Bài Thu Hoạch - Đỗ Anh Tuấn K122 - T 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QP&AN ĐT2 K116

BÀI THU HOẠCH

CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH,


PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG,
CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI TRONG TÌNH HÌNH MỚI - LIÊN HỆ VỚI
THỰC TIỄN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VÀ
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Họ và tên: Đỗ Anh Tuấn


Sinh ngày: 12/02/1974
Chức vụ: Phó Trưởng Ban Pháp chế
Đơn vị công tác: Tổng công ty Hàng không Việt Nam

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................

NỘI DUNG..........................................................................................................

I. Cơ sở lý luận, thực tiễn..................................................................................

1. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt
động đối ngoại...............................................................................................

2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................10

II. Nội dung chủ yếu quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng,
an ninh và hoạt dộng đối ngoại trong tình hình mới......................................18

1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh..............................................................................................................18

2. Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế-
xã hội...........................................................................................................22

3. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, cùng cố quốc phòng, an
ninh trong hoạt động đối ngoại...................................................................23

III. Yếu tố tác động và giải pháp thực hiện quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại ntrong tình hình mới...23

1. Yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
.....................................................................................................................23

2. Giải pháp thực hiện quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.......................26
IV. Liên hệ thực tiễn ngành hàng không dân dụng và Tổng công ty Hàng
không Việt Nam với phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới..................29

1. Vai trò của giao thông vận tải hàng không đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh......................................................................29

2. Thực hiện phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng
công ty Hàng không Việt Nam gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng,
an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới...................................30

3. Một số kiến nghị về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của
ngành hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt
Nam..............................................................................................................37

KẾT LUẬN.......................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................41


MỞ ĐẦU
Nghiên cứu "Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt
Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới", có vai trò rất quan trọng trong
công tác tham mưu đối với học viên Khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an
ninh đối tượng 2 khi đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước.

Bài thu hoạch với chủ đề “Quan điểm của Đảng, chính sách , pháp luật của
Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới – liên hệ với
thực tiễn ngành hàng không dân dụng và Tổng công ty Hàng không Việt Nam”
nêu cơ sở lý luận và thực tiễn, nội dung chủ yếu, giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và
hoạt động đối ngoại; hiểu biết và nhận thức của học viên về phát triển hoạt động
kinh doanh vận tải hàng không gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh
và hoạt động đối ngoại hiện nay.

Thu hoạch này được trình bày trên cơ sở Giáo trình bồi dưỡng kiến thức
Quốc phòng và An ninh (Năm 2021, Tập 1), Đại tá, PGS, TS Nguyễn Trọng
Xuân biên soạn. Tác giả đã dày công nghiên cứu, đúc rút từ các quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại và quốc
phòng, an ninh; các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch có liên quan đến phát triển
kinh tế- xã hội, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại;
Bên cạnh đó, với nhận thức của học viên thông qua học tập, nghiên cứu Chuyên
đề, hiểu biết và kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp nhà nước có hoạt động
kinh tế đối ngoại cũng được trình bày với mục đích chia sẻ khi nghiên cứu

1
Chuyên đề này.

Chuyên đề đã trang bị và nâng cao nhận thức cho học viên về cơ sở khoa
học, nội dung chủ yếu, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội
gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong
tình hình mới, giúp cho học viên có thêm kiến thức tổng hợp về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong tình hình mới, sự gắn kết giữa phát triển
kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh để vận dụng thực
hiện tốt hơn nhiệm vụ của học viên tại đơn vị.

Bài thu hoạch gồm các phần như sau:

Phân I: Cơ sở lý luận, thực tiễn.

Phần II: Nội dung chủ yếu quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng,
an ninh và hoạt dộng đối ngoại trong tình hình mới.

Phần III: Yếu tố tác động và giải pháp thực hiện quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại ntrong tình hình mới.

Phần IV: Liên hệ thực tiễn ngành hàng không dân dụng và Tổng công ty
Hàng không Việt Nam với phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.

2
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận, thực tiễn
1. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt
động đối ngoại
Phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh
và hoạt động đối ngoại ở Việt Nam là hoạt động chủ động, tích cực của Nhà
nước và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong việc gắn kết chặt chẽ giữa
phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong
một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, thúc
đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia,
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khái niệm nêu trên đã chỉ rõ chủ thể của phát triển kinh tế - xã hội gắn với
tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại ở Việt Nam là
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Trong đó, Đảng giữ vai trò lãnh
đạo, định ra quan điểm, đường lối chủ trương. Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều
hành, tổ chức thực hiện; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và nhân dân thực
hiện.

a) Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
và hoạt động đối ngoại tồn tại khách quan trong đời sống và có quan hệ biện
chứng tác động lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội
tác động trở lại đến kinh tế.

Khi phân tích mối quan hệ giữa kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh và

3
hoạt động đối ngoại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: Kinh
tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại là những khu vực khác
nhau, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.
Trong đó, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định quốc phòng, an ninh và
hoạt động đối ngoại; quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại tác động trở lại
với kinh tế.

Khi bàn về vai trò quyết định của kinh tế đối với chiến tranh, quốc phòng,
Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: "Thắng lợi của bạo lực là vào việc sản xuất vũ khí, và
việc sản xuất vũ khi lại dựa vào sản xuất nói chung, do đó lại - dựa vào "lực
lượng kinh tế", và những phương tiện vật chất mà bạo lực chi phối được...
Không có gì lại phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế hơn là chính ngay quân
đội và hạm đội. Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc
trước hết vào trình độ sản xuất đạt được trong một thời điểm nhất định và vào
phương tiện giao thông nữa".1

Kinh tế quyết định đến nguồn gốc, bản chất của chiến tranh, quốc phòng.
Lợi ích kinh tế là nguyên nhân, suy đến cùng làm nảy sinh chiến tranh, quốc
phòng. Bản chất của chế độ kinh tế- xã hội sẽ quyết định bản chất của quốc
phòng, an ninh. Xây dựng quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi
ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa
qui định; còn tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ lợi
ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất
của chế độ kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định.

Trong tác phẩm “ Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư
bản”, V.I Lênin đã khẳng định: Bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc là sự
thống trị của các tổ chức độc quyền, bản chất về chính trị là hiếu chiến, xâm lược

1
Mác, Ăng ghen, tt, t.20, Nxb CTQG, H.1994, tr.235

4
và phản động toàn diện, Người chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là “ban đường” của
chiến tranh, “ thử hỏi, trên cơ sở chủ nghĩa tư bản, ngoài chiến tranh ra còn
phương sách nào khác để khắc phục tình trạng không cân đối giữa một bên là sự
phát triển của lực lượng sản xuất và tích lũy tư bản, và một bên là sự phân chia
thuộc địa và “ các khu vực ảnh hưởng” cho tư bản tài chính được chăng”.1

Khi kinh tế quyết định khả năng huy động nhân lực, vật lực, tài lực cho
quốc phòng, an ninh; quyết định đến qui mô, cơ cấu, tổ chức biên chế của lực
lượng vũ trang; quyết định đến trình độ trang bị, phương tiện vũ khí qua đó
quyết định đến chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật quân sự. Tuy nhiên kinh tế
không quyết định trực tiếp đến quốc phòng, an ninh mà quyết định gián tiếp
thông qua vai trò quản lý của nhà nước, thông qua tiềm lực kinh tế quân sự và
sức mạnh quân sự của nhà nước.

Trong khi khẳng định kinh tế là yếu tố cho đến cùng quyết định quốc
phòng, an ninh, các nhà kinh điển Mác- Lênin cũng khẳng định vai trò tác động
trở lại của quốc phòng, an ninh với kinh tế cả ở góc độ tích cực và tiêu cực.

Ở góc độ tích cực, hoạt động quốc phòng, an ninh tạo môi trường hòa bình,
ổn định cho kinh tế- xã hội phát triển. Thực tế đã chứng minh, kinh tế - xã hội
muốn phát triển phải có môi trường chính trị ổn định, môi trường hòa bình phải
được giữ vững. Nếu môi trường chính trị, môi trường hòa bình không được giữ
vững, đảo chính, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, biểu tình, đình công, chiến
tranh…xảy ra liên miên thì các cơ sở kinh tế không những không phát triển mà
còn bị chiến tranh tàn phá. C. Mác đã từng khẳng định: “ Nói chung, quân đội
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế”. Quá trình thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh trong thời bình, ở mức độ nhất định cũng có tác dụng
kích thích kinh tế phát triển. Tiêu dùng của quốc phòng, an ninh là tiêu dùng lớn,

1
Mác, Ăng ghen, tt, t.20, Nxb CTQG, H.1994, tr.235

5
do đó nó tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nền kinh tế. Mặt khác, để đảm bảo
kinh tế cho quốc phòng, an ninh đòi hỏi nền kinh tế phải vươn lên để đáp ứng
cho nó. Thông qua nhu cầu quốc phòng, an ninh nền kinh tế phải sắp xếp, cân
đối tỷ lệ giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học, công nghệ, phát triển một cách toàn diện để đáp ứng cả nhu cầu dân sinh và
nhu cầu quốc phòng, an ninh.

Ở góc độ tiêu cực, hoạt động quốc phòng, an ninh tiêu tốn đáng kể một
phần nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội, những tiêu dùng này là tiêu dùng “
mất đi”, không quay vào tái sản xuất mở rộng. Do đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của nền kinh tế. Ph. Ăng ghen khẳng định: “Bạo lực, hiện nay là quân đội,
hạm đội và cả hai- như tất cả chúng ta, đau xót thay, đều biết rõ” tốn kém nhiều
tiền một cách kinh khủng”. Nhưng bạo lực không thể làm ra tiền được… Vậy xét
cho cùng thì tiền phải do sản xuất kinh tế làm ra”.1

Hoạt động quốc phòng, an ninh (thông qua học thuyết quân sự, chiến lược
quân sự quốc phòng, an ninh) còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ
cấu kinh tế. Hoạt động quốc phòng, an ninh còn có thể dẫn đến hủy hoại môi
trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế - xã hội, nhất là khi chiến
tranh xảy ra.

b) Tư tưởng Hồ Chí Minh

Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa tinh hoa trong tư
tưởng cha ông ta về phát triển kinh tế - xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh và
hoaatj động đối ngoại, Hồ Chí Minh mối quan hệ giữa các lĩnh vực này. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh và hoạt
động đối ngoại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Người
khẳng định: “thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng” 2. Thực lực của
1
Mác, Ăng ghen, tt, t.20, Nxb CTQG, H.1994, tr.235
2
Hồ Chí Minh, toàn tập, t.4, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.147

6
đất nước trước hết và chủ yếu là sức mạnh của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
khoa học, quốc phòng, an ninh.... tạo nền tảng vật chất, tinh thần, thế, lực vững
chắc cho đất nước trong thiết lập, duy trì, phát triển quan hệ đối ngoại. Quan
điểm “thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng” được Chủ tịch Hồ Chí
Minh thể hiện tính sáng tạo, tầm nhìn chiến lược trong nhận thức và giải quyết
mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại để tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn
thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.

Thực tế đã chứng minh kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vững chắc thì
ngoại giao sẽ luôn giữ được thế độc lập, tự chủ, chủ động, khẳng định vị thế, uy
tín, sức mạnh của đất nước, quốc gia trong quan hệ quốc tế. Ngược lại, kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh yếu kém thì ngoại giao sẽ rơi vào thế bị động, lép
vế, vị thế, uy tín, sức mạnh của đất nước, quốc gia trong quan hệ quốc tế trở nên
lệ thuộc và mất độc lập, tự chủ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh quốc gia phải là sức mạnh tổng hợp
của các lực lượng, các yếu tố, lĩnh vực, trong đó phải bắt đầu từ phát triển kinh tế
- xã hội. Ngay sau khi giành được chính quyền, dân tộc ta phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức rất lớn, đó là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Để giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập non trẻ. Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây
dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội” 1tập trung phát triển kinh
tế - xã hội để tái thiết đất nước không được coi nhẹ quốc phòng, an ninh, đối
ngoại.

Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để giành
thắng lợi cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc: "Đem hết lòng hăng hái vào con
1
Hồ Chí Minh, toàn tập, t.12, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.412

7
đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng
lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến
mới mau thắng lợi"1. Đây chính là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế -
xã hội với quốc phòng, an ninh trong điều kiện chiến tranh của nước ta khi đó.

Khi bàn về vai trò của kinh tế đối với quốc phòng, an ninh, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: Kinh tế quyết định khả năng động viên sức người, sức của cho
chiến tranh, ảnh hưởng đến trạng thái chính trị tinh thần của người lính trên
chiến trường. Người chỉ rõ: “Nếu việc cung cấp lương thực, quần áo, thuốc men,
súng ống, đạn dược cho quân đội ngoài mặt trận không làm được đầy đủ, chu
đáo, binh sĩ bị hãm vào vòng thiếu thốn, sẽ mất tinh thần tác chiến. Trái lại, họ sẽ
phấn khởi, họ sẽ hăng hái khi được cấp dưỡng no đủ”2.

Bàn về vai trò tác động trở lại của quốc phòng, an ninh với kinh tế, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: Quốc phòng, an ninh có vai trò to lớn đối với sự phát
triển của kinh tế, nó bảo vệ nền kinh tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho
kinh tế phát triển. Trong bài: “ Chuẩn bị Thu Đông cho nhân dân và bộ đội”, Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “ Bộ đội luôn luôn lo đánh giặc và chịu hy sinh mọi bề,
để cho nhân dân làm ăn yên ổn, vui mừng với gia đình. Nếu không có bộ đội
đánh giặc, thì nhân dân sẽ bị mất nước, nhà tan”3.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ngoại giao vừa phải góp phần thực hiện
nhiệm vụ kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa phải phục vụ công cuộc đấu
tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì vậy, sau vấn đề
phát triển kinh tế xã hội để “ diệt giặc đói”, mở mang giáo dục để “ diệt giặc dốt”
cho nhân dân và đẩy mạnh phòng thủ để “diệt giặc ngoại xâm”, thì ngoại giao là
một vấn đề cần yếu cho “một nước độc lập”4.

1
Hồ Chí Minh, tt, t.4, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.114
2
Hồ Chí Minh, tt, t.4, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.296
3
Hồ Chí Minh, tt, t.6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.290
4
Hồ Chí Minh, tt, t.8, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.136

8
Hoạt động đối ngoại không chỉ phụ thuộc vào kinh tế- xã hội, quốc phòng,
an ninh mà còn tác động trở lại đối với kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh. Đó
là hoạt động đối ngoại tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế
quốc tế, góp phần thêm bạn, bớt thù, tạo môi trường thuận lợi cho quốc phòng,
an ninh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi đất nước chưa có nguy cơ chiến
tranh.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở rộng quan hệ đối ngoại để tận dụng ngoại
lực, phát huy nội lực để kiến thiết đất nước, song mở rộng quan hệ đối ngoại
phải có nguyên tắc. Ngày 23 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ chí Minh đã tuyên
bố: “Chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào nước ta
khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác. Có thể rằng: chúng ta sẽ
mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp
việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia. Nhưng, phải nhắc lại rằng, điều
kiện chính vẫn là họ phải thừa nhận nền độc lập của xứ này. Nếu không vậy thì
không thể nói chuyện gì được cả”1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Hoạt động đối ngoại có vai trò to lớn đối
với củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc. Người nói: “ Khi một nước
nhỏ phải đối đầu với thế lực đế quốc hùng mạnh hơn, thì phải có chiến lược “
châu chấu đá xe”, trong đó đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao có thể và
cần phải trở thành vũ khí, và thậm chí cơ quan đối ngoại phải là một binh chủng
tấn công quân thù, góp phần quan trọng làm thay đổi tương quan lực lượng, cục
diện chiến tranh về phía có lợi cho nước nhỏ”. Người còn chỉ rõ: “Dùng binh
giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là
2
đánh bằng binh. Vây thành mà đánh là kém nhất”

1
Hồ Chí Minh, tt, t.4, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.86
2
Hồ Chí Minh, tt, t.6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.562

9
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng: “Ngoại giao ai thuận lợi hơn thì
thắng”3.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
thì kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại là những lĩnh vực
khác nhau, vận động theo qui luật khác nhau, song có mối quan hệ biện chứng
tác động qua lại lẫn nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Để phát huy
mặt thống nhất, khắc phục mặt mâu thuẫn phải gắn phát triển kinh tế- xã hội với
tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong một
chỉnh thể thống nhất tạo nên sức mạnh tổng hợp cho xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.

2. Cơ sở thực tiễn
a) Thực tiễn trên thế giới

Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy
dù là nước lớn hay nước nhỏ; kinh tế phát triển hay chưa phát triển; dù chế độ
chính trị như thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện phát triển kinh
tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối
ngoại ( kể cả những nước hàng trăm năm nay chưa có chiến tranh).

Tuy nhiên, các nước khác nhau, với chế độ chính trị- xã hội khác nhau, điều
kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại cũng khác nhau về mục đích, nội dung,
phương thức và kết quả. Ngay trong một nước, ở mỗi giai đoạn phát triển thì sự
gắn kết cũng khác nhau. Việc phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trên thế giới được thể hiện rõ nét trên các
góc độ sau:

Một là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng,
3
Hồ Chí Minh, tt, t.6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.559

10
an ninh và hoạt động đối ngoại được các nước thực hiện nay trong xây dựng
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia. Vấn đề này được thể hiện
trong tất cả các khâu, các bước của việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển đất nước. Hiện nay: Ở các nước Mỹ,
Pháp, Anh...chiến lược phát triển kinh tế- xã hội phải được thông qua Hội đồng
quốc phòng, an ninh.

Hai là, các nước đều quan tâm hoàn thiện pháp luật, bộ máy tạo điều kiện
pháp lý cho việc gắn phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại. Các đạo luật liên quan đến phát triển
kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối
ngoại được ban hành. Bộ máy quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội gắn
với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại được xây
dựng từ trên xuống dưới.

Ba là, trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại. Nhất là khi xây dựng, phát triển các công
trình trọng điểm của quốc gia, các thành phố, các khu công nghiệp, khu chế
xuất...đã được gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối
ngoại ngay từ khâu qui hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện.

Bốn là, trong xây dựng lực lượng quân sự, các nước đều chú ý kết hợp duy
trì lực lượng thường trực hợp lý với xây dựng lực lượng dự bị động viên. Hiện
nay, ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Ootsxtralia, Thái Lan, Philipin... ngoài
việc duy trì quân đội thường trực còn duy trì lực lượng dự bị động viên với tỷ lệ
thích hợp.

Năm là, các nước đều chú ý đến tính lưỡng dụng trong các cơ sở sản xuất,
vừa sản xuất quốc phòng và sản xuất dân sự.

b) Thực tiễn ở Việt Nam


11
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh
và hoạt động đối ngoại đã có lịch sử lâu dài. Dựng nước đi đôi với giữ nước là
qui luật sống còn của dân tộc ta.

- Trong các triều đại phong kiến Việt Nam: Luôn lấy lợi ích quốc gia dân
tộc làm trọng, đề ra kế sách giữ nước với tư tưởng: “ Nước lấy dân làm gốc”,
“dân giàu, nước mạnh” , "quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh”; thực hiện
“ khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc để “ yên dân” và “ vẹn đất”. Thực hiện kế sách "ngụ binh ư nông", "động
vi binh, tĩnh vi dân" để vừa phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng
bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng phát triển kinh tế, đã sử dụng nhiều chính sách
như: Khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để “ phục binh sẵn phá kế giặc
dữ” từ xa; phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, vừa
sản xuất ra các vũ khí, phương tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc; chăm lo mở
mang đường xá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đe điều để phát triển kinh tế,
vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong hoạt động đối ngoại luôn thực hiện quan điểm hòa bình, hợp tác, phát
triển.

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975):
Đảng, Nhà nước ta đã tổ chức và lãnh đạo thành công đường lối, quan điểm,
chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại.

+ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

Đảng ta đề ra chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “vừa chiến
đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”, vừa thực hiện phát triển kinh tế
ở địa phương, vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp. Đại hội đại biểu
Đảng toàn quốc lần thứ II đã khẳng định: Những nguyên tắc lớn của chính sách

12
kinh tế hiện nay là đảm bảo quyền lợi của công và tư, của tư bản và lao động,
tǎng gia sản xuất mọi mặt để cung cấp cho nhu cầu kháng chiến và cải thiện dân
sinh, đặc biệt là cải thiện đời sống của nhân dân lao động ... Những nguyên tắc
của chính sách ngoại giao là nước ta và các nước tôn trọng độc lập dân tộc, chủ
quyền lãnh thổ, thống nhất quốc gia của nhau và cùng nhau bảo vệ hoà bình dân
chủ thế giới, chống bọn gây chiến....

+ Trong kháng chống Mỹ cứu nước: Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng
cường, củng cố quốc phòng, an ninh đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở cả hai
miền Nam- Bắc với nội dung và hình thức thích hợp.

Ở miền Bắc: Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương
lớn cho miền Nam đánh giặc, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III của
Đảng đã đề ra chủ trương: “Trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ
phục vụ quốc phòng cũng như trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho
ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế”1. Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây
dựng, phát triển chế độ xã hội mới, nền kinh tế, văn hóa mới, nâng cao đời sống
mọi mặt của nhân dân; đồng thời kết hợp chặt chẽ chăm lo củng cố quốc phòng,
an ninh vững mạnh, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ
vững chắc Miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện sức người, sức của cho tiền
tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ở miền Nam: Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch
và củng có mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh.
Đây chính là một điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng nước ta đi đến thắng
lợi.

- Trong hoạt động đối ngoại: Trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, Đảng ta đã chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại với Trung Quốc, Liên Xô

1
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội 2012, tr.535

13
và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh
ngoại giao; kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, nhận sự ủng hộ
về vật chất và tinh thần của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đối với cuộc đấu
tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Từ đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa thành nhiều
chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố
quốc phòng, an ninh góp phần đưa đường lối của Đảng thành hiện thực cuộc
sống tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng, giải phóng, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc.

Từ đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa thành nhiều
chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại góp phần đưa đường lối của Đảng
thành hiện thực cuộc sống tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng, giải phóng, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc.

Hiến pháp năm 1946, trong Lời nói đầu ghi rõ: Nhiệm vụ của dân tộc ta
trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết
quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Hiến pháp 1959 ghi rõ: Miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, xây dựng miền Bắc
vững mạnh làm cơ sở cho toàn quốc đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà....;
tăng cường hơn nữa sự đoàn kết nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội
chủ nghĩa... với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Điều 8, ghi rõ: "Lực
lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là của nhân dân, có nhiệm
vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn
vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hòa
bình của nhân dân"

14
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình là kết quả của một
chặng đường lịch sử kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, trong đó
đấu tranh ngoại giao đóng vai trò quan trọng cùng với đấu tranh quân sự, chính
trị đánh bại cơ bản các chiến lược của kẻ thù, buộc Mỹ phải rút hết quân, tạo
thuận lợi để quân và dân ta đánh cho ngụy nhào. Tổng kết cuộc kháng chiến
chống Mỹ, Đảng ta ta chỉ rõ: phương pháp cách mạng ở miền Nam, những vấn
đề có tính quy luật của chiến tranh cách mạng chống Mỹ, cứu nước là: sử dụng
bạo lực cách mạng với hai lực lượng, lực lượng chính trị quần chúng và lực
lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi
nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu
tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với
chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên
cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch
bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận; kết hợp ba thứ quân, kết
hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa,
đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm
vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm
vững thời cơ mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến
tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch để giành
thắng lợi cuối cùng.

- Từ năm 1975 tới nay:

Trước thời kỳ đổi mới (1976- 1986):

Vấn đề về phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại được Đảng chỉ đạo và thực hiện trong nền
kinh tế hiện vật, kế hoạch hóa tập trung, hành chính bao cấp. Mọi hoạt động về
phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và

15
hoạt động đối ngoại đều tuân theo một kế hoạch thống nhất từ trên xuống dưới
bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đề ra chủ trương
thực hiện “kết hợp kinh tế với quốc phòng, tăng cường nền quốc phòng toàn
dân”1 và khẳng định chỉ có như vậy mới: “bảo đảm cho đất nước luôn luôn sẵn
sáng, có đủ sức mạnh đánh tắng kẻ thù trong bất kỳ tình huống nào”2.

Đến Đại hội V của Đảng, nhận thức về phát triển kinh tế- xã hội gắn với
tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đã được cụ thể hóa thêm một bước. Đại
hội xác định: Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng không chỉ là một nội dung của
đường lối nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà còn là một chính sách lớn về kinh tế,
xã hội. Theo đó, “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế theo
một phương hướng cơ bản, lâu dài, đồng thời có dự kiến trước để kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp khi xảy ra biến động bảo đảm đánh thắng quân thù…Công tác
quy hoạch phân vùng kinh tế, phân bố lại lao động, phân bố lực lượng sản xuất,
xây dựng các ngành kinh tế- kỹ thuật, phát triển kinh tế địa phương phải nhằm
tạo ra một thế bố trí chiến lược thống nhất để làm chủ cả về kinh tế vào quốc
phòng trong cả nước và trong từng địa phương” 3 đồng thời “huy động năng lực
công nghiệp quốc phòng tham gia những hoạt động kinh tế thích hợp và sử dụng
một bộ phận lực lượng đảm nhận xây dựng một số công trình”4

Từ sau năm 1986 đến nay:

Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta thực hiện chuyển đổi từ mô
hình kế hoạch tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh
và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ này không chỉ dựa vào mệnh lệnh hành
1
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37 Nxb CTQG, Hà Nội 2004, tr.1002
2
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, tr.54
3
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, tr.76
4
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, tr.77

16
chính theo kế hoạch của Nhà nước mà còn theo các qui luật của thị trường; sử
dụng tổng hợp cả biện pháp hành chính có tính pháp lệnh và các công cụ đòn bẩy
kinh tế theo sự vận động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn này, phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại ngày càng được mở rộng và nâng
cao hiệu quả. Nếu như trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng,
nhận thức về gắn kết chỉ là hai yếu tố: kinh tế và quốc phòng, thì đến Đại hội VI
là ba yếu tố: kinh tế, quốc phòng, an ninh; đến ĐẠi hội VIII là bốn yếu tố: kinh
tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và từ Nghị quyết Trung Ương 8 (Khóa IX) là
năm yếu tố: kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại: “phối hợp chặt
chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại” 1; đồng thời “Kết
hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực vừa phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, vừa phục vụ quốc phòng, an
ninh”.2

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá những ưu điểm và hạn chế,
khuyết điểm của việc phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại, đồng thời chỉ rõ phương hướng của việc
kết hợp trong nhiệm kỳ tới. Đại hội khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa
kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa,
xã hội và đối ngoại”3.

Trên cơ sở đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa thành
Hiến pháp, pháp luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, tạo khung pháp lý cho việc kết
hợp.

1
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới ( Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb CTQG, Hà Nội
2005, tr.501
2
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới ( Đại hội VI, VII, VIII, IX),, Nxb CTQG, Hà Nội
2004, tr.546
3
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội 2021,
tr.157

17
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định, với quan điểm
gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và
hoạt động đối ngoại, nên đã tạo được sức mạnh tổng hợp to lớn góp phần “giữ
vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị
và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”1.

II. Nội dung chủ yếu quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh
a) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh trong xây dựng chiến lược, qui hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội

Việc Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh phải được tiến hành ở tất cả các khâu, các bước của việc lập, thẩm định và
triển khai thực hiện, cũng như ở nội dung của chiến lược, quy hoạch, dự án.

Các cơ quan chủ trì lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh, quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đơn
vị hành chính- kinh tế đặc biệt phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng.

Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến tham
gia của Bộ Quốc phòng về kết hợp quốc phòng với kinh tế- xã hội và kinh tế- xã
hội với quốc phòng; trường hợp có ý kiến khác phải có văn bản kiến nghị với Bộ
Quốc phòng hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xxets quyết định.

Hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược, kế hoạch, dự án trọng điểm quốc
gia, dựa án phát triển kinh tế- xã hội của bộ, ngành, địa phương phải gắn với quy
1
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.137

18
hoạch tổng thể xây dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ các cấp được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch chi tiết việc đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình
công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng
kỹ thuật và các công trình trọng điểm phải phù hợp với thế trận quân sự khu vực
phòng thủ, mang tính lưỡng dụng, đảm bảo sẵn sáng chuyển sang phục vụ nhu
cầu quốc phòng.

b) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh trong phát triển các ngành kinh tế

Trong phát triển công nghiệp

Ưu tiên đầu tư, phát triển các ngành vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-
xã hội vừa đảm bảo phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu, như cơ khí, luyện kim,
điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công
nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu
dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác…

Các cơ sở công nghiệp trong thời bình, ngoài việc đầu tư, sản xuất phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, sẵn sàng sản xuất hàng quốc phòng và
chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng khi có yêu cầu.

Trong phát triển nông nghiêp

Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lực lượng lao động để bảo đảm
an ninh lương thực; phát triển đa dạng các ngành nghề, góp phần xây dựng tiềm
lực kinh tế- xã hội trong thời bình; sẵn sàng đảm bảo quốc phòng khi có tình
huống.

Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, hải đảo, tạo điều kiện cho ngư dân
bám trụ, sản xuất, sinh sống gắn với xây dựng lực lượng vũ tang và thế trận
19
phòng thủ trên biển, hải đảo góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và an
ninh quốc gia trên các vùng biển, hải đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

Trong phát triển dịch vụ

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ đa dạng, chú trọng khu vực biên
giới, miền núi, các vùng biển, hải đảo bảo đảm cho sản xuất, kinh doanh, tạo
điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống. Hệ thống dịch vụ của từng địa
phương có thể chuyển thành một bộ phận hệ thống hậu cần, kỹ thuật tại chỗ khi
chuyển vào các trạng thái quốc phòng.

c) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh trong phát triển các lĩnh vực kinh tế (xây dựng cơ bản, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc)

Trong xây dựng cơ bản

Kết hợp chặt chẽ với quốc phòng trong xây dựng, chế tạo vật liệu xây dựng
lưỡng dụng, nhà ở và công sở, kiến trúc, qui hoạch xây dựng đô thị, qui hoạch
xây dựng nông thôn vừa đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội vừa đảm bảo phục vụ
quốc phòng khi có yêu cầu.Khi xây dựng các công trình dân sự phải đảm bảo
tính lưỡng dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về
quốc phòng;

Trong phát triển giao thông vận tải

Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng
hải, hàng không đảm bảo kết nối giao thông giữa các vùng, miền, các trung tâm
kinh tế và các tuyến vận tải chiến lược trong khu vực phòng thủ, tạo sự liên hoàn
thông suốt.

Trong thông tin liên lạc


20
Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dân sự kết hợp chặt chẽ với các hệ
thống thông tin liên lạc của các đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp quốc
phòng, an ninh; kết hợp giữa thông tin liên lạc hiện đại và thô hiện đại và thô sơ
để đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn vững chắc, phục vụ
lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng trong mọi tình huống.

d) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh trong giáo dục và đào tạo, khoa học- công nghệ, y tế, lao động và thương
binh xã hội

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải đáp ứng cả yêu cầu phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đáp ứng yêu cầu quốc phòng; sẵn sàng phục vụ
quốc phòng, trọng tâm là cán bộ, nhân viên chuyển môn kỹ thuật giỏi ở các
ngành nghề sẵn sàng phục vụ quốc phòng.

Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường
chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhâ, trí tuệ nhân tạo; phục
vụ dân sinh phải gắn với ngành khoa học và công nghệ quốc phòng. Ứng dụng
thành tựu các ngành khoa học quân sự và công nghệ quốc phòng phục vụ cho
nền kinh tế quốc dân và ngược lại.

Phối hợp chặt chẽ giữa y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng
dụng, đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh; xây dựng mô hình quân –
dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

đ) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh trong đầu tư, quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và môi trường

Việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực
cụ thể, chính sách đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế

21
cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác; quản lý hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), viện trợ chính phủ nước ngoài.

Việc quản lý, sử dụng đất đai; khai thác khoáng sản, tài nguyên nước; tài
nguyên rừng; quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và
thềm lục địa; hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng, sa mạc hóa.

2. Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế-
xã hội
a) Trong quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng

Bộ quốc phòng chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương xây dựng, rà
soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh
tế- xã hội trên địa bàn cả nước trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

b) Trong xây dựng và phát triển khu kinh tế- quốc phòng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch tổng thể khu kinh tế-
quốc phòng. Bộ quốc phòng có trách nhiệm xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; lựa chọn tổ chức tư vấn lập kế hoạch, xây
dựng quy hoạch tổng thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng
thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển khu kinh tế-
quốc phòng.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp ưu tiên bố trí
nguồn lực trong các chương trình mục tiêu, dự án trọng điểm của Nhà nước để
thực hiện trên địa bàn khu kinh tế- quốc phòng.

c) Trong hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng

Bộ quốc phòng phối hợp với bộ, ngành, địa phương tổ chức, quản lý, chỉ
đạo, hướng dẫn chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp phục vụ quốc phòng;
22
quản lý ngành nghề kinh doanh theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và định
hướng phát triển quốc phòng; xây dựng phát triển đối với doanh nghiệp phục vụ
quốc phòng theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội.

d) Trong hoạt động của đơn vị quân đội

Các đơn vị quân đội trong quá trình hoạt động huấn luyện sẵn sáng chiến
đấu có trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc
phòng với kinh tế- xã hội; tận dụng nguồn lực, cơ sở hạ tầng tham gia sản xuất
để góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sỹ, góp phần xây dựng kinh tế-
xã hội nơi đóng quân.

3. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, cùng cố quốc phòng, an
ninh trong hoạt động đối ngoại
Đối ngoại gắn với phát triển kinh tế- xã hội và tăng cường, củng cố quốc
phòng, an ninh là sự gắn kết toàn diện, chặt chẽ, tích cực, chủ động, sáng tạo
giữa hoạt động đối ngoại với hoạt động kinh tế- xã hội, hoạt động quốc phòng,
an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; phát huy
vai trò làm chủ của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

23
III. Yếu tố tác động và giải pháp thực hiện quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng
cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại ntrong tình
hình mới
1. Yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
a) Yếu tố thuận lợi

Những thành tựu của công cuộc đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại là yếu tố thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế- xã hội gắn với với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và
hoạt động đối ngoại trong thời gian tới. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
đã khẳng định: “đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn
diện trên hầu hết các lĩnh vực. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều;
qui mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã được nâng lên; tính tự chủ
của nền kinh tế được cải thiện…Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng
đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên”1.

Nền kinh tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao.

Văn hóa - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với
giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân
được cải thiện.

Phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được
củng cố; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu

1
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội 2021,
tr.209

24
lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được
tăng cường, đạt một số kết quả tích cực,…1

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, củng cố góp phần ngăn chặn làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và các nhân tố
gây mất ổn định khác nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội.

Quan hệ đối ngoại có bước phát trển mới góp phần làm cho hội nhập quốc
tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao. Quan hệ hợp
tác quốc tế ngày càng mở rộng, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường
quốc tế trong giải quyết các vấn đề của khu vực và toàn cầu.

b) Khó khăn, thách thức:

Về tình hình thế giới, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của ĐẢng đã khẳng
định: “Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn rất phức tạp, gay gắt; cục diện ngày càng rõ
nét. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng gặp nhiều trở
ngại, thách thức; chủ nghĩa dân túy, bảo hộ có xu hướng tăng lên; sự điều chỉnh
chính sách, quan hệ đối ngoại của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới
diễn biến khó lường”2.

Trên thế giới đã xuất hiện một số loại hình chiến tranh kiểu mới, như chiến
tranh thông tin, chiến tranh mạng, sử dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt
động kinh tế, ngoại giao, văn hóa kết hợp với “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật
đổ…hết sức nguy hiểm 3

1
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Nghị quyết TW 8 khóa XI, Nxb CTQG, H.2013, tr. 45
2
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội 2021,
tr.206-207
3
Nghị quyết Trung ương lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI)

25
Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài
nguyên; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn biến phức tạp. Khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á, là khu vực phát triển
năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ,
biển, đảo ngày càng gay gắt 1.

Tình hình trong nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm; các cân đối
vĩ mô chưa thật vững chắc, linh hoạt; chế độ phân phối còn một số bất hợp lý...

Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, giao thông, đô thị.. chậm được
khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái
đạo đức, lối sống... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mạnh mẽ.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa
được phát huy đầy đủ. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm. Còn tiềm ẩn những yếu
tố gây mất ổn định chính trị - xã hội.2

Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” có diễn biến phức tạp, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính tri, đạo
đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức và tệ quan liêu,
tham những, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã
hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm
lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Bảo vệ chủ

1
Nghị quyết Trung ương lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI)
2
Xem, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2010, tr.17- 18

26
quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị -
xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định 1

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà
bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng
làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Tình hình và bối cảnh nêu trên sẽ tạo ra
cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với quá trình phát triển đất nước.
Bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra tiếp tục tồn tại.

2. Giải pháp thực hiện quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về
phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và
hoạt động đối ngoại trong tình hình mới

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về
phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh và
hoạt động đối ngoại là giải pháp quan trọng để thực hieenjquan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng
cố, tăng cường quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ mới.
Bởi vì, nhận thức bao giờ cũng là cơ sở của hành động. Nếu có nhận thức đúng
thì hành động sẽ đúng và ngược lại nhận thức sai, nhận thức chưa đúng sẽ hạn
chế hiệu quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố
quốc phòng và an ninh và hoạt động đối ngoại. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của
Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi
cán bộ, đảng viên và người dân đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an

1
Xem, Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, tháng 4/2015, tr .13- 14

27
ninh bảo vệ Tổ quốc”. 2

b) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai
trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân là giải pháp giữ vai trò quyết định đến việc thực hiện phát
triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt
động đối ngoại thời kỳ mới. Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định đến thắng lợi
của cách mạng Việt Nam nói chung, các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phát triển
kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động
đối ngoại nói riêng. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm
chủ cũng là cơ chế vận hành của chế độ ta, nó phản ánh vai trò lãnh đạo của
Đảng, tổ chức quản lý thực hiện của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân.

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế-
xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại
trong tình hình mới

Đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quan trọng đến việc thực hiện cho phát
triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt
động đối ngoại trong tình hình mới. Giải pháp này nhằm huy động có hiệu quả
sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cho cho phát triển kinh tế- xã
hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại ở
nước ta. Số lượng, chất lượng nguồn lực là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện các
chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại cả ở tầm quốc gia và địa phương.

2
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội 2021,
tr.161

28
Các nguồn lực cơ bản cho phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại cần phải huy động và sử
dụng có hiệu quả bao gồm: vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và tài
nguyên quốc gia...

d) Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về phát triển
kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động
đối ngoại

Tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận có vai trò rất quan trọng trong nâng
cao hiệu quả thực hiện phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố
quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại. Thông qua tổng kết thực tiễn sẽ
phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm; đồng thời phát triển lý luận để chỉ đạo
việc thực hiện cho phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc
phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại được tốt hơn.

IV. Liên hệ thực tiễn ngành hàng không dân dụng và Tổng công ty
Hàng không Việt Nam với phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
1. Vai trò của giao thông vận tải hàng không đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh
Giao thông vận tải hàng không là ngành kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt,
có tính đặc thù cao và hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với ngành giao thông vận
tải nói chung, vận tải hàng không đóng vai trò trọng yếu, là huyết mạch của mỗi
quốc gia. Ngành hàng không dân dụng Việt Nam là bộ phận quan trọng của hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, được xác định là một trong ba đột phá
chiến lược, cần ưu tiên đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, phù hợp
với xu thế phát triển của hàng không thế giới; tạo tiền đề cho phát triển kinh tế,

29
xã hội, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng
trời.

Cùng với sự ra đời của các hãng hàng không tư nhân Việt Nam, nền kinh tế
hội nhanh, sâu rộng với nền kinh tế thế giới, ngành hàng không dân dụng Việt
Nam đã có bước tiến vượt bậc. Chỉ tính riêng năm 2019, thời điểm trước khi xảy
ra dịch bệnh Vovid – 19, trong 116 triệu lượt khách hàng không ở Việt Nam, có
tới 42 triệu khách quốc tế. Ước tính có khoảng một nửa trong số này đến Việt
Nam để đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, kinh doanh. Sản lượng vận tải
hàng hóa qua hàng không năm 2019 đạt 1,5 triệu tấn, thấp so với loại hình vận
tải khác nhưng lại là loại hình vận tải giá trị cao, chiếm tới 25% giá trị hàng hóa
xuất khẩu. Với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2019 đạt trên 15%/năm, thị
trường hàng không Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển nhanh thứ 5
thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Do vậy, phát triển bền vững, đồng bộ ngành hàng không dân dụng Việt
Nam; đảm bảo an toàn hàng không, an ninh hàng không, gắn với nhiệm vụ quốc
phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời quốc gia; từng bước nâng
cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực và quốc tế; gắn
kết chặt chẽ, hợp lý với các phương thức vận tải khác; bảo vệ môi trường và ứng
phó biến đổi khí hậu được xác định là một trong các quan điểm về phát triển giao
thông vận tải hàng không của Việt Nam.

2. Thực hiện phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng
công ty Hàng không Việt Nam gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an
ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
a) Lịch sử phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng công
ty Hàng không Việt Nam

30
Hơn 60 năm qua, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền
thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, hàng
không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt
đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Trải qua chặng đường hơn 60 năm xây
dựng, trưởng thành và phát triển, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã xây
đắp lên những thành tích, chiến công, ghi vào bề dày lịch sử của đất nước, của
Quân chủng Phòng không - Không quân, của ngành giao thông vận tải, để lại
những bài học cao quý, những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc và những kết tinh
phẩm chất cao quý “Anh bộ đội Cụ Hồ”.

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng công ty
Hàng không Việt Nam) bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không
Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không
Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5
chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên
được khai trương vào tháng 9/1956.

Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải
hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng công ty
Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn
bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc
độ tăng trưởng ở mức hai con số, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã và
đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội
địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là hãng hàng không hiện đại với

31
thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, hướng tới
tương lai, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang hướng tới trở thành hãng
hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á.

Trong thời gian vừa qua, sau khi dịch bệnh Covid – 19 chấm dứt, tình hình
chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh trong nước tiếp tục ổn định, kinh tế tăng
trưởng cao, tình hình thị trường vận tải hàng không nội địa phục hồi và tăng
trưởng mạnh. Tuy nhiên, sức mua của người dân chưa cao và cạnh tranh ngày
cảng gay gắt, thị trường vận tải hàng không quốc tế phục hồi chậm. Tình hình
địa chính trị thế giới có nhiều biến động cùng với những hậu quả của dịch bệnh
Covid – 19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của ngành hàng
không dân dụng Việt Nam nói chung và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói
riêng. Xung đột Ukraina – Nga diễn biến phức tạp đã đẩy giá nhiên liệu tăng cao,
cùng với đó, các rủi ro tài chính gia tăng và ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của ngành.

Thực hiện tốt trách nhiệm của một doanh nghiệp Nhà nước và nghĩa vụ của
Hãng hàng không quốc gia, thực hiện mở cửa, kết nối Việt Nam với thế giới,
Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã mở lại hết các đường bay nội địa và mở
thêm một số đường bay mới; tích cực, chủ động trong việc mở cửa khai thác các
đường bay quốc tế, tiên phong trong phát động thị trường du lịch; thực hiện các
chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phục cụ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Duy trì thực hiện tốt công tác an ninh, an toàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong
tất cả các công đoạn hoạt động.

b) Quan điểm phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam

- Phát triển giao thông vận tải hàng không phù hợp với chiến lược phát triển
giao thông vận tải Việt Nam; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển các lĩnh

32
vực giao thông vận tải khác và các quy hoạch có liên quan; góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

- Phát triển bền vững, đồng bộ ngành hàng không dân dụng Việt Nam; đảm
bảo an toàn hàng không, an ninh hàng không, gắn với nhiệm vụ quốc phòng an
ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời quốc gia; từng bước nâng cao năng
lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực và quốc tế; gắn kết chặt
chẽ, hợp lý với các phương thức vận tải khác; bảo vệ môi trường và ứng phó
biến đổi khí hậu.

- Phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống cảng hàng không và hệ thống quản lý
bảo đảm hoạt động bay tiên tiến, hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn của Tổ chức
Hàng không dân dụng quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng
không Việt Nam; phát triển vận tải đa phương thức và các trung tâm dịch vụ
logistic tại các cảng hàng không có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn, đặc biệt là các
cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Huy động tối đa mọi nguồn lực của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không;
đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc
đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không và cung cấp dịch vụ hàng
không.

- Phát triển thị trường vận tải hàng không Việt Nam gắn liền với thị trường
vận tải hàng không khu vực và thế giới; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng giữa các hãng hàng không. Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình tự
do hóa vận tải hàng không trên cơ sở song phương, đa phương; chủ động hội
nhập, tham gia tích cực vào thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM).

- Phát triển đội tàu bay Việt Nam hiện đại với cơ cấu hợp lý, phù hợp với
quy hoạch, dự báo phát triển thị trường, kế hoạch phát triển mạng đường bay,
năng lực của hãng hàng không và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng

33
không.

- Từng bước phát triển công nghiệp hàng không gắn với sự phát triển kỹ
thuật công nghệ hàng không tiên tiến của thế giới; đáp ứng nhu cầu phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực nghiên cứu, ứng dụng chuyên ngành
hàng không, góp phần phát triển nền công nghiệp quốc gia.

- Tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng
không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

c) Mục tiêu phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam

- Tổng thị trường vận chuyển hành khách tăng trung bình 16%/năm giai
đoạn 2015 - 2020 và 8%/năm giai đoạn 2020 - 2030; tổng thị trường vận chuyển
hàng hóa tăng trung bình 18%/năm giai đoạn 2015 - 2020 và 12%/năm giai đoạn
2020 - 2030.

- Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020
đạt khoảng 64 triệu hành khách và 71 tỷ Hành khách.Km, 570 nghìn tấn hàng
hóa và 5,2 tỷ Tấn.Km; đến năm 2030 đạt khoảng 131 triệu hành khách và 125 tỷ
Hành khách.Km; 1,7 triệu tấn hàng hóa và 17 tỷ Tấn.Km.

- Đến năm 2020: Sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng 131
triệu hành khách/năm và 2,2 triệu tấn hàng hóa/năm, công suất thiết kế của các
cảng hàng không đạt khoảng 144 triệu hành khách/năm và 2,5 triệu tấn hàng
hóa/năm. Đến năm 2030: Sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng
280 triệu hành khách/năm và 6,8 triệu tấn hàng hóa/năm, công suất thiết kế của
các cảng hàng không đạt khoảng 308 triệu hành khách/năm và 7,5 triệu tấn hàng
hóa/năm.

- Năng lực điều hành bay của toàn hệ thống đến năm 2020 đạt khoảng 1,5
triệu lần chuyến, đến năm 2030 đạt khoảng 2,5 triệu lần chuyến.

34
- Hệ thống đào tạo chuyên ngành hàng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân
lực chuyên ngành và tham gia đào tạo quốc tế. Hình thành và phát triển trung
tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành hàng
không.

- Đến năm 2030 thiết kế, chế tạo các cấu kiện, thiết bị tàu bay và các trang
thiết bị chuyên ngành hàng không.

d) Tổng công ty Hàng không Việt Nam triển khai thực hiện quan điểm và
mục tiêu phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam gắn với tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới

Thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Tổng công ty Hàng không Việt Nam
tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp, tiếp tục phát triển hãng hàng không
quốc gia Vietnam Airlines là lực lượng vận tải hàng không nòng cốt, có năng lực
cạnh tranh quốc tế thuộc nhóm hàng đầu ASEAN; tạo điều kiện cho các hãng
hàng không Việt Nam cùng phát triển, đẩy mạnh khai thác thị trường vận chuyển
hành khách, hàng hóa nội địa và quốc tế. Phát triển doanh nghiệp vận chuyển
hàng không đáp ứng nhu cầu của thị trường, điều kiện kinh doanh vận tải hàng
không và phù hợp với năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không.

Là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, Tổng công ty Hàng không Việt
Nam có nghĩa vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh và góp phần
tham gia các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại.

Những năm gần đây, hòa chung với tiến trình đổi mới của đất nước, Tổng
công ty Hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong xây
dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị -kỹ thuật, đổi mới đội máy bay ...
và đào tạo được hàng nghìn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, phi công có bản lĩnh
chính trị vững vàng, trình độ nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời,
35
phát triển nhiều loại hình kinh doanh, du lịch, dịch vụ hàng không có hiệu quả,
đem lại nguồn thu lớn cho đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để triển khai thực hiện quan điểm và mục tiêu nêu trên, Tổng công ty Hàng
không Việt Nam quán triệt thực hiện một số nhiệm vụ về xây dựng Đảng và
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với các giải pháp trọng tâm như sau:

- Về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể: Các cấp ủy thường xuyên quan
triệt, vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước cùng các kết luận, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên để xác
định phương hướng, mục tiêu, xây dựng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình mới để triển khai thực hiện thắng lợi;
Tiếp tục triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo 35 về bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh với các âm mưu của thế lực thù địch .v.v…; Đẩy mạnh việc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh; Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, duy trì nghiêm kỷ
luật Đảng; Chủ động triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh trong mọi hoạt động khai thác, sản
xuất kinh doanh, không để xảy ra tai nạn, sự cố loại A, B. Đây là nhiệm vụ hàng
đầu, làm tiền đề cho sự phục hồi và phát triển của Tổng công ty Hàng không
Việt Nam.

- Điều hành linh hoạt, hiệu quả công tác khai thác bay; Bảo đảm tốt công
tác kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu khai thác.

- Bảo đảm chất lượng dịch vụ, tiếp tục triển khai nâng tầm dịch vụ. Giữu
vững dịch vụ 4 sao và nâng cấp chất lượng dịch vụ hướng tới 5 sao.

36
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thương mại. Sãn sang các
kịch bản để bám sát tiến độ mở cửa, nới lỏng chính sách của các quốc gia, từ đó
ưu tiên nguồn lực triển khai nhanh các phương án khai thác các đường bay quốc
tế. Tăng cường quản trị hiệu quả công tác bán và công tác quản trị đại lý.

- Quản trị chặt chẽ chi phí, thực hành tiết kiệm, linh hoạt trong huy động
dòng tiền đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Chủ động triển khai xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; Đổi mới ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

- Triển khai đầu tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện
tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp
thành viên.

e) Về lãnh đạo thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh

- Tổng công ty Hàng không Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh trên địa bàn, thực hiện tốt nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên địa bàn vứng mạnh.

- Thực hiện việc đăng ký nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật làm lực lượng
dự bị cho quốc phòng an ninh theo đúng quy định. Tham gia đầy đủ các hoạt
động và thực hiện đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước, với địa phương, góp phần
tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trên
địa bàn.

- Thường xuyên kiện toàn và duy trì hoạt động của các Ban chỉ huy quân sự
và lực lượng tự vệ thường trực theo đúng Pháp lệnh dân quân tự vệ cùng các quy
định hướng dẫn của Bộ quốc phòng và cơ quan quân sự địa phương.

37
- Phối hợp tốt với chính quyền và các lực lượng vũ trang trên địa bàn, tham
gia vào bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, có phương án bảo vệ các
trụ sở và cơ sở sản xuất kinh doanh, các mục tiêu theo phân công của cơ quan
chức năng địa phương.

- Tổ chức cho cán bộ, đảng viên tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, an ninh theo đúng quy định.

g) Về lãnh đạo hoạt động đối ngoại

- Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
ngoại giao, chính trị và bảo vệ công dân được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao
phó. Tổng công ty Hàng không Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt những chuyến
bay an toàn, chu đáo, trọng thị chuyên chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
Quốc hội trong hàng chục năm qua.

- Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tiên phong, tham gia nhiều chiến
dịch lớn của Chính phủ trong việc vận chuyển công dân ở nước ngoài về nước
khi có thiên tai, dịch bệnh, xung đột.

3. Một số kiến nghị về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của
ngành hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt
Nam
Để triển khai thực hiện mục tiêu và các giải pháp phát triển ngành hàng
không dân dụng Việt Nam gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và
hoạt động đối ngoại trong tình hình mới nêu trên, học viên thấy vai trò của Chính
phủ trong việc kiến tạo thị trường và hành lang phát triển cho ngành hàng không
trong việc nâng cao vị thế, sức cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ tài chính cho phục hồi
và phát triển của ngành hàng không dân dựng Việt Nam nói chung và Tổng công
ty Hàng không Việt Nam nói riêng để ngành vượt qua những khó khăn và thách
thức phải đối mặt trong thời gian tới, cụ thể:
38
- Cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp hàng
không có thể nhanh chóng khắc phục hậu quả do dịch bệnh Covid - 19 để lại,
sớm phục hồi và phát triển.

- Cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp ngành hàng không, du lịch và
trực tiếp tổ chức các hoạt động quảng bá về Việt Nam để giúp ngành hàng
không, du lịch thu hút thêm khách quốc tế, đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư
quốc tế đầu tư phất triển kinh tế nói chung, phát triển ngành hàng không Việt
Nam nói riêng, đặc biệt là trong việc mở rộng chuỗi cung ứng của ngành.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng, đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
của ngành hàng không và hệ thống kết cấu hạ tầng có liên quan tới hoạt động của
ngành hàng không Việt Nam.

- Tiếp tục chuẩn bị và sớm triển khai đàm phán với những quốc gia là thị
trường có tiềm năng lớn cho ngành hàng không mà hiện Việt Nam chưa khai
thác được nhiều để các hãng hàng không Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong
thâm nhập và khai thác thị trường này.

- Tăng cường việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác
quản lý nhà nước về hàng không. Xây dựng và điều phối thực hiện chiến lược
đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực cho ngành hàng không.

39
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh
và hoạt động đối ngoại là một trong những vấn đề có tính quy luật trong suốt quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong thời kỳ mới, vận dụng sáng
tạo những bài học kinh nghiệm của lịch sử trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã thực hiện tốt phát triển kinh tế - xã hội
gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại góp phần xây dựng,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ XIII của
Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội gắn với
tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình
mới.

Bên cạnh đó, với vị trí địa lý, quy mô dân số, nền kinh tế đang phát triển
Việt Nam đã và sẽ là một trong những điểm nóng của thế giới về các vấn đề kinh
tế, chính trị, do đó sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra cho phát
triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt
động đối ngoại những nhiệm vụ rất nặng nề để góp phần hoàn thành thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nội dung, phương thức phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng
cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới rất phong
phú, đa dạng. Trong đó đặc biệt chú trọng sự gắn kết về mục tiêu, nhiệm vụ và
quá trình tổ chức thực hiện trong phát triển kinh tế - xã hội, trong tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh và trong mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ở mọi
cấp, mọi ngành, mọi địa phương trên phạm vi cả nước.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối ngoại gắn với quốc phòng, an
ninh luôn một hệ thống mở, luôn vận động và phát triển không ngừng. Dù trong

40
bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, xác lập chiến lược, kế hoạch hợp lý, khoa học, có lộ trình và
bước đi thích hợp... luôn là những vấn đề quan trọng quyết định thắng lợi phát
triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và đối
ngoại trong thời kỳ mới của đất nước.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng, để có thể tồn tại độc lập, tự chủ
chúng ta phải đồng thời tăng cường sức mạnh về kinh tế, chính trị và quốc
phòng, an ninh, từng bước theo kịp trình độ phát triển kinh tế, quốc phòng của
các nước trong khu vực và trên thế giới; Tăng cường giáo dục quốc phòng, an
ninh cho toàn dân, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, để thông qua
đó mỗi cán bộ tăng cường nhận thức về quốc phòng, an ninh, hiểu rõ nguy cơ để
tham mưu cho Đảng, Chính phủ ngày càng hoàn thiện đường lối, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và công
tác đối ngoại để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Xin trân trọng cảm ơn các Thủ trưởng, các thầy và cán bộ chiến sĩ Học
viện chính trị, các bạn học viên Khóa 122 đã giúp tôi hoàn thành Bản thu
hoạch này!

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh (Tập 1), bài
giảng chuyên đề 2. Chủ biên: Đại tá, PGS, TS Nguyễn Trọng Xuân.

2. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21
tháng 11 năm 2014;

3. Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay
toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

4. Hồ Chí Minh toàn tập;

5. Văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam;

6. Các Nghị quyết, báo cáo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

42
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

43

You might also like