Tiểu luận Văn hoá du lịch

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN VĂN HÓA DU LỊCH

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA
DU LỊCH. LIÊN HỆ THỰC TIỄN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên: TS. NGUYỄN THỊ THANH LOAN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG ANH

Mã sinh viên: 21010200

Lớp: Văn hóa du lịch-1-2-23 (N01)

Mã học phần: FTS702060

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
NỘI DUNG……………………………………………………………………3
1. Cơ sở pháp lý……………………………………………………….3
2. Cơ sở lý luận………………………………………………………..4
3. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….11
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..21
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..23
MỞ ĐẦU
Du lịch không chỉ là hành trình đi lại giữa các địa điểm, mà còn là cánh
cửa mở ra với thế giới đa dạng về văn hóa, thể thao và mạo hiểm. Trong bối
cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, Việt Nam không chỉ là điểm
đến thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên tươi mới mà còn là một điểm đến đa
chiều, nơi gặp gỡ của văn hóa, thể thao và những trải nghiệm mạo hiểm đầy
kích thích. Hôm nay, khi thế giới đang chuyển đổi về môi trường và bền
vững, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là bộ mặt quan trọng của
sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Du lịch văn hóa, thể thao và mạo hiểm
không chỉ là những hoạt động giải trí mà còn là cơ hội để du khách khám phá,
học hỏi và trải nghiệm sâu sắc về nền văn hóa phong phú của Việt Nam. Với
những di sản văn hóa độc đáo như các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống
và ẩm thực đặc sắc, du lịch văn hóa không chỉ là việc tham quan mà còn là
cách để du khách hòa mình vào bức tranh đa dạng của đất nước. Việt Nam,
với lịch sử hơn nghìn năm, đánh dấu bằng những di tích như Cố đô Huế,
thành phố cổ Hội An, là nơi thu hút sự chú ý của du khách muốn hiểu rõ hơn
về văn hóa lâu dài và sâu sắc của đất nước. Ngày nay, du lịch thể thao mạo
hiểm đang trở thành xu hướng mạnh mẽ, không chỉ giữa giới trẻ mà còn giữa
những người yêu thích sự kích thích và thách thức. Đất nước Việt Nam hình
chữ S với địa hình đa dạng từ núi đến biển, từ rừng đến đồng bằng, tạo nên
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động thể thao như leo núi, đua
xe đạp, lướt sóng, và nhiều hoạt động mạo hiểm khác. Đặc biệt, những điểm
đến như Sa Pa, Đà Nẵng, hay Nha Trang không chỉ đẹp về phong cảnh mà
còn là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thể thao muốn kết hợp giữa
trải nghiệm văn hóa và hoạt động thể thao mạo hiểm. Du lịch thể thao mạo
hiểm, đặc biệt là những hoạt động ngoại ô như leo núi, dù đòi hỏi sự chuẩn bị
và kiên nhẫn, nhưng lại mang lại những trải nghiệm khó quên và là cơ hội để
1
du khách khám phá những vùng đất hoang sơ, chưa chạm tới. Đất nước Việt
Nam với những ngọn núi hùng vĩ như Fansipan- Lào Cai hay núi Bạch Mã-
Huế, những khu rừng nhiệt đới ở Cần Thơ hay những bãi biển hoang sơ như
Cô Tô, đều là điểm đến cho những người muốn thách thức bản thân và tận
hưởng vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ. Chưa bao giờ việc kết hợp giữa du lịch văn
hoá và các hoạt động thể thao, mạo hiểm lại trở nên quan trọng như ngày nay.
Điều này không chỉ tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách mà còn
mang lại những cơ hội kinh tế lớn cho cộng đồng địa phương. Các doanh
nghiệp du lịch, các nhà tổ chức sự kiện thể thao và mạo hiểm đang phát triển
mạnh mẽ, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và việc làm cho người dân địa
phương. Nhìn nhận tổng thể, du lịch văn hoá thể thao và mạo hiểm đang đóng
góp tích cực vào mô hình du lịch bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi nói
đến du lịch ở hiện tại, không thể không nhìn nhận về tầm ảnh hưởng của nó
đối với môi trường và vấn đề bền vững. Việc du lịch tăng lên đồng nghĩa với
việc tăng cường áp lực lên các nguồn tài nguyên tự nhiên và đô thị, đặt ra
nhiều thách thức về bảo tồn môi trường và duy trì sự cân bằng giữa phát triển
và bảo vệ môi trường. Qua việc thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa đa dạng, bảo
vệ môi trường, và tạo ra cơ hội kinh tế cho cộng đồng địa phương, Việt Nam
đang khẳng định mình là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích sự đa
dạng và trải nghiệm mới mẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam, tôi xin chọn chủ đề “Các yếu tố cấu thành, nội dung và vai
trò của văn hóa du lịch. Liên hệ thực tiễn gắn với phát triển du lịch bền vững ở
việt nam hiện nay” để nghiên cứu.

2
NỘI DUNG
1, Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào Điều 3 Luật du lịch Việt Nam 2017, du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác . “Ngay từ khi mới ra đời ở Việt Nam, nội dung văn hoá của Du lịch
đã sớm được luật pháp khẳng định và thừa nhận thông qua Pháp lệnh Du lịch
(08.02.1999), ghi rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn
hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao…”. Điều này đã nói
rõ hai điều: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và Du lịch mang nội dung văn
hoá sâu sắc. Từ đó cho thấy, du lịch là sự tổng hợp của văn hoá; là sự khai thác
và phát triển văn hoá theo hướng ứng dụng”[1].
Theo UNESCO, văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật
chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa
không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương
thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin. Tiếp cận văn hóa từ
du lịch còn được gọi là Văn hóa du lịch. Những người làm du lịch khai thác các
giá trị của văn hóa và biến nó thành sản phẩm du lịch văn hóa để cung cấp cho
khách du lịch. Tác giả Dương Văn Sáu xem các giá trị văn hóa là sản phẩm văn
hóa, do đó ông có lập luận như sau: “Khi đưa các sản phẩm văn hóa vào trong
kinh doanh du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch. Việc nghiên cứu, khai thác
các giá trị văn hóa để phát triển du lịch đã ra đời khoa học Văn hóa du lịch.
Trong hệ thống các sản phẩm được sinh ra từ văn hóa, Văn hóa du lịch là một
khoa học mang tính đặc trưng, nổi trội của du lịch Việt Nam, của Văn hóa Việt
Nam.”

3
2, Cơ sở lý luận

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nghiên cứu về văn hoá, Người viết rằng:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
[2]. Khi đọc lại những quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta ngày
càng hiểu rõ quan điểm của một nhà lãnh đạo, một người lãnh tụ bắt nguồn từ
thực tế cuộc sống lao động, người đã dành cả cuộc đời mình hy sinh và đấu
tranh vì hạnh phúc của nhân dân lao động - những người thuộc cộng đồng cần
lao. Văn hoá không chỉ là bản chất phản ánh cuộc sống của toàn bộ tầng lớp lao
động mà còn là sự sáng tạo từ cuộc sống, vì cuộc sống lao động... Còn theo Đại
từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam- Bộ Giáo dục
và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hoá- Thông tin xuất bản
1998, thì: “Văn hoá là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra
trong lịch sử” [3]. Trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, do Nxb Đà
Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt các quan
niệm về văn hoá như sau: Văn hoá là tổng thể nói chung cho những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; Văn hoá là
những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói
tổng quát); Văn hoá là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); Văn hoá là
trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; Văn hoá còn là cụm
từ để chỉ một nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ
sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hoá Hoà
Bình, Văn hoá Đông Sơn. Nhà văn và là nhà nghiên cứu văn học sử người Pháp
Edoward Herriot (1872-1957) từng nói rằng: “Văn hoá là cái còn lại khi ta quên
tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã đọc tất cả”. Chúng ta có thể hiểu câu nói theo ý
4
nghĩa sau: “Sau tất cả những gì đã qua đi, cái còn lại chính là văn hoá” và cũng
có thể hiểu rằng văn hoá là những gì đã xảy ra, văn hoá là cái còn tồn tại mãi
thời gian, văn hoá là thứ bền vững nhất sau khi trải qua mọi thăng trầm của lịch

sử… Trong cuốn Xã hội học Văn hoá, tác giả Đoàn Văn Chúc cho rằng: “ 文化-

無所不在: Văn hoá- vô sở bất tại” [4]. Văn hoá- không nơi nào không có. Điều
này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên
là văn hoá; nơi nào có con người, nơi đó có văn hoá. Trong cuốn sách Tìm về
bản sắc văn hoá Việt Nam, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hoá là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [5]. Bên cạnh các luận điểm trong
nước, trên thế giới, vấn đề văn hoá cũng là vấn đề được các cá nhân, tổ chức
khác nhau quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu để rồi từ đó đưa ra những luận điểm
khác nhau về Văn hoá. Theo Tổ chức văn hoá, giáo dục và khoa học của Liên
Hiệp Quốc (UNESCO): “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc kia”. Như vậy, có thể nói: văn hoá là sự khác biệt, đó chính là
nét riêng có, cái riêng biệt của mỗi nền văn hoá, là bản sắc tạo nên sự phong
phú đa dạng trong đời sống xã hội loài người. Cũng trên quan điểm như vậy,
ngài Fedérico Mayor, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO cũng đã từng nói: “Văn
hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc
sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện
tại, qua hang bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị , truyền
thống, thẩm mỹ, lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc
riêng của mình” [6]. Văn hoá là toàn bộ những sáng tạo của con người trên nền
của thế giới tự nhiên- xã hội; như vậy, văn hoá là “mặt bằng sáng tạo” của con
người. Đây mới chỉ là phần rất nhỏ trong tất cả những luận điểm khác nhau và
khó có thể chỉ ra có bao nhiêu khái niệm về văn hoá, nhưng dù là bất cứ khái

5
niệm nào về văn hoá cũng phải gắn với con người. Con người là chủ thể sáng
tạo ra văn hoá, con người là văn hoá, không có con người sẽ không có văn hoá.
Tổng kết lại, chúng ta cũng có thể hiểu văn hoá theo khái niệm: “Văn hoá là
toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ
trong quá trình tương tác với thế giới tự nhiên và xã hội của mình. Những giá trị
này được hình thành nên trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài
người; trở thành tài sản văn hoá của cả cộng đồng; được cộng đồng giữ gìn,
phát triển và truyền trao cho các thế hệ kế tiếp”.

Trong quá trình phát triển của du lịch, đã có rất nhiều khái niệm du lịch được
đưa ra, trong đó Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) định nghĩa du lịch là “một
hoạt động với mục đích giải trí, tiêu khiển và việc tổ chức các dịch vụ xung
quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một
quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích
giải trí, tiêu khiển”. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Du lịch: đi đến những nơi xa
lạ để hiểu thêm về đất nước, con người, cuộc sống” [7]. Ngoài ra còn một vài
định nghĩa khác, theo trang tailieudulich.net hiệu đính ngày 03/03/2016, cho
biết: Vào năm 1941, hai ông W.Hunziker và Kraff (Thuỵ Sỹ) đưa ra định nghĩa:
“Du lịch là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ
việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú
thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở đó lại vĩnh viễn và không có bất kỳ
hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến” [8]. Theo nhà kinh tế Kalisiotis: “Du
lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác
nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”
[9]. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “ Du lịch được
hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên của họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến không phải nơi
6
làm việc của họ” [10]. Dựa theo Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 được
Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 đã nêu khái niệm về du lịch như
sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du
lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [11]. Còn TS. Dương Văn Sáu
đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú của mình để đến những không gian khác nhau trong
khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng các nhu cầu và mục đích hợp pháp
khác”[12].

Trong cuốn sách Tổng quan Du lịch, TS. Trần Nhoãn đưa ra khái niệm về Văn
hóa Du lịch như sau: “Văn hóa Du lịch là một khoa học nghiên cứu giá trị văn
hóa du lịch và cách thức khai thác để phát triển du lịch”. Điều này cho thấy
rằng: thứ nhất, cần phải làm rõ thế nào là “giá trị văn hóa du lịch”? Thứ hai, làm
rõ cách thức khai thác để phát triển du lịch. Không phải loại hình văn hóa nào
mà mọi giá trị của nó cũng có thể khai thác để phát triển du lịch. Làm rõ giá trị
văn hóa du lịch là giá trị gì? TS Bùi Thanh Thuỷ dựa trên các luận điểm của các
học giả Trung Quốc Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình trong cuốn Kinh tế du
lịch ở Du lịch học do Nxb Trẻ ấn hành năm 2001, khi viết bài: “Về nội hàm Văn
hóa du lịch” đăng trong trang http//www.huc.edu.vn đã cho rằng: “Văn hóa du
lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hóa và du lịch mà là sự kết hợp
giữa du lịch và văn hóa, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tương hỗ
lẫn nhau giữa 3 loại: nhu cầu văn hóa và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch
(du khách), nội dung và giá trị văn hóa của khách thể du lịch (là tài nguyên du
lịch có thể thoả mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người du lịch), ý
thức và tố chất văn hóa của người môi giới phục vụ du lịch. Tác giả Bùi Thanh
Thủy đã đưa ra 2 luận điểm cốt lõi về Văn hóa du lịch: thứ nhất, “Văn hóa du
7
lịch là sự kết hợp giữa du lịch và văn hóa”; thứ hai: “Văn hóa du lịch tức là nội
dung văn hóa do du lịch thể hiện ra – là văn hóa do du khách và người làm công
tác du lịch tích luỹ và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch”. Tác giả Lê Thị Vân
trong cuốn Giáo trình Văn hóa Du lịch do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm
2006, đưa ra khái niệm: “Văn hóa du lịch là một khoa học nghiên cứu những
phương thức khai thác giá trị văn hóa phục vụ du lịch. Hay nói một cách khác,
văn hóa du lịch nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh,
lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực từ góc độ du lịch và phương thức khai thác
những giá trị đó để kinh doanh du lịch”. Trong khái niệm này, Văn hóa du lịch
được xác định là khoa học ứng dụng, đưa ra những phương thức khai thác giá trị
văn hóa phục vụ du lịch. Cụ thể, tác giả nêu những đối tượng khai thác là các
thành tố của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, bao gồm di tích, danh thắng, lễ
hội, phong tục tập quán, ẩm thực... Mặc dù vậy, nếu nói như thế thì Văn hóa du
lịch mới chỉ là phương thức khai thác mà chưa đề cập tới mối quan hệ tương hỗ,
biện chứng, khách quan giữa chủ thể du lịch và khách thể du lịch diễn ra trong
hoạt động du lịch.

Qua nghiên cứu các tài liệu và thực tiễn, tôi tự đưa ra khái niệm về văn hoá, du
lịch và văn hoá du lịch theo một cách ngắn gọn. Theo tôi, văn hoá là tất cả
những gì mà con người tạo ra bao gồm cả vật thể và phi vật thể, văn hoá sẽ luôn
trường tồn theo thời gian. Còn du lịch là hoạt động di chuyển của con người từ
chỗ này sang chỗ khác với khoảng cách trên 80 km và trên một ngày nhằm mục
đích giải trí và trải nghiệm các nền văn hoá khác nhau. Văn hoá du lịch là của
cải vật chất và tinh thần do du lịch tạo ra, văn hoá du lịch là kết quả tác động
của ba yếu tố: chủ thể du lịch- tài nguyên du lịch- môi giới du lịch.

Văn hoá du lịch tập hợp đủ các yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó được
cấu thành bởi 5 yếu tố cơ bản:

8
Yếu tố con người:

Muốn phát triển Văn hóa Du lịch cần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao; tinh thông nghiệp vụ, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, có kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn du lịch tương thích, vững vàng. Yếu tố con người là
nhân tố quyết định hình thành nên Văn hóa Du lịch. Yếu tố con người trong
hoạt động du lịch không chỉ dừng lại ở việc đào tạo nâng cao trình độ, hiểu
biết chuyên môn mà còn phụ thuộc vào việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp sử
dụng các nhân sự đó trong các vị trí công việc thích ứng. Đó còn là việc tái
đào tạo trong quá trình làm việc để nâng cao kỹ năng thực hành, gắn lý thuyết
với thực tiễn, nâng cao khả năng thích ứng, đáp ứng các xu hướng biến đổi
của thực tế hoạt động du lịch.

Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch:

Hoạt động du lịch chỉ thực sự phát triển khi có được hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch tương ứng. Cơ sở, điều kiện hoạt động sẽ tác
động đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Chỉ có cơ sở vật chất kỹ thuật,
hạ tầng du lịch tốt mới góp phần tạo nên Văn hóa Du lịch ở các cấp độ cao
hơn. Hoạt động du lịch càng phát triển càng cần đến lượng lớn các cơ sở lưu
trú có chất lượng cao. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, các cơ sở lưu trú với
nhiều hình thức khác nhau là nội dung gần như quan trọng thứ hai sau giao
thông vận chuyển trong du lịch. Văn hóa Du lịch được hình thành từ chính
ngay trong các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch này. Số lượng, chất lượng,
hiệu quả kinh doanh, hình thái và phong cách phục vụ tại các cơ sở dịch vụ
lưu trú chính là một bộ phận quan trọng cấu thành Văn hóa Du lịch. Yếu tố cơ
sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch sẽ góp phần tác động đến văn
hóa du lịch trong đông đảo các đối tượng du khách. Khi được sử dụng các
trang thiết bị hiện đại, tiện ích, du khách sẽ thấy mình được tôn trọng; thấy
9
được quan tâm, dành cho những điều tốt đẹp nhất và được hưởng thụ những
giá trị mới nhất, đích thực nhất của cuộc sống.

Yếu tố liên minh, liên kết phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, tổ chức tham
gia hoạt động du lịch:

Bản thân Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao như Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Đảng
cộng sản Việt Nam đã xác định. Du lịch là sự kết nối thời gian và kết nối
không gian trong những phạm vi nhất định. Do vậy, muốn phát triển du lịch
phải liên minh, liên kết, kết nối các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, cá nhân
để phối hợp cùng thực hiện các dịch vụ để thoả mãn tốt nhất những nhu cầu
của du khách. Nói một cách cơ bản: không có tính độc lập trong kinh doanh
du lịch! Muốn kinh doanh du lịch tất yếu phải liên minh liên kết! Trong kinh
doanh du lịch đương nhiên phải kết nối điểm đến, kết nối dịch vụ... Từ đó cho
thấy, yếu tố thành công trong kinh doanh du lịch không chỉ phụ thuộc vào một
cá nhân, một doanh nghiệp mà phụ thuộc vào chất lượng và hiệu quả tổng hợp
của sự kết nối và phối hợp hành động giữa tất cả các cá nhân và tổ chức có
liên quan.

Yếu tố truyền thống bản địa:

Yếu tố truyền thống trong văn hóa Du lịch là kế thừa những thành tựu của văn
hóa truyền thống dân tộc; phương cách ứng xử truyền thống; phương cách
khai thác có chọn lọc những giá trị của quá khứ. Đi tìm những bài học từ
trong quá khứ, tìm hướng đi qua những lời nhắn gửi của cha ông chính là một
phần của Văn hóa Du lịch hôm nay. Ứng xử văn hoá truyền thống trở thành
nền tảng căn bản của Văn hóa Du lịch Việt Nam đương đại trong quá trình hội
nhập. Dung hội giữa truyền thống bản địa và thông lệ quốc tế trong giao tiếp,

10
ứng xử và kinh doanh du lịch sẽ tạo nên sự chuyển mình của Văn hóa Du lịch
Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Yếu tố thời đại:

Dưới góc độ du lịch, thời đại ngày nay là thời đại dịch chuyển của các dòng
khách du lịch trong phạm vi toàn cầu và bắt đầu hướng/tiến vào vũ trụ xa xôi.
Du lịch là nhu cầu không thể thiếu, là xu hướng tất yếu của con người ở tất cả
các quốc gia đã, đang và sẽ phát triển. Quá trình giao thoa và hội nhập quốc tế
diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động du lịch. Trong
quá trình đi du lịch, nhu cầu du khách về nhiều lĩnh vực ngày càng tăng, đòi
hỏi phải được đáp ứng, thoả mãn cao; trong các nhu cầu đó, nhu cầu thưởng
thức và thẩm nhận các giá trị văn hóa là nhu cầu quan trọng và xuyên suốt
nhất. Đây là yêu cầu chung của thời đại chứ không của riêng bất cứ một quốc
gia, dân tộc nào.

3, Cơ sở thực tiễn

Qua nghiên cứu về cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận, tôi thấy rằng các yếu tố
cấu thành sản phẩm văn hoá du lịch có rất nhiều các phương diện để thể hiện
nghiên cứu nhưng trong phạm vi bài tiểu luận, tôi chọn nghiên cứu “ Du lịch
văn hoá thể thao mạo hiểm gắn với phát triển du lịch bền vững Việt Nam hiện
nay”. Trước tiên, loại hình du lịch văn hoá thể thao mạo hiểm là gì?

“Du lịch mạo hiểm là loại du lịch băng qua các vùng hiểm trở bằng sự thông
minh, ý chí, thể lực và thủ pháp như leo núi, vượt thác, thám hiểm hang động.
Du lịch mạo hiểm là một hình thức du lịch mang nhiều yếu tố khám phá, và trải
nghiệm những cảm xúc khác lạ từ những chuyến du lịch đến những địa hình
hiểm trở, độ nguy hiểm vì vậy cũng tăng cao. Và kèm theo du lịch mạo hiểm, là

11
những môn thể thao mạo hiểm thích ứng và phù hợp với từng loại hình du lịch
riêng biệt” [13].

Du lịch thể thao mạo hiểm đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành
du lịch tại Việt Nam. Loại hình này không chỉ thu hút giới trẻ mà còn chinh
phục những người đam mê sự kích thích và thách thức. Du lịch thể thao mạo
hiểm ở Việt Nam không chỉ mang đến những trải nghiệm độc đáo mà còn là
cơ hội để du khách khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và văn hóa độc
đáo của đất nước. Với địa hình đa dạng, từ núi cao, rừng sâu đến bãi biển dịu
dàng, Việt Nam tạo ra điều kiện thuận lợi cho nhiều hoạt động thể thao mạo
hiểm. Leo núi tại Fansipan, nơi có đỉnh núi cao nhất Đông Dương, thu hút
không chỉ những người yêu thể thao mà còn những người muốn vượt qua giới
hạn bản thân. Đồng thời, đường đua địa hình cho xe đạp tại Đà Nẵng và Nha
Trang đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những tay đua mạo hiểm. Lướt
sóng tại các bãi biển như Mũi Né, Phan Thiết hay Cô Tô là những trải nghiệm
không thể bỏ qua đối với những người yêu biển và thích thách thức từ những
con sóng lớn. Bên cạnh đó, thể thao nhảy dù, đi paragliding từ các ngọn núi
hay thậm chí thực hiện các hoạt động như đua thuyền kayak trên các dòng
sông hùng vĩ của miền Trung cũng là những hoạt động mạo hiểm độc đáo và
thu hút sự quan tâm. Du lịch thể thao mạo hiểm không chỉ là về sự hồi hộp và
mạo hiểm, mà còn mang lại cơ hội cho du khách kết nối với thiên nhiên và
văn hóa địa phương. Điều này thúc đẩy sự hiểu biết về đa dạng văn hóa, đồng
thời tạo ra những cơ hội để cộng đồng địa phương tham gia vào ngành du lịch
và hưởng lợi từ nó.

Du lịch thể thao mạo hiểm là một loại hình du lịch độc đáo và kích thích,
mang đến trải nghiệm mạo hiểm và thách thức vượt qua giới hạn bản thân.
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của loại hình du lịch này:

12
Kích thích và hứng khởi: Du lịch thể thao mạo hiểm mang lại cảm giác hứng
khởi và kích thích mạnh mẽ, thường là do những hoạt động đòi hỏi sự can
đảm và sẵn sàng đối mặt với thách thức.

Đa dạng hoạt động: Bao gồm nhiều hoạt động như leo núi, đua xe đạp, lướt
sóng, nhảy dù, hay thậm chí là tham gia các cuộc đua địa hình, tạo ra sự đa
dạng cho người tham gia.

Tương tác với thiên nhiên: Du lịch thể thao mạo hiểm thường diễn ra tại
những địa điểm thiên nhiên đẹp và hoang sơ, giúp du khách tương tác gần gũi
với môi trường tự nhiên.

Yêu cầu vật lý và tinh thần: Các hoạt động thể thao mạo hiểm đòi hỏi sự
chuẩn bị về cả yếu tố vật lý và tinh thần, bao gồm sự kiên nhẫn, sự linh hoạt,
và sự đồng đội.

An toàn là ưu tiên: Mặc dù mang lại trải nghiệm mạo hiểm, nhưng du lịch
thể thao mạo hiểm luôn đặt an toàn lên hàng đầu. Hướng dẫn viên chuyên
nghiệp và trang thiết bị an toàn là quan trọng.

Kết hợp văn hóa và phiêu lưu: Nhiều hoạt động mạo hiểm được thiết kế để
kết hợp với văn hóa địa phương, giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử và
truyền thống của đất địa.

Phù hợp với mọi độ tuổi: Mặc dù nhiều hoạt động có vẻ thách thức, nhưng
có nhiều chương trình và hoạt động thích hợp cho mọi độ tuổi và trình độ kỹ
thuật.

Du lịch thể thao mạo hiểm là sự kết hợp tuyệt vời giữa niềm đam mê phiêu
lưu và lòng yêu thiên nhiên, mang lại những trải nghiệm độc đáo cho con
người.
13
Du lịch mạo hiểm bao gồm nhiều loại hình hoạt động nhưng thường được phân
loại theo mức độ dễ (soft adventure) và khó (hard adventure). Dưới đây là một
số hoạt động du lịch mạo hiểm thu hút giới trẻ Việt Nam nhất:

Đu dây mạo hiểm- zipline

Trò chơi đường trượt Zipline được nhiều tín đồ mạo hiểm ưa thích bởi cảm giác
bay giữa không trung đầy tự do, phấn khích và được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ
đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng từ trên cao. Nhưng đổi lại, người chơi
khi đu mình trên sợi dây cáp sẽ phải đối mặt với nỗi sợ độ cao, tốc độ và cảm
giác lao đi từ đỉnh núi, băng qua rừng, sông hoặc suối.

Nguồn: web Viettravel

Leo thác giữa dòng nước chảy siết

Hoạt động du lịch mạo hiểm này có mức độ khó nhất định, người tham gia phải
có thể lực và được huấn luyện một số kỹ năng cần thiết. Cụ thể, người chơi sẽ
được trang bị đồ bảo hộ và thực hiện hành trình chinh phục ngọn thác bằng cách
leo giữa dòng nước chảy xiết. Hành trình tuy vất vả nhưng sẽ mang đến cho
người chơi cảm giác chinh phục đầy tự hào.

14
Nguồn: web Canyoning Dalat

Trải nghiệm du lịch mạo hiểm với dù lượn

Trò chơi được vận hành bằng sức gió hoặc sử dụng ca nô kéo. Từ trên cao,
người chơi sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoặc đại
dương bao la xanh biếc cùng cảm giác tự do bay lượn giữa không trung.

Nguồn: web Báo Dân tộc và Phát triển

15
Nhảy bungee

Người chơi được cột dây vào chân và bắt đầu bật nhảy, thả người rơi tự do
xuống vực núi, sông, hồ với nhiều cung bậc cảm xúc, từ lo lắng đến sợ hãi xen
lẫn hào hứng và phấn khích.

Nguồn: web VinWonders

Chinh phục các ngọn núi cao

Người tham gia sẽ chinh phục các ngọn núi cao và đồng thời rèn luyện ý chí,
bản lĩnh. Tuy nhiên, đây là hoạt động có tính mạo hiểm cao, người chơi sẽ phải
di chuyển vất vả và đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức.

Nguồn: web toplist.vn


16
Việt Nam ta có điều kiện địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch mạo
hiểm, từ Bắc vào Nam đều có thể phát triển loại hình du lịch này. Hãy cùng
xem qua mười địa điểm du lịch thể thao mạo hiểm đẹp và nổi tiếng nhất Việt
Nam.

 Hang Sơn Đoòng


 Đỉnh Fansipan

 Đỉnh Tây Côn Lĩnh

 Đỉnh Lùng Cúng

 Nam Kang Ho Tao

 Đèo cả

 Núi bà đen

 Núi Lảo Thần

 Thác Bản Giốc

 Thác Datanla

Trước khi tham gia du lịch mạo hiểm, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là quan
trọng để đảm bảo an toàn và trải nghiệm tích cực. Hãy kiểm tra trang thiết bị
và đồ dùng cần thiết như dụng cụ leo núi, xe đạp, hoặc thiết bị lướt sóng.
Đồng thời, nắm vững thông tin về địa hình và điều kiện thời tiết của địa điểm
để có kế hoạch an toàn. Nên mặc trang phục và giày dép phù hợp với hoạt
động, bảo vệ da khỏi tác động của thời tiết và môi trường. Mang theo đủ nước
và thức ăn để duy trì năng lượng, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động kéo

17
dài hoặc ở những địa điểm xa trung tâm. Luôn lưu ý đến yếu tố an toàn và
tuân thủ các hướng dẫn của người hướng dẫn hoặc chuyên gia. Nếu có bất kỳ
vấn đề sức khỏe nào, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi tham gia. Mang theo
trang thiết bị cấp cứu cơ bản như băng dính, thuốc sát trùng và điện thoại di
động có pin đầy đủ. Cuối cùng, du khách cần có tinh thần linh hoạt và sẵn
sàng đối mặt với những thách thức bất ngờ. Luôn giữ tinh thần tích cực và tôn
trọng với môi trường địa phương. Bằng cách này, du lịch mạo hiểm không chỉ
mang lại trải nghiệm độc đáo mà còn tạo ra kỷ niệm khó quên trong hành
trình khám phá.

Mặc dù Việt Nam có thế mạnh về địa hình nhưng việc du lịch thể thao
mạo hiểm ở Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở “tiềm năng” chứ chưa thật sự
phát triển vì còn một số điều hạn chế. Tôi sẽ liệt kê một vài điểm mạnh và
điểm yếu dưới đây.

Điểm mạnh của du lịch thể thao mạo hiểm ở Việt Nam:

Đa dạng địa hình: Với đồng bằng, núi cao, và bờ biển dài, Việt Nam cung
cấp đa dạng địa hình cho nhiều hoạt động thể thao mạo hiểm như leo núi, lướt
sóng, và đua xe đạp.

Thiên nhiên hoang sơ và đẹp mắt: Các điểm đến như Fansipan, Hạ Long, và
Phong Nha - Kẻ Bàng mang đến trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên hoang sơ
và đẹp mắt.

Văn hóa đa dạng: Du lịch thể thao mạo hiểm ở Việt Nam thường kết hợp với
văn hóa địa phương, giúp du khách không chỉ trải nghiệm phiêu lưu mà còn
hiểu rõ về lịch sử và truyền thống.

18
Cơ hội kết nối với cộng đồng địa phương: Việc du khách tham gia vào các
hoạt động mạo hiểm thường tạo ra cơ hội để tương tác và hợp tác với cộng
đồng địa phương, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Điểm yếu của du lịch thể thao mạo hiểm ở Việt Nam:

Thiếu hệ thống an toàn chuẩn mực: Mặc dù có sự phát triển, nhưng hệ


thống an toàn cho các hoạt động thể thao mạo hiểm chưa đạt chuẩn mực cao,
có thể tạo ra rủi ro cho du khách.

Khả năng ảnh hưởng đến môi trường: Một số hoạt động mạo hiểm, như leo
núi và đua xe đạp off-road, có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không
được quản lý đúng cách.

Yêu cầu về kỹ thuật và sức khỏe: Một số hoạt động mạo hiểm đòi hỏi kỹ
thuật và sức khỏe cao, không phải mọi người đều có khả năng tham gia.

Hạn chế ở một số khu vực: Mặc dù có sự đa dạng, nhưng một số khu vực ở
Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ để hỗ trợ các hoạt động thể thao mạo hiểm.

Vậy chúng ta phải làm như nào để khắc phục được những điểm yếu đó để đưa
loại hình du lịch thể thao mạo hiểm gắn với phát triển du lịch Việt Nam tiến
lên bền vững?

Giải pháp khắc phục điểm yếu của du lịch thể thao mạo hiểm ở Việt Nam:

Xây dựng hệ thống an toàn chuẩn mực: Để đảm bảo an toàn cho du khách,
cần xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn an toàn cho các hoạt động thể thao
mạo hiểm. Điều này bao gồm việc đào tạo người hướng dẫn chuyên nghiệp và
áp dụng các biện pháp an toàn tiêu chuẩn trong mọi hoạt động.

19
Quản lý môi trường hiệu quả: Đối với các hoạt động có thể ảnh hưởng đến
môi trường, cần thiết kế và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Sử
dụng công nghệ và phương pháp tiên tiến để giảm thiểu ảnh hưởng của du
lịch mạo hiểm đối với tự nhiên.

Tăng cường đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật: Đào tạo đội ngũ người hướng dẫn
với kỹ năng chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng là chìa khóa để đảm bảo sự
an toàn và chất lượng trong các hoạt động thể thao mạo hiểm. Đồng thời, tăng
cường hỗ trợ kỹ thuật và y tế để ứng phó nhanh chóng với tình huống khẩn
cấp.

Phát triển các khu vực mới: Để giải quyết vấn đề hạn chế ở một số khu vực,
cần đầu tư vào phát triển các điểm đến mới có thể hỗ trợ các hoạt động thể
thao mạo hiểm. Điều này giúp phân tán áp lực du lịch và tạo ra cơ hội cho các
khu vực địa phương.

Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam:

Khuyến khích du lịch nông thôn và cộng đồng: Phát triển du lịch nông thôn
và cộng đồng giúp kích thích kinh tế địa phương và giữ nguyên bản văn hóa
truyền thống. Các chương trình du lịch nông thôn có thể kết hợp với các hoạt
động thể thao mạo hiểm để tạo ra trải nghiệm độc đáo.

Đầu tư vào du lịch xanh: Khuyến khích các dự án du lịch xanh và thân thiện
với môi trường. Sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng rác thải và tăng
cường bảo vệ động, thực vật đặc hữu.

Chương trình du lịch đào tạo: Phát triển chương trình đào tạo về du lịch bền
vững cho người làm trong ngành và cộng đồng địa phương. Điều này giúp tạo
ra nhận thức và cam kết về bảo vệ môi trường và văn hóa.

20
Kết hợp du lịch thể thao và mạo hiểm với du lịch văn hóa: Kết hợp giữa
các hoạt động thể thao mạo hiểm và du lịch văn hóa giúp tạo ra trải nghiệm
đầy đủ và đa chiều. Điều này cũng tăng cường tương tác giữa du khách và
cộng đồng địa phương.

KẾT LUẬN

Du lịch văn hoá, thể thao, và mạo hiểm không chỉ là những hình thức giải
trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch ở Việt
Nam. Hiện nay, khi thế giới đang chuyển đổi về xu hướng bền vững, việc kết
hợp các loại hình du lịch này không chỉ mang lại trải nghiệm đặc sắc cho du
khách mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Du lịch văn hoá là cánh cửa mở ra để khám phá sâu sắc về lịch sử, văn hóa và
truyền thống của Việt Nam. Những di tích lịch sử như Cố đô Huế, thành phố cổ
Hội An, hay những lễ hội truyền thống tại các vùng miền đều là những điểm
đến thu hút sự chú ý của du khách muốn hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa Việt
Nam. Sự kết hợp giữa du lịch văn hoá và thể thao mạo hiểm mang lại những trải
nghiệm đa dạng, từ việc leo núi Fansipan đến việc thưởng thức ẩm thực độc
đáo, tạo nên một hình ảnh độc đáo và đa chiều về quốc gia.

Du lịch thể thao mạo hiểm, với sự kết hợp giữa thách thức và kích thích, đưa du
khách đến với những địa điểm hoang sơ, nơi họ có cơ hội thử nghiệm sức mạnh
và kiên nhẫn của bản thân. Việt Nam, với địa hình đa dạng, từ núi cao đến biển
rộng, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động như đua xe
đạp, lướt sóng, và nhảy dù. Đây không chỉ là cơ hội để du khách tận hưởng vẻ
đẹp tự nhiên mà còn là cách để họ kết nối sâu sắc với thiên nhiên và với nhau.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch văn hoá, thể thao, và
mạo hiểm, cần có những nỗ lực đồng bộ từ cả ngành du lịch và cộng đồng địa
21
phương. Việc quản lý thông minh, bảo vệ môi trường, và tạo ra các chương
trình du lịch có lợi cho cả du khách và cộng đồng là quan trọng. Đồng thời, cần
tăng cường đào tạo cho người làm trong ngành để đảm bảo chất lượng dịch vụ
và an toàn cho du khách.

Ngoài ra, du lịch bền vững còn đặt ra thách thức về việc giữ gìn văn hóa địa
phương và phát triển cộng đồng. Việc kích thích nền kinh tế địa phương thông
qua du lịch, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, sẽ giúp tạo ra
một cộng đồng mạnh mẽ và tự phát triển.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Dương Văn Sáu, Giáo trình Văn hoá Du lịch, NXB Lao động Hà Nội-
2017

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.1995, trang 473

[3] Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá- Thông
tin.H.1998.

[4] Đoàn Văn Chúc: Xã hội học Văn hoá, Viện văn hoá & NXB Văn hoá-
Thông tin, H.1997.

[5] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh 1997, trang 27.

[6] Dẫn theo: “Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng”, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, H.2003, trang 14.

[7] Nguyễn Như Ý( chủ biên) Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, Đại
Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá- Thông tin, H.1998, trang 551.

[8] Trang Web: www.tailieudulich.net hiệu đính ngày 03/03/2016, mục “Thuật
ngữ chuyên ngành du lịch”.

[9] Trang Web: www.tailieudulich.net (trang web đã dẫn)

23
[10] Trang Web: www.tailieudulich.net (trang web đã dẫn)

[11] Luật Du lịch số 09/2017/QH14, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 19/06/2017

[12] TS. Dương Văn Sáu, Giáo trình Văn hoá Du lịch, NXB Lao động Hà Nội-
2017, trang 39

[13] Trang Web: https://netintravel.com/

[14] Trang Web: https://vinwonders.com/

24
NHẬN XÉT TIỂU LUẬN

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Điểm bằng số Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ nhất Cán bộ chấm thi thứ hai
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

25

You might also like