PPNCKH-Dap An 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG HƯỚNG DẪN LỜI GIẢI & ĐÁP ÁN

VIỆN NCKH NGÂN HÀNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 222SCM03A:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG KINH DOANH
ĐỀ THI SỐ: 02

Áp dụng cho hệ: Đại học chính quy Ca thi: Ngày thi:
Người duyệt đáp án: …………………

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (8 * 0,5 = 4 điểm)


Câu 1: A Câu 3: A Câu 5: A Câu 7: D
Câu 2: C Câu 4: A Câu 6: B Câu 8: D

PHẦN B: TỰ LUẬN
Câu 9: (3 điểm)
a) 0,5 điểm (phân đúng nhóm) + 0,5 điểm (sắp xếp đúng thứ tự) = 1 điểm
- Tài liệu tiếng Việt: 8-1-6-5-11
- Tài liệu tiếng nước ngoài: 7-9-2-12-4-3-10
b) (2 * 0,5 = 1 điểm)
Chỗ trống 1: chấp nhận 02 phương án:
- Đặng Minh Châu & Phạm Minh Phương, 2016; Kassi và cộng sự, 2019; Pesaran, 2003; Pesaran và
cộng sự, 1999
- Đặng Minh Châu & Phạm Minh Phương, 2016; Kassi et al., 2019; Pesaran, 2003; Pesaran et al., 1999
Chỗ trống 2: chấp nhận 02 phương án:
- Phạm Đức Anh và cộng sự, 2015; IMF, 2018; Tran và cộng sự, 2022
- Phạm Đức Anh et al., 2015; IMF, 2018; Tran et al., 2022
c) (2 * 0,5 = 1 điểm)
Câu 1 (ví dụ): Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng xanh trong thời gian qua đã nhận được không ít
sự quan tâm đến từ các học giả trong nước và quốc tế (ví dụ: Phạm Thị Hoàng Anh & Phạm Đức Anh,
2018; Đặng Minh Châu & Phạm Minh Phương, 2016; Nguyễn Vân Hà và cộng sự, 2019; Im và cộng
sự, 2003; IMF 2018...).
Câu 2 (ví dụ): Tác động tích cực của chất lượng dịch vụ Logistics đối với sự hài lòng của khách hàng
Gen Z mua sắm trên nền tảng số đã được chứng minh trong các công trình của Phạm Thị Hoàng Anh
và Phạm Đức Anh (2018), Đặng Minh Châu và Phạm Minh Phương (2016), Nguyễn Vân Hà và cộng
sự (2019), Im và cộng sự (2003), và IMF (2018).

Câu 10: (3 điểm)


a) Mỗi biến chỉ ra được 0,2 điểm (5 * 0,2 = 1 điểm)
- Biến phụ thuộc: mức độ chi tiêu cho du lịch, QA;
- Biến độc lập: thu nhập, TN;
- Biến kiểm soát: chi tiêu, CT; độ tuổi, ĐT;
- Biến điều tiết: giới tính, GT.
b) Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm (2 * 0,25 = 0,5 điểm)
- R-square = 0,425 → 42,5% biến động của biến phụ thuộc (mức độ chi tiêu cho du lịch) được giải
thích bởi mô hình hồi quy.
- Prob (f-statistic) < 0,01 → mô hình hồi quy phù hợp.
c) Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm (4 * 0,25 = 1 điểm)
- Thu nhập có tác động tích cực (cùng chiều) đến chi tiêu cho du lịch với mức ý nghĩa là 1% / tiền
lương tăng 1 triệu đồng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì chi tiêu cho du lịch ước tăng
thêm 1,095 triệu đồng, với mức ý nghĩa là 1%.
- Chi tiêu thiết yếu không có tác động đến chi tiêu cho du lịch.
- Nữ có mức chi tiêu cho quần áo nhiều hơn nam, với mức ý nghĩa 5%/ Nữ có mức chi tiêu cho du lịch
ước tính nhiều hơn nam là 1,433 triệu đồng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý
nghĩa là 5%.
- Độ tuổi có tác động tiêu cực (ngược chiều) đến chi tiêu cho du lịch, với mức ý nghĩa 1%/ tăng 1 tuổi,
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì chi tiêu cho du lịch ước tính giảm 0,621 triệu đồng, với
mức ý nghĩa là 1%.
d) (0,5 điểm)
- Với nữ giới, tác động của thu nhập tới mức chi tiêu cho du lịch mạnh hơn nam giới, với mức ý nghĩa
10%.

You might also like