công trình, nhà xưởng do mưa lũ gây ra.
Bộ phận gián tiếp:
+ Quản lý toàn bộ nhân sự trực tiếp sản xuất và gián tiếp.
+ Bảo quản và cung ứng vật tư, phụ tùng và các nhu cầu thiết yếu khác cho
công tác vận hành nhà máy, thiết bị công nghệ công trình thuỷ công và sửa chữa
những hư hại nhỏ của công trình, nhà xưởng do mưa lũ gây ra.
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho mọi cán bộ công nhân viên của
nhà máy.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 54
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Bảo vệ của cải vật tư của nhà máy. Bảo đảm an toàn cho nhà máy và công
trình để sản xuất, tránh mọi xâm hại từ bên ngoài.
1.4.3.2. Biên chế nhân sự trong tổ chức quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện
Bảng 1.3. Biên chế nhân sự trong tổ chức quản lý vận hành nhà máy

TT Nhân sự Cơ cấu nhân sự Số lượng

1 Giám đốc nhà máy 01


Lãnh đạo
2 Phó giám đốc nhà máy 01

3 Trưởng ca/phòng điều khiển trung tâm 01

4 Điều hành viên tại phòng điều khiển trung tâm 03

5 Điều hành viên cửa lấy nước và đập tràn 01


Bộ phận trực
6 Trực tổng đài thông tin liên lạc 03
tiếp sản suất
7 Công nhân vận hành cơ (3ca) 03

8 Công nhân vận hành điện (3ca) 03

9 Công nhân sửa chữa công trình, trạm và đường dây 03

10 Cán bộ môi trường 01

11 Cán bộ Phòng Kế hoạch vật tư 03


Bộ phận gián
tiếp sản suất
12 Cán bộ Phòng kế toán & tài vụ 03

Tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy 26

Nước từ hồ chứa sẽ qua cửa nhận nước (tại cửa có lưới chắn rác) về nhà máy
thủy điện tới tổ máy phát điện.
Tại đây, động năng của nước sẽ làm quay turbine máy phát điện. Nước sau khi
phát điện sẽ không bị thay đổi về thành phần vật lý và hóa sinh, sẽ trở lại sông Miện
(qua kênh xả).
Khi vận hành, nhà máy sử dụng hệ thống cung cấp dầu áp lực để điều khiển
turbine, hệ thống tuần hoàn nước làm mát thiết bị và dầu bôi trơn turbine. Thiết bị đã
lựa chọn đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.
Do vậy nước sau khi qua nhà máy rồi xả vào sông Miện là nước sạch, không độc hại.
NMTĐ khi vận hành không thải không khí, không gây tiếng ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho
phép.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 55


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
Cơ sở lựa chọn biện pháp, công nghệ thi công:
- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ xây dựng.
- QCVN 04-05:2012/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4252:2012: Quy trình lập thiết kế tổ chức xây
dựng và thiết kế tổ chức thi công.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9159:2012: Công trình thủy lợi – Khớp nối biến
dạng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9160:2012: Công trình thủy lợi – Yêu cầu thiết
kế dẫn dòng trong xây dựng.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4118:2012: Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới
tiêu - Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9137:2012: Công trình thủy lợi - Thiết kế đập bê
tông và bê tông cốt thép.
1.5.3. Các biện pháp thi công chính
1.5.3.1. Công tác thi công đất đá hở
Công tác thi công đào đất đá, bê tông, lắp đặt thiết bị chủ yếu thi công bằng
máy kết hợp thủ công.
Đào đất bằng máy ủi, máy xúc, kết hợp với ô tô vận chuyển đến bãi thải, cự ly
vận chuyển từ 0,5÷2,5 km tùy từng hạng mục. Đào đá bằng khoan nổ mìn chủ yếu
dùng khoan máy kết hợp khoan tay, đá nổ được xúc chuyển lên ô tô chở ra bãi trữ và
bãi thải, cự ly vận chuyển 0,5÷2,5 km tùy từng hạng mục. Tận dụng đá đào hố móng
để nghiền sử dụng đổ bê tông và đắp trả lại hố móng, làm đường thi công...
Công tác đào đất được thực hiện hầu hết trên các hạng mục công trình, chiều
sâu tầng đào không lớn, mặt bằng đào hẹp. Biện pháp thi công chủ yếu đối với khu
vực có tầng đào mỏng là dùng máy ủi làm đường công vụ ủi từ trên cao xuống phía
dưới, dùng máy xúc có dung tích gầu 1,6 m3 xúc lên ôtô chuyển ra bãi thải. Tại các
khu vực có tầng đào lớn sử dụng máy đào 1,6 m3 xúc trực tiếp lên ôtô chuyển ra bãi
thải. Công tác bạt sửa mái đào theo đúng thiết kế được thực hiện bằng máy xúc đào
gầu thuận.
Đối với công tác đào đất ở các đường thi công chủ yếu dùng máy ủi kết hợp
máy xúc có dung tích gầu 1,6m3, do chiều dày tầng đào không lớn và cự ly vận chuyển
ngắn.
Đất đào, toàn bộ được sử dụng để đắp trực tiếp vào các đê quai, đập đất và
đường thi công.
1.5.3.2. Công tác đắp đất đá

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 56


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Trình tự tiến hành thi công đắp đất, đá được thực hiện tại các hạng mục:
- Các đê quây.
- Đắp trả lại hố móng công trình lấy nước, nhà máy.
- Đắp đường thi công.
- Các công tác đắp bao gồm: Đắp đất; Đắp đá; đất đá hỗn hợp đê quây; đắp đá
gia cố, đắp trả hố móng, ....
+ Đắp đê quây các giai đoạn chủ yếu là đắp đấ, đắp đất hỗn hợp chống thấm và
đắp đá gia cố.
+ Đắp trả lại hố móng công trình bê tông chủ yếu thực hiện ở khu vực hố móng
nhà máy.
1.5.3.3. Công tác thi công bê tông CVC phần hở
Kết cấu công trình chính và công trình tạm của thủy điện Sông Miện 4 chủ yếu
là kết cấu bê tông cốt thép và bê tông CVC, do vậy tổ chức công tác bê tông tốt là một
nhiệm vụ quan trọng đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công của công trình.
Bê tông sử dụng cho công trình là bê tông hở, chủ yếu là bê tông thủy công của
các hạng mục đập dâng, đập tràn, cửa lấy nước, công trình dẫn nước và nhà máy.
Ngoài ra còn có một số bê tông kết cấu khác tại đập tràn, kiến trúc nhà máy và trạm
phân phối điện.
a. Đập dâng, đập tràn
Thi công bê tông đập dâng, đập tràn: phương án thi công bê tông đập dự kiến sử
dụng cần trục DEK 251 (25T) kết hợp với cần trục bánh xích, đầm bằng máy. Cần trục
này ngoài việc đổ bê tông còn phục vụ cho công tác lắp dựng cốt thép, ván khuôn và
cẩu các chi tiết đặt sẵn của khe van.
b. Bê tông cửa lấy nước
Bê tông cửa lấy nước được đổ bằng cần trục bánh xích, đầm bằng máy. Cần
trục này ngoài việc đổ bê tông còn phục vụ cho công tác lắp dựng cốt thép, ván khuôn
và cẩu các chi tiết đặt sẵn của khe van cửa lấy nước.
c. Bê tông nhà máy thủy điện
Bê tông nhà máy được đổ nhờ cần cẩu tháp 25T, một số vị trí khối đổ không
dùng được cẩu sẽ bố trí đổ bằng máy bơm. Các cần cẩu tháp ngoài việc đổ bê tông còn
phục vụ cho công tác lắp dựng cốt thép ván khuôn và cẩu các chi tiết đặt sẵn vào vị trí
lắp đặt.
1.5.3.4. Công tác ván khuôn
Dùng ván khuôn gỗ kết hợp ván khuôn thép được chế tạo tại công xưởng, vận
chuyển bằng ôtô tới hiện trường lắp dựng có sự hỗ trợ của cần trục tháp, cần trục ô tô.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 57


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Đối với ván khuôn hầm: Đối với công tác ván khuôn hầm được thi công bằng
cốp pha di động bằng thép tiêu chuẩn được gia cố tại xưởng sau đó vận chuyển ra hiện
trường bằng ôtô lắp dựng thủ công kết hợp cần trục.
1.5.3.5. Công tác cốt thép
Cốt thép được gia công từ công xưởng vận chuyển đến hiện trường bằng ôtô,
lắp dựng bằng thủ công có sự hỗ trợ của cần trục.
Riêng đối với cốt thép hầm ngang sẽ được lắp dựng hoàn toàn bằng thủ công.
1.5.3.6. Công tác xây lát đá
Vữa xây trộn máy, xây lát bằng thủ công kết hợp cần trục để nâng vận chuyển
vữa xây và vật liệu đá hộc.
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.6.1. Tiến độ thực hiện của dự án
Dự án công trình thuỷ điện sông Miện 5A dự kiến hoàn thiện thi công các hạng
mục công trình còn lại trong 12 tháng.
1.6.2. Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư (sau thuế và lãi vay): 193,447 triệu đồng.
Bảng 1.4. Tổng hợp tổng mức đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng

Số Giá trị Giá trị sau


Khoản mục chi phí Thuế VAT
TT trước thuế thuế

1 Chi phÝ x©y dùng


82.509.001 8.250.900 90.759.902

2 Chi phÝ thiÕt bÞ


58.810.196 4.343.520 63.153.716

3 Chi phÝ ®Òn bï


4.000.000 4.000.000

4 Chi phÝ qu¶n lý dù ¸n


1.357.512 135.751 1.493.263

5 Chi phÝ t vÊn ®Çu t x©y dùng


3.838.657 383.866 4.222.523

6 Chi phÝ kh¸c (cha kÓ l·i vay)


1.796.358 179.636 1.975.994

7 Dù phßng phÝ 10%(1+2+3+4+5+6)


15.231.172 1.523.117 16.754.290

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 58


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Vèn ®Çu t thuÇn 167.542.897 14.816.790 182.359.687

+ Chi phÝ kh¸c (kÓ c¶ l·i vay)


11.785.125 179.636 11.964.761

8 L·i vay
9.988.767 9.988.767

9 Dù phßng phÝ 10% L·i vay


998.877 99.888 1.098.764

Tæng møc ®Çu t 178.530.542 14.916.677 193.447.219

Nguồn thuyết minh chung của dự án


1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Công ty Cổ phần thủy điện


Sông Miện
GĐTC
GĐCB

GĐVH
- Giám sát việc thực
hiện các BP BVMT;
Lập hồ - Thuê đơn vị quan trắc CĐT
Thuê Nhà Chuẩn bị
thầu tư sơ đền mặt bằng MT.
vấn thiết bù, công trường: - Nộp báo cáo kết quả
kế dự án, giải kho bãi, lán quan trắc và giám sát
lập báo phóng trại…; sinh môi trường.
cáo ĐTM mặt hoạt của - Tổ chức sinh hoạt của
bằng công nhân công nhân
(CDA)

Nhà thầu
Cán thi công Số lượng
bộ, các hạng cán bộ,
Trình các Trình các công công
mục công
cấp có cấp có nhân 1 nhân vận
thẩm thẩm ngày trình
hành là
quyền phê quyền phê lớn
26 người
duyệt duyệt nhất:
70 Nhà
người
quản lý
và lán
trại

Cán bộ, công


nhân 1 ngày lớn
nhất: 50 người
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 59
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Hình 1.2. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 60


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ HIỆN TRANG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1.1. Điều kiện địa lý
Tuyến đập dự kiến đặt trên xã Thuận Hòa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nằm
cách biên giới Việt Trung 32.5km về hướng Nam, cách trung tâm thị xã Hà Giang
10.8km về hướng Bắc Đông Bắc, cách Thị trấn Tam Sơn (Quảng Bạ) 16.2km về
hướng Bắc Tây Bắc có toạ độ địa lý là :

Toạ độ F L B Hbq Jd
Tuyến
Kinh độ Vĩ độ (Km2) (Km) (Km) (m) o
/oo

Đập
Sông
104049'55'' 22053'22'' 1545 108.8 27.2 1100
Miện
5A

Khu vực xây dựng xây dựng thuỷ điện chủ yếu là đất rừng tái sinh, đất sông suối,
đất nông nghiệp chiếm diện tích nhỏ (2,2 ha đất hoa mầu, 1,4 ha đất trồng lúa). Không
có hộ dân nào phải di dời.
2.1.1.1.2. Địa hình, địa chất
* Điều kiện địa chất chung
1. Đặc điểm địa hình địa mạo và sông suối
Vùng Thủy điện Sông Miện 5A là vùng núi cao trung bình, cao độ tuyệt đối của
các đỉnh núi trong khu vực từ +800 đến +1300, sườn núi dốc trung bình 250 - 350, có
chỗ tới 400 - 500, còn tại các vị trí dự kiến đặt tuyến đập núi đều có sườn dốc lớn,
nhiều vách dựng đứng. Các dạng địa hình ở đây bao gồm dạng địa hình xâm thực và
bóc mòn và dạng địa hình tích tụ.
2. Địa tầng
Theo các tờ bản đồ địa chất và khoáng sản Mã Quan (F-48-IX) và tờ Bảo Lạc
(F-48-X) tỷ lệ 1:200.000 do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt nam xuất bản năm 2001,
về địa tầng của vùng hồ, khu vực đầu mối và khu vực lân cận từ dưới lên trên gồm:
PALEOZOI
CAMBRI THƯỢNG
Hệ tầng Chang Pung (Є3cp): Deprat J., 1915; Hoàng Xuân Tình, 1976; Jacob
C.,1921.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 61


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Hệ tầng phân bố ở phía Đông Bắc và phía Tây khối granit Sông Chảy. Phần lớn
các mặt cắt của hệ tầng đặc trưng bởi các trầm tích Carbonnat xen lục nguyên chứa bọ
Ba thùy. Hệ tầng được phân chia thành 3 phân hệ tầng, trong đó trong khu vực nghiên
cứu phân bổ hai phân hệ tầng là:
+ Phân hệ tầng giữa (Є3cp2): Có thành phần Carbonnat chiếm ưu thế, tạo thành
các dải chủ yếu ở phía bắc Thị xã Hà giang, bám sát các dải của phân hệ tầng dưới
(Є3cp1). Trong khu vực nghiên cứu phân hệ tầng có thành phần trầm tích khá đồng
nhất, chủ yếu bao gồm đá vôi, đá phiến sét vôi, đá vôi trứng cá.
Theo các nghiên cứu chiều dày của phân hệ tầng giữa Hệ tầng Chang pung
(Є3cp2) có chiều dày từ 480 – 550m.
+ Phân hệ tầng trên (Є3cp3): Chỉ phân bố phía Bắc Thị xã Hà giang với thành
phần gồm đá vôi vi hạt, đá vôi trứng cá, đá vôi sét và sét kết, chứa Dictyella cf.
wuhuensis, Dikelocephalites cp., Koldinia sp..
Chiều dày của phân hệ tầng dày khoảng 750m.
Hệ tầng Chang pung nằm chỉnh hợp trên Hệ tầng Hà giang (Є2hg), song ranh
giới trên thì chưa quan sát được. Hệ tầng được xếp vào Cambri muộn trên cơ sở tập
hợp hóa thạch Bọ ba thùy thu thập được.
DEVON HẠ
Hệ tầng Tòng Bá (D1tb): Tạ Hoàng Tinh, 1971.
Hệ tầng Tòng Bá chiếm diện tích chủ yếu trong vùng nghiên cứu. Hệ tầng có
đặc trưng riêng là phần trên chứa nhiều lớp đá phun trào dày xen với các vỉa quăng sắt.
Mặt cắt của hệ tầng được chia thành 2 phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới (D1tb1): đá vôi xám dạng khối, silic phân lớp mỏng đến
trung bình màu xám, xám sẫm, đá phiến sericit, quarzit, xen ít porphyr thạch anh và
felsit. Chiều dày phân hệ tầng từ 230 đến 500m.
+ Phân hệ tầng trên (D1tb2): đá vôi hoa hóa, các vỉa quặng sắt magnetit –
hematit và magnetit – hematit – limonit, quarzit xám phân lớp trung bình, orthophyr
màu xám tro chứa ban tinh thạch anh và felspat bị ép dạng gneis, porphyr thạch anh.
Chiều dày của phân hệ tầng khoảng 1000 đến 1200m.
Chiều dày chung của hệ tầng khoảng 1230 – 1700m.
Trong các Báo cáo địa chất thăm dò trước đây ở hệ tầng Tòng bá chưa phát hiện
được hóa thạch, trừ một ít dấu vết thu thập được trong đá phiến silic ở Bó Cửa (bờ
phải Sông Gâm) nghi là Bút đá. Ranh giới dưới của hệ tầng không quan sát được,
thường là tiếp xúc kiến tạo. Về phía trên hệ tầng Tòng Bá bị hệ tầng Mia Lé nắm
không chỉnh hợp lên trên, tuy nhiên tiếp xúc trực tiếp giữa hai phân hệ tầng này không
quan sát được rõ ràng. Do không thu thập được hóa thạch cũng như các ranh giới địa
tầng là không rõ ràng lên tuổi của hệ tầng Tòng bá là không chính xác, Hệ tầng Tòng
Bá đã được các nhà nghiên cứu địa chất đi trước xếp giả định vào Devon hạ (D1).

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 62


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Hệ tầng Mia lé (D1ml): Deprat J., 1915; Dương Xuân Hảo,1973; Tống Duy
Thanh,1976.
Hệ tầng Mia lé nằm ở phía Tây bắc (Bắc Sum) và phía Đông bắc (Sẻo Lủng)
vùng nghiên cứu. Dựa vào đặc điểm thạch học, hệ tầng được chia thành hai phân hệ
tầng:
+ Phân hệ tầng dưới (D1ml1): Theo Hoàng Xuân Tình và nnk (1976) mặt cắt
gồm 4 tập:
Tập 1: Đá phiến sét màu nâu tím, nâu đỏ, phân lớp mỏng. Chiều dày tập khoảng
150m.
Tập 2: Cát kết dạng quarzit chuyển lên bột kết, đá phiến sét xám lục, dày 50m.
Tập 3: Đá phiến vôi sét và sét vôi màu xám phân lớp mỏng, dày 100m.
Tập 4: Đá phiến sét xám sẫm, đá phiến sét vôi và lớp mỏng đá vôi, dày 100m
Bề dày chung của phân hệ tầng dưới khoảng 400m.
+ Phân hệ tầng trên (D1ml2): Mặt cắt của phân hệ tầng này chủ yếu gồm đá
carbonnat như đá vôi, đá vôi silic phân lớp mỏng đến vừa, chuyển lên đá vôi xen các
lớp đá phiến sét; chiều dày phân hệ tầng từ 715m đến 770m; chứa amphipora sp. bảo
tồn xấu.
Tổng chiều dày của hệ tầng Mia lé là 1100 – 1170m.
DEVON HẠ - TRUNG
Hệ tầng Khao Lộc (D1-2kl): Vasilevskaia E.D. (trong Đovjikov A.E. và nnk.,
1965); Tạ Hoàng Tinh, 1971
3. Các thành tạo Magma xâm nhập
Phức hệ Pia ma (ξγPZ2pm): Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Đức Hân (trong Đào
Đình Thục, Huỳnh Trung và nnk.), 1965.
Phức hệ có các khối Tòng Bá, Tà Khoảng và Pia Lạp với diện lộ khoảng
6.5km2 trên địa bàn xã Tòng Bá. Thành phần các khối giống nhau, gồm granosyenit,
granit felspat kiềm, ít đá mạch granit aplit. Các khối này đều xuyên qua hệ tầng Tòng
Bá (D1tb) gây biến chất nhiệt yếu.
Thành phần khoáng vật (%): felspat kali (20 – 40), thạch anh (25 – 30),
plagioclas (20 – 46), biotit (4 – 12), amphibol (1 – 5), muscovit (1 – 4), ít pyroxen,
apatit, zircon, hạt quặng.
Về thạch hóa, các đá có hàm lượng (%): SiO2 = 60; Al2O3 = 14.2 – 18.5; FeO
+ MgO = 7.2 – 8.5; Na2O + K2O = 8 – 11; CaO = 0.14 – 0.74.
Các đá thuộc phức hệ Pia Ma xuyên qua trầm tích Devon và được so sánh với
các đá phức hệ Pia Ma ở vùng lân cận có tuổi Paleozoi trung.
4. Kiến tạo
Khu vực nghiên cứu thuộc miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 63
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
a. Các đới kiến tạo
+ Đới Sông Mã: lộ ở phía nam vùng nghiên cứu phân bố giữa đứt gãy Sông Mã
và đứt gãy Nà Khoang. Đới gồm các tổ hợp thạch kiến tạo: THTKT Neoprot-erozoi –
Cambri hạ (NP – 1), THTKT Paleozoi trung (D1-2) và THTKT Paleozoi thượng –
Mesozoi hạ (P3-T1).
+ Đới Nậm Cô: chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu gồm các THTKT
Neoproterozoi (NP), Paleozoi trung (D1 – D1-2) và THTKT Paleozoi thượng –
Mesozoi hạ (P3-T1).
b. Các tổ hợp thạch kiến tạo
+ THTKT Neoproterozoi (NP): bao gồm các đá biến chất của hệ tầng Nậm Cô
(NPnc). Chúng được hình thành trong bối cảnh cung đảo.
+ THTKT Neoproterozoi – Paleozoi hạ (NP – P 1): bao gồm các thành tạo lục
nguyên, phun trào mafic, silic, carbonat của hệ tầng Nậm Ty (NP – 1nt). Chúng
được hình thành trong bối cảnh đại dương.
+ THTKT Paleozoi hạ (P 1): gồm các thành tạo lục nguyên của hệ tầng Bến
Khế ( – Obk). Chúng được hình thành trong bối cảnh cung đảo
+ THTKT Paleozoi trung (P 2): gồm các thành tạo lục nguyên – carbonat của
các hệ tầng Nậm Pìa (D1np) và hệ tầng Bản Páp (D1-2bp). Chúng được hình thành
trong bối cảnh rìa lục địa thụ động.
c. Các hệ thống đứt gãy
Theo các tờ Bản đồ địa chất Phong Sa lỳ -Điện Biên Phủ và Mường Kha – Sơn
La tỷ lệ 1:200.000 trong khu vực công trình phát triển nhiều đứt gãy nhưng chủ yếu là
hệ thống đứt gãy chạy theo phương Đông bắc - Tây nam. Ngoài ra còn có các hệ thống
chạy theo hướng á vĩ tuyến, phương kinh tuyến và hướng Tây bắc - Đông nam.
Trong các hành trình đo vẽ địa chất, trong cùng dự án xuất hiện một số đứt gãy
nhỏ chạy theo hướng Đông bắc – Tây nam cắt ngang sông Miện. Tuy nhiên các đứt
gãy này không đủ có vai trò khống chế cấu trúc mà chỉ có vai trò phá hủy các cấu trúc
nội đới.
5. Đặc điểm địa chất thủy văn
Trong khu vực khảo sát có 2 loại nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt: Trong lòng hồ sông Miện và các nhánh chi lưu của sông Miện là
nguồn cung cấp duy nhất của nước mặt. Sông Miện về mùa kiệt nước suối đều xuất lộ
trên + m, nước suối phong phú, nước ngầm bù cấp cho nước suối. Nước sông Miện
trong, không mùi, không vị, nước nhạt về mùa lũ nước trở lên đục ngầu do phù sa
được mang về nhiều.
- Nước ngầm: Nước dưới mặt tồn tại chủ yếu trong đới nứt nẻ của đá, đôi khi có
áp. Nước ngầm trong, không mùi, không vị, nước nhạt.
6. Các hiện tượng địa chất động lực

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 64


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Tại khu vực nghiên cứu có mặt nhiều hiện tượng địa chất động lực, trong đó
phổ biến là các hiện tượng phong hóa, sạt lở.
a. Hiện tượng phong hóa
Trong vùng Dự án, quá trình phong hóa xảy ra tương đối mạnh mẽ, phát triển
chủ yếu ở đá bột kết và đá phiến sét. Chiều dày lớp phủ pha tàn tích (edQ) từ 1.0 đến
7.5 m và lớp phong hóa hoàn toàn thành đất á sét lẫn nhiều dăm sạn (lớp IA1) từ 1.0m
đến 13.0m.
b. Hiện tượng sạt lở và trượt
Qua các hành trình khảo sát, đo vẽ địa chất lòng hồ và khu vực đầu mối thấy địa
hình của các sườn núi tương đối dốc, độ dốc trung bình từ 350 đến 450 có chỗ lên đến
50 - 600 hoặc tạo thành các vách đá dựng đứng, tại các sườn núi có thảm thực vật cây
nhỏ hoặc đã khai phá thành các ruộng bậc thang. Tầng phủ lớp pha tàn tích ở các sườn
núi dày trung bình 0.5 - 7.5m, cục bộ có chỗ dày hơn lên đến trên 10m. Do đó hiện
tượng sạt lở và trượt trong hồ chứa không lớn, chỉ sạt theo từng khu vực nhỏ, khối
lượng không nhiều. Các khối trượt chỉ sạt trong mùa mưa, gần bờ sông Miện.
c. Động đất
Theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1/2.000.000 lập do
Phó Giáo sư Nguyễn Đình Xuyên - Viện Vật lý địa cầu chủ biên năm 1993 thì khu vực
Dự án Thủy điện Sông Miện 5A nằm trong vùng động đất cấp 6.

* Điều kiện địa chất công trình


Điều kiện địa chất công trình vùng hồ
1. Địa chất
Qua kết quả đo vẽ địa chất công trình vùng hồ, tài liệu khảo sát địa chất vùng
công trình đầu mối, kết hợp nghiên cứu bản đồ địa chất tờ Mã Quan và Bảo Lạc tỷ lệ
1/200.000 cho thấy vùng lòng hồ chỉ có các loại đá của hệ tầng Tòng Bá và các loại
đất được hình thành trong kỷ Đệ Tứ. Trong đó các đá của hệ tầng Tòng Bá được phân
chia thành hai phân hệ tầng là:
+ Phân hệ tầng dưới (D1tb1): Phân bố chủ yếu trong lòng hồ bao gồm các loại
đá như sau:
- Đá vôi xám dạng khối ở độ cao trên mực nước dâng bình thường.
- Đá silic phân lớp mỏng đến trung bình màu xám, xám sẫm, đá phiến sericit,
quarzit, xen ít porphyr thạch anh và felsit.Trong các lộ trình đo vẽ địa chất chúng tôi
gặp nhiều các loại đá này của phân hệ tầng dưới - Hệ tầng Tòng bá. Vị trí xuất lộ của
đá silic, đá phiến sericit… ngay tại khu vực tuyến đập ở các độ sâu khác nhau. Thế
nằm của đá chủ yếu có hướng nghiêng về Tây bắc đến Bắc.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 65


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Phân hệ tầng trên (D1tb2): đá vôi hoa hóa, các vỉa quặng sắt magnetit –
hematit và magnetit – hematit – limonit, quarzit xám phân lớp trung bình, orthophyr
màu xám tro chứa ban tinh thạch anh và felspat bị ép dạng gneis, porphyr thạch anh.
Các đá của phân hệ tầng trên gặp chủ yếu ở độ cao trên +155. Trong các lộ trình
đo vẽ địa chất chúng tôi gặp các loại đá vôi hoa hóa, ít vỉa quặng sắt, quarzit màu xám
phân lớp trung bình.
Các đá của hệ tầng Tòng Bá chiếm hầu hết diện tích lòng hồ. Diện lộ của hệ
tầng nằm ở ven bờ suối, bên dưới các lớp đất phủ.
Đệ Tứ: Bao gồm các tầng sườn tàn tích (edQ), bồi tích (aQ)
- Tầng edQ nằm trên sườn, đỉnh đồi xung quanh khu vực lòng hồ phủ trên các
đá của hệ tầng Tòng Bá. Chiều dày của tầng này vào khoảng 1,5 – 7m
- Tầng aQ phân bố dọc theo thung lũng sông bao gồm các lớp đất sét pha, cát
pha, cát, cuội sỏi, tảng lăn. Chiều dày của tầng aQ thay đổi từ khoảng 1m – 8m.
2. Địa chất thủy văn
Nước ngầm chủ yếu là nước trong đới khe nứt của đá gốc. Tầng nước ngầm
trong đới nứt nẻ của đá tương đối phong phú, đây là nguồn cung cấp nước thường
xuyên cho nước mặt.
Nước mặt chủ yếu là nước sông Miện và các chi nhánh của sông Miện, về mùa
kiệt nước suối có thường xuyên với lưu lượng tương đối lớn.
3. Đánh giá điều kiện địa chất công trình vùng hồ
a. Đánh giá khả năng giữ nước của hồ chứa
Hồ chứa nước hẹp và dài, lòng suối hiện tại rộng trung bình từ 15 - 100m. Xung
quanh hồ là các dãy núi cao, nhiều nơi có vách đứng, lòng sông hẹp; nếu theo mực
nước dâng bình thường của hồ khi đi vào sử dụng là +122 thì dải bờ hồ có chiều dày
khoảng 40 đến 100m.
Trong lòng hồ không thấy xuất hiện đá vôi dưới mực nước dâng bình thường.
Do đó không có hiện tượng karst trong lòng hồ.
Sông Miện và các chi lưu của nó về mùa kiệt thấy nước suối xuất lộ trên cao
trình +122.0 và nước suối có thường xuyên.
Căn cứ vào các điều kiện nêu trên, Thủy điện Sông Miện 5A có khả năng giữ
nước hồ đến cao độ thiết kế, khả năng mất nước sang các lưu vực lân cận hầu như
không có.
b. Đánh giá khả năng sạt lở bờ hồ
Địa hình khu vực lòng hồ chủ yếu là dạng địa hình sườn tàn tích và bồi tích,
trong lòng hồ không có các núi nhỏ chiều dày tầng phủ từ 0.0 - 13.0m. Trên các sườn
núi là thảm thực vật và cây nhỏ hoặc nương rẫy để trồng trọt, sườn núi tương đối dốc.
Qua các hành trình địa chất trong lòng hồ đôi khi chúng tôi bắt gặp hiện tượng sạt,
trượt, tuy nhiên không thấy hiện tượng sạt lở lớn xảy ra do nền đá gốc lộ ra ở độ sâu
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 66
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
tương đối nông. Do vậy, hiện tượng sạt lở bờ hồ lớn không có, chỉ có vài nơi sạt lở
nhỏ ở bờ suối hay mép đường, khối lượng sạt lở không lớn.
c. Đánh giá khả năng ngập và bán ngập
Hiện nay ở khu vực lòng hồ có một số thửa ruộng và nhà ở của dân địa phương
bị ngập khi dâng nước nên phải đền bù khi xây dựng hồ. Tuy nhiên tổng diện tích đền
bù không lớn lắm.
Điều kiện địa chất công trình đập đầu mối
1. Địa chất khu vực đầu mối
Trong khu vực đầu mối đã tiến hành khoan 9 hố khoan. Đồng thời với công tác
khoan khảo sát địa chất chúng tôi tiến hành các thí nghiệm ép nước để xác định hệ số
thấm của đá nền. Ngoài ra còn tiến hành đào các hố thăm dò địa chất để sơ bộ xác định
địa tầng, lấy mẫu đất, đá thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý.
Căn cứ vào tài liệu địa chất thu thập được kết hợp với các tài liệu đào hố thăm
dò, thí nghiệm trong phòng và ngoài trời tại khu vực đầu mối phân bổ các lớp đất đá
sau:
+ Lớp 1: Lớp cát, cuội, sỏi lòng suối, trong thành phần bao gồm chủ yếu là hỗn
hợp cát và cuội, sỏi kích thước từ 2 – 20cm. Lớp 1 phân bố chủ yếu ở phần lòng sông.
Lớp 1 có chiều dày khoảng 1 – 8m.
+ Lớp 1a: Lớp đất phủ trên thềm sông dạng cát pha màu nâu vàng, nâu nhạt
trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy có chỗ là bùn cát pha, diện phân bố của lớp 1a trong
khu vực tuyến đập chủ yếu bên thềm phải sông Miện. Chiều dày của lớp 1a không lớn
chỉ vào khoảng 0,5 - 1m.
+ Lớp 2: Lớp đất sét đến á sét đôi khi lẫn sỏi sạn, màu nâu, xám nâu đến nâu
đỏ, nâu vàng. Trạng thái thiên nhiên từ nửa cứng đến cứng. Lớp dày 0.8 – 5.2m.
Nguồn gốc sườn tàn tích (edQ). Diện phân bố của lớp 2 chủ yếu ở vai phải tuyến đập,
bên vai trái tuyến đập lớp 2 phân bố khu vực trên đỉnh và ở thương lưu và hạ lưu
tuyến. Kết quả các chỉ tiêu cơ lý lực học dùng để tính toán xem Bảng 1.
+ Lớp IA2: Lớp đá phong hóa hoàn toàn thành đất á sét lẫn rất nhiều dăm sạn.
Lớp IA2 được phong hóa từ đá phiến silic, trạng thái thiên nhiên từ cứng đến nửa
cứng; lớp dày 2.0 – 4.0m. Diện phân bố của lớp đá phong hóa hoàn toàn ở cả hai bên
vai đập và ở ngay trên lớp đá gốc.
+ Lớp đá gốc: Trong quá trình khảo sát ở vùng tuyến chúng tôi thấy đá gốc xuất
lộ sớm tại các hố khoan ở gần lòng suối, đá gần như xuất lộ ngay trên mặt, các hố ở
vai đập thì đá xuất lộ ở độ sâu lớn hơn từ 9.0 – 10.0m.
Đá gốc ở đây bao gồm các loại đá sau :
Đá phiến silic : nằm ở phần trên cùng của hai vai đập. Đây là lớp đá đầu tiên ở
khu vực vai đập nằm ngay bên dưới lớp đá phong hóa hoàn toàn IA2. Bên vai trái
chiều dày lớp đá phiến silic khoảng 8m và chủ yếu là đới phong hóa mạnh IA1si; Vai

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 67


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
phải chiều dày lớp này dày hơn lên đến 19m với các đới đá phong hóa mạnh, phong
hóa vừa và đá phong hóa nhẹ.
Đá phiến sericit, muscovic nằm xen kẽ nhau : nằm tiếp theo bên dưới lớp đá
phiến silic ở hai bên vai đập là lớp đá phiến sericit, ở sườn đập phần gần lòng sông thì
lớp đá phiến sericit lộ ra vách. Trong thành phần của đá xen kẹp nhiều thạch anh,
chiều dày của lớp đá thạch anh có khi lên đến gần 1m. Đá phong hóa mạnh đến phong
hóa nhẹ, đá phong hóa mạnh khi khoan bị vỡ vụn và, đá tươi cứng, chắc dùng đầu
nhọn của búa địa chất gõ mạnh đá bị lõm.
Đá phun trào rio-trachit ép phiến : Ở phía hạ lưu đập bên bờ phải sông Miện có
gặp một lớp mỏng đá phun trào rio-trachit từ độ sâu 9,0 – 11,0m. Đá rất cứng, phong
hóa nhẹ.
Đá phun trào riolit ép phiến bị sericit hóa nhẹ : Lớp đá này nằm xen kẹp với các
lớp đá phiến sericit và đá phiến muscovit ở độ sâu dưới 2.7m
2. Địa chất thủy văn
+ Tại các khu vực tuyến công trình đầu mối đã lấy 4 mẫu nước suối, kết quả thí
nghiệm: nước trong, không mùi, không vị, nước nhạt, tổng độ khoáng hóa M =
0,147g/l. Loại hóa học nước là bicarbonat calci natri, độ pH = 7,9
Theo tiêu chuẩn ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép QTXD59-
73 với công trình chịu cột nước áp, kích thước nhỏ nhất của kết cấu là 0,5 - 2,5m thì
nước suối không có tính ăn mòn đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
+ Nước ngầm:
Nước dưới mặt tồn tại chủ yếu trong đới khe nứt của đá. Qua khảo sát thấy
nước ngầm thường ổn định ở độ sâu 2.0 - 5.5m, đôi khi là nước có áp ở khu vực gần
lòng suối.
Theo tiêu chuẩn ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép QTXD59-
73 với công trình chịu cột nước áp, kích thước nhỏ nhất của kết cấu là 0,5 - 2,5m thì
nước ngầm không có tính ăn mòn đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
3. Đánh giá điều kiện địa chất công trình công trình đầu mối
+Khả năng ổn định: Căn cứ tài liệu khảo sát tại khu vực nền và vai tuyến đập
phân bố các lớp từ trên xuống như sau:
- Lớp 1a: Lớp cát pha đến sét pha nhẹ lẫn bột (aQ)
- Lớp 1: Lớp cuội, sỏi, cát lòng suối (aQ)
- Lớp 2: Lớp đất á sét nặng trạng thái nửa cứng đến cứng (edQ)
- Lớp IA2: Lớp dá phong hóa hoàn toàn
- Đá gốc: Các loại đá của hệ tầng Tòng bá
Căn cứ vào tính chất cơ lý của các lớp đất, đá nền với kết cấu dự kiến đập
bêtông tại lòng sông cần bóc bỏ lớp 1a, 1. Tại hai vai đập cần bóc bỏ phần lớp phủ lẫn

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 68


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
rễ cây, lớp 2, lớp IA2, không cần phải bóc bỏ hết mà chỉ bóc ở phần chân đập và làm
chân khay chống thấm qua hết lớp 2, lớp đá phong hóa hoàn toàn IA2, lớp đá phong
hóa mạnh IA1, vào lớp đá gốc phong hóa trung bình IB khoảng 0.5m
+ Khả năng thấm: Tại khu vực tuyến đập có:
- Lớp 1 có hệ số thấm K = 5 x 10 -3cm/s
- Lớp 1a có hệ số thấm K = 1 x 10 -3cm/s
- Lớp 2 có hệ số thấm K = 2 x 10-5cm/s
- Lớp IA2 có hệ số thấm k = 3 x 10-4cm/s.
Với các kết quả thí nghiệm trên, thì khu vực lòng sông phải xử lý thấm đến hết
lớp 1. Đề nghị bóc hết các lớp 1, 1a, tại hai vai đập cần làm chân khay chống thấm hết
lớp 1b và lớp vào lớp dưới 0.5m. Phần đá gốc theo cấu trúc của tuyến đập Chủ nhiệm
công trình cần phải có hướng nghiên cứu biện pháp xử lý thấm trong các giai đoạn sau.
* Điều kiện địa chất công trình nhà máy thuỷ điện
Nhà máy Thủy điện nằm ở khu vực bãi bồi bên trái hạ lưu tuyến đập. Theo tài
liệu khoan khảo sát thì tại đây từ trên xuống dưới có các lớp đất đá sau:
Lớp 1a: Lớp đất bồi tích cổ lòng sông dạng sét pha. Chiều dày lớp từ 0,0 đến
trên 4m. Lớp 1a xuất hiện ở khu vực bãi bồi dự kiến đặt nhà máy thủy điện.
Lớp 1b: Cuội sỏi lòng suối cổ có diện xuất lộ ở trên cao trình mực nước sông
Miện hiện tại. Đây là lòng suối đổ vào sông Miện trước đây nay bị vùi lấp bởi đất của
lớp 1a bên trên. Chiều dày của lớp 1b chỉ vào khoảng 1m.
Lớp đá gốc: đá phiến sericit
Lớp đá gốc nằm ngay bên dưới các lớp bồi tích cổ, không bị xen giữa bởi lớp
đá phong hóa hoàn toàn. Phần trên cùng của lớp đá gốc là đới phong hóa mạnh IA1 có
chiều dày khá lớn đáy của đới IA1 xuống đến độ sâu 20,9m. Bên dưới đới đá phong
hóa mạnh là đới đá phong hóa vừa IB.
+ Đánh giá điều kiện địa chất công trình công trình Nhà máy Thủy điện
Khả năng ổn định: Căn cứ tài liệu khảo sát tại khu vực nền nhà máy Thủy điện
phân bố các lớp từ trên xuống như sau:
- Lớp 1a: Lớp sét pha đến sét pha nhẹ lẫn bột (aQ)
- Lớp 1b: Lớp cuội, sỏi, cát lòng suối (aQ)
- Đá gốc: Đá phiến sericit của hệ tầng Tòng bá
Căn cứ vào tính chất cơ lý của các lớp đất, đá nền với kết cấu dự kiến của nhà
máy, cần bóc bỏ phần lớp phủ lẫn rễ cây, lớp 1a, lớp 1b, lớp IA1 có thể không cần phải
bóc bỏ hết nhưng cần phải đặt chân trụ vào lớp đá phong hóa vừa IB khoảng 0.5m –
2m tùy theo kết cấu của nhà máy.
* Điều kiện địa hình, địa mạo và cảnh quan khu vực
 Điều kiện địa hình, địa mạo khu vực công trình

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 69


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực dự án được nghiên cứu dựa trên các tài liệu
khảo sát, thăm dò địa chất trong thời gian khảo sát, thiết kế dự án và các tài liệu thu
thập được.
Căn cứ vào các đặc điểm nguồn gốc, hình thái vùng nghiên cứu có thể chia ra
làm các kiểu địa hình địa mạo chính như sau:
- Kiểu địa hình núi đồi xâm thực - bóc mòn:
Chiếm diện tích lớn nhất trong vùng, phân bố tập trung ở phần trung tâm và
phía nam. Cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên và lục nguyên carbonat tuổi Devon
(hệ tầng Mia Lé, Tốc Tát). Độ cao tuyệt đối từ 400 đến 1.000m. Bề mặt sườn dốc từ
30 - 350. Lớp vỏ phong hoá dầy từ 1-2m đến hàng chục mét. Hệ thống mương xói phát
triển rất mạnh mẽ. Trên bề mặt địa hình, lớp phủ thực vật nghèo nàn, được nhân dân
địa phương khai thác làm nương rẫy và đất ở.
- Kiểu địa hình karst:
Gồm các khối núi đá vôi phân cắt mạnh. Kiểu địa hình đặc trưng được cấu tạo
bởi đá vôi phân lớp dầy dạng khối tuổi Devon hệ tầng Nà Quản và đá vôi Carbon-
Permi hệ tầng Bắc Sơn.
Các bề mặt sườn núi dốc đến dốc đứng 50-600, lởm chởm dạng răng cưa. Các
vách kiến tạo kéo dài hàng nghìn mét, chiều cao hàng trăm mét, rất dốc đến dốc đứng
phát triển chủ yếu theo phương TB-ĐN liên quan chặt chẽ với các đứt gẫy cấp III.
Có thể phân chia các dạng địa hình: Đỉnh và sườn khối karst, phễu và hố sụt
karst và hang động karst.
Hang động karst:
Hang động karst là sản phẩm của quá trình phong hoá hoá học trên các đá vôi
trong vùng nhiệt đới ẩm. Quá trình karst hoá rất thuận lợi trong các tầng đá vôi tinh
khiết và phân lớp dầy. Trên các đá vôi phân lớp mỏng, vôi silic, vôi dolomit, sét vôi
quá trình karst hoá diễn ra với tốc độ chậm chạp và hầu như không đáng kể.
Trong vùng công trình, các quan sát ngoài thực địa kết hợp và các nõn khoan
cho thấy quá trình karst chủ yếu phát triển trên diện phân bố hệ tầng Bắc Sơn. Trong
khi đó, quá trình karst hoá trên diện tích đá vôi dolomit và đá vôi silic hệ tầng Nà
Quản rất yếu.
- Kiểu địa hình có nguồn gốc tích tụ:
Kiểu địa hình này phát triển dọc theo thung lũng sông Nho Quế, tạo nên các
thềm bậc I, bậc II và các bãi bồi ven lòng, giữa lòng sông.
* Cảnh quan khu vực dự án

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 70


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Khu vực lòng hồ, công trình đầu mối do bị con người tác động mạnh nên cảnh
quan là chủ yếu là cảnh quan cây trồng nông nghiệp (lúa, ngô), cảnh quan rừng tái sinh
sau nương rẫy, trảng cỏ cây bụi và cảnh quan quần cư nông thôn.
* Khoáng sản lòng hồ
Theo Công văn số 435/STNMT-KSN ngày 06 tháng 10 năm 2008 Của Sở Tài
nguyên và Môi trường Tỉnh Hà Giang về việc ảnh hưởng của Công trình thuỷ điện
Sông Miện 5A đến Khoáng sản thì trong diện tích thực hiện dự án thuỷ điện Sông
Miện 5A không có điểm khoáng sản nào.

* Mạng lưới trạm khí thượng thuỷ văn trong khu vực
Lưu vực sông Miện phần diện tích nằm trên lãnh thổ Trung Quốc chiếm 46.1%
của toàn lưu vực. Gần lưu vực Sông Miện có khá nhiều trạm khí tượng, các điểm đo
mưa như Thanh Thủy, Đồng Văn, Quảng Bạ hoặc các trạm có quan trắc nhiều yếu tố
khí tượng như trạm Hà Giang, Hoàng Su Phì và Bảo Lạc. Ngoài ra ở về phía nam của
lưu vực còn rất nhiều trạm khí tượng, trong tất cả các trạm đều hoạt động từ rất sớm
truớc năm 1960 với số liệu đáng tin cậy. Trạm thủy văn thì ở lưu vực không nhiều,
trên sông Miện không có mà chỉ có trên dòng chính sông Lô gần với lưu vực có trạm
thủy văn cấp I Hà Giang sau chuyển xuống dưới hạ lưu là trạm Đạo Đức, trên sông
nhánh cấp I của sông Lô có trạm thủy văn Ngòi Sảo. Thời gian và các yếu tố quan trắc
của các trạm khí tượng và thủy văn được trình bày ở bảng 2-1.
Bảng 2-1. Yếu tố và thời gian quan trắc của các trạm khí tượng thủy văn
trong khu vực lưu vực dự án.

Yếu tố thủy
Yếu tố khí tợng
văn
Thời kỳ
Trạm
quan trắc T  P  V X Q 

(0C) (%) (mm) (m/s) (mm) (m3/s) (g/m3)

1961 -
Hà Giang x x x x x
2007

Hoàng Su 1961 -
x x x x x
Phì 2007

1961 -
Bắc Qua x x x x x
2007

1961 -
Thanh Thủy x
2007

Yên Minh 1976-2006 x

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 71


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Đạo Đức
1976-2006 x x x
(Hà Giang)

Ngòi Sảo 1992-1996 x x x

Trong đó:
T : Nhiệt độ không khí (0C)
 : Độ ẩm tương đối (%)
V : Tốc độ gió (m/s)
ZP : Bốc hơi (mm)
X : Lượng mưa (mm)
H : Mực nước (m)
Q : Lưu lượng nước (m3/s)

2.1.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng


Khí hậu lưu vực ở lưu vực sông Lô nói chung và sông Miện nói riêng mang đậm
nét khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm khí hậu phân ra làm hai mùa rõ rệt: mùa
đông khô lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Mùa đông từ tháng XI - IV năm sau, chịu ảnh hưởng chủ yếu khối không khí
lạnh cực đới lục địa từ cao áp Xibia gây ra thời tiết giá lạnh. Lưu vực thủy điện Sông
Miện 5A do nằm ở vùng núi cao nên mùa đông ở đây lạnh hơn hẳn so với các vùng
khác trong lưu vực. Mưa trong mùa đông chủ yếu là mưa phùn và mưa nhỏ kéo dài
nhiều ngày với lượng mưa không đáng kể nên chỉ có tác dụng làm tăng độ ẩm của đất
trong mùa khô.
Mùa hạ từ tháng V- X thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoàn lưu Tây Nam và
Đông Nam, ở thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, gió mùa Đông Bắc còn ảnh hưởng
nhưng mức độ kém hơn ở mùa đông. Giữa mùa hạ thường xuất hiện các nhiễu động
thời tiết như: dông, xoáy, áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới... gây ra biến động rất mạnh
mẽ trong chế độ thủy văn. Hậu quả là có những thời kỳ dài không mưa, nóng nắng gây
khô hạn thiếu nước trầm trọng, ngược lại có thời kỳ mưa lớn kéo dài trên diện rộng tạo
ra lũ lụt lớn trên sông.
2.1.1.2.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm đo đạc được tại trạm khí tượng Hà
Giang biến đổi từ 15,80C đến 27,60C, trung bình năm khoảng 22,80C. Nhiệt độ không
khí lớn nhất, nhỏ nhất tháng tại trạm khí tượng Hà Giang được chọn làm đại biểu cho
tuyến công trình, trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 2-2. Các đặc trưng nhiệt độ tháng năm của trạm Hà Giang

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 72


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Trạm Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm


1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 2
Ttb (oC)
5,7 7,1 0,3 4,0 6,7 7,5 7,6 7,4 6,2 3,7 0,1 6,9 2,8

Hà 3 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3 4
Tmax(oC)
Giang 0,3 1,6 5,3 7,4 0,1 8,9 8,6 7,7 7,3 5,2 2,0 0,8 0,1

2 4 5 1 2 1 2 2 1 1 6 3 2
Tmin (oC)
,2 ,9 ,4 1,9 ,1 7,3 1,7 0,3 6,3 1,1 ,6 ,2 ,1

Nguồn: Báo cáo thuỷ văn tỉnh Hà Giang


2.1.1.2.2. Chế độ mưa
Dưới tác dụng đón gió của dãy Tây Côn Lĩnh đã tạo ra tâm mưa lớn ở Bắc
Quang, Yên Bình và Hà Giang thuộc trung lưu của lưu vực sông Lô với lượng mưa
trung bình hàng năm dao động trong khoảng (2500  5000)mm, tại tâm mưa Bắc
Quang lượng mưa trung bình nhiều năm: 4875 mm. Sau đó mưa giảm dần về các
hướng, lượng mưa trên thượng lưu vực sông Gâm nhỏ hơn đáng kể so với lượng mưa
trên thượng lưu vực sông Lô. Đồng thời xét thấy phân bố trạm mưa với lượng mưa dao
động trên lưu vực Sông Gâm dao động trong khoảng 1200mm -1800mm và phân bố
không đều theo không gian. ở bên bờ phải sông Gâm (tiếp giáp với bờ trái sông Lô)
có lượng mưa dao động từ 1600-2000mm ngược lại bên bờ trái sông Gâm lượng mưa
dao động từ 1200 -1800mm, trong đó khu vực tiếp giáp với lưu vực sông Bằng Giang,
sông Cầu lượng mưa giảm nhỏ dưới 1400mm. Dọc theo thung lũng sông Gâm lượng
mưa năm có xu thế giảm dần từ hạ lưu lên thượng lưu ví như tại Tuyên Quang có
lượng mưa 1681mm, Chiêm Hóa là 1677mm, Chợ Đồn là 1855mm, Na Hang là
1727mm, Bắc Mê là 1614,8mm, Chợ Rã là 1340,7mm và Bảo Lạc là 1252mm. Theo
ước tính với diện tích lưu vực Miệnphần nằm trên lãnh thổ Trung Quốc lượng mưa
tính cho lưu vực trong khoảng 1400-1600mm.
Tính mưa năm các trạm đưa về cùng thời kỳ 1960-2006 bằng tương quan mưa
năm hoặc tỷ số mưa năm giữa thời kỳ dài và thời kỳ ngắn, lấy trạm Hà Giang làm trạm
chuẩn.
Lượng mưa bình quân năm trên lưu vực tính đến tuyến công trình, Xbqlv = 1650
mm.
2.1.1.2.3. Chế độ gió
Chế độ gió trên lãnh thổ miền Bắc nói chung có thể chia làm hai mùa: gió mùa
đông từ tháng XI - IV năm sau và gió mùa hạ từ tháng V - X. Tuy nhiên do ảnh hưởng
của điều kiện địa hình mà hướng gió hoạt động trên lưu vực sông Lô mang nặng tính
địa phương.
Hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Nam và Đông Nam. Tốc độ gió trung
bình năm từ (1,0 - 1,5 )m/s.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 73


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Tốc độ gió lớn nhất 8 hướng ứng với tần suất thiết kế tại tuyến công trình được
tính từ tài liệu đo đạc tốc độ gió tại trạm khí tượng Hà Giang. Kết quả tính toán trong
bảng 2-4 v à 2-5
Bảng 2-4. Tần suất xuất hiện gió theo các hướng trong năm tại trạm Hà Giang.

H L N S S N
N E S W
ướng ặng gió E E W W

2 1 3 1 1 4 1 2
P% 51,8
,64 ,10 ,86 8,5 3,4 ,13 ,67 ,92

Bảng 2-5. Tốc độ gió lớn nhất 8 hướng ứng tần suất thiết kế tại tuyến công trình

Tần suất Hướng gió


(p%)
N NE E SE S SW W NW

2 24,9 25,4 23,1 23,2 19,9 20,4 16,4 25,7

4 23,0 22,4 19,7 21,2 17,9 17,1 14,0 23,0

50 13,2 10,0 7,20 11,1 9,70 7,50 5,00 11,6

n
2.1.1.2.4. Bốc hơi
Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng Hà Giang, tổng lượng bốc hơi
(Piche) trong năm đạt khoảng 843,5mm. Lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng V và nhỏ
nhất là vào tháng I.
Bảng 2-6. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tại trạm Hà Giang.

Đặc
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
trưng

Zp
50,4 52,4 72,4 86,1 100,4 78,3 72,7 73,5 78,8 75,4 64,2 56,1 843,5
mm

Nguồn: Báo cáo thuỷ văn tỉnh Hà Giang


Phân phối tổn thất bốc hơi xác định theo dạng phân phối thực đo của trạm khí
tượng Hà Giang. Kết quả lượng tổn thất bốc hơi mặt hồ thủy điện Sông Miện 5A được
trình bày trong bảng 2-7.
Bảng 2-7. Phân phối tổn thất bốc hơi hồ chứa thuỷ điện Sông Miện 5A.

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 74


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Z (mm) 22,4 23,3 32,2 38,3 44,6 34,8 32,3 32,7 35,0 33,5 28,5 24,9 375,0

Nguồn: Báo cáo thuỷ văn tỉnh Hà Giang


2.1.1.2.4. Độ ẩm không khí
Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, nên độ ẩm không khí tương
đối trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng Hà Giang dao động từ 81,4% -86,6%,
trung bình nhiều năm là 84,3%.
Bảng 2-3. Đặc trưng độ ẩm tương đối trên khu vực theo số liệu thống kê của
trạm khí tượng đại biểu trên khu vực (%).

Đặc
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
trưng

8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8
TB
H 4,9 4,4 2,9 2,1 1,4 4,9 6,5 6,6 4,9 4,6 4,4 4,2 4,3
à Giang 2 2 2 1 2 3 4 3 1 1 1 1 1
min
1,0 5,0 4,0 0,0 5,0 0,0 1,0 4,0 8,0 9,0 6,0 5,0 0,0

Nguồn: Báo cáo thuỷ văn tỉnh Hà Giang


2.1.1.3. Điều kiện thủy văn
1. Dòng chảy năm thiết kế
Để xác định dòng chảy năm thiết kế cho các vị trí công trình Sông Miện 5A,
chúng tôi áp dụng phương pháp tính toán thuỷ văn trong trường hợp lưu vực không có
số liệu, đã vận dụng nhiều phương pháp tính khác nhau, sau đó phân tích so sánh các
kết quả để chọn phương pháp tính thích hợp nhất. Các phương pháp tính toán là:
+ Phương pháp lưu vực tương tự.
+ Phương pháp mô hình TANK.
Với các đặc trưng thống kê như trên, dòng chảy năm thiết kế tại các tuyến công
trình được xác định ở bảng 2-8.

Bảng 2-8. Đặc trưng dòng chảy năm và dòng chảy năm ứng với các tần suất tại
tuyến đập TĐ Sông Miện 5A (theo PP lưu vực tương tự).

Tần suất thiết kế

10 15 20 25 50 75 80 85
Tuyến Đặc trưng thống kê 90%
% % % % % % % %

Q0 CV CS Lưu lượng ứng với tần suất (m³/s)

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 75


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

47. 44. 42. 40. 34. 29. 28. 27.


Đập 29,7 0.25 1.20 26.10
8 6 3 5 1 3 3 3

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư dự án


Bảng 2-9. Đặc trưng thống kê dòng chảy năm theo phương pháp mô hình TANK.

Tần suất thiết kế

10 15 20 25 50 75 80 85
Tuyến Đặc trưng thống kê 90%
% % % % % % % %

Q0 CV CS Lưu lượng ứng với tần suất (m³/s)

0,29 43, 42, 40, 39, 36, 32, 31, 30,


Đập 29,7 0,153 29,4
3 6 1 9 9 1 4 6 6

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư dự án


Phân tích và lựa chọn kết quả tính toán:
Kết quả tính dòng chảy năm theo qui phạm với kết quả tính từ chuỗi khôi phục từ
mô hình TANK không sai khác nhiều, độ sai lệch trong phạm vi sai số cho phép. Tuy
nhiên phương pháp mô hình toán không những có cơ sở lý luận chặt chẽ mà còn cho ta
chuỗi số liệu lưu lượng bình quân ngày thuận lợi cho tính toán thuỷ năng, do đó kết
quả tính theo mô hình TANK được chọn làm kết quả tính.
2. Phân phối dòng chảy năm thiết kế
Tính phân phối dòng chảy năm thiết kế bao gồm hai nội dung:
- Phân phối dòng chảy năm theo tháng với các nhóm năm nhiều nước, nước trung
bình, ít nước thứ tự ứng với các tần suất P<33%, 33%<P<66% và P > 66%.
- Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày.
a. Phân phối dòng chảy
Từ chuỗi số liệu của trạm Đạo Đức với thời gian 50 năm. Để đảm bảo tính lôgic
và dạng phân phối mang tính bất lợi đã sử dụng phương pháp Anđrêianôp. Trong
chuỗi số liệu của Đạo Đức phân thành 3 nhóm năm gồm:
- Nhóm năm nhiều nước
- Nhóm năm nước trung bình
- Nhóm năm ít nước
Xác định hệ số phân phối dòng chảy theo từng nhóm năm kết quả tính tỷ số phân
phối dòng chảy theo phương pháp Anđrêianôp được mô tả ở bảng 2-11.
Bảng 2-10. Hệ số phân phối (K) dòng chảy tại trạm Đạo Đức.

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 76


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Nhóm
năm ít 3,68 2,66 2,38 3,19 2,79 11,42 17,46 14,14 20,93 8,60 7,84 4,91 100
nước

Nhóm
năm
4,33 3,04 2,86 3,65 2,89 13,55 19,65 12,98 18,51 7,11 6,67 4,76 100
nước
TB

Nhóm
năm
4,86 3,21 3,22 4,08 3,10 14,62 19,19 12,24 18,11 6,83 6,06 4,49 100
nhiều
nước

Nguồn: Báo cáo thuỷ văn tỉnh Hà Giang


Từ đó tính được lưu lượng bình quân tháng ứng với tần suất P% tại các tuyến đập
công trình thuỷ điện Sông Miện 5A được trình bày trong bảng 2-11.
Bảng 2-11. Mô hình phân phối lưu lượng bình quân tháng ứng với tần suất P%
tại tuyến đập.

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

10% 19,25 13,92 12,45 16,69 14,60 59,75 91,35 73,98 109,51 45,00 41,02 25,69 43,60

15% 18,59 13,44 12,02 16,11 14,09 57,68 88,19 71,42 105,71 43,44 39,60 24,80 42,09

20% 18,07 13,06 11,68 15,66 13,70 56,06 85,71 69,42 102,75 42,22 38,49 24,10 40,91

25% 17,62 12,74 11,40 15,28 13,36 54,69 83,62 67,72 100,24 41,19 37,55 23,51 39,91

50% 18,74 13,15 12,38 15,79 12,51 58,63 85,03 56,17 80,10 30,77 28,86 20,60 36,06

75% 18,92 12,50 12,54 15,89 12,07 56,93 74,73 47,66 70,52 26,60 23,56 17,48 32,45

80% 18,42 12,17 12,21 15,47 11,75 55,42 72,75 46,40 68,65 25,89 22,93 17,02 31,59

85% 17,85 11,79 11,83 14,99 11,39 53,70 70,49 44,96 66,52 25,09 22,22 16,49 30,61

90% 17,15 11,32 11,36 14,39 10,94 51,58 67,70 43,18 63,89 24,10 21,34 15,84 29,40

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư dự án


b. Đường duy trì lưu lượng
Đường duy trì lưu lượng tại hai tuyến công trình TĐ Sông Miện 5A được xác
định theo chuỗi số liệu bình quân ngày tính từ mô hình Tank.
Kết quả trình bày trong bảng 2-12.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 77


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Bảng 2-12. Đường duy trì lưu lượng ngày đêm tại tuyến đập.

Tuyến P% 1% 10% 15% 20% 25% 50% 70% 75% 80% 85%

Đập Qp 146,
3 78,9 70,69 62,8 56,21 24,13 8,839 8,838 8,836 8,835
(m /s) 4

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư dự án


c. Quan hệ Q~Z tuyến nhà máy
Theo yêu cầu của thiết kế đã xây dựng đường quan hệ Q = f(Z) cho hạ lưu tuyến
nhà máy và tuyến đập theo công thức thuỷ lực sau:
2 1
1
Q  . R 3 J 2
n
Trong đó:
Q : Lưu lượng nước (m3/s)
 : Diện tích mặt cắt ướt (m2)
n : Hệ số nhám của lòng sông
R : Bán kính thuỷ lực (m)
J : Độ dốc mặt nước.
Độ nhám n tính theo tài liệu hướng dẫn xác định độ nhám lòng sông thiên nhiên
và của trạm tương tự Đạo Đức. Độ dốc J được lấy theo tài liệu đo đạc mực nước ở một
số cấp mực nước. Các trị số R,  tính theo mặt cắt thực đo.

3. Dòng chảy lũ
a. Lũ thiết kế
Tuyến công trình thủy điện Sông Miện nằm ở thượng lưu tuyến trạm thủy văn
Đạo Đức và Hà Giang, diện tích lưu vực đến tuyến công trình nhỏ (0.220-0.221) lần
diện tích lưu vực trạm thủy văn. Vì vậy, để xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế cho
tuyến công trình Sông Miện, lấy trạm Đạo Đức và Hà Giang làm trạm tương tự, ứng
dụng công thức triết giảm để tính lũ là hợp lý. Tính lũ theo công thức triết giảm là
phương pháp tổng hợp khu vực phản ánh quy luật xuất hiện lũ từ số liệu thực đo của
các trạm thuỷ văn trong khu vực.

Đỉnh lũ thiết kế tuyến công trình được tính theo công thức triết giảm mô đun
đỉnh lũ theo diện tích lưu vực, lấy trạm Hà Giang và Đạo Đức làm trạm đại biểu, công
thức tính toán có dạng như sau:
1 n
 F 
Q max p  Q max pa 
 Fa  (m3/s).
Trong đó:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 78


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Qmaxp là giá trị đỉnh lũ thiết kế tại tuyến đập tính toán (m3/s)
- Qmaxpa là giá trị đỉnh lũ thiết kế tại trạm thủy văn tương tự (m3/s).
- F là diện tích lưu vực tính đến tuyến công trình Sông Miện (km2)
- Fa là diện tích lưu vực tính đến trạm thủy văn (km2)
Theo kết quả nghiên cứu sự triết giảm mô đuyn đỉnh lũ theo diện tích tại các trạm
thủy văn trên hệ thông sông Lô - Gâm (số liệu cập nhật đến năm 2005) cho thấy hệ số
triết giảm mô đuyn đỉnh lũ n = 0,4.
Bảng 2-13. Lưu lượng lớn nhất ứng với tần suất P% tại tuyến đập

Qmax TÇn suÊt


Tuyến Cv Cs
m3/s 0,1% 0,2% 0,5% 1,0% 1,5% 5,0% 10%

1506, 0,5 7263, 6497, 5139, 4410, 4145, 2928, 2416,


Đạo Đức 3,0
8 3 6 3 8 8 6 4 3

2929, 2620, 2073, 1779, 1672, 1181, 974,5


Đập QmaxP (m3/s)
6 5 0 0 5 1 7
b. Lũ thi công.
+ Lưu lượng lớn nhất các tháng mùa kiệt
Lưu lượng lớn nhất tháng của các tháng mùa kiệt ứng với các tần suất thiết kế tại
tuyến Sông Miện được tính theo công thức triết giảm mô đun đỉnh lũ từ đỉnh lũ thực
đo của trạm thủy văn Đạo Đức.
Bảng 2-14. Lưu lượng đỉnh lũ các tháng mùa cạn ứng với các tần suất P%
công trình thuỷ điện Sông Miện 5A.

Flv Qmaxp (m3/s) các tháng mùa kiệt


Tuyến P(%)
(km2) I II III IV V XI XII

5 59,49 67,53 193,42 133,29 480,87 357,07 106,06

Đập 1545 10 49,39 54,59 121,79 101,45 354,70 238,78 82,25

20 39,63 42,19 65,46 71,43 235,84 140,06 60,10

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư dự án


+ Lưu lượng lớn nhất mùa kiệt
Đỉnh lũ thiết kế mùa kiệt tuyến Sông Miện được tính triết giảm từ đỉnh lũ thực đo
mùa kiệt trạm thủy văn Đạo Đức được tính toán như sau:
Bảng 2-15. Lưu lượng đỉnh lũ mùa cạn ứng với các tần suất P%.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 79


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Tuyến Flv(km2) Qmaxp (m3/s) mùa kiệt (XI-V)

5% 10% 20%

Đạo Đức 8298 1331,0 1007,2 700,8

Đập 1545 527,33 399,03 277,65

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư dự án


4. Dòng chảy mùa kiệt
Nội dung tính toán dòng chảy mùa kiệt đối với các tuyến công trình bao gồm hai
nội dung sau :
I. Xác định lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất.
II. Xác định lưu lượng nhỏ nhất năm .
Ở đây chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp kinh nghiệm của Quy phạm TL C6 -
77 để tính dòng chảy kiệt nhưng các tham số của công thức đã được xác định điều
chỉnh theo số liệu thực đo của các trạm thuỷ văn ở lân cận lưu vực.
Bảng 2-16. Lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất và lưu lượng ngày nhỏ
nhất năm ứng với tần suất P% tại tuyến đập

Tần suất P%
Lưu lượng
75% 80% 85% 90% 95%
QminBQ m3/s 8,014 7,781 7,537 7,270 6,953

Qmin m3/s 5,606 5,317 4,991 4,595 4,036

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư dự án


5. Dòng chảy rắn
Công trình thuỷ điện Sông Miện 5A là công trình đập dâng không có hồ điều tiết
lớn nên cần đánh giá lượng bùn cát vận chuyển đến hàng năm để có biện pháp xử lý.
Bảng 2-17. Khối lượng và thể tích bùn cát tại tuyến đập

o Khối lượng (106T/n) Thể tích (106m3/n)


Qo Wo
Tuyến kg/m
m3/s 106m3 3 WL Wd W VL Vd VS

36,3 1144, 177,


Đập 0,602 688,9 275,6 964,5 582,8 760,2
3 4 3

Nguồn: Thuyết minh chung của dự án


2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Thuận Hòa

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 80


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Theo Báo cáo số 236/BC-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2022 về tình hình phát
triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối
năm 2022 của UBND xã Thuận Hòa, điều kiện kinh tế xã hội của xã như sau:
*) Điều kiện kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Tổng diện tích gieo trồng 504 ha (Lúa: 100ha; Ngô: 308 ha; Đậu tương: 15ha;
Lạc: 28ha; Đậu các loại: 10ha; Rau các loại: 43ha).
+ Chăn nuôi, thú y: Tổng đàn trâu, bò: 1.997 con. Trong đps: Trâu 1.158 con,
đạt 97,6% kế hoạch; Bò: 839 con, đạt 98,9% kế hoạch; đàn lợn 5.474 con, đạt 121,8%
kế hoạch; Dê 1.056 con, đạt 99,1% kế hoạch; đàn ong 90; Tổng đàn gia cầm hiện có
là: 48.544 con (gà 32.689 con, thủy cần 15.855 con đtạ 92,8% kế hoạch).
- Lâm nghiệp:
+ Tổ chức phát động Tết trồng cây tại thôn Lũng Pù số lượng cây 3.000 cây
Quế, diện tích 0,6ha. Diện tích rừng trồng mới tập trung lũy kế từ đầu năm 27,27 ha.
Trong đó: Quế 20,87 ha, keo 6,4ha.
+ Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy bảo vệ rừng.
*) Điều kiện xã hội:
Tổng dân số toàn xã là 6.922 người, mật độ dân số đtạ 64 người/km2.
- Triển khai loại bỏ các hủ tục.
- Công tác giảm nghèo: cho vay vốn phát triển kinh tế hộ như cải tạo vườn tạp,
vay vốn sản xuất, mua trâu bò, triển khai làm nhà cho hộ nghèo…
- Công tác an sinh xã hội: Phối hợp với các cơ quan tiến hành thăm hỏi tặng quà
các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã
hội trên địa bàn xã. Cấp phát gạo cứu đói cho 39 hộ với 137 khẩu = 2010 kg gạo.
- Giáo dục và đào tạo: Tập trung chỉ đạo các trường học nâng cao chất lượng
công tác dạy và học, đổi mới nội dung chương trình ở các bậc học. Năm học 2021 -
2022, tổng số 1.851 học sinh, 73 lớp. Trong đó:
+ Trường THCS: Có 15 lớp với 472 học sinh.
+ Trường PTDT bán trú Tiểu học B: Tổng số học sinh 396/16 lớp.
+ Trường PTDT bán trú Tiểu học: Tổng số học sinh 449/19 lớp.
+ Trường Mầm non Hướng Dương: Tổng số học sinh 261/12 lớp.
+ Trường Mầm Non: Tổng số 11 lớp 273 học sinh.
+ Công tác xây dựng trường chuẩn: Xã Thuận Hòa có 3/5 trường đạt chuẩn
gồm Trường Mầm non Thuận Hòa, Trường Mầm non Hướng Dương, Trường PTDT
bán trú Tiểu học.
- Lĩnh vực Y tế: Duy trì công tác khám chữa bệnh 24/24 đảm bảo phục vụ nhân
dân được kịp thời với tổng số khám chữa bệnh là 2.255/4.500 lượt người, đạt 50,11%.
Duy trì tốt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Tiêm chủng đầy đủ 45/128 trẻ, đạt 35,15%;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 81


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
tiêm viêm não Nhật Bản mũi 3: 92/94 trẻ, đạt 97,87%. Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt
100% so với kế hoạch. Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 19,26% đạt 99,1% so với kế
hoạch; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,75%. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với 22 cửa hàng kinh doanh buôn bán thực phẩm, cửa hàng ăn uống, bếp
ăn trường học.

- An ninh trật tự: được giữ vững, chính quyền địa phương chỉ đạo lực lượng
Công an xã duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng tổ an ninh tự quản ở các
thôn.

*. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án với đặc điểm kinh tế -
xã hội khu vực Dự án
Qua phân tích sơ lược điều kiện kinh tế xã hội tại các khu vực xây dựng các
hạng mục công trình, môi trường kinh tế - xã hội bao gồm nhiều vấn đề có thể liên
quan đến sự hoạt động của Dự án như:
- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ phát triển kinh
tế xã hội còn rất nhiều hạn chế. Quá trình thi công Dự án có thể tuyển chọn lao động
phổ thông từ dân cư của địa phương. Điều này vừa tạo điều kiện cho người dân có
thêm thu nhập, vừa làm giảm chi phí trong việc bố trí mặt bằng kho bãi lán trại và chi
phí xử lý môi trường do người dân có thể về nhà.
- UBND xã Thuận Hòa rất quan tâm, ủng hộ Dự án, đã bố trí đất cho Dự án, tạo
sự thuận lợi tối đa trong việc triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án.
- Cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc cũng rất thuận lợi
trong công tác triển khai Dự án.
2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án
2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường
Để thực hiện công tác lập báo cáo ĐTM dự án “Thủy điện Sông Miện 5A”,
CDA đã kết hợp với Công ty Cổ phần phát triển công nghệ môi trường Thế Kỷ tiến
hành đo đạc, lấy mẫu, khảo sát lấy mẫu tại hiện trường khu vực dự án.
Sơ đồ vị trí quan trắc và lấy mẫu phân tích (xem phần phụ lục báo cáo).
Thời gian lấy mẫu: Công tác đo đạc lấy mẫu được thực hiện vào ngày
10/8/2022.
Địa điểm lấy mẫu: Xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Đặc điểm thời tiết: Trời nắng, có gió.
Các vị trí khảo sát chất lượng môi trường khu vực Dự án được lựa chọn căn cứ:
- Điểm được lựa chọn là đại diện cho hiện trạng môi trường khu vực;
- Có liên quan đến các hoạt động và nguồn thải của Dự án sau này;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 82


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Gần với các điểm nhạy cảm như khu dân cư.
Tổng hợp các vị trí đo đạc được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu các thành phần môi trường nền

Tọa độ VN2000

TT Vị trí lấy mẫu Lý do chọn
hiệu
X Y

I Môi trường không khí

- Phản ảnh chất


Khu vực tuyến đập thủy
1 2 502 557 466 346 K1 lượng môi trường
điện
nền tại khu vực thực
hiện Dự án;
Khu vực nhà máy thủy - Có thể bị ảnh
2 2 498 883 463 997 K2
điện hưởng bởi quá trình
vận chuyển vật liệu
Mẫu không khí khu vực
xây dựng và thi
3 dự kiến xây dựng đường 2 500 242 463 344 K3
công.
thi công 2

II Môi trường nước mặt

Mẫu nước sông Miện


thượng lưu khu vực xây
1 2 502 750 467 236 NM1 - Phản ảnh chất
dựng tuyến đập của dự
án lượng môi trường
nền tại khu vực thực
Mẫu nước sông Miện hiện Dự án;
thượng lưu khu vực xây
2 2 498 855 463 970 NM2
dựng nhà máy của dự
án

III Môi trường đất

Khu vực tuyến đập thủy - Phản ảnh chất


1 2 502 557 466 346 Đ1 lượng môi trường
điện sông Miện 5A
nền tại khu vực thực
hiện Dự án;
Khu vực nhà máy thủy
2 2 498 883 463 997 Đ2
điện sông Miện 5A

2.2.1.1. Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh


Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp đo không khí xung quanh được thể hiện
tại dưới đây. Kết quả đo được so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 83


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
thuật về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
Bảng 2.2. Kết quả chất lượng môi trường không khí xung quanh

Kết quả phân tích QCVN


TT Thông số Đơn vị 05:2013/
K1 K2 K3 BTNMT

1 Nhiệt độ o
C 22,8 23,5 23,1 -

2 Độ ẩm % 72 70 70 -

3 Tốc độ gió m/s 1,6 1,8 1,5 -

4 Hướng gió - T T T -

5 Tiếng ồn dBA 30 28 31 -

Tổng bụi lơ lửng


6 μg/m3 121 107 115 300
(TSP)

7 NO2 μg/m3 72 70 67 200

8 SO2 μg/m3 65 60 56 350

9 CO μg/m3 <2680 <2680 <2680 30.000

Từ kết quả phân tích trên nhận thấy: Các chỉ tiêu môi trường không khí đều
nằm dưới ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh, chứng tỏ môi trường không khí
trong khu vực Dự án khá tốt, chưa chịu tác động từ các hoạt động phát triển.
2.2.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt
Các chỉ tiêu phân tích cần thiết có trong môi trường nước mặt và phương pháp
đo được thể hiện tại dưới đây. Kết quả đo được so sánh với QCVN 08-MT: 2015/
BTNMT cột B1 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
Bảng 2.3. Kết quả chất lượng môi trường nước mặt

Kết quả phân tích QCVN 08-


MT:2015/
TT Thông số Đơn vị
NM1 NM2 BTNMT (cột
A2)

1 pH - 7,3 7,0 6-8,5

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 84


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Hàm lượng oxy hòa tan


2 mg/L 6,3 6,2 ≥5
(DO)

Nhu cầu oxy sinh hóa


3 mg/L 4,0 4,3 6
(BOD5)

Nhu cầu oxy hóa học


4 mg/L 5,8 6,3 15
(COD)

Tổng chất rắn lơ lửng


5 mg/L 25 28 30
(TSS)

6 Amoni (NH4+-N) mg/L 0,14 0,18 0,3

7 Nitrat (NO3--N) mg/L 4,2 4,4 5

8 Sắt (Fe) mg/L 0,25 0,22 1

MPN
9 Coliform 3.800 3.900 5.000
/100mL

10 Tổng dầu mỡ mg/L <0,3 <0,3 0,5

Nhận xét: Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt trong khu vực dự án đều nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng nước mặt (cột A2: Dùng cho mục đích sinh hoạt nhưng phải áp dụng biện
pháp xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước
tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2).
2.2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
Các chỉ tiêu phân tích cần thiết có trong môi trường đất và phương pháp đo
được thể hiện tại các bảng dưới đây. Kết quả đo được so sánh với QCVN 03-
MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số
kim loại nặng trong đất.
Bảng 2.4. Kết quả chất lượng môi trường đất

Kết quả QCVN 03-MT:2015 /BTNMT

Thông phân tích


TT Đơn vị
số
Đất lâm Đất nông
Đ1 Đ2
nghiệp nghiệp

Đồng mg/kg đất 150


1 42,2 45,7 100
(Cu) khô

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 85


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Kẽm mg/kg đất 200


2 18,5 15,8 200
(Zn) khô

Chì mg/kg đất 100


3 12,1 10,3 70
(Pb) khô

Cadimi mg/kg đất 3


4 <0,26 <0,26 15
(Cd) khô

Asen mg/kg đất 20


5 0,53 0,48 1,5
(As) khô

Nhận xét: Các chỉ tiêu của mẫu đất so sánh với QCVN 03-MT:2015/BTNMT:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất,
nhận thấy: Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép, tính chất đất ổn
định, mức độ bền vững môi trường tương đối cao. Đất trong khu vực Dự án phù hợp
với hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học

Trong khu vực thực hiện dự án có hệ sinh thái khá phong phú. Qua các tài liệu
hiện có và kết quả khảo sát khu vực cho thấy có các loài đồng, thực vật như sau:

1. Hệ sinh thái dưới nước

a. Thực vật nổi


Thành phần loài: Kết quả phân tích thực vật nổi đã xác định được 38 loài thực
vật nổi nằm trong 03 ngành tảo là Tảo Lam (Cyanonphyta), Tảo Silic
(Bacillareophyta) và Tảo Giáp (Pyrrophyta). Trong thành phần thực vật nổi, ngành tảo
Silic có số lượng loài cao nhất chiếm 78,2% trên tổng số. Tiếp đến là Tảo Giáp chiếm
10,2%, số còn lại là Tảo Lam.
Phân bố số lượng: Số lượng thực vật nổi thể hiện qua các điểm lấy mẫu cho thấy
tảo Silic chiếm tỷ lệ cao nhất về thành phần loài và số lượng ở khu vực sông. Số lượng
thực vật nổi ở khu vực dao động trong khoảng từ 2,4112,98x106 tb/m3.

Bảng 2.19: Thành phần thực vật phù du vùng dự án


TT Tên loài

1 Melosiraceae

2 Coscinodoscaceae

3 Leptocylindraceae

4 Chaetoceraceae

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 86


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

5 Rhizosoleniaceae

6 Bacteriastraceae

7 Skelettonemeceae

8 Biddulphiaceae

9 Fragilariaceae

10 Tabellariaceae

11 Achnanthaceae

12 Naviculaceae

13 Nitzschisaceae

14 Surlrellaceae

b. Động vật nổi


Thành phần loài: Kết quả phân tích các mẫu thu được trong các đợt khảo sát
cho thấy có khoảng 30 loài động vật nổi thuộc nhóm trùng bánh xe, râu ngạnh và giáp
xác chân chèo. Ngoài các nhóm trên còn xác định được 15 nhóm khác trong thành
phần động vật nổi ở khu vực.
Phân bố số lượng động vật nổi: Nhìn chung mật độ động vật nổi tương đối cao,
mật độ biến đổi trong khoảng 200  3300 con/m3.
c. Động vật đáy
Thành phần loài: đã xác định được 39 loài động vật đáy, thuộc 03 nhóm chính:
- Giun nhiều tơ (polychacta) : 02 loài,
- Nhóm giáp xác (crustacea) : 13 loài,
- Nhóm thân mềm (mollusca) chiếm ưu thế: 24 loài

Bảng 2.20: Danh mục một số loài cá nước ngọt tại khu vực dự án
TT Tên loài

Việt Nam La tinh

1 Cá mè Barbonymus gonionotus (Bleeker)

2 Cá trôi Cirrhinus mokitorella

3 Cá trê Clrias batrachus

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 87


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

4 Cá bảy màu Lebistes reticulatus Peter

5 Lươn Monopterus albus (Ziew)

6 Cá rô Anabas testudineus Bloch

7 Cá lia thia Betta taeniata Regan

8 Cá quả Channa striata

9 Cá bống Butis butis

10 Cá rô phi Oreocromis mossambicus

11 Cá chép Cyprinus carpio

12 Cá chạch Cobitis taenia

d. Khu hệ động vật


Thành phần loài: Đã thống kê được ở khu vực dự án có 70 loài động vật (thú,
chim, bò sát, ếch nhái).
Nguồn lợi động vật: Từ kết quả khảo sát trên các tuyến cho thấy nguồn tài
nguyên động vật trên cạn tại khu vực dự án thuộc loại nghèo. Số loài có chỉ số phong
phú ở cấp giàu rất thấp, chỉ có 05 loài chiếm 7,14% tổng số loài. Số loài ở cấp trung
bình là 19 loài chiếm 27,14% tổng số loài. Số loài có mật độ thấp chiếm ưu thế với 46
loài.
e. Khu hệ thực vật
Thành phần loài thực vật có bậc cao có mặt trên cạn tại khu vực dự án trong
phạm vi diện tích 25-30 km2 được khảo sát, có khoảng 181 loài thuộc 68 họ trong 03
ngành thực vật.
- Nguồn lợi thực vật trên cạn:
Một số cây làm thuốc: Rau má (Centella asistica) chữa giải độc, thông tiểu, thổ
huyết, tả, lỵ. Cây Cứt lợn (Ageratum conyzoides) chữa rong huyết sau khi sinh, viêm
xoang. Cúc áo (Bindens pilosa) chữa viêm yết hầu, kinh phong, viêm ruột,...
Cây cho rau quả và thực phẩm: có khoảng 18 loài, đều là cây trồng trong vườn
nhà ở khu dân cư. Trữ lượng nói chung từng loài rất ít, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu đời
sống hàng ngày của gia đình vì vườn gia đình có diện tích nhỏ, cây trồng có lượng ít
và không có loài đặc sản nào. Các cây cho quả ăn như Đu đủ, Chuối...
Cây làm thức ăn cho gia súc: có khoảng 17 loài, mọc tự nhiên ở trảng cỏ, ven
đường, ven đồi núi. Trữ lượng ít và rải rác, có thể chỉ đủ nuôi trâu, bò cho dân cư trong
vùng dùng để đảm bảo sức kéo trong canh tác. Chủ yếu là các loài cây thuộc họ cây
thảo như rau Dền (Amarathaceae), họ Cói (Cyperaceae),...

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 88


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Cây cho gỗ: có khoảng 12 loài, chủ yếu là cây trồng và một số cây tự nhiên
nhưng chỉ có các cây trồng là đạt kích thước sử dụng còn cây tự nhiên thì hầu như
không còn cây lớn và số lượng cũng rất ít.
Cây cho sợi đan lát và làm bột giấy: có khoảng 11 loài, mọc tự nhiên, trữ lượng
không đáng kể
Cây cho chất đốt: có khoảng 18 loài, chủ yếu là những cây bụi, thân gỗ có khả
năng làm củi đun, phục vụ đời sống hàng ngày cho dân cư trong vùng
Cây cho tinh dầu: có khoảng 18 loài, đáng kể là Thông nhựa (Pinus merkussi).
Ngoài ra còn có các cây khác cho tinh dầu nhưng trữ lượng rất ít: Mơ lông (Litsea
umbellata), Màng tang (Litsea cubela),...
Cây làm cảnh: có khoảng 7 loài, số lượng rất ít và cũng không phổ biến như:
Thuốc dấu (Euphorbia thymaloides), hoa Mười giờ (Portulacs grandiflora).
Cây làm phân xanh: có khoảng 4 loài nhưng số lượng không nhiều.
Cây lương thực: có hai loài quan trọng nhất vùng đó là lúa và ngô nhưng sản
lượng cũng không cao, chỉ đủ cung cấp nhu cầu tại chỗ của nhân dân. Không có các
loài động thực vật quý hiếm trong khu vực này.
2. Môi trường sinh vật cạn
a) Hệ thực vật
- Thảm thực vật nhân tác:
+ Cây trồng nông nghiệp bao gồm: lúa, ngô, đậu tương, lanh. chè. đỗ trọng.....
Ngoài ra còn một số cây ăn: lê, táo, hồng, mận, ổi, xoài...
+ Cây lâm nghiệp: cây trồng rừng gồm: keo, sở, cây mác rạc...
+ Cây dược liệu: Cây dược liệu cũng có tới hàng chục loài để chữa bệnh và bồi
bổ cơ thể như: sa nhân, thảo quả, quế…
- Thảm thực vật tự nhiên: ở các khu vực núi đất có một số loại gỗ quý hiếm
như: lát, nghiến, thông ...
b) Hệ động vật
Với những đặc trưng địa hình, khí hậu và thảm thực vật khu hệ động vật trong
vùng dự án cũng ít đa dạng, chủ yếu là vật nuôi.
Ở khu vực rừng thứ sinh, nương rẫy, bản làng có các loài: cầy, chồn, sóc, chuột,
nhím, tắc kè, rùa đá....Các loài chim: sẻ, hoại mi, gà lôi....
Ở những khu vực ven sông suối và các ao hồ có những loài như: rái cá, ếch
nhái...

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 89


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu
vực thực hiện dự án
Khu vực thực hiện dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường. Loại
hình dự án chủ yếu mang đến các tác động tích cực cho môi trường địa phương. Tuy
nhiên không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực, nhất là trong giai đoạn thi công. Các
đối tượng bị tác động do hoạt động của dự án được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Các đối tượng bị tác động do hoạt động của Dự án

TT Đối tượng Không gian tác động Thời gian tác động

Các đối tượng tự nhiên

- Nước mặt tại các khe suối gần Trong giai đoạn thi công và vận
1 Nước mặt
dự án hành

Khu đất bố trí bãi thải, trạm


2 Đất Trong giai đoạn thi công
trộn

- Khu vực xung quanh bãi thải - Giai đoạn thi công

3 Không khí - Khu vực tuyến đường vận


chuyển nguyên vật liệu, sản - Trong giai đoạn thi công và vận
phẩm của dự án hành

- Giai đoạn thi công


Hệ sinh thái khu Khu vực xây dựng các hạng
vực mục công trình và xung quanh - Trong giai đoạn thi công và vận
hành

Sức khỏe cộng đồng

Cán bộ, công nhân trực tiếp


tham gia các hoạt động của dự
Sức khoẻ của án
1 Giai đoạn thi công
công nhân
Cán bộ, công nhân tại các
doanh nghiệp lân cận

Khu vực tuyến đường vận


Sức khỏe cộng
2 chuyển, khu vực xây dựng dự Giai đoạn thi công và vận hành
đồng
án

Kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn thi công và vận


1 Kinh tế - xã hội Kinh tế địa phương
hành

Theo các kết quả đo đạc phân tích môi trường của dự án có thể thấy các thông số
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 90
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
đo đạc hiện trạng môi trường đất, nước và không khí nằm trong quy chuẩn cho phép
của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Vì vậy khu vực dự án còn có khả năng tiếp nhận
chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án. Tuy nhiên, CDA sẽ thực hiện các biện pháp
giảm thiểu, hạn chế ô nhiễm môi trường đến mức thấp nhất để không gây tác động xấu
nhiều đến dân cư và các tổ chức cộng đồng trong khu vực.
2.4. Sự phù hợp của địa diểm lựa chọn thực hiện dự án
Qua phân tích sơ lược điều kiện kinh tế xã hội tại các khu vực xây dựng các
hạng mục công trình, môi trường kinh tế - xã hội bao gồm nhiều vấn đề có thể liên
quan đến sự hoạt động của Dự án như:
- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ phát triển kinh
tế xã hội còn rất nhiều hạn chế. Quá trình thi công Dự án có thể tuyển chọn lao động
phổ thông từ dân cư của địa phương. Điều này vừa tạo điều kiện cho người dân có
thêm thu nhập, vừa làm giảm chi phí trong việc bố trí mặt bằng kho bãi lán trại và chi
phí xử lý môi trường do người dân có thể về nhà.
.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 91


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
ÁN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi
trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
Phạm vi ĐTM bao gồm khu vực đầu mối, khu vực lòng hồ, khu nhà máy, các
đường công vụ trong các giai đoạn thi công và vận hành. Dự án không khai thác vật
liệu xây dựng; không phải tái định cư. Vì vậy, trong báo cáo này không đánh giá tác
động liên quan đến các hoạt động này.
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất
Chiếm đất chủ yếu là các hạng mục hồ chứa nước, tuyến đập đầu mối, cửa lấy
nước, nhà máy, tuyến đường dây... không có bất cứ công trình hạ tầng, kiến trúc như
cầu, cống, đường dây điện, nhà cửa nào bị ảnh hưởng.
Phạm vi xây dựng công trình không có đất rừng tự nhiên. Các loại đất bị chiếm
dụng chủ yếu là đất quy hoạch rừng sản xuất (hiện trạng không có rừng), đất sông suối,
đất nương rẫy trồng cây hằng năm khác, đất trồng lúa, đất chưa sử dụng, đất mặt nước
chuyên dùng.
3.1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
Do hiện tại, dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đã thi công
hoàn thiện các hạng mục công trình phụ trợ nên trong phạm vi báo cáo ĐTM sẽ
không đề cập đến các tác động của liên quan đến những hoạt động này.
3.1.1.3. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng phục
vụ dự án
Dự án không khai thác vật liệu xây dựng trong khu vực để phục vụ thi công xây
dựng dự án. CDA dự kiến sẽ tận dụng khoảng 63.935 m3 đá đào ngầm và đá đào hố
móng để đưa về trạm nghiền sàng chế biến vật liệu phục vụ xây dựng các hạng mục
công trình.
Dự án bố trí 01 trạm nghiền sàng đá tận dụng đặt tại khu phụ trợ nhà máy với 1
trạm công suất 150 m3/h hoạt động 8h/ngày. Trong hoạt động nghiền sàng, bụi là yếu
tố gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể nhất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
người lao động. Bụi sinh ra từ các công đoạn chính là xúc bốc, vận chuyển và nghiền
sàng.
Theo WHO, hệ số phát thải bụi từ hoạt động của trạm nghiền sàng đá là
0,14kg/tấn đá khai thác. Khối lượng riêng của đá răm khoảng 1,60 tấn/m3, khối lượng
đá dăm nghiền được trong 1 giờ là khoảng 80 tấn.
Lượng bụi phát sinh tại trạm nghiền sàng là: (80x103x0,14)/3600 = 3,111 g/s.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 92


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Áp dụng mô hình Gauss, nồng độ bụi phát sinh tại trạm trộn bê tông và trạm
nghiền sàng như sau:
Bảng 3.1. Tải lượng và nồng độ bụi phát sinh tại trạm nghiền sàng
Nồng độ theo khoảng cách tính từ nguồn
QCVN
Hạng mục (mg/m3)
05:2013/BTNMT
10m 50m 100m 200m 300m
Trạm nghiền sàng 5,12 2,89 1,22 0,33 0,13 0,3
Nhận xét: Kết quả tính toán trên cho thấy nồng độ bụi trong quá trình nghiền
sàng đá phục vụ cho Dự án vượt GHCP khá lớn. Ở khoảng cách 200m, lượng khí thải
này gấp 1,1 lần QCCP. Từ khoảng trên 300m trở đi, lượng bụi nằm trong GPCP. Đối
tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là công nhân xây dựng trên công trường và cây cối xung
quanh. Chủ dự án sẽ phải làm tốt các BPGT để giảm đáng kể lượng bụi phát sinh ra
môi trường.
*) Đối tượng chịu tác động: Tác động trực tiếp và gián tiếp đến công nhân làm
việc trên công trường, người dân canh tác nông nghiệp gần khu vực dự án.
*) Phạm vi tác đông: Khu vực dự án.
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn triển khai xây dựng và lâu dài.
*) Mức độ tác động: Cao.
3.1.1.4. Đánh giá, dự báo các tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
xây dựng, máy móc thiết bị và hoạt động thi công các hạng mục công trình của Dự
án
3.1.1.4.1. Đánh giá các tác động môi trường liên quan đến chất thải
a. Tác động gây ô nhiễm không khí
a1. Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và
đất đá thải
*) Sự ô nhiễm không khí do bụi và khí thải phát sinh từ động cơ xe khi đốt
cháy nhiên liệu hóa thạch
- Theo số liệu thống kê tại chương I:
+ Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng dự án cần vận
chuyển là 262.201,75 tấn. Thời gian vận chuyển là 15 tháng, số ngày trong tháng 26
ngày/tháng, số giờ trong ngày 8h/ngày;
+ Tổng khối lượng đất đá thải của dự án là 198,077 m3 (297.115,5tấn). Thời
gian vận chuyển là 20 tháng, số ngày trong tháng 26 ngày/tháng, số giờ trong ngày
8h/ngày;
+ Khối lượng máy móc, thiết bị của dự án là khoảng 1.250 tấn. Thời gian vận
chuyển là 1 tháng, số ngày trong tháng 26 ngày/tháng, số giờ trong ngày 8h/ngày;
+ Phương tiện vận chuyển: Sử dụng xe ô tô tải 10 tấn, 15 tấn.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 93


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Lưu lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng là:
N = 262.201,75 tấn/(15 x 26 x 8)h/15 tấn x 2 lượt (đi và về) ≈ 12lượt xe/h
Lưu lượng xe vận chuyển đất đá thải của dự án là:
N = 297.115,5 tấn/(20 x 26 x 8)h/15 tấn x 2 lượt (đi và về) ≈ 10 lượt xe/h.
Lưu lượng xe vận chuyển máy móc, thiết bị của dự án là:
N = 1.250 tấn/(1 x 26 x 8)h/15 tấn x 2 lượt (đi và về) ≈ 2 lượt xe/h.
Tải lượng ô nhiễm trong quá trình vận chuyển tính theo công thức sau:
E = n x k x s (kg/1000km.h)
Trong đó:
n: Số lượng xe lưu thông trên 1 thời điểm;
k: Hệ số phát thải của các xe vận chuyển (kg/1000km);
s: Chiều dài quãng đường vận chuyển.
Hệ số phát thải bụi và khí thải từ xe ô tô có trọng lượng 3,5 T16 T được trình
bày ở bảng sau:
Bảng 3.2. Hệ số ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải sử dụng
dầu DO khu vực ngoài thành phố

Trọng tải của xe 3,5÷16 T SO2 NOx CO HC Bụi

Hệ số ô nhiễm (kg/1000 km) 4,29S 11,8 6,00 2,6 0,9

[Nguồn: Handbook of Emission, Non Industrial and Industrial source, Netherlands]


Ghi chú: Hàm lượng S trong dầu DO = 0,05% (theo QCVN 01:2007/BKHCN).
Trong GĐTC sắp tới sẽ sử dụng 2 xe ô tô tự đổ để vận chuyển nguyên vật liệu và
3 xe ô tô tự đổ sử dụng để vận chuyển đất đá (vận tốc bình quân của 1 xe là 30 km/h,
thời gian làm việc 1 ca/ngày, 1 ca làm việc 8h).
Khoảng cách tuyến đường vận chuyển:
+ Đường trong công trường với tổng chiều dài khoảng 1km.
Tính được tải lượng bụi và khí thải phát sinh như sau:
Bảng 3.3. Tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải sử dụng dầu
DO - GĐTC

Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)


Số lượt Quãng
TT Hạng mục
xe đường
SO2 NOx CO HC Bụi

1 Đường ngoài công 11 40 0,0007 0,0373 0,02 0,0087 0,003

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 94


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)


Số lượt Quãng
TT Hạng mục
xe đường
SO2 NOx CO HC Bụi
trường

Đường trong công


2 10 1 0,0006 0.0311 0.0167 0.0072 0.0025
trường

*) Sự ô nhiễm không khí do chất bẩn cuốn lên từ đường theo lốp xe
Tải lượng bụi cuốn lên từ đường theo lốp xe khi vận hành các xe tải được xác
định dựa trên: i) số xe sử dụng; ii) Hệ số phát thải bụi cuốn từ đường:
Bảng 3.4. Hệ số phát thải bụi cuốn từ đường
TT Loại đường Đơn vị (U) TSP (kg/U)
I Đường trải nhựa
Đường đô thị (bề rộng<10 m, lưu lượng xe < 500 xe/ngày
1 1000 km 15
đêm)
Đường đô thị (bề rộng>10m, lưu lượng xe 500 - 10.000
2 1000 km 10
xe/ngày đêm)
3 Đường QL (lưu lượng>10.000 xe/ngày đêm) 1000 km 4,4
4 Đường cao tốc (lưu lượng>50.000 xe/ngày đêm) 1000 km 0,35
II Đường chưa trải nhựa
1 Đường rải sỏi 1000 km (3.7f)
2 Đường đất cấp phối 1000 km (21f)
3 Đường rải đá dăm 1000 km (7.1f)
Nguồn: WHO. 1993. Assessment of source of air, water and land pollution. A guide to
rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control
strategies. Part one: Rapid inventory techniques in environmental pollution
Ghi chú:
Hệ số f được xác định theo công thức:
f = S x W0,7 x w0,5 (3.3)
Trong đó:
S: Vận tốc trung bình của phương tiện (30 km/h);
W: Tải trọng trung bình của phương tiện (15 tấn);
w: Số lượng bánh xe trung bình của phương tiện (8 bánh).
Tính được tải lượng bụi phát sinh như sau:
Bảng 3.5. Tải lượng bụi phát sinh cuốn theo lốp xe
TT Hạng mục Số lượt xe Tải lượng ô nhiễm bụi (mg/m.s)
1 Đường ngoài công trường 12 0,0458
2 Đường trong công trường 10 7,3872

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 95


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Vậy, tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên
vật liệu phục vụ thi công xây dựng của dự án được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.6. Tải lượng ô nhiễm tổng hợp từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu
và đất đá thải của Dự án
Tải lượng phát thải
Tải lượng ô nhiễm
Chất gây (mg/m.s)
TT tổng hợp
ô nhiễm Từ hoạt động của Cuốn theo
(mg/m.s)
phương tiện vận chuyển đường lốp xe
Đường ngoài công trường
1 SO2 0,0007 - 0,0007
2 NOx 0,0373 - 0,0342
3 CO 0,02 - 0,0183
4 HC 0,0087 - 0,0079
5 Bụi 0,003 0,0458 0,0488
Đường trong công trường
1 SO2 0,0006 - 0,0006
2 NOx 0,0311 - 0,0311
3 CO 0,0167 - 0,0167
4 HC 0,0072 - 0,0072
5 Bụi 0,0025 7,3872 7,3897
Sử dụng mô hình Sutton cho nguồn đường để dự báo mức độ lan truyền bụi và
khí thải theo khoảng cách do hoạt động của xe vận chuyển:

   ( z  h) 2    ( z  h) 2  

0,8.E exp    exp  
  2 z  2 z 
2 2
  
C
 z .u (3.2)
Trong đó:
C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);
E: Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s);
Z: Độ cao của điểm tính toán (Z= 1,65m);
h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (h= 0,5m);
u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực u= 2m/s;
 z : Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương Z (m);

Trị số khuếch tán chất ô nhiễm  z theo phương đứng (Z) với độ ổn định của khí
quyển tại khu vực dự án là B, được xác định theo công thức:  z =0,53. x0,73 (m).
x: Khoảng cách của điểm tính toán so với tim đường (m).
[Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2003. Môi trường không khí, NXB KHKT, 2003]
Kết quả dự báo như sau:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 96


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Bảng 3.7. Dự báo bụi và khí thải phát sinh theo khoảng cách từ hoạt động của động
cơ xe – GĐTC

Nồng độ theo khoảng cách tính từ tim đường


QCVN
Khí (m)
Hoạt động
thải
200 250 300 350 400 05:2013/BTNMT

05:2013/BTNMT

CO 0,0006 0,0005 0,0005 0,0004 0,0004 30

NOx 0,0012 0,0010 0,0009 0,0008 0,0007 0,2


Đường ngoài
SO2 0,00002 0,00002 0,00002 0,00001 0,00001 0,35
công trường
TSP 0,42 0,36 0,31 0,28 0,25 0,3

06:2009/BTNMT

HC 0,0003 0,0002 0,0002 0,0002 0,0002 5,00

05:2013/BTNMT

CO 0,0005 0,0004 0,0004 0,0003 0,0003 30

NOx 0,0010 0,0008 0,0007 0,0007 0,0006 0,2


Đường trong
SO2 0,00002 0,00002 0,00001 0,00001 0,00001 0,35
công trường
TSP 0,35 0,298 0,26 0,23 0,21 0,3

06:2009/BTNMT

HC 0,0003 0,0002 0,0002 0,0002 0,0001 5,00

Kết quả tính toán cho thấy, tại các hướng tuyến phục vụ thi công nồng độ NO 2,
CO, SO2, HC phát sinh từ đốt nhiên liệu khi vận hành các phương tiện vận chuyển là
nhỏ hơn nhiều so với Quy chuẩn cho phép.
Đối với nồng độ bụi:
+ Đối với hoạt động vận chuyển ngoài công trường: Từ khoảng cách 200 m,
nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ hơn rất nhiều lần so với GHCP. Ngoại trừ bụi, nồng độ
bụi phát sinh lớn hơn GHCP 1.03 lần ở khoảng cách 300m .
+ Đối với hoạt động vận chuyển trong công trường: Nồng độ bụi phát sinh lớn
hơn GHCP 1,17 lần ở khoảng cách 200m. Từ khoảng cách 250 m, nồng độ các chất ô
nhiễm nằm trong GHCP.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 97


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Ngoài ra, hầu hết các loại bụi đất đá phát sinh trong giai đoạn này đều có kích
thước lớn, khó phát tán xa cùng với mật độ giao thông không lớn nên chủ yếu gây ô
nhiễm cục bộ tại khu vực công trường và trên các tuyến đường vận chuyển nguyên
vật liệu là đường liên xã sẵn có. Bên cạnh đó khu vực dự án nằm ở nơi thoáng gió,
cách xa khu dân cư, có nhiều cây cối vì vậy lượng khí thải phát sinh nhanh chóng
được pha loãng vào môi trường xung quanh nên mức độ tác động đến người dân do
khí thải được đánh giá là không đáng kể. Phạm vi ảnh hưởng này gây tác động không
đáng kể đến đời sống của các hộ dân sống gần tuyến đường vận chuyển.
a2. Bụi phát sinh do đào, đắp các hạng mục công trình
Để đánh giá tác động do bụi từ hoạt động đào đắp các hạng mục công trình cần
phải xác định được mức độ khuyếch tán bụi. Mức độ khuyếch tán phụ thuộc vào khối
lượng san gạt và đào đắp. Lượng bụi khuyếch tán (MB) được tính toán dựa theo hệ số ô
nhiễm (E) và khối lượng san gạt, đào đắp đất (MĐ):
MB = MĐ x E (3.3)
Theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng Thế giới (Environmental
assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines, environment, World Bank,
Washington D.C 8/1991), hệ số ô nhiễm được tính bằng công thức sau:
E = k x 0,0016 x (U/2,2)1,3/(M/2)1,4 (3.4)
Trong đó:
E: Hệ số ô nhiễm (kg/tấn);
k: Cấu trúc hạt, có giá trị trung bình 0,35;
U: Tốc độ gió trung bình tại khu vực u=2,0 m/s;
M: Độ ẩm trung bình của vật liệu lấy bằng 13,64%.
Theo kết quả tính toán, hệ số ô nhiễm trung bình trong khu vực là 3,37 x10-6
kg/tấn. Căn cứ vào khối lượng đào đắp và thời gian thi công, tính toán được tải lượng
bụi phát sinh tại các khu vực công trình như sau:
Bảng 3.8. Tải lượng ô nhiễm bụi tại các khu vực thi công

Thời gian Khối lượng Khối lượng Tải lượng ô


TT Hạng mục thi công đào đắp đào đắp nhiễm (g/s)
(tháng) (103m3) (tấn)

1 Cống dẫn dòng 0,7 10,02 14.028 0,29

2 Đê quây 1 18,67 26.138 0,55

3 Đập dâng, đập tràn 5 77,65 108.710 0,30

4 Nhà máy thủy điện 6 13,35 18.690 0,04

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 98


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
* Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các thiết bị sử dụng dầu diezen
phục vụ đào đắp
Các thiết bị có sử dụng dầu phục vụ thi công các hạng mục công trình chính chủ
yếu là máy đào, máy đầm... Căn cứ vào tài liệu của NATZ cung cấp về lượng khí thải
độc hại phát thải khi sử dụng một tấn dầu để đào đắp đất đá đối với động cơ đốt trong;
căn cứ vào khối lượng san gạt và đào đắp; căn cứ vào tỷ trọng của dầu là 0,89kg/l tính
được tổng khối lượng dầu sử dụng tại các hạng mục thi công. Tính được tải lượng bụi
và khí thải phát sinh ở bảng sau.
Bảng 3.9. Hệ số phát thải bụi và khí thải từ hoạt động đào đắp đất bằng
các thiết bị có sử dụng dầu
Hệ số dầu sử dụng Hệ số khí thải (kg/tấn dầu)
(kg/tấn đất đá) SO2 NO2 CO HC Bụi
0,1 2,80 12,30 0,05 0,24 0,94
Nguồn: NAZT
Bảng 3.10. Tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ các thiết bị có sử dụng dầu -
GĐTKXD
Lượng dầu Tải lượng (g/s)
TT Hạng mục sử dụng
SO2 NO2 CO HC Bụi
(tấn)
1 Tuyến đập 2,6085 0,00325 0,01428 0,00006 0,00028 0,00109
2 Đê quây 0,4965 0,00186 0,00816 0,00003 0,00016 0,00062
3 Cửa lấy nước 0,4740 0,00059 0,00260 0,00001 0,00005 0,00020
4 NMTĐ + TBA 3,2520 0,00304 0,01335 0,00005 0,00026 0,00102
5 Tuyến đường dây 2,1660 0,00405 0,01779 0,00007 0,00035 0,00136
6 Đường TC - VH 18,9105 0,02357 0,10354 0,00042 0,00202 0,00791
Tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình đào đắp các hạng
mục và hoạt động của các thiết bị sử dụng dầu được trình bày như bảng sau:
Bảng 3.11. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình thi công đào đắp
các hạng mục và hoạt động của các thiết bị sử dụng dầu
Tải lượng (g/s)
TT Hạng mục
SO2 NO2 CO HC Bụi
1 Tuyến đập 0,00325 0,01428 0,00006 0,00028 0,17282
2 Đê quây 0,00186 0,00816 0,00003 0,00016 0,03331
3 Cửa lấy nước 0,00059 0,00260 0,00001 0,00005 0,03140
4 NMTĐ + TBA 0,00304 0,01335 0,00005 0,00026 0,21512
5 Tuyến đường dây 0,00405 0,01779 0,00007 0,00035 0,14396
6 Đường TC - VH 0,02357 0,10354 0,00042 0,00202 1,25290
Mô hình Gauss áp dụng cho nguồn điểm đã được sử dụng để dự báo mức phát
tán các chất gây ô nhiễm tại các khoảng cách khác nhau tới điểm thi công các hạng
mục trên công trường:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 99


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

(3.5)

Trong đó:
C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (g/m3);
M: Tải lượng phát thải chất ô nhiễm (g/s);
H: Chiều cao hiệu dụng của nguồn thải (2m);
u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực u=1,6 m/s;
 z : Thông số phát tán chất ô nhiễm theo phương đứng (m);
δy: Thông số phát tán chất ô nhiễm theo phương ngang (m);
Trị số khuếch tán chất ô nhiễm  z theo phương đứng với độ ổn định của khí
quyển tại khu vực dự án, được xác định theo công thức: δz = b.xc + d (m);
Trị số khuếch tán chất ô nhiễm theo δy phương ngang với độ ổn định của khí
quyển tại khu vực dự án, được xác định theo công thức: δy = a. x0,894 (m);
x: là khoảng cách xuôi theo chiều gió kể từ nguồn (m);
y: khoảng cách ngang tại góc vuông với trục x (m);
z: chiều cao điểm tính toán (m); chiều cao điểm tính toán là 1,5m.
Các hệ số a, b, c, d được cho ở bảng sau:
Bảng 3.12. Các hệ số a, b, c, d

x < 1 km x >1km
Cấp ổn định a
b c d b c d

A 213 440,8 1,941 9,27 459,7 2,904 -9,6

B 156 106,6 1,149 3,3 108,2 1,098 2

C 104 61 0,911 0 61 0,911 0

D 68 33,2 0,725 -1,7 44,5 0,516 -13

E 50,5 22,8 0,678 -1,3 55,4 0,305 -34

F 34 14,35 0,74 -0,35 62,6 0,18 -48,6

[Nguồn: Trần Ngọc Chấn, 2000-Ô nhiễm khí và xử lý khí thải tập 1, NXB KHKT]
Phân cấp ổn định khí quyển (theo Turner,1970)

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 100


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Tốc độ gió (m/s) Mạnh

<2 A

2-3 A-B

3-5 B

Dựa trên kết quả về đặc trưng khí hậu khu vực dự án, hướng gió chủ đạo là Tây,
Nam, Đông Nam. Vận tốc gió trung bình trong khu vực là 2 m/s. Như vậy, cấp độ ổn
định khí quyển là A-B.
Dự báo nồng độ bụi phát sinh theo khoảng cách xuôi theo chiều gió trong quá
trình đào đắp, san gạt được thể hiện ở bảng 3.13:
Bảng 3.13. Nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động đào đắp các hạng mục và
hoạt động của các thiết bị sử dụng dầu - GĐTKXD
Hạng Nồng độ theo khoảng cách tính từ nguồn (mg/m3) QCVN
TT
mục 10m 20m 50m 100m 200m 05:2013/BTNMT
1 Tuyến đập
SO2 0,00823 0,00912 0,00464 0,00196 0,00054 0,35
NO2 0,03615 0,04004 0,02038 0,00862 0,00239 0,20
CO 0,00015 0,00016 0,00008 0,00004 0,00001 30,00
Bụi 0,43748 0,48452 0,24660 0,10432 0,02892 0,30
06:2010/BTNMT
HC 0,00071 0,00078 0,00040 0,00017 0,00005 5,00
2 Đê quây 05:2013/BTNMT
SO2 0,00470 0,00520 0,00265 0,00112 0,00031 0,35
NO2 0,02064 0,02286 0,01164 0,00492 0,00136 0,20
CO 0,00008 0,00009 0,00005 0,00002 0,00001 30,00
Bụi 0,08432 0,09339 0,04753 0,02011 0,00557 0,30
06:2010/BTNMT
HC 0,00040 0,00045 0,00023 0,00010 0,00003 5,00
3 Cửa lấy nước 05:2013/BTNMT
SO2 0,00150 0,00166 0,00084 0,00036 0,00010 0,35
NO2 0,00657 0,00728 0,00370 0,00157 0,00043 0,20
CO 0,00003 0,00003 0,00002 0,00001 0,00001 30,00
Bụi 0,07950 0,08804 0,04481 0,01896 0,00525 0,30
06:2010/BTNMT
HC 0,00013 0,00014 0,00007 0,00003 0,00001 5,00
4 NMTĐ + TBA + Đường ống áp lực 05:2013/BTNMT
SO2 0,00770 0,00852 0,00434 0,00183 0,00051 0,35
NO2 0,03381 0,03744 0,01906 0,00806 0,00223 0,20
CO 0,00014 0,00015 0,00008 0,00003 0,00001 30,00
Bụi 0,54454 0,60309 0,30694 0,12985 0,03599 0,30

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 101


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Hạng Nồng độ theo khoảng cách tính từ nguồn (mg/m3) QCVN
TT
mục 10m 20m 50m 100m 200m 05:2013/BTNMT
06:2010/BTNMT
HC 0,00066 0,00073 0,00037 0,00016 0,00004 5,00
5 Tuyến đường dây 05:2013/BTNMT
SO2 0,01025 0,01135 0,00578 0,00244 0,00068 0,35
NO2 0,04503 0,04987 0,02538 0,01074 0,00298 0,20
CO 0,00018 0,00020 0,00010 0,00004 0,00001 30,00
Bụi 0,36441 0,40360 0,20541 0,08689 0,02409 0,30
06:2010/BTNMT
HC 0,00088 0,00097 0,00050 0,00021 0,00006 5,00
6 Đường TC-VH 05:2013/BTNMT
SO2 0,05967 0,06608 0,03363 0,01423 0,00394 0,35
NO2 0,26210 0,29029 0,14774 0,06250 0,01732 0,20
CO 0,00107 0,00118 0,00060 0,00025 0,00007 30,00
Bụi 3,17154 3,51255 1,78772 0,75626 0,20964 0,30
06:2010/BTNMT
HC 0,00511 0,00566 0,00288 0,00122 0,00034 5,00
Ghi chú: Hoạt động đào đá chủ yếu bằng thiết bị đào, diễn ra sau khi thực hiện
khoan nổ mìn.
Kết quả tính toán cho thấy, tại các khu vực thi công các hạng mục, nồng độ
NO2, CO, SO2, HC phát sinh từ đốt nhiên liệu khi vận hành các máy móc sử dụng dầu
là nhỏ hơn nhiều so với Quy chuẩn cho phép.
Đối với nồng độ bụi: Nồng độ bụi phát sinh lớn hơn GHCP 2,5 lần ở khoảng
cách 100m. Từ khoảng cách 200 m, nồng độ các chất ô nhiễm nằm trong GHCP.
a4. Bụi và khí thải phát sinh từ trạm trộn bê tông
Hoạt động sản xuất vữa bê tông bằng trạm trộn bê tông là nguồn gây ô nhiễm
bụi rất lớn. Thành phần chủ yếu là bụi cát và xi măng phát sinh từ công đoạn chuẩn bị
các nguyên liệu (cát, sỏi, xi măng) cho sản xuất bê tông.
Theo hệ số phát thải bụi trong quá trình trộn bê tông tại các trạm trộn là 2,66
kg/m (Nguồn Bộ Tài nguyên và Môi trường Australia, 2003).
3

Dự án bố trí 02 trạm trộn bê tông đặt tại khu phụ trợ nhà máy (công suất 60
m /h). Tính được lượng bụi phát sinh tại trạm trộn là 2,66 x 60 = 159,6 kg/giờ, tương
3

đương 44,33 g/s.


Áp dụng mô hình Gauss, nồng độ bụi phát sinh tại mỗi trạm trộn bê tông là:
Bảng 3.14. Nồng độ bụi phát sinh tại trạm trộn bê tông
Nồng độ theo khoảng cách tính từ nguồn
QCVN
Hạng mục (mg/m3)
05:2013/BTNMT
10m 50m 100m 500m 600m
Trạm trộn bê tông 60,780 34,260 14,493 0,413 0,252 0,3

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 102


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
[Nguồn: NAZT]
Ở khoảng cách 500m so với nguồn thải, nồng độ bụi trung bình 1h lên tới
0,413 mg/m3 vượt GHCP 1,38 lần so với QCVN 05:2013/BTNMT. Khoảng cách an
toàn đối với tác động này là từ 600m trở lên.
Tại mỗi khu phụ trợ, dự án bố trí 1 trạm nghiền sàng 50 tấn/h và 1 trạm trộn bê
tông 60 m3/h gần nhau, khi 02 trạm hoạt động cùng lúc sẽ có tác động cộng hưởng:
Bảng 3.15. Tác động cộng hưởng của bụi phát sinh tại trạm trộn bê tông và trạm
nghiền sàng
Nồng độ theo khoảng cách tính từ nguồn
QCVN
TT Hạng mục (mg/m3)
05:2013/BTNMT
10m 50m 100m 500m 600m
1 Trạm trộn bê tông 60,780 34,260 14,493 0,413 0,252
2 Trạm nghiền sàng 10,24 5,77 2,44 0,070 0,052 0,3
3 Tác động cộng hưởng 69,018 38,031 14,934 0,483 0,297
Trong trường hợp này, ở khoảng cách 500m, lượng khí thải này gấp 1,61 lần giới
hạn cho phép. Từ khoảng cách trên 600m trở đi, lượng bụi nằm trong giới hạn cho phép.
Như vậy, lượng bụi phát sinh do hoạt động của trạm trộn bê tông và trạm
nghiền sàng là rất lớn. Tuy nhiên, khu vực bố trí trạm của các trạm nằm xa khu dân cư
nên đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là công nhân xây dựng trên công trường và cây
cối xung quanh. Tác động này đòi hỏi phải thực hiện ngay biện pháp giảm thiểu để hạn
chế, loại trừ tác động.
a5. Bụi phát sinh từ hoạt động hàn
Trong quá trình thi công xây dựng một số hoạt động sẽ phát sinh bụi và khí thải
độc hại, đặc biệt là từ quá trình hàn để kết nối các kết cấu với nhau. Quá trình này làm
phát sinh bụi hơi oxit kim loại như mangan oxit, oxit sắt...
Bảng 3.16. Thành phần bụi khói một số loại que hàn
Loại que hàn MnO2 (%) SiO2 (%) Fe2O3 (%) Cr2O3 (%)
Que hàn baza
1,1 – 8,8/4,2 7,03 – 7,1/7,06 3,3 – 62,2/47,2 0,002-0,02/0,001
UONI 13/4S
Que hàn
- 0,29 - 0,37/0,33 89,9 - 96,5/93,1 -
Austent bazo
(Nguồn: TS. Ngô Lê Thông, Công nghệ hàn điện nóng chảy (Tập 1))
Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các
chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công
nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn điện nối các kết
cấu phụ thuộc vào loại que hàn như sau:
Bảng 3.17. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn
Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 103


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
2,5 3,25 4 5 6
Khói hàn (có chứa các chất ô
285 508 706 1.100 1.578
nhiễm khác) (mg/1 que hàn)
CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50
NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật 2000)
Với khối lượng que hàn như đang thống kê tại chương 1 là 2 tấn, giả thiết sử
dụng loại que hàn có đường kính trung bình 4 mm và 25 que/kg thì số lượng que hàn
cần dùng là 50.000 que hàn.
Quá trình hàn diễn ra từ quá trình hàn kết cấu thép làm móng cho đến khi thi
công xây dựng các hạng mục công trình nên thời gian bị tác động bởi khói hàn được
tính là 8 tháng. Khi đó tải lượng khí thải phát sinh từ công đoạn hàn là:
Bảng 3.18. Tải lượng khí hàn phát sinh trong giai đoạn xây dựng
Hệ số ô nhiễm Tải lượng (kg/quá Tải lượng
TT Thông số ô nhiễm
(mg/1 que hàn) trình) (g/s)
1 Khói hàn 706 35,3 0,006
2 CO 25 1,25 0,00021
3 NO 30 1,5 0,00025
Áp dụng mô hình Gauss, nồng độ khói hàn, khí thải phát sinh tại khu vực hàn là:
Bảng 3.19. Nồng độ khí hàn phát sinh trong quá trình hàn
Nồng độ theo khoảng cách tính từ nguồn QCVN
TT Thông số ô nhiễm
5m 10m 20m 30m 50m 05:2013/BTNMT
1 Khói hàn 0,002 0,015 0,016 0,013 0,004
2 CO 0,00007 0,00049 0,00055 0,00043 0,00012 0,3
3 NO 0,00009 0,00059 0,00066 0,00052 0,00014
Hàm lượng khí hàn phát sinh không lớn, từ khoảng cách 5m, lượng khí hàn nằm
trong giới hạn cho phép.
=> Đánh giá chung tác động của bụi và khí thải:
+ Tác động của bụi: Tác động của bụi phụ thuộc vào thành phần, kích thước,
hình dạng, hàm lượng, thời gian tiếp xúc và độ nhạy cảm của từng người. Bụi có thể
gây ra các bệnh về mắt, đường hô hấp, da… Ngoài ra, bụi phát tán vào không khí còn
bám vào lá cây làm giảm quá trình quang hợp, dẫn đến chậm sinh trưởng và phát triển.
+ Tác động của khí thải: Nếu hít phải lượng lớn khí CO có thể bị thiếu oxi trong
cơ thể, làm chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… Khí SO2, NOx có thể gây kích thích mạnh
và các bệnh về đường hô hấp. Đối với VOC có thể gây suy hô hấp, dị ứng, chóng mặt,
rối loạn tim mạch, một số loại vòng thơm còn có thể gây ung thư…
*) Đối tượng chịu tác động: Tác động trực tiếp và gián tiếp đến công nhân làm
việc trên công trường, người dân canh tác nông nghiệp gần khu vực dự án, người dân
sống gần tuyến đường giao thông và hệ sinh thái khu vực dự án.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 104


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
*) Phạm vi tác động: Khu vực dự án và xung quanh.
*) Thời gian tác động: Trong thời gian thi công và lâu dài.
*) Mức độ tác động: Cao.
b. Tác động do nước thải
b1. Tác động do nước thải sinh hoạt
Trong giai đoạn triển khai xây dựng, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu xuất
phát từ sinh hoạt của công nhân tại công trường. Với lượng công nhân/ngày lớn nhất
trên toàn công trường là 50 người, lượng nước thải sinh hoạt một ngày lớn nhất là
5.000 lít/ngày  5 m3/ngày (5 m3/ngày tại lán trại phục vụ thi công công trình đầu
mối và 8 m3/ngày tại khu lán trại phục vụ thi công nhà máy).
Theo thống kê đối với những Quốc gia đang phát triển của Tổ chức Y tế Thế giới,
có thể ước tính được nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt:
Bảng 3.20. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt phát
sinh từ lán trại công nhân giai đoạn triển khai xây dựng
Hệ số các chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô QCVN 14:2008/
Chất ô nhiễm
(g/người/ngày) nhiễm (mg/l) BTNMT (Cột B)
BOD5 45 - 54 (49,5) 742,5 50
COD 72 - 102 (87) 1305 -
Chất rắn lơ lửng 70 - 145 (107,5) 1612,5 100
Tổng Nitơ 6 - 12 (9) 135 -
NH4+ 2,4 - 4,8 (3,6) 54 5
Tổng Phốt pho 0,8 - 4,0 (2,4) 36 -
Dầu mỡ 10 - 30 (20) 300 10
Tổng coliform 106 - 109 50051.10^5 5.000
Nguồn: Hướng dẫn đánh giá nhanh tác động môi trường của WHO - 1993
Ghi chú:
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
() - Số liệu trung bình.
Đánh giá tác động: Với lượng nước thải khá lớn và dự báo các chất ô nhiễm có
trong nước thải sinh hoạt nêu trên, cho thấy chất lượng nước thải sinh hoạt của công
nhân trên các công trường đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT
rất nhiều lần. Tính chất, thành phần và tác động của nước thải sinh hoạt gây ra các tác
động như sau:
- Chứa hàm lượng các chất ô nhiễm (SS, BOD5, NH4+, phốt phát, clorua, chất
hoạt động bề mặt,...) cao là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Sông Miện
phía hạ lưu.
- Tác động đến HST thủy sinh tại các sông Miện: Làm suy giảm thành phần loài
do động vật thủy sinh di chuyển sang nơi khác hoặc với nồng độ cao có thể làm chết

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 105


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
các loài cá, động vật đáy.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân trên công trường, chất lượng nước cũng
như hệ sinh thái của sông Miện.
*) Phạm vi tác động: Khu vực thi công, sông Miện.
*) Thời gian tác động: Trong thời gian thi công và lâu dài.
*) Mức độ tác động: Cao.
b2. Tác động do nước thải xây dựng
Nước thải xây dựng gồm: Nước hố móng sau khi đắp đê quây để thi công đập;
nước thải từ trạm trộn bê tông; nước từ hoạt động bảo dưỡng, làm mát thiết bị.
*) Nước thải phát sinh từ quá trình thi công móng các hạng mục công trình:
Tham khảo thực tế quá trình thi công đào hố móng các hạng mục công trình
tại một số thủy điện có quy mô tương tự trên địa bàn tỉnh Hà Giang, ước tính lượng
nước thải phát sinh lớn nhất vào khoảng 20m 3/ngày. Lượng nước dưỡng ẩm hố
móng rất ít, phần lớn chúng sẽ bay hơi vào không khí. Đối với nước hố móng sau
khi đắp đê quây, do tính chất của loại nước này là nước suối tự nhiên ngấm qua đê
quây nên không nguy hại, được bơm hút trở lại suối.
*) Nước thải phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, rửa xe:
+ Nước thải từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị: toàn bộ máy
móc thi công, xe vận chuyển được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tại ga ra chuyên dụng.
Trong trường hợp máy móc hỏng hóc lỗi nhỏ như hết bình ắc quy, tra dầu mỡ… sẽ được
thực hiện ngay tại dự án. Vì vậy, không phát sinh từ hoạt động này.
+ Nước thải từ hoạt động rửa xe: Dự án có bố trí 2 cầu rửa xe (góc nghiêng 70,
diện tích là 30m2) gần khu vực cổng ra vào công trường (tại 02 khu phụ trợ) để rửa
bánh xe vận chuyển trước khi ra ngoài công trường nhằm giảm thiểu việc kéo theo đất
cát, bụi trong quá trình di chuyển.
Theo kết quả tính toán tại mục a1/a/3.1.1.4.1, dự kiến có khoảng 12 lượt xe vận
chuyển trong 1 giờ, tương đương 96lượt xe/ngày, tần suất rửa xe là 4 lượt xe/lần rửa,
như vậy có khoảng 24 lượt rửa/ngày. Trong quá trình rửa xe, sẽ sử dụng khoảng 300
lít/xe (theo TCVN 4513/1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn cấp nước phòng cháy
chữa cháy). Như vậy, lượng nước cấp cho quá trình rửa xe là 16x300 = 7.200l/ngày =
7,2m3/ngày. Lượng nước thải phát sinh được tính bằng 80% nước cấp: 7,2x80% = 5,76
m3/ngày. Thành phần của lượng nước thải này chủ yếu là chất rắn lơ lửng và dầu mỡ.
*) Nước thải từ trạm trộn bê tông:
Hoạt động trộn bê tông tại khu vực Dự án chủ yếu phát sinh nước thải từ quá
trình rửa cốt liệu. Dự án bố trí 02 trạm trộn bê tông với công suất 2 trạm là 60 m3/h.
Theo tài liệu: Công nghệ bê tông và bê tông đặc biệt của Phạm Duy Hữu, NXB
Xây dựng 2009, lượng nước cần sử dụng trong quá trình trộn bê tông như sau:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 106


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Với công suất trạm trộn bê tông 60 m3/h, sẽ cần 19,2m3 nước để rửa cốt liệu
và 12,48 m3 nước để trộn bê tông trong 1 mẻ (1h), Trạm trộn bê tông hoạt động trong
vòng 8h/ngày. Lượng ước cần sử dụng rửa cốt liệu lớn nhất là 153,6m3/ngày/trạm và
nước để trộn là khoảng 99,84 m3/ngày/trạm.
- Nước rửa cốt liệu: 20% ngấm vào vật liệu rửa, 80% lượng nước rửa cốt liệu
thải. Như vậy, nước thải phát sinh trong quá trình trộn bê tông là: (153,6 x 80%) x 2
trạm = 245,76 m3/ngày.
Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải xây dựng của Dự án như sau:
Bảng 3.21. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải xây dựng

Nước thải thi QCVN40:2011


TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
công (*) (cột B)

1 pH 6,99 5,5-9

2 TSS mg/l 663 100

3 COD mg/l 140,9 150

4 BOD5 mg/l 29,26 50

5 NH4+ mg/l 9,6 10

6 Tổng N mg/l 29,27 40

7 Tổng P mg/l 4,25 6

8 Fe mg/l 0,72 5

9 Zn mg/l 0,004 3

10 Pb mg/l 0,055 0,5

11 As mg/l 0,05 0,1

12 Dầu mỡ mg/l 0,02 10

13 Coliform MPN/100ml 4,3x103 5.000

Nguồn: (*) Trung tâm kỹ thuật môi tường Đô thị và khu công nghiệp – CEETIA
Ghi chú:
QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp. Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 107


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
=> Đánh giá chung: Nước thải xây dựng có độ đục cao, ngoài ra còn chứa một
lượng dầu do quá trình rửa xe, bảo dưỡng xe, máy móc thiết bị, nếu không được xử lý
trước khi thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước Sông Miện. CĐT
sẽ xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường, vì
vậy mà tác động sẽ được giảm đi đáng kể.
*) Đối tượng chịu tác động: chất lượng nước cũng như hệ sinh thái của Sông
Miện.
*) Phạm vi tác động: khu vực thi công, sông Miện.
*) Thời gian tác động: trong thời gian thi công và lâu dài.
*) Mức độ tác động: trung bình.
c. Tác động do nước mưa chảy tràn
Căn cứ vào lượng mưa ngày lớn nhất trong ngày ứng với tần suất 0,2% là 331,2
mm/ngày, lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ các công trường được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 3.22. Lượng nước mưa chảy tràn trên công trường – thi công xây dựng
Lượng mưa chảy tràn
TT Khu vực Diện tích (m2)
(m3/ngày)
1 Cụm đầu mối 13.700 4.537,44
2 Nhà máy 12.200 4.040,64
3 Tuyến đường dây tải điện 187,69 62,16
4 Tuyến đường TC 16.300 5.398,56
5 Công trình tạm, phụ trợ 5200 1.722,24
Tổng 48187,69 15959,76
Tại công trường khu đầu mối, do độ dài sườn và độ dốc lớn. Tác động của nước
mưa chảy tràn ở đây khá mạnh nên cần có biện pháp thi công hợp lý.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng xây dựng công trình, khu vực bãi
trữ cát, đá, bãi thải đất đá, bãi rác thải cuốn theo các đất đá bở rời, dầu mỡ bị rò rỉ, các
chất thải, vật liệu bị loại bỏ (cát, đá, xi măng, vỏ bao bì, đầu mẩu gỗ,...) và dầu mỡ,
làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, tăng độ đục của môi trường
nước, làm suy giảm chất lượng nước, làm mất mỹ quan (đối với các chất có thời gian
phân huỷ dài hoặc không có khả năng phân huỷ: vỏ bao bì, giẻ lau…) khu vực dự án
và lân cận, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Bên cạnh đó còn tác động trực tiếp
đến hệ sinh thái thủy sinh của sông Miện gần khu vực dự án.
Nước mưa cuốn theo đất, đá gây bồi lấp hệ thống thoát nước trong khu vực, làm
giảm khả năng thoát nước của khu vực dự án, thu hẹp dòng chảy, giảm chất lượng nước
tại suối trong khu vực dự án và xung quanh.
Mưa lớn kéo dài còn có khả năng tạo thành dòng xói, gây trượt sạt và cuốn trôi
đất đá ảnh hưởng đến các hoạt động tại các công trường thi công, bãi trữ cát đá và tại

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 108


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
các bãi thải của Dự án, gây bồi lấp các khu vực trũng; đất cát tại các công trường bị lầy
hóa làm tăng nguy cơ trơn trượt, ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị thi công.
*) Đối tượng chịu tác động: Chất lượng nước và HST sông Miện.
*) Phạm vi tác động: Khu vực thi công và vùng hạ lưu sông Miện.
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn triển khai xây dựng và lâu dài.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
d. Tác động do chất thải rắn
- Tổng khối lượng đất đá tận dụng của dự án là 105,14.103 m3:
+ Tận dụng 35,25.103 m3 để đắp đê quây, đắp trả hố móng công trình và đắp nền
đường TC-VH.
+ Tận dụng khoảng 69,89.103 đá đào hầm và đá đào hố móng công trình đưa về
trạm nghiền sàng sản xuất vật liệu xây dựng (Theo kết quả điều tra địa chất, chất lượng
đất, đá trong khu vực tuyến đập, có chất lượng tương đối tốt, đảm bảo cho việc xây
dựng).
- Tổng khối lượng đất đá thải của dự án là 108,98.103 m3. Với khối lượng đất đá
thải xây dựng phát sinh từ các hoạt động nêu trên, nếu không có khu thu gom đổ thải
phù hợp sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho chính hoạt động xây dựng cũng như
ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên cũng như hoạt động sản xuất của người dân
* Nguồn tác động:
Đào hố móng đập và NMTĐ;
Phá bỏ các đê quây;
Sinh hoạt của công nhân.
Khối lượng, thành phần CTR phát sinh trong giai đoạn xây dựng trong bảng 3.17:
Bảng 3.23. CTR phát sinh – GĐTC

Hoạt động/khu Khu vực


Tính chất Khối lượng
vực phát sinh đổ thải

- Một phần đá đào được tận dùng


để nghiền sàng
Thi công đập
- Một phần đất, đá đào tận dụng 14,825.103 m3
dâng, đập tràn
đắp đê quây Bãi thải số 1
- Một phần đem đổ thải và số 2

Đất, đá đắp tận dụng từ quá trình


Đê quây thi công cống dẫn dòng và tuyến 18,67.103 m3
đập. Kết thúc xây dựng sẽ đem đổ

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 109


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Hoạt động/khu Khu vực


Tính chất Khối lượng
vực phát sinh đổ thải
thải

- Toàn bộ đá đào tận dụng để


Thi công
nghiền sàng

Thi công - Toàn bộ đất, đá đào tận dụng đắp


NMTĐ nền nhà máy

Thu dọn lòng hồ Gốc, rễ, lá cây, cỏ, cây bụi… 2,76 tấn
Thu gom và
192,5 kg/ngày chôn lấp hợp
Rác thải sinh hoạt (0,55 kg/công
Kho, bãi lán trại vệ sinh
nhân/ngày, 350 công nhân). 105.105 kg/21 tháng

* Đánh giá:
Đối với CTR xây dựng: Với khối lượng đất đá thải xây dựng phát sinh từ các
hoạt động nêu trên, nếu không có khu thu gom đổ thải phù hợp sẽ gây ra những tác
động tiêu cực cho chính hoạt động xây dựng cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường
tự nhiên cũng như hoạt động sản xuất của người dân.
Tại khu vực đầu mối, nếu đất đá đào không được vận chuyển ngay đến bãi thải
sẽ cản trở điều kiện thi công của các thiết bị xe, máy, nhất là trong mùa mưa, mưa lớn
có thể kéo đất đá thải trượt đổ, vùi lấp mặt bằng và đường thi công, từ đó gây thiệt hại
cơ sở vật chất cũng như kéo dài tiến độ thực hiện dự án.
Đối với rác thải sinh hoạt:
Căn cứ vào hệ số phát thải rác thải sinh hoạt tại Việt Nam là 0,55 kg/người/ngày
(theo phần CTR của Ngân hàng thế giới, bảng 3, trang 7-1999); và lượng công nhân lớn
nhất trên các công trường ở giai đoạn xây dựng là 350 người/ngày, tính được lượng rác
thải sinh hoạt phát sinh tại các kho bãi, lán trại là 192,5 kg/ngày. Nếu không có biện
pháp thu gom và xử lý có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường (gây mùi khó chịu, hôi
thối do sự phân hủy của rác, ô nhiễm nước do nước mưa chảy tràn cuốn theo rác thải
xuống suối,…) và là môi trường cho các dịch bệnh phát triển.
Sinh khối thu dọn lòng hồ
Tổng diện tích khu vực lòng hồ thủy điện Sông Miện 4 là 6,53 ha. Khối lượng
sinh khối phát quang được tính theo công thức:
M = S x k (tấn)
Trong đó:
M: Khối lượng sinh khối thực vật (tấn).
k: Hệ số sinh khối thực vật.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 110


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Vậy tổng lượng sinh khối phát sinh từ quá trình thu dọn lòng hồ là khoảng 2,76
tấn bao gồm thân, gốc, rễ thực vật.
*) Đối tượng chịu tác động: công nhân làm việc trên công trường, hệ sinh thái
thủy sinh Sông Miện.
*) Phạm vi tác động: trong khu vực dự án.
*) Thời gian tác động: trong thời gian thi công.
*) Mức độ tác động: trung bình.
e. Tác động do chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc và phương tiện
vận chuyển: tạo ra dầu thải, mỡ thải và vật chất nhiễm dầu mỡ (giẻ lau, cặn dầu).
Lượng dầu mỡ thải phát sinh trong quá trình hoạt động tùy thuộc các yếu tố:
 Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường;
 Lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển thi công cơ giới;
 Chu kỳ thay dầu và bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
Chất thải nguy hại phát sinh từ khu vực văn phòng bao gồm: Bóng đèn neon
hỏng, pin, ăc quy,…, ước tính khoảng 30-35 kg/năm.
*) Đánh giá tác động của chất thải nguy hại: Lượng chất thải nguy hại phát sinh
trong giai đoạn này không lớn, nhưng phải được thu gom, lưu trữ và xử lý theo đúng
quy định về CTNH (theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường) nếu không sẽ tác động xấu đến môi trường đất, nước, không
khí cũng như sức khỏe của công nhân trên công trường.
*) Đối tượng chịu tác động: công nhân làm việc trên công trường, môi trường
đất khu vực, hệ sinh thái Sông Miện.
*) Phạm vi tác động: trong khu vực dự án.
*) Thời gian tác động: trong thời gian thi công và lâu dài.
*) Mức độ tác động: cao nếu không được thu gom lưu giữ đúng cách.
f. Tác động trong quá trình đổ thải của dự án
Sự hình thành bãi thải tại các vị trí như đã trình bày tại bản vẽ tổng mặt bằng
thi công không gây ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đến khu dân cư và đời sống của người dân, do hiện trạng sử dụng đất tại 2 bãi thải
này (và xung quanh) là đất trống xen lẫn rất ít tràng cỏ cây bụi (thuộc nhóm đất
hoang ven sông suối). Do vậy, việc lựa chọn vị trí bãi thải không chiếm dụng đất sản
xuất và quá trình đổ thải cũng không gây vùi lấp, làm chết cây cối hoa màu, vật nuôi
của người dân.
Tuy nhiên hoạt động đổ thải có thể gây ra các tác động đến môi trường, cụ thể
như sau:
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 111
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Đất, đá thải nếu không được đổ đúng vị trí có thể chiếm chỗ mặt bằng thi công
hoặc lấn chiếm đất không thuộc diện tích thuê đất của dự án và làm giảm cảnh quan
khu vực.
- Thay đổi địa hình, địa mạo: Thay đổi độ cao tương đối giữa các dạng địa hình
(cao độ khu vực bãi thải dâng cao khoảng 27 m đối với bãi thải so với cao độ mặt đất
tự nhiên);
- Thay đổi độ dốc tự nhiên của địa hình khu vực sẵn có;
- Thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên về độ phủ xanh, địa hình tự nhiên…
- Tác động đến lớp thổ nhưỡng: Thay đổi thành phần, đặc tính và cấu trúc
thổ nhưỡng;
- Có thể gây ô nhiễm đất và tầng nước ngầm nếu đất, đá đổ thải chứa nhiều
chất ô nhiễm. Tuy nhiên, chất thải tại các bãi đổ thải là đất, đá vô cơ nên khả năng
gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm khu vực bãi thải được đánh giá là nhỏ, không
đáng kể.
- Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Để giảm thiểu và loại trừ tác động này, quá trình đổ thải sẽ thực hiện các BPGT
như biện pháp kỹ thuật để ổn định bãi thải và khả năng phục hồi thảm phủ thực vật.
*) Đối tượng chịu tác động: công nhân làm việc trên công trường, hoạt động
giao thông.
*) Phạm vi tác động: trong khu vực dự án.
*) Thời gian tác động: trong thời gian thi công.
3.1.1.4.2. Tác động không liên quan đến chất thải
a. Tác động do tiếng ồn
a1. Tiếng ồn của các thiết bị sử dụng trong thi công
Trong giai đoạn này, các hoạt động gây tiếng ồn là đào, xúc, phá đá, vận
chuyển đất, đá đắp đường và giao thông.
Mức suy giảm tiếng ồn từ các máy móc thiết bị theo khoảng cách được tính gần
đúng bằng công thức:
Li = Lp - Ld - Lc , dBA
Trong đó :
Li - Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách r2, dBA;
Lp - Mức ồn tại nguồn gây ồn cách nguồn gây ồn khoảng cách r1, dBA;
Ld - Mức ồn giảm theo khoảng cách r2 ở tần số i.
Ld = 20 lg [(r2/r1)1+a], dBA

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 112


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
r1 - Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp, m;
r2 - Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li, m;
a - Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình (a=0,1 - mặt đất trồng
cỏ, = 0 - mặt đất trống, = -0,1 - mặt đường nhựa và bê tông);
Lc - Độ giảm mức ồn qua vật cản. Tại khu vực dự án Lc=0.
Kết quả tính mức suy giảm ồn theo khoảng cách của các thiết bị sử dụng trong
thi công được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.24. Mức suy giảm ồn do các thiết bị sử dụng trong quá trình thi công đập

Mức ồn (dBA), cách nguồn


Mức ồn cách nguồn
TT Thiết bị phát sinh 1 m

Tài liệu 1 Tài liệu 2 TB 20 m 40 m 60 m

1 Máy ủi 93,0 93,0 66,9 60,9 57,4

2 Máy xúc gầu trước 72,0 – 84,0 78,0 51,9 45,9 42,4

3 Máy lu 73 - 75 74 47,9 41,9 38,4

Đường ngoài
62,9 56,7 53,9
công trường
4 Xe tải 82,0 – 94,0 88,0
Đường trong
61,9 55,9 52,4
công trường

5 Máy phát điện 72,0 – 82,5 77,2 51,2 45,1 41,6

6 Máy nén khí 80,0 75,0 – 87,0 81,0 54,9 48,9 45,4

Búa chèn và máy khoan


7 81,0 – 98,0 89,5 63,5 57,4 53,9
đá

8 Cần trục 76 - 87 81,5 55,4 49,4 45,9

9 Máy trộn bê tông 75 75 - 88 81,5 55,4 49,4 45,9

10 Máy đầm bê tông 70-90 80 53,9 47,9 44,4

11 Bơm bê tông 80 - 83 81,5 55,4 49,4 45,9

12 Máy đầm 72 - 74 73 46,9 40,9 37,4

QCVN 26:2010/BTNMT (độ ồn khu vực thông thường) 70

QCVN 24:2016/BYT (độ ồn khu vực làm việc) 85

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 113


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
[Nguồn: Tài liệu 1- Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự; Tài liệu 2 – Mackernize, L.da,
1985]
Mức ồn tổng cộng tại một điểm được xác định theo công thức sau đây:
n 0 ,1Li

L  10. lg  10 , dBA (3.9)


1

Trong đó:
L: Tổng mức ồn (mức cường độ âm thanh) tại điểm xem xét;
Li: Mức ồn của nguồn i;
n: Số nguồn ồn.
Từ công thức trên, tính toán mức gây ồn tổng cộng của các loại thiết bị thi công
tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 20m, 40m và 60m lần lượt là 106,1 dBA,
69,82 dBA, 65,69dAB.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao
động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu
hết các bộ phận trong cơ thể con người. Các dấu hiệu bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể
hiện ở: mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, thính giác giảm sút. Ảnh hưởng này
dẫn tới năng suất lao động giảm... Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở
các dải tần khác nhau được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.25. Các tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người

Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe

0 Ngưỡng nghe thấy

100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim

110 Kích thích mạnh màng nhĩ

120 Ngưỡng chói tai

130 ÷ 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu súc giác và cơ bắp

140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên

145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn

150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ

160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm

190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 114


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
[Nguồn: Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội,2001]
- Ảnh hưởng tiếng ồn và chấn động do nổ mìn:
Theo nghiên cứu của KS. Nguyễn Bàng Đức được trình bày trong tài liệu Công
nghiệp mỏ, số 5-2006, nổ mìn không những tạo ra lượng lớn khí độc hại, bụi và đất đá
văng mà còn tạo ra các chấn động ảnh hưởng đến sườn dốc, ảnh hưởng tới nền đất đá
gần khu vực khoan nổ, gây hiện tượng sụt, lở đá. Tiếng ồn do đá nổ mìn không những
gây khó chịu cho công nhân và dân cư sống trong khu vực lân cận mà còn có thể tác
động đến các loài động vật hoang dã trong vùng. Tiếng ồn tại thời điểm nổ mìn có thể
lên tới 110dBA và lan xa hàng km.
*) Đối tượng chịu tác động: công nhân trên công trường và người dân khu vực
đường giao thông.
*) Phạm vị tác động: khu vực dự án và lân cận.
*) Thời gian tác động: trong thời gian thi công.
Mức độ tác động: trung bình.
b. Tác động do rung động
Trong quá trình thi công, rung động phát sinh do các thiết bị nêu trên. Mức rung
gây ra do từng thiết bị phá dỡ được tính theo công thức sau:
VL =VL0 – Ld – 8,7a (r – r0) (dB)
Trong đó:
VL: Là độ rung tính theo dB ở khoảng cách “r” mét đến nguồn;
Vlo: Là độ rung tính theo dB đo ở khoảng cách “ro” mét từ nguồn. Độ rung ở
khoảng cách ro = 10 m thường được thừa nhận là rung nguồn;
Ld: Biên độ rung
Ld=20log (r/r0)0,5
a: Là hệ số giảm nội tại của rung đối với nền sét khoảng 0,03.
Mức rung nguồn và kết quả tính toán dự báo mức rung động tổng hợp do các
thiết bị gây ra theo khoảng cách được thể hiện ở 2 bảng 3.20, 3.21.
Bảng 3.26. Rung động do thiết bị sử dụng

Mức rung tham khảo


TT Thiết bị
(theo hướng thẳng đứng, cách nguồn 10m)

1 Máy ủi 71

2 Máy xúc 70

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 115


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Mức rung tham khảo


TT Thiết bị
(theo hướng thẳng đứng, cách nguồn 10m)

3 Máy lu 88

4 Xe tải 72

5 Máy phát điện 75

6 Máy nén khí 73

7 Búa máy 98

8 Cần trục 72

9 Trạm trộn bê tông 80

10 Bơm bê tông 70

11 Máy đầm 76

12 Nổ mìn 120

Nguồn: USEPA, 1971


Bảng 3.27. Kết quả dự báo mức rung động do các thiết bị trong GĐTC

Mức rung ở khoảng cách (dB)


Loại phương tiện, thiết bị sử
TT
dụng
18 m 22 m 70 m 140m

1 Máy ủi 75,4 73,4 55,9 34,6

2 Máy xúc 74,4 72,4 54,9 33,6

3 Máy lu 83,4 81,4 63,9 42,6

4 Xe tải 69,4 67,4 49,9 28,6

5 Máy phát điện 70,4 68,4 50,9 29,6

6 Máy nén khí 76,4 74,4 56,9 35,6

7 Búa máy 93,4 91,4 73,9 52,6

8 Cần trục 67,4 64,4 47,9 26,6

9 Trạm trộn bê tông 75,4 73,4 55,8 34,6

10 Bơm bê tông 65,4 63,4 45,9 24,6

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 116


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Mức rung ở khoảng cách (dB)


Loại phương tiện, thiết bị sử
TT
dụng
18 m 22 m 70 m 140m

11 Máy đầm 71,4 69,4 51,9 30,6

12 Nổ mìn 115,4 113,4 95,9 74,6

QCVN 27:2010/BTNMT 75Db (từ 6h-21h)

So sánh kết quả dự báo với giới hạn cho phép theo QCVN 27: 2010/BTNMT
thấy rằng, mức rung lớn nhất phát sinh từ búa rung khi thi công cọc đóng.
Tổng hợp rung động gây ra do các thiết bị phá dỡ được tính theo công thức sau:
VLAp = 10lg(10VLA1/10 + 10VLA2/10 + 10VLA3/10 + .... + 10VLAn/10)
Trong đó:
VLAn: Mức rung động do từng thiết bị sử dụng (dB).
Từ công thức trên, tính toán mức rung tổng cộng của các loại thiết bị thi công
tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 18m, 22m và 70m, 140m lần lượt là
115,4dB, 113,5dB, 95,9dB, 74,6dB.
Đặc biệt, khi thi công tuyến đường hầm, yếu tố độ rung cực kỳ quan trọng, nó ảnh
hưởng đến an toàn công trình xây dựng. Tuy nhiên với độ rung gây ra do các hoạt động
thi công hầm vẫn nằm trong giới hạn tính toán địa chất của công trình.
*) Đối tượng chịu tác động: công nhân làm việc trên công trường.
*) Phạm vị tác động: khu vực dự án và lân cận.
*) Thời gian tác động: thời gian thi công.
*) Mức độ tác động: trung bình.
c. Tác động đến hoạt động giao thông đường bộ
Nguồn tác động: Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của dự án.
Đánh giá tác động: Giai đoạn triển khai xây dựng sẽ tận dụng tối đa đường giao
thông nông thôn để vận chuyển nguyên vật liệu. Việc sử dụng các tuyến đường này để
làm đường thi công, đường vận chuyển có thể gây ra các tác động như sau:
+ Tạo thêm ổ voi, ổ gà và chướng ngại vật (đất đá thải rơi vãi) trên đường, đặc
biệt tại các đoạn đường đã bị xuống cấp; hư hại thêm các tuyến đường này nếu sau
thời gian thi công không được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.
+ Tăng mật độ lưu thông của các phương tiện trên đường. Ảnh hưởng đến hoạt
động đi lại của người dân trong suốt quá trình thi công thực hiện dự án.
Các ảnh hưởng này gián tiếp gây thiệt hại cho người dân tại các bản có sử dụng
tuyến đường này hàng ngày, diễn ra trong suốt thời gian thi công và còn kéo dài nếu chất

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 117


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
lượng tuyến đường bị xuống cấp, không được hoàn trả ít nhất như trạng thái ban đầu.
* Ùn tắc giao thông có thể xảy ra do:
+ Các phương tiện vận chuyển hoạt động qua các bản Thăm Ba, bản Nhú Ma vào
giờ cao điểm, các xe ô tô vào và ra trên đoạn đường hẹp.
+ Kế hoạch điều phối đất đá đào khi thi công đường TC-VH hay vận chuyển đất
đá thải của các hạng mục công trình không hợp lý gây ra ùn tắc phương tiện vận chuyển.
d.Tác động đến KTXH
* Tác động liên quan đến các bệnh truyền nhiễm:
+ Sự gia tăng số lượng công nhân xây dựng ở vùng dự án có thể mang theo
những bệnh lạ đến và lây truyền sang người dân địa phương.
+ Đối tượng dễ nhiễm là công nhân xây dựng và khu vực dân cư gần công
trường. Điều đó tất yếu làm tăng chi phí xã hội, bao gồm chi phí thuốc men, giảm giờ
lao động, chi phí phục vụ và chi phí gián tiếp khác.
* Tác động đến sức khỏe của công nhân xây dựng:
+ Kết quả dự báo nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn phát sinh trong quá trình đào
đắp do đốt nhiên liệu diezel từ các thiết bị có sử dụng dầu cho thấy, công nhân là đối
tượng trực tiếp bị ảnh hưởng.
+ Ngoài ra, việc cấp nước sinh hoạt hàng ngày cho công nhân nếu không được
đảm bảo cũng có thể tác động trực tiếp tới sức khỏe của họ như mắc các bệnh về da,
đường tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và tiến độ chung của dự án.
* Tệ nạn xã hội và mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương:
* Tác động tới nhu cầu sử dụng nước:
Như đã phân tích trong chương 2, điều kiện địa hình tại khu vực dự án chủ yếu
là đồi núi cao so với nguồn nước sông Miện, người dân không sử dụng nước sông
Miện cho mục đích sinh hoạt và sản xuất tưới tiêu mà tìm nguồn nước chảy từ các
khe suối trên cao, bắc đường ống dẫn nước về bản bằng các nguyên vật liệu địa
phương như tre, luồng hoặc mua các ống nhựa để đưa nước về hoặc trữ nước mưa. Do
vậy, việc suy giảm chất lượng nước sông Miện trong giai đoạn triển khai xây dựng
không ảnh hưởng đến nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người
dân. Đây vốn là thói quen, là phong tục tập quán của người dân nói riêng và đồng
bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nói chung.
f. Thay đổi cảnh quan khu vực công trình và khả năng tự phục hồi
Việc tập trung thiết bị thi công và sự hình thành kho, bãi, lán trại tại khu vực
Dự án tạo nên sự thay đổi cảnh quan. Sự thay đổi này không nghiêm trọng vì các kho
bãi chứa vật liệu và lán trại thi công chỉ tồn tại tạm thời, có diện tích không lớn và nằm
trên phần diện tích chiếm đất của bãi thải. Khi Dự án kết thúc, sẽ tháo dỡ các nhà tạm,
lán trại và các công trình phụ trợ, thu dọn sạch vật liệu xây dựng và các cấu kiện còn
thừa, sửa sang, phục hồi lại mặt bằng bằng cách trồng cây keo.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 118


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Công trình dẫn dòng thi công cũng làm thay đổi lòng dẫn và cảnh quan Sông
Miện trong thời gian thi công. Sau khi kết thúc xây dựng đập, sẽ phá dỡ đê quây, thanh
thải lòng suối, đảm bảo trả lại lòng dẫn phía thượng và hạ lưu đập gần như hiện trạng
ban đầu, không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành cửa lấy nước, cống xả cát, xả
dòng chảy môi trường về hạ du cũng như ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước,
môi trường sinh thái. Công tác thanh thải lòng suối là công tác bắt buộc.
Tóm lại, tác động biến đổi cảnh quan liên quan đến sự biến đổi điều kiện địa
hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật do các hoạt động thi công tại khu kho bãi, lán trại
là bất khả kháng, việc khôi phục, hoàn nguyên không bao giờ trở về được trạng thái
như ban đầu. Tuy nhiên, nó không gây ra các tác động tiềm tàng, ảnh hưởng xấu đến
điều kiện tự nhiên và chất lượng môi trường tại khu vực trong tương lai, việc mở các
tuyến đường TC-VH cũng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương và sinh
hoạt của bà con nhân dân gần khu vực dự án.
g. Tác động đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học
* Đối với hệ sinh thái cạn:
Hoạt động xây dựng có thể gây ra một số các tác động đến môi trường sinh thái
khu vực ở các khía cạnh:
+ Mất thảm thực vật do quá trình mở móng xây đập chính (hai bên vai đập),
xây nhà máy thủy điện và trạm biến áp, mở cửa vào và cửa ra của .
+ Ảnh hưởng đến môi trường sống, đến nơi trú ngụ và sự di cư của hệ động vật
do tiếng ồn, rung, do bị chiếm nơi trú ngụ. Các loài sinh vật nhạy cảm với tiếng ồn, độ
rung sẽ di cư đến khu vực yên tĩnh, cách xa khu vực dự án, làm ảnh hưởng đến thành
phần loài, chuỗi thức ăn của các loài trong khu vực.
* Đối với hệ sinh thái thủy sinh:
Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh bao gồm:
Việc hình thành tuyến đập trên sông Miện làm mất một phần diện tích đất sông
suối, gây mất không gian sinh sống của các loài thủy sinh, làm giảm số lượng loài trên
đoạn suối.
Quá trình xây dựng đê quây và bùn đất cuốn theo nước mưa chảy tràn, nước
thải thi công có thể gây bồi lắng hạ lưu đập, gia tăng lượng bùn cát trong sông làm cho
nước rất đục, giảm khả năng tìm kiếm thức ăn của cá, làm cản trở quá trình di cư của
chúng.
Bụi từ quá trình nổ mìn, cuốn theo lốp xe do hoạt động vận chuyển đất đá thải,
cuốn từ khu vực bãi thải rơi xuống lòng sông Miện làm gia tăng độ đục, biến đổi chất
lượng nước suối, tác động xấu đến hoạt động sống của sinh vật thủy sinh.
Như vậy, việc xây dựng dự án phần lớn gây tác động đến việc giảm số lượng cá
thể của các loài trong khu vực mà không tác động lớn đến tính đa dạng sinh học của hệ
sinh thái. Ngoài ra, trong khu vực dự án không có các loài sinh vật quý hiếm, nằm

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 119


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
trong Sách Đỏ Việt Nam, nên tác động được đánh giá là không lớn, tác động sẽ giảm
dần khi dự án đi vào giai đoạn lắp đặt thiết bị.
h. Tác động đến môi trường địa chất do hoạt động nổ mìn
Các hoạt động thi công đào móng, xây đập, nổ mìn đào hầm… tạo các sườn
taluy có độ dốc lớn làm biến đổi địa tầng, giảm khả năng kết dính, tăng khả năng đứt
gãy địa chất; là nguyên nhân gây trượt lở, sụt lún đất đá, bồi lắng gây ảnh hưởng đến
hệ sinh thái thủy sinh.
Khi môi trường địa chất bị tác động có thể gây ra những hậu quả:
- Thay đổi tính chất cơ lý của đất đá như làm giảm độ cứng, gia tăng độ nứt nẻ,
thúc đẩy hiện tượng xói mòn, sạt lở đất đá tại các khu vực thực hiện khoan nổ lộ thiên
như cụm công trình đầu mối, NMTĐ khi có tác động của mưa lớn và mưa dài ngày;
- Tăng nguy cơ sụt lún đất trong quá trình thi công đường và các hầm phụ;
- Làm rạn nứt công trình xây dựng, làm tiền đề cho tai biến địa chất xảy ra khi
có các hoạt động như hạ thấp mực nước dưới đất, có chấn động, tăng tải trọng… (chủ
yếu diễn ra trong GĐVH).
- Làm hư hỏng máy móc đang hoạt động hoặc đặt gần khu vực bị sạt trượt.
- Ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân thi công trên công trường.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh sông Miện do đất đá sạt trượt, bồi lắng,
xói mòn.
- Gây thiệt hại về kinh tế đối với CĐT.
i. Tác động tới nhu cầu sử dụng nước
Như đã phân tích trong phần hiện trạng, nguồn cấp nước sinh hoạt và tưới
cho các hộ gia đình thuộc vùng dự án nói chung và người dân phía hạ lưu tuyến đập
chủ yếu từ nước mưa, nước khe. Rất ít người dân (ở cả hạ du) sử dụng nước sông
Miện do phong tục tập quán của họ. Như vậy quá trình thi công đập sẽ không gây
tác động tiêu cực đến vấn đề sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
người dân.
3.1.1.4. Tác động do sự cố, rủi ro
Các sự cố môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn thi công được trình bày dưới
đây:
a. Sự cố trượt sạt đất đá trong quá trình thi công các hạng mục công trình và
trượt sạt đất đá thải tại các bãi thải
Tại các bãi thải:
Trong thời gian thi công, đất, đá thải đã được tập kết về hai (02) bãi thải, quy
mô và vị trí thể hiện ở bản vẽ tổng mặt bằng thi công đính kèm phần phụ lục báo cáo.
Hiện tượng sạt, trượt đất, đá thải có thể xảy ra do các nguyên nhân:
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 120
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Thiết kế bãi thải không đảm bảo, lượng đất, đá thải lớn hơn dung tích dự kiến.
+ Đổ thải không đúng quy trình, không đầm chặt, lu, nén.
Hệ quả của diễn biến này là gây sạt lở, lấn chiếm đường giao thông, ảnh hưởng
đến hoạt động giao thông trong khu vực, gây ảnh hưởng dòng chảy sông suối.
Trường hợp có mưa lớn kéo dài, khả năng trượt sạt đất đá thải do trọng lực
xuống các vùng đất trũng ở xung quanh rất lớn, do tính chất cơ lý của lớp đất đá thải
yếu, bở rời, kém bền vững và dễ bị thấm nước làm tăng trọng lượng. Đồng thời cũng
là nguyên nhân gia tăng nguy cơ lũ ống, lũ quét, lũ bùn cát gây tắc nghẽn tuyến đường
liên liên xã. Tiến độ thi công của Dự án cũng có thể bị chậm so với dự định, ảnh
hưởng đến kế hoạch phát điện, gây thiệt hại về kinh tế đối với CDA.
Tại các hạng mục công trình đang thi công: Với nguyên lý tương tự, tại các khu
vực thi công như đập, tuyến đường thi công, vận hành... việc tạo ra các thành vách
không ổn định có thể gây ra hiện tượng trượt sạt, vùi lấp, thiệt hại các thiết bị thi công
cũng như tai nạn lao động cho công nhân xây dựng, cản trở lưu thông của các xe tải
trên công trường.
*) Đối tượng chịu tác động: Các tuyến đường, suối gần khu vực các bãi thải của
dự án.
*) Phạm vị tác động: Khu vực bãi thải và lân cận.
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn xây dựng và lâu dài
*) Mức độ tác động: Trung bình.
b. Vỡ đê quây
Nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đê quây là:
- Thi công không đảm bảo đúng cao trình thiết kế, chất lượng vật liệu và các hệ
số đầm nén không đạt tiêu chuẩn.
- Lưu lượng và mực nước lớn nhất của lũ thi công vượt lưu lượng và mực nước
lớn nhất theo thiết kế.
- Quá trình thi công chưa đạt cao độ thiết kế gặp lũ vượt thiết kế.
Khi xảy ra sự cố vỡ đê quây sẽ có các tác động sau:
- Làm chậm tiến độ thi công dự án.
- Giảm chất lượng công trình.
- Thiệt hại tài sản, kinh tế của CDA, của người dân vùng hạ du, có thể gây
thương vong cho công nhân trên công trường.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân thi công trên công trường, người dân
sinh sống phía hạ du gần khu vực dự án
*) Phạm vị tác động: Khu vực dự án và lân cận.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 121


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn xây dựng.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
c. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất cứ các hoạt động nào trong quá trình thi
công có sử dụng lao động nếu không tuân thủ đúng quy trình an toàn lao động. Các
nguyên nhân gây tai nạn lao động bao gồm:
Thiếu sót trong công nghệ thi công như biện pháp nổ mìn đào đất đá tại các
tuyến đập, ; chống đỡ ván khuôn; biện pháp chống sạt lở vách đất,… có thể dẫn đến
hiện tượng đá văng, vùi lấp, sập đổ công trình, gây tai nạn lao động.
Thiếu sót trong tổ chức thi công: Bố trí ca kíp không hợp lý, bố trí công việc
không đúng trình tự, chồng chéo, sử dụng vật liệu không đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy
trình thi công...
Thiếu sót về kỹ thuật: Máy móc phương tiện dụng cụ thiếu hoàn chỉnh hoặc bị
hư hỏng.
Vi phạm các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn.
Các nguyên nhân do rủi ro: Tai nạn do xe vận chuyển bị trơn trượt, mất lái, tai
nạn điện... Vào những ngày mưa, nguy cơ tai nạn lao động càng tăng cao do đất trơn
trượt, dễ xảy ra sự cố về điện, dễ xảy ra sụt lún...
*) Đối tượng chịu tác động: Hệ động, thực vật khu vực dự án.
*) Phạm vị tác động: Khu vực dự án và lân cận.
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn xây dựng.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
e. Rủi ro do thiên tai (bão, lũ, động đất)
Nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ ống, lũ quét tại khu vực dự án được đánh giá ở
mức trung bình. Vào mùa mưa bão, khu vực Dự án có thể có gió mạnh và còn có
giông, sét.
Đối với các sự cố liên quan đến động đất, trong quá trình lập dự án, chủ dự án
đã tiến hành khoan thăm dò địa chất khu vực thực hiện dự án. Kết quả các lỗ khoan
thăm dò cho thấy trong khu vực nghiên cứu, không gặp các đứt gãy sâu sinh chấn,
không ảnh hưởng đến công trình xây dựng. Tuy mức độ tác động chỉ ở mức nhỏ nhưng
tần suất xuất hiện có dấu hiệu tăng nên trong quá trình xây dựng dự án cần có các biện
pháp công trình để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra động đất.
Các tai biến thiên nhiên này đều có thể:
- Gây chết người, tác động đến sức khỏe và an toàn lao động của công nhân
viên.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 122


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Làm gia tăng xác suất xảy ra tai nạn lao động trong trường hợp thi công phần
đập; đặc biệt đe dọa đến tính mạng công nhân thi công do sét đánh, gió giật mạnh, lũ
cuốn, sạt lở, sập đổ công trình thi công.
- Đe dọa đến sự ổn định của các kết cấu công trình, nhất là có thể gây đổ các kết
cấu mới thi công.
Nếu quá trình thi công gặp mưa lớn kéo dài gây ra lũ hoặc động đất với cường
độ lớn có thể gây vỡ đê quây, trượt sạt đất đá thải xuống sông, suối, tăng lượng đất cát
bị xói mòn, rửa trôi vào nguồn nước.
Đối với kinh tế: Phá hủy công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và tăng chi
phí đầu tư.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân, người dân trong khu vực, công trình thi
công.
*) Phạm vị tác động: Khu vực dự án và lân cận.
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn xây dựng.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
f. An ninh trật tự tại khu vực dự án
Vấn đề an ninh trật tự tại khu vực dự án nếu không được quan tâm thực hiện có
thể tạo ra các xung đột giữa nội bộ các công nhân có mặt tại công trường cũng như
giữa các công nhân với dân địa phương do nhiều nguyên nhân. Điều đó có thể dẫn đến
xô xát không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn tính mạng của các bên
liên quan.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân xây dựng dự án và người dân trong khu
vực.
*) Phạm vị tác động: Khu vực dự án và lân cận.
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn xây dựng.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
g. Va vấp phải các vật liệu nổ còn sót lại trong chiến tranh như bom mìn
khi xây dựng dự án
Trong quá trình thi công, đào đất và san ủi mặt bằng có thể va chạm với bom
mìn hoặc hóa chất chưa xử lý hết. Khi xảy ra, năng lượng được phóng thích vào môi
trường xung quanh dưới dạng sóng tức thời như các sóng chấn động, các sóng nén ép
không khí, sóng âm thanh, gây cháy nổ, làm thiệt hại thiết bị thi công, ảnh hưởng đến
tính mạng công nhân, môi trường xung quanh ô nhiễm (bụi khói, chấn động cấp 3-4,
chấn động tức thời > 100 dBA), ảnh hưởng đến tài sản và tiến độ thi công.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân xây dựng dự án và người dân trong khu vực.
*) Phạm vị tác động: Khu vực dự án.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 123


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
*) Thời gian tác động: Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
Chủ Dự án sẽ thực hiện quy trình rà phá bom mìn và được thực hiện bởi đơn vị
chuyên trách, có kinh nghiệm tại các khu vực xây dựng và khu vực tận dụng vật liệu
đất đá trước khi tiến hành thi công nên tác động này được loại trừ.

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp
giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
3.1.2.1. Các công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
a. Giảm thiểu bụi và khí thải do hoạt động vận chuyển của các phương tiện
vận tải
- Quét dọn, thu gom, làm sạch các tuyến đường bị bẩn bởi đất thải và VLXD rơi
ra khỏi thùng xe ô tô tải hàng ngày.
- Vật liệu chuyên chở sẽ được làm ẩm để tăng hiệu quả giảm bụi.
- Thùng xe đảm bảo kín để tránh hiện tượng rơi vãi đất đá thải xuống đường.
Trường hợp có khe hở, trước khi bốc xúc đất đá thải, phải lót chỗ thủng, khe hở bằng
bao xác rắn.
- Xe chuyên chở đúng trọng tải, phủ bạt kín thùng xe, cố định bằng dây buộc thông
qua các lỗ đã đục sẵn ở mép bạt và các đinh đỉa ở thùng xe trong quá trình di chuyển.
- Xe vận chuyển ra khỏi công trường thi công sẽ được phun rửa làm sạch lốp xe
nếu có hiện tượng bám bẩn bùn đất.
- Bố trí 02 cầu rửa xe (6x5m, góc nghiêng 70, diện tích là 30m2) gần khu vực
cổng ra vào công trường khu vực tuyến đập và nhà máy. Xe vận chuyển sau khi vận
chuyển nguyên vật liệu đến hoặc đến để vận chuyển đất đá thải sẽ được làm sạch lốp
và gầm xe trước khi ra khỏi công trường nhằm hạn chế bụi phát sinh do bụi bẩn bám
vào bánh xe với tần suất 4 chuyến/lần rửa. Nước rửa xe có thể tận dụng nước rửa cốt
liệu bê tông hoặc nước sông Miện.
- Tất cả các xe vận tải sử dụng phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm
về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.
- Điều tiết xe phù hợp để tránh làm gia tăng mật độ xe, nhất là vào các giờ cao
điểm trong ngày.
- Thực hiện giám sát khí thải theo quy định. Nội dung cụ thể trong Chương 4
của báo cáo.
* Hiệu quả biện pháp: Tính khả thi cao do biện pháp đơn giản dễ thực hiện.
* Vị trí áp dụng: Đường thi công - vận hành, đường nông thôn, QL4H….
* Thời gian áp dụng: Trong thời gian triển khai xây dựng.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 124
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
b. Giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động nổ mìn phá đá để mở
móng các hạng mục công trình
CDA sẽ thực hiện đúng và đầy đủ về các biện pháp kỹ thuật trong công tác nổ
mìn theo QCVN-01:2019/BCT:
- Kiểm tra, rà soát toàn bộ khu vực nổ mìn và lân cận. Đặt biển cảnh báo, cấm
người không phận sự vào khu vực nổ mìn. Lắp đặt còi báo hiệu. Chỉ tiến hành nổ mìn
khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
- Công nhân thực hiện khoan nổ mìn phải được đào tạo có nghiệp vụ và chứng
chỉ về khoan nổ mìn.
- Công nhân trực tiếp tham gia nổ mìn phải được trang bị các thiết bị, trạng phục
đầy đủ.
- Dùng khoan có hệ thống dập bụi bằng nước.
- Sử dụng các túi nước làm bia nổ mìn và bố trí trước khu vực nổ, khi mìn nổ,
túi nước sẽ nổ và tạo ra bụi nước làm giảm thiểu bụi đất đá phát sinh.
- Sử dụng quạt thông gió công suất lớn để hút bụi và khí độc phát sinh ra ngoài.
- Lập hộ chiếu nổ mìn của từng đợt nổ. Sử dụng đúng khối lượng thuốc nổ, quy
trình kỹ thuật,… theo đúng hộ chiếu nổ mìn được thiết lập.
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật khi tiến hành nổ mìn, khống chế khoảng cách an
toàn khi nổ mìn.
- Lựa chọn thời điểm nổ mìn tránh lúc gió to, tránh hướng gió lan tỏa về phía
khu dân cư (nếu có). Chọn thời gian nổ mìn từ 11h đến 12h30 hoặc buổi chiều từ
16h30 đến 17h30 trong ngày, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động làm nương
rẫy của người dân.
* Hiệu quả biện pháp: Tính khả thi cao do biện pháp đơn giản dễ thực hiện. Các
BPGT này loại trừ được tác động ngay từ nguồn.
* Vị trí: Khu vực thực hiện nổ mìn và xung quanh.
* Thời gian áp dụng: Trong quá trình thi công nổ mìn mở móng công trình và
đào .
c. Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh do đào đắp các hạng mục công trình
và hoạt động của thiết bị máy móc có sử dụng dầu
- Bố trí bãi tập kết vật liệu đất đào, đắp hợp lý, không cản trở hoặc gây ảnh
hưởng tới các hoạt động khác trong khu vực.
- Phun nước tưới ẩm để làm giảm bụi, dùng bạt che chắn phần đất đá đã đào lên
để hạn chế gió bụi phát tán vào không khí.
- Sử dụng vật liệu đắp có độ ẩm cao, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 125


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Thi công cuốn chiếu, thực hiện trọn gói, từng đoạn, tùng phần, từng hạng mục.
Xây dựng xong đến đâu tiến hành thu dọn hiện trường ngay đến đó. Đất đá sau khi thi
công được vận chuyển ngay trong ngày đến nơi quy định không để bừa bãi trên đường
gây ác tắc giao thông và phát tán bụi vào không khí; Trong quá trình thi công vận
chuyển, nếu rơi vãi ra đường phải tổ chức thu gom ngay sau đó.
- Không để máy móc chạy không tải 30 phút trên công trường;
- Các máy móc, thiết bị thi công, xe tải vận chuyển phải được kiểm định, bảo
dưỡng định kỳ, được cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về mức độ an toàn kỹ thuật và
an toàn môi trường của Cục Đăng kiểm.
- Khí thải của các thiết bị, xe máy thi công phải đảm bảo QCVN
19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi
và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
- Bố trí lịch thi công phù hợp, không bố trí nhiều máy móc, thiết bị thi công
cùng một lúc tại một vị trí để hạn chế bụi và khí thải phát sinh đồng thời.
- Thực hiện quan trắc môi trường không khí theo quy định nhằm hỗ trợ cho các
biện pháp giảm thiểu trên. Nội dung cụ thể trong chương 4 của báo cáo này.
* Hiệu quả biện pháp: Tính khả thi cao do biện pháp đơn giản dễ thực hiện.
* Vị trí áp dụng: Tại các công trường thi công.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
d. Giảm thiểu tác động do hoạt động của trạm trộn bê tông và trạm nghiền
sàng đá
- Lựa chọn vị trí trạm trộn bê tông và nghiền sang nằm ở cuối hướng gió, cách
xa khu dân cư.
- Các công nhân viên được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đảm
bảo an toàn lao động và sức khỏe cho công nhân như: Khẩu trang phòng chống bụi,
găng tay, quần áo, mũ bảo hộ, giầy dép, nút bịt tai... và một số vật dụng cần thiết khác.
- Thường xuyên kiểm tra sự cân bằng của máy móc thiết bị, kiểm tra độ mòn
chi tiết và cho dầu bôi trơn.
- Vệ sinh khu vực trạm trộn kết hợp tưới nước dập bụi tại khu vực tập kết
nguyên vật liệu.
- Xe chở nguyên vật liệu vào trạm được phủ kín thùng xe bằng vải bạt hoặc vật
liệu thích hợp để hạn chế lượng bụi phát sinh.
- Bố trí 02 hệ thống phu nước để phun nước để phun nước tưới ẩm, rửa cốt liệu,
hạn chế bụi phát sinh khi máy chạy. Nguyên tắc hoạt động: Nước được bơm tới vị trí
đặt các thiết bị: máng rót, băng tải trước và sau khi qua máy nghiền sơ cấp; băng tải
trước và sau khi qua máy thứ cấp, sàng rung. Tại đây, nước được phun qua các vòi hoa
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 126
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
sen để dập bụi. Tại các vị trí phun nước đều có van điều chỉnh để tăng giảm lượng
nước tùy theo mức độ ô nhiễm bụi. Hệ thống bao gồm các thiết bị sau:
+ Máy bơm nước, công suất bơm 2,5 m3/giờ;
+ Hệ thống đường ống, sử dụng ống PVC-D36mm có chiều dài khoảng 100m.
+ Các đầu phun được bố trí trước và sau các thiết bị với 10 đầu phun, đường
kính lỗ tưới D5mm.
- Sử dụng trạm trộn bê tông kiểu kín. Ngăn ngừa phát tán bụi tại xilo: trên nóc
xilo có thiết kế một cụm lọc bụi khô, cụm này bao gồm hệ thống các lõi lọc bụi (có thể
là kiểu túi vải hoặc túi giấy xếp, chất liệu Polyester, chống ẩm nhằm hạn chế khả năng
bám bụi khi sử dụng). Các túi lọc này được thiết kế có các lỗ nhỏ (tới 0,5 μm), do đó
bụi xi măng (có kích thước hạt từ 40-45 μm) không thể đi qua lọt ra ngoài môi trường,
chỉ cho phép không khí sạch thoát ra ngoài trong quá trình cấp xi măng cho xilo. Các
hạt bụi bám vào bề mặt túi lọc, bộ lọc sau quá trình cấp sẽ được rũ sạch bằng phương
pháp rung lắc, lực rung được tạo bởi đầm rung gắn trên nóc lọc bụi. Bằng cách sử
dụng thường xuyên đầm rung sẽ tăng chất lượng không khí sạch thoát ra khỏi lọc
bụi, đảm bảo bụi khu vực trạm trộn bê tông nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
05:2013/BTNMT.

Hình 3.1. Sở đồ công nghệ xử lý bụi của trạm trộn bê tông


* Hiệu quả biện pháp: Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ tránh được sự ô
nhiễm không khí bởi bụi sinh ra từ trạm trộn bê tông và trạm nghiền sàng, từ đó giảm
được tối đa mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
* Vị trí: Tại các công trường thi công.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 127
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
3.1.2.2. Biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng
a. Nước thải sinh hoạt
* Đối với nước thải vệ sinh:
- Trong giai đoạn xây dựng, Dự án sẽ bố trí 02 nhà vệ sinh tại 02 khu phụ trợ
của dự án và xây dựng các bể tự hoại tương ứng.
* Đối với nước thải từ khu vực nhà ăn: sẽ được dẫn vào 02 bể lắng sơ bộ (kết
cấu gạch + vữa thông thường) tại 2 khu phụ trợ lán trại công nhân (1x1x1m), trong
bể có cát để loại bỏ dầu mỡ rồi dẫn ra sông Miện. Thời gian lưu nước thải là khoảng
2h. Định kỳ (06 tháng/lần) sẽ thay thế cát, thuê đơn vị có chức năng nạo vét, xử lý
theo quy định.
* Công nghệ xử lý:
Bể tự hoại cải tiến Bastaf là công trình đồng thời làm hai chức năng là lắng và
phân hủy cặn lắng. Nước thải sau khi qua ngăn lắng 1 sẽ tiếp tục qua ngăn xử lý sinh
học 2 rồi qua ngăn lắng 3. Nước trong bể được bố trí chảy qua lớp bùn kị khí (trong điều
kiện động) để các chất hữu cơ được tiếp xúc nhiều hơn với các loại vi sinh vật trong lớp
bùn. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí
các chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các khí và một phần tạo thành các chất
vô cơ hòa tan. Cặn lắng được phân hủy sẽ giảm mùi hôi, chất hữu cơ.
Sơ đồ thể hiện nguyên lý vận hành của bể tự hoại như hình sau:

Đảm bảo
QCVN 14:
2008/BTNMT
Cột B

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý vận hành của bể tự hoại cải tiến Bastaf
Hiệu suất xử lý của bể tự hoại đạt khoảng 80-90%. Với hiệu suất xử lý này, nước
thải từ bể tự hoại sau khi thải ra môi trường đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B có thể
thải vào hệ thống thoát nước của khu vực. Phần bùn cặn lắng tại bể tự hoại định kỳ (06
tháng/lần) thuê đơn vị có chức năng nạo vét, xử lý. Định kỳ 06 tháng/lần bổ sung chế
phẩm sinh học vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.
Cùng với đó CDA cũng sẽ tuyên truyền, giáo dục, ban hành nội quy nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của các công nhân.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 128


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
b. Nước thải xây dựng
- Nước thải chứa dầu mỡ và các tạp chất từ khu vực rửa xe: CDA sẽ xây dựng
02 bể lắng tách, xử lý dầu (kết cấu gạch + vữa thông thường), dung tích bể là 2m3,
kích thước 2x1x1m đặt gần 02 khu vực cầu rửa xe. Nước thải sau khi chảy vào hố lắng
sẽ diễn ra quá trình tách chất lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực lên hạt
lơ lửng có tỷ trọng nặng hơn tỷ trọng nước; các cặn bẩn có kích thước lớn sẽ được
trọng lực kéo lắng xuống đáy bể, phần dầu mỡ nổi lên trên sẽ được loại bỏ bằng vật
liệu lọc dầu mỡ. Thời gian lưu nước thải là khoảng 2h. Định kỳ sẽ thay thế vật liệu
lọc dầu, vật liệu lọc dầu thải lưu giữ tại kho CTNH cùng với các chất thải nguy hại
khác của Dự án.
Nước thải sau xử lý đạt cột B (Kq=0,9, Kf=1,1), QCVN 40:2011/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sẽ xả ra Sông Miện.
* Hiệu quả biện pháp: Có tính khả thi cao, các công trình xử lý đơn giản, dễ
xây dựng, chi phí thấp.
* Vị trí: Tại các công trường thi công.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn xây dựng.
3.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu do chất thải rắn
a. Rác thải rắn sinh hoạt
Chủ dự án sẽ thực hiện thu gom và phân loại phế liệu có thể tái sử dụng như
giấy, nhựa, kim loại...; các chất thải có thể phân hủy sinh học và các chất tổng hợp
được thu gom và bán phế liệu.
Đi vào giai đoạn xây dựng, sẽ bố trí 2 thùng dung tích 60l; bố trí thêm 2 thùng
dung tích 180l tại 2 khu nhà ăn (khu tuyến đập 2 thùng, khu nhà máy 1 thùng để thu
gom lượng rác phát sinh.
CDA sẽ thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về chôn lấp hợp vệ
sinh tại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh nằm sau khu vực nhà máy thủy điện
Công nhân của Dự án sẽ thực hiện thi công xây dựng bãi chôn lấp đảm bảo an
toàn vệ sinh, môi trường. Trong quá trình chôn lấp cán bộ môi trường sẽ thực hiện giám
sát thường xuyên.
Bãi rác này sẽ được tận dụng để phục vụ trong giai đoạn vận hành với lượng
phát sinh từ sinh hoạt của công nhân và lượng rác từ đầu nguồn nước về khoảng 8,8-
10,8 kg/ngày. Với diện tích bãi rác, thì tuổi thọ bãi rác là hơn 55 năm. Khi địa phương
khu vực dự án có đơn vị thu gom sẽ ngừng chôn lấp, hoàn nguyên bãi chôn lấp và thuê
đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.
* Hiệu quả biện pháp: Biện pháp khả thi, được xây dựng trên cơ sở biện pháp
thi công công trình. Chi phí thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
* Vị trí: Tại khu vực tuyến đập và khu vực nhà máy.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 129


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
* Thời gian thực hiện: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
b. Chất thải rắn xây dựng
- Thực hiện thu dọn, vệ sinh công trường sau mỗi ca làm việc.
- Các CTR là phế thải như vỏ bao xi măng, sắt thép vụn… sau khi sử dụng sẽ
yêu cầu công nhân không vứt bừa bãi mà thu gom, phân loại và tập kết vào cuối ngày
sau đó bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu. Đối với gỗ cốp pha được tái sử dụng.
- Xử lý CTR là cây cối hoặc lớp thực bì bề mặt: Tại khu vực tuyến đập, khu vực
nhà máy, khu bãi thải..., tận thu cây cối nếu có trước khi chặt bỏ. Cây cối sau khi chặt
hạ được chia thành từng đoạn ngắn phù hợp, thu gom và phơi khô làm chất đốt phục
vụ sinh hoạt tại các lán trại. Lượng thực bì không đốt được sẽ được thu gom, chôn lấp
cùng chất thải rắn sinh hoạt.
- CTR xây dựng là đất, đá đào không tận dụng được sẽ đưa về 02 bãi thải của
dự án. Căn cứ vào vị trí các hạng mục công trình, cự ly vận chuyển, khối lượng đất đá
thải phát sinh tại các hạng mục công trình, căn cứ theo yêu cầu phòng, chống lũ,
BVMT và con người, bãi thải được lựa chọn đảm bảo có địa hình tương đối bằng
phẳng, địa chất ổn định, cos nền cao hơn mức lũ lịch sử để tránh nguy cơ sạt lở, lũ
quét vào mùa mưa. 02 bãi thải được thiết kế với tổng sức chứa khoảng 85.000 m3 lớn
hơn tổng lượng đất đá thải dự kiến phát sinh (78.150 m3) khoảng 6.850 m3. Như vậy,
các bãi thải được thiết kế đảm bảo chứa đủ lượng đất đá thải phát sinh. Trong trường
hợp, lượng đất đá thải phát sinh lớn hơn nhiều so với dự kiến, CDA sẽ thuê thêm địa
điểm có điều kiện phù hợp gần khu vực dự án để đổ đất đá thải.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai Dự án, CDA sẽ tận dụng đất đá thải để đắp
nền những nơi bị trũng trong khu vực, nâng cấp đường giao thông phục vụ cho người
dân trong khu vực di chuyển thuận lợi hơn; đồng thời nếu người dân có nhu cầu sử dụng
đất, đá để san lấp mặt bằng xây dựng nhà cửa, công trình,... CDA sẽ thông qua chính
quyền địa phương làm việc với các hộ dân để cung cấp đất, đá thải cho người dân.
* Biện pháp bảo vệ bãi thải:
- Biện pháp kỹ thuật: Chân bãi đổ thải sẽ thực hiện kè rọ đá (có cọc bê tông cốt
thép gia cố 1x1x2m) về phía tiếp giáp với Sông Miện để giữ đất, hạn chế đất trên bãi
thải bị trượt lở tràn xuống Sông Miện gây ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nước và hệ sinh thái nước, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Chi tiết biện pháp thi
công kè rọ đá bãi thải như sau:
+ Định vị các vị trí thi công kè bãi thải.
Chuẩn bị rọ thép: Rọ được chế tạo sẵn, tiến hành đổ đá vào rọ, đá đổ được lèn
chặt bằng xà beng sao cho độ rỗng giữa những viên đá nhỏ nhất và không bị lún và bị
biến dạng. Công tác đổ đá vào rọ được thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới.
+ Dùng máy đào tiến hành đào móng chân kè.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 130


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Sử dụng cần trục nâng rọ đá vào vị trí cần kè, các rọ đá được xếp khít nhau,
các rọ được ghép với nhau bằng các dây thép.
c. Biện pháp giảm thiểu do chất thải nguy hại
- Bố trí kho lưu trữ CTNH trong công trường (rộng 20 m2, bố trí gần nhà máy
thủy điện). Kho được thiết kế kiểu kho kín, tường xây, có mái che, nền cao được lát
gạch và đặt tại nơi có cao trình đảm bảo, xa khu dân cư, khu lán trại để tránh bị ảnh
hưởng bởi mưa lũ và đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên; bố trí biển cảnh báo
cháy tại khu vực lưu chứa. Quản lý thu gom và xử lý chất thải theo đúng Thông tư
02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể như
sau:
- Mỗi loại CTNH được bố trí vào các thùng chứa riêng, có màu sắc phân biệt,
dán nhãn, nắp đậy và bánh xe để thực tiện di chuyển.
- Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, bố trí 2 thùng chứa CTNH dung tích 60l
tại các công trường thi công và khu phụ trợ. Bố trí 1 thùng 120l tại kho chứa CTNH
đựng giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải; 1 thùng phuy 200l đựng dầu nhớt
thải tại kho chứa CTNH. Giai đoạn thi công sẽ bố trí thêm 4 thùng chứa CTNH dung
tích 60l bố trí tại các công trường thi công và khu phụ trợ. Bố trí thêm 1 thùng 120l, 1
thùng phuy 200l đựng dầu nhớt thải tại kho chứa CTNH. Các thùng chứa được dán
nhãn theo TCVN 6707: 2009 “CTNH - Dấu hiệu cảnh báo” và được đặt tại vị trí an
toàn trong kho có mái che, có thiết bị phòng cháy. Định kỳ 1 năm 1 lần phải chuyển
giao cho đơn vị đủ chức năng thu gom và vận chuyển. Hiện tại, trên địa bàn huyện
chưa có đơn vị đủ chức năng thu gom và vận chuyển, CDA dự kiến sẽ ký hợp đồng
với đơn vị có chức năng trên địa bàn.
- Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đã được đào tạo tập huấn về
Quản lý CTNH để quản lý chất thải chứa dầu tại mỗi công trường.
- Đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà
Giang theo quy định.
* Hiệu quả của biện pháp: Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý môi trường
trong đó có CTNH là một trong những cam kết của dự án trước cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Giang).
* Vị trí áp dụng: Tại mỗi kho bãi ở các công trường thi công và kho chứ CTNH.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.4. BPGT tác động do tiếng ồn, độ rung
a. BPGT tác động do tiếng ồn, độ rung do các thiết bị thi công
a1. Đối với tiếng ồn

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 131


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp (ví dụ các hoạt động gây ồn lớn như trạm
trộn bê tông không làm việc vào ban đêm). Hạn chế hoạt động đồng thời các thiết bị có
độ ồn cao.
- Lao động làm việc trong khu vực có độ ồn cao không vượt quá giới hạn: 4h
với mức ồn 90dBA, 2h với mức ồn 95 dBA, 1h với mức ồn 100 dBA, 30 phút với mức
ồn 105 dBA, 15 phút với mức ồn 110dBA.
- Kiểm soát chặt chẽ thiết bị vận hành (vận hành theo đúng biện pháp thi công
đã được đưa ra).
- Sử dụng các phương tiện có mức ồn đạt chuẩn và bảo trì thường xuyên trong
suốt thời gian thi công; ưu tiên sử dụng máy móc phương tiện có phát thải âm nguồn
thấp khi thi công gần đối tượng nhạy cảm với ồn.
- Duy tu bảo dưỡng định kỳ các thiết bị thi công.
- Các trạm trộn bê tông được đặt cách nguồn nhạy cảm càng xa càng tốt. Tuy
nhiên không có bất cứ khu dân cư nào cũng như các trường học, trạm xá gần vị trí dự
án. Mặt khác xung quanh khu bố trí các trạm trộn là đồi núi và thảm cây bụi, nên
không phải bố trí vật liệu chắn ồn.
- Tắt máy khi không cần thiết và tránh những hành động gây ồn khi đang điều
khiển phương tiện. Không sử dụng thiết bị thi công quá cũ gây tiếng ồn lớn.
- Các phương tiện vận chuyển được giới hạn tốc độ khi đi qua khu dân cư và
các vị trí giao cắt. Tuyên truyền nhắc nhở lái xe tải vận chuyển không sử dụng còi hơi
khi điều khiển phương tiện qua khu vực đông dân cư.
a2. Đối với độ rung
- Kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng vật liệu phi kim loại,
thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí...
- Dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung (hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi cao su,
đệm đàn hồi kim loại...).
- Tại vị trí thi công đập, quá trình khoan cọc tiến hành vào ban ngày và có hệ
thống rãnh chống rung xung quanh khu vực khoan.
- Áp dụng biện pháp thi công thủ công kết hợp cơ giới.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị thi công.
- Sử dụng xe có tải trọng như đã đề xuất trong thuyết minh dự án. Các xe tải
trước khi rời công trường thi công hoặc rời bãi thải cách nhau khoảng 15-30 phút để
hạn chế phát sinh mức ồn rung cộng hưởng.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ cá nhân cho công nhân làm việc tại các bộ phận gây
ồn, rung cao như găng tay, mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo. Thường
xuyên nhắc nhở, kiểm tra công nhân sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 132


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
* Hiệu quả giảm thiểu: Biện pháp khả thi, được xây dựng trên cơ sở biện pháp
thi công công trình.
* Vị trí thực hiện: Tại công trường thi công xây dựng
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.5. BPGT tác động do nước mưa chảy tràn
Dựa trên cơ sở cao độ của địa hình khu vực Dự án để bố trí hướng thoát nước
mưa và mương thoát tại các hạng mục công trình chính và các khu phụ trợ sao cho
việc thu gom và xử lý là tối ưu.
+ Đối với công trình chính khu vực thi công đập, nhà máy khó có thể bố trí rãnh
thu nước. Vì vậy, tại khu vực này nước mưa chảy tràn được chảy theo địa hình tư
nhiên. Tại các hố móng trong trường hợp mưa lớn làm ngập sẽ bố trí máy bơm để bơm
tiêu thoát nước ra Sông Miện.
+ Trên các tuyến đường thi công, đường quản lý và các khu phụ trợ, khu lán trại
sẽ làm các rãnh thoát nước hình thang (có kích thước 0,4x0,4m). Dọc theo rãnh sẽ bố
trí các hố ga để lắng đọng bùn cát (có kích thước 1,5x1,5x1,5m, bố trí cách nhau trung
bình 25m) trước khi chảy vào môi trường tiếp nhận. Những chỗ đổi hướng dòng chảy
hoặc chỗ giao nhau của các rãnh cũng sẽ bố trí các hội tụ cặn. Đáy rãnh có độ dốc dọc
từ 1-3% tùy địa hình cho phép để nước chảy theo hướng quy định.
- Nạo vét định kỳ hố ga thu nước, cống thoát nước. Lượng chất thải phát sinh từ
quá trình nạo vét chủ yếu là cặn rắn lơ lửng, sẽ được thu gom vận chuyển về bãi thải
đổ thải đúng quy định.
- Thu dọn, vệ sinh khu vực thi công sạch sẽ, rác thải sinh hoạt, rác thải xây
dựng được tập kết đúng nơi quy định.
- Chỉ tiến hành sửa chữa máy móc thi công và phương tiện bị lỗi nhỏ, đối với
hỏng hóc lớn, hoặc bảo dưỡng định kỳ được đưa ra gara chuyên dụng.
- Toàn bộ lượng đất đá đào dư thừa được vận chuyển đổ thải và tập kết tại bãi
thải trong ngày.
* Hiệu quả biện pháp: Biện pháp đơn giản, dễ xây dựng, chi phí thấp.
* Vị trí: Tại các công trường thi công và khu phụ trợ.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.6. BPGT tác động đến đa dạng sinh học
- Chỉ phát quang trong ranh giới Dự án, không lấn chiếm sang phần diện tích
xung quanh.
- Thi công đến đâu phát quang đến đấy. Trong giai đoạn thi công chỉ tiến
hành phát quang phần cụm công trình đầu mối, nhà máy, khu phụ trợ. Đối với khu
vực lòng hồ sẽ được phát quang và dọn dẹp vào cuối giai đoạn thi công.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 133


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Thu gom, dọn sạch mặt bằng công trình cuối ngày làm việc.
- Có kế hoạch thi công hợp lý và thực hiện đúng tiến độ đề xuất.
- Tuyên truyền, giáo dục công nhân thi công nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh
thái khu vực.
- Nghiêm cấm và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi săn
bắt động vật và chặt phá cây cối khu vực lân cận dự án của cán bộ công nhân.
- Bố trí thiết bị chữa cháy tại chỗ như máy bơm nước, bình bột, bình CO2...
- Thực hiện các phương pháp đắp đê quây, dẫn dòng thi công phù hợp, hạn chế
tác động tiêu cực đến chế độ dòng chảy tại các suối.
- Thi công nhanh gọn, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, hạn chế rơi vãi đất đá
thải xuống Sông Miện.
- Thu gom, xử lý chất thải do quá trình thi công thải ra môi trường, không thải
chất thải không qua xử lý vào nước Sông Miện.
- Sau khi kết thúc xây dựng, dọn sạch hoàn trả mặt bằng hiện trạng. Thu gom
CTR, phá dỡ đê quây, đảm bảo trả lại dòng chảy sông tự nhiên.
- Có kế hoạch thu dọn lòng hồ, quản lý nguồn thải nằm giữ vệ sinh vùng hồ.
- Thực hiện hiểu quả các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, nước mưa chảy
tràn và CTR phát sinh như đã trình bày ở các mục trên, hạn chế cuốn trôi xuống Sông
Miện.
* Hiệu quả của BPGT: các biện pháp đề xuất có thể thực hiện được, tính khả
thi cao.
* Vị trí: khu vực thi công Dự án.
* Thời gian áp dụng: trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.7. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác
a. Biện pháp giảm thiểu tác động đến giao thông đường bộ
+ Nghiêm túc thực hiện các quy định của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.
+ CDA sẽ kiểm tra tải trọng các thiết bị để đảm bảo đủ tải trọng vận chuyển phù
hợp với cấp đường.
+ Chia nhỏ khối lượng thiết bị để vận chuyển, tránh ảnh hưởng đến kết cấu hạ
tầng giao thông.
+ Tổ chức vận chuyển hợp lý: trong giờ cao điểm từ 6  8h và 16  18h, các xe
vận tải chở vật liệu và đất đá thải không tham gia giao thông.
+ Vận chuyển đúng tốc độ quy định khi tham gia giao thông trên đường quốc
lộ, tỉnh lộ, đặc biệt tại các vị trí giao cắt với đường ngang dân sinh.
+ Không sử dụng còi hơi khi qua các khu dân cư dọc ven đường.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 134
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Che chắn thùng xe trong quá trình vận chuyển bằng bạt phủ.
+ Không tập kết các phương tiện máy móc thi công, vật liệu xây dựng và đất đá
thải lấn chiếm phần đường không thuộc phạm vi GPMB.
+ Giám sát chặt chẽ, tránh để đất đá thải, vật liệu của dự án rơi trên đường, gây
mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.
+ Các lái xe tuân thủ các quy định về an toàn giao thông và không được uống
rượu và sử dụng ma túy.
+ Phối hợp với cảnh sát giao thông hoặc đội tự quản tại địa phương điều khiển
dòng xe trên trên đường trong trường hợp cần thiết.
+ Đặt biển báo cảnh giới có khu vực công trường đang thi công tại các vị trí
đường gần khu dân cư và tại các vị trí đấu nối đường dây 35kV đi qua đường nông
thôn trong khu vực (nếu có). Sau khi kết thúc thi công, tất cả các biển báo cảnh giới sẽ
được di dời.
+ Thỏa thuận với UBND các xã vùng dự án: Đạt được sự đồng ý bằng văn bản
với địa phương về việc sử dụng tạm các tuyến đường hiện có tại khu vực đúng với
mục đích vận chuyển.
+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh và hoàn nguyên: Nếu đất đá loại rơi vãi sẽ
được hót ngay và làm sạch đường, bảo đảm vệ sinh và an toàn cho người và phương
tiện tham gia giao thông; Thực hiện duy tu, cải tạo, nâng cấp lại những đoạn đường bị
hư hỏng do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc phục vụ thi công dự án để
đảm bảo quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và hoạt động tham gia giao thông của
người dân như đã cam kết với UBND xã vùng dự án.
+ Tại vị trí tuyến đường TC-VH nối với đường giao thông nông thôn, Chủ dự
án sẽ thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với cấp đường lựa chọn như
độc dốc dọc, bán kính đường cong nằm..., đồng thời có phương án đấu nối phù hợp,
đảm bảo hành lang an toàn giao thông và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trong
quá trình thi công vận hành dự án.
+ Khi thi công tuyến đường hầm đi qua các vị trí cắt qua đường giao thông
nông thôn trong khu vực, có biện pháp gia cố, neo đảm bảo an toàn, không làm ảnh
hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông bên trên.
* Hiệu quả của BPGT: Thực tế cho thấy, khó có thể loại trừ được hết những tác
động tới giao thông, đặc biệt tại những nơi có mật độ giao thông cao.
* Vị trí: trên các tuyến đường giao thông trong công trường và các tuyến đường
nông thôn, QL4H...
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
b. Giảm thiểu tác động đến KTXH
* Giảm thiểu tác động liên quan đến các bệnh truyền nhiễm:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 135


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Tổ chức khám định kỳ cho công nhân trong giai đoạn thi công, tần suất 6
tháng/lần.
+ Dự trữ thuốc phòng chống sốt rét, phun thuốc diệt muỗi trong nhà và vùng
nước 6 tháng/lần.
+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn như ăn chín, uống sôi.
+ CDA phối hợp với các trung tâm y tế dự phòng tại địa phương phòng
chống các loại bệnh thường gặp như sốt xuất huyết, sốt thông thường, xử lý kịp
thời trong trường hợp phát sinh dịch bệnh tại công trường như bệnh sốt xuất huyết,
bệnh tả...
+ Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cho công nhân xây dựng, giảm
thiểu được sức ép lên môi trường xã hội và ngăn ngừa được các bệnh có khả năng lây
nhiễm cao.
* Giảm thiểu tác động tệ nạn xã hội và mâu thuẫn giữa công nhân và người
dân địa phương:
+ Ra nội quy và xử lý vi phạm đối với công nhân khai thác rừng trái phép.
+ Giáo dục ý thức cộng đồng.
+ Quy định cụ thể về chế độ làm việc, nghỉ ngơi cho cán bộ và công nhân.
+ Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ ra vào khu vực dự án, bố trí bốt
bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương khu vực tuần tra, canh gác, báo
ngay cho cơ quan chức năng trong trường hợp phát hiện khai thác rừng trái phép.
+ Tăng cường vai trò tham gia của tổ chức đoàn thể.
+ Có chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với các hành vi vi phạm luật lao động.
+ Quản lý chặt chẽ lao động, khai báo tạm trú với địa phương để thực hiện
quản lý tốt nhân khẩu.
+ Phổ biến quán triệt công nhân xây dựng nghiêm túc thực hiện an ninh trật
tự không gây mất đoàn kết với nhân dân địa phương.
+ Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ
công nhân trên công trường.
+ Phối hợp với công an địa phương xử phạt những công nhân vi phạm các
quy định làm việc và những trường hợp vi phạm nghiêm trọng theo pháp luật.
+ Thành lập tổ công tác đời sống, thường xuyên quan tâm tới đời sống tinh
thần cho những công nhân từ các địa phương khác tới cũng như các công nhân tại
địa phương, đồng thời có vai trò hoà giải những mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa
các công nhân với nhau cũng như với dân địa phương.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 136


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Công tác tư tưởng cho công nhân để họ có một cuộc sống lành mạnh, góp
phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong khu vực.
* Giảm thiểu tác động đến nhu cầu sử dụng nước:
Hoạt động dẫn dòng thi công, làm móng đập và bố trí ống xả dòng chảy tối thiểu
được đặt ở trong thân đập… sẽ được triển khai và hoàn tất trong thời gian từ mùa khô
năm thứ nhất đến hết mùa khô năm thứ 2. Từ mùa mưa của năm thứ 2 cho đến khi hoàn
tất công trình sẽ đảm bảo sinh thái hạ du Sông Miện thông qua 01 cống xả dòng chảy
tối thiểu đặt tại trong thân đập dâng: đường kính D450, cao trình ngưỡng vào là 475m,
cao trình ngưỡng ra là 468m, đảm bảo xả nước duy trì dòng chảy sinh thái hạ lưu
tuyến đập đến nhà máy thủy điện với lưu lượng 0,67m3/s.
* Hiệu quả giảm thiểu: Các biện pháp trên đơn giản dễ thực hiện.
* Vị trí thực hiện: Tại công trường thi công
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
c. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước do gia tăng chất rắn lơ lửng
+ Sử dụng đất đắp đê quây đạt tiêu chuẩn.
+ Có thể thi công đê quây đất bằng phương pháp đầm nén hay phương pháp đổ
đất trong nước theo TCVN 9160:2012.
+ Đảm bảo hệ số mái dốc đê quây đúng theo thiết kế.
+ Bảo vệ mái dốc đê quây đất bằng các loại vật liệu phù hợp để đất không bị xói.
+ Kiểm tra chất lượng công trình (cao độ bờ kênh, kích thước hình học mặt
cắt,… theo thiết kế) thường xuyên theo định kì từ 2-4 ngày/lần: Giám sát tác giả do
đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện; Giám sát thi công do CDA thực hiện.
+ Đất đá thải được vận chuyển về bãi thải được xây kè ngăn chặn đất đá thải sạt
trượt xuống lòng suối.
+ Không vứt rác bừa bãi, xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
* Hiệu quả biện pháp: Các biện pháp trên hoàn toàn khả thi do đã được sự chấp
thuận của đơn vị thẩm định.
* Vị trí: Tại khu vực xây dựng
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
d. Giảm thiểu tác động thay đổi cảnh quan khu vực công trình
* Thu dọn công trường thi công:
- Lập phương án thu dọn.
- Thực hiện thu dọn bằng cơ giới kết hợp với thủ công thu dọn lán trại, các chất
thải trên dọc tuyến đường vận chuyển, đường thi công, đầu mối và khu công trường thi
công; hoàn phục môi trường bao gồm:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 137


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Sau khi kết thúc đổ thải, thực hiện hoàn thổ môi trường 100% diện tích các
bãi thải. Phương pháp hoàn nguyên: San gạt, đầm nện, nén chặt, tạo bề mặt địa hình
tương đối phẳng và trồng cây Keo phủ xanh khu đất, tăng khả năng giữ đất, hạn chế
sạt, trượt, xói mòn. Chi tiết phương án được trình bày tại mục b/3.1.2.1.4.
* Thu dọn lòng hồ:
Lập phương án thu dọn lòng hồ, tích nước trước khi tích nước. Việc thu dọn
sinh khối được tiến hành trước khi dâng nước hồ chứa và sau quá trình cắm mốc
đường bờ hồ. Trong quá trình thu dọn lòng hồ sẽ có sự kiểm tra, kiểm soát, tránh việc
lợi dụng thu gom để khai thác gỗ trái phép. Thu gom và dọn sạch sinh khối lòng hồ
gồm các bước sau:
- Đo và cắm mốc đường ranh giới mực nước dâng bình thường.
- Căn cứ vào hệ thống mốc, tiến hành khảo sát, kiểm kê, phân loại, tính toán khối
lượng các loại cây trong phạm vi mực nước lũ kiểm tra cần được thu gom và phát quang.
- Lập báo cáo kế hoạch thu gom dọn sạch hồ chứa kết hợp tận dụng các loại gỗ.
Nội dung báo cáo: trữ lượng sinh khối sẽ được thu gom và tận thu; phương án xử lý
các loại thân, cành làm vật liệu xây dựng (nếu có thể), làm chất đốt; địa điểm tập kết
các loại cây; kinh phí thực hiện; phương thức sử dụng tận dụng các loại cây làm chất
đốt và vật liệu xây dựng.
- Cách thức tiến hành thu gom sinh khối bao gồm các bước:
+ Cưa cắt thu gom các thân cây và các cành cây (nếu có thể);
+ Các cành nhỏ và lá, cây dây leo, dồn đống chờ khô và đốt tại chỗ. Quá trình
đốt lượng sinh khối thừa được thực hiện theo kế hoạch do CDA lập và đảm bảo tuân
thủ các quy định hiện hành về phòng chống cháy rừng. Vị trí các điểm đốt phải cách
xa nhau ít nhất 500 m, trước khi đốt phải đảm bảo cô lập được lượng sinh khối và
không đốt tại thời điểm có gió to phòng ngừa nguy cơ lây lan sang các khu lân cận;
+ Các thân cây và cành lớn, vận chuyển tập trung tại một khu vực trống thích hợp;
+ Tại các địa điểm tập trung, sinh khối thu được đem phân loại, bán theo hình
thức đấu giá. Phần tiền thu được bù đắp cho các chi phí khảo sát, cưa cắt, vận chuyển;
+ Tuyệt đối không chặt cây tại ngoài ranh giới lòng hồ;
+ Khi điều kiện cho phép và sự an toàn được đảm bảo (không có các hoạt động
thi công, không có xe cộ lưu thông trong khu vực, không có các hoạt động nổ mìn, tích
nước, không vào mùa lũ...) thì cho phép nhân dân địa phương vào tận thu miễn phí các
loại cây, sản phẩm còn có thể sử dụng được cho các mục đích của người dân.
* Hiệu quả và tính khả thi của biện pháp: Hoàn thổ phục hồi môi trường và
cảnh quan sau khi xây dựng là một biện pháp tích cực đối với môi trường. Các biện
pháp nêu trên có tính khả thi cao, dễ thực hiện.
* Vị trí: Khu vực công trường xây dựng và khu vực dâng nước lòng hồ chứa.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 138


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
* Thời gian thực hiện: Sau khi kết thúc xây dựng.
e. Giảm thiểu tác động đến môi trường địa chất
- Lựa chọn giải pháp kết cấu công trình phù hợp với từng khu vực địa chất để
đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng.
- Quá trình thi công thực hiện các công tác khoan phun gia cố nền, công tác đắp
đất đắp đá và công tác thi công gia cố mái dốc (xây đá, gia cố trồng cỏ, gia cố rọ đá
hoặc gia cố trồng cỏ Vertiver) tại các vị trí như: vai đập, khu vực nhà máy… được
thực hiện đúng giải pháp thiết kế.
- Thi công nổ mìn trong hầm, thi công hầm đúng quy trình kỹ thuật trong quá
trình thi công xây dựng, đảm bảo khoảng cách an toàn về chấn động, đá văng, song
chấn động không khí, chấn động đất đá.
- Có các giải pháp bảo vệ an toàn công trình khi phát hiện các biểu hiện biến
dạng, phá hủy kết cấu chống giữ, bảo trì, sửa chữa công trình, đường hầm.
- Tại những vị trí có nguy cơ sạt lở, tiến hành trồng cỏ Vertiver tạo hành lang chắn
đất đá, những vị trí không thể trồng cỏ được thì áp dụng giải pháp kè bằng rọ đá. Cỏ
Vertiver có cách trồng, chăm sóc rất dễ dàng, tỉ lệ sống cao và có khả năng bám đất, bảo
vệ đất tốt. CDA sẽ bố trí trồng cỏ vào thời điểm trước mùa mưa để tạo độ ẩm cần thiết và
làm chặt đất với tép cỏ được trồng, để cây cỏ ổn định và phát triển tốt. Chi phí trồng cỏ
không cao, phù hợp với điều kiện của CDA.
* Hiệu quả của BPGT: Các biện pháp đề xuất có thể thực hiện được, tính khả
thi cao.
* Vị trí: Khu vực thi công Dự án.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
f. Giảm thiểu tác động từ hoạt động thi công tuyến đường dây 110V
- Thông báo phương án thi công đến chính quyền địa phương và người dân khu
vực để có kế hoạch sinh hoạt và sản xuất hợp lý.
- Bố trí biển báo thi công tại các vị trí phù hợp, hạn chế tai nạn và sự cố xảy ra.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải, nước thải và
CTR phát sinh từ quá trình thi công.
- Trong quá trình xây đúc móng cột và rải căng dây chỉ phát tỉa cây, cành có nguy
cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của đường dây theo đúng quy định trong Nghị định
14/2014/NĐ-CP, không được chặt cây, cành ngoài phạm vi an toàn lưới điện. Nghiêm
cấm việc săn bắt trái phép các loại động vật tự nhiên trong khu vực.
- Quá trình kéo dây, di chuyển đi lại của công nhân thi công nếu làm gãy cành,
chết cây, CDA sẽ thỏa thuận và đền bù thỏa đáng cho người dân.
- Sử dụng cán bộ công nhân viên có tay nghề, được đào tạo.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 139


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Tránh thi công vào ngày mưa bão dẫn đến cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng
cán bộ công nhân viên thi công.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến hành lang lưới điện, lập phương án
giải phóng hành lang an toàn.
- Bố trí cán bộ giám sát, đảm bảo thi công theo đúng thiết kế và tiến độ.
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân thi công.
- Quá trình thi công phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện và không vi phạm
hành lang an toàn giao thông đường bộ trong khu vực.
* Hiệu quả của BPGT: Các biện pháp đề xuất có thể thực hiện được, tính khả
năng cao.
* Vị trí: Khu vực thi công tuyến đường dây.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn thi công tuyến đường dây.
3.1.2.8. Biện pháp giảm thiểu sự cố, rủi ro
a. Biện pháp giảm thiểu sự cố trượt sạt, sụt lún đất đá trong quá trình đào đắp
các hạng mục công trình và trượt sạt đất đá thải tại bãi thải
* Tại các bãi thải:
+ Không đổ thải vượt dung tích chứa của bãi thải.
+ Đổ thải đúng trình tự: đổ từ dưới lên tạo thành mặt bằng và nâng độ cao dần,
bãi thải phát triển từ trong ra ngoài.
+ Bề mặt ngoài của bãi thải được tạo phẳng tránh trữ nước gây nguy cơ xói lở.
+ Thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu đối với CTR xây dựng đã
trình bày.
+ Thực hiện kè gia cố chân 02 bãi thải. Chân bãi đổ thải sẽ xây hệ thống kè
bằng kè đá hộc, rọ đá và cọc gia cố, có cọc bê tông cốt thép gia cố (1x1x2m) tại những
vị trí tiếp giáp với Sông Miện để giữ đất, hạn chế đất trên bãi thải bị trượt lở tràn
xuống suối gây ách tắc dòng chảy. Bố trí các đường ống dẫn nước thấm do mưa dưới
thân bãi, tránh hiện tượng nước thấm làm tăng tải trọng của khối đất thải mặc dù đã
thực hiện gia cố.
+ Trường hợp xảy ra sự cố thì dừng hoạt động đổ thải, khắc phục sự cố bằng
cách xúc toàn bộ lượng đất, đá thải bị sạt lở đổ thải tại bãi thải còn lại hoặc bãi trữ tạm,
tiến hành gia cố và sửa chữa bờ kè tại vị trí hư hỏng.
Sau khi kết thúc đổ thải, 02 bãi thải sẽ được hoàn nguyên. Phương pháp hoàn
nguyên: San gạt, đầm nện, nén chặt, tạo bề mặt địa hình tương đối phẳng. Trồng
cây xanh kết hợp với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao (cây Keo) để tăng
khả năng giữ đất, hạn chế sạt, trượt, xói mòn. Kết thúc quá trình hoàn thổ môi trường,

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 140


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
lập báo cáo đến cơ quan quản lý kiểm tra và xác nhận. Thời gian hoàn thành việc hoàn
thổ môi trường sau 5 tháng kết thúc hoạt động đổ thải.
* Tại các hạng mục thi công công trình:
- Trong giai đoạn lập Hồ sơ Dự án, cần đưa ra phương án thi công phù hợp với
điêu kiện địa chất khu vực (đặc biệt tại khu vực tuyến đập, nhà máy, …).
- Tuân thủ đầy đủ yêu cầu về nội quy an toàn lao động trên công trường; thực
hiện đúng quy trình nổ mìn (đúng kỹ thuật, đúng liều lượng thuốc nổ, đúng thời gian
nổ) để không tạo ra các khối trượt sạt ngoài yêu cầu của thiết kế.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thi công đảm bảo đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu
xây dựng đạt tiêu chuẩn.
* Tại khu lán trại, phụ trợ:
Như đã trình bày, vị trí lắp đặt khu lán trại, phụ trợ đã được CDA nghiên cứu,
đánh giá địa hình, địa chất. Kết quả cho thấy cao độ của khu phụ trợ nhà máy khoảng
và khu phụ trợ tuyến đập cao hơn cos lũ lịch sử cao nhất khu vực, nằm cách bờ suối từ
80-88m, địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất ổn định, cos nền cao hơn mức lũ lịch
sử, nguy cơ xảy ra sụt lún, sạt lở, lũ ống, lũ quét tại khu vực này rất nhỏ.
Quá trình lắp dựng lán trại, phụ trợ sẽ được CDA thực hiện chắc chắn, an toàn
để đảm bảo không bị sập, đổ khi có mưa, bão.
Trường hợp xảy ra sự cố, nhanh chóng di chuyển đến khu vực an toàn hơn.
Nghiên cứu, lựa chọn lại vị trí bố trí khu phụ trợ phù hợp hơn để lắp dựng công trình.
3.1.2.3.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố vỡ đập, đê quây
- Thiết kế của công trình được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam như: TCXDVN-
285:2002 - Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế và Nghị định
46/2015/NĐ - CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế, tiến độ thi công,
khi thi công để quây thượng, hạ du.
- Thông báo sớm và sơ tán trước khi thực hiện xả lũ. Định kỳ kiểm tra hệ thống
đóng mở tràn…
- Trong quá trình thi công, nếu gặp các trận lũ vượt tần suất thiết kế: đối với đê
quây lớn hơn 5%, đối với đập lớn hơn 0,1% thì nguy cơ bị vỡ đập, đê quây có thể xảy ra.
Các biện pháp giảm thiểu tác động trong trường hợp có sự cố vỡ để quây:
+ Lập ban phòng lũ trực thường xuyên (24/24 giờ) trên công trường và ở khu
vực có nguy cơ vỡ.
+ Chuẩn bị các vật liệu để cơi đê quây khi thấy có nguy cơ xảy ra lũ vượt thiết kế.
+ Tập huấn, diễn tập trong trường hợp sự cố xảy ra, di chuyển người và thiết bị
đến nơi an toàn, hạn chế thấp nhất những tổn thất do hậu quả sự cố vỡ đê quây.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 141


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Khi có sự cố kịp thời thông báo cho công nhân thi công, di chuyển máy móc
trên công trường ra khỏi khu vực nguy hiểm.
+ Khẩn trương thông báo cho chính quyền địa phương và người dân ở hạ du di
chuyển ra khỏi khu vực có khả năng ngập lụt để tránh thiệt hại về người và tài sản.
+ Tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, thông tin khẩn cấp cho cấp trên và
yêu cầu tìm kiếm cứu nạn.
+ Tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn, tổ chức nơi ở tạm cho những
người bị mất nhà cửa hoặc nhà cửa bị hư hỏng nặng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm,
nước uống và các nhu yếu phẩm.
+ Khẩn trương thống kê, đánh giá thiệt hại, đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ và
khắc phục; xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để
phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố vỡ hồ, đập.
+ Huy động nguồn lực, tổ chức khắc phục và đề nghị cấp trên hỗ trợ khắc phục
vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, dọn dẹp nhà cửa, cơ sở hạ tầng: điện, nước,
giao thông, y tế, khắc phục bồi lấp, sạt lở…
- CDA dự án cam kết sẽ hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh
hưởng bởi sự cố vỡ đập.
* Hiệu quả biện pháp: Các biện pháp hoàn toàn khả thi, phù hợp với điều kiện
thực tế tại địa phương.
* Vị trí thực hiện: Khu vực tuyến đập đầu mối.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.3.3. Biện pháp giảm thiểu sự cố sạt lở, vùi lấp các tuyến đường thi công, cửa
hầm và sự cố thi công hầm
- Đối với sạt lở mái taluy:
+ Tại các tuyến đường thi công: Sau mỗi trận mưa lớn, cử người đi giám sát để
xác định trên mái taluy dương có hay không có xuất hiện nước ngầm. Trường hợp phát
hiện thấy sẽ áp dụng giải pháp xử lý tạm thời là sử dụng bạt che mưa trải toàn bộ bề
mặt hệ thống rãnh, phủ toàn bộ bề mặt nền đất tự nhiên từ rãnh đỉnh đến đỉnh mái
taluy dương, các vị trí vết nứt dọc để cắt toàn bộ nước mặt hạn chế tối đa nước mặt
ngấm xuống nền đất.
+ Giám sát chặt chẽ quá trình thi công, đảm bảo xây dựng đúng theo thiết kế,
kỹ thuật.
+ Tại các khu vực công trình như tuyến đập, nhà máy thủy điện … Sau khi tiến
hành đào đắp, CDA sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật gia cố mái đào theo đúng các
biện pháp thiết kế đã được phê duyệt.
+ Cắm biển cảnh báo vị trí có khả năng sạt lở, đá rơi.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 142


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Khi xảy ra sự cố sạt lở, huy động nhân lực, máy cơ giới đến hiện trường để
khắc phục; cử người thường trực tại hiện trường để điều tiết, đảm bảo an toàn giao
thông, trách ách tắc giao thông trên tuyến.
3.1.2.3.4. Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố, rủi ro cháy nổ, hỏa hoạn, cháy rừng
* Biện pháp phòng cháy:
- Đối với sự cố cháy nổ do chập điện:
+ Tại mỗi công trường, trước khi dùng lưới điện hay điện máy tự phát đều phải
kiểm tra công suất thiết bị phù hợp với khả năng chịu tải của nguồn, của đường dây dẫn.
+ Bọc kín các điểm tiếp nối điện bằng vật liệu cách điện để phòng tránh cháy
nổ do chập điện.
+ Treo biển báo và cử người cảnh giới khi có sửa chữa điện lớn.
+ Phổ biến nội quy, tổ chức kiểm tra an toàn về điện.
- Đối với sự cố cháy nổ do các nguyên nhân khác:
+ Ban hành nội quy cấm hút thuốc, không gây phát lửa tại các khu vực có thể gây
cháy nổ.
+ Thực hiện nghiêm nội quy phòng cháy chữa cháy.
+ Tại khu lán và kho chứa được trang bị bảng nội quy phòng chống cháy nổ và
các bình xịt cứu hỏa, bao cát đặt tại các điểm thích hợp để dễ thấy và dễ lấy khi xảy ra
hỏa hoạn.
+ Lắp đặt các biển báo cấm lửa tại khu vực nguy hiểm như kho chứa xăng dầu, vật
liệu nổ.
+ Nhân viên được huấn luyện để thao tác đúng kỹ thuật và nắm vững các phương
pháp xử lý các sự cố cháy nổ.
* Biện pháp chữa cháy: Khi có sự cố hỏa hoạn, cháy rừng xảy ra trong khu vực
dự án và lân cận sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện có tại công trường và
thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng có biện pháp xử lý. Tổ chức huy động tối đa
lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy tại hiện trường. Tạo đường
băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.
* Biện pháp khắc phục sự cố tràn đổ xăng dầu tại kho chứa xăng dầu:
+ Nếu để xảy ra trường hợp rơi, đổ xăng dầu xuống sàn kho cần thực hiện ngay:
khóa vòi cấp; dùng cát đổ ngay xuống khu vực có xăng dầu bị rơi rớt, tràn đổ, di đẩy cát
để thấm toàn bộ lượng xăng dầu bị tràn; hót bỏ lượng cát này vào thùng chứa giẻ lau
chứa dầu; lau sạch bề mặt sàn kho; xử lý giẻ lau và cát thấm dầu như xử lý CTNH.
+ Khi có sự cố hỏa hoạn cần sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện có tại
công trường và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng có biện pháp xử lý (đội phòng
cháy chữa cháy địa phương).

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 143


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Thực hiện khắc phục sự cố sau cháy rừng, trông rừng phục hội diện tích rừng
bị cháy. Loại cây trồng được lựa chọn đảm bảo dễ sinh trưởng, phát triển, phù hợp với
thổ nhưỡng, khí hậu địa phương; mật độ trồng cây áp dụng theo quy định của nhà nước
về trồng rừng.
* Hiệu quả của biện pháp: BPGT đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.
* Vị trí: tại khu vực thi công
* Thời gian áp dụng: trong suốt thời gian xây dựng.
3.1.2.3.5. Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố an toàn lao động
- Kế hoạch an toàn lao động:
+ Tất cả công nhân làm việc trên công trường đều được học tập và thực hiện nội
quy an toàn, quán triệt phương châm “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”.
+ Mọi công nhân đi làm đều được trang bị đầy đủ các dụng cụ, phòng hộ lao động
như mũ, quần áo, giày, ủng, găng tay, dây an toàn trước khi vào công trường, tất cả các
phương tiện nổi đều được trang bị phao cứu sinh tại những nơi dễ thấy theo quy định.
+ Trước khi đi làm phải kiểm tra tất cả các dụng cụ sản xuất, các dụng cụ phòng
hộ, các loại máy móc thi công, khi phát hiện ra hiện tượng hư hỏng không đảm bảo an
toàn phải được sửa chữa mới được đưa vào sử dụng.
+ Thiết lập đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo an toàn lao động trong quá
trình thi công Dự án.
+ Lắp đặt hệ thống báo hiệu thi công công trình: Biển phía trước có công trường
thi công, biển đi chậm…
+ Kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn thiết bị trước khi sử dụng;
Lắp đặt biển báo cấm người qua lại trong phạm vi hoạt động của các thiết bị và công
trường; Kiểm tra tay nghề, bằng lái của những công nhân phụ trách các phương tiện
máy móc và thiết bị thi công.
- An toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công
nghiệp.
- Lập kế hoạch ứng cứu khi xảy ra tai nạn:
+ CDA sẽ lập kế hoạch cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động, bao gồm cả đội
cứu trợ, tổ chức và kế hoạch ứng cứu (người chỉ huy, trình tự thực hiện) và xác định
địa chỉ cần thiết để tiếp xúc trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có các bệnh viện
trong địa bàn.
* Hiệu quả của biện pháp: BPGT đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, có tính
khả thi cao.
* Vị trí: tại khu phụ trợ và công trường thi công.
* Thời gian áp dụng: trong suốt thời gian xây dựng.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 144


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
3.1.2.3.6. Giảm thiểu sự cố dịch bệnh và mất an toàn thực phẩm
- Dọn dẹp vệ sinh các khu vực nhà ở của công nhân và khu bếp ăn (2 lần/tuần).
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Tuyên truyền công nhân giữ gìn vệ sinh chung.
- Thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải đảm bảo theo quy định, đảm bảo
không gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.
- Trong trường hợp có công nhân bị nhiễm bệnh, sẽ thực hiện cách ly, đưa đến
các cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị, tránh lây lan dịch bệnh.
* Hiệu quả của biện pháp: Các biện pháp đề xuất là phù hợp, dễ áp dụng, hiệu
quả trong giảm thiểu cao.
* Vị trí áp dụng: Tại khu vực Dự án.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.3.7. Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố an ninh trật tự
- Thực hiện giữ vững an ninh trật tự tại khu vực dự án.
- Nghiêm cấm tụ tập uống rượu, cờ bạc, lô đề tại công trường. Nghiêm khắc xử
phạt nếu xảy ra.
- Giáo dục ý thức cho cán bộ công nhân tôn trọng tôn giáo, văn hóa địa phương
khu vực dự án.
- Xây dựng nội quy trên công trường để tất cả cán bộ công nhân nghiêm túc
chấp hành.
- Trường hợp có xung đột xảy ra, báo cáo ngay cho cán bộ quản lý tại công
trường, phối hợp với cơ quan công an điều tra giải quyết kịp thời.
* Hiệu quả của biện pháp: BPGT đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.
* Vị trí thực hiện: Các công trường thi công và phu phụ trợ.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.3.8. Biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó rủi ro do thiên tai
- Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên trong suốt quá trình thi công, đặc biệt
là vào mùa mưa bão.
- Bố trí kế hoạch thi công phù hợp, hạn chế thi công các hạng mục liên quan
đến đào đắp vào mùa mưa lũ.
- Tăng cường cập nhật và theo dõi các diễn biến về thời tiết để tổ chức thi công.
- Bố trí rãnh thu nước đỉnh và rãnh thu nước dọc mái dốc để hạn chế tác động
gây sạt lở, lũ quét, lũ bùn đá và trượt nở đất đá...

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 145


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Các hạng mục thi công đảm bảo thi công đúng kỹ thuật và quy trình xây dựng
để hạn chế những ảnh hưởng từ thiên tai.
- Lựa chọn giải pháp thi công phù hợp với điều kiện địa chất của từng khu vực
thi công xây dựng các hạng mục công trình.
- Kiểm tra mái dốc trước và sau mưa, khi có hiện tượng sạt lở cần thực hiện các
biện pháp khắc phục ngay lập tức.
- Xây dựng phương án phòng chống gió bão, thiên tai trước mùa mưa bão.
- Vào mùa mưa bão, CDA thường xuyên liên lạc với Ban phòng chống lũ lụt tại
địa phương để cập nhật thông tin và phối hợp triển khai các phương án phòng chống.
- Khi được thông tin sẽ có mưa lớn kéo dài ngày và bão xảy ra tại khu vực Dự án:
+ Ngừng toàn bộ hoạt động thi công khi có mưa lớn và bão;
+ Che chắn các kết cấu mới xây dựng bằng bạt nilon che chùm;
+ Che chắn các bãi chứa vật liệu xây dựng bằng bạt nilon để tránh rửa trôi đất,
cát đá ra các khu vực xung quanh;
+ Kiểm tra hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, tiến hành nạo vét khi cần thiết,
nhằm đảm bảo tiêu thoát tốt.
- Phối hợp và thông báo với Ban phòng chống lụt bão huyện Vị Xuyên kịp thời
ứng cứu, hạn chế thiệt hại về người, tài sản, kinh tế khi có sự cố xảy ra.
- Xây dựng phương án phòng chống lụt bão theo quy định tại Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
- Lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, hạ du đập trong giai đoạn xây
dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-
BCT ngày 8/7/2019. Hàng năm tiến hành rà soát, hiệu chỉnh các phương án cho phù hợp
với tình hình thực tế.
* Hiệu quả của biện pháp: BPGT đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.
* Vị trí thực hiện: Các công trường thi công.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn triển khai xây dựng.
3.1.2.3.9. Biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó sự cố va vấp phải các vật liệu nổ
còn sót lại trong chiến tranh
Công tác dò mìn đã được thực hiện tại và xung quanh khu vực xây dựng các
hạng mục công trình và được khẳng định an toàn bởi đơn vị quốc phòng chuyên xử lý
các vật liệu gây nổ.
3.1.2.3.10. Giảm thiểu sự cố đối với quá trình thi công TBA và tuyến đường dây
110KV
* Biện pháp giám thiếu tai nạn lao động trong công tác vận chuyên, lắp đặt

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 146


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
- Bố trí cán bộ hướng dẩn, giám sát tại các vị trí quay đầu xe, bốc dỡ thiêt bị để
hạn chế va đập, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông.
- Xe vận chuyển được đăng kiểm theo quy định, đi đúng tốc độ, làn đường.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến hành lang lưới điện, lập phương án
giải phóng hành lang an toàn (4m mỗi bên) tất cả các vị trí có cây nằm trong và
ngoài hành lang có nguy cơ va quẹt, ngã đổ vào đường dây, bảo đảm vận hành đường
dây an toàn.
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân thi công.
* Biện pháp giảm thiểu sự cố đứt dây, nghiêng đổ cột khi thi công:
- Thi công móng, cột và kéo dây đúng thiết kế kỹ thuật.
- Trước khi làm việc trên cao cần phải kiểm tra dụng cụ lao động, dây an toàn.
- Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng.
- Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải được khóa để tránh rơi.
- Trang bị các thiết bị sơ cứu di động cần thiết trong quá trình thi công, kéo
đường dây.
* Biện pháp giảm thiểu sự cố quá trình đấu nối TBA và tuyến đường dây:
- Thông báo cho cơ quan chức năng trước khi thục hiện thi công đấu nối
tuyến đường dây.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong hoạt động kéo, lắp đặt đường dây.
- Công nhân tạm dừng làm việc khi trời tối, có sương mù, mưa, giông sét hoặc
gió cấp IV trở lên.
- Công nhân tham gia các công tác trên sẽ đảm bảo kỷ luật lao động, nội quy an
toàn và thực hiện quy định về trang bị lao động (đội mũ, đeo găng tay, ...).
- Công nhân phục vụ dưới thấp phải mang mũ an toàn và đứng xa những vị trí
nguy hiểm.
* Hiệu quả của biện pháp: BPGT đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.
* Vị trí thực hiện: Khu vực thi công tuyến đường dây.
* Thời gian áp dụng: Trong giai đoạn thi công tuyến đường dây.
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.1. Đánh giá các tác động liên quan đến chất thải
3.2.1.1.1. Tác động do chất thải rắn thông thường

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 147


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
* Rác sinh hoạt:
Khi đi vào hoạt động, số lượng cán bộ công nhân viên tại NMTĐ ước tính
khoảng 20 người. Căn cứ vào hệ số phát thải rác thải sinh hoạt tại tỉnh Hà Giang là
0,29 kg/người/ngày (theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019 - Chuyên
đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt) thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong
một ngày là 5,8 kg.
Thành phần của rác thải sinh hoạt phần lớn là các chất hữu cơ dễ phân hủy như
rau, củ, quả và các thành phần có thể tái chế như bao bì, đồ hộp... Nếu không thu gom
và xử lý, rác thải sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực dự án, làm ô nhiễm môi
trường đất. Vào những ngày mưa, CTR sẽ bị cuốn theo nước mưa chảy tràn xuống
sông Miện làm giảm chất lượng nước suối và ảnh hưởng xấu đến HST thủy sinh.
* Rác thải là xác cây cối từ thượng nguồn về hồ:
Trong quá trình vận hành, chất thải rắn như thân, cành, rễ cây, rác (bao bì, túi
nilon…) trôi dạt từ thượng nguồn về sông Miện. Lượng chất thải này có khối lượng
không lớn, ước tính khoảng 3-5kg/ngày, vào những ngày mưa lũ lượng rác đổ về có
thể nhiều hơn. Nếu không thu gom sẽ gây tắc nghẽn, giảm khả năng xả tràn, bít tắc cửa
lấy nước dẫn vào , ảnh hưởng đến lưu lượng phát điện nhà máy. Cây côi, cành lá quấn
vào tuabin sẽ gây hư hỏng máy móc, gián đoạn quá trình vận hành, gây thiệt hại về
kinh tế cho Chủ dự án.
Rác thải này khi phân hủy có thể gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ gây mất
mĩ quan.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân làm việc trong nhà máy và môi trường
nước và đất.
*) Phạm vị tác động: Khu vực nhà máy.
*) Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành và lâu dài.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
3.2.1.1.2. Tác động do chất thải nguy hại
Trong quá trình vận hành nhà máy sẽ có một lượng nhỏ chất thải nguy hại phát
sinh do rò rỉ dầu mỡ từ khe tuabin, thiết bị thủy lực, từ hoạt động bảo trì bảo dưỡng,
hay từ các thiết bị điện thải có dính dầu, linh kiện, điện tử thải.... Khối lượng chất thải
nguy hại tham khảo từ các NMTĐ đã đi vào vận hành trên địa bàn tỉnh Hà Giang và
các tỉnh lân cận ước tính được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.28. Ước tính lượng CTNH phát sinh GĐVH

Trạng thái Số lượng trung


TT Tên chất thải
tồn tại bình (kg/năm)

1 Dầu thủy lực tổng hợp thải Lỏng 250

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 148


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Trạng thái Số lượng trung


TT Tên chất thải
tồn tại bình (kg/năm)

2 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện khác Lỏng 105

3 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải (lẫn nước) Lỏng 150

4 Bóng đèn Rắn 11

5 Pin/ắc quy chì thải Rắn 14

Thiết bị điện thải có bộ phận dính dầu (dây quấn


6 Rắn - lỏng 20
MBA, giấy cách điện MBA, lõi thép MBA)

Cặn sơn, sơn, vécni thải có dung môi hữu cơ hoặc


7 Rắn - lỏng 15
các thành phần nguy hại khác

Giẻ lau, vải bảo vệ thải có bị nhiễm thành phần


8 Rắn 105
nguy hại

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị
9 Rắn 15
điện có linh kiện điện tử

Tổng 685

Nguồn: Tham khảo từ các NMTĐ đã đi vào vận hành trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong NMTĐ là khoảng 685kg/năm là không
quá lớn. Tuy nhiên, nếu không được thu gom, xử lý sẽ tác động xấu đến môi trường xung
quanh. Các tác động được đánh giá tương tự như giai đoạn triển khai xây dựng dự án.
Các chất này sẽ được đăng ký và quản lý theo quy định về quản lý CTNH theo
quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân làm việc trong nhà máy và môi trường
nước, đất và không khí.
*) Phạm vị tác động: Khu vực nhà máy và xung quanh.
*) Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
3.2.1.1.3. Tác động do nước thải
* Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của công nhân và cán bộ tại khu vực
nhà ở, nhà điều hành. Tính toán tương tự giai đoạn thi công, với số công nhân trong
GĐVH là 20 người/ngày thì lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình vận hành ước
tính khoảng 2.000 lít/ngày ~ 2 m3/ngày.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 149


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt được đánh giá tương tự như đã
trình bày ở giai đoạn triển khai xây dựng. Tác động do nước thải sinh hoạt tại nhà máy
sẽ được loại trừ do trong thiết kế nhà máy đã bố trí bể phốt để thu gom và xử lý nước
thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.
* Nước thải sản xuất:
+ Nước suối sau khi qua tua bin phát điện được hoàn trả toàn bộ về phía hạ du
qua kênh xả sau nhà máy. Chất lượng nước không thay đổi so với nước sông.
+ Nước làm mát các tổ máy: Loại nước này có tác dụng thu nhiệt từ thiết bị làm
nguội của mày phát điện, dầu ổ trục, hệ thống kích thích. Nước làm mát được lấy từ
đường ống áp lực, sau khi qua hệ thống làm mát, không làm thay đổi tính chất nước sẽ
được tháo xả ra phía hạ lưu.
+ Nước tháo cạn kiểm tra sửa chữa: Nước chảy qua tua bin, nước trong ống xả,
nước trong buồng xoắn hoặc phần còn lại của ống áp lực phải tháo khô ra kênh xả để
kiểm tra sửa chữa. Chất lượng nước không thay đổi so với nước suối tự nhiên.
+ Nước rò rỉ trong nhà máy: Nước rò rỉ từ van cầu và hệ thống cấp nước làm
mát (lượng nước rỏ rỉ từ van cầu tối đa là 12l/h cho 2 tổ máy, nước rò rỉ qua hệ thống
cấp nước làm mát khoảng 0,2% lưu lượng cung cấp, tương đương 220l/h).Tổng lượng
nước rò rỉ là khoảng 232l/h=5,6m3/ngày.
Các nguồn nước này không phát sinh đồng thời mà phụ thuộc vào chu kỳ vận
hành của nhà máy.
Thành phần nước thải rò rỉ trong nhà máy có thể lẫn một lượng dầu, tuy nhiên,
không đáng kể, do Dự án đã lựa chọn công nghệ và thiết bị đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn
phải thiết kế hệ thống tách dầu để thu hồi dầu trước khi thải ra môi trường nếu không
sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh vật sông Miện phía hạ du.
*) Đối tượng chịu tác động: Nước sông Miện
*) Phạm vị tác động: Khu vực nhà máy và lân cận.
*) Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành.
*) Mức độ tác động: Trung bình.
3.2.1.2. Đánh giá các tác động của tiếng ồn, độ rung
Quá trình vận hành NMTĐ sông Miện, 5A hoạt động quay của các turbine, máy
nén khí, quạt thông gió sẽ gây tiếng ồn lớn.
Theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT, độ ồn tại chỗ làm việc của công nhân, vùng có
công nhân làm việc trong các phân xưởng và trong nhà máy là 85dBA và theo QCVN
26:2010/BTNMT (6h-21h) là 70 dBA và 60 dBA (ban đêm) thì dự báo khu vực phát
sinh tiếng ồn lớn nhất là khu vực đặt turbine và máy phát điện. Tại các khu vực này độ
ồn cao có thể đạt mức 90-105 dBA. Tại các khu vực này độ ồn cao có thể đạt mức 90-
105 dBA. Tuy nhiên xung quanh khu vực nhà máy không có dân cư sinh sống do vậy

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 150


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
mức ồn và độ rung này chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân lao
động trong nhà máy. Các biểu hiện có thể gặp phải như: Căng thẳng thần kinh, mất
ngủ, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến thính giác, thị giác và vận động,... dẫn đến
giảm năng suất lao động.
Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung tại các khu vực này cần thực hiện cách âm
nguồn ồn và trang bị các thiết bị chống ồn cho công nhân.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân làm việc trong nhà máy.
*) Phạm vị tác động: Khu vực nhà máy.
*) Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành.
*) Mức độ tác động: Thấp.
3.2.1.3. Các tác động đến đa dạng sinh học và các tác động khác
3.2.1.3.1. Tác động do nước mưa chảy tràn
Trong giai đoạn này nước mưa chảy tràn chủ yếu xuất hiện ở khu vực nhà máy,
nhà quản lý vận hành và trạm biến áp.
Căn cứ vào lượng mưa ngày lớn nhất trong ngày ứng với tần suất 0,2% là 331,2
mm/ngày, lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ các công trường được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 3.29. Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực nhà máy . trạm biến áp

Diện tích Lượng mưa chảy tràn


TT Khu vực
(ha) (m3/ngày)

1 Khu nhà máy, TBA 1,22 3.108

Nước mưa chảy tràn trong GĐVH chứa chủ yếu là thành phần đất, cát, rác,.., tuy
nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn nhiều so với giai đoạn triển khai xây dựng do
giai đoạn này mặt bằng khu đất dự án đã được xây dựng công trình và bê tông hóa, hệ
thống thu gom nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh nên các tác động của nước mưa
như ách tắc dòng chảy, gây ngập úng khu vực sẽ được làm giảm thiểu đáng kể.
*) Đối tượng chịu tác động: Nước sông Miện.
*) Phạm vị tác động: Khu vực nhà máy và lân cận.
*) Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành.
*) Mức độ tác động: Thấp.
3.2.1.3.2. Tác động của điện trường, từ trường
Vận hành TBA và đường dây 110kV phục vụ đấu nối điện lên lưới điện quốc
gia có thể phát sinh điện, từ trường, đặc biệt là vào những ngày mưa, bão, ẩm ướt.
Điện, từ trường phát sinh sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 151


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
gần khu vực TBA, bảo dưỡng tuyến đường dây và người dân canh tác gần khu vực
này. Cụ thể:
- Tiếp xúc thường xuyên với điện, từ trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và sinh vật ở khoảng cách không an toàn như: ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của
cơ thể, rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch, suy giảm chức năng của cơ quan
trao đổi chất; tác động lâu dài có thể gây mệt mỏi, đau đầu, đau thắt vùng tim...
- Làm xuất hiện điện tích giữa cơ thể người với kim loại có điện thế khác so với
cơ thể. Sự tiếp xúc này khi cơ thể cách ly với đất có thiể dẫn đến hiện tượng truyền
dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, gây ra cảm giác đau nhức.
- Điện, từ trường còn gây nhiễu loạn các thiết bị thông tin như radio, vô tuyến
truyền hình… nằm trong vùng ảnh hưởng của nó.
*) Đối tượng chịu tác động: Công nhân làm việc trong nhà máy.
*) Phạm vị tác động: Khu vực nhà máy.
*) Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành.
*) Mức độ tác động: Thấp.
3.2.1.3.3. Tác động đến môi trường địa chất, địa mạo
Các tác động trong giai đoạn này chủ yếu là tác động tiêu cực, xảy ra tại khu
vực hồ chứa và có thể xảy ra ở hạ du bao gồm:
a. Đánh giá khả năng trượt lở và tái tạo bờ hồ
Sau khi tích nước, mưa nước hồ ở khu vực thượng lưu đập cao hơn mực nước
suối khoảng 30m và độ chênh này giảm dần về phía thượng lưu hồ, các điều kiện tự
nhiên sườn dốc bờ hồ sẽ bị thay đổi, quá trình tái tạo bờ hồ phụ thuộc các yếu tố: độ
dốc của sườn bờ hồ; đặc điểm thạch học và tính chất cơ lý của đất đá cấu tạo sườn bờ;
sóng do gió; lớp tảm thực vật phủ trên bề mặt sườn bờ; sự vận hành của hồ chứa.
Theo Báo cáo địa chất - Hồ sơ NCKT của Dự án, với số liệu quan sát được và
căn cứ vào đặc điểm hồ chứa là hồ nhỏ, lòng hồ nằm trên nền đá granit cứng chắc, cho
phép nhận định bờ hồ có tính ổn định khá cao sau khi tích nước. Trong tương lai do
ảnh hưởng của quá trình thi công, làm đường, giải phóng mặt bằng, sau khi tích nước
có thể xuất hiện một số khối trượt nhỏ trong tầng phủ nhưng không ảnh hưởng lớn đến
tính ổn định của đập và dung tích hồ.
b. Xói lở hạ du
Sự hình thành của hồ chứa và tuyến đập gây biến đổi dòng chảy, gia tăng sự
chênh lệch mực nước, lưu lượng và dòng chảy giữa thượng và hạ lưu. Sự biến đổi này
làm cho diễn biến hình thái suối hạ lưu bị biến đổi phức tạp, khó nắm bắt, gây sói lở
bờ Sông Miện khu vực hạ lưu đập và nhà máy. Đồng thời, sự hình thành đập có thể
làm giảm lượng bùn, cát, sỏi chảy về hạ du, do vậy dòng nước phía hạ du nhà máy có
xu hướng lấy trầm tích từ bờ suối, gây ra sạt, lở bờ.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 152


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Việc xả nước qua tràn vào mùa lũ với vận tốc dòng chảy lớn gây hiện tượng xói
lở hạ lưu sau đập, mất an toàn và ổn định đường bờ. Tuy nhiên, ngay sau đập, dự án
có biện pháp tiêu năng sau tràn, gia cố mái hạ lưu đập do vậy đảm bảo tránh xói lở
gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Mặt khác lòng suối và hai bên bờ phía hạ
lưu đập Sông Miện chủ yếu lộ đá gốc cứng chắc đới IIA, do vậy hiện tượng xói lở
bờ và lòng suối tại đoạn này là ít xảy ra.
c. Đánh giá khả năng bồi lắng lòng hồ
Hồ chứa của công trình Thủy điện sông Miện 5A thuộc hồ nhỏ, dung tích
hữu ích không lớn nên quá trình bồi lắng hồ ít ảnh hưởng đến công suất hữu ích của
nhà máy. Các khu vực bờ hồ đều lộ đá gốc, quá trình bào xói yếu dẫn đến khả năng
bồi lắng lòng hồ được dự báo là không cao. Tuy nhiên do hiện tượng sạt trượt tầng
phủ xảy ra trên các sườn bờ nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, do vậy CDA sẽ có
biện pháp thiết kế công trình xả cát (trong mùa lũ) đảm bảo hồ vận hành lâu dài.
d. Ngập và bán ngập
Các ảnh hưởng liên quan đến hiện tượng ngập và bán ngập là không đáng kể do
khu vực lòng hồ không có dân cư sinh sống và khác và chiếm không nhiều đất canh
tác của người dân.
e. Tác động do thay đổi địa chất công trình
Tại khu vực xây dựng công trình, đặc biệt là khu vực tuyến năng lượng . Theo đánh
giá điều kiện địa chất ở Chương 2: Điều kiện địa chất công trình tuyến chính và hầm bổ
sung nước khá thuận lợi. Duy chỉ có khu vực cửa hầm có tầng phủ dày, vì vậy, trong
giai đoạn thi công, Dự án đã tiến hành đào lớp đất mặt, gia cố vì thép với chiều dài lớn
tại các vị trí đứt gãy, sạt lở để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Dự án vận hành trong khoảng thời gian khá dài, khoảng 50 năm. Nếu không đảm
bảo nền địa chất tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ công trình, hơn nữa nếu áp lực
trong đường hầm quá lớn có thể gây nổ hoặc vỡ thành hầm, sẽ gây nguy hiểm cho cán
bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy, người dân lân cận và khu vực phía hạ lưu công
trình, đồng thời thiệt hại lớn về kinh tế cho CDA.
f. Thay đổi địa hình cảnh quan
Bằng việc xây đập, ngăn sông, tích nước, dự án hình thành đã tạo nên một kiểu
địa hình nhân tạo có quy mô lớn, thay thế cho một miền địa hình đồi núi cùng hệ thống
sông suối chảy dài, đó là hồ chứa. Sự hình thành hồ chứa kết hợp với địa hình đồi núi
làm cho cảnh quan nơi đây thêm phong phú.
Việc hình thành các đập ngăn sông cùng hồ chứa, nhà máy thủy điện, trạm biến
áp, tuyến đường dây 110kV… sẽ làm biến đổi điều kiện mặt đệm, từ đất trống, cây
bụi, đất lúa nước, nương rẫy… thành đập bê tông, nhà máy, lòng hồ. Sự thay đổi này
có thể làm gia tăng tình trạng xói mòn, sạt lở do quá trình tái tạo bờ hồ…
3.2.1.3.4. Tác động tới chất lượng không khí và vi khí hậu khu vực

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 153


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Việc xây dựng công trình hồ Thủy điện sông Miện 5A tác động đến môi trường
không khí ở các giai đoạn khác nhau với mức độ ảnh hưởng cũng rất khác nhau. Ở giai
đoạn giải phóng mặt bằng và thi công môi trường không khí bị ô nhiễm chủ yếu bởi bụi
và khí thải do việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng, làm đường giao thông, bến bãi, kho
tàng, vận chuyển nguyên vật liệu… Các tác động này diễn ra chỉ trong phạm vi không
gian nhỏ và thường gây ô nhiễm cục bộ, không liên tục. Khi công trình đi vào hoạt động
thì các tác động của công trình sẽ gây biến động một số yếu tố khí tượng tại khu vực.
Vùng lòng hồ được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hệ thống
sông ngòi là sản phẩm của khí hậu quy mô lớn. Tính chất lục địa khô hanh của khí hậu
vùng này thể hiện rõ rệt trong mùa khô. Trong thời gian đó, hồ Thủy điện sông Miện
5A do con người tạo ra ít nhiều góp phần làm gia tăng độ ẩm khu vực xung quanh hồ,
thể hiện ở lượng bốc hơi tổn thất từ hồ chứa là 673,3 mm/năm (Chương 2). Tuy nhiên
khả năng làm biến đổi điều kiện vi khí hậu vùng dự án là không thể xảy ra do hồ chứa
nhỏ.
Mặt khác, hồ Thủy điện sông Miện 5A về cơ bản có dạng lòng sông, số ít còn lại
là cây cối không có trữ lượng hoặc trữ lượng rất thấp, việc thu dọn lòng hồ có khối lượng
thấp, do vậy quá trình kỵ khí dưới đáy hồ để sản sinh ra khí mê tan là không đáng kể, ước
tính nồng độ khí mê tan chỉ gấp 3 - 5 lần lượng khí mê tan sinh ra tại các hồ tự nhiên (1
m2 hồ tự nhiên sản sinh ra 9 mg mê tan trong 1 ngày).
(theo http://era.library.ualberta.ca/public/veiw/item/uuid:29b113ac-6c30-
4eaa-9003- 89152584f343/DS1/BioSci_50_2000_766.pdf).
Như vậy tác động tới môi trường không khí và vi khí hậu vùng dự án giai đoạn
quản lý vận hành được đánh giá là tích cực với mức độ tương đối nhỏ. Để có thể xác định
các biến đổi nói trên một cách định lượng cần phải tiến hành các hoạt động quan trắc khí
tượng cũng như nghiên cứu thường xuyên trong quá trình vận hành.
3.2.1.3.5. Tác động đến môi trường nước
*) Tại vùng từ hạ lưu tuyến đập đến Nhà máy
Do tại khu vực thượng lưu đập hình thành hồ chứa tích nước, dẫn qua hầm về
nhà máy nhằm mục đích phát điện dẫn đến biến đổi chế độ hạ du:
- Mùa lũ: Xảy ra hiện tượng lũ chồng lũ (lũ nhân tạo) trong trường hợp đỉnh lũ
xuất hiện ở vùng hạ du, nhưng tại thượng nguồn đảm bảo an toàn cho hồ chứa và đập,
hồ chứa bắt buộc phải xả lũ liên tục đó là nguyên nhân gây hiện tượng lũ chống lũ.
- Mùa kiệt: Việc hình thành hồ chứa, giữ nước ở thượng lưu nhằm phục vụ cho
phát điện dẫn đến đoạn suối dài khoảng 6,6km từ tuyến đập Sông Miện đến kênh xả
nhà máy sẽ bị gián đoạn dòng chảy do lưu lượng nước xả về hạ du nhỏ, gây ra:
+ Tác động đến HST thủy sinh Sông Miện: Các loài có thể bị chết hoặc di
chuyển đến nơi ở mới chưa kịp thích nghi, giảm chuỗi thức ăn trên lưu vực suối, giảm
thành phần loài. Tuy nhiên, đoạn suối này có địa hình dốc, lòng suối nhỏ, tốc độ dòng
chảy lớn, vì vậy hệ sinh thái thủy sinh trên suối khá nghèo nàn. Vì vậy, tác động đến
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 154
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
hệ sinh thái thủy sinh không đáng kể. Ngoài ra, khu vực từ hạ du tuyến đập về nhà
máy thủy điện còn có nhiều con suối nhỏ đổ về dòng chính Sông Miện.
*) Phần hạ du sau Nhà máy:
Khi hồ chứa tích nước, ngừng phát điện có thể dẫn đến tình trạng lưu lượng dòng
xả về hạ du nhỏ, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hẹ sinh thái thủy sinh: có thể
làm chết các loài không có khả năng thích nghi, làm mất đa dạng về thành phần loài của
khu vực do di chuyển đến nơi khác có điều kiện tốt hơn.
b. Tác động đến chất lượng nước hồ
Trong giai đoạn đầu hồ tích nước sinh khối ngập dưới lòng hồ sẽ phân hủy
làm gia tăng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ. Chất lượng nước sẽ phụ thuộc khá
nhiều vào việc thu dọn, vệ sinh hồ chứa.
Bảng 3.30. Đặc trưng nước có sinh khối thực vật bị ngập

TT Hạng mục Đơn vị TĐNL

1 Khối lượng sinh khối phân hủy trong hồ mùa kiệt năm 1 Tấn 2,76

2 Tỉ lệ khối lượng N trung bình trong sinh khối % 0,52

3 Khối lượng N trong sinh khối Tấn 0,005

4 Tỉ lệ khối lượng P trung bình trong sinh khối % 0,13

5 Khối lượng P trong sinh khối Tấn 0,0012

6 Tỉ lệ khối lượng BOD trung bình trong sinh khối % 8,2

Khối lượng BOD trong sinh khối Tấn 0,078

Nguồn: Sổ tay thực địa quản lý chất thải nông nghiệp, Cục Nông nghiệp Mỹ, 1992
Theo đánh giá trên, sự ô nhiễm nước hồ do phân hủy thực vật xảy ra mạnh nhất
vào năm đầu tích nước. Để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước khi hồ tích nước và
phân hủy các chất hữu cơ có trong hồ, thông qua hàm lượng oxi hoà tan trong nước
(DO) và sự biến động của chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong nước hồ. Trong hệ
sinh thái nước, hệ số DO biểu thị sự phồn thịnh chung và liên quan chặt chẽ tới sự có
mặt của các thành phần chịu sự phân hủy sinh học.
* Đánh giá tác động:
Kết quả này cho thấy sau khi thu dọn kĩ lòng hồ và tích nước, chất lượng nước
hồ sẽ không bị biến đổi nhiều so với nước suối tự nhiên. Phía thương lưu hồ không có
dân cư sinh sống cũng như không có hoạt động động xả thải nào làm ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nước, khả năng phân tầng nhiệt độ và oxi trong nước hồ nhỏ do

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 155


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
dung tích và độ sâu của hồ không đáng kể, do vậy khả năng phú dưỡng, ô nhiễm
nguồn nước do chất hữu cơ là khó xảy ra.
c. Ảnh hưởng tới chất lượng nước suối phía hạ du đập và nhà máy
Chất độc hại từ kim loại lẫn trong đất nằm ở đáy hồ có thể làm ảnh hưởng đến
chất lượng nước của các hồ chứa. Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc môi trường nền về
chất lượng nước mặt và đất khu vực hồ chứa cho thấy, hàm lượng kim loại nặng nhỏ
nên chất lượng nguồn nước hồ được đảm bảo.
Trong nhiệm vụ của dự án không phát triển nghề cá lòng hồ. Khi xả dòng chảy
môi trường và xả nước từ NMTĐ ra Sông Miện sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng
nước sông phía hạ lưu đập và hạ lưu nhà máy.
3.2.1.3.6. Tác động đến hệ sinh thái và ĐDSH và nghề đánh bắt cá trên Sông Miện
a. Tác động đến hệ động thực vật trên cạn
* Tại khu vực thượng lưu hồ chứa:
Hồ chứa sau khi xây dựng sẽ làm thay đổi ít nhiều hệ sinh thái trong khu vực kể
cả khu hệ động vật và thực vật, dẫn đến các tác động sau:
- Tác động tích cực:
Khi hồ tích nước, diện tích ngập nước tăng lên đáng kể sẽ là điều kiện tốt thu
hút các loài chim đến sinh sống.
Điều kiện và khu vực sống mới được hình thành, những loài sống gần nước
có điều kiện tốt để sinh sống như kỳ đà, rắn nước, cá, tôm... nhiều loài khác cũng
trở lại gần hồ để sinh sống.
Điều kiện khí hậu được cải thiện, độ ẩm tăng giúp cây cối tự nhiên cũng như
cây trồng phát triển tốt hơn, làm giảm khả năng cháy rừng tại các khu vực còn rừng ở
cao trình cao hơn mực nước hồ.
- Tác động tiêu cực:
Mất hoặc chia cắt khu vực sống của các loài động thực vật là một trong những
ảnh hưởng trực tiếp nhất của việc xây dựng đập và hồ chứa. Tuy nhiên tác động này
của dự án là không đáng kể do ở khu vực không có các loài đặc hữu hay có phạm vi cư
trú đặc biệt (theo độ cao, theo thảm phủ…).
* Tại khu vực :
Quá trình vận hành dự án không gây bất cứ tác động có hại nào tới tài nguyên
thực vật ở khu vực này.
b. Tác động đến môi trường thủy sinh vật
* Khu vực hồ chứa:
Hồ Thủy điện Sông Miện khi hình thành cũng sẽ làm thay đổi cơ bản các hệ
sinh thái cũng như các loại hình thuỷ vực vùng bị ngập. Sinh cảnh nước trong đoạn
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 156
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
suối nghiên cứu sẽ chuyển từ sinh cảnh nước xiết, tải nhiều phù sa sang môi trường
nước yên tĩnh, trong đó phần lớn phù sa sẽ bồi lắng xuống lòng hồ. Khả năng hình
thành một hệ sinh thái hồ chứa mới cùng với khu hệ thuỷ sinh vật đặc trưng cho loại
thuỷ vực có thể xảy ra.
Đặc điểm phân bố thành phần cũng như số lượng sinh vật nổi của các hồ chứa
nói chung, hồ Thủy điện Sông Miện nói riêng liên quan đến đặc tính phân bố muối
dinh dưỡng và một số yếu tố môi trường khác. Nhìn chung sự phân bố định tính cũng
như định lượng sinh vật nổi có chiều hướng biến đổi rất rõ rệt theo mùa thuỷ văn. Với
loại hình hồ chứa, mật độ sinh vật nổi nói chung cao hơn so với thuỷ vực dạng sông
suối như hiện nay. Sẽ hình thành một građien về mật độ sinh vật nổi theo chiều dọc hồ
chứa. Trong mùa khô mật độ sinh vật nổi thấp nhất ở khu vực thượng lưu, cao nhất tập
trung ở vùng trung lưu gần thượng lưu và thấp dần về khu vực hạ lưu. Trong mùa lũ,
mật độ sinh vật nổi thấp nhất ở khu vực thượng lưu, cao dần về khu vực hạ lưu, cao nhất
ở khu vực gần đập. Bên cạnh đó sinh vật nổi còn phân bố số lượng theo chiều thẳng
đứng, cao nhất ở tầng mặt và thấp dần ở các tầng nước sâu hơn.
Về động vật đáy, trong khoảng 5 năm đầu khi mới tích nước nền đáy hồ chưa
ổn định, các nhóm động vật thân mềm như trai, hến, ốc sẽ giảm mạnh cả về thành
phần loài cũng như số lượng. Các nhóm ấu trùng côn trùng phân bố chủ yếu ở khu vực
trung và thượng lưu, nơi nước chảy. Các loài giun ít tơ sẽ phát triển ở khu vực nước
nông ven bờ, nền đáy mềm. Sau 5 năm đầu tích nước, nền đáy bắt đầu ổn định, nhóm
động vật thân mềm mới có khả năng phát triển trở lại và phân bố ở vùng nước ven bờ.
* Khu vực hạ du sau đập:
+ Tác động do giảm lưu lượng:
Vào mùa mưa lũ: Khi lượng nước mưa lớn, mực nước hồ chứa tăng, lưu
lượng chảy lớn nên nhà máy cần xả bớt nước tại khu vực hồ chứa đồng nghĩa với
việc tăng lưu lượng dòng chảy phía hạ lưu, rất dễ gây ngập úng, ảnh hưởng đến đất
canh tác và đời sống của dân cư trong khu vực (nếu có phát sinh). Tuy nhiên để
đảm bảo an toàn công trình và an toàn môi trường cho hạ du, quá trình vận hành
khai thác phải được tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được UBND tỉnh Hà
Giang phê duyệt để loại trừ tác động.
Vào mùa khô, sự hình thành hồ chứa không ảnh hưởng đến hệ sinh thái hạ du
do quá trình vận hành Dự án vẫn đảm bảo được lượng nước để duy trì dòng chảy sinh
thái ở hạ du trong mùa kiệt và đặc biệt không làm suy kiệt lượng nước. Xét về lưu
lượng nước suối còn lại đổ về hạ lưu còn có nhiều nhánh suối nhỏ khác đổ về. Như
vậy, lưu lượng nước còn lại tại hạ du trong những tháng mùa kiệt trong trường hợp có
Dự án vẫn đủ để duy trì hệ sinh thái trong khu vực. Mặt khác mức độ đa dạng của
thảm thực vật phía hạ du đập khá nghèo nàn do vậy tác động đến hệ thực vật cạn do hạ
thấp mực nước là nhỏ.
+ Tác động do biến đổi chất lượng nước: Sự gia tăng chất dinh dưỡng và muối
khoáng trong giai đoạn đầu hình thành hồ chứa sẽ ảnh hưởng một phần đến khu vực hạ
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 157
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
lưu thông qua dòng chảy tràn qua đập. Các nhóm loài tiêu biểu cho môi trường giàu
dinh dưỡng sẽ phát triển gồm các loài tảo lam thuộc hai chi Oscillatoria, Lyngbya, các
loại tảo silic, các loại tảo mắt. Cũng trong giai đoạn này, độ pH nguồn nước tăng,
nhóm loài chỉ thị cho môi trường nước axit sẽ suy giảm về số lượng gồm động thực
vật phiêu sinh và động vật đáy. Song các tác động này được đánh giá là không đáng kể
do sẽ giảm dần khi hồ chứa đi vào ổn định, hệ sinh thái sẽ trở lại cân bằng.
Do khu vực Dự án không có các loài cá có tập tính bơi ngược lên thượng nguồn
để đẻ trứng như cá Chình, do vậy không gây tuyệt chủng thủy sinh vật.
Việc suy giảm các loài cá trên Sông Miện bởi nhiều nguyên nhân, kết hợp với
nguồn tác động nêu trên sẽ là nguy cơ làm suy giảm thêm nguồn thủy sản, thủy sinh
hiện có. Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực tại chỗ, song không
phải là nguyên nhân duy nhất và vẫn có thể giảm thiểu được.
3.2.1.3.7. Tác động đối với môi trường KTXH
a. Tác động tích cực đến kinh tế - xã hội địa phương
Sau khi dự án Thủy điện Sông Miện được xây dựng và vận hành, hàng năm sẽ
cung cấp cho điện lưới quốc gia nguồn điện khoảng 72,331 triệu kWh. Là nguồn năng
lượng quan trọng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng
nguồn thu ngân sách cho nhà nước thông qua việc thu thuế và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân.
Việc đầu tư xây dựng Thủy điện Sông Miện 4 sẽ là nhân tố góp phần quan trọng
trong việc làm thay đổi bộ mặt đồng bào các dân tộc trong khu vực dự án. Người dân có thể
đăng ký để tuyển chọn vào làm công nhân trong thời gian xây dựng công trình để nâng cao
thu nhập, cải thiện cuộc sống (ưu tiên những hộ bị mất đất vĩnh viễn và tạm thời).
Là địa bàn vùng núi cao, sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp chiếm tỷ trọng
chính, công nghiệp hầu như không phát triển thì việc đầu tư xây dựng dự án này sẽ là
tiền đề, động lực để thay đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở khu vực dự án.
Trước các thuận lợi nêu trên, các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thay đổi cớ cấu
cây trồng, quy hoạch chế bến sản phẩm nông lâm nghiệp, quy hoạch giao thông vận tải, quy
hoạch phát triển du lịch,… cần thiết phải được bổ sung chỉnh lý cho phù hợp.
b. Các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội địa phương
Người dân trong khu vực Dự án chủ yếu là người Mông có đời sống văn hóa
phong phú, mang nét đặc trưng riêng. Việc lực lượng lao động đến xây dựng Dự án
cùng với một số lượng dân di cư từ nơi khác đến đây tìm kiếm cơ hội việc làm sẽ làm
phá vỡ phong tục tập quán của người dân, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của
địa phương, thay đổi thành phần dân cư, gia tăng dân số địa phương. Nếu không được
quản lý tốt, lực lượng này có thể là tác nhân gây ra tình trạng khai phá rừng, đốt nương
làm rẫy, làm xuất hiện và lây lan các dịch bệnh cũng như các tệ nạn xã hội khác như
xung đột giữa dân cư địa phương với công nhân làm việc trong nhà máy.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 158
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
c. Tác động đến nhu cầu sử dụng nước ở hạ du
Theo kết quả điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tham
vấn cộng đồng dân cư trong khu vực (Mục 2.1.2.2.3/ Chương 2), điều kiện địa hình
tại khu vực dự án chủ yếu là đồi núi cao so với nguồn nước Sông Miện, người dân
không sử dụng nước Sông Miện cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu mà sử dụng từ
các khe suối trên cao, bắc đường ống dẫn nước về bản bằng các nguyên vật liệu địa
phương như tre, luồng hoặc mua các ống nhựa để đưa nước về, trữ nước mưa, nước từ
các đập, kênh thủy lợi hoặc tích nước mưa.
3.2.1.3.8. Tác động cộng hưởng của các nhà máy thủy điện
Thủy điện Sông Miện 4 là công trình điều tiết ngày đêm; đập không lớn, khả
năng giữ nước và tích nước không lớn, khi mực nước hồ chứa đạt MNLTK, do hồ có
dung tích nhỏ, lưu lượng lũ tự nhiên về hồ được dẫn về nhà máy phục vụ phát điện với
công suất lớn nhất. Lượng nước dư được xả qua tràn về hạ lưu. Quá trình vận hành hầu
như không làm thay đổi lưu lượng dòng chảy tự nhiên trên suối vào mùa lũ. Dự án
thủy điện Sông Miện 4 sẽ xây dựng quy trình vận hành riêng phục vụ công tác phát
điện và đảm bảo quy hoạch nhằm không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác các công
trình thủy điện khác trên bậc thang.
Khi công trình Thủy điện Sông Miện 4 đi vào vận hành thì CDA sẽ phối hợp,
trao đổi và thường xuyên cập nhật thông tin với các đơn vị quản lý vận hành các công
trình thủy điện trên cùng lưu vực để có chế độ vận hành tối ưu và an toàn. Ngoài ra,
trong giai đoạn NCKT, CDA đã lựa chọn vị trí và các thông số thiết kế các hạng mục
công trình phù hợp, đảm bảo theo đúng quy hoạch, nhằm mục đích trong quá trình
hoạt động phát điện sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của các công trình
trên bậc thang thủy điện, nhất là trong mùa lũ.
3.2.1.4. Đánh giá, dự báo các tác động do sự cố, rủi ro
3.2.1.4.1. Rủi ro liên quan đến rác thải là cây cối đổ từ thượng lưu về hồ Thủy điện
Sông Miện 4 sau mỗi đợt mưa lũ
Sau mỗi đợt mưa lũ, nhất là những đợt mưa lũ kéo dài, CDA sẽ quan tâm đến
lượng rác thải là cây cối đổ từ thượng lưu về hồ thủy điện Sông Miện. CDA sẽ thực
hiện ngay BPGT phù hợp nhằm loại trừ tình trạng gây bít tắc cửa lấy nước dẫn vào ,
ảnh hưởng đến lưu lượng phát điện tại nhà máy, đồng thời loại trừ hiện tượng ô nhiễm
nguồn nước trong hồ cũng như gây mất mỹ quan.
Trong quá trình vận hành hoặc vào những ngày mưa lớn kéo dài, lũ lụt, mực
nước trong hồ dâng cao, vượt MNDBT, sẽ tiến hành xả lũ qua tràn về Sông Miện. Hoạt
động xả lũ nếu không được tính toán phù hợp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân,
hoạt động canh tác và các công trình phía hạ du. Cụ thể:
- Ngập úng tại vùng trũng thấp có thể làm thối rữa, chết cây cối.
- Gia tăng độ đục trong nước, ảnh hưởng đến thủy sinh vật Sông Miện.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 159


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Tốn kém, khó khăn trong qúa trình phục hồi và cải tạo môi trường cũng như cơ
sở hạ tầng của người dân.
- Có thể kéo theo các hệ lụy đi kèm như dịch bệnh…
Trong thiết kế của Dự án này, tràn xả lũ được thiết kế dạng tràn, bố trí giữa lòng
sông nên khi lũ về, toàn bộ lũ tự nhiên được chảy qua đập tràn đáp ứng yêu cầu về an
toàn (khi có mưa lũ lớn, toàn bộ lũ tự nhiên thoát trên mặt của Sông Miện trước khi có
đập thủy điện này bao nhiêu thì sau khi có đập cũng sẽ trả về hạ du bấy nhiêu). Do vậy
loại trừ khả năng khi có lũ lớn, Thủy điện Sông Miện xả lũ lại làm lũ lớn hơn, ảnh
hưởng đến các hoạt động ở phía hạ du.
3.2.1.4.2. Sự cố vỡ đập
Nguyên nhân có thể làm nứt, vỡ đập như sau:
+ Thi công không đúng thiết kế, áp dụng công nghệ và trang thiết bị không
phù hợp.
+ Trong quá trình thiết kế đánh giá chưa đúng những bất lợi do tự nhiên, địa
chất, thủy văn của lưu vực.
+ Không được gia cố ổn định nền, móng đập có thể gây mất an toàn đập do xói,
trượt ngầm.
+ Không tuân thủ quy trình vận hành, điều tiết nước.
+ Không kiểm tra, bảo trì đập theo định kỳ dẫn đến không phát hiện và kịp thời
xử lý những hư hỏng, sự cố nhỏ.
+ Công tác giám sát hồ, đập không được thực hiện nghiêm túc.
+ Hồ chứa tích nước vượt quá dung tích thiết kế.
+ Sự cố kẹt cửa xả lũ.
+ Dự báo quá trình lũ chưa chính xác nên vận hành điều tiết lũ không kịp thời
khi lũ về.
+ Nguyên nhân khách quan do thiên nhiên, bao gồm động đất, sạt lở, mưa lớn
gây nên lũ lớn vượt quá tần suất thiết kế công trình.
Nguy cơ xảy ra vỡ đập chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng công trình được thiết
kế và thi công. Theo hồ sơ thiết kế, Dự án Thủy điện Sông Miện đã có tính toán ổn
định đập dâng và đập tràn với các trường hợp tính toán. Kết quả tính toán cho thấy đập
dâng đảm bảo ổn định trượt trong mọi trường hợp. Do vậy trường hợp vỡ đập Sông
Miện trong GĐVH là khó xảy ra. Bên cạnh đó, hồ chứa có dung tích nhỏ (0,304 triêuk
m3), thời gian phát điện khi vận hành ngắn nên sự cố vỡ đập được hạn chế hơn.
Khi xảy ra sự cố vỡ đập, có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được,
nếu xảy ra vào mùa mưa lũ thì thiệt hại càng nặng nề hơn. Tác động cụ thể như sau:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 160


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Thiệt hại về tài sản, kinh tế của CDA do công trình hư hỏng, hoạt động phát
điện bị gián đoạn.
+ Gây thương vong hoặc thiệt hại tính mạng của cán bộ công nhân vận hành
nhà máy và người dân sống ven suối phía hạ du.
+ Ảnh hưởng đến hoạt động canh tác nông - lâm nghiệp của người dân địa
phương phía hạ du.
+ Thiệt hại về tài sản, kinh tế của CDA do công trình hư hỏng, hoạt động phát
điện bị gián đoạn.
+ Khi vỡ đập, một lượng nước lớn từ thượng lưu đổ về, sự thay đổi dòng chảy
của nước làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh trên Sông Miện, sinh vật có thể vị
vùi lấp hay cuối trôi khỏi vùng đang sống.
+ Lũ về mang theo nhiều đất, cát, xác cây cối… làm ô nhiễm nguồn nước, có
thể làm chết các loài thủy sinh vật hoặc sinh vật di cư tìm nơi ở mới, tác động đến cân
bằng sinh học.
- Nguồn nước bị ô nhiễm và thoái hóa chất lượng nước gây chết các loài thủy
sinh hoặc các loài phải di cư tìm nơi ở mới phù hợp, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
- Sự thay đổi chế độ thủy văn nhất là vùng hạ lưu do thiếu hụt dưỡng chất, gây
tác động xấu đến sinh thái do đó là những điều kiện môi trường cho phát triển của các
quần thể vi sinh vốn là mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn.
3.2.1.4.3. Sự cố sạt lở, sụt lún và bồi lắng
Hiện tượng này thường xảy ra khi có các đợt mưa lớn kéo dài ở khu vực đất đá
có độ liên kết yếu, bở rời, có tầng cách nước, độ dốc địa hình lớn như đường TC-VH,
bãi thải... Sự cố làm tắc nghẽn, bồi lắng lòng Sông Miện giảm tốc độ dòng chảy, gia
tăng bồi lắng, ảnh hưởng đến chất lượng nước suối, hệ sinh thái thủy sinh; hoặc sạt lở
đất đá xuống lòng đường, làm gián đoạn hoạt động giao thông đi lại.
Đối với vị trí xây dựng nhà máy và nhà quản lý vận hành đặt trong đới đá IB,
đới này có điều kiện địa chất công trình thuộc loại rất tốt đảm bảo ổn định cho nền
công trình, nguy cơ xảy ra sụt lún, sạt lở, lũ ống, lũ quét tại khu vực này rất nhỏ. Tuy
nhiên, nếu xảy ra có thể gây đổ vỡ công trình, gián đoạn hoạt động phát điện, thiệt hại
về kinh tế.
Nước khi qua ống xả nhà máy có khả năng gây xói lở, sụt lún công trình, sạt lở
bờ suối nếu công tác tiêu năng, xây kè, kênh hướng dòng không được thực hiện đúng
kỹ thuật.
Nếu xuất hiện sự cố có thể làm tắc nghẽn, bồi lắng lòng Sông Miện, giảm tốc
độ dòng chảy, gia tăng bồi lắng, ảnh hưởng đến chất lượng nước suối, hệ sinh thái thủy
sinh. Có thể gây đổ vỡ công trình, làm nguy hại đến tính mạng của cán bộ công nhân
viên tại nhà máy, gián đoạn hoạt động phát điện, thiệt hại về kinh tế.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 161


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
3.2.1.4.4. Sự cố vận hành cửa van lấy nước, cống xả cát
Trong quá trình vận hành, cửa van tại cửa lấy nước và cống xả cát có thể gặp sự
cố do các nguyên nhân sau:
- Mất điện trong quá trình vận hành đóng, mở;
- Cửa van bị hỏng;
- Cửa van bị kẹt, không hoạt động;
- Cống xả cát bị tắc do lượng bùn trong hồ quá lớn.
Khi cửa van gặp sự cố không vận hành dẫn đến nguy cơ vỡ đập cao, gây tổn
thất nặng nề cho vùng hạ lưu sau đập.
Cống xả cát gặp sự cố sẽ không đảm bảo lượng bùn cát về hạ lưu, gây ứ đọng,
bồi lắng lòng hồ, ảnh hưởng đến khả năng tích nước của hồ chứa.
3.2.1.4.5. Sự cố sập
Sự cố sập có thể xảy ra do quá trình thi công không đúng kỹ thuật. Nếu xảy ra
sự cố sẽ làm sạt lở đất đá, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động phát điện của
nhà máy, thiệt hại về kinh tế, tài sản, nếu nghiêm trọng có thể gây thiệt hại về tính
mạng của công nhân làm việc trong nhà máy.
3.2.1.4.6. Sự cố liên quan đến áp lực nước va khi đóng hoặc mở tuabin
Đường có tổng chiều dài 5374,93m. Với độ chênh lệch mực nước rất lớn nên khi
đóng hoặc mở turbin, ngoài áp lực thông thường, còn phải chịu thêm áp lực nước va.
Đây là hiện tượng biến đổi áp suất đột ngột (tăng hoặc giảm) khi đóng hoặc mở cửa lấy
nước đột ngột, dẫn đến vận tốc dòng chảy thay đổi đột ngột trong đường hầm, tăng áp
suất tác động lên thành hầm, có thể dẫn đến bể, sập đường hầm.
Do vậy sự cố liên quan đến áp lực nước va được Dự án loại trừ bằng biện pháp
sẽ bố trí van chống va ở đầu nhà máy.
3.2.1.4.7. Sự cố rò rỉ tràn dầu
Rò rỉ dầu mỡ có thể xảy ra do trong quá trình bảo dưỡng các ổ trục tuabin, bôi
trơn một số thiết bị, khi nước qua tuabin sẽ gây lẫn dầu mỡ, ảnh hưởng đến chất lượng
nước xả về hạ du, ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ cháy nổ.
Tuy nhiên, lượng dầu mỡ này phát sinh ít, chỉ xảy ra trong trường hợp thao tác
không đúng kỹ thuật nên tác động này có thể giảm thiểu.
3.2.1.4.8. Sự cố tai nạn lao đồng
Nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố tai nạn lao động:
- Do cháy nổ máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành.
- Do rò điện.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 162


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Công nhân trong quá trình kiểm tra, duy tu bảo dưỡng hệ thống đập, hồ chứa
có thể xảy ra sự cố ngã thuyền, gây chết đuối; người dân trong khu vực do bất cẩn ngã
xuống nước…
Tai nạn lao động ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống tinh thần của cán bộ công
nhân viên trong nhà máy, người dân địa phương.
3.2.1.4.9. Sự cố an ninh trật tự
Khi nhà máy đi vào vận hành sẽ tập trung 20 công nhân có thể xảy ra mẫu
thuẫn với công nhân với nhau và mâu thuẫn với người dân địa phương trong sinh hoạt,
ăn uống, cách làm việc, phong tục, tôn giáo vùng miền có thể xảy ra đánh nhau, cãi
nhau gây mất trật tự khu vưc.
Ngoài ra còn phát sinh các tệ nạn xã hội như: tụ tập rượu chè, cờ bạc, trộm cắp,
ma túy,…
CDA sẽ có các biện pháp giảm thiểu để hạn chế tác động đến người dân.
Gia tăng hoạt động khai thác gỗ trái phép, làm suy giảm diện tích phủ thực vật.
3.2.1.4.10. Sự cố cháy nổ
Cháy nổ có thể xảy ra tại khu vực máy phát điện, trạm biến áp, hệ thống
đường dây điện do không tuân thủ đúng thiết kế kỹ thuật trong thi công hoặc công
nhân vận hành không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình về an toàn trong quá trình lao
động hay hư hỏng thiết bị quan trắc báo cháy, chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định
phòng cháy chữa cháy.
Sự cố cháy nổ diễn ra bất ngờ, có thể gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng
công nhân viên làm việc trong nhà máy. Làm hư hại các thiết bị máy móc, thiệt hại về
người và tài sản, gián đoạn việc cung cấp điện cho lưới điện quốc gia.
3.2.1.4.11. Sự cố cháy rừng
Quá trình vận hành nhà máy có thể xảy ra sự cố cháy, chập hệ thống điện gây ra
hiện tượng cháy nổ, hỏa hoạn hoặc do người dân địa phương đốt nương rẫy phụ vụ
canh tác. Các nguyên nhân trên có thể gây ra sự cố cháy rừng.
Sự cố xảy ra sẽ làm mất diện tích đất canh tác, giảm thu nhập, ảnh hưởng lớn
đến đời sống của người dân do đây là nguồn sinh kế chủ yếu. Ngoài ra còn có thể ảnh
hưởng đến tính mạng của công nhân vận hành tại nhà máy, thiệt hại về kinh tế đối với
CDA do hư hỏng máy móc, thiết bị.
3.2.1.4.12. Sự cố về điện và đường dây tải điện
Sự cố về điện và đường dây 110kV có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Do sự bất cẩn của cán bộ công nhân viên vận hành máy móc thiết bị tại trạm
biến áp, đường dây có điện cao áp.
- Vi phạm các quy định về hành lang an toàn điện.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 163


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Dây dẫn hoặc dây chống sét bị giảm chất lượng sau một thời gian vận hành.
- Tải lượng vượt quá giới hạn của đường dây.
- Sự cố do sét đánh.
Sự cố này gây ra điện giật, cháy nổ, đứt dây gây ảnh hưởng đến tính mạng con
người, làm gián đoạn việc cung cấp điện, ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của người
dân khu vực xung quanh, gây thiệt hại về tài sản.
3.2.1.4.13. Rủi ro do mưa, bão, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá…
Như đã trình bày ở chương 2, huyện Vị Xuyên hàng năm thường chịu ảnh
hưởng của các đợt mưa lớn kéo dài, bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, lũ bùn cát… Mưa bão
có thể gây ngập các hạng mục công trình, ảnh hưởng trực tiết đến quá trình tích nước
phát điện, hoạt động xả lũ.
Khi xảy ra mưa lũ kéo dài, kéo theo đất đá và rác thải xuống Sông Miện,, ảnh
hưởng đến chế độ dòng chảy tự nhiên, gây tắc nghẽn dòng chảy; nếu không xả lũ kịp
thời có thể gây hư hỏng công trình, thiệt hại về kinh tế đối với CDA, ảnh hưởng đến hạ
du. Ngoài ra, việc truyền tải điện lên lưới điện Quốc gia không đảm bảo sẽ ảnh hưởng
đến nhu cầu điện của các tổ chức cũng như là người dân dùng điện.
3.2.2. Cấp công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện giai đoạn
vận hành dự án
3.2.2.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giảm thiểu các tác động liên
quan đến chất thải.
3.2.2.1.1. Các công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
* Rác sinh hoạt:
- Chất thải rắn có thể tái sử dụng: Bao gồm các chai nhựa, bao bì, hộp giấy…
được tách riêng tái chế, tái sử dụng.
- Chất thải không có khả năng tái sử dụng: Gồm thực phẩm thừa, vỏ trái cây, túi
ni lông… được thu gom vào các thùng chứa rác có nắp (được tận dụng từ giai đoạn thi
công) bố trí tại các văn phòng, nhà bếp, khu đường nội bộ… và được vận chuyển và xử
lý tại bãi rác đã được xây dựng trong giai đoạn triển khai xây dựng, tần xuất 2 ngày/lần.
Khi địa phương khu vực dự án có đơn vị thu gom sẽ ngừng chôn lấp và thuê đơn vị thu
gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.
* Rác thải từ thượng nguồn về hồ:
- Trong quá trình tích nước vận hành, trường hợp tại cửa lấy nước (trước lưới
chắn rác) có rác thải từ thượng lưu hồ dồn về, công nhân vận hành sẽ tổ chức vớt rác,
đảm bảo lưu lượng nước đưa về nhà máy thủy điện đúng như thiết kế. Những cây cối
có thể tận dụng làm chất đốt thì cho bà con nhân dân xung quanh, rác không tận dụng
được sẽ được vận chuyển về chôn lấp cùng rác sinh hoạt tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh
rộng 120 m2 đã được xây dựng trong giai đoạn triển khai xây dựng gần khu vực nhà máy.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 164


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Chủ dự án sẽ có kế hoạch vệ sinh lòng hồ, không làm ô nhiễm nước, đảm bảo
chất lượng nước hồ và sau khi xả về hạ lưu.
* Hiệu quả của biện pháp: Việc thu gom phân loại rác kết hợp với xử lý rác thải
tại chỗ góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường ngay tại nguồn, loại trừ được hiện tượng
ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy.
* Vị trí áp dụng: Tại các văn phòng, nhà bếp, khu đường nội bộ, bãi chôn lấp…
* Thời gian áp dụng: Trong suốt GĐVH.
3.2.2.1.2. Các biện pháp, công trình lưu giữ CTNH
Quản lý thu gom và xử lý chất thải theo đúng Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/06/2015 về quản lý CTNH:
- Toàn bộ CTNH như bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy chì thải, linh kiện
điện tử, sơn, vecni, giẻ lau dính dầu, dầu thải… phát sinh tại nhà máy sẽ được thu gom
phân loại và lưu giữ như trong giai đoạn chuẩn bị và thi công. Tận dụng toàn bộ thùng
chứa từ 2 giai đoạn trên để sử dụng.
- Thùng chứa được dán nhãn mã CTNH khác nhau và có dán nhãn dấu hiệu
cảnh báo với từng mã CTNH lưu chứa theo quy định.
- Đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang.
- Quá trình bảo dưỡng thiết bị tại cơ khí trong khi vận hành đập và hoạt động
duy tu bảo dưỡng thiết bị trong nhà máy phát sinh giẻ lau chứa dầu và dầu thải. CDA
sẽ bố trí các thùng có nắp đậy tận dụng từ giai đoạn triển khai xây dựng để thu gom bóng
đèn huỳnh quang, dầu bôi trơn, dầu mỡ rò rỉ, giẻ lau nhiễm dầu, mỡ, được đặt trong kho
chứa chất thải nguy hại của nhà máy được xây dựng trong giai đoạn triển khai xây dựng
với diện tích khoảng 20 m2 và có cảnh báo nguy hiểm. Định kỳ 1 năm 1 lần sẽ chuyển
giao cho đơn vị có giấy phép hành nghề xử lý. Hiện tại, trên địa bàn huyện chưa có
đơn vị đủ chức năng thu gom và vận chuyển, Chủ dự án dự kiến sẽ ký hợp đồng với
đơn vị thuộc địa bàn lân cận Dự án.
- Khi bảo dưỡng MBA, dầu thải được thu vào hệ thống thoát dầu hiện có ở phía
dưới thân máy xuống bể thu dầu và chảy theo đường ống thép vào bể chứa dầu sự cố.
Tại đây dầu được phân ly khỏi nước và được giữ lại để thu hồi.
Các báo cáo về quản lý chất thải nguy hại, thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Hiệu quả và tính khả thi của biện pháp: Dễ thực hiện và không tốn kém.
* Vị trí áp dụng: Khu vực văn phòng, khu vực bảo dưỡng thiết bị, kho chứa CTNH.
* Thời gian áp dụng: trong suốt GĐVH.
3.2.2.1.3. Các biện pháp, công trình xử lý nước thải
a. Nước thải sinh hoạt

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 165


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Thiết kế, xây dựng các nhà vệ sinh bên trong nhà máy thủy điện, nhà quản lý và
nhà ở của ban quản lý:
+ Nhà máy thủy điện: 01 nhà vệ sinh, kích thước 6x3,5x3,5m; 01 bể tự hoại
kích thước 2x1,5x2 m.
+ Nhà quản lý vận hành: 02 nhà vệ sinh, kích thước 3,52x3,36x3,6m; 01 bể tự
hoại thể tích 3x3x2 m.
Đối với nước thải từ khu vực nhà ăn, sẽ được dẫn vào bể lắng sơ bộ
(1x1x1m) đã xây dựng trong giai đoạn triển khai xây dựng, trong bể có bố trí cát để
loại bỏ dầu mỡ rồi xả ra Sông Miện. Thời gian lưu nước thải là khoảng 2h. Định kỳ
(06 tháng/lần) sẽ thay thế cát, thuê đơn vị có chức năng nạo vét, xử lý theo quy định.
Tại bể tự hoại, sau khi lắng đọng và phân hủy sinh học, nước thải đạt QCVN
14:2008/BTNMT cột B, K=1,2 sẽ được xả ra Sông Miện.
Phần bùn cặn lắng tại bể tự hoại định kỳ (06 tháng/lần) thuê đơn vị có chức
năng nạo vét, xử lý.
Định kỳ 06 tháng/lần bổ sung chế phẩm sinh học vào bể tự hoại để nâng cao
hiệu quả làm sạch của công trình.
Cùng với đó CDA cũng sẽ tuyên truyền, giáo dục, ban hành nội quy nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của các công nhân.
b. Nước thải sản xuất
Đối với nước rò rỉ từ các gian máy và đường ống, từ các cơ sở bảo trì và sửa
chữa cơ khí, nước làm mát CDA sẽ xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải lẫn
dầu tại khu vực nhà máy có dung tích thiết kế là 14 m3 (2,5x2,8x2m) để xử lý theo sơ
đồ sau

Hình 3.3. Sơ đồ xử lý nước thải trong quá trình vận hành nhà máy

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 166


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Tại đầu vào của bể xử lý được bố trí song chắn rác để giúp loại bỏ các chất thải
có kích thước lớn và làm giảm tốc độ dòng chảy của nước vào bể.
Trong bể có bố trí các tấm hướng dòng, tạo điều kiện cho dầu mỡ và nước được
phân tách riêng biệt. Các cặn bẩn có kích thước lớn sẽ được trọng lực kéo lắng xuống
đáy bể; phần nước trong sẽ được dẫn theo đường ống sang hố thu nước thải. Phần dầu
mỡ nổi lên trên sẽ được loại bỏ bằng bơm dầu thải di động. Dầu thải được đưa về téc
chứa dầu, sau đó được vận chuyển về kho chứa CTNH để lưu giữ và xử lý cùng với
các chất thải nguy hại khác phát sinh trong nhà máy.
Tại hố thu nước thải, bố trí các tấm lọc dầu sơ cấp và thứ cấp để loại bỏ dầu còn
sót lại trong nước. Định kỳ sẽ thay tấm lọc dầu, đem lưu giữ cùng CTNH của nhà máy.
Nước sau khi tách dầu sẽ theo kênh xả bơm ra Sông Miện đảm bảo chất lượng
nước đầu ra đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước
thải công nghiệp, cột B (Kq=0,9, Kf=1,2).
* Hiệu quả và tính khả thi của biện pháp: Dễ thực hiện và không tốn kém.
* Vị trí áp dụng: Khu vực nhà máy.
* Thời gian áp dụng: trong suốt GĐVH.
3.2.2.1.4. Các biện pháp, công trình thu gom, thoát nước mưa chảy tràn
Hệ thống thoát nước mưa xung quanh nhà máy sẽ được thu gom theo đường
thoát riêng với hệ thống thoát nước thải:
+ Nước mưa mái được thu gom bằng các đường ống PVC-D110 dẫn vào rãnh
thoát nước xây dựng ngoài nhà máy.
+ Nước mưa chảy tràn được thu theo đường rãnh thoát nước đã được thiết kế,
xây dựng dạng hình thang tại chân tường ngoài nhà máy (dài khoảng 24m) và nhà
quản lý vận hành (19m), rãnh có kích thước 0,4x0,4m, để hướng nước chảy vào hố
ga lắng cặn hố ga có kích thước 1,5x1,5x1,5m. Đáy rãnh có độ dốc dọc 2% để nước
chảy theo hướng quy định. Bố trí khoảng 8 hố ga lắng cặn và có song chắn rác để
loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1 cm chảy theo nước mưa, cặn lắng sau khi được
loại bỏ sẽ chảy ra môi trường tiếp nhận là Sông Miện.

Nước mưa Rãnh Hồ lắng Môi trường tiếp


chảy tràn thu nhận

Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống thoát và xử lý nước mưa chảy tràn


+ Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn nước mưa (1 tháng/1 lần).
+ Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào hệ thống thoát
nước mưa.
+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh quét dọn để giảm bớt hàm lượng các chất cặn
bẩn trong nước mưa.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 167


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Nạo vét định kỳ hố lắng trước mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài,
ngoài ra hàng năm tiến hành khơi thông nạo vét hệ thống rãnh thoát nước bề mặt.
* Hiệu quả và tính khả thi của biện pháp: Dễ thực hiện và không tốn kém.
* Vị trí áp dụng: Khu vực xung quanh nhà máy.
* Thời gian áp dụng: Trong suốt GĐVH.
3.2.2.1.5. Các công trình xử lý bụi, khí thải
Trong GĐVH của nhà máy thủy điện không phát sinh bụi và khí thải, vì vậy
trong báo cáo không đưa ra biện pháp giảm thiểu cho tác động này.
3.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
3.2.2.2.1. Sạt lở, tái tạo đường bờ hồ, xói lở ở hạ du
- BPGT do sạt trượt:
+ Tại vị trí tuyến đập đối với vị trí mái đào đất tiến hành kẻ bằng đá hộc, trồng
cỏ; đối với mái đà bằng đá tiến hành phun vẩy bê tông. Tất cả mái đào tạo rãnh thoát
nước nhằm bảo vệ bề mặt mái và tạo cảnh quan.
+ Tại các vị trí nền đất yếu, tầng phủ dày, tiến hành kè rọ đá hoặc sử dụng
phương pháp đóng cọc tre gia cố.
+ Trồng cây xanh xung quanh khu vực hồ chứa, tăng khả năng giữ nước, giữ
đất, giảm tốc độ dòng chảy mặt.
+ Nghiêm cấm mọi hoạt động có ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đường bờ hồ, đặc
biệt không được khai thác vùng đất ngập nước thường xuyên như khai thác cát, sỏi.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu
nguồn, trồng bổ sung rừng tại vị trí đất trống đồi trọc.
+ Thực hiện nghiêm túc giám sát sạt trượt khu vực hồ chứa, tuyến đập và hạ du
nhà máy nhất là tại các vị trí có nguy cơ sạt lở cao.
- BPGT xói lở hạ lưu:
+ Không được khai thác đất canh tác ở khu vực bán ngập.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương ra thông báo nghiêm cấm chặt phá rừng
tại khu vực ven hồ và lân cận, đặc biệt tại khu vực bán ngập một số loại cây ưa nước như
tre, nứa, … sẽ tự sinh sôi và phát triển, ban quan lý nhà máy có biện pháp quản lý và bảo
vệ. Góp phần làm tăng độ che phủ của cây xanh, đồng thời chống sạt lở khu vực bờ hồ.
+ Tuyến đập được bố trí với chiều cao đập tràn thấp. Qúa trình tích nước
khoảng 5 h/ngày. Vì vậy hầu như không làm biến đổi lớn chế độ dòng chảy tự nhiên
trên suối, ít xảy ra xói lở hạ du.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 168


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Bố trí cống xả cát trong thân đập chính để đảm bảo lượng cát được trả về hạ
du hàng năm, đồng thời đảm bảo được tuổi thọ của hồ chứa, không ảnh hưởng đến quá
trình lấy nước từ hồ chứa về NMTĐ cũng như xả dòng chảy tối thiểu về hạ du...
+ Toàn bộ nước sau khi qua tuabin phát điện sẽ được xả về hạ lưu qua kênh xả.
Lượng nước sau khi đi qua kênh xả giảm động năng của nước và tốc độ dòng chảy.
Dòng chảy sau khi qua kênh xả trở về là dòng chảy tự nhiên.
+ Nghiêm túc thực hiện công tác giám sát xói lở khu vực hạ du sau tuyến đập
để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.2.2.2. BPGT do bồi lắng lòng hồ
- Tuân thủ quy trình vận hành nhà máy đã được phê duyệt.
- Bố trí cống xả bùn cát và dòng chảy tối thiểu tại thân đập.
- Định kỳ nạo vét bùn cát lơ lửng tại hồ chứa (1 năm/lần vào mùa kiệt).
3.2.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động đến địa chất công trình
- Có biện pháp thiết kế, thi công các hạng mục công trình phù hợp với điều kiện
địa chất; thực hiện gia cố nền tại các vị trí hạng mục công trình ngay từ thời điểm thi
công để đảm bảo ổn định nền, móng công trình, nhất là tại các vị trí có nguy cơ sạt lở
như vai đập, cửa hầm, nhà máy thủy điện hồ chính…
- Thường xuyên giám sát các vị trí có nguy cơ bị sạt lở cao.
3.2.2.2.4. Biện pháp duy trì dòng chảy phía hạ du sau đập
- Việc vận hành công trình phải đảm bảo dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ du
hồ chứa theo quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008
của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ
chứa thủy điện, thủy lợi và Điểm b, Khoảng 2, Điều 28 của Luật Thủy lợi 2017 với lưu
lượng được xác định trong giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước do cấp có
thẩm quyền cấp.
- CDA cam kết tuân thủ nghiêm ngặt quy định vận hành hồ chứa, các quy định
hiện hành về việc xả nước, xả lũ và luôn thông tin kịp thời cho chính quyền địa phương
sau đập phía hạ du để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của người dân.
- Nguyên tắc vận hành: Luôn đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu (QTT = 0,67
m3/s) ở khu vực hạ du hồ chứa Thủy điện Sông Miện thông qua 01 cống xả dòng chảy
tối thiểu đặt tại trong thân đập dâng: đường kính D450, cao trình ngưỡng vào là 475m,
cao trình ngưỡng ra là 468m, bao gồm cả các trường hợp sau:
+ Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
khác trên lưu vực suối, CDA phải sử dụng lượng nước trữ còn lại trong hồ chứa để
phục vụ sinh hoạt, sản xuất tuân thủ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 28 của
Luật Thủy lợi 2017.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 169


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Trường hợp nhà máy dừng phát điện, vẫn phải xả nước về hạ lưu để đảm bảo
duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ du.
- Cập nhật diễn biến thời tiết khu vực đảm bảo quá trình vận hành phát điện và
dòng chảy tối thiểu phía hạ du.
- Kiểm tra thường xuyên cống xả cát, giảm thiểu tác động do bùn cát lắng đọng.
- CDA sẽ lắp đặt thiết bị quan trắc tự động bằng camera và theo dõi liên tục
nhằm đảm bảo Qtt được xả 24/24 giờ theo đúng quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-
BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.2.2.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường sinh thái và đa dạng sinh học
- Thông báo cho người dân kế hoạch tích nước nhà máy thủy điện trước 6 tháng
để tận thu lâm sản, cây trồng trên đất. Thu dọn gốc rễ, lá cây vận chuyển đi xử lý.
- Nghiêm cấm cán bộ công nhân săn bắt động vật, chặt phá cây cối khu vực
xung quanh dự án.
- Khơi thông, vớt rác thải trên mặt hồ sau những ngày mưa bão, đảm bảo chất
lượng nước, hạn chế tác động đến môi trường sống của hệ sinh thái thủy sinh.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình
điện (hành lang bảo vệ hồ chứa, đập, vùng hạ du, nhà máy điện,…) để có biện pháp
ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động gây mất an toàn cho công trình, đồng thời
báo cáo UBND tỉnh Hà Giang hướng xử lý kịp thời khi có vi phạm.
- Cùng với UBND xã Vị Xuyên, CDA sẽ tích cực hưởng ứng kế hoạch bảo
vệ và trồng rừng đầu nguồn, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng
sinh học trong cộng đồng.
- Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy
trì dòng chảy môi trường ở hạ du Sông Miện nhằm bảo vệ hệ sinh thái thuỷ sinh.
Trường hợp vào năm hạn hán, nếu hạ du Sông Miện bị khô cạn, CDA sẽ ưu tiên xả
nước, tạm dừng tích nước phát điện.
- Đảm bảo hệ thống ống xả môi trường hoạt động hiểu quả, đảm vào dòng
chảy tối thiểu và lượng bùn cát ở khu vực hạ du.
- Xử lý các loại chất thải phát sinh như nước thải sinh hoạt, nước thải sản
xuất, chất thải rắn, CTNH.
3.2.2.2.6. Bảo đảm chất lượng nước hồ
- Đo và cắm mốc đường ranh giới hồ chứa.
- Trước khi tích nước khoảng 30 ngày, CDA sẽ tiến hành thu dọn lòng hồ, khu
vực cửa lấy nước để đảm bảo chất lượng nước trong hồ nên chất lượng nước hồ khá
tốt, lượng sinh khối còn lại trong hồ sẽ được phân hủy, không làm ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng nước hồ.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 170


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Trong quá trình tích nước vận hành, trường hợp tại cửa lấy nước (trước lưới
chắn rác) có rác thải từ thượng lưu hồ dồn về, công nhân vận hành sẽ tổ chức vớt rác,
đảm bảo lưu lượng nước đưa về nhà máy thủy điện đúng như thiết kế.
- CDA sẽ thực hiện giám sát chất lượng nước hồ định kỳ 3 tháng/lần để đánh
giá chất lượng nước và có kế hoạch vệ sinh lòng hồ, không làm ô nhiễm nước, đảm
bảo chất lượng nước hồ và sau khi xả về hạ lưu.
- Trong quá trình vận hành sẽ có kế hoạch phù hợp tạo điều kiện xáo động lớp
nước đáy, đảm bảo lưu thông lượng oxy tại khu vực đáy hồ, goảm chất lữu cơ tầng đáy.
- Nghiêm cấm và xử lý các hành vi xâm phạm hành lang an toàn hồ chứa, vứt
rác xuống lòng hồ đối với các hộ được giao khoán trồng và bảo vệ rừng ở khu vực
thượng lưu.
3.2.2.2.7. BPGT tác động môi trường kinh tế - xã hội
- Đối với công việc đơn giản như bảo vệ, lao công,… CDA sẽ ưu tiên tuyển dụng lao
động là người địa phương. Đối với công việc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, CDA cũng
sẽ ưu tiên người bản địa với điều kiện có bằng cấp, có trình độ đáp ứng được yêu cầu.
- Tăng cường giáo dục ý thức BVMT, bảo vệ công trình cho dân địa phương.
- Giảm thiểu gia tăng dịch bệnh do độ ẩm môi trường khi có dự án: Bằng cách
tăng cường vệ sinh môi trường sống trong khu vực dân cư, kiểm soát các nguy cơ dịch
bệnh (như muỗi, sốt rét, lăng quăng cũng như các nguy cơ gây bệnh khác).
- Thi hành kỷ luật cán bộ công nhân trong nhà máy nếu gây mất trật tự an ninh,
xã hội, tệ nạn.
- Đảm bảo an toàn vận hành hồ chứa để hạn chế tối đa thiệt hại về người và của.
Trong trường hợp xả lũ, nếu gây thiệt hại đến hoa màu, tài sản, tính mạng người dân,
CDA có trách nhiệm bồi thường.
3.2.2.2.8. Giảm thiểu tiếng ồn, rung động tại khu vực nhà máy thủy điện và trạm biến
áp
- Xây dựng nhà máy thuỷ điện với kết cấu bê tông cốt thép vững chắc chống
chấn động. Các thiết bị gây ồn lớn như turbine, máy phát điện, máy nén khí sẽ bố trí
dưới các tầng hầm để giảm thiểu tiếng ồn và rung động.
- Lắp đặt máy móc theo đúng thiết kế, thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo
dưỡng, thay thế các chi tiết mau mòn.
- Lắp đặt các tấm đệm cao su hoặc xốp cho các thiết bị để giảm chấn động do
thiết bị gây nên.
- Trang bị các đầy đủ dụng cụ ốp tai chống ồn và bắt buộc công nhân phải sử
dụng khi tiếp xúc những nơi có độ ồn lớn.
- Có chế độ giải lao và chế độ chuyển ca hợp lý cho công nhân nhằm giảm tiếp
xúc với tiếng ồn.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 171
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp thiết bị, kiểm tra độ ăn mòn chi tiết và
thường kỳ cho bôi trơn dầu vào máy móc.
3.2.2.2.9. Biện pháp giảm thiểu tác động cộng hưởng của các nhà máy thủy điện
- Phối hợp với CDA của các dự án thủy điện trên bậc thang thủy điện lập quy
trình vận hành liên hồ chứa theo quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTNMT ngày
22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật xác định dòng chảy
tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa, trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện tích nước phát điện.
- Cam kết tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt.
- Thành lập ban chỉ huy phòng chống bão lũ của các nhà máy thủy điện trên bậc
thang thủy điện. Phối hợp, cung cấp và cập nhật thông tin, tình hình của các hồ chứa
khi có sự thay đổi lưu lượng, tình hình khí tượng thủy văn, thông số hồ chứa và dự
đoán tăng giảm lượng nước xả trong thời gian tới…
- Đề ra phương án xả nước hồ sớm để khi trường hợp có lũ đặc biệt lớn về, hệ
thống tràn vẫn đảm bảo xả lũ kịp thời.
- Tất cả các thông tin về việc xả lũ phải được thông báo cho Ban chỉnh huy
phòng chống bão lũ của các nhà máy thủy điện trên bậc thang thủy điện và chính
quyền địa phương, người dân phía hạ du.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm sự cố hư hỏng và có phương án
xả lũ, điều tiết tiên hồ hợp lý, tránh xảy ra vỡ đập gây nguy hiểm cho vùng hạ du. Có
phương án kịp thời ứng phó khi xảy ra sự cố vỡ đập (sơ tán người dân phía hạ du…).
3.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do rủi ro, sự cố
3.2.2.3.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố an toàn lao động
- Tuân thủ quy định về sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, bảo quản các thiết bị
điện, thiết bị áp lực.
- Tuyên truyền các thông tin về vệ sinh an toàn lao động cho cán bộ công nhân
viên làm việc trong nhà máy.
- Sắp xếp lịch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho cán bộ công nhân viên.
- Khám bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
- Bố trí biển cảnh cáo tạo khu vực hồ chứa, cửa xả hạ lưu nhà máy.
- Tập huấn cứu hộ, sơ cứu cho người bị đuối nước cho các cán bộ công nhân viên.
3.2.2.3.2. Giảm thiểu sự cố cháy nổ
- Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và an toàn điện trong quản
lý, vận hành nhà máy.
- Bố trí họng nước cứu hỏa, thiết bị chữa cháy tại chỗ như bình sịt CO2, bình bột…

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 172


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại các khu vực và
được kiểm tra thường xuyên; xây dựng hệ thống bể chứa nước chữa cháy.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động
- Tổ chức đào tạo tay nghề và bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ nghề nghiệp
cho cán bộ công nhân viên về:
+ Phương án phòng cháy, nổ;
+ Nội quy an toàn cháy, nổ;
+ Trang bị kiến thức quy định về phòng cháy, chữa cháy của Bộ công an cho
công nhận vận hành kho thuốc nổ và làm việc ở những nơi dễ cháy nổ. Tổ chức thực tập
chữa cháy;
+ Chấp hành nội quy, quy đinh về sản xuất và vận hành thiết bị.
- Ban hành nội quy cấm công nhân không được hút thuốc, không gây phát lửa tại
các khu vực có thể gây cháy.
- Các máy móc, thiết bị thi công làm việc ở nhiệt độ, áp suất cao sẽ được quản lý
thông qua hồ sơ lý lịch, được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng của
Nhà nước.
- Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu dễ cháy. Dầu mỡ, các vật dụng dễ cháy được
tập trung vào các thùng kín và được đặt cách xa các phương tiện và máy móc thi công,
kèm các biển báo và chú dẫn tên.
- Thông tin, biển báo cho cán bộ công nhân làm việc về mức độ nguy cơ cháy nổ,
lối thoát nạn,…
- Đối với trạm biến áp: trong trạm được trang bị các phương tiện phòng chống
cháy nổ theo đúng quy định của pháp lệnh phòng chống cháy. Máy biến áp lắp mới
được thiết kế hệ thống chữa cháy theo đúng quy định. Hố thu dầu sự cố đảm bảo thu giữ
được 100% lượng dầu của máy biến áp khi xảy ra sự cố tràn dầu. Các đường ống dẫn
nước cứu hỏa trong trạm phải được đặt nổi và được sơn màu đỏ để dễ phân biệt.
3.2.2.3.3. Giảm thiểu sự cố cháy rừng
- Tuyên truyền nâng cao ý thức cán bộ công nhân viên trong công tác bảo vệ và
phát triển rừng.
- Phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vị Xuyên trong công tác tập
huấn phòng cháy chữa cháy rừng.
- Khi xảy ra cháy rừng, sử dụng phương án phòng cháy chữa cháy theo phương
châm 4 tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại
chỗ, nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa và ứng phó cháy rừng.
- Sơ tán toàn bộ công nhân viên khỏi khu vực cháy.
- Sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện có để dập đám cháy.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 173


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Thông báo cho cơ quan chức năng và đội phòng cháy chữa cháy địa phương
phối hợp thực hiện chữa cháy.
- Xây dựng kế hoạch trồng rừng, phục hồi tại khu vực cháy.
3.2.2.3.4. Biện pháp thu dọn rác trong lòng hồ sau mỗi đợt mưa lũ
Sau mỗi đợt mưa lũ, cây cối có thể trôi về khu vực lòng hồ. Để đảm bảo an toàn
cho quá trình vận hành các thiết bị tại NMTĐ, CDA sẽ:
- Lắp đặt lưới chắn rác với kích thước mắt lưới phù hợp tại trước cửa lấy nước
trước khi vận hành nhà máy.
- Thực hiện thu dọn rác trong lòng hồ, đặc biệt là khu vực cửa lấy nước đảm
bảo vệ sinh môi trường cho lòng hồ.
3.2.2.3.5. Biện pháp phòng ngừa sự cố, rủi ro vỡ đập
a. Biện pháp phòng ngừa sự cố, rủi ro vỡ đập
- Liên quan đến công trình: Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đập 14TCN 56-88 về
độ bền và ổn định đập. Thực hiện quy trình giám sát chặt chẽ trong xây dựng nhằm
đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại Thông tư
09/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương, thực hiện quản lý hành lang bảo vệ nguồn
nước theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị vận hành đập và
cống lấy nước. Tiến hành duy tu, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí liên quan đến
đóng mở cống lấy nước...
- Vận hành hồ chứa, NMTĐ theo đúng quy trình vận hành được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt: CDA sẽ lập quy trình vận hành hồ chứa dự án Thủy điện Sông
Miện, theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của dự án khi có những phát sinh
và trình UBND Tỉnh Hà Giang phê duyệt quy trình vận hành này trước khi tích nước
và cho phép dự án được vận hành. Trong quy trình sẽ được nêu rõ và chi tiết: quy định
thông báo xả lũ, quy định về chế độ, tín hiệu thông tin trước, trong và sau khi xả lũ.
Đới với kế hoạch, chế độ báo cáo, thông báo xả lũ cho các cơ quan chức năng liên
quan và nhân dân trong vùng chịu ảnh hưởng (hạ lưu) sẽ được CDA tuân thủ theo
đúng quy trình và quy định của pháp luật.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc theo dõi lún nhằm xác định các giá trị độ lún (độ lún
lệch, tốc độ lún trung bình…) so với các giá trị tính toán theo thiết kế; thực hiện công
tác quan trắc lún và biến dạng công trình theo quy định khi đi vào vận hành.
- Lắp đặt mạng lưới giám sát khai thác sử dụng nước, mạng quan trắc mưa, tài
nguyên nước trên lưu vực và khu vực thượng, hạ lưu công trình nhằm cung cấp đầy đủ,
chính xác thông tin, dữ liệu cho việc tính toán, dự báo mưa lũ kịp thời phục vụ việc vận

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 174


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
hành điều tiết nước, cắt giảm lũ an toàn cho công trình và hạ du; đưa ra các dự báo lũ
đồng thời thông báo kịp thời cho người dân phía hạ lưu để có phương án di dân kịp thời.
- Thường xuyên giám sát về chế độ thuỷ văn khu vực lòng hồ nhằm đưa ra các
dự báo lũ đồng thời thông báo kịp thời cho người dân phía hạ lưu để có phương án di
dân kịp thời.
- Thường xuyên phổ biến cho người dân khu vực các quy định về an toàn, tổ
chức thông báo và sơ tán kịp thời trong trường hợp dự báo có sự cố.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết với từng tình huống sự cố vỡ đập xảy ra,
di chuyển toàn bộ công nhân và thông báo sơ tán kịp thời cho người dân khu vực hạ
lưu để hạn chế thiệt hại về người và của ở mức thấp nhất.
- Xác định phạm vi sơ tán khi vỡ đập hoặc xả các lưu lượng lũ tràn khác nhau,
xác định xói lở và biện pháp gia cố bờ ở hạ lưu theo các tính toán với kiểm tra lũ và
kiểm tra bố trí tràn để xả khi có lũ.
- Các quy định cụ thể về trách nhiệm kiểm tra công trình trước và sau mùa lũ.
+ Kiểm tra định kỳ, đột xuất công trình:
CDA chỉ đạo và kiểm tra đánh giá tình trạng làm việc của các hạng mục công
trình (cửa lấy nước, tràn), hồ chứa, thiết bị nhà máy, các hạng mục liên quan theo quy
định hiện hành nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trước và sau lũ. Nội
dung kiểm tra: kiểm tra tình trạng chất lượng, sự ổn định của toàn bộ các hạng mục
công trình, thiết bị nhà máy; kiểm tra việc thực hiện các quy phạm, quy trình khai thác
và bảo vệ công trình; kiểm tra đánh giá việc thực hiện chế độ kiểm tra quan trắc công
trình, các vật liệu dự phòng, thiết bị và phương tiện vận chuyển, dụng cụ cứu sinh, các
loại phương tiện khác sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố.
+ Kiểm tra trước mùa mưa lũ:
Trước mùa lũ, phải kiểm tra đảm bảo an toàn công trình và báo cáo Ban chỉ huy
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, Sở Công Thương tỉnh Hà
Giang, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Vị Xuyên, UBND
huyện Vị Xuyên và các cơ quan có liên quan đến công tác vận hành.
Nội dung kiểm tra: Đánh giá toàn bộ thiết bị, công trình và nhân sự; tình trạng
làm việc của các hạng mục công trình thủy điện và hồ chứa; công tác sửa chữa, bảo
dưỡng thiết bị chính, phụ và công trình liên quan đến công tác vận hành; các thiết bị,
hạng mục công trình liên quan tới đảm bảo vận hành an toàn các tổ máy phát điện;
phương án và các phương tiện thông tin liên lạc; các nguồn vật tư, vật liệu dự phòng,
phương án huy động nhân lực, các thiết bị và phương tiện vận chuyển, các thiết bị và
phương tiện cần thiết cho xử lý sự cố; các dụng cụ cứu sinh, dụng cụ bơi.
+ Kiểm tra sau mùa lũ:
Nội dung kiểm tra: phát hiện các hư hỏng của các hạng mục và các thiết bị của
nhà máy; theo dõi, kiểm tra diễn biến các hư hỏng và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 175


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
vận hành; đề xuất các biện pháp và tiến hành sửa chữa khắc phục những hạng mục bị
hư hỏng đe dọa đến sự an toàn của công trình.
+ Tổng kết, đánh giá sau mùa lũ:
Hàng năm báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão, vận hành nhà máy và
toàn bộ công trình, gửi UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang, Ban chỉ huy
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên về việc thực
hiện quy trình vận hành thủy điện Sông Miện, đánh giá kết quả khai thác, tính hợp lý,
những tồn tại và nêu những kiến nghị cần thiết.
- Xây dựng phương án phòng chống lụt bão theo quy định tại Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
- Lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, hạ du đập trong giai đoạn xây
dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-
BCT ngày 8/7/2019. Hàng năm tiến hành rà soát, hiệu chỉnh các phương án cho phù hợp
với tình hình thực tế.
b. Biện pháp ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập
- Trường hợp khi xảy ra sự cố gây mất an toàn đập, việc cứu hộ sẽ được triển
khai khẩn cấp với nỗ lực và ưu tiên cao nhất để giữ an toàn công trình, giảm thiểu thiệt
hại về người và tài sản.
- Có biện pháp báo động, thông báo ngay phối hợp với chính quyền địa phương
để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên sông và các khu vực hạ
lưu có khả năng bị ngập lụt căn cứ xác định theo bàn đổ ngập lụt được lập trong thời
gian tới. Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn, khu vực
vỡ hồ, đập; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối
tượng dễ bị tổn thương trong tình huống khẩn cấp.
- Phối hợp, giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm
người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trong khu vực bị vỡ hồ, đập, nơi dòng
nước chảy siết.
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy
phòng, chống sự cố vỡ hồ, đập.
- Huy động nhân lực, các phương tiện (xe ô tô, thuyền cứu hộ,...), trang thiết bị
(bộ đàm liên lạc, phao cứu hộ, cáng cứu thương, dụng cụ y tế, bao cát chắn...), lương
thưc, thực phẩm và tài chính của Công ty phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão
và cơ quan quản lý tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ
lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt,
khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
- Phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước
và nhân dân tại khu vực xảy ra sự cố vỡ hồ, đập.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 176


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về
nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với sự
cố vỡ hồ, đập.
c. Công tác tổ chức khắc phục sự cố vỡ đập
- Huy động nhân lực, các phương tiện (xe ô tô, thuyền cứu hộ,...), trang thiết bị
(bộ đàm liên lạc, phao cứu hộ, cáng cứu thương, dụng cụ y tế, bao cát chắn...), lương
thưc, thực phẩm và tài chính của Công ty phối hợp với Ba chỉ huy phòng chống lụt bão,
chính quyền địa phương tiếp tục tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, thông tin khẩn
cấp cho cấp trên và yêu cầu tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn, tổ chức nơi ở tạm (lán
trại, lều dã chiến...) tại khu vực an toàn, không bị ảnh hưởng cho những người bị mất
nhà cửa hoặc nhà cửa bị hư hỏng nặng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và
các nhu yếu phẩm.
3.2.2.3.7. Giảm thiểu sự cố sập
- Trong giai đoạn thi công, thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật.
- Trong giai đoạn vận hành, thường xuyên kiểm tra tình trạng đường hầm định
kỳ để kịp thời phát hiện sự cố và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Khi xảy ra sự cố, đóng cửa van, tạm ngừng phát điện, tiến hành sửa chữa kịp thời.
3.2.2.3.8. Biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó sự cố do thiên tai
- Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên để xây dựng chương trình phòng
chống mưa, bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, đặc biệt là vào mùa mưa bão.
- Thực hiện hiểu quả các biện pháp giảm thiểu, ứng phó, khắc phục sự cố do vỡ
đập đã nêu trên.
- Khi được thông tin sẽ có mưa lớn, tiến hành kiểm tra mực nước dâng tại các
tuyến đập, DCTT để có phương án điều tiết nước và vận hành hợp lý. Kiểm tra hệ thống
thoát nước mưa, tiến hành nạo vét hệ thống này nhằm đảm bảo tiêu thoát tốt.
- Thu gom, vớt rác trôi nổi trên lưu vực Sông Miện để hạn chế tắc nghẽn dòng
chảy tại sông, đường ống áp lực.
- Khi nhận được thông tin cảnh báo lũ quét, lũ ống, CDA chủ động di dời hoặc
sẵn sàng phương án sơ tán. Tăng cường thông tin về thiên tai, hướng dẫn kỹ năng
phòng ngừa, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cho công nhân trong nhà máy.
- Chuẩn bị các bao cát để ứng phó sự có ngập lụt, mưa bão có thể xảy ra nhằm
hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.
- Thông báo hoạt động xả lũ của NMTĐ với chính quyền địa phương và người
dân lân cận được biết.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 177


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Phối hợp và thông báo với Ban phòng chống lụt bão huyện Vị Xuyên kịp thời
ứng cứu, hạn chế thiệt hại về người, tài sản, kinh tế khi có sự cố xảy ra.
- Xây dựng phương án phòng chống lụt bão theo quy định tại Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
3.2.2.3.9. Giảm thiểu sự cố sạt lở, sụt lún, bồi lắng
- Khi thi công cần có biện pháp thoát nước hợp lý để tránh hiện tượng sạt lở mái
dốc khu vực tuyến đập, nhà máy, nhà quản lý vận hành, đặc biệt là hiện tượng sạt lở
theo mặt lớp của đá.
- Xây dựng công trình tiêu năng, kè, kênh hướng dòng đúng kỹ thuật.
- Xây dựng kè bằng đá hộc, trồng cỏ Vertiver gia cố và cây xanh tại vị trí tuyến
đập, nhà máy, đường TC-VH...
- Tại các bãi thải, sau khi kết thúc xây dựng, thực hiện trồng cây hoàn nguyên bãi
thải để tăng khả năng giữ đất, hạn chết sạt, trượt, sụt lún, xói mòn.
- Thực hiện giám sát sạt lở bờ Sông Miện định kỳ theo quy định.
- Có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT trong gian đoạn hoạt động.
3.2.2.3.10. Sự cố liên quan đến áp lực nước va trong
Trong thiết kế vận hành Thủy điện Sông Miện2, Dự án sẽ van chống va đầu nhà
máy. Khi đó sự cố sập do áp lực nước va được loại trừ.
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường dự án
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án được liệt kê trong bảng
dưới đây:
Bảng 3.31. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

TT Các hạng mục công trình xử lý Đơn vị Khối lượng

I Công trình bảo vệ môi trường

Hệ thống tưới nước dập bụi tại trạm trộn bê tông, trạm
1 HT 2
nghiền sàng

2 Trạm trộn bê tông kín Trạm 2

Thùng rác di động:


3 + 9 thùng rác 60 lít Cái 13
+ 4 thùng rác 120 lít

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 178


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

TT Các hạng mục công trình xử lý Đơn vị Khối lượng

Thùng chứa CTNH:


+ 6 thùng 60 lít
4 Cái 10
+ 2 thùng 120 lít
+ 2 thùng 200 lít

5 Bể lọc, xử lý nước cấp Bể 2

6 Nhà vệ sinh Nhà 2

7 Bể tự hoại Bể 2

8 Bể lắng sơ bộ nước thải nhà ăn Bể 2

9 Bể lắng tách xử lý nước rửa vật liệu Cái 2

11 Bể xử lý nước thải nhiễm dầu Bể 3

12 Kho chứa CTNH Cái 1

13 Bãi thải chôn lấp rác hợp vệ sinh Bãi 1

14 Bãi thải chứa đất đá thải + Kè gia cố Bãi 2

15 Cầu rửa xe Cái 2

16 Hệ thống rãnh tiêu thoát nước thi công hầm HT -

17 Hệ thống rãnh thoát nước mưa chảy tràn, hố ga lắng cát HT -

18 Quạt thông gió công suất lớn Cái 3

19 Hệ thống quan trắc theo dõi dòng chảy tối thiểu HT 1

II Biện pháp bảo vệ môi trường

1 Thu dọn lòng hồ ha 6,53

2 Hoàn nguyên bãi thải ha 0,83

3 Thuê đơn vị thu gom, xử lý CTNH

- GĐTKXD Kg/năm 5131,72

- GĐVH Kg/năm 685

4 Biện pháp phun khử khuẩn; rắc chế phẩm sinh học, vôi bột tại Lần/năm 4

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 179


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

TT Các hạng mục công trình xử lý Đơn vị Khối lượng


bãi chôn lấp rác sinh hoạt

5 Hoàn nguyên bãi chôn lấp rác sinh hoạt m2 120

3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải,
thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục
Trong giai đoạn triển khai xây dựng, CDA sẽ xây dựng các công trình bảo vệ
môi trường như: bể tự hoại; bể lắng; bể lắng, lọc dầu; bãi thải; bãi chôn lấp rác sinh
hoạt; kho chứa CTNH; rãnh thoát nước mưa … để thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt, nước thải xây dựng, CTR xây dựng, CTR sinh hoạt, CTNH, nước mưa chảy tràn
phát sinh trong quá trình xây dựng Dự án.
Các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được chủ dự án nghiêm túc thực hiện từ lúc
bắt đầu triển khai xây dựng.
3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình biện pháp bảo vệ môi
trường
3.3.3.1. Trong giai đoạn xây dựng của Dự án
Kế hoạch quản lý môi trường hợp lý trong giai đoạn triển khai xây dựng của dự
án do Chủ dự án thực hiện có sự tham gia của các tổ chức và các bên liên quan, với vai
trò và trách nhiệm khác nhau bao gồm:
Cơ quan thực hiện/CDA: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện.
Cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công ty cổ phần thủy điện


Sông Miện

Bộ phận môi trường


(thuộc Công ty)

Nhà thầu thi công

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 180


Cán bộ môi trường và an toàn
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Hình 3. 5. Sơ đồ phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp BVMT
3.3.3.2. Trong GĐVH Dự án
Sau khi công trình hoàn thành, CDA sẽ có trách nhiệm quản lý, vận hành và
bảo dưỡng công trình, tuân theo các quy định hiện hành. Những vấn đề liên quan đến
vấn đề quản lý, vận hành các công trình BVMT phát sinh sẽ được CDA chịu trách
nhiệm thực hiện và báo cáo lên UBND huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3.3.3.2.1. Thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ
- Cập nhật và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu theo quy định pháp lý về BVMT và
an toàn sức khỏe cộng đồng;
- Xây dựng và phổ biến rộng rãi các nội dung đối với tổ chức, bộ máy quản lý và
vận hành các công trình biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trên mỗi công trường;
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy phép cần thiết (giấy phép thi công, đổ thải, phân
luồng giao thông).
3.3.3.2.2. Nâng cao nhận thức về môi trường cho các bên liên quan
- Nâng cao nhận thức về môi trường cho công nhân xây dựng tại mỗi công
trường (học tập về an toàn lao động và vệ sinh môi trường).
- Thường xuyên đào tạo nhân viên hiện trường về các biện pháp giảm thiểu trên
công trường;
- Duy trì các biển báo hướng dẫn, quy định an toàn trên khu vực công trường.
3.3.3.2.3. Duy trì hệ thống kênh thông tin trao đổi và phối hợp giải quyết sự cố
Duy trì các buổi họp trao đổi thường xuyên giữa các bên liên quan (CDA, nhà
thầu, cán bộ giám sát xây dựng, đại diện địa phương).
Duy trì hệ thống báo cáo ghi chép về các nội dung: Các vấn đề vệ sinh và an
toàn trên công trường, biện pháp giảm thiểu được thực hiện, các vấn đề tồn tại cần

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 181


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
khắc phục… thông qua các hình thức như: nhật ký công trường, báo cáo hàng tháng/
hàng quý của tư vấn giám sát xây dựng, các bản góp ý của UBND các xã vùng Dự án
và đại diện cộng đồng..
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá trong báo cáo có thể nhận xét như
bảng sau:
Bảng 3.32. Mức độ chi tiết và độ tin cậy của đánh giá

Mức độ Độ tin
TT Các đánh giá Diễn giải
chi tiết cậy

A GĐ triển khai xây dựng

Đã định lượng cụ thể tải lượng


bụi, SO2, NO2, CO, HC, bụi phát
Bụi và khí thải từ các tán từ công đoạn vận chuyển
Định lượng tác nguyên vật liệu.
1 phương tiện giao thông Cao
động
và thiết bị, máy móc Độ tin cậy cao do sử dụng
phương pháp tính toán của tổ
chức y tế thế giới (WHO).

Định lượng tác Được đánh giá có độ tin cậy cao vì


động do đã định lượng cụ thể mức ồn
Tiếng ồn, độ rung do
tại nguồn của từng thiết bị và
2 các thiết bị máy móc Dự báo tác động Cao
phương tiện tham gia thi công.
thi công theo thời gian, Chi tiết hóa các tác động theo từng
không gian khoảng cách khác nhau từ nguồn.

Mức độ tác động có độ tin cậy


cao do đã xác định chính xác
Cao lượng nước mưa chảy tràn, nước
Nước thải sinh hoạt, Định lượng tác
3
nước thải xây dựng động Trung thải sinh hoạt.
bình Độ tin cậy trung bình do nước
thải xây dựng và nước thải
nhiễm dầu ở mức định tính.

Xác định lượng nước thải và


Định lượng tác
4 Chất thải sinh hoạt Cao khối lượng CTR phát sinh cho
động
GĐTKXD.

Định lượng tác động Xác định được lượng chất thải
Chất thải xây dựng Dự báo tác động xây dựng phát sinh trong giai
5 Cao
(đào đắp) theo thời gian đoạn triển khai xây dựng.

Dự báo tác động Độ tin cậy cao do sử dụng các số

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 182


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Mức độ Độ tin
TT Các đánh giá Diễn giải
chi tiết cậy
theo không gian liệu từ các nghiên cứu Dự án.

Định lượng cụ thể khối lượng


dầu mỡ thải
Độ tin cậy cao do sử dụng kêt
quả của đề tài nghiên cứu tái chế
Định lượng tác Trung
6 Dầu mỡ thải nhớt thải thành nhiên liệu lỏng.
động bình
Tuy độ chi tiết không cao do
chưa chi tiết hóa các tác động
theo từng tháng trong năm, theo
lý trình thi công Dự án.

Xác định các khu vực có khả


năng xảy ra mâu thuẫn giữa công
nhân xây dựng và người dân địa
Mâu thuẫn giữa công
Định tính tác Trung phương.
7 nhân xây dựng và
động bình Độ tin cậy trung bình do tác
người dân địa phương
động ở mức định tính và chưa
chi tiết hóa các tác động theo
từng tháng trong năm.

Độ tin cậy trung bình do tác


Tai nạn lao động và sự Định tính tác Trung động ở mức định tính và chưa
8
cố do cháy nổ động bình chi tiết hóa theo từng giai đoạn
của Dự án.

Xác định ảnh hưởng đến đời


sống sinh hoạt của dân cư xung
Tác động đến điều quanh khu vực Dự án, đặc biệt là
Định tính, định Trung các khu dân cư có tuyến công
9 kiện kinh tế-xã hội
lượng tác động bình trình đi qua.
khu vực Dự án
Độ tin cậy chưa cao vì chưa định
lượng được từng tác động.

Xác định được tác động liên quan


đến thay đổi cảnh quan có thể
phục hồi được (thay đổi do bố trí
Thay đổi cảnh quan Định tính tác
10 Cao công trường thi công) và tác động
khu vực công trình động
được coi là bất khả kháng (vạt núi
làm biến đổi địa hình,...).
Độ tin cậy cao vì đây là tác động

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 183


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Mức độ Độ tin
TT Các đánh giá Diễn giải
chi tiết cậy
trực tiếp, nhìn thấy được.

Xác định được các đối tượng bị


ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng.
Tác động tới điều kiện Độ tin cậy cao vì có sự phỏng
11 nước sạch và nhu cầu Trung bình Cao vấn người dân và cán bộ xã Sà
sử dụng nước Dề Phìn; có sự thể hiện mạng
lưới thủy văn khu vực hạ du đập
trên bản vẽ.

B Giai đoạn vận hành

1 Tác động đến môi trường địa chất địa mạo

Là nhận định trên cơ sở các số


liệu khảo sát về địa chất công
trình cũng như bản đồ địa chất
- Ngập và bán ngập; khu vực Dự án.

- Các quá trình địa Trung bình Cao Độ tin cậy cao bởi có sự đóng góp
động lực ở hồ chứa; ý kiến của chuyên gia địa chất.
Tuy nhiên mức độ chi tiết vẫn
đánh giá ở mức trung bình do kết
quả khảo sát ở giai đoạn NCKT.

Là nhận định trên cơ sở số liệu


tính toán thủy văn công trình; Độ
tin cậy cao vì tài liệu phục vụ
- Tái tạo bờ hồ và bồi nghiên cứu đầy đủ, được cung
Nhỏ Cao
lắng lòng hồ do sạt lở; cấp bởi các trạm đo KTTV gần
khu vực nghiên cứu; được thực
hiện bởi chuyên gia thủy văn
giàu năm kinh nghiệm.

2 Tác động đến môi trường nước

Sự biến đổi dòng chảy


-
Sông Miện Đánh giá được phạm vi bị ảnh
hưởng và diễn biến ảnh hưởng;
Nâng cao mực nước
- Cao Cao Độ tin cậy nhỏ do đã nhận định
ngầm
được các thông số biến đổi liên
Tác động tới chất quan;
-
lượng nước

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 184


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Mức độ Độ tin
TT Các đánh giá Diễn giải
chi tiết cậy

Tác động đến môi Trung Tác động mới chỉ dừng ở mức độ
3 Trung bình
trường đất bình định tính

Tác động mới chỉ dừng ở mức độ


Tác động đến hệ sinh Trung
4 Trung bình định tính do thiếu các tài liệu
thái bình
hiện trạng

Là nhận định trên cơ sở kế thừa


số liệu nghiên cứu từ Dự án. Độ
Tác động đối với môi
5 Cao Cao tin cậy cao do kết quả tính toàn
trường KTXH
dựa trên các tài liệu điều tra
thực tế

C Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của Dự án

1 Sự cố kỹ thuật

Sự cố cháy nổ tại kho


2
chứa xăng, dầu

An toàn lao động trong


3
thi công, sự cố sập
Là nhận định của tư vấn thiết kế
Sự cố do thiên tai (bão, công trình có kinh nghiệm lâu
4
mưa lớn) năm
Cao Cao
5 An ninh trật tự xã hội Là nhận định đã được kiểm
chứng đã từng xảy ra thông qua
Sự cố va vấp phải các nhiều Dự án trong và ngoài nước
vật liệu nổ còn sót lại
6 trong chiến tranh như
bom mìn khi xây dựng
công trình

Sự cố công trình trong


7
mùa mưa lũ

Chưa có dự báo định lượng, định


Ngập lụt hạ do sự cố Trung
8 Chưa cao tính vì dự án chưa có nghiên cứu
vỡ đập bình
thủy lực

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 185


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CHƯƠNG 4 - PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,
PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
Do Dự án không phải là dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải hay
dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học nên báo cáo không trình bày phương án
cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 186


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CHƯƠNG 5 - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
5.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường của dự án là đề ra một chương
trình nhằm quản lý các vấn đề liên quan đến công tác BVMT trong quá trình chuẩn
bị, xây dựng các công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành, bao
gồm:
+ Đưa ra một kế hoạch quản lý việc thực hiện các BPGT tác động môi trường
đã được cơ quan quản lý môi trường phê duyệt và được chuyển hóa thành các điều
khoản trong chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
+ Đảm bảo quản lý đúng đắn các chất thải, đưa ra được cơ cấu phản ứng
nhanh các vấn đề và sự cố môi trường, quản lý và giải quyết khẩn cấp các sự cố môi
trường.
+ Tính đồng nhất của số liệu: Các số liệu thu thập được tại các địa điểm khác
nhau vào những thời điểm khác nhau của khu vực dự án có khả năng so sánh được với
nhau. Khả năng so sánh của các số liệu được gọi là tính đồng nhất của các số liệu.
+ Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian: Được thực hiện theo chương trình
quan trắc môi trường đã được xác định trong suốt thời gian thực hiện dự án.
+ Tính đồng bộ của số liệu: Số liệu bao gồm đủ lớn các thông tin về bản thân
yếu tố đó và các yếu tố có liên quan.
5.1.2. Tóm lược nội dung chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý môi trường được thiết lập dựa trên cơ sở tổng hợp kết quả
của các Chương 1, 3 trong bảng dưới đây:

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 187


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường

Các hoạt Thời gian


Các giai
động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp thực hiện
đoạn của
trường BVMT và hoàn
dự án dự án thành

1 2 3 4 5

Chuyển trở đúng trọng tải của


xe, không trở quá tải.
Xe vận chuyển phải có bạt che
chắn thùng xe.
Định kỳ bảo dưỡng xe.
Xe vận chuyển phảo có chứng
nhận an toàn kỹ thuật, an toàn
môi trường của Cục Kiểm định;
Bụi, khí thải Bố trí 02 cầu rửa xe gần cổng ra
vào các công trường thi công.
Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị,
máy móc.
Sử dụng nhiên liệu có chất
lượng tốt.

Thi công, Hoạt động Ưu tiên lựa chọn nguồn cung Trong
xây dựng vận chuyển cấp nguyên, nhiên, vật liệu gần GĐTC
khu vực dự án.

Phân bổ kế hoạch vận chuyển


nguyên vật liệu và đất đá thải
Hư hại đường giao hợp lý;
thông, đặc biệt là các Phủ bạt kín các phương tiện khi
đường liên thôn; an toàn vận chuyển;
giao thông do trơn trượt
bởi đất đá thải rơi vãi; Lắp đặt biển báo tại các nút
do sình lún đường giao quan trọng gần dự án;
(đường đất), do hư hỏng Đăng ký sử dụng tuyến đường
đường; ùn tắc giao liên thôn xã làm đường vận
thông. chuyển và thực hiện các cam
kết liên quan với UBND các xã
vùng dự án;

Phát sinh CTNH Thu gom nhớt thải vào thùng


chứa CTNH đặt tại khu kho bãi

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Các hoạt Thời gian


Các giai
động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp thực hiện
đoạn của
trường BVMT và hoàn
dự án dự án thành

1 2 3 4 5
lán trại.

- Lập hộ chiếu nổ mìn của từng


đợt nổ.
- Sử dụng quạt thông gió công
suất lớn để hút bụi và khí độc
phát sinh ra ngoài.
Đặt biển cảnh báo.
Nổ mìn Bụi, khí thải, ồn, rung Tuân thủ đúng quy trình, kỹ
thuật nổ mìn.
Trạng bị bảo hộ lao động cho
công nhân thực hiện nổ mìn.
Sắp xếp lịch nổ mìn hợp lý.
Công nhân nổ mìn phải có trình
độ.

Lựa chọn vị trí đặt trạm trộn xa


khu tập trung công nhân, dân Trong
cư, cuối hướng gió. GĐTC
Hoạt động Sử dụng trạm trộn kín.
của trạm trộn Bụi, ồn, rung
bê tông Lắp đặt hệ thống lọc bụi đồng
bộ với trạm trộn.
Lắp đặt hệ thống phun, tưới cốt
liệu

Lựa chọn vị trí đặt trạm trộn xa


Hoạt động khu tập trung công nhân, dân
của trạm Bụi, ồn, rung cư, cuối hướng gió.
nghiền sàng Lắp đặt hệ thống phun nước
giảm bụi

Phun nước làm ẩm mặt bằng.


Đào đắp các
hạng mục Bụi - Sử dụng vật liệu đắp có độ ẩm
công trình cao.
- Trạng bị bảo hộ lao động cho

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Các hoạt Thời gian


Các giai
động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp thực hiện
đoạn của
trường BVMT và hoàn
dự án dự án thành

1 2 3 4 5
công nhân.
- Bảo dưỡng định kỳ thiết bị,
máy móc.

- Quan trắc khí thải, nước thải


theo định kỳ;
- Các thiết bị thi công phải có
chứng nhận an toàn kỹ thuật, an
toàn môi trường của Cục Kiểm
định; Bảo dưỡng thiết bị định
kỳ;
Không thi công vào giờ cao
điểm;
Trang bị bảo hộ lao động cho
- Bụi và khí thải.
công nhân.
- Nước thải xây dựng
- Bố trí, xây dựng hệ thống xử
- Nước mưa chảy tràn lý nước thải xây dựng (hố
- CTR xây dựng, đất đá lắng…)
Thi công các thải - Bố trí mương thoát nước mưa
hạng mục và hố ga lắng cặn.
- CTNH
công trình
- Cảnh quan môi trường, - Phận loại, thu gom rác thải
hệ sinh thái và đa dạng theo quy định.
sinh học - Tận dụng đất đá thải để đắp.
-Thủy văn, chế độ dòng - Đất đá thải phải được vận
chảy. chuyển đổ ở bãi đổ thải.
- Bố trí thùng đựng CTNH, kho
chứa CTNH.
- Thu gom chất thải, dọn dẹp
công trường vào cuối ngày làm
việc.
- Không chặt phá cây cối, săn
bắt động vật trái phép.
- Đảm bảo duy trì dòng chảy
môi trường tới hạ lưu.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Các hoạt Thời gian


Các giai
động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp thực hiện
đoạn của
trường BVMT và hoàn
dự án dự án thành

1 2 3 4 5
- Ngăn dòng, thi công hợp lý.

- Tập kết tạm thời trong ngày


đối với vật liệu xây dựng, đất đá
thải trong phạm vi giải phóng
mặt bằng; Xử lý ngay tình
trạng xâm lấn ra ngoài phạm vi
giải phóng mặt bằng nếu để
xảy ra; Che chắn các bãi vật
- Phát sinh các rủi ro, sự liệu trong trường hợp có mưa
Trong
cố liên quan đến an toàn lớn để tránh xói mòn;
GĐTC
lao động trong thi công.
- Thực hiện dẫn dòng thi công
để đảm bảo lịch cấp nước thời
vụ cho vùng hạ du;
- Lắp đặt các biển báo tại các vị
trí thi công; Thực hiện các quy
định, quy tắc về an toàn lao
động;

- Bố trí thùng rác có nắp để


đựng rác sinh hoạt của công
nhân;
- Thu gom rác thải và hợp đồng
với các đơn vị thu gom rác.
- Tận dụng phế thải (bao xi
- CTR sinh hoạt; măng, sắt thép vụn) để bán cho
Hoạt động tại cơ sở thu mua phế liệu.
- Nước thải sinh hoạt. Trong
các kho bãi - Bố trí nhà vệ sinh và bể tự GĐTC
lán trại - Tác động đến KTXH
hoại tại các công trường để thu
khu vực
gom, xử lý NTSH.
- Tuyên truyền, giáo dục công
nhân thực hiện đúng nội quy về
an toàn lao động và an toàn môi
trường. Đăng ký tạm trú cho
công nhân xây dựng tại địa
phương;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Các hoạt Thời gian


Các giai
động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp thực hiện
đoạn của
trường BVMT và hoàn
dự án dự án thành

1 2 3 4 5
- Lắp đặt các biển báo nguy
hiểm tại các khu vực dễ xảy ra
cháy nổ.
- Hoàn phục môi trường tại các
kho bãi, tại các khu vực chiếm
dụng đất tạm thời hai bên bờ
kênh…

Thực hiện phun nước tưới ẩm,


- Phá dỡ công giảm thiểu bụi trước khi thực
trình phụ trợ Bụi, khí thải hiện phá dỡ.
sau khi kết Trước khi
Trang bị bảo hộ cho công nhân. tích nước
thúc thi công. CTR
Xác cây cối, thực bì Chặt bỏ cây cối, thu gom làm vào hồ
- Thu dọn
vật liệu đốt;
lòng hồ
Đốt cây cỏ khô tại hiện trường

Hoạt động Bố trí thùng đựng rác sinh hoạt


sinh hoạt của CTR sinh hoạt (tận dụng từ GĐTC)
công nhân Nước thải sinh hoạt Xây dựng bể tự hoại thu gom,
viên xử lý nước thải sinh hoạt.

Quản lý, khai - CTNH.


- Phối hợp với UBND xã vùng
thác, vận
- NTSX nhiễm dầu. dự án tuyên truyền tới người
hành đập, nhà
máy, trạm - Phát sinh CTR là bao dân có diện tích đất canh tác
110kV bì, chai lọ đựng phân cách hồ chứa 1km không được
bón hoặc hóa chất bảo sử dụng hóa chất bảo vệ thực Trong
Vận hành
Duy tu, bảo vệ thực vật tại vực lòng vật và phân hữu cơ, không chăn GĐVH
dưỡng, bảo trì hồ. thả tự do vật nuôi gây ảnh
nhà máy, hưởng đến chất lượng nước hồ;
- Sạt lở; tái tạo, bồi lắng
trạm 110kV đường bờ hồ; xói lở hạ - Tuyên truyền vận động người
du. dân không xả bao bì, vỏ lọ chứa
Công tác hóa chất bảo vệ thực vật ra môi
- Biến đổi dòng chảy
giám sát và trường trong phạm vi khu tưới.
đoạn suối thượng lưu
bảo vệ chất
đập, từ đập đến nhà máy - Bố trí thùng đừng CTNH tại
lượng nước khu vực có khả năng phát sinh,
và hạ du nhà máy.
hồ thu gom ưu giữ trong kho chứa
- Tác động đến chất

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Các hoạt Thời gian


Các giai
động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp thực hiện
đoạn của
trường BVMT và hoàn
dự án dự án thành

1 2 3 4 5
lượng nước hồ. CTNH (tận dụng từ GĐTC).
- Tác động đến môi - Xây dựng hệ thống xử lý nước
trường sinh thái, đa thải sản xuất.
dạng sinh học.
- Vận hành công trình phải đảm
- Tác động vận hành bảo dòng chảy tối thiểu ở khu
liên hồ. vực hạ du hồ chứa theo quy
- Sự cố tràn dầu do các định
hoạt động duy tu bảo - Khi xảy ra sự cố cần phải khắc
dưỡng. phục sự cố kịp thời.
- Hiện trạng, tuổi thọ - Quan trắc chất lượng nước hồ
công trình định kỳ.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa
định kỳ các thiết bị điện.
- Tuân thủ các quy tắc bảo trì đã
đưa ra.
- Giáo dục nâng cao ý thức của
người dân, chính quyền địa
phương…

- Các đợt kiểm tra toàn diện trên


toàn bộ công trình (thường tiến
hành vào trước và sau mùa lũ
Công tác
Hiện trạng, tuổi thọ hàng năm)
kiểm tra định
công trình - Khi xảy ra các sự cố lớn,
kỳ, đặc biệt
nghiêm trọng (hư hỏng do thiên
tai, địch họa…) tiến hành xử lý
kịp thời

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường
5.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường
Chương trình giám sát môi trường được sử dụng để đảm bảo mọi tác động của
Dự án bao gồm những tác động đã dự báo trong chương III và cả những tác động xác
định bổ sung trong thi công sẽ được kiểm soát, tính khả thi của các BPGT được tăng
cường và mọi ý kiến khiếu nại của cộng đồng sẽ được giải quyết có hiệu quả. Mục tiêu
của chương trình gồm:
Kiểm tra độ chính xác của các dự báo và điều chỉnh chúng;
Đảm bảo các BPGT sẽ được thực hiện trong các giai đoạn của Dự án và kiểm
soát tính hiệu quả của chúng;
Phát hiện các tác động chưa được dự báo; kiến nghị các BPGT cho các tác
động này.
5.2.2. Cơ sở giám sát chất lượng môi trường
Giám sát chất lượng môi trường khu vực Dự án được tuân thủ theo các quy
định của pháp luật và các điều kiện kỹ thuật sau đây:
+ Luật BVMT 2020, các văn bản pháp lý liên quan đến ĐTM của Dự án.
+ Nghị định 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của luật bảo vệ môi trường.
+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
+ Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ truởng Bộ Tài
nguyên Môi truờng quy định kỹ thuật quan trắc môi truờng.
+ Dự báo ô nhiễm môi trường theo báo cáo ĐTM.
+ Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Dự án.
+ Quy chuẩn Việt Nam hiện hành: QCVN14:2008/BTNMT, QCVN
40:2011/BTNMT, QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN
27:2010/BTNMT,...
5.2.3. Trách nhiệm cụ thể của CĐT
CĐT lập kế hoạch BVMT trước khi thi công.
Tổ chức ký kết hợp đồng với các cơ quan tư vấn môi trường để thực hiện
công tác giám sát và giám sát môi trường trong quá trình thi công theo đúng nội
dung báo cáo ĐTM.
Định kỳ 3 tháng/lần (có thể thay đổi theo tiến độ thi công cụ thể), tiến hành
quan trắc chất lượng môi trường với nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo
ĐTM, lập báo cáo giám sát môi trường trình phòng Tài nguyên và Môi trường -

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 194


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
UBND cấp huyện nơi đặt cơ sở hoặc các cơ quan chức năng khác có thẩm quyền
liên quan.
CĐT sẽ thực hiện các kiến nghị bổ sung, tăng cường các BPGT khi các tác
động phát sinh hoặc chưa được dự báo của thanh tra môi trường đề xuất.
CĐT sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, trả lời và giải quyết những khiếu kiện của
cộng đồng về những vấn đề môi trường của dự án.
CĐT sẽ xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền giáo dục và Bảo vệ
Môi trường và phòng tránh sự cố, rủi ro.
5.2.4. Kế hoạch giám sát môi trường
5.2.4.1. Giám sát môi trường trong GĐTC
Các hạng mục giám sát dự kiến trong GĐTC, GĐVH tập trung chủ yếu vào
công tác giám sát chất lượng môi trường, cụ thể như sau:
1. Không khí khu vực thi công
Mục đích: Đánh giá và dự báo sự gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm không khí
từ các hoạt động của các máy móc, thiết bị để tăng cường giám sát việc thực hiện
BPGT của nhà thầu, trường hợp cần thiết yêu cầu bổ sung hoặc thay thế thiết bị thi
công đảm bảo an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường, tăng tần suất giảm thiểu ô
nhiễm bụi, khí thải bằng biện pháp làm ẩm.
Thông số giám sát: Quan trắc nồng độ các chất có khả năng gây ô nhiễm môi
trường không khí phát sinh từ các thiết bị xe máy thi công, từ hoạt động đào đắp tại
các hạng mục công trình như: TSP, ồn, độ rung, SO2, NO2, CO, HC.
Vị trí giám sát: Sẽ giám sát tại 2 vị trí: khu vực máy móc, thiết bị đang thi
công nhà máy; khu vực máy móc, thiết bị đang thi công đập đầu mối.
Tọa độ các điểm lấy mẫu: được tóm tắt tại bảng 5.2.
Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
Thời gian quan trắc: GĐTC.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT,
QCVN 27:2010/BTNMT.
2. Không khí khu vực bãi chôn rác sinh hoạt
Mục đích: Đánh giá và dự báo mùi và khí sinh ra tại bãi chôn rác sinh hoạt để
tăng cường giám sát việc thực hiện BPGT.
Thông số giám sát: Mùi, NH3, CO, CH4, H2S.
Vị trí giám sát: Sẽ giám sát tại 1 vị trí khu vực bãi chôn lấp rác sinh hoạt
Tọa độ các điểm lấy mẫu: được tóm tắt tại bảng 5.2.
Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 195


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Thời gian quan trắc: GĐTC.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT.
3. Nước thải
Mục đích: Đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải để có các
biện pháp bổ sung giảm thiểu ô nhiễm.
Thông số giám sát: lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43-, Fe,
dầu mỡ khoáng, Coliform.
Vị trí giám sát: giám sát tại 2 vị trí tại điểm tiếp nhận nước thải xây dựng
nhiễm dầu trên công trường sau khi qua xử lý.
Tọa độ các điểm lấy mẫu: được tóm tắt tại bảng 5.2.
Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
Thời gian quan trắc: GĐTC.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Kq=0,9 và Kf=1,1).
4. Chất thải rắn
Mục đích: Đánh giá thành phần, khối lượng CTR được lưu giữ để có các
biện pháp bổ sung giảm thiểu ô nhiễm.
- Đối với CTR xây dựng:
Thông số giám sát: Giám sát về thành phần, khối lượng, lưu giữ và xử lý CTR xây
dựng; giám sát việc vận chuyển đất đá thải trong quá trình xây dựng; giám sát việc gia cố
bãi thải, hiện tượng trượt sạt bãi thải, giám sát việc trồng cây tại bãi thải sau khi kết thúc
xây dựng.
Vị trí giám sát: tại khu vực xây dựng tuyến đập, , nhà máy, khu vực bãi thải.
Tần suất giám sát: hàng ngày.
- Đối với CTR sinh hoạt:
Thông số giám sát: thành phần, khối lượng rác phát sinh
Vị trí giám sát: tại bãi chôn lấp rác sinh hoạt.
Tần suất giám sát: hàng ngày.
Thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại NĐ 08/2022/NĐ- CP về
quản lý chất thải và phế liệu.
5. Chất thải nguy hại
Mục đích: Đánh giá thành phần, khối lượng CTNH được lưu giữ để có các
biện pháp bổ sung giảm thiểu ô nhiễm.
Thông số giám sát: Giám sát về thành phần, khối lượng, lưu giữ và xử lý CTNH.
Vị trí giám sát: tại kho chứa CTNH.
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 196
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Tần suất giám sát: hàng ngày.
Thực hiện quản lý CTNH theo Thông tư 02/2022/BTNMT.
6. Giám sát quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá thải
Giám sát việc che chắn xe chở vật liệu, đất đá thải; tải trọng cho phép.
Tần suất: liên tục trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá thải.
Thời gian thực hiện: Trong GĐTC.
7. Giám sát an toàn kho thuốc nổ và kho xăng dầu
- Giám sát an toàn kho thuốc nổ: Giám sát quá trình vận chuyển và lưu chứa
thuốc nổ tại kho mìn.
+ Vị trí giám sát: Kho thuốc nổ (tại khu phụ trợ số 2).
+ Tần suất: Liên tục trong thời gian lưu chứa và nổ mìn.
- Giám sát kho xăng dầu: lưu chứa.
+ Vị trí giám sát: Kho xăng dầu (khu phụ trợ số 2).
+ Tần suất: liên tục trong thời gian lưu chứa.
+ Thời gian thực hiện: Trong GĐTC.
8. Giám sát sạt lở, sụt lún công trình
- Thông số giám sát: Mức độ sạt lở, sụt lún của công trình.
+ Vị trí giám sát: Tại khu vực xây dựng Nhà máy, khu vực xây dựng tuyến đập,
, đường ống áp lực, trạm phân phối.
+ Tần suất thực hiện: Liên tục trong quá trình thi công.
+ Thời gian thực hiện: Trong GĐTC.
9. An toàn nổ mìn trong thi công
Giám sát việc nhà thầu có thực hiện đúng quy trình nổ mìn trong thi công
hay không.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 02:2008/BCT.
Ghi chú: Nằm trong giám sát thi công công trình do CĐT thực hiện.
10. Giám sát dẫn dòng thi công
Giám sát việc nhà thầu có thực hiện đúng quy trình dẫn dòng thi công như đã
trình bày trong HSTK hay không.
Ghi chú: Nằm trong giám sát thi công công trình do CĐT thực hiện.
11. Giám sát thu dọn và vệ sinh lòng hồ
CĐT bố trí lực lượng trực tiếp giám sát đơn vị nhà thầu có tuân thủ thực hiện
đúng kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ hay không? Đồng thời giám sát việc chặt hạ,
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 197
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
thu gom và xử lý gỗ, thực bì. Kiểm tra và kịp thời đôn đốc nhà thầu trong trường hợp
để chậm trễ không đúng tiến độ hoặc quá trình thu dọn và xử lý cây cối chưa triệt để,
gây ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ trong quá trình tích nước hoặc để xảy ra
trường hợp khiếu kiện của người dân khu vực...
Tần suất giám sát: 1 lần trong suốt quá trình thực hiện.
Vị trí giám sát: Theo vị trí được thu dọn và vệ sinh lòng hồ.
5.2.4.3. Giám sát môi trường trong GĐVH
1. Không khí bãi chôn rác sinh hoạt
Mục đích: Đánh giá và dự báo mùi và khí sinh ra tại bãi chôn rác sinh hoạt để
tăng cường giám sát việc thực hiện BPGT.
Thông số giám sát: Mùi, NH3, CO, CH4, H2S.
Vị trí giám sát: Sẽ giám sát tại 1 vị trí khu vực bãi chôn lấp rác sinh hoạt.
Tọa độ các điểm lấy mẫu: được tóm tắt tại bảng 5.2.
Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
Thời gian quan trắc: Giai đoạn vận hành.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT.
2. Nước thải sản xuất
Mục đích: Đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất để
có các biện pháp bổ sung giảm thiểu ô nhiễm.
Thông số giám sát: lưu lượng, pH, TSS, BOD 5, COD, NH4+, NO3-, PO43-, Fe,
dầu mỡ khoáng.
Vị trí giám sát: giám sát tại 1 vị trí tại điểm tiếp nhận nước thải sản xuất của
nhà máy sau khi qua xử lý.
Tọa độ điểm lấy mẫu: được tóm tắt tại bảng 5.2.
Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
Thời gian quan trắc: Giai đoạn vận hành.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNM, cột B (K q=0,9 và Kf=1,1).
3. Giám sát CTR
Thông số giám sát: thành phần, khối lượng rác phát sinh.
Vị trí giám sát: tại bãi chôn lấp rác sinh hoạt.
Tần suất giám sát: hàng ngày.
Thời gian thực hiện: Trong GĐVH
Thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại NĐ 08/2022/NĐ- CP.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 198


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
4. Giám sát CTNH
+ Thông số giám sát: giám sát khối lượng, thành phần, phân loại, thu gom, vận
chuyển và lưu giữ CTNH.
+ Vị trí giám sát: tại kho chứa CTNH.
+ Tần suất giám sát: hàng ngày.
+ Thời gian thực hiện: Trong GĐVH.
Thực hiện quản lý CTNH theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
5. Giám sát bồi lắng lòng hồ, xói lở, sụt lún, sạt lở bờ hồ và hạ du
Tiến hành đo địa hình lòng hồ và hạ du định kỳ, mục đích là giám sát mức
độ bồi lắng, xói lở, sụt lún, sạt lở bờ hồ và hạ du thông qua việc xây dựng các mốc
trên bề mặt để quan trắc biến dạng và chuyển vị theo thời gian, phát hiện và kịp
thời xử lý các biến cố bất thường.
Vị trí giám sát: Xung quanh khu vực bờ hồ và hạ du.
Tần suất: 6 tháng/lần.
Thời gian quan trắc: Trong thời gian vận hành của công trình.
6. Giám sát an toàn đập
Đối tượng quan trắc: Độ thấm nước qua đập, độ biến dạng đập.
Khi có biểu hiện biến động bất thường, cơ quan quản lý khai thác công trình sẽ
kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục.
7. Giám sát biến động dòng chảy, diễn biến của các quá trình bồi tụ xói lở
lòng dẫn Sông Miện phía hạ du
Trong thời gian vận hành, hàng năm tổ chức các đợt khảo sát, đo đạc số liệu
thủy văn như mực nước, lưu lượng, bùn cát trên Sông Miện tại các vị trí sau đập và
sau NMTĐ Sông Miện 4 để điều chỉnh lại chế độ vận hành, sản xuất cho phù hợp, đảm
bảo không ảnh hưởng đến sự vận hành của NMTĐ Sông Miện 3 các bậc thang thủy
điện trên Sông Miện trong tương lai, là cơ sở số liệu để đánh giá bồi tụ, xói lở lòng
dẫn Sông Miện nhằm phát hiện các hiện tượng xói lở bờ suối, xác định quy mô và mức
độ xói lở nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp.
Giám sát việc xả dòng chảy tối thiểu tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo
đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào Hệ thống thiết bị
thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu tại nhà máy thủy điện. Từ
đây CĐT kịp thời phát hiện và khắc phục ống xả dòng chảy tối thiểu trong trường hợp
bị tắc nghẽn.
Tần suất: 2 lần/năm.
Vị trí giám sát: Khu vực hạ lưu tuyến đập.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 199


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Ghi chú: Giám sát dòng chảy môi trường phải được tiến hành tự động, liên tục.
Kết quả giám sát được lưu trữ và gửi số liệu về phòng chức năng của đơn vị khai thác để
làm cơ sở quản lý và kiểm tra.
8. Giám sát sạt trượt các mái đào, địa động lực ở tuyến đường , đường ống
áp lực từ đập về nhà máy
+ Vị trí giám sát: tại đường , mái đào
+ Tần suất giám sát: Liên tục trong thời gian hoạt động.
9. Giám sát chất lượng nước hồ
- Chỉ tiêu quan trắc: lưu lượng, pH, độ đục, DO, TSS, BOD5, COD, NH4+,
NO3-, PO43-, Fe, Coliform.
- Vị trí giám sát: Tại cửa lấy nước theo 3 độ sâu khác nhau.
- Tọa độ các điểm lấy mẫu: được tóm tắt tại bảng 5.2.
- Tần suất: 3 tháng/1 lần.
- Thời gian: Trong GĐVH.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột A2).
9. Giám sát chế độ thủy văn, dòng chảy
CĐT sẽ thực hiện các chương trình giám sát tác động của chế độ vận hành
NMTĐ đến chế độ thủy văn, dòng chảy, chất lượng nước suối Nậm Sì Lường theo
hướng dẫn của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT về giám sát, khai thác sử dụng tài
nguyên nước.
- Chỉ tiêu giám sát: Mực nước tại thượng lưu, hạ lưu tuyến đập và mực nước tại
đập tràn; Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu; Lưu lượng xả qua nhà máy; Lưu
lượng xả qua tràn.
- Vị trí: khu vực hồ chứa và tuyến đập.
- Hình thức giám sát: Thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông
số Mực nước hồ; Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu; Lưu lượng xả qua nhà
máy, thực hiện giám sát định kỳ đối với thông số lưu lượng xả qua tràn; giám sát bằng
camera đối với việc vận hành xả nước duy trì dòng chảy tối thiểu và xả nước qua tràn.
- Chế độ giám sát: Không quá 15 phút 01 lần đối với các thông số yêu cầu giám
sát tự động, trực tuyến; Không quá 06 giờ 01 lần vào mùa lũ, 12 giờ 01 lần vào mùa
cạn và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát tối thiểu 01 ngày 01 lần trước 20
giờ hàng ngày đối với các thông số giám sát định kỳ.
5.2.5. Lựa chọn vị trí giám sát chất lượng môi trường
Các vị trí giám sát chất lượng môi trường như trong bảng 5.3 và Phụ lục 5 đủ
bao quát các nguồn thải (khu vực thi công) và các đối tượng chịu tác động (các khu
dân cư và đối tượng nhạy cảm trong khu vực Dự án).
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 200
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Bảng 5.2. Các vị trí giám sát chất lượng môi trường

Tọa độ VN 2000
TT Ký hiệu mẫu Cơ sở lựa chọn mẫu
X Y

I. GIAI ĐOẠN THI CÔNG

1 Khí thải

KT1 – Khu vực máy móc,


1.1 thiết bị đang thi công tại Phản ánh nồng độ khí thải 2 502 640 466 182
tuyến đập phát sinh từ các thiết bị
KT2 – Khu vực máy móc, thi công có đảm bảo an
1.2 thiết bị đang thi công tại toàn môi trường 2 498 891 464 054
nhà máy

Phản ánh hàm lượng khí


KT3 – Khu vực bãi chôn
1.3 phát sinh tại bãi chôn lấp 2 498 745 464 059
lấp rác
rác sinh hoạt của dự án

2 Nước thải xây dựng

NT1 – Vị trí tiếp nhận Phản ánh chất nước thải


2.1 2 502 426 465 959
nước thải khu phụ trợ số 1 sinh hoạt có đảm bảo yêu
cầu trước khi thải ra môi
NT2 – Vị trí tiếp nhận trường tiếp nhận
2.2 2 498 686 464 027
nước thải khu phụ trợ số 2

II. GĐVH

1 Chất lượng khí thải

Phản ánh chất lượng khí


KT – Vị trí bãi chôn lấp
1.1 phát sinh tại bãi chôn lấp 2 498 745 464 059
rác sinh hoạt
rác sinh hoạt của dự án

2 Chất lượng nước thải sản xuất

Phản ánh chất nước thải


NT – Vị trí tiếp nhận nước sản xuất có đảm bảo yêu
2.1 thải sản xuất nhiếm dầu cầu trước khi thải ra môi 2 498 866 463 972
sau xử lý trường tiếp nhận

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 201


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

Tọa độ VN 2000
TT Ký hiệu mẫu Cơ sở lựa chọn mẫu
X Y

3 Chất lượng nước hồ Sông Miện 4

NM - Nước hồ gần vị trí


Phản ánh chất lượng nước
cửa lấy nước theo các độ
3.1 hồ trước khi đưa về 2 502 629 466 372
sâu khác nhau (do có sự
NMTĐ
phân tầng)

5.2.6. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường


5.2.6.1. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường
Kinh phí giám sát chất lượng nước mặt, nước thải trong cả GĐTC và GĐVH
tại các vị trí được thể hiện ở bảng 5.3.
Bảng 5.3. Kinh phí giám sát chất lượng không khí làm việc, nước thải

Đơn
Chỉ tiêu phân Tần suất
TT Đơn vị Số mẫu giá/ chỉ Thành tiền
tích (lần/năm)
tiêu

I Giai đoạn xây dựng 16.728.000

1 Khí thải 8.424.000

1.1 TSP mẫu 2 4 140.000 1.120.000

1.2 Tiếng ồn mẫu 2 4 73.000 584.000

1.3 Độ rung mẫu 2 4 70.000 560.000

1.4 CO mẫu 2 4 140.000 1.120.000

1.5 SO2 mẫu 2 4 140.000 1.120.000

1.6 NO2 mẫu 2 4 140.000 1.120.000

1.7 HC mẫu 2 4 350.000 2.800.000

2 Khí bãi chôn rác sinh hoạt 2.464.000

2.1 Mùi mẫu 1 4 56.000 224.000

2.2 NH3 mẫu 1 4 140.000 560.000

2.3 CO mẫu 1 4 140.000 560.000

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 202


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

2.4 CH4 mẫu 1 4 140.000 560.000

2.5 H2S mẫu 1 4 140.000 560.000

3 Nước thải 5.840.000

3.1 Lưu lượng mẫu 1 4 56.000 224.000

3.2 pH mẫu 1 4 56.000 224.000

3.3 TSS mẫu 1 4 80.000 320.000

3.4 BOD5 mẫu 1 4 200.000 800.000

3.5 COD mẫu 1 4 120.000 480.000

3.6 NH4+ mẫu 1 4 98.000 392.000

3.7 NO3- mẫu 1 4 140.000 560.000

3.8 PO43- mẫu 1 4 84.000 336.000

3.9 Fe mẫu 1 4 126.000 504.000

3.10 Dầu mỡ khoáng mẫu 1 4 500.000 2.000.000

II GĐVH 23.256.000

1 Khí bãi chôn rác sinh hoạt 2.464.000

1.1 Mùi mẫu 1 4 56.000 224.000

1.2 NH3 mẫu 1 4 140.000 560.000

1.3 CO mẫu 1 4 140.000 560.000

1.4 CH4 mẫu 1 4 140.000 560.000

1.5 H2S mẫu 1 4 140.000 560.000

2 Nước thải sản xuất 5.840.000

2.1 Lưu lượng mẫu 1 4 56.000 224.000

2.2 pH mẫu 1 4 56.000 224.000

2.3 TSS mẫu 1 4 80.000 320.000

2.4 BOD5 mẫu 1 4 200.000 800.000

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 203


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

2.5 COD mẫu 1 4 120.000 480.000

2.6 NH4+ mẫu 1 4 98.000 392.000

2.7 NO3- mẫu 1 4 140.000 560.000

2.8 PO43- mẫu 1 4 84.000 336.000

2.9 Fe mẫu 1 4 126.000 504.000

2.10 Dầu mỡ khoáng mẫu 1 4 500.000 2.000.000

3 Nước mặt 14.952.000

3.1 Lưu lượng mẫu 3 4 56.000 672.000

3.2 pH mẫu 3 4 56.000 672.000

3.3 Độ đục mẫu 3 4 70.000 840.000

3.4 DO mẫu 3 4 104.000 1.248.000

3.5 TSS mẫu 3 4 80.000 960.000

3.6 BOD5 mẫu 3 4 200.000 2.400.000

3.7 COD mẫu 3 4 120.000 1.440.000

3.8 NH4+ mẫu 3 4 98.000 1.176.000

3.9 NO3- mẫu 3 4 140.000 1.680.000

3.10 PO43- mẫu 3 4 84.000 1.008.000

3.11 Fe mẫu 3 4 126.000 1.512.000

3.12 Coliform mẫu 3 4 112.000 1.344.000

Tổng 39.984.000

5.3. Tổng hợp kinh phí cho các hoạt động môi trường
Tổng kinh phí dự kiến cho các hoạt động môi trường của Dự án (bao gồm
kinh phí cho các công trình xử lý môi trường và kinh phí công tác quản lý và giám
sát môi trường) được trình bày trong bảng 5.4.

Bảng 5.4. Tổng hợp kinh phí cho các hoạt động BVMT

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 204


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

TT Hạng mục Kinh phí (đ) Nguồn thực hiện

Gói thầu tư vấn giám sát môi


Chương trình quan trắc và
I 39.984.000 trường thuộc tổng mức đầu tư
giám sát môi trường
(bảng 5.3).

Các công trình xử lý môi Gói thầu thi công thuộc tổng mức
II 450.310.000
trường đầu tư.

Tổng 490.294.000

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 205


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CHƯƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
5.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
Công tác tham vấn ý kiến của cộng đồng là một phần trong ĐTM được thực hiện
theo quy định của luật Bảo vệ môi trường. Các mục tiêu của chương trình tham vấn cộng
đồng bao gồm:
- Đảm bảo rằng cấp có thẩm quyền ở địa phương cũng như đại diện của những
người bị ảnh hưởng sẽ được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định chấp
thuận Dự án.
- Chia sẻ toàn bộ thông tin về các hạng mục và hoạt động dự kiến của Dự án với
người bị ảnh hưởng.
- Làm cho các tổ chức, từng cá nhân ý thức được sự cần thiết của Dự án, phát triển
Dự án, cũng như các yêu cầu và mục đích của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường cho Dự án.
- Lắng nghe ý kiến của cộng đồng dân cư và mối quan tâm của họ với Dự án, đặc
biệt là các tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng.
- Mang lại cơ hội bày tỏ và kiến nghị các giải pháp cho những người dân bị tác
động trực tiếp, gián tiếp từ Dự án.
- Cải thiện khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với các biện pháp giảm nhẹ mà
CDA đề xuất.
- Giải quyết các xung đột trong các đề xuất từ phía cộng đồng với các vấn đề về
bảo vệ môi trường.
- Xác nhận được tính hợp lý và hợp pháp đối với các quyết định của chính quyền
đáp ứng yêu cầu hợp pháp của người dân, xem xét các đề xuất của cộng đồng và chính
quyền địa phương.
- Hiểu được các khó khăn chính mà người dân quan tâm.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 206


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Thủy điện Sông Miện
5A” do Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 làm CĐT đã được thực hiện đầy đủ
theo yêu cầu đề ra. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo mẫu
hướng dẫn nêu trong Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài
nguyên & Môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Báo cáo khẳng định đã nhận dạng và
đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết và toàn diện của Dự án, trên cơ sở đó,
có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:
Dự án “Thủy điện Sông Miện 5A” là một dự án có tính khả thi cao về kinh tế
kỹ thuật của tỉnh Hà Giang.
Hiện trạng môi trường không khí, nước mặt tại khu vực dự án đã có biểu
hiện bị chịu tác động từ hoạt động xây dựng của dự án trong thời gian qua, tuy
nhiên, CĐT đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu nên tác động là
không lớn. Các thông số môi trường được lựa chọn phân tích là các thông số cơ bản
cho phép đánh giá những diễn biến và thay đổi trong chất lượng môi trường tại khu
vực dự án dưới các tác động tiêu cực do hoạt động thi công xây dựng và hoạt động
lâu dài của dự án.
Quá trình giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của
dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và môi trường nếu
không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường. Các tác
động đó cụ thể là:
+ Gây ảnh hưởng nhất định trong việc bảo đảm an ninh trật tự xã hội và an toàn
giao thông trong khu vực do tập trung lượng lớn công nhân xây dựng.
+ Gây ô nhiễm môi trường không khí trên khu vực do: Bụi, khí thải, khí độc
hại, tiếng ồn, độ rung do hoạt động thi công, xây dựng và vận hành.
+ Gây ô nhiễm nguồn nước Sông Miện do nước thải sinh hoạt của cán bộ công
nhân viên và dầu mỡ thải của thiết bị, máy móc thi công phát sinh trong quá trình thi
công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án, do nước mưa chảy tràn.
Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ BVMT tại
khu vực dự án, CĐT sẽ đầu tư kinh phí cho công tác BVMT dự án và cam kết thực
hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục, xử lý ô nhiễm
môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
theo quy định, bao gồm:
+ Phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí liên quan đến các hoạt động xây
dựng công trình tại khu vực đầu mối, khu vực nhà máy thủy điện, khu vực trạm điều
áp, khu đường tạm kết hợp vận hành để vận chuyển vật liệu và đất đá thải.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 207


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
+ Phương án giảm thiểu ảnh hưởng do ồn, rung từ các thiết bị, xe máy thi công.
+ Phương án xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng tại các khu kho bãi
lán trại.
+ Phương án xử lý CTR sinh hoạt tại các khu kho bãi lán trại; phương án xử lý
CTR xây dựng.
2. Kiến nghị
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, CĐT rất mong tiếp tục nhận được sự
hỗ trợ của UBND tỉnh Hà Giang cũng như UBND huyện Vị Xuyên, UBND xã Thuận
Hòa cùng các Sở, Ban, ngành liên quan, sự hợp tác của nhân dân trong việc cho phép
lưu thông vận chuyển vật liệu, thiết bị, quản lý nhân khẩu, khai thác và sử dụng tài
nguyên đất phục vụ công trình, giữ gìn an ninh trật tự khu vực trong thời gian thực
hiện dự án.
Để đảm bảo tiến độ xây dựng dự án, CĐT kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
xem xét và phê duyệt báo cáo ĐTM Dự án Thủy điện Sông Miện 5A tại xã Thuận
Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Trong trường hợp xảy ra các sự cố môi trường trong quá trình xây dựng, CĐT
kính đề nghị các cơ quan quản lý nhà nhà nước trong các lĩnh vực liên quan hướng
dẫn, phối hợp với CĐT khắc phục, xử lý các sự cố môi trường.
3. Cam kết của chủ dự án đầu tư
Chủ dự án cam kết các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp trong báo cáo ĐTM
là trung thực và chính xác.
Với mục tiêu môi trường của dự án đã được xác định và có các BPGT các tác
động bất lợi có thể xảy ra trong các giai đoạn thực hiện dự án nên CĐT cam kết sẽ
thực hiện nghiêm túc các quy định về BVMT; triệt để áp dụng các BPGT ô nhiễm, sự
cố ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng dân cư; tiến hành các biện pháp quan trắc,
giám sát chất lượng môi trường theo đúng nội dung đã trình bày trong báo cáo ĐTM.
CĐT cam kết thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Thủy lợi, Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT…; không phá, chuyển đổi rừng
tự nhiên để thực hiện dự án, tuân thủ khoản 2, điều 14 của luật lâm nghiệp, chỉ thị 13-
CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban bí thư trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác quan lý, bảo vệ và phát triển rừng, NĐ 71/2017/NQ-CP của
Chính phủ xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW.
a. Tuân thủ các văn bản pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật
Trong suốt quá trình hoạt động của Dự án, CĐT cam kết luôn tuân thủ các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam bao gồm:
Chất lượng môi trường không khí theo QCVN 05: 2013/BTNMT;
Tiếng ồn theo QVCN 26: 2010/BTNMT;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 208


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
Độ rung theo QVCN 27: 2010/BTNMT;
QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất,
thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công
nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
Chất thải và phế liệu theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ;
CTNH thực hiện theo Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Quản lý chất thải rắn xây dựng theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày
16/5/2017 của Bộ Xây dựng;
Thực hiện kỹ thuật nổ mìn hiện đại để giảm thiểu sóng chấn động, sóng va đập
không khí khi tiến hành nổ mìn để đảm bảo tuyệt đối an toàn.
b. Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường
Trong các giai đoạn thực hiện dự án, CĐT cam kết sẽ tổ chức thực hiện các
chương trình quản lý và giám sát môi trường như đã đề ra trong chương 5 của báo cáo.
Thiết kế, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số mực
nước hồ, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy và truyền
dữ liệu trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy
định tại Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên
nước; thực hiện giám sát các thông số thủy văn phục vụ cho việc vận hành xả lũ; có hệ
thống cảnh báo an toàn lòng hồ và vùng hạ du hồ chứa.
Thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại Chương 6 của báo cáo ĐTM.
Tuân thủ các quy định chung về BVMT có liên quan trong các giai đoạn của dự
án gồm:
+ Các cam kết về các giải pháp, biện pháp BVMT sẽ thực hiện và hoàn thành
trong GĐTC, GĐVH.
+ Cam kết chỉ được phép đổ các chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án vào
bãi thải sau khi được sự chấp thuận của các cá nhân có liên quan và chính quyền địa
phương bằng văn bản và sẽ thực hiện biện pháp BVMT cho bãi thải tránh gây ảnh
hưởng đến khu vực xung quanh bãi thải.
+ Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự
cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.
+ Cam kết xả dòng chảy tối thiểu về hạ du với lưu lượng được Bộ Tài nguyên
môi trường phê duyệt trong đề án khai thác nước mặt thông qua đường ống xả dòng
chảy tối thiểu có đường kính đảm bảo.
c. Các điều kiện kèm theo
CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 209
Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
- Thiết kế các công trình xây dựng, công trình bảo vệ môi trường, bãi thải và
thiết kế cơ sở phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận để
đảm bảo an toàn hồ, đập và vệ sinh môi trường; CĐT phải chịu trách nhiệm về công
tác an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai toàn bộ Dự án.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xác định phạm vi hành lang
bảo vệ hồ chứa từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có
cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
- Thông báo về dao động mực nước hồ, lưu lượng xả, dao động mực nước hạ
lưu đập ứng với các chế độ vận hành của Nhà máy và cảnh báo những vấn đề nguy
hiểm để nhân dân biết, phòng tránh thiệt hại.
- Lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện nghiêm túc các
quy định về điều tiết nước như: Quy trình vận hành hồ chứa; phương án bảo vệ đập;
phương án phòng chống lụt bão; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và các nhu
cầu sử dụng nước, bảo vệ môi trường sinh thái vùng hạ du đập.
- Chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện
các giải pháp phục hồi sinh kế, hỗ trợ, ổn định cuộc sống lâu dài cho các hộ dân chịu
tác động tiêu cực bởi Dự án.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy chữa cháy, an
toàn lao động, bảo tồn đa dạng sinh học, lâm nghiệp, quản lý đất đai, an toàn điện, an
toàn đập, hồ chứa và các quy phạm kỹ thuật trong quá trình thực hiện Dự án theo các
quy định của pháp luật hiện hành.

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 210


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO
1. Thuyết minh Dự án
2. Nguyễn Trọng Hà (1996), Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự
báo xói mòn trên đất dốc, Luận án phó tiến sỹ khoa học kỹ thuật, Đại học Thủy lợi,
Hà Nội;
3. Đánh giá tác động môi trường, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ-NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2000;
4. Phạm Ngọc Đăng 2003. Môi trường không khí. Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật, 2003;
5. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học và
Kỹ thuật Hà Nội,2001;
6. Sổ tay thực địa quản lý chất thải nông nghiệp, Cục Nông nghiệp Mỹ, 1992;
7. Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự;
8. Trung tâm kỹ thuật môi tường Đô thị và khu công nghiệp – CEETIA;
9. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang năm 2017;
10. Hướng dẫn đánh giá nhanh tác động môi trường của WHO – 1993;
11. Tính đa dạng thực vật huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang – Tạp chí Khoa học
Lâm Nghiệp;
12. http://www.baolaichau.vn/kinh-te;
13. https://www.msn.com/vi-vn/news/national;
14. http://muongte.laichau.gov.vn/view/Tong-quan-huyen-Muong-Te/tong-
quan-huyen-muong-te-18382?mid=670
15. https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/nguoi-dan-vung-cao-lai-chau-lam-tot-
cong-tac-bao-ve-rung/204425.html;
16. http://www.cpv.org.vn/preview/newid/453585.html;
17. https://baolaichau.vn;
18. Environmental assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines,
environment, World Bank, Washington D.C 8/1991;
19. WHO. 1993. Assessment of source of air, water and land pollution. A guide
to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental
control strategies. Part one: Rapid inventory techniques in environmental pollution;
20. USEPA, 1971;
21. Handbook of Emission, Non Industrial and Industrial source, Netherlands;
22. Mackernize, L.da, 1985;

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 211


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

PHỤ LỤC

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 212


Báo cáo ĐTM của Dự án Thủy điện Sông Miện 5A, Nlm=9MW

PHỤ LỤC PHÁP LÝ

CÐT: Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5


rQ coxc THTIONG CQNG HoA xa Hqr cnu xcuia YIET liAM
DOc I$I - TU do - HEIh phic

S0: 9 2 2 lqn-IICT Ha Na4


"gdyl?
thang 3 ndm 2A21

QUYET DINH
PhA duyft dilu chinh qry md c6ng suit cdc Dy {n thfry iti$n
S0ng Mi$n 5 vir S0ng i\{i6n 5A, tr€n it[a bin tinh Hi Giang

Bg rRllOHG BQ C0NC THIiONG.

Cdn cu Luqt Xdy dtrng;


Cdit c* Nehi qr,J,iit tii lst/l\tg/{-lBn'QHl4 ngdy l6 thdng I ndm 2A19 c*a
{iy han Thu,r}ng vu Qui5c hai giAi thi*h mAr sd diiu cia Luqt Quy hoqch;
Cdn c* Nghi qup'& tii I lOtNg-CP ngdy {)l thdng JZ ndm 2019 cfia Cldnh
pttu,vi vidc ban lranl, Danh nruc ccii quy hoqch duqc tich hgp yo quy hoqch cip
qrdc gia, quy hoqch v*ng, quy hoqch ttnh theo qrry dW tqi didm c khocin I Diiu
59 Lu$t Quy hoqch;
Cdn c* t'tghi linh sA ,tStZOl I/ND-CP ngdy 03 thang 3 nfrrn 2021 cua Chinlt
phfr quy dinh chi ttiit mpt sii ndi dung vi quan ly dqc dn diu tu xdy dqmg;
Cdn c* td gAtZOtZiND-Q.P ngdy 1B thdng S ,:d* 2At7 cfia Chinlt
Ngtti dinh
phi quy dinh chhc ndng, nhiQm vy, quy6n han vd cs cdu td ch*c c*a Bd Cdng
Th*ong;
Cdn ctr Qu.r-iir dinh {i ng&y tJ thdng CIl ndm 202.0 c*a Bp
i|gi}D-BCT
tru*ng Bg Cdng Tharmgvd nguyin tdc vd th* tw th$c hi€n diiu clrinh b6 sung quy
. hoqch cdc dqr an dien;
Crtn ct? Thfing ts sd 4i/201ltrT-BCT ngay 27 thdng 12 ndm 2At2 ctta B$
, Cqng Tlwcrng quy d{nh ri quon ti quy hoqch, diu nr xfry dryg c*s dn th*y dign v*
" vdn h&nh khai thdc cdng trinh th*y di€n;
Xdr di nghi ctia trBlVD ttnh Hd Giang tqi lldn b&n sii [211/\JBND-KTTH
ngAy 22 thdng !2 ndm 202A vi vi6c rd sodt quy haqch cdc dry dn thrty di{n tr\n
. b4i thang sdig &{ign vd di xuiir diiu chinh nang cdng trrAt *d, Drq dn thry diQn
" Sdng Mign 5 v,i Sdxg Mi€n 5A;
. Tr€n co,sd Bdtt cdg.diiu chinh quy hoqch bqc thang rhtiy di$n sdng Mi€n
da Cong ty C,6 ph,in tvvdn'vdlkidt bi nAni lwqng tgp thring 12 ndm 2A20;
a'
Ttteo di nghi c*a Cuc tafug Cuc fri€n t{c vd l{dng luqng rdi tqo.
l
',i Qwrr D[IYH:
Dilu l. suit D1r an thiry di$n S0ng Miqn
Ph6 duy$t <fiAu chinh quy rnd c0ng
5, thugc dia ban xi Thupn Hoa, huyfn Vi Xuy6n, tinh Hi Giang (di duqc UBI{D
2

ilnh He Giang ph€ duy$t tai Quyiit dinh s6 2737IQD-UBND ngey 22 thring 8 n[m
2008) vd DU an thriy diQn S6ng Mien 5,A, thuQc dia bin x6 ThuAn Hoa, huyQn Vi
Xuy0n, tinh Hi Giang (dd duqc URND tinh Hi Ciang ph6 duyQt tqi Quy0t dinh s0
504/QD-UBND ngey i4 thing 3 n5m 2011), cu th6 nhu sau:

Eon Quydt dinh s6 Di0u chinh theo


1 Dg 6n thiry ili$n Sdng Mipn 5 2737{QD-UBND
vl Quy6t dinh nny
ngay 22i812008
1.1 C6rrg sudttip m6y (Nr",) MW 16,5 2A
Di$n lugng binh qudn nim 105
1.2 82,4
1Eo) kwh
CAc th6ng sO kh6c ctra Dp 6n duoc gi& nguydri nhu tAi Quy6t dinh sd
1.3
2737IqD-UBI\ID ngdy 22 tuing I n[m 2008 cia UBND tinh Ha Ciang.

Eon Quy6t dinh s6 Di0u chinh theo


7 Dg 6n th*y ili$n SOng Mi$n 5A 504/QE-UBND
vi neiv 14i3l20ll Quyiit dinh niy
2.1 Cdng su6t l6p m6y (Nr*) MW 5 I
Di€n lugng binh quin nim 106
2.2 ?0,? 36,2
(h) kwh
Cdc th6ng s6 khec cria Dg an duqc gifr nguy€n nhu tqi Quyiit dinh sd 504/QE-
/.J
UBND ngiy 14 thdng 3 ndm 2011 ctra UBND tinh He Giang.

Di6u 2. Citc Dqr 6n thuy di$n S0ng lv1i-0n 5 vi SOng Mign 5,{ sau k*ri diAu
chinh thuQc Quy ho4ch thty di€n nho toin quiSc tr6n dia bin tinh Hi Giang vi
duqc tich hqp vio Quy ho4ch phrit tri6n dign luc qu6c gia (Quy hoqch ngdnh q,,6c
gia).
Di0u 3. UBND tinh Hi Ciang chi dpo Ctrri df;u tu, dcrn r,! Tu v6n vi c6c co
quan cd litn quan hoin thi6n cac thri tpc ph6p ly c6 li€n quan vA tO chuc vqn hinh
nhi miy drirn bio an toin vi hiqu qui.
Eidu 4. Quy6t dinh ndy co hipu luc thi hinh kC tt ngdy kf.
DiAu 5. Ch6nh VIn phdng BO, Cgc truong CUc Oi€n luc vd Ning lucmg tAi
tpo, Chu tich UBND tinh He Giang, Gi6m ddc So Cdng Thurmg tinh Hd Giang,
T6ng gi6m ddc Tap doin Ei$n lgc Vigt Nam, Chri dAu tu du rin vi Thri trusng re.
dom vi c6 lien quan chlu trich nhi€m thi hdnh Quy0t dinh ndy./.

Noi nh$n: Bg TRTIONG


- Nhu Di6u 5; .
T.rONG
a'rrqE[-I
- B$ truong (d€
- Luu: VT, DL. cP
.4,
rrIIrY DIEN SoNG IrIEN 5
.#*
SAO Y BAN C
Neiy 79... *ieng,../1. nen' 2o *ffi"l
Kf t6n: g Hodrng An

You might also like