Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

3.2.

Đánh giá tác động và đề xuất biện pháp, công trình bảo vệ
môi trường trong giai đoạn vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.1. Tác động đến môi trường không khí
Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ gia tăng lưu lượng các phương
tiện qua lại các cầu và tuyến đường. Đây sẽ là nguồn phát sinh ô
nhiễm do khí thải.
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với
nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường
không khí một lượng khói thải tương đối lớn chứa các chất ô nhiễm
như NO2, CO, CO2, VOC... Nồng độ các khí này phụ thuộc vào
mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực các công trình

3.2.1.2. Tác động đến môi trường nước


Số ngày mưa với lượng mưa bất thường tăng, ảnh hưởng đến
khả năng thoát nước và gây ngập úng cục bộ do hệ thống thoát
nước tạm thời không kịp đáp ứng.
Triều cường và mưa lớn sẽ gây ngập các khu vực. Nước ngập
sẽ gây nên tình trạng mất vệ sinh nơi công trường, nhất là đối với
hạng mục dự án trong các tuyến hẻm và tuyến cống.
Việc ngập lụt cục bộ tại các hạng mục công trình của Dự án
không chỉ gây thiệt hại về vật mà còn có ảnh hưởng đến môi
trường, đến cảnh quan khu vực và đến đời sống sinh hoạt của
người dân trong khu vực Dự án.
Theo kịch bản BĐKH do Bộ TN&MT và WB công bố, sau
100 năm nữa mực nước biển dâng cao 1m thì khi đó Tp. Đà Nẵng
sẽ nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Việc ngập úng này sẽ tác động
đến các hạng mục chính của Dự án
3.2.1.3. Tác động do tiếng ồn
Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao
thông vận tải đi lại thường xuyên.Các loại xe khác nhau sẽ phát
sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77
dBA, xe tải- xe khách: 84-95 dBA, xe mô tô: 94 dBA...Mức ồn của
các loại xe cơ giới được nêu trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Mức ồn của các loại xe cơ giới
Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư
Cường độ QCVN 26:2010/BTNMT
Loại xe
tiếng ồn (dBA) Ban ngày Ban đêm
(dBA) (dBA)
Xe du lịch 77
Xe mini bus 84
Xe thể thao 91
70 55
Xe vận tải 93
Xe mô tô 4 thì 94
Xe mô tô 2 thì 80-100
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà
Nội 1997
Số liệu ở bảng trên cho thấy, hầu hết các hoạt động giao thông
đều phát sinh tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép về tiếng ồn tại khu
dân cư. Do đó, cần thiết phải có các biện pháp kiểm soát một cách
phù hợp
3.2.1.4. Tác động đến kinh tế xã hội
Dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động
thuộc các ngành nghề khác nhau trên địa bàn vì khi các công trình
đi vào hoạt động sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các
xã trong khu vực dự án và các xã phường lân cận trong Tp. Đà
Nẵngcũng như vùng phụ cận. Đồng thời,nhiều hàng quán phục vụ
và các công trình phụ trợ... sẽ hình thành dọc theo tuyến đường
mới.
Dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của
thành phố một cách đồng bộ; Tạo cảnh quan môi trường tốt, góp
phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống văn hóa
tinh thần cho người dân. Và tạo động lực phát triển thành phố, góp
phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, thúc đẩy sự phát triển đô thị và khu
vực.
3.2.1.5. Tác động đến khả năng thoát lũ của sông Túy Loan, sông
Cầu Đỏ
Sông Tuý Lợa và Sông Cầu Đỏ là hai sông ở Việt Nam có
vai trò quan trọng trong việc thoát lũ và điều tiết nguồn nước. Tuy
nhiên, các dự án đường ven sông có thể ảnh hưởng đến khả năng
thoát lũ của chúng thông qua các cách sau:
- Thay đổi cấu trúc địa hình:Việc xây dựng đường ven sông
có thể làm thay đổi cấu trúc địa hình, gây ra sự biến đổi
không gian tự nhiên của sông và bờ sông. Điều này có thể
ảnh hưởng đến khả năng dòng chảy tự nhiên của sông và
khả năng thoát lũ.
- Cản trở dòng chảy sông: Việc xây dựng các công trình như
cầu, bến cảng, hoặc kênh đào có thể làm cản trở dòng chảy
tự nhiên của sông. Điều này có thể làm giảm khả năng thoát
lũ và tăng nguy cơ ngập úng.
- Cải tạo bờ sông: Việc cải tạo bờ sông để xây dựng hạ tầng
giao thông có thể làm thay đổi đặc tính của bờ sông, gây ra
sự phá vỡ các hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến khả
năng thoát lũ.
- Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, cần phải tiến hành
nghiên cứu đầy đủ về tác động môi trường của các dự án
đường ven sông và thực hiện các biện pháp bù đắp và bảo
vệ môi trường phù hợp.
3.2.1.6. Sự cố rủi ro về tai nạn giao thông
Khi các hạng mục công trình đi vào hoạt động sẽ gia tăng lưu
lượng các phương tiện qua lại các tuyến đường và cầu. Mặt khác,
trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng các công trình cũng sẽ tập
trung nhiều phương tiện, máy móc phục vụ. Điều đó sẽ kéo theo
nguy cơ rủi ro về tai nạn giao thông đối với các tài xế lái xe và
người dân tham gia giao thông. Điều này là khó tránh khỏi, do đó
cần đẩy mạnh tuyên truyền cho những người tham gia giao thông
tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành Luật an toàn giao thông đường
bộ để giảm thiểu những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra
Tóm lại, so sánh giữa lợi ích và thiệt hại có thể thấy rằng lợi
ích mà dự án đem lại là rất thiết thực và có ý nghĩa. Những tác
động tiêu cực trên có thể kiểm soát và khắc phục được
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải
và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động từ khí thải, tiếng ồn từ
phương tiện giao thông
Trong quá trình thi công xây dựng của Dự án, các biện pháp sau có
thể được áp dụng để hạn chế tác hại đối với môi trường không khí
- Lựa chọn vị trí tập kết vật liệu cách xa vùng nhạy cảm;
không đặt các trạm trộn bê tông tươi và trạm trộn bê tông
atphan ở gần khu dân cư, trường học, bệnh viện.
- Không dùng các xe quá cũ và không chở vật liệu quá đầy,
quá tải và phải có bạt che. Không vận chuyển vào giờ cao
điểm; Bảo đảm an toàn, không để rơi vãi, rò rỉ khi vận
chuyển vật liệu, nguyên liệu rời hay chất lỏng.
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện thi công tiên tiến, cơ
giới hoá và tối ưu hoá quy trình xây dựng. Thực hiện
nghiêm các nội quy cụ thể đối với từng công trình, cụm
công trình nhằm hạn chế tác động của bụi (như không đổ đất
cát từ trên cao xuống...)
- Bảo vệ, chống nứt lún đối với các công trình kiến trúc ở gần
nơi đóng cọc, như làm các tường, hào để chắn lan truyền
chấn động.
- Phân tuyến đường vận chuyển đất, quy định giờ đi cho các
phương tiện chuyên chở đất cát và tập trung giảm ô nhiễm
bụi cho các tuyến trọng điểm này bằng cách sử dụng xe tưới
nước để giảm bụi. Trong điều kiện có gió lớn sẽ tạm dừng
các hoạt động thi công trên mặt đất và vận chuyển vật liệu
để ngăn bụi phát tán.
- Xây dựng kế hoạch đào đất và vận chuyển, lựa chọn tuyến
đường vận chuyển hợp lý, loại phương tiện chuyên chở
thích hợp.
- Các thiết bị thi công và vận chuyển trước khi ra khỏi công
trường sẽ được rửa bánh xe để hạn chế mang theo đất ra
ngoài.
- Không đốt các chất thải ở ngoài trời, không đốt lốp xe và
các sản phẩm cao su khác để đun nấu nhựa đường.
- Đối với các thiết bị thi công trên công trường gây bụi làm
ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, gây tác hại đến
môi trường xung quanh và tài sản, sẽ yêu cầu nhà thầu áp
dụng các biện pháp cần thiết như khoanh vùng thi công, tưới
nước thường xuyên…
- Đối với tuyến cống thoát nước thải khu vực dự án, thường
xuyên nạo vét bùn, sử dụng xe téc để vận chuyển bùn thải,
không để hiện tượng rơi vãi, ùn tắc bùn và cặn. Trên các
tuyến đường phục vụ cho việc vận chuyển bùn và cặn lắng
sẽ tưới nước, tổ chức quét dọn thường xuyên hoặc theo chu
kỳ vận chuyển. Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm.
Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
- Nổ mìn theo đúng phương án đã được các cơ quan chức
năng phê duyệt, không nổ mìn vào ban đêm
- Những máy móc gây ra tiếng ồn và rung lớn sẽ bố trí làm
việc vào ban ngày, hạn chế tối đa làm việc từ 23 giờ đêm
đến 5 giờ sáng tại các khu vực gần khu dân cư. Nếu phải thi
công vào ban đêm để đảm bảo tiến độ của công trình phải
được sự đồng ý của chính quyền địa phương và xây dựng
tạm thời các tấm chắn ồn, chắn bụi cho các khu vực nhạy
cảm như trường học, khu vực dân cư.Thường xuyên bảo
dưỡng bộ phận giảm âm ở thiết bị như máy khoan, máy xúc,
máy ủi, xe lu.
3.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước
- Giảm thiểu tác động môi trường nước
- Đối với công nhân tham gia thi công xây dựng dự án: Bố trí
tổi thiểu 10 nhà vệ sinh di động ngay tại KV thi công để
công nhân tham gia xây dựng sử dụng.
- Chất thải từ các nhà vệ sinh lưu động sẽ được hút và đưa đi
xử lý 3 tháng/lần.
- Đơn vị đưa ra xử lý sẽ được Nhà thầu thi công thuê Công ty
môi trường có đủ năng lực và pháp lý.
- Đối với nước thải từ hoạt động tắm, giặt, rửa chân tay và
nước thải từ hoạt động nấu ăn tại dự án trong giai đoạn này
được thu gom và xử lý phù hợp.
- Nước thải thi công, xây dựng: Đối với nước rửa dụng cụ, sử
dụng các bồn chứa nước dung tích 10-15 m3 để cọ rửa dụng
cụ thi công. Lượng nước này được tái sử dụng để trộn bê
tông, không phát thải ra môi trường. Thường xuyên tiến
hành nạo vét, khơi thông hệ thống rãnh thu, hố thu đảm bảo
thoát nước trong quá trình thi công, định kỳ 1 tuần/lần. Các
loại dầu mỡ máy móc không được đổ lan mà chứa vào thùng
sắt riêng để thu gom.
- Nước mưa chảy tràn: Cần xây, đào hệ thống mương, rãnh
xung quanh để tránh ngập vào mùa mưa.
3.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu sự cố sạt lở kè
- Biện pháp giảm thiểu tác động do sạt lở
Đối với các dư án xây dựng ở độ dốc lớn, cao độ nền đường
khác nhau hoặc xây dựng các công trình cầu cống thì biện pháp
giảm thiểu khả năng xảy ra sạt lở và các tác động tiêu cực của hiện
tượng sạt lở đường, mái ta luy,... là cần thiết. Một số biện pháp
giảm thiểu khả năng sạt lở thường được áp dụng đối với các công
trình giao thông gồm:
(1) - Giải pháp xây dựng, gia cố rãnh dọc, rãnh đỉnh và mái taluy
- Gia cố rãnh dọc nhằm chống xói và bảo vệ nền mặt đường.
Các đoạn tuyến có rãnh liên tục và dốc dọc lớn, bố trí hố
tiêu năng hoặc sử dụng kết cấu gia cố rãnh dọc bằng bê tông
đá.
- Tường chắn đất được tính với đất đắp nền đường có góc nội
ma sát tiêu chuẩn, được thiết kế theo định hình cụ thể đối
với từng dự án, từng vị trí tuyến đường.
- Xây mới, gia cố mái taluy tất cả các đoạn tuyến nền đắp
nhằm bảo vệ mái taluy và nền mặt đường. Kết cấu mái có
thể xây bằng đá hộc xây vữa ximăng và bố trí các lỗ thoát
nước, khe phòng lún để đảm bảo kết cấu vững chắc của mái
taluy.
(2) - Trồng cỏ vetiver
- Đối với các công trình tuyến đường, cầu, cống trong các dự
án giao thông có địa hình phức tạp, có yêu cầu về bảo vệ đa
dạng sinh học, đồng thời giúp giữ nước cho đất vào mùa
khô thì phương pháp trồng cỏ sẽ được kết hợp cùng gia cố
mái taluy bằng đá chẻ vữa và đá hộc M100 lớp dày 20cm
thường tỏ ra hợp lý hơn.
- Cỏ vetiver là một trong những giống cỏ chống xói mòn, sạt
lở đất được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay và sử dụng phổ
biến vì các đặc tính tốt như: bộ rễ phát triển nhanh, khoẻ,
cắm sâu vào lòng đất, hình thành một mạng lưới sâu 3-4m,
thân cây thẳng đứng, không bò lan, phát triển tốt trên nhiều
địa hình khác nhau; rễ cỏ vetiver là môi trường cố định đạm
tốt.
- Khả năng chống xói mòn, sạt lở của cỏ Vetiver rất tốt do cỏ
có hệ thống rễ chùm phát triển thành mạng lưới dày đặc giữ
cho đất kết dính lại đồng thời không cho đất bật ra khi gặp
dòng chảy có vận tốc lớn, thân cỏ mọc thẳng đứng, làm
giảm lớp đất bị nước cuốn trôi.
3.2.2.4. Biện pháp khắc phục sự cố giao thông
Giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông và giảm tác động
tuyến đường giao thông
- Các phương tiện vận chuyển không được di chuyển quá tốc
độ, che chắn vật liệu trong quá trình vận chuyển tránh làm
rơi vãi xuống đường, vệ sinh làm sạch vật liệu rơi vãi, bảo
đảm không trơn trượt cho các phương tiện giao thông.
- Không tập kết các phương tiện máy móc thi công, nguyên
vật liệu trên các tuyến đường hiện hữu.
- Lắp đặt, duy trì các biển báo hướng dẫn giao thông đảm bảo
an toàn cho người và các phương tiện giao thông trong quá
trình thi công.
- Đặt biển báo ở gần nơi thi công để các phương tiện giao
thông biết cần phải giảm tốc độ.
- Phun tưới nước tần suất 2 lần/ngày và 4 lần/ngày vào những
ngày thời tiết hanh khô trên tuyến đường vận chuyển chính.
- Khi xảy ra các sự cố hư hỏng, xuống cấp đường do quá trình
vận chuyển, nhà thầu cam kết khắc phục sửa chữa trả lại mặt
đường nguyên trạng ban đầu.

You might also like