Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

MỘT SỐ BÀI THƠ MỚI TIÊU BIỂU

1. VỘI VÀNG
2. ĐÂY THÔN VĨ DẠ
3. TRÀNG GIANG
4. MƯA XUÂN
5. NHỚ RÙNG
6. TIẾNG THU

BÀI 1: Vội vàng – XUÂN DIỆU


Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,


Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
I. Đôi nét về tác giả Xuân Diệu
- Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu
- Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội sống
bằng nghề viết văn
- Tham gia Cách mạng ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
- Các tác phẩm chính:
+ 15 tập thơ, mở đầu là tập Thơ thơ
+ một số tập văn xuôi: Phấn thông vàng
+ một số tập tiểu luận, phê bình nghiên cứu văn học
- Phong cách nghệ thuật:
+ trước Cách mạng tháng Tám Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
• Một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới: khao khát giao cảm với đời, yêu đời ham sống đến
bồng bột
• Quan niệm sống mới: sống mãnh liệt hết mình, thời gian một đi không trở lại⇒ hối thúc sống
vội vàng
• Quan niệm thẩm mĩ mới: chỉ có con người giữa tuổi trẻ tình yêu là đẹp nhất (thời xưa thiên
nhiên là chuẩn mực của cái đẹp)
• Những cách tân nghệ thuật táo bạo: câu từ rất lạ rất tây
+ sau cách mạng tháng Tám có nhiều thay đổi
- Vị trí:
+ là ông Hoàng thơ tình Việt Nam
+ là nhà thơ lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo
II. Đôi nét về tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu)
1. Xuất xứ
- Rút ra trong tập Thơ Thơ
- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2. Bố cục
- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng
- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của
cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt
4. Giá trị nghệ thuật
- Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận,
gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ
III. Dàn ý phân tích Vội vàng (Xuân Diệu)
1. Tình yêu trần thế tha thiết
a. Ước muốn kì lạ
- Tắt nắng, buộc gió đó đều là những ước muốn không thể thực hiện được ⇒ tác giả muốn níu giữ
thời gian,níu giữ những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống, muốn bất tử hóa hương sắc mùa xuân trần
thế
- Thể thơ ngũ ngôn cùng điệp từ Tôi muốn được sử dụng hiệu quả
b. Mùa xuân thiên đường trên mặt đất
- Câu thơ bất ngờ kéo dài mở rộng tám chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống, nhịp thơ nhanh hơn,
đồn dập hơn, gợi niềm háo hức say mê
- Điệp từ này đây chỉ sự phong phú, giàu có, đầy đủ, gần gũi muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non tràn đầy xuân sắc, gắn với tình yêu tuổi trẻ: những thảm cỏ xanh non,
lá non cành tơ phơ phất, hoa đua nhau khoe sắc dâng mật ngọt, ong bướm đắm say, ái ân tuần tự,....
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tháng riêng ngon như một cặp môi gần đầy sáng tạo mới mẻ, thú vị
- Tất cả hài hòa cộng hưởng cùng vẽ nên mùa xuân – thiên đường trên mặt đất
⇒ Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến mọi người: sự đẹp đẽ, tinh túy nhất không phải tìm đâu xa mà nó là
cuộc sống xung quanh chúng ta, hãy yêu mến gắn bó hết mình với cuộc sống
- Hai câu cuối đoạn thơ 1 là niềm tiếc nuối mùa xuân ngay khi nó còn tồn tại:
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
2. Quan niệm thời gian, tuổi trẻ, tình yêu
a. Đẹp nhất là con người giữa tình yêu và tuổi trẻ
- Thi nhân xưa luôn coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp
- Xuân Diệu lấy con người giữa tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp ở đời
b. Quan niệm sống mới
- Xuân Diệu đã nồng nhiệt khẳng định thiên đường ở ngay trên mặt đất trong cuộc sống này
- Vậy nên hãy sống cao độ, quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời này nhất là những khoảnh
khắc của tuổi trẻ, tình yêu
3. Lí do tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ
- Với Xuân Diệu mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại thế nên thi sĩ tiếc nuối, lo âu
- Hàng loạt các câu thơ định nghĩa, điệp ngữ nghĩa là đã giúp thi nhân khẳng định chắc nịch mùa
xuân, tuổi trẻ sẽ qua sẽ hết sẽ già, sẽ mất
- Giữa cái mênh mông vô cùng, vô tận của vũ trụ, thời gian, sự hiện diện của con người, tuổi trẻ là
quá ngắn ngủi mong manh
- Lời thơ chứa đựng nỗi ngậm ngùi mới mẻ mà thấm thía
- Và tác giả đã cảm nhận rõ mồn một sự phoi pha phai tàn đang âm thầm diễn ra: thời gian rớm vị
chia phôi, sông núi than thầm tiễn biệt, từ cơn gió xinh đến ngọn lá biếc đến bày chim non đều
ngậm ngùi vì sự tàn úa, phôi phai
4. Lời đề nghị và biểu hiện của cách sống vội vàng
- Xuân Diệu giục giã hối thúc mọi người hãy sống chạy đua với thời gian, sống vội vàng: Mau đi
thôi mùa chưa ngả chiều hôm
- Câu thơ 3 chữ Tôi muốn ôm rất đặc biệt gợi hình ảnh cái tôi ham hố đang ôm trọn tất cả sự sống
mơn mởn
- Thi sĩ muốn tận hưởng tât cả những gì non nhất, ngon nhất của sự sống: đó là mây đưa và gió
lượn, cánh bướm với tình yêu, là non nước và cây và cỏ rạng
⇒ Với Xuân Diệu nàng xuân phải thanh tân và quyến rũ
- Đâu chỉ có thế thi sĩ còn muốn tận hưởng thiên nhiên như tận hưởng ái tình và phải đạt đến độ
ngây ngất no nê:
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Và thậm chí là tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây ngất:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
5. Nghệ thuật
- Giọng thơ yêu đời vồ vập thấm vào từng câu từng chữ
- Câu ngắn dài đan xen linh hoạt, nhịp thơ nhanh mạnh
- Hàng lạt các điệp từ, điệp ngữ tuôn trào hối hả, dồn dập
- Tất cả tạo nên một hơi thở sôi nổi, mãnh liệt chưa từng thấy
Nội dung bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

BÀI 2: ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ


Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,


Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?

I. Đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử


- Hàm Mặc Tử (1912 - 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí
- Ông sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo theo đạo thiên chúa, từng làm công chức ở Bình
Định sau ra Sài Gòn làm báo
- Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn chữa bệnh và mất ở trại phong Quy Hòa
- Các tác phẩm chính:
+ thơ: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí,Cẩm châu duyên
+ kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội
+ thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng
- Phong cách nghệ thuật:
+ là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới
+ diện mạo thơ ông hết sức phức tạp và đầy bí ẩn, thấm đượm một tình yêu đau đớn hướng về
cuộc đời trần thế
+ thơ ông hướng nội, khuynh hướng quay vào nội tâm, ít kể tả theo cái nhìn của con mắt
II. Đôi nét về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ điên về sau đổi thành Đau thương
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm ảnh về phong cảnh Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc- người
mà Hàm Mặc Tử ôm ấp mối tình đơn phương khi còn làm ở sở Đạc Điền
2. Bố cục
- Đoạn 1: vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ
- Đoạn 2: cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ
- Đoạn 3: hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu
đời, yêu người
4. Giá trị nghệ thuật
- Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng
III. Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
1. Khổ 1: vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tưởng tượng của thi sĩ
- Câu thơ đầu tiên mang hình thức câu hỏi tu từ vừa như lời mời gọi tha thiết yêu thương lại như lời
tự trách bản thân
- Bao trùm bài thơ là niềm thích thú say mê, lòng yêu mến tán thưởng vẻ đẹp của cảnh sắc thôn Vĩ.
Hàng loạt các hình ảnh về thôn Vĩ hiện lên rất rõ ràng, chân thực tưởng như thi sĩ đang đứng trước
cảnh sắc thôn Vĩ mà nâng niu, ngắm nhìn:
+ hình ảnh nắng hàng cau nắng mới lên mang một vẻ đẹp lấp lánh tinh khiết. Câu thơ lưu lại một
khoảnh khắc thật đẹp khi ngắm nhìn nắng mới trải dần trên những lá cau non
+ cảnh vườn ai mướt quá xanh như ngọc thật đẹp thật độc đáo
• Từ mướt và hình ảnh so sánh xanh như ngọc đã cộng hưởng hòa lên vẻ đẹp đầy sức cuốn hút
của vườn Vĩ Dạ
• Một màu xanh mướt óng ả, non tơ đến nuột nà phủ lên khắp khu vườn. cả khu vườn tựa như
một viên ngọc bích khổng lồ không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn lan tỏa ánh xanh
• Từ mướt quá bộc lộ sự trầm trồ của thi sĩ, chứng tỏ Hàn Mặc Tử đang say sưa trong hồi tưởng
• Đại từ phiếm chỉ ai xa vời mông lung chứa đựng một nỗi u buồn, xót xa
- Hình ảnh Lá trúc che ngang mặt chữ điền trong câu thơ cuối thật thú vị, ẩn chứa nhiều cách hiểu
khác nhau:
+ đó có thể là khuôn mặt phúc hậu mang nét dịu dàng, duyên dáng của những cô gái Huế ⇒ hình
ảnh thơ gợi sự hòa điệu giữa người và cảnh
+ lại có thể hiểu đó là gương mặt thi sĩ khi trở về thôn Vĩ nhưng trong hoàn cảnh lén lút, vụng
trộm⇒ câu thơ là niềm yêu đời mãnh liệt của tâm hồn trĩu nặng mặc cảm chia lìa
⇒ Cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp nhưng chỉ trong hòai niệm
2. Khổ 2: cảnh sông nước xứ Hếu đêm trăng và tâm trạng thi sĩ
a. Cảnh sông nước đêm trăng
- Chỉ vài nét chấm phá Hàn Mặc Tử đã gợi dậy thần thái, linh hồn của Huế trong đêm trăng thơ
mộng: mây trời đìu hiu, sông nước lặng tờ, thuyền ai gối bãi ăm ắp đầy trăng
- Cảnh sắc êm đềm uyền ảo mà tĩnh lặng, u buồn
b. Tâm trạng thi sĩ
- Mặc cảm chia lìa trong hình ảnh Gió theo lối gió, mây đường mây
+ câu thơ hằn lên sự chia lìa ngang trái trớ trêu: gió mây vốn luôn quấn quýt với nhau mà giờ đây
gió một đằng, mây một nẻo
+ sự chia lìa thấm vào hình ảnh hằn lên trong nhịp điệu thơ: nỗi đau tuyệt giao với cuộc đời của
thi sĩ
- Nỗi cô đơn bơ vơ trong hình ảnh: Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
+ một nỗi buồn bâng khuâng mà da diết, khắc khoải phảng phấp trong câu thơ để rồi thấm đượm
và hồn người đọc
+ danh từ lay tự nó không vui, không buồn nhưng đặt trong câu thơ này sao lại gợi một nỗi buồn
hiu hắt đến thế
+ hình ảnh hoa bắp lay thật tủi sầu như ám lấy thi sĩ- thân phận bị cuộc đời xa lánh tẩy chay
- Nỗi niềm trông ngóng vu vơ, vô vọng
+ Hàm Mặc Tử ao ước có trăng trở về với mình. Câu thơ như lời khẩn cầu da diết, khắc khoải đến
cháy bỏng
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
+ thật xót xa khi hiện thực khiến thi sĩ tuyệt vọng: cơ hội ngắm trăng ngắn ngủi trong tối nay mà
trăng thì lại ở mãi ngoài kia xa vời vợi, con thuyền chở trăng thì vu vơ, phiếm chỉ
3. Khổ 3: Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng hoài nghi
- Ao ước có trăng không thành, thi sĩ mơ tưởng về người thôn Vĩ. Nhưng trong giấc mơ người
thương yêu thủa nào đã là khách đường xa
- Bóng hình người thương vừa hiện ra đã chợt mất hút
- Hình bóng người thương hiện lên thật ám ảnh: Áo em trắng quá nhìn không ra cực tả sắc trắng lạ
lùng của áo em thi sĩ muốn gửi gắm nỗi niềm đắm say trước vẻ đẹp lộng lẫy của người yêu dấu
cùng nỗi tuyệt vọng bất lực giữa anh và em là vực sâu thăm thẳm, em là thiên thần còn anh là tội đồ
trong địa ngục tối tăm
- Thi sĩ đành ngậm ngùi trở về thực tại ở đây là trại phong lạnh lẽo, mịt mù sương khói phủ mờ cả
bóng anh ta nghe như có tiếng dội đau thương của kiếp người bị lãng quên trong lãnh cung xa
thẳm
- Bám víu cuối cùng của thi sĩ là chút tình với cuộc đời ngoài kia nhưng cũng mong manh xa vời
lắm: Ai biết tình ai có đậm đà?
⇒ câu thơ đọng lại tình yêu hướng về cuộc đời trần thế mãn liệt mà vô vọng, đau đớn
4. Nghệ thuật
- Cảm xúc nổi bật thấm đẫm bài thơ là niềm đau thương nhưng mạch thơ hết sức tự do, phóng túng
- Cảm xúc tinh tế, tài hoa, bút pháp gợi tả với những hình ảnh biểu tượng mở ra khoảng trống mênh
mang đế người đọc tự suy ngẫm, liên tưởng
- Ngôn từ trong sáng tinh tế, có khả năng gợi hình biểu cảm cao

BÀI 3: TRÀNG GIANG – HUY CẬN


Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
H.C.
(Tặng Trần Khánh Giư)

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,


Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,


Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

I. Đôi nét về tác giả Huy Cận


- Huy Cận ( 1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận
- Ông tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau
- Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh
nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca
- Các tác phẩm chính:
+ các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những
năm sáu mươi,...
+ văn xuôi: Kinh cầu tự
- Phong cách nghệ thuật: thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí
⇒ Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại
II. Đôi nét về tác phẩm Tràng Giang (Huy Cận)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939
- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la,
vắng lặng
2. Bố cục
- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân
- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ
- Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình
người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha
4. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại
III. Dàn ý phân tích Tràng Giang (Huy Cận)
1. Nhan đề, lời tựa
- Gợi cảm giác con sông kéo dài mênh mông, gợi mạch cảm xúc của bài thơ
- Lời tựa: thâu tóm được tất cả tình và cảnh trong bài thơ
2. Khổ 1
- Hình ảnh quan sát trên dòng sông rất chân thực nhưng giàu sức gợi
+ sóng gợn nhẹ nhàng lan tỏa đến vô cùng, gợi nỗi buồn miên man
+ con thuyền buông mái chèo một cách thụ động, mặc cho nước đưa đẩy, gợi sự lênh đênh. So
với dòng sông con thuyền hết sức nhỏ bé
+ hình ảnh nước song song, thuyền về nước lại không hứa hẹn sự gặp gỡ mà chỉ là chia lìa, xa
cách
+ câu thơ: Củi một cành khô lạc mấy dòng đặc biệt gợi cảm. Nó gợi nghĩ tới thân phận cá thể nhỏ
nhoi, bơ vơ giữa dòng đời
- Sử dụng hiệu quả phép đối (buồn điệp điệp- nước song song, sầu trăm ngả- lạc mấy dòng), từ láy
âm (điệp điệp, song song), tương phản giữa cá thể và vũ trụ
⇒ Khổ thơ gợi nỗi buồn về sự chia li, tách biệt thiếu giao cảm giữa cá thể với nhau, đặc biệt là nỗi
buồn về kiếp người nhỏ bé vô định
3. Khổ 2
- Hai câu đầu nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều:
+ đứng trước không gian ấy con người càng cô đơn, khao khát được nghe thấy âm thanh của cuộc
sống con người
+ nhưng chợ chiều đã vãn, không gian càng vắng lặng u tịch
- Hai câu cuối không gian được mở ra chiều chiều:cao, sâu, rộng, dài. Trong cái vũ trụ vô cùng,
thăm thẳm không chỉ cảnh vắng cô liêu mà lòng người cũng như rợn ngợp bởi sự nhỏ bé, lạc loài
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ chọn lọc đắt giá, giàu giá trị gợi hình biểu cảm: liu điu, lơ thơ, sâu chót
vót,.... Ngắt nhịp thơ hiệu quả
4. Khổ 3
- Cái hiện hữu trước mắt là những hình ảnh gợi sự lênh đênh vô định (bèo dạt về đâu) và tĩnh lặng,
cô liêu (bờ xanh tiếp bãi vàng)
- Hình ảnh mà thi sĩ khao khát tìm kiếm là chuyến đò ngang là cây cầu như sự phủ định đã nằm
ngay trong từ điệp từ không
- Cảm thức cô đơn về sự lạc loài trước cảnh sông dài trời rộng đã khiến nhà thơ mong được đón
nhận tiếng nói con người, mong được nhìn thấy sự giao lưu gần gũi giữa con người với con người
nhưng tất cả vẫn bị ngăn cách (hình ảnh con đò, chiếc cầu tượng trưng cho sự giao lưu đôi bờ nhưn
không có) nỗi buồn về cuộc đời, về nhân thế
5. Khổ 4
- Mang màu sắc Đường thi khá rõ từ những hình ảnh ước lệ đến cách dùng các thi liệu thơ Đường
+ hình ảnh Lớp lớp mây cao đùn núi bạc lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ chỉ sự hùng vĩ của thiên
nhiên nhưng câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng
+ hai câu thơ cuối phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu
- Hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc lại mang tính hiện đại: cái tôi cô đơn,
bơ vơ, rợn ngợp trước cuộc đời
+ hình ảnh Chim nghiêng cánh nhỏ gợi cảm giác chấp chới, rợn ngợp
+ nỗi nhớ nhà dợn dợn trong lòng, đó là nỗi khao khát tìm đến chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống
vắng của tác giả
6. Nghệ thuật
- Vẻ đẹp cổ điển thể hiện trên nhiều phương diện:
+ mỗi dòng 7 chữ ngắt nhịp đều đặn, mỗi khổi 4 dòng, tách ra như bài thơ tứ tuyệt
+ cách thức miêu tả thiên nhiên theo bút pháp hội họa cổ điển: một vài nét đơn sơ nhưng ghi được
hồn tạo vật
+ tả cảnh ngụ tình
+ sự trang nhã, thanh thoát từ hình ảnh, ngôn từ
- Chất hiện đại thể hiện trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi
lãng mạn đương thời
BÀI 4: MƯA XUÂN – NGUYỄN BÍNH
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,


Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.

Lòng thấy giăng tơ một mối tình.


Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ,
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,


Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem.

Em xin phép mẹ vội vàng đi,


Mẹ bảo: xem về kể mẹ nghe.
Mưa nhỏ nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,


Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay đường cửi lạnh,
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Chờ mãi anh sang anh chả sang,


Thế mà hôm nọ hát bên làng.
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.

Mình em lầm lụi trên đường về,


Có ngắn gì đâu môt dải đê!
Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt,
Lạnh lùng em tủi với đêm khuya.

Em giận hờn anh cho đến sáng,


Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì.
“- Thưa u họ hát...” Rồi em thấy
Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,


Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ,
Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày.

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!


Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ Hội Đặng đi ngang ngõ,
Để mẹ em rằng hát tối nay?
(1936)
I. Tác giả
- Tên: tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
- Năm sinh: 1918 - 1966
- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.
- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.
- Mất đột ngột 20/01/1966.
- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn
và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.
- Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.
+ Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể
hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy
cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc
những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong
cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.
- Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì
tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....
- Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...).
2. Cảm nhận về tác phẩm
“Mưa xuân” của Nguyễn Bính được viết năm 1936, là một trong những bài thơ tiêu biểu của
“tình quê, chân quê, hồn quê” Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Bài thơ được kết cấu theo lời kể của nhân vật, theo trình tự thời gian, một trong những đặc điểm nổi
bật của nhiều tác phẩm thơ Nguyễn Bính: thơ có cốt truyện, có nhân vật, có cao trào, có kết thúc,
một câu chuyện thơ hoàn toàn có thể kể lại được bằng văn xuôi một cách rõ ràng, có đầu có đuôi,
thậm chí có thể viết lại thành một truyện ngắn. Nhân vật chính trong bài thơ là một cô thôn nữ quen
thuộc ta thường gặp trong thơ Nguyễn Bính. Câu chuyện của cô được bắt đầu với lời giới thiệu về
chính mình:
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa
Sử dụng nghệ thuật so sánh phổ biến của dân gian “cụ thể hóa những điều trừu tượng thành vật chất
cụ thể”, cô thôn nữ sống bằng nghề canh cửi với nét trẻ trung, hồn nhiên, trong trắng, chưa hề
vướng bận chuyện riêng tư, một cô gái vẫn đang sống trong vòng tay yêu thương, sự ôm ấp, chở
che của người mẹ được so sánh với cây lụa trắng mới dệt xong. Với cô gái ấy, mọi chuyện chỉ bắt
đầu từ “bữa ấy”:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”
Sự việc xảy ra không có mốc thời gian cụ thể, chỉ là “bữa ấy”, trong không gian mùa xuân: “mưa
xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” rất tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ. Đó quả là
một khung cảnh nên thơ, lãng mạn và ấm áp. Mưa xuân xuất hiện lần đầu trong bài thơ và cũng là
mưa đầu xuân “phơi phới bay”. Cùng với mưa xuân là những cánh hoa xoan góp phần tô điểm cho
không khí rạo rực của những ngày đầu xuân. Đó là những bông hoa xoan bé nhỏ, khiêm nhường,
giản dị, không cầu kỳ phô trương sắc đẹp, là biểu tượng đẹp của nông thôn Việt Nam. Trong khung
cảnh ấy, một cô gái đang ở tuổi chớm yêu không thể không cảm thấy “phơi phới” trong lòng, cùng
câu nói như thể vô tình của người mẹ đã khiến cô nhớ đến một người. Đó là “một mối tình”, mối
tình “giăng tơ” ấy khiến cô “ngừng tay thoi”:
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
“Hình như”, “có lẽ” vốn là những từ ngữ chỉ sự nghi vấn, nhưng ở đây lại được Nguyễn Bính sử
dụng để diễn tả sự e ấp, duyên dáng của người con gái, đồng thời cũng là sự khẳng định những
cung bậc, trạng thái tình cảm của người con gái trong tình yêu. Cùng với sự khẳng định ấy là sự
thấp thỏm, hồi hộp và niềm tin tưởng đối với chàng trai đã từng hò hẹn với mình:
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chẳng sang xem!
Trong tâm trạng đó, cô “vội vàng” đi xem hát, khi hàng xóm đã lên đèn, khi những hạt mưa xuân
vừa đủ chấm lạnh bàn tay… Cô tin vào tình yêu của mình biết bao, vì thế mà “mưa bụi nên em
không ướt áo”, “thôn Đoài cách có một thôi đê”. Một “thôi đê” chỉ là một khoảng cách rất gần, nó
dường như không đủ dài để cô trải nỗi lòng náo nức, say mê của mình:
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chẳng thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em
Đêm hội diễn ra thật náo nhiệt, tưng bừng. Nhưng khi tất cả mọi người đều mải miết “vào đám hát
thâu đêm” thì cô gái lại “mải miết” tìm chàng trai, chẳng thiết xem hát. Đám hát ấy chỉ là cái cớ để
cô tìm gặp người ấy mà thôi…
Sử dụng thành ngữ “năm tao bảy tuyết” để thể hiện sự trách móc, dỗi hờn của cô gái, Nguyễn Bính
đã thể hiện thật sâu sắc nỗi thất vọng của cô khi cô chờ mãi, tìm mãi mà vẫn không thấy người ấy,
“để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng”…
Trên đường từ đám hát trở về, thay thế cho hình ảnh một cô gái vội vàng, hớn hở lúc ra đi là một cô
gái hoàn toàn khác trên con đường đê quen thuộc:
Mình em lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
Ta có thể hình dung cảnh trời đêm, canh khuya yên tĩnh, cô gái từ đêm hội một mình “lầm lụi” trở
về, trên con đường cũ lúc ra đi với những hạt mưa trĩu nặng, lạnh lùng…Nỗi thất vọng, sự
hẫng hụt, buồn tủi vì sự lỡ hẹn của chàng trai dường như đã khiến cho con đường đê vốn “cách có
một thôi đê”, vẫn con đường đê ấy nhưng nỗi thất vọng đã làm cho nó bỗng như dài dằng dặc,
những hạt mưa bụi cũng không còn “phơi phới bay” mà bỗng chốc cũng trở nên trĩu nặng… Bằng
sự cảm nhận sâu sắc về thế giới tâm trạng con người, thông qua những hình ảnh quen thuộc của
mùa xuân, nhà thơ đã diễn tả thật tinh tế mối đồng cảm giữa không gian và tâm trạng con người,
nhất là tâm trạng của người con gái khi yêu.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”.
Mưa xuân và hoa xoan, những chứng nhân cho câu chuyện của cô gái lại xuất hiện khi câu chuyện
khép lại, hội chèo làng Đặng ra về qua ngõ. Vẫn là hình ảnh những hạt mưa xuân, hoa xoan của
“bữa ấy” nhưng tất cả đã mang màu sắc khác: mưa xuân ngại bay, hoa xoan tan nát, hội chèo kết
thúc, mùa xuân đã cạn ngày;Tất cả những hình ảnh đó cho ta cảm nhận về một góc tâm trạng khác
của người con gái trong tình yêu, cũng là cảm nhận về một sự kết thúc, một cái kết buồn từ trong
tâm trạng của con người, bởi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”(Nguyễn Du).
“Mưa xuân” là một câu chuyện về những rung động đầu đời nhẹ nhàng, thầm kín và mãnh liệt của
tình yêu. Nó cho ta một cảm nhận về tình yêu dù ở lứa tuổi nào, thời đại nào, được nhìn nhận dưới
góc độ nào vẫn lung linh những cung bậc, sắc màu của cuộc sống, như tình yêu của cô thôn nữ, dù
thất vọng nhưng vẫn luôn ẩn chứa những hy vọng, chờ mong: “Bao giờ em mới gặp anh”, “bao giờ
hội Đặng đi ngang ngõ?” Những câu hỏi như một lời thầm nhắc nhở, như một niềm hy vọng, cho
dù niềm hy vọng ấy có thể còn xa xôi.
Tình yêu của tuổi trẻ luôn được gắn với mùa xuân, mùa của hội hè, đình đám, lễ hội, mùa của hẹn
hò, chính bởi vậy, với một cô gái mới đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tất cả với cô mới chỉ bắt đầu

BÀI 6: NHỚ RỪNG – THẾ LỮ


(Lời con hổ ở vườn Bách thú)
Tặng Nguyễn Tường Tam

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,


Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,


Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,


Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
*
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!


Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

I. Đôi nét về tác giả Thế Lữ


- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ
- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945)
+ Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị...
+ Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong xây dựng ngành kịch nói ở nước ta
+ Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…
- Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng.
II. Đôi nét về bài thơ Nhớ rừng
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935
2. Bố cục
- Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
- Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt
3. Nội dung
- Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức
yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh
ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất
nước bấy giờ.
4. Nghệ thuật
- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.
III. Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ rừng
I/ Mở bài
- Đề tài yêu nước luôn là một đề tài lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam
- Đối với các nhà thơ Mới, họ thường gửi gắm nỗi niềm thầm kín trong thơ của mình và Thế Lữ
cũng vậy, ông gửi gắm nỗi lòng yêu nước thông qua “Nhớ rừng”
II/ Thân bài
1. (Đoạn 1+4): Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
a. Đoạn 1
- Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi
- Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát,
nghiền tan
- “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể ⇒ Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm
chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực
- “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé,
dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng
⇒ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán
⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, Căm hờn và phẫn uất trong
cảnh đời tối tăm.
b. Đoạn 4
- Cảnh tượng vẫn không thay đổi, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang ⇒ tầm
thường giả dối
⇒ Cảnh tù túng đáng chán, đáng ghét
⇒ Cảnh vườn bách thú là thực tại của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ cú
người dân đối với xã hội đó
2. (Đoạn 2+3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
a. Đoạn 2
- Cảnh núi rừng đầy hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ nghiêm thâm
- Những tiếng “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” ⇒ Sự hoang dã của chốn thảo hoa không tên
không tuổi
⇒ Những từ ngữ được chọn lọc tinh tế nhằm diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao mạnh mẽ, bí ẩn
thiếng liêng
- Bước chân dõng dạc đường hoàng ⇒ vẻ oai phong đầy sức sống
⇒ Vẻ oai phong của con hổ khiến tất cả đều phải im hơi, diễn tả vẻ uy nghi, dũng mãnh vừa mềm
mại vừa uyển chuyển của vị chúa sơn lâm
b. Đoạn 3
- “Nào đâu ... ánh trăng tan”⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn
- “Đâu những ngày ...ta đổi mới” ⇒ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn
đổi mới.
- “Đâu những bình minh...tưng bừng”⇒ cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc
ngủ của chúa sơn lâm.
- Cảnh tượng cuối cùng cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể
muôn loài
⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và
con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng
3. (Đoạn 5): Niềm khao khát tự do mãnh liệt
- Sử dụng câu cảm thán liên tiếp⇒ lời kêu gọi thiết tha ⇒ khát vọng tự do mãnh liệt nhưng bất lực
⇒ Nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt
⇒ Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô
lệ và tiếc nhớ những năm tháng tự do oanh liệt với những chiế thắng vẻ vang trong lịch sử
III/ Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật chủ đạo làm nên thành công của tác phẩm
- Liên hệ bài học yêu nước trong thời kì hiện nay

BÀI 6: TIẾNG THU – LƯU TRỌNG LƯ


Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực


Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu


Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

I. Vài nét về tác giả Lưu Trọng Lư


Lưu Trọng Lư là nhà văn, nhà thơ và nhà soạn kịch nổi tiếng của Việt Nam, sinh ngày 19 tháng 6
năm 1911 và mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1991. Quê quán của ông là làng Cao Lao Hạ, xã Hạ
Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông lớn lên trong một gia đình người Quan thoại bản địa
và đã trải qua thời niên thiếu tại trường tỉnh trước khi chuyển đến Hà Nội để tiếp tục học vấn.
Sau một thời gian học, Lưu Trọng Lư rời bỏ giảng đường để theo đuổi sự nghiệp văn chương, trở
thành một giáo viên viết văn và làm báo để kiếm sống. Đến năm 1932, ông là một trong những
người đầu tiên ủng hộ và thúc đẩy phong trào Thơ mới tại Việt Nam.
Trong giai đoạn từ 1933 đến 1934, ông sáng lập Ngân Sơn tùng thư tại Huế và năm 1941, tác phẩm
thơ của ông được giới thiệu trong tập Thi Nhân do Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn.
Sau Cách mạng tháng Tám, Lưu Trọng Lư tích cực tham gia các hoạt động văn hóa dân tộc tại
Huế. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ông cũng đóng góp tích cực trong các hoạt động
văn nghệ tuyên truyền tại Bình Trị Thiên và Liên khu IV.
Ông để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa và nghệ thuật Việt Nam, trở thành một biểu tượng quan
trọng của thời kỳ và là một nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau. Sau năm 1954, ông công tác ở Bộ
Sân khấu và là tổng thư ký của Hội Sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông trở thành hội viên Hội nhà
văn Việt Nam.
II. Hoàn cảnh sáng tác Tiếng Thu
Tuổi thơ của nhà thơ Lưu Trọng Lư trôi qua bên bờ sông Gianh ở Quảng Bình, nơi ông thường
xuyên theo đuổi những đứa trẻ chăn trâu trong các gia đình nghèo. Ông viết những lá thư cảm
động, đồng thời làm thơ, nhằm mang lại sự an ủi và hy vọng cho những người vợ trẻ, những người
phải chờ đợi chồng của họ, những người đã bị gửi đi chiến đấu ở các chiến trường châu Âu trong
thời kỳ chiến tranh với người Pháp.
Như vậy, ông từng bước hiểu được nỗi đau và tâm trạng của những người dân bình thường, của
những người phụ nữ giữa làng quê yên bình, nơi sông Gianh chảy qua. Ngôi nhà thời thơ ấu của
Lưu Trọng Lư là nơi chứa đựng một bức tranh tượng trưng với hình ảnh một con nai hồn nhiên.
Bức tranh này, cùng với hình ảnh mùa thu đẹp đẽ của quê hương và những người phụ nữ chờ đợi
chồng trở về, đã gieo vào tâm hồn ông những cảm xúc sâu sắc. Từ những trải nghiệm và nguồn
cảm hứng này, bài thơ Tiếng thu ra đời. Sự kết hợp với âm nhạc tuyệt vời của nhạc sĩ Phạm Duy đã
làm cho bài thơ lan tỏa rộng rãi hơn, trở thành một lời gọi đến hòa bình, gửi đi thông điệp nhân văn
và lòng nhân ái.
III. Nội dung và ý nghĩa bài thơ Tiếng thu
Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?
Bắt đầu bài thơ, nhà thơ Lưu Trọng Lư đặt câu hỏi đầu tiên dành cho độc giả, sử dụng đại từ phiếm
chỉ “Em”. Câu hỏi này không chỉ kích thích cảm xúc sâu sắc và trữ tình của người đọc về mùa thu
mà còn tạo nên không khí của mùa này với hình ảnh “ánh trăng mờ” đặc trưng, khiến tâm hồn
chúng ta thổn thức trong sự chuyển đổi của thiên nhiên.
Tuy nhiên, những câu thơ này không mang đến sự vui vẻ hay nhẹ nhàng, mà lại tạo ra một cảm xúc
man mác buồn và mơ hồ. Để làm rõ điều này, nhà thơ tiếp tục mô tả một hình ảnh mới, đó là một
người “cô phụ” nhớ về một “kẻ chinh phụ”. Mùa thu trong “Tiếng thu” trở nên man mác buồn khi
có một người vợ cô độc, không có chồng bên cạnh, vì chồng của cô đang tham gia chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc. Điều này khiến tâm hồn của Lưu Trọng Lư “rạo rực” lên một nỗi buồn khó tả, chỉ có
thể tâm sự qua dòng thơ “Em không nghe…?”.
Bức tranh mùa thu cuối cùng không được mô tả lãng mạn và vui vẻ như những mùa thu khác.
Người “cô phụ” không trải qua hạnh phúc trọn vẹn khi không có chồng bên cạnh, và rừng thu với lá
rụng xuống khắp nơi trở nên đẹp đẽ nhưng tĩnh lặng, ảm đạm với tiếng lá thu kêu “xào xạc”, làm
tăng thêm sự cô đơn và trống vắng trong tâm hồn của người đọc và “cô phụ”.
Trong khung cảnh đó, nhà thơ Lưu Trọng Lư đột ngột mô tả một chú “nai vàng” đang ngơ ngác đạp
lên đống lá khô. Rừng thu rộng lớn lại chỉ có một chú nai vàng đơn độc, không tung tăng vui đùa
cùng những con vật khác, tạo ra một khung cảnh mơ mộng nhưng cũng man mác buồn thêm. Chú
nai một mình giống như nàng cô phụ, hoặc có thể đó là biểu tượng của nhà thơ nhắc nhở về sự cô
đơn và trống vắng của chính bản thân ông.
KẾT LUẬN:
Bài thơ Tiếng thu thực sự là một tác phẩm văn học xuất sắc mô tả về mùa thu trong kho tàng văn
hóa Việt Nam. Qua những dòng thơ, chúng ta không chỉ trải qua không khí của mùa thu, nồng nàn
và dịu dàng, mà còn cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và đầy tình cảm của nhân vật trữ tình thông
qua hình ảnh của người phụ nữ nhớ về người chồng đã mất. Lưu Trọng Lư đã thành công trong
việc diễn đạt một cách xuất sắc về một mùa thu đậm đà cảm xúc, gửi đến độc giả những trải
nghiệm tuyệt vời.
Tiếng thu đã để lại những suy nghĩ sâu sắc cho độc giả, như một chiếc cửa sổ thứ hai mở ra nhìn
vào thế giới thơ độc đáo của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm không chỉ làm cho chúng ta trải nghiệm mùa
thu trong sự mơ màng và không ngừng của nhà thơ, mà còn khám phá nỗi lòng đau thương, tình
cảm sâu lắng của người phụ nữ, những tâm tư của người vợ đối với người chồng đang chiến đấu xa
xôi.

You might also like