Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Luật hợp âm

Khi hai chữ cái trong cùng một danh từ hay trong hai danh từ khác nhau được
phối hợp để thuận tiện phát âm, thì sự phối hợp ấy được gọi là luật hợp âm
sandhi .

Luật hợp âm được chia ra 3 trường hợp :

1. Hợp âm giữa các nguyên âm sarasandhi : Trường hợp này xảy ra khi một
chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một chữ khác bắt đầu bằng
một nguyên âm, hoặc khi hai nguyên âm kề nhau của cùng một chữ được liên
kết lại với nhau.

2. Hợp âm giữa một nguyên âm và một phụ âm byañjanasandhi : Trường


hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một
chữ bắt đầu bằng một phụ âm.

3. Hợp âm giữa ṃ và một nguyên âm hoặc một phụ âm niggahītasandhi .


Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng ṃ được nối liền với một chữ
bắt đầu hoặc bằng một nguyên âm, hoặc bằng một phụ âm.

Ngoài ra còn có Hợp âm hỗn hợp, tuy nhiên chỉ xảy ra với một số ít trường hợp
cụ thể.

Các cách biến đổi của luật hợp âm


Khi hai từ ghép với nhau, một từ có tận cùng bằng nguyên âm hoặc phụ âm "ṃ",
và một từ kia có bắt đầu bằng nguyên âm hay phụ âm, để dễ dàng phát âm cho
hai từ ấy, người ta có thể tiếp âm giữa chữ cuối cùng của một từ với chữ bắt đầu
của một từ, bằng nhiều các cách sau (những cách này được gọi là
sandhikiriyopakaraṇa )
1. Bỏ chữ lopa , tức là bỏ âm trước, giữ âm sau; hay bỏ âm sau giữ âm trước.

2. Ðổi chữ ādesa , tức hai chữ cái tiếp nhau, có thể được thay dạng để thuận
âm.

3. Biến dạng chữ vikāra , là khi nguyên âm "i" hoặc "ī", hay "u" hoặc "ū" gặp
một nguyên âm khác, thì có thể được biến dạng thành chữ khác.

4. Làm thành trường âm dīgha , là khi một nguyên âm ngắn gặp một âm
khác, thì trở thành âm dài.

5. Làm thành đoản âm rassa , là khi một nguyên âm dài gặp một phụ âm, lại
trở thành âm ngắn.

6. Xen chữ āgama , là khi muốn tránh tình trạng có kẽ hở giữa hai âm kề nhau,
thì có một chữ khác xen vào làm trung gian.

7. Ghép chữ saṃyoga , là khi một phụ âm đứng sau một nguyên âm tận cùng
của từ khác, thì phụ âm ấy có thể thành phụ âm kép.

8. Ðể tự nhiên pakati , là cũng có trường hợp các âm kề nhau mà không xảy


ra tình trạng thay đổi nào, vẫn để bình thường.

Nên chú ý phân biệt cho tường tận từng cách tiếp âm, để khi gặp các trường hợp
xảy ra trong cú pháp, ta có thể tách rời và định đoán được nghĩa dịch một cách
dễ dàng.

Hợp âm giữa các nguyên âm


Nguyên âm cuối của từ trước gọi là nguyên âm trước.
Nguyên âm đầu của từ sau gọi là nguyên âm sau.

1. Xóa nguyên âm trước


Một nguyên âm đứng trước một nguyên âm khác đôi khi bị hủy bỏ. Trường hợp
này gọi là pubbasaralopasandhi

Ví dụ:

a trước a : Vandiya + aggaṃ = vandiyaggaṃ.


a trước ā : Tā n' eva + ā sanā ni = tā n' evā sanā ni.
a trước u : Amanussa + upaddavo = amanussupaddavo.
ā trước i : Paññā + indriyaṃ = paññindriyaṃ.
i trước i : Tī ni + imā ni = tī nimā ni.
i trước e : No hi + etaṃ = no h' etaṃ.
ī trước o : Bhikkhunī + ovā do = bhikkhunovā do.
u trước u : Mā tu + upaṭṭhā naṃ = mā tupaṭṭhā naṃ.
u trước ā : Sametu + ā yasmā = sametā yasmā .
e trước a : Dhanaṃ me + atthi = dhanaṃ matthi.
e trước e : Sabbe + eva = sabb' eva.
o trước e : Asanto + ettha = asant' ettha.
o trước a : Tayo + assu = tayassu.

Một số chú ý

Nguyên âm trước là đoản âm, nguyên âm sau ở trước phụ âm kép, nên xóa
nguyên âm trước. Ví dụ: yassa + indriyā ni = yassindriyā ni

Nguyên âm trước là đoản âm, nguyên âm sau là trường âm, chỉ xóa nguyên
âm trước. Ví dụ: nohi + etam = nohetaṃ, sametu + ā yasmā = saṃetā yasmā

Nếu cả 2 nguyên âm đều là đoản âm có hình trạng đồng nhau, như a + a; hoặc
i + i; hay u + u; thì xóa đi một chữ rồi phải trường hóa nguyên âm còn lại. Ví
dụ: tatra + ayaṃ = tatrā yaṃ.

Dù cả 2 chữ đều là đoản âm, nhưng có hình trạng bất đồng, như a + i / u; hoặc
i + u / a; hoặc u + a / i. Khi đã xóa một nguyên âm rồi, không cần phải trường
hóa nguyên âm còn lại.

Ví dụ:
catū hi + apā yehi = catū hapā yehi

tena + upasaṅkami = tenupasaṅkami

pañcahi + upā li = pañcahū pā li

Nếu nguyên âm trước là trường âm, nguyên âm sau là đoản âm, khi đã xóa
nguyên âm trước, phải trường hóa nguyên âm sau. Ví dụ: sadhā + idha =
saddhī dha.

2. Xóa nguyên âm sau


Khi hai nguyên âm kề nhau không giống nhau, thì nguyên âm thứ hai thường bị
bỏ. Trường hợp này gọi là parasaralopasandhi

a + a, a + ā , ā + a, ā + ā là giống nhau; i + i,... cũng vậy. a + i, u, e hay o là không


giống; i + a, u, e, o,... cũng vậy.

Ví dụ :

i đứng sau ā : chā yā + iva = chā yā ' va.


a đứng sau i : iti + api = itipi.
a đứng sau u : devatā nu + asi = devatā nu' si?
a đứng sau ū : akataññū + asi = akataññū ' si.
a đứng sau e : vande + ahaṃ = vande' haṃ.
a đứng sau o : so ahaṃ = so' haṃ.
i đứng sau u : cakkhu + indriyaṃ = cakkhundriyaṃ.
e đứng sau ā : kathā + eva kā = kathā ' va kā ?
e đứng sau o : pā to + eva = pā to' va.
ā đứng sau o : moggallā no + ā si = moggallā no' si

3. Nguyên âm a hoặc ā phối hợp với i hoặc ī thành e


Ví dụ :
bandhussa + iva = bandhuss' eva.
jina + ī ritaṃ = jineritaṃ.
upa + ikkhati = upekkhati.

4. Nguyên âm a hoặc ā phối hợp với u hoặc ū thành o


Ví dụ :

canda + udayo = candodayo.


yathā + udake = yathodake.
na + upeti = nopeti.

5. Trường âm nguyên âm trước


Đôi khi nguyên âm đầu đổi thành trường âm khi nguyên âm thứ hai bị hủy bỏ
(chú ý, chỉ khi nguyên âm thứ hai khác với nguyên âm đầu mới bị hủy bỏ). Đây
gọi là pubbadīghasandhi

deva + iti = deva + ti = devā ti


vijju + iva = vijju + va = vijjū va.
vi + atinā meti = vi + tinā meti = vī tinā meti.
sā dhu + iti = sā dhu + ti = sā dhū ti.
kiṃsu + idha = kiṃsu + dha = kiṃsū dha.
lokassa + iti = lokassa + ti = lokassā ti.

6. Trường âm nguyên âm sau


Khi nguyên âm thứ nhất bị hủy bỏ, thì nguyên âm thứ hai đôi khi đổi thành
trường âm. Đây gọi là paradīghasandhi

Ví dụ :

tatra + ayaṃ = tatr + ayaṃ = tatrā yaṃ.


tadā + ahaṃ = tad + ahaṃ = tadā haṃ.
yā ni + idha = yā n + idha = yā nī dha.
kikī + iva = kik + iva = kikī va.
bahu + upakā ro = bah + upakā ro = bahū pakā ro.
idā ni + ahaṃ = idā n + ahaṃ = idā nā haṃ.
sace + ayaṃ = sac + ayaṃ = sacā yaṃ.
tathā + upamaṃ = tath + upamaṃ = tathū pamaṃ.
appassuto + ayaṃ = appassut + ayaṃ = appassutā yaṃ.

7. i , ī hoặc e đứng trước một nguyên âm khác đôi khi đổi


thành y
Khi i , ī hoặc e đứng trước một nguyên âm khác đôi khi đổi thành y, nguyên âm
thứ hai có thể đổi thành trường âm. Đây gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay
chữ).

Ví dụ :

aggi + agā ro = aggy + agā ro = aggyā gā ro.


sotthi + atthu = sotthy + atthu = sotthyatthu.
putto te + ahaṃ = putto ty + ahaṃ = putto tyā haṃ.
me + ayaṃ = my + ayaṃ = myā yaṃ.
dā sī + ahosiṃ = dā sy + ahosiṃ = dā syā hosiṃ.
sattamī + atthe = sattamy + atthe = sattamyatthe.

Đối với nguyên âm "i" ở phía trước, nếu có phụ âm kép ở phía trước "i" thì xóa 1
phụ âm có hình trạng đồng nhau.

Ví dụ:

paṭisanthā ravutti + assa = paṭisanthā ravutyassa vitti + anubhuyyate =


vityā nubhuyyate* aggi + ā gā raṃ* = agyā gā raṃ

8. o hay u trước một nguyên âm khác được đổi thành v


Khi o hay u trước một nguyên âm khác được đổi thành v, đôi khi nguyên âm thứ
hai thành trường âm. Đây được gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay chữ).

Ví dụ :

so + ahaṃ = sv + ahaṃ = svā haṃ.


anu + eti = anv + eti = anveti.
atha kho + assa = athakhvassa.
anu + addhamā saṃ = anvaddhamā saṃ.
su + akkhā to = sv + akkhā to = svā kkhā to.
na tu + eva = na tveva.
yā vatako + assa = yā vatakvassa.
su + ā gataṃ = svā gataṃ.
yo + ayaṃ = yv + ayaṃ = yvā yaṃ.

9. Xen giữa các phụ âm


Những phụ âm y, v, m, d, n, t, r, ḷ, g, h đôi khi được xen giữa hai nguyên âm để
tránh kẽ hở. Đây gọi là āgamasandhi (phép tiếp ngữ xen chữ).

Ví dụ:

Na + idaṃ = nayidaṃ. (y)


Vuddhi + eva = vuddhiyeva. (y)
Ti + aṅgulaṃ = tivaṅgulaṃ. (v)
Pa + uccati = pavuccati. (v)
Idha + ijjhati = idhamijjhati. (m)
Lahu + essati = lahumessati. (m)
Atta + attho = attadattho. (d)
Tā va + eva = tā vadeva. (d)
Ito + ā yati = itonā yati. (n)
Tasmā + iha = tasmā tiha. (t)
Ajja + agge = ajjatagge. (t)
Du + akkhā to = durakkhā to. (r)
Pā tu + ahosi = pā turahosi. (r)
Ni + uttaro = niruttaro. (r)
Cha + abhiññā = chaḷabhiññā . (ḷ)
Cha + aṃso = chaḷaṃso. (ḷ)
Su + ujū ca = suhujū ca (h)
Putha + eva = puthageva (g)

Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng trước một phụ âm, lại được xen vào
phụ âm "ṃ" làm trung gian.

Ví dụ:

Cakkhu udpā di = cakkhuṃ udapā di

Hợp âm giữa một nguyên âm và một phụ âm


1. Gấp đôi phụ âm sau
Một phụ âm đứng sau một nguyên âm thường được gấp đôi lên. Một phụ âm
hữu khí được gấp đôi bằng một phụ âm vô khí, và một phụ âm vô khí được cộng
thêm một phụ âm vô khí. Đây gọi là sadisasaṃyogasandhi (tiếp ngữ ghép
phụ âm đồng dạng).

Ví dụ:

rū pa + khandho = rū pakkhandho.
du + karaṃ = dukkaraṃ.
anu + gaho = anuggaho.
pari + cajati = pariccajati.
seta + chattaṃ = setacchattaṃ.
tatra + ṭhito = tatraṭṭhito.
paṭhama + jhā naṃ = paṭhamajjhā naṃ.
vi + ñā ṇaṃ = viññā ṇaṃ.
upa + davo = upaddavo.
appa + suto = appassuto.

2. Biến nguyên âm trường âm thành đoản âm


Một trường âm ở trước một phụ âm được gấp đôi thì biến thành đoản âm.

Ví dụ:

ā + khā to = akkhā to.


pā rā + kamo = pā rakkamo.
taṇhā + khayo = taṇhakkhayo.
mahā + phalaṃ = mahapphalaṃ.
ā + sā do = assā do.

Trường hợp ngoại lệ

vedanā + khandho = vedanā kkhandho.


yathā + kamaṃ = yathā kkamaṃ.
paññā + khandho = paññā kkhandho

Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng kề một phụ âm lại trở thành đoản âm.
Trường hợp này ít khi xảy ra.

Ví dụ:

hovā dī nā ma = bhovā di nā ma
Yiṭṭhaṃ vā hutaṃ vā loke = yiṭṭhaṃ va hutaṃ va loke.
Buddhe yadi vā sā vaka = buddhe yadi va sā vake.

3. Biến nguyên âm thành trường âm hoặc đoản âm


Một nguyên âm ở trước một phụ âm thì do âm luật có khi biến thành trường âm,
có khi biến thành đoản âm.

Biến thành trường âm


khanti + paramaṃ = khantī paramaṃ.
jā yati + soko = jā yatī soko.
maññati + bā lo = maññatī bā lo.
nibbattati + dukkhaṃ = nibbattatī dukkhaṃ.

Biến thành đoản âm

bhovā dī + nā ma so hoti = "bhovā di nā ma so hoti".


yiṭṭhaṃ vā + hutaṃ vā + loke = "yiṭṭhaṃ va hutaṃ va loke".
buddhe yadi vā + sā vake = "buddhe yadi va sā vake"

4. Nguyên âm o trong chữ so và eso.


Nguyên âm o trong chữ so và eso đứng trước một phụ âm đôi khi biến thành a.

Ví dụ:

eso + dhammo = esa dhammo.


so + muni = sa muni.
so + sī lavā + sa sī lavā .
eso + idā ni = esa' dā ni.

Đôi khi phụ âm ở phía sau, đổi a thành o cũng được.

Ví dụ:

para + sahassaṃ = parosahassaṃ


sarada + sataṃ = saradosataṃ

5. Xem ṃ vào giữa nguyên âm và phụ âm


Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng trước một phụ âm, lại được xen vào
phụ âm "ṃ" làm trung gian.

Ví dụ:
Cakkhu udpā di = cakkhuṃ udapā di
Aṇu + thū lā ni = anuṃ thū lā ni
Manopubba + gamā = manopubbaṅgamā
Yā va c' idha = yā vañc' idha .
Ava + siro = avaṃsiro

6. Ðối với nhóm danh từ "mana"


Những từ ngữ thuộc nhóm danh từ "mana" managaṇasabda khi ghép với từ
khác trong phức hợp ngữ thì có một nguyên âm "o" xen vào thay thế nguyên âm
tận cùng.

Ví dụ:

Aya + patta = ayopatta


Sira + ruha = siroruha
Raha + gata = rahogata
Teja + dhā tu = tejodhā tu.

Ngoài ra, những từ ngữ thuộc nhóm danh từ "mana" khi có tiếp vĩ ngữ phối hợp
(trong chuyển hóa ngữ) thì sẽ có một phụ âm "s" xen vào giữa chúng và tiếp vĩ
ngữ.

Ví dụ:

Sara + ṇa = sā rasa
Ura + ṇa = orasa
Mana + ṇa = mā nasa
Mana + ṇika = mā nasika.

Ghi chú

Xem lại phần danh từ để biết những danh từ nào thuộc nhóm danh từ
mana
Hợp âm giữa ṃ và một nguyên âm hoặc một phụ
âm
1. ṃ trước một phụ âm có thuộc nhóm
ṃ trước một phụ âm có thuộc nhóm (5 nhóm phụ âm) có thể được đổi thành âm
mũi hay mẫu tự thứ năm trong nhóm mà phụ âm ấy thuộc về

Ví dụ:

dī paṃ + karo : dī paṅkaro


raṇaṃ + jaho : raṇañjaho
san + ṭhā naṃ : saṇṭhā naṃ
taṇ + dhanaṃ : tandhanaṃ
taṃ + phalaṃ : tamphalaṃ
sayaṃ + jā to : sayañjā to
amataṃ + dado : amatandado

2. ṃ trước l đôi khi được đổi thành l


Ví dụ:

saṃ + lahuko : sallahuko


puṃ + liṅgaṃ : pulliṅgaṃ
saṃ + lā po : sallā po
paṭisaṃ + lī no : paṭisallī no

3. ṃ trước e hoặc h
ṃ trước e hoặc h đôi khi được đổi thành ñ; ñ trước e được gấp đôi.

Ví dụ:
paccattaṃ + eva : paccattañ – ñ – eva
taṃ + hi tassa : tañ hi tassa
evaṃ + hi vo : evañ hi vo
taṃ + khaṇaṃ + eva : taṅkhaṇañ – ñ – eva

4. ṃ được theo sau bởi y


ṃ được theo sau bởi y, phối hợp với y cũng bị đổi thành "ñ", trường hợp này "y"
lại được đồng hóa để thành ññ.

Ví dụ:

saṃ + yogo : saññogo


yaṃ + yad eva : yaññad eva
142 Giáo trình Pā ḷī – Tập 2
saṃ + yojanaṃ : saññojanaṃ
ā nantarikaṃ + yaṃ ā hu : ā nantarikaññaṃ ā hu.

5. ṃ được theo sau bởi một nguyên âm


ṃ được theo sau bởi một nguyên âm đôi khi trở thành m hoặc d:

Ví dụ:

taṃ + ahaṃ : tam ahaṃ


etaṃ + avoca : etad avoca
kiṃ + etaṃ : kim etaṃ
taṃ + atthaṃ : tam atthaṃ; tad atthaṃ.
taṃ + anattā : tad anattā
yaṃ + idaṃ : yad idaṃ; yam idaṃ.

6. ṃ được theo sau bởi một nguyên âm hoặc một phụ âm


ṃ được theo sau bởi một nguyên âm hoặc một phụ âm đôi khi được hủy bỏ, và
nguyên âm trong vài trường hợp biến thành trường âm

Ví dụ:

tā saṃ + ahaṃ : tā sā haṃ


evaṃ + ahaṃ : evā haṃ
vidū naṃ + aggaṃ : vidū naggaṃ
buddhā naṃ + sā sanaṃ : buddhā nasā sanaṃ
adā siṃ + ahaṃ : adā sā haṃ
ariyasaccā naṃ + dassanaṃ : ariyasaccā na dassanaṃ

7. Một nguyên âm đứng sau ṃ đôi khi bị hủy bỏ


Một nguyên âm đứng sau ṃ đôi khi bị hủy bỏ, sau đó ṃ thường được đổi thành
âm mũi hay mẫu tự thứ năm trong nhóm mà phụ âm cạnh ṃ thuộc về.

Ví dụ:

abhinanduṃ + iti : abhinandun' ti


cakkaṃ + iva : cakkam' va
halaṃ + idā ni : halan' dā ni
tvaṃ + asi : tvaṃ' si
idaṃ + api : idam pi
uttariṃ + api : uttarim pi.

Sau khi xóa nguyên âm sau, nếu sau nguyên âm sau có 2 phụ âm kép liền nhau,
xóa 1 chữ.

Ví dụ:

evaṃ + assa thành evaṃsa;


puphaṃ + assā thành puphaηsā .

Nếu có 3 phụ âm kép phải xóa 1 phụ âm có hình trạng đồng nhau, thí dụ: vuggy
assa thành vugyassa. Nếu phụ âm là asadisasaṃyoga như cakkhvā pā thaη phải
để cả 3 chữ.

8. ṃ đôi khi được xen vào trước một nguyên âm hoặc một
phụ âm
Ví dụ:

cakkhu + udapā di : cakkhuṃ udapā di


aṇu + thū lā ni : aṇuṃ thū lā ni.
manopubba + gamā : manopubbaṅgamā
yā va c' idha : yā vañc' idha
ava + siro : avaṃsiro.

Hợp âm hỗn hợp


Khi i đứng trước một nguyên âm khác, nó được đổi thành y, và chữ y này cùng
với phụ âm đi trước, lại trải qua các biến đổi khác như sau:

t và y thành cc

iti + evaṃ : ity + evaṃ : iccevaṃ.


ati + antaṃ : aty + antaṃ : accantaṃ.
jā ti + andho : jā ty + andho : jaccandho.
iti + ā di : ity + ā di : iccā di.
pati + ayo : paty + ayo : paccayo.

d và y thành jj

yadi + evaṃ : yady + evaṃ : yajjevaṃ.


nadī + ā : nady + ā : najjā .

dh và y thành jjh
adhi + agamā : adhy + agamā : ajjhagamā .
adhi + okā so : adhy + okā so: ajjhokā so.
bodhi + aṅgā : bodhy +aṅgā : bojjhaṅgā .

bh và y thành bbh

abhi + uggacchati : abhy + uggacchati : abbhuggacchati.


abhi + okā so : abhy + okā so : abbhokā so.
abhi + ā cikkhanaṃ : abhy + ā cikkhanaṃ : abbhā cikkhanaṃ.

p và y thành pp

api + ekacce : apy + ekacce : appekacce.


api + ekadā : apy + ekadā : appekadā .

bh và y thành bbh

Labh + ya = labbha
Abhy (abhi) + ā cikkhanaṃ = abbhā cikkha- naṃ.
Abhy (abhi) + uggacchati = abbhuggacchati.

n và y thành ññ

Han + ya = hañña

v và y thành bb

Div + ya = dibba
Siv + ya = sibba

Ngoài ra, trong tiếng Pā li vẫn thường xảy ra tình trạng 2 phụ âm kề nhau, thì
cùng nhau đổi dạng.
j và t thành gg
Bhaj + ta = bhagga

dh và t thành ddh
Budh + ta = buddha

bh và t thành ddh
Labh + ta = laddha

m và t thành nt
Kham + ta = khanta

s và t thành ṭṭh
Das + ta = ḍaṭṭha

Chữ trước bắt đầu bằng eka


Nếu chữ trước bắt đầu bằng eka và chữ sau bắt đầu bằng nguyên âm thì đổi dha
thành da. Ví dụ: ekaṃ + idha + ahaṃ = ekamidā haṃ.

Nếu chữ trước bắt đầu bằng eka và chữ sau không phân biệt nguyên âm hay
phụ âm thì đổi như sau:

dha -> ha : sā dhu + dassanan => sā hudassanaη.


da -> ta : sugado = sugato.
ta -> ṭa : dukkataṃ = dukkaṭaη.
ta -> dha : gantabbo = gandhabbo.
ta -> tra : attajo = atrajo.
ga -> ka : kulupago = kulupako.
ra -> la : mahā sā ro = mahā sā lo.
ya -> ja : gavayo = gavajo.
va -> ba : kuvato = kubbato.
ya -> ka : sayaη = sakaη.
ja -> ya : nijaη = niyaη.
ta -> ka : niyato = niyako.
ta -> ca : bhato = bhacco.
pa -> ph : nippati = nipphati.

Nguyên âm hoặc phụ âm ở phía sau đổi như vầy:

Đổi abhi làm abbha thí dụ abhi + uggacchati = abbhuggacchati.

adhi -> ajjha : adhi + okā so = ajjhokā so.


ava => o : ava + naddhā = onaddhā .

You might also like