Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Phân tích câu nói “Dục tốc bất đạt” của nhà triết gia Khổng

Tử theo góc độ của triết học Mác-Lênin.


-Lê Hồng Kim Ngân-

1. Đôi lời về Khổng Tử.


 Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN – 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh
sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Những lời dạy và triết lý của Khổng
Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á
khác. Ông là một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.

2. Hệ thống giáo lý triết học của Khổng Tử.


 Khổng Tử là cha đẻ của Nho giáo, Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho, đạo nhân hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết
học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một
xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
 Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh

3. Sơ lược về Nho Giáo.


 Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau.
Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt
yếu :
 Về Tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người tương quan với nhau.
 Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.
 Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.
 Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập
và được các đệ tử của ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn
mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước.
 Những người sống và làm việc theo các tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo thì được gọi là các “Nho sĩ” trong đó chữ “Nho” là để chỉ
nhưng người có học thức, biết phép cư xử và lễ nghĩa đúng.

*Tôn chỉ chính của Nho giáo bao gồm 3 điều đó chính là:
 Con người và vạn vật trời đất đều có tương thông với nhau
 Mọi việc đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh
 Và lấy trực giác và năng khiếu để tìm hiểu làm rõ vạn vật

 Có thể thấy Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh tuy nhiên trong quá khứ việc áp dụng cũng như hiểu tường tận về giá trị cốt lõi của
nhiều người lại không hợp thời đại bấy giờ.

2
*Mục tiêu của Nho Giáo nguyên thuỷ:
“Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện,
khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới
kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ
sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều
có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên
tắc của đạo rồi.”

 Vì thế vị cha đẻ của Nho Giáo đã để lại rất nhiều câu nói triết lý nhằm răng đe thế hệ sau về nhân sinh và vẫn
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong số đó có bao gồm câu nói “ Dục Tốc Bất Đạt” mà chúng ta
bàn luận.

4. Câu nói “Dục Tốc Bất Đạt”.


3
Dục tốc bất đạt (欲速则不达) không phải “giục tốc bất đạt” hay “giật tốc bất đạt”. Đây là lời dạy của Khổng Tử dùng để dạy dỗ đệ tử về sự nhẫn nại.
Đại ý của câu thành ngữ này là khuyên chúng ta phải có tầm nhìn xa, làm bất cứ việc gì cũng không được chỉ vội vã. Nếu không cuối cùng chỉ vì sự
nóng vội thì sẽ không đạt thành công, không đạt kết quả tốt hay làm cho mọi việc bất thành.

Ví dụ như, ăn sáng cũng phải nhanh, nếu không đi làm sẽ bị muộn giờ. Hẹn hò cũng phải nhanh chóng để còn về nhà cày KPI. Du lịch cũng phải vội
vàng để còn tranh thủ hoàn thành nốt công việc, ngắm cảnh chưa đủ lâu cũng đã vội rời đi, chụp bức ảnh cũng qua loa cho có mà thôi...

Việc gì cũng vội vàng, nhanh chóng khiến chúng ta vô tình bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp. Khi chúng ta mải mê chạy theo những bộn bề của cuộc sống,
những thứ tươi đẹp ở xung quanh cũng sẽ dần bỏ ta mà đi. Giống như câu nói nổi tiếng của Khổng Tử: “Không muốn tốc, không thấy lợi ích nhỏ,
dục tốc bất đạt, thấy lợi ích nhỏ thì đại sự không thành”.

Hiểu đơn giản có nghĩa là, làm việc không nên quá theo đuổi tốc độ, không nên vội vàng vì những cái trước mắt. Chỉ có dày công tích tài năng thì
mới có thể có được điều mình muốn. Quan trọng là, điều kiện đầu tiên của sự thành công chính là tích lũy, dùng ít mà được nhiều, chậm nhưng chắc
mà lại nhanh.

*Nguồn gốc của câu “Dục tốc bất đạt” từ đâu?


Thực tế, câu nói này xuất phát từ "luận ngữ" và là một câu mà Khổng Tử từng nói với Tử Hạ. Quay về thời xa xưa, Tử Hạ vốn là một vị quan viên
địa phương. Cảm thấy hoang mang và lo lắng về công việc cũng như tương lai của mình, Tử Hạ đã đến thăm Khổng Tử, hi vọng có thể nhận được lời
khuyên cũng như sự trợ giúp.

4
Sau khi nghe rõ vấn đề của Tử Hạ, Khổng Tử nói rằng: “Nếu như đã chọn con đường chính trị, nên có một chút kiên nhẫn. Đồng thời, cần phải biết
nhìn xa trông rộng, vững bước cầu tiến, không thể vội vàng và muốn có lợi, nếu không cuối cùng chỉ có thể không đạt được tốc, thậm chí tất cả
những nỗ lực phía trước đều thành kiếm củi ba năm thiêu một giờ”.

Nghe xong những lời dạy dỗ của Khổng Tử, Tử Hạ như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Kể từ đó, Tử Hạ luôn hết mình làm việc chăm chỉ cần củ, không sốt
sắng vội vàng nữa. Từ câu chuyện này có thể thấy được, những người theo đổi tốc độ hầu hết đều không có kế hoạch ổn định lâu dài. Những người
này muốn hoàn thành mục tiêu cũng rất khó. Vì thế, nếu muốn đi được vạn dặm xa xôi, phải hiểu và nắm rõ được đạo lý dục tốc bất đạt ở trên.

*Hợp thời mà hành động, thành công nắm trong tay.


Gặp phải chuyện mà nhanh nhanh chóng chóng sẽ rất dễ mắc sai lầm. Triệu Dự đời nhà Minh đảm nhiệm chức Thái thú Tùng Giang phủ. Mỗi lần có
ai đó đến kiện tụng, sau khi hiểu rõ sự tình, nếu cảm thấy vụ việc không khẩn cấp, ông sẽ để cho bọn họ ngày mai trở lại. Theo thời gian, người dân
đều chê cười ông; thậm chí trong dân gian còn lưu truyền câu tục ngữ “Tùng Giang Thái Thú ngày mai”.

Thực tế, người ta không thể nào biết được rằng, nhiều người đến kiện tụng có thể chỉ là vì nhất thời tức giận, chỉ cần qua một đêm họ sẽ suy nghĩ
khác, cảm thấy hết giận, hối hận và sẽ không kiện tụng nữa. Để họ trở về nhà, ngày mai sẽ đến đồng nghĩa với việc cho họ thời gian và không gian
suy nghĩ, hiểu rõ ràng tình huống trước sau, không nên chỉ vì một phút bốc đồng mà dẫn đến sai lầm.

Hành động của Triệu Dự là vì nghĩ cho người khác, vừa có thể cứu người, lại vừa tránh để bản thân bề bộn mà phán đoán sai lầm. Khi không hiểu
đầy đủ tình huống thường sẽ tùy tiện hành động. Thận trọng chưa bao giờ là thừa, cũng giúp con người ta tránh được sự thất bại.

Dục tốc bất đạt, thế gian sự tình vốn có hàng nghìn hàng vạn, việc phạm sai lầm là không thể tránh khỏi. Chỉ khi dành thời gian để tĩnh tâm, từ từ suy
nghĩ và tìm cách thì con người ta mới có thể thức thời mà hành động.

Hành động của Triệu Dự là vì nghĩ cho người khác, vừa có thể cứu người, lại vừa tránh để bản thân bề bộn mà phán đoán sai lầm. Khi không hiểu
đầy đủ tình huống thường sẽ tùy tiện hành động. Thận trọng chưa bao giờ là thừa, cũng giúp con người ta tránh được sự thất bại.

Dục tốc bất đạt, thế gian sự tình vốn có hàng nghìn hàng vạn, việc phạm sai lầm là không thể tránh khỏi. Chỉ khi dành thời gian để tĩnh tâm, từ từ suy
nghĩ và tìm cách thì con người ta mới có thể thức thời mà hành động.

*Dùng chậm để thắng người.


5
Trong lịch sử có rất nhiều người luôn nóng lòng mong có được thành công, cũng có người lại mưu kế sâu xa, dùng chậm để thắng người. Điển hình
như Gia Cát Lượng khom người cày cấy ở Nam Dương, không vì tham vọng mãnh liệt của mình mà chọn lựa sớm tham gia võ đài chính trị. Lưu Bị
một lòng mưu cầu đại nghiệp, dù thời gian là vàng là bạc cũng không từ bỏ khi lần đầu tiên tìm gặp Gia Cát Lượng đã bị cản trở và từ chối.

Cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều biết dục tốc sẽ bất đạt, ba lần đến mời không chỉ thử thách sự kiên nhẫn của Lưu Bị mà còn thể hiện tầm nhìn xa
trông rộng của Gia Cát Lượng. Họ đều biết rằng, nếu một người đến kiên nhẫn cũng không làm được thì sẽ chẳng đi được xa, tương lai không thể gây
dựng lên vương triều Thục Hán.

Hành động và suy nghĩ chậm lại, đó là một loại trí tuệ ở đời. Lấy tĩnh chế động mới là bậc trí giả. Thời đại ngày nay khi mọi việc đều diễn ra nhanh
chóng, mọi người đều vội vội vàng vàng thường vô tình quên mất lý do để bắt đầu. Những người đi quá nhanh liền trở thành “dục tốc thì bất đạt”,
câu tiếp theo là “thấy lợi ích nhỏ thì đại sự không thành”, cuối cùng thành kẻ vô tích sự.

Do đó, mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm chậm lại, suy nghĩ thật kỹ càng. Chậm rãi là sự dừng chân của những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ổn
mà tư tiến, chậm nhưng đầy hứa hẹn mới là cách sống đúng đắn. Từ từ mà làm, góp ít thành nhiều, thành công lớn dần sẽ trở nên rực rỡ.

5. Áp dụng góc độ của triết học Mác-Lênin vào câu nói “Dục Tốc Bất Đạt”
*Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người.
Trong quan niệm của triết học mác - xít, Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương
diện tự nhiên và xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của xã hội.

Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc (1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu
tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội".

Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là
một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.

6
Ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự
phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế, mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các
quan hệ đó.

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người.
Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một cống hiến quan trọng của
triết học Mác–xit.

*Đối chiếu với Nho Giáo.


 Sau khi triết học Mác Lênin ra đời, những quan niệm và định nghĩa của Nho Giáo được xem như là chủ nghĩa duy vật chất phát với hình thức
điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp. Là xem xét sự việc thông qua mắt và trực giác

7
và dự trên vốn kiến thức hiện có, điều này tương đồng với 1 trong 3 tôn chỉ chính của triết học Nho Giáo: “lấy trực giác và năng khiếu để tìm
hiểu làm rõ vạn vật”.
 Nhưng trong số các tôn chỉ chính của Nho Giáo thì 1 chỉ chính lại có 1 yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nó lúc bấy giờ và có nét
tương đồng với chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin đó là: “Con người và vạn vật trời đất đều có tương thông với nhau”.

*Đối chiếu với câu nói “Dục Tốc Bất Thành” của Khổng Tử
 Mặc dù chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng vật chất quyết định nhưng cũng không thể nào phủ nhận sự tác động đáng kể của ý thức đối với đời
sống con người nói riêng và vật chất xung quanh nói chung. Chúng ta không thể nào từ chối tính mở rộng và sáng tạo của ý thức, Đặt biệt là
khi con người là một thực thể tự nhiên mang tính xã hội. Điều này đề cập đến sự luôn luôn vận động và thay đổi của xã hội loài người cũng
như trong những hành động và quyết định mang tính cốt lỗi của mỗi cá nhân, liên quan đến câu nói của Khổng Tử “Dục Tốc Bất Đạt”, “Dục”
là trong từ dục vọng mang tính ý thức. Ý chính của câu nói là không để dục vọng và tham muốn khi thấy lợi ích nhỏ điều khiển nếu không thì
sẽ không đạt được đại sự. Câu răng đe mang tính triết lý từ đây ta có thể thấy được sự thay đổi của sự việc khi ý thức hoặc được gọi là TÂM
ta thay đổi.

8
9

You might also like