Đôi Nét Về Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đôi nét về các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khái niệm
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu theo nhiều kiểu khác nhau có thể là công ty nhỏ, giao dịch nhỏ,
nhưng theo bộ tài chính thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa là là cơ sở sản xuất, kinh doanh
độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số
lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Cụ thể hơn các doanh nghiệp nhỏ còn chia ra các
lĩnh vực khác nhau.
Theo tờ báo Pháp luật, doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng có bảo hiểm bình quân không quá 200 người và tổng doanh thu không quá 200
tỷ đồng là doanh nghiệp nhỏ. Còn với doanh nghiệp thương mại dịch vụ bảo hiểm bình quân năm không
quá 100 người và tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng là doanh nghiệp nhỏ.
Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng các vai trò khác nhau tương đối quan trọng, là mầm móng để phát
triển đất nước. Tuy nhiên ở các quốc gia khác nhau thì nó giữ một vai trò riêng nhưng giữa chúng vẫn có
điểm chung:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh
nghiệp. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng kí lên đến 95%. Nhờ vậy, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng(GDP) và tạo ra nhu cầu việc làm khá
lớn cho người dân.
Theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2023, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 40%
GDP, 32% tổng giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho hơn 80% lao động trong nền kinh tế.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ
tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và
vừa được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.
Ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp linh kiện điện tử cho các công ty sản xuất
điện thoại thông minh lớn, hay doanh nghiệp may gia công quần áo cho các thương hiệu
thời trang quốc tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều
chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
Khi một xu hướng tiêu dùng thay đổi với lợi thế linh hoạt dể dàng điều chỉnh các doanh
nghiệp nhỏ có thể nhanh chóng thay đổi sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu mới
của thị trường. Hoặc khi có biến động kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể điều chỉnh
chi phí sản xuất, giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ để duy trì hoạt động hiệu quả.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản
phẩm hoàn chỉnh.
DNNVV thường tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất một hoặc một số ít chi tiết, linh
kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp khác. Nhờ sự chuyên môn hóa cao, DNNVV có
thể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí sản xuất. Ví dụ:
DNNVV sản xuất linh kiện điện tử cho các công ty sản xuất điện thoại thông minh, hay
DNNVV sản xuất phụ tùng ô tô cho các hãng xe lớn.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những
trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa
phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn
việc làm ở địa phương.
DNNVV đóng góp vào thu ngân sách địa phương thông qua việc nộp thuế, phí và lệ phí.
Mức đóng góp của DNNVV tuy không lớn bằng các doanh nghiệp lớn nhưng lại có ý
nghĩa quan trọng đối với ngân sách địa phương, đặc biệt là đối với các địa phương còn
nhiều khó khăn. Ví dụ: DNNVV kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn đóng góp vào
thu ngân sách địa phương thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,
thuế môn bài,…
- Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.

Thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ


tình hình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận quan trọng trong thành phần kinh tế tư nhân và
chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Hiện nay, cả nước có
khoảng 541.753 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trong nền kinh tế, với tổng
số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của các
doanh nghiệp. Hàng năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 40% GDP,
nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị
hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động… Mặc dù số lượng doanh
nghiệp vừa và nhỏ đông đảo, song quy mô doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ
rất lớn, số doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính bởi quy mô nhỏ, nên hoạt động của khu vực doanh nghiệp này đang gặp khá
nhiều khó khăn, như là khả năng tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, công
nghệ hiện đại, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; thiếu kinh nghiệm quản trị điều
hànhdoanh nghiệp; khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường ngay trên thị trường nội
địa...
Thuận lợi và khó khăn các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thuận lợi:

 Linh hoạt và thích ứng nhanh: DNNVV có quy mô nhỏ nên dễ dàng điều chỉnh hoạt
động để thích ứng với những thay đổi của thị trường, nhu cầu khách hàng và điều kiện
kinh tế. Ví dụ: Khi xu hướng tiêu dùng thay đổi, DNNVV có thể nhanh chóng thay đổi
sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Hoặc khi có biến động
kinh tế, DNNVV có thể điều chỉnh chi phí sản xuất, giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ để duy
trì hoạt động hiệu quả.
 Dễ dàng tiếp cận thị trường ngách: DNNVV có thể tập trung vào các thị trường ngách
mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm, từ đó có thể cạnh tranh hiệu quả hơn. Ví dụ:
Một DNNVV có thể chuyên sản xuất các loại phụ tùng thay thế cho các loại máy móc cũ
mà các doanh nghiệp lớn không còn sản xuất nữa.
 Chi phí hoạt động thấp: Do có quy mô nhỏ nên DNNVV thường có chi phí hoạt động
thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Ví dụ: DNNVV có thể tiết kiệm chi phí thuê văn
phòng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý,…
 Dễ dàng huy động vốn từ cộng đồng: Nhờ sự phát triển của công nghệ, DNNVV có thể
huy động vốn từ cộng đồng thông qua các hình thức như crowdfunding (kêu gọi vốn
cộng đồng), peer-to-peer lending (cho vay ngang hàng),… Ví dụ: Một DNNVV có thể
huy động vốn từ cộng đồng để phát triển sản phẩm mới hoặc mở rộng thị trường.
 Gần gũi với khách hàng: DNNVV thường có mối quan hệ gần gũi với khách hàng hơn
so với các doanh nghiệp lớn. Nhờ vậy, DNNVV có thể dễ dàng nắm bắt nhu cầu của
khách hàng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Ví dụ: Một DNNVV kinh doanh
quán cà phê có thể dễ dàng trò chuyện với khách hàng và thu thập ý kiến phản hồi của họ
về chất lượng cà phê, dịch vụ,…

Khó khăn:

 Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn: DNNVV thường gặp khó khăn trong việc vay
vốn ngân hàng do thiếu tài sản đảm bảo và lịch sử hoạt động ngắn. Ví dụ: Một DNNVV
mới thành lập có thể gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để đầu tư vào máy móc,
trang thiết bị.
 Năng lực quản lý còn hạn chế: Nhiều DNNVV do thiếu kinh nghiệm quản lý nên hiệu
quả hoạt động còn thấp. Ví dụ: Một DNNVV có thể gặp khó khăn trong việc quản lý tài
chính, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất,…
 Cạnh tranh gay gắt: DNNVV phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong nước và
quốc tế.Ví dụ: Một DNNVV sản xuất giày dép phải cạnh tranh với các thương hiệu giày
dép nổi tiếng trên thị trường.
 Rủi ro cao: DNNVV thường có rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp lớn do quy mô
nhỏ và nguồn lực hạn chế. Ví dụ: Một DNNVV có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến
động của thị trường hoặc thiên tai.
 Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao: DNNVV thường gặp khó khăn trong việc thu hút
và giữ chân nhân lực chất lượng cao. Ví dụ: Một DNNVV công nghệ có thể gặp khó
khăn trong việc tuyển dụng kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm.

You might also like