Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 119

G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG SÁNG TÁC KIẾN TRÚC
I. KHÁI NIỆM VỀ KIẾN TRÚC
-Trước hết kiến trúc bao gồm một không gian hữu hạn.
-Trong không gian kiến trúc đó chứa đựng một chức năng cụ thể; gọi là công
năng (chương trình: function).

Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian - một trong những hoạt động sáng
tạo quan trọng nhất - để nhằm thoả mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và
văn hoá tinh thần của con người, để đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội,
chính trị. Kiến trúc còn là biểu tượng mang tính tượng trưng.
1. Các đặc điểm của kiến trúc
1.1.Kiến trúc mang tính lịch sử
-Việc tổ chức không gian vốn là hiện tượng lịch sử, là kết quả của một chuỗi
dài những hoạt động của con người trải qua nhiều niên kỷ để đến một thời kỳ
cách đây 5000 năm hoạt động đó bắt đầu trở thành hoạt động nghệ thuật

-1-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Ví dụ: Thời kỳ nguyên thủy, kiến trúc nhà ở là những hang động trong các
vách núi, kế đến là các lều trại, và sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ, kiến trúc nhà
ở được hoàn thiện hơn nhờ việc tích lũy kinh nghiệm trong tổ chức xây dựng,
và dần dần kiến trúc ngày càng phát triển ở các thời kỳ sau…
- Kiến trúc biểu hiện khả năng tích tụ kinh nghiệm và trải qua những khó khăn
để có những biện pháp cải tạo thiên nhiên qua các thời kỳ tương ứng với các
hình thái quan hệ sản xuất của xã hội. Từ đó có những nhận định chủ yếu về
nguyên tắc thiết kế từ phương pháp xây dựng thủ công đến phương pháp xây
dựng công nghiệp và rút ra những bài học quan trọng trong sáng tác thiết kế
kiến trúc. Do vậy mà con người đã sáng tạo ra kiến trúc bằng cả trí tuệ và
bàn tay của mình

-2-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

-3-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

-4-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

1.2. Kiến trúc là kết quả của sự tổng hợp giữa khoa học – kỹ thuật
và nghệ thuật.
Để có một tác phẩm kiến trúc cần phải có những biện pháp và cơ sở vật chất đề
hình thành công trình.
Bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng phải được thiết kế đúng kỹ thuật,
nghĩa là hoàn toàn phù hợp với các quy luật của cơ, lý và hóa học.
Yếu tố khoa học – kỹ thuật bao gồm quá trình tư duy sáng tác khoa học, kỹ
thuật xây dựng, kỹ thuật vật chất; kết cấu và các loại vật liệu xây dựng là
những điều cần thiết và quan trọng để xây dựng nên công trình.
+ Ứng với mỗi thời kỳ lịch sử và mỗi thể loại công trình khác nhau có nhiều
hình thức xây dựng khác nhau; từ phương pháp xây dựng thủ công đến phương
pháp xây dựng công nghiệp.
+ Kết cấu công trình là bộ phận khung làm cho kiến trúc bền vững trước mọi
tác động của thiên nhiên và con người.
+ Kỹ thuật vật chất trong công trình kiến trúc còn có trang thiết bị nội thất,
ngoại thất, ảnh hưởng đến hình thức và công năng của công trình.
+ Với sự phát triển của công nghiệp vật liệu, cho phép ra đời nhiều loại vật liệu
với các tính năng ngày càng ưu việt, đáp ứng nhu sáng tác kiến trúc ngày càng
phong phú, đa dạng.
Kiến trúc mang tính chất khoa học – kỹ thuật, kiến trúc phản ảnh trình độ khoa
học kỹ thuật của từng giai đoạn phát triển của xã hội, đồng thời cũng phản ánh
cơ sở sản xuất của xã hội. Do vậy, người làm công tác thiết kế kiến trúc phải
nắm được khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thời đại để áp dụng vào công việc
sáng tác kiến trúc của mình.

Như vậy, kiến trúc không chỉ là ý tưởng sáng tác mà là việc biến tác phẩm
đó thành hiện thực. Muốn thế, ngoài biện pháp tư duy sáng tạo nghệ thuật
mà cần phải sử dụng những kiến thức của kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật vật
chất – sử dụng nguồn lực kinh tế.

-5-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

-6-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

1.3. Kiến trúc phản ánh xã hội, mang tính tư tưởng.


Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát, súc tích về một xã hội
nhất định qua từng giai đoạn lịch sử. Một công trình kiến trúc được nhận thức
ở các khía cạnh:
- Mức độ kinh tế - khoa học của xã hội;
- Trình độ văn minh, văn hóa của xã hội;
- Cơ cấu tổ chức, pháp luật của đất nước;
- Nếp sống, phong tục tập quán của dân tộc;
- Phương thức sản xuất của xã hội;
Tương ứng với lịch sử xã hội, mỗi chế độ đều ảnh hưởng đến nội dung và hình
thức của kiến trúc: Kiến trúc của chế độ nô lệ khác với kiến trúc chế độ phong
kiến, kiến trúc của chế độ tư bản có những cái khác với kiến trúc của chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Trong xã hội có giai cấp thì do điều kiện kinh tế, quyền lực của từng đẳng cấp
mà các giai cấp có hệ tư tưởng riêng. Tư tưởng đó ảnh hưởng đến suy nghĩ, ý
tưởng sáng tác của kiến trúc sư. Cho nên kiến trúc cũng mang tính tư tưởng và
tính giai cấp.
1.4. Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện tự nhiên và khí
hậu.
Kiến trúc phải có bố cục mặt bằng, tổ chức không gian phù hợp với các nhu
cầu hoạt động, mặt khác thỏa mãn về vật lý môi trường; môi trường địa lý tự
nhiên, khí hậu, thời tiết – những cái ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con
người. Vì thế mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu của
từng nơi, từng vùng mà kiến trúc có những giải pháp phù hợp về hướng mặt
bằng, bố cục không gian, vật liệu, trang bị kĩ thuật và trang trí màu sắc phù
hợp.
Do vậy, mà người sáng tác kiến trúc phải nghiên cứu các điều kiện tự nhiên,
địa hình, điều kiện khoa học – kĩ thuật của từng vùng từng nơi, xây dựng để tạo
công trình kiến trúc tốt, không những đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, mà còn hài
hòa với khung cảnh thiên nhiên, tô điểm cho phong cảnh càng thêm tươi đẹp.

-7-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

-8-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

1.5. Kiến trúc mang tính dân tộc


Tính cách dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua công trình kiến trúc về nội
dung và hình thức:
* Về nội dung: Bố cục mặt bằng phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân
tộc; đồ dùng trang thiết bị sinh hoạt hằng ngày cho con người để ăn ở, làm việc
trong nhà tỷ lệ với con người; tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, khí hậu,
địa hình và lựa chọn vật liệu…
* Về hình thức: Tổ hợp hình khối, mặt đứng, tỷ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc,
vật liệu được phối hợp để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của dân tộc.
Kiến trúc là một hệ thống các hệ thống.
Việc tổ chức không gian hài hòa - có nghĩa là tạo thành kiến trúc – phải được
coi là hệ thống tuần tự những công việc sau đây:
- Thiết kế, trang trí nội thất.
- Kiến trúc đơn thể và quần thể công trình.
- Hoạt động xây dựng đô thị.
- Quy hoạch vùng và tổ chức môi trường.
Kiến trúc gắn liền với không gian, cấu trúc và vỏ bọc bên ngoài, nên nó gắn bó
chặc chẽ với quy luật tổ hợp không gian, với chất lượng hình thức, tỷ lệ, tỷ
xích, với diện tích, hình dáng hình học, góc mở để thụ cảm công trình, với ánh
sáng, tầm nhìn và âm thanh.
Kiến trúc được nhận thức qua sự chuyển động của không gian và thời gian.
Kiến trúc được thực hiện bởi những biện pháp kỹ thuật và đem đặt vào trong
một chương trình.
Kiến trúc là loại hình nghệ thuật biểu hiện, song chưa đủ vì như vậy chưa phân
biệt rõ sự khác nhau giữa kiến trúc và các ngành nghệ thuật khác. Một mặt,
kiến trúc là không gian ma trong đó con người sản xuất, ăn ở, giao tiếp, đi lại,
học tập, triển khai mọi hoạt động đáp ứng yêu cầu thể chất, văn hóa tinh thần
và thẩm mỹ. Nhưng còn mặt thứ hai rất quan trọng: kiến trúc chính là biện
pháp tổ chức quá trình sống đó. Thiết lập trật tự xã hội cần thiết thông qua bốn
nội dung của công tác kiến trúc hiện đại như trên

-9-
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Khái niệm:
Như vậy: Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian, tổ chức môi trường
sống nhằm thoả mãn không những các nhu cầu căn bản của con người mà còn
là phương tiện biểu hiện những chủ định xã hội, chính trị, kinh tế của người
thiết kế, một nhóm người hoặc của một xã hội. Nghệ thuật đó được thực hiện
nhờ việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật (kỹ thuật xây dựng) và
dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định.

- 10 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 11 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

III. CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH KIẾN TRÚC.


Để hiểu sâu hơn bản chất của nghệ thuật kiến trúc, chúng ta cần hiểu được
những yếu tố tạo thành kiến trúc.
Ba yếu tố cơ bản tạo thành kiến trúc:
- Yếu tố công năng.
- Các điều kiện kỹ thuật vật chất.(Vật liệu, kết cấu và các điều kiện kỹ thuật
khác)
- Hình tượng kiến trúc.
1. Yếu tố công năng:
Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với công trình kiến trúc là phải đảm
bảo yêu cầu sử dụng của con người như làm việc, nghiên cứu, học tập, ăn, ở,
thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chữa bệnh,v.v….
Ví dụ: Nhà ở gia đình là nơi tạo điều kiện tốt cho con người ăn, ở, nghỉ ngơi
sau giờ làm việc, thỏa mãn yêu cầu sinh hoạt riêng tư của mỗi thành viên trong
gia đình…
Các công trình công cộng như nhà hát, rạp chiếu bóng, bảo tàng, thư viện, sân
vận động, v.v… phải đảm bảo điều kiện tốt cho người xem, người nghe, người
đọc và tạo điều kiện tốt cho người phục vụ và bảo quản công trình.
Các công trình công nghiệp như nhà máy, công xưởng phải thuận tiện cho sản
xuất, với dây chuyền công nghệ hợp lý, vệ sinh thông thoáng, đủ ánh sáng và
an toàn, tạo điều kiện cho công nhân làm việc tốt để không ngừng tăng năng
suất lao động.
a. Định nghĩa: Công năng là những yêu cầu cơ bản hoặc phức tạp trong hoạt
động của con người về các mặt sinh hoạt xã hội và văn hoá mà kiến trúc cần
đáp ứng được.
- Công năng là thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc cấu thành
kiến trúc. Nếu yếu tố này bị tách rời sẽ không có kiến trúc.
- Chức năng sử dụng của công trình kiến trúc có thể thay đổi tùy thuộc vào sự
phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, trình độ sản
xuất, trình độ văn minh của xã hội và phong tục tập quán của dân tộc.

- 12 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Dây chuyền công năng: Là sự sắp xếp các thành phần của công trình kiến trúc
theo một trình tự phù hợp với tâm sinh lý của người sử dụng.
b. Phân loại: Tuỳ theo sự phát triển của sức sản xuất xã hội mà công năng sẽ
thay đổi theo chiều hướng ngày một đa dạng..
Các loại hình công năng
+ Kiến trúc nhà ở
+ Kiến trúc công trình công cộng
+ Kiến trúc công trình công – nông nghiệp
+ Kiến trúc tôn giáo.
c. Ví dụ: Trên thế giới:

Kim tự tháp: Là nơi chôn cất quan tài nhà Vua sau khi băng hà.

- 13 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Quần thể Acrôpôn ở Hy Lạp đáp ứng nhu cầu tôn giáo đa thần giáo, cũng như
văn hoá, tinh thần, lễ hội.

- 14 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Việt Nam: Đình làng: Là nơi thờ Thành Hoàng và cũng là trung tâm sinh hoạt
văn hoá cộng đồng.
Tóm lại: Công năng rất phức tạp và đa dạng; bao gồm công năng VẬT
CHẤT (với hai yếu tố: chức năng sử dụng và chức năng cấu trúc) và công
năng TINH THẦN (với 2 chức năng: biểu hiện và thông tin).

- 15 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 16 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 17 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 18 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

*Phân loại công năng trong công trình kiến trúc


Trong một công trình kiến trúc thường chứa đựng rất nhiều không gian, mỗi
một không gian đó lại có một chức năng phục vụ cho nhu cầu khác nhau.
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các không gian đó có hình dáng kích thước và
cách tổ chức, bố trí khác nhau.
Phân loại các không gian trong công trình kiến trúc:
+ Không gian đơn thuần; là không gian đơn giản nhất, nhiều khi không xác
định rõ, hoặc thể hiện một cách cụ thể: Một chòi nghỉ chân trong công viên,
chỗ chờ xe buýt, ban công, logia,…hoặc các phần nhô ra của mái hắt, hiên che
nắng…
+ Không gian chức năng riêng: Là loại không gian đơn thuần, đơn giản nhưng
lại có chức năng sử dụng rất rõ ràng: không gian lớp học, không gian phòng
ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng khám bệnh, phòng thí nghiệm…
+ Không gian đặc thù: Trong các công trình kiến trúc thường có các không
gian rất đặc thù cả về kích thước, kiểu dáng và cách bố trí nư: Bếp, khu vệ
sinh, cầu thang…
+ Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và chỉ
sử dụng theo đúng chức năng đã được thiết kế.
2. Các điều kiện kỹ thuật, vật chất (Vật liệu, kết cấu và các điều kiện kỹ
thuật khác)
3. Hình tượng nghệ thuật kiến trúc:
Các công trình kiến trúc từ nhỏ cho đến lớn, từ đơn lẻ hay phức hợp đều là
những thực thể vật chất chiếm một không gian to, nhỏ, cao, thấp khác nhau.
Các thực thể ấy gấy một ấn tượng nhất định đối với con người. Công trình kiến
trúc đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động tốt đến tâm lý và nhận thức của con
người.
Khái niệm: Hình tượng nghệ thuật kiến trúc là sự lôi cuốn sức truyền cảm, sự
trang trọng, tính duyên dáng, sự yên tĩnh hay cảm giác, động thái, chất thơ về
trữ tình, sự mạnh mẽ, vẽ dịu dàng và tính thể khối, vẻ nhẹ nhàng… Tùy từng
đối tượng kiến trúc cụ thể mà công trình phải đạt đuợc một số trong nhiều tính
chất tạo thành hình tượng kiến trúc trên

- 19 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Hình tượng kiến trúc được biểu hiện qua các nhân tố cấu thành: Hình khối, tổ
hợp không gian, mặt đứng, đường nét, chi tiết, trang trí màu sắc cũng như chất
cảm của vật liệu.
Mặt khác nhận thức thẩm mỹ của con người cũng khác nhau tùy thuộc vào:
- Trình độ dân trí trong xã hội theo cảm tính (giai đoạn đầu của nhận thức, dựa
trên cảm giác, chưa nắm bản chất, quy luật của sự vật) hoặc theo lý tính (tức
giai đoạn cao của nhận thức, dựa trên sự tư duy để nắm bản chất và quy luật
của sự vật).
- Quan điểm thẩm mỹ hoặc thoái quen của từng địa phương, từng dân tộc, từng
quốc gia.
-Thời gian; thời cuộc biến đổi xã hội tiến triển thì yêu cầu thẩm mỹ kiến trúc
cũng thay đổi theo. Có thể nói đó là nhịp đập của thời đại hay một của thẩm
mỹ kiến trúc.
Ba yếu tố công năng sử dụng, điều kiện kĩ thuật – vật chất, hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm kiến trúc là một thể thống nhất hữu cơ. Tuy
vậy ba yếu tố này không phải lúc nào cũng chú trọng như nhau, mà tùy
theo tính chất, đặc điểm của công trình mà một hoặc hai yếu tố được nhấn
mạnh hơn.
III. HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN CẢM THỤ HÌNH THỨC.
1, Khái niệm: Hình thức kiến trúc là tất cả những gì mang lại vẻ đẹp cho công
trình, những gì mà chúng ta thụ cảm được từ công trình. Hay nói cách khác
hình thức là cái phát lộ ra bên ngoài và được các giác quan của con người cảm
thụ.
2. Đặc trưng của hình thức: Hình thức là sự biểu đạt sự liên tưởng không
gian của các thành phần mang tính tinh thần của công năng. Hình thức được
đặc trưng bằng hình dáng hình học, độ lớn, màu sắc, vị trí tương quan, chiều
hướng động hay tĩnh, sự bất động hay tính ổn định. Để cảm thụ được hình thức
bằng mắt phải có một số điều kiện sau:
+ Góc nhìn của chúng ta.
+ Khoảng cách xa.
+ Sự liên tục, thụ cảm
+ Khung cảnh, vật lý.
- 20 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Các đối tượng kiến trúc - với không gian ba chiều và dưới sự tác động của trình
tự thời gian sẽ đem lại cho người quan sát một chuỗi hình ảnh liên tục trong
không gian (gồm nội thất và ngoại thất).
Sự thụ cảm công trình phụ thuộc vào hình thức của công trình đó (hình khối,
độ lớn, chất cảm, hoa văn…). Ngoài các điều kiện hình học của sự thụ cảm,
ánh sáng đóng góp quan trọng vào quá trình thụ cảm của công trình kiến trúc.
Sự thụ cảm hình thức kiến trúc phụ thuộc rất lớn vào cảnh quan xung quanh
của môi trường (context), cảnh quan.

- 21 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

CHƯƠNG II
NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THẨM MỸ KIẾN TRÚC

I. NHỮNG THÀNH PHẦN NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC


Kiến trúc đến với sự thụ cảm của con người bằng các biểu hiện của hình thức
kiến trúc. Đó là sự tổng hợp của ngôn ngữ kiến trúc gồm:
- Hình thái hình học: điểm, tuyến, diện, khối.
- Không gian và thời gian.
- Ánh sáng, bóng đổ, màu sắc và chất liệu – Là cơ sở tạo hình (cảm
nhận bằng thị giác)
-Sự kết hợp của ngôn ngữ kiến trúc với các loại hình nghệ thuật khác;
điêu khắc, tạo hình, hội hoạ….
Điểm, tuyến, diện, khối là những yếu tố hình học có khả năng tạo ra sức biểu
hiện.
Trong việc tổ chức không gian, điểm, tuyến, diện, khối liên hệ chắc chẽ với
nhau và hình thành không gian phức tạp. Muốn đạt hiệu quả thẩm mỹ phải đảm
bảo được tính kết hợp tổng thể, thống nhất giữa các hình thái hình học
Khi nắm vững các tính năng vật liệu, làm chủ được kỹ thuật kết cấu, cho phép
sáng tạo ra không gian ba chiều theo ý muốn.
Và thời gian là kích thước thứ tư khi thâm nhập vào kiến trúc. Sự cảm thụ,
quan sát chính là nhân tố thông thường của khái niệm thời gian.
Thời gian tham gia vào chuỗi nhận thức hình ảnh kiến trúc một cách chủ quan
và tham gia vào việc biến đổi cấu trúc một cách khách quan.

II. CÁC HÌNH THÁI HÌNH HỌC


Là thành phần thức cảm, điểm, tuyến, diện và khối có thể không được trông
thấy mà được cảm thấy. Trong khi nó hoàn toàn không tồn tại nhưng chúng ta
vẫn có thể nhận thức được nó – một điểm giao của hai tuyến – một tuyến bao
quanh mặt phẳng – một mặt phẳng giới hạn khối và một khối chiếm ngữ không
gian.

- 22 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Trong chương này trình bày các yếu tố cơ bản của hình thể trong trật tự phát
triển từ điểm đến tuyến, từ tuyến đến diện và từ diện đến khối ba chiều. Mỗi
yếu tố trước tiên được xem như một thành phần nhận thức.

- 23 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

1.1 Điểm: Là nghệ thuật tạo hình: Là khởi thuỷ cho sáng tác để tạo ra các tác
phẩm.
* Khái niệm:
Về kiến trúc: Điểm là một trong những yếu tố xác lập các không gian duy nhất.
Về hình học: Điểm dùng để chỉ một địa điểm hay một vị trí trong không gian.
Không có phương hướng nhưng có tính tập trung. Không có chiều dài, chiều
rộng, chiều sâu. Không có kích thước cụ thể.
Về mặt hình ảnh: Điểm không có khối lượng, trọng lượng, nhưng khi đặt nó
vào trường nhìn thì nó được nhận thức.
* Xác lập điểm: Là thành phần cơ bản của hình thái hình học, điểm thể hiện ở
một số dạng như sau:
+ Là điểm cuối của một đoạn thẳng
+ Là giao của hai đường thẳng.
+ Là gọi của mặt phẳng.
+ Là tâm của một hình phẳng.
*Trạng thái: Ở vị trí tâm của một môi trường và khi tổ chức các thành phần
bao quanh và thống trị trường nhìn, điểm ổn định và yên tĩnh.
Khi điểm tách khỏi trung tâm, khu vực sẽ trở nên năng động và tranh
chấp nhau trong trường nhìn. Một sức căng thị giác.
Để có thể nhận thức được một vị trí trong không gian hoặc trên mặt nền,
điểm phải được xạ ảnh thành yếu tố tuyến tính.
Ví dụ: Cột là ảnh xạ của điểm. Hình ảnh đọc được trên mặt bằng của cột là
điểm.
Hai điểm sẽ mô tả một tuyến, kết nối chúng. Mặc dù hai điểm này giới
hạn cho tuyến một phạm vi nhất định, nó cũng có thể được xem như một phân
đoạn của một tuyến vô tận.
Qua hai điểm có thể xác định một trục và trục này là trục vuông góc với
đọan thẳng nối chúng và là trục đối xứng của hai điểm. Đây là trục ảo nên một
vài trường hợp nó nổi bật hơn trục nối hai điểm, và được ứng dụng trong việc
tổ chức các tuyến trục chính của đô thị.

- 24 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Tâm vòng tròn, tâm đáy khối trụ, tâm của khối cầu cũng là hình thức – điểm
đáng chú ý khi thiết kế.

- 25 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Mở rộng:Qua 2 đểm, có thể xác định một trục.


Hai điểm có thể xác đính trục vuông góc với đoạn thẳng nối chúng và
là trục đối xứngcủa 2 điểm đó.Đây là trục ảo, nên một vài trường hợp nó nổi
bật hơn trục nối 2 điểm.Ứng dụng trong quy hoạch các trục trung tâm đô thị.

- 26 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 27 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

2 Tuyến:
* Khái niệm:
Về hình học: Là tập hợp của nhiều điểm theo một phương nhất định, hay là một
điểm kéo dài thành một tuyến
Về kiến trúc: Là thành phần quan trọng trong việc hình thành bất cứ cấu trúc
thị giác nào: Nó có thể phục vụ để:
+ Nối kết hay nâng đỡ, bao bọc, chia cắt những thành phần thị giác
khác.
+ Mô tả các cạnh và tạo nên các diện.
Trong thực tế và trong kiến trúc, các tuyến vẫn phải có chiều dày để
nhìn thấy được. Ví dụ như hành lang, kệ,….

- 28 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 29 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Một tuyến có khả năng biểu diễn chiều hướng, chuyển động hay sự phát triển.
* Đặc điểm: Không có chiều rộng, chiều sâu, nhưng có chiều dài
* Xác lập: Là giao của hai mặt phẳng, hai mặt cong, mặt phẳng cắt mặt cong,
hoặc được xác lập bởi hai điểm.
* Ý nghĩa: Tuyến tạo ra các đường biên giới hoặc các giới hạn, sư phân chia
không gian:
Ví dụ: Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam…
+ Các tuyến ngang cho thấy sự phân chia giới hạn của các không gian:
Không gian kín, không gian nữa kín nữa mở, không gian mở…
+ Tuyến tạo ra các chiều hướng chủ đạo, tạo thành những nét lớn trong
tổ hợp, trong bố cục
Ví dụ : * Tuyến chủ đạo là tuyến ngang ở nhà ở lớn ở Masseille.
* Mặt đứng đình làng truyền thống Việt Nam cho thấy yếu tố
tuyến ngang phân chia rõ tỷ lệ bộ mái chiếm 2/3 trong bình diện mặt đứng.
* Phân loại: Tuyến ngang, tuyến dọc, ngang ngang, sổ thẳng (quân bình) tạo ra
các hệ mạng, các đường ngang ấn tượng, yên bình, trầm tĩnh, các đường đứng
uy nghiêm, tôn kính, thiêng liêng như cột, đài tưởng niệm, tháp đã được sử
dụng nhiều trong lịch sử để tưởng nhớ đến một sự kiện có ý nghĩa hay thiết lập
một điểm riêng biệt trong không gian.
+ Các đường gãy khúc, zích zắc tạo ra sự dứt khoát mãnh liệt. Tuyến nghiêng
đi lênh còn có ý nghĩa đột ngột, vui khởi, tuyến nghiêng đi xuống có ý nghĩa
kìm chế, gấp gáp…
+ Tuyến cong, lượn: Mềm mại, uyển chuyển, nhẹ nhàng, thiêng về cảm tính
(khác với các đường cong toán học thuần tuý cứng).
Trong kiến trúc cần sử dụng đan xen giữa các tuyến một cách linh hoạt, nhuần
nhuyễn.

- 30 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 31 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 32 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 33 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Tuyến dứng trong kiến trúc

- 34 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Tuyến ngang trong kiến trúc

- 35 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 36 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Tuyến đứng, tuyến ngang, tuyến xiên và tuyến cong trong các kiến trúc

- 37 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 38 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 39 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

3 Diện
* Khái niệm:
Về hình học: Một tuyến trượt dài theo một phương hướng sẽ tạo thành diện.
* Đặc điểm: Diện có chiều dài, chiếu rộng nhưng không có chiều sâu.
* Ý nghĩa kiến trúc:
+Phân chia và giới hạn không gian
+ Mô tả và xác lập không gian
Một đặc tính khác nữa của diện là: màu sắc, mẫu hình, kết cấu bề mặt – sẽ tác
động đến trọng lượng và ổn định thi cảm.

- 40 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 41 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

* Phân loại:
Những loại hình chung nhất của các bình diện trong kiến trúc là:
+ Diện tường: Là bình diện bao quanh, là những bình diện tạo ra không gian
tích cực nhất (hay còn gọi là bình diện thẳng đứng).
Diện tường, với chiều hướng thẳng đứng của mình trở nên rất năng động trong
trường nhìn và có ảnh hưởng lớn đến hình dáng, độ khép kín của không gian.
+ Diện trên cao (Bình diện trần): Là bình diện nâng cao, có thể là dạng mái bảo
vệ không gian nội thất của một công trình khỏi tác động của các yếu tố khí hậu
bên ngoài, hay có thể là diện trần, là yếu tố khép kín phía trên của một không
gian phòng.
+ Diện nền (Bình diện cơ sở): Là những nền tảng có tính chất vật lý và là chỗ
dựa cho hoạt động của con người.
Diện nền có thể là mặt đất, là mặt phẳng cơ bản cho hình thể công trình,
hay có thể là mặt sàn, là yếu tố bao che phía dưới của không gian phòng, nơi
chúng ta bước trên đó.
Thực tế, chính tính tự nhiên của diện sàn làm giới hạn phạm vi biến đổi
của nó, nhưng nó vẫn là một yếu tố quan trọng trong thiết kế kiến trúc. Các đặc
tính hình dáng, màu sắc, mẫu hình của nó xác định mức độ định rõ giới hạn
không gian, cũng như thiết lập sự thống nhất giữa các thành phần khác nhau
trong không gian.
Giống như mặt đất, diện sàn có thể được ngắt đoạn, được nâng tầng, để
đưa tỷ lệ của không gian đến gần với tỷ lệ người hoặc có thể tạo nên các bậc
thềm quan sát, ngồi hay trình diễn. Nó có thể được nâng cao để xác định nơi
tôn kính, linh thiêng, nó có thể là một yếu tố để làm nổi bật các yếu tố khác
trong không gian.

- 42 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 43 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 44 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 45 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 46 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 47 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

4. Hình khối
* Khái niệm: : Một bình diện phát triển theo hướng khác với các phương
hướng vốn có sẽ tạo nên khối
* Đặc điểm: Khối có ba chiều: dài, rộng, sâu.
Một khối có thể phân tích và chia cắt ra thành.
+ Điểm (góc) là nơi hội tụ của nhiều bình diện
+ Tuyến (cạnh) là nơi hai bình diện gặp nhau.
+ Diện (diện tích) là giới hạn của một khối.
Trong kiến trúc, tuy sử dụng nhiều hình khối khác nhau, nhưng các hình khối
cơ bản như hình lập phương, hình nón, hình chóp, cầu, đa diện (gọi là các hình
khối platon). Các hình khối càng đơn giản, sức biểu cảm càng lớn
* Ý nghĩa: Là yếu tố ba chiều trong thiết kế kiến trúc, một khối có thể đặc –
không gian bị chiếm giữ bởi hình khối – hay rỗng – không gian được bao bọc
bởi diện.

- 48 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 49 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 50 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 51 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 52 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 53 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

III. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

Trong ngôn ngữ kiến trúc những khái niệm về không gian và thời gian
không thể tách rời nhau.
Trước hết, phải phân biệt được sự khác biệt giữa không gian và hình khối.
Không gian là môi trường tiến hành quá trình sống, bao gồm không gian kín,
không gian hở và không gian nữa kín nữa hở; còn hình khối là hình dáng bên
ngoài của một không gian đóng. Trong việc tổ chức không gian, tuyến, diện và
khối liên hệ chặt chẽ với nhau và hình thành những hệ không gian phức tạp.
Muốn đạt hiệu quả thẩm mỹ phải bảo đảm được tính kết hợp tổng thể, thống
nhất các thành phần hình học thành một hệ thống.
Khi nắm vững được tính năng của vật liệu, làm chủ được kỹ thuật kết cấu, con
người đã sáng tạo được những không gian ba chiều theo ý muốn và không gian
được xác định bởi ba chiều kích thước đó có thể vươn ca hay bay cao một cách
táo bạo, tùy theo yêu cầu cần thiết.
Còn thời gian được thâm nhập vào kích thước kiến trúc như một kích thước
thứ tư.
- Thời gian gắn liền với sự thay đổi của không gian (do người và thiên
nhiên gây ra).
- Thời gian cũng gắn liền với giác quan thụ cảm kiến trúc, vì kiến trúc
không triển khai đồng thời mà theo từng lớp, từng chuỗi hình ảnh, chuỗi phối
cảnh hình ảnh một hệ không gian có thể biến dạng, chồng xếp lên nhau theo
thời gian, có thể gây ra những cảm xúc đặc biệt tùy từng điểm nhấn của không
gian trong thời gian.
- Thời gian tham gia vào việc nhận thức chuỗi hình ảnh kiến trúc một
cách chủ quan. Thời gian tham gia vào việc biến đổi cấu trúc kiến trúc một
cách khách quan.

IV. ÁNH SÁNG, BÓNG ĐỔ, MÀU SẮC, VẬT LIỆU VÀ CẤU TẠO VẬT
CHẤT.
- Các nhân tố tạo thành ngôn ngữ kiến trúc, các nhân tố thành phần như
ánh sáng, bóng đổ, màu sắc, chất cảm, và cấu trúc hoa văn vật liệu có tiếng nói
quan trọng.

- 54 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- Ánh sáng lại là người phát ngôn số một. Ánh sáng, cùng với bóng đổ -
hai yếu tố này luôn luôn phù trợ lẫn cho nhau – đã làm duyên dáng thêm không
gian hai chiều, làm nổi bật hơn không gian ba chiều. Chúng khẳng định các
tuyến, làm sáng chói các diện và làm nổi bật các khối. Ánh sáng, bóng đổ, và
cả những trạng thái trung gian của chúng đã thức tỉnh cảm giác của con người
và gây ra cảm giác này hay cảm giác khác.
- Ánh sáng và bóng đổ trền toàn bộ cũng như trên các bộ phận chi tiết
kiến trúc và trong nội thất với tác động truyền cảm của nó – làm tăng hay giảm
trạng thái cảm xúc hay giảm trạng thái cảm xuác như ở nơi này có thể vui hơn,
yên tĩnh hơn hoặc thân mật hơn, ở nơi kia có thể buồn, bất an hoặc thành kính,
thậm chí sợ hãi hơn.
- Màu sắc: Là một thành phần ngôn ngữ khác của kiến trúc. Màu sắc có
thể được sơn, quét lên các bộ phận kiến trúc, cũng có thể là màu sắc tự nhiên
của vật liệu. Nhưng màu sắc chỉ “sống dậy” dưới tác động của ánh sáng, ánh
sáng là nguồn gốc để làm cho màu sắc năng động hơn.
- Màu sắc là một trong những phương cách hiệu quả nhất để xác định
không gian.
- Màu sắc cũng có thể làm cho các thành phần kiến trúc dưới mắt người
quan sát cảm thấy như có độ lớn và khoảng cách khác nhau, Cũng một hình
khối đó, với màu ấm, người ta cảm thấy độ lớn lớn hơn, khoảng cách gần gũi
hơn. Tương tự, với màu lạnh, người ta cảm thấy kích thước giảm đi và khoảng
cách xa với hơn…
- Tôn giáo và những người sáng tác kiến trúc tôn giáo thế giới và Việt
Nam từ xưa đã biết lợi dụng màu sắc khác triệt để.

- 55 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 56 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

V. SỰ KẾT HỢP NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC VỚI NGÔN NGỰ CỦA CÁC
NGÀNH NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH KHÁC (ĐIÊU KHẮC, HỘI HỌA, MỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP) VÀ PHI TẠO HÌNH KHÁC (VĂN HỌC, ÂM
NHẠC)
Những ngành nghệ thuật tạo hình và phi tạo hình khác đã làm giàu thêm
ngôn ngữ cho môi trường kiến trúc bằng cách đóng góp thêm vào đó ngôn ngữ
của mình. Sức biểu cảm của kiến trúc tăng thêm rất nhiều với sự đóng góp
trước hết của điêu khắc, hội họa hoành tráng, phù điêu, môdaich (tranh tường
gắn bằng các loại gốm, đá nhỏ các màu) và maiôlich (tranh tuờng gắn mảnh
sứ) cũng như các hình thức mỹ thuật công nghiệp (desogn). Những hình thức
tuyên truyền bằng bảng hiệu, panô, các hình thức quảng cáo, ánh sáng điện
cũng làm tăng sức biểu hiện của kiến trúc lên rất nhiều.
Trong kiến trúc hiện đại do quan niệm thẩm mỹ đổi mới, do xây dựng
công nghiệp hóa, kiến trúc ngày càng có tính tập thể, những ngôn ngữ của
những ngành nghệ thuật nói trên sẽ giúp cho kiến trúc không những “phong
phú hơn” mà còn “mềm dịu” đi.
Thực tế cho thấy ý nghĩa của tượng tròn, phù điêu, hội họa hoành tráng,
các hình thức mỹ thuật công nghệ đã làm long trọng hơn, đa dạng hơn, tươi vui
hơn cho môi trường kiến trúc.
Ở nhiều nước, cả tranh tường lẫn các hình thức mỹ thuật công nghiệp
đều rất phát triển, có thể thấy sự kết hợp của những ngành nghệ thuật màu ở
bất cứ nơi nào: trên quảng trường, trên đường phố, trong các công trình chính
trị, xã hội và văn hóa, trong các trường đại học cho đến những khu nhà ở.
Ánh sáng điện đã đến với kiến trúc vào khoảng một trăm năm nay và in
dấu ấn rõ nét về nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch đô thị. Trước đây, trong
hàng ngàn, thành phố và nhà cửa không có sự góp mặt của kỹ thuật chiếu sáng
điện.
Những loại hình nghệ thuật “phi tạo hình” như văn học, âm thanh cũng
đóng góp đáng kể cho việc bảo đảm một sức biểu hiện hoàn thiện cho các công
trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình kỷ niệm. Hàng chữ súc tích ngắn gọn
(trên những bức tường bê tông), những hồi chuông nguyện những bản nhạc…
đều có tiếng nói chung làm cho tình cảm thêm sâu lắng đọng, nổi nhớ tiếc thêm
sâu xa hoặc lòng căm thù thêm mạnh mẽ.

- 57 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

VI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THẨM MỸ KIẾN TRÚC:
- Hình ảnh kiến trúc, bộ phận và tổng thể kiến trúc.
- Cá tính, đặc điểm và phong cách của tác phẩm kiến trúc.
- Truyền thống và đổi mới.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong nghệ thuật.
+ Hình ảnh kiến trúc, bộ phận và tổng thể:
- Hình ảnh kiến trúc phản ánh nhận thức con người đối với một đối tượng kiến
trúc.
- Hình ảnh kiến trúc – qua con đường tiếp thu bằng thị giác – sẽ đem lại những
giá trị biểu hiện và giá trị thông tin nếu kiến trúc là một tác phẩm đúng nghĩa
của nó.
- Các đối tượng kiến trúc – với không gian ba chiều và dưới tác động của trình
tự thời gian – sẽ đem đến cho người quan sát một chuỗi hình ảnh liên tục ở
không gian ngoại thất của như nội thất.
- Một đối tương kiến trúc ta thấy nó có các bộ phận mà không bao giờ là một
cơ cấu đơn nhất, tập hợp các bộ phận lại ta đã có một tổng thể.
- Các bộ phận của một cái nhà – một tổng thể - bao gồm: Móng, tường sàn,
mái, cầu thang, hành lan, logia, hiên, cửa sổ, cửa đi v.v…
Bộ phận và tổng thể trong kiến trúc – giống như một bông hoa gồm những
cánh hoa và một đài hoa – không phải tạo thành một cách ngẫu nhiên, mà phải
theo một quy luật thẩm mỹ, cấu trúc gọi là nguyên lý tổ hợp kiến trúc, chúng ta
sẽ có dịp nghiên cứu.
+ Cá tính, đặc điểm và phong cách:
- Cá tính của tác phẩm kiến trúc được xác định bởi hai loại đặc trưng:
* Một là nó nằm chung trong một loại kiến trúc: (Thuộc một loại hình kiến trúc
nào đó, có các loại không gian tương tự, đều có các phòng, các cầu thang, cửa
sổ, cửa đi).
* Hai là trên những cái tương tự đó có những nét đặc trưng riêng (ví dụ như độ
lớn, hình thức, màu săc của bộ phận trên khác nhau).
- Cá tính gắn bó với sự đánh giá những điểm nổi bật, những giá trị của tác
phẩm.
- 58 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- Đặc điểm hay là những nét đặc trưng – lại mang nội dung là sự đề cập đến
một thời đại, một trào lưu nghệ thuật, đến một vùng hay một khu vực và đến
đặc điêm tác phẩm của mỗi tác giả.
- Phong cách: Phong cách gắn liền với cá tính và đặc điểm,
- Phong cách có ý nghĩa rộng lớn, đại diện cho cả một nền văn minh của một
thời đại.
+ Truyền thống và đổi mới:
- Truyền thống là tổng hợp những giá trị sáng tạo của lịch sử, kinh nghiệm tích
lũy được qua nhiều thế hệ, qua văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa vi mô, vĩ
mô…
- Đối mới: Là hiện tượng nảy sinh khi tình hình xã hội thay đổi.

- 59 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

CHƯƠNG III
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
Ba mươi tăm hoa kết nối với nhau tạo nên một bánh xe, nhưng chính nhờ
những khoảng trống không giữa các tăm hoa, bánh xe mới có thể dùng được.
Nhồi đất sét để nặn một cái tách, nhung chính nhờ vào những khoảng trống
không ở giữa, cái cốc mới sử dụng được. Đục cửa và cửa sổ để tạo nên một
căn nhà, nhưng chính khoảng không gian trống không đó, ngôi nhà mới sử
dụng được. Vậy, ta tưởng cái “có” mới có lợi mà thực ra cái “không” mới hữu
dụng.
Lão Tử - Thế kỷ thứ 6 sau công nguyên.
Không gian kiến trúc có nhiều cách định nghĩa, nhưng tư duy và trừu tượng
nhất về khái niệm này ta có thể khái quát;
Không gian bao quanh sự tồn tại của chúng ta, chúng ta di chuyển, quan sát
hình thể, lắng nghe âm thanh, cảm nhận hơi thở của xuân, ngửi thấy mùi thơm
hoa đang nở trong khoảng không gian. Nó cũng là một chất liệu như gỗ,
đá…Ngay cả khi nó vốn là những hơi nước vô hình. Hình thể thị giác, kích
thước, tỷ lệ, chất lượng ánh sáng…tất cả những đặc tính này phụ thuộc vào
đường bao quanh không gian, được xác định bởi các thành tố của hình thể.
Khi không gian được chiếm ngự, được bao bọc, được tổ chức bởi các yếu tố
hình khối, kiến trúc trở nên hiện hữu…

- 60 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

I. KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC


- Không gian là môi trường diễn ra quá trình sống (sinh thái học)
- Là nơi diễn ra những sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người
Hình khối là hình dáng bên ngoài được bao bọc bởi các diện.
Các thể loại không gian: Gồm 5 thể loại.
+ Không gian tuyến tính.
+ Không gian tập trung.
+ Không gian tán xạ.
+ Không gian (hợp) họp nhóm.
+ Không gian mạng.
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC KHÔNG GIAN
+ Những yêu cầu cho không gian của công trình kiến trúc có thể rất khác nhau,
những yếu cầu này phụ thuộc vào:
- Chức năng sử dụng của công trình, hoặc yêu cầu về hình thức thể hiện
của công trình.
- Những chức năng gần giống nhau có thể hợp nhóm lại hoặc lặp theo
một trình tự tuyến tính (một tổ chức tuyến tính).
- Những yêu cầu về ánh sáng, thông gió, tầm nhìn hoặc lối vào.
- Yêu cầu về sự độc lập, riêng tư.
- Yêu cầu về sự tiếp cận và tổ chức lối vào sao cho dễ dàng đi lại.
+ Việc lựa chọn kiểu tổ hợp không gian nào đó được sử dụng sẽ phụ thuộc vào:
- Yêu cầu chức năng của công trình như: Tính gần gũi về công năng của
các bộ phận, yêu cầu về kích thước, tính chủ yếu và thứ yếu của không gian,
các yêu cầu về lối vào, ánh sáng, tầm nhìn.
- Các điều kiện bên ngoài của địa điểm có thể giới hạn được hình thức
tổ chức hoặc sự phát triển của không gian, hoặc có thể gợi ý về một số tổ chức
phù hợp với địa hình.
Hầu hết các công trình đều là tổ hợp của nhiều không gian khác nhau liên hệ về
chức năng, trạng thái gần kề hoặc bằng một hành lang đường dẫn.

- 61 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 62 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

1. Không gian trong một không gian.


* Khái niệm:
Một không gian lớn hơn có thể chứa đựng, bao bọc trong đó một không gian
nhỏ hơn. Không gian bên ngoài là không gian “chứa đựng” và không gian nhỏ
bên trong là không gian “được chứa đựng”.
* Đặc điểm:
Hai không gian này cần có sự khác biệt về độ lớn. Nếu không gian bên trong
tăng độ lớn thì mất đi sự nhận thức đúng đắn về tổng thể. Không gian bên
ngoài mất đi tính chất là không gian vỏ bọc, bao che. Khái niệm ban đầu sẽ
không còn có ý nghĩa nữa.
Không gian bên trong có thể khác với không gian bên ngoài về hình thể nằm
nhấn mạnh một chủ đề độc lập, cho thấy sự khác biệt về chức năng, hoặc tính
biểu trưng quan trọng của không gian bên trong.
Hai không gian có thể tương đồng về hình thức và phương hướng, nhưng cũng
có khi nó khác hướng. Do tính chất khác hướng này, hệ thống không gian sẽ
năng động hơn.
Ví dụ: Các không gian trong cùng một căn hộ; bếp, vệ sinh, các phòng ngủ,
phòng tiếp khách… là không gian “được chứa đựng” được bao bọc bởi không
gian bên ngoài là tổng thể căn hộ…

- 63 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 64 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

2. Không gian kế cận: Hình thức kiên kết kiểu không gian gần kề rất phổ biến
trong kiến trúc.
* Khái niệm:
Là sự sắp xếp các không gian thành phần độc lập cạnh nhau. Mỗi không gian
được phép xác định rõ ràng tính chất công năng và tính chất biểu tượng riêng
của mình.
* Đặc điểm:
- Hạn chế sự lưu thông vật lý lẫn tầm nhìn giữa hai không gian kế cận,
tăng cường tính riêng lẻ của mỗi không gian và đáp ứng được sự khác biệt giữa
chúng.
- Xuất hiện như một chủ thể độc lập trong không gian tổng thể.
- Bình diện ngăn cách hai không gian kế cận có thể là: Giới hạn xác
định cửa thông nhau giữa hai không gian, giới hạn hình thành bởi một bình
diện đặt tự do ngăn cách một cách ước lệ giữa hai không gian, cũng có khi chỉ
được xác định bằng một hàng cột.
Ví dụ: Trong kiến trúc nhà ở truyền thống của Việt Nam, sự ngăn chia ước lệ
của các không gian liền kề thể hiện rõ ở giới hạn của các không gian chức năng
riêng của nhà trên bằng các hàng cột; ba gian được ngăn cách bởi hai hàng cột
với gian chính giữa là không gian thờ cúng, tiếp khách, hai không gian ở hai
bên dành cho việc nghỉ ngơi của ông bà…Hay các phòng học của một khối
lớp học là sự thể hiện của không gian liền kề trong một không gian tổng thể…
3. Không gian hoà nhập
* Khái niệm:
Một sự hoà nhập không gian thể hiện ở việc hai không gian có một phần
“trường” của mình cài răng lược vào nhau, có nghĩa là có một không gian chia
sẻ chung.
* Đặc điểm:
- Khi hai không gian hoà nhập vào nhau thì các hình khối của nó hoặc là
vẫn giữ được bản sắc riêng hoặc tách rời ra thành một hệ không gian có các
không gian thành phần.
- Vùng không gian chung có thể chia đều cho mỗi không gian.

- 65 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- Vùng không gian chung có thể kết hợp với một trong hai không gian
để tạo thành một thể trọn vẹn.
- Vùng không gian chung có thể phát triển thành một chủ thể độc lập
riêng biệt có tính năng nối kết hai không gian gốc.
Ví dụ: Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự hòa nhập của hai hay nhiều không gian ở
các công trình công cộng như đại sảnh lớn của bến tàu, nhà ga hàng không, nhà
hát, khách sạn hay cao ốc thương mại v.v.…, đó là sự kết hợp của các không
gian thành phần có sự giao thoa trong một không gian lớn…
Thành công nhất của không gian hoà nhập là phương án nhà thờ Xanh Pie của
Bramăngtơ và phương án biệt thự Cáctagiơ của Le Coocbuydie.

- 66 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 67 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

4. Hai không gian được nối liền bởi một không gian chung:
* Khái niệm:
- Hai không gian đặt cách xa nhau một khoảng cách có thể được nối liền
với nhau bởi một không gian thứ ba.
- Sự liên hệ về tầm nhìn, về không gian giữa hai không gian phụ thuộc
vào bản chất của không gian thứ ba mà chúng kết nối này.
* Đặc điểm:
- Không gian gián tiếp có thể khác biệt về hình thức, chiều hướng so với
hai không gian kia.
- Hai không gian chính lẫn không gian kết nối có thể tương đương nhau
về kích thước, hình dáng, tạo nên một tuyến không gian liên tục.
- Không gian kết nối có thể trở thành một yếu tố tuyến hay một lạot các
không gian không có sự liên hệ trực tiếp nhau.
- Không gian kết nối có thể vược trội nếu đủ lớn, và có khả năng tập
hợp quanh nó nhiều không gian khác.
- Hình thức của không gian kết nối có thể là phần cón lại được xác định
chỉ bằng hình thể, phương hướng của hai không gian được kết nối.
Ví dụ: Trong kiến trúc tổng thể bệnh viện hoặc trường học, hành lan là yếu tố
chủ đạo trở thành một không gian kết nối giữa các khối chức năng, các dãy lớp
học.

- 68 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 69 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

III CÁC HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC (HAY CÁC
HÌNH THỨC BỐ CỤC KHÔNG GIAN TRONG MẶT BẰNG):
1. Không gian tuyến tính:
* Khái niệm:
Là sự sắp xếp hằng loạt các không gian thành phần (các không gian giống hoặc
gần giống nhau) theo một hướng nhất định.
Bố cục dạng tuyến về bản chất bao gồm một loạt nhiều không gian. Các không
gian này có thể được liên kết trực tiếp hoặc nhờ vào một không gian dạng
tuyến riêng biết khác.
* Đặc điểm:
- Các không gian thành phần thường đều nhau (diện tích, kích thước,
khối tích) và có công năng tương thích nhau.
- Các không gian quan trọng về chức năng về tính biểu tượng thì một
không gian thành phần có thể xuất hiện dọc trên tuyến và thay đổi đột ngột về
kích thước và hình thể. tầm quan trọng còn được thể hiện ở vị trí:
+ Kết thúc bố cục.
+ Tách khỏi tổ chức tuyến và đổi hướng.
+ Nằm tại các điểm cơ bản của phân đoạn.
- Tổ chức dạng tuyến thể hiện tính chiều hướng rất mạnh. Mô tả sự
chuyển động, di chuyển và phát triển.
- Hình thể của bố cục dạng tuyến rất linh hoạt, có khả năng tương thích
với các điều kiện khác nhau của khu đất, nó có thể điểu chỉnh để phù hợp với
địa hình, sự vận động của dòng nước, của tán cây hoặc được chuyển hướng để
đón ánh sáng mặt trời, tạo tầm nhìn tốt. nó có thể liền mạch, được phân đoạn
hoặc bẻ chéo, có thể nằm ngang khu đất, có thể chéo hướng lên dốc, hoặc xếp
chồng dạng tháp. Vì vậy nó có tính biểu cảm rất cao.

- 70 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 71 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

+ Ý nghĩa:
Tổ chức không gian dạng tuyến có thể được nối kết với các thành phần khác
trong bao cảnh bằng cách:
- Liên kết, tổ chức nó theo chiều dài của bố cục.
- Tạo một bức tường, một hàng rào nhằm tách rời chúng thành hai khu
vực riêng biệt.
- Bao quanh, đóng kín bên trong một vùng không gian.
Ví dụ và ứng dụng:
Thường thấy trong các công trình trường học, bệnh viện, ký túc xá….

- 72 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 73 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 74 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

2. Không gian tập trung:


* Khái niệm:
Khi có một không gian thành phần được xác định là không gian hạt (trung
tâm). Các không gian khác thứ cấp được bố trí được bố trí xung quanh không
gian hạt nhân.
* Đặc điểm - đặc trưng:
- Không gian hạt nhận thường có độ lớn hơn (diện tích, khối tích) rõ
rang so với các không gian thành phần và là không gian chính, tổ chức, chế
ngự, là trung tâm trong tổng thể để kết nối các không gian thứ cấp xung quanh
chu vi của nó.
- Tổ chức không gian trung tâm có thể là hướng tâm, tán xạ hoàn hoành,
hoặc xoáy ốc
- Các không gian thành phần của bố cục có thể tương đương nhau hoặc
khác nhau về chức năng, kích thước và hình thức tạo nên một tổng thể cân
xứng và đối xứng qua hai hay nhiều trục.
- Vì hình thể của kiểu tổ chức không gian tập trung vốn không có
phương hướng, do vậy mà việc tổ chức một lối vào thường là sự phát triển của
một không gian thành phần phát triển lên được sử dụng như một cổng đón.
- Tổ chức tập trung có tính ổn định, liên kết chặc chẽ, đậm đặc, tính
hình học cân xứng có thể đước sử dụng để:
+ Thiết lập một điểm trong không gian
+ Kết thúc một trạng thái dạng tuyến.
+ Làm một chủ thể xác định bên trong không gian.

- 75 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 76 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Ví dụ và ứng dụng:
Mặt bằng nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đầu, ga xe lửa…
Một số công trình bảo tàng, công trình tôn giáo…kiểu tổ chức không gian tập
trung làm nổi bật rõ không gian hạt nhân là không gian có chức năng chính của
công trình.

- 77 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

3- Không gian tán xạ (không gian rẽ quạt)


* Khái niệm:
Là hệ thống không gian kết hợp các thành phần của hai loại tổ chức không gian
tập trung và không gian tuyến tính. Bao gồm một không gian chính làm không
gian hạt nhân, các không gian dạng tuyến được tổ chức xung quanh.
* Đặc điểm:
- Các không gian thành phần có thể bằng hoặc khác nhau về độ lớn,
công năng tương thích.
- Các không gian thành phần tập trung quanh không gian hạt nhân và
phát triển từ không gian trung tâm theo một hệ thống.
- Tổ chức không gian tán xạ mang tính hướng ngoại
- Những hình thức tán xạ kếp hợp nhau, sẽ khuyết trương lên thành một
hệ mạng kiểu tổ ong.
Ví dụ và ứng dụng:
Kiểu tổ chức này thường thấy trong các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, các
trường học chuyên biệt…

- 78 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 79 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 80 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

4. Tổ chức không gian họp nhóm.


* Khái niệm:
Tổ chức không gian họp nhóm sử dụng việc ghép liên tục một cách dàn trãi để
kết hợp giữa không gian nọ với cũng không gian kia (là các không gian thành
phần được nhóm họp lại tạo thành một tổ hợp mới)
* Đặc điểm - đặc trưng:
- Nó có thể là tập hợp bởi những không gian có những nét thị cảm
chung, tương thích về hình dáng, về hính thức và về hướng.
- Một tổ chức họp nhóm cũng có thể tiếp cận các không gian thành phần
khác nhau về độ lớn, hình thức, công năng, nhưng liên hệ giữa cái nọ và cái kia
bằng một trục đối xứng hay một sư cân bằng quay.
- Tổ chức họp nhóm mềm dẽo, có thể thêm hoặc bớt một số hình thức.
- Tính đối xứng và tính trục có thể được sử dụng để nhấn mạnh sự liên
kết và có tính quan trọng nhất định trong việc nhận biết tầm quan trọng chủ
yếu hay thứ yếu.
Ví dụ và ứng dụng:
Kiểu tổ chức này thường thấy rõ ở các công trình Câu lạc bộ, thư viện, nhà văn
hoá…Các không gian nhỏ được họp nhóm trong một không gian trung tâm,
hay trong các văn phòng làm việc

- 81 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 82 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

5. Tổ chức không gian mạng lưới ô vuông


* Khái niệm:
- Là các không gian thành phần được sắp xếp đều đặn theo hai hay ba
phương vuông góc theo một luật nhất định.
- Một mạng điển hình là một đơn vị không gian mang tính mô đun nhắc
đi nhắc lại. Mạng có thể được thêm bớt hay tổ hợp chồng chéo mà vẫn giữ
được tính nhất quán và tính nguyên dạng về mặt tổ chức không gian.
* Đặc điểm - đặc trưng:
- Mạng có thể được cấu tạo lệch theo một chiều hay hai chiều, tạo ra
một quần thể đa cấp với các mô đun khác nhau về quy mô và tỷ lệ.
- Các không gian (không gian thành phần) trong tổ hợp mạng có sự
đồng đều về độ lớn (diện tích và khối tích) và có chức năng tương thích.
- Tổ chức không gian mạng tạo ra một tổ hợp có sức hút lớn, có mức
căng thị giác.
- Tuy nhiên việc tổ chức không gian mạng không khéo dễ đưa đến tình
trang bố cục nhàm chán, đơn điệu.
- Trong mạng lưới không gian, những yêu cầu về kích thước không
gian, yêu cầu kết nối không gian lưu thông, không gian dịch vụ mà một số
không gian thành phần có thể thay đổi kích thước không theo chính thống hoặc
thay đổi chiều hướng.
- Để tránh sự đơn điệu, đôi khi trong tổng thể hệ thống có sự dịch
chuyển, thay đổi hướng, hoặc thêm bớt các không gian thành phần nhằm làm
điểm nhấn.
Ví dụ và ứng dụng:
Kiểu tổ chức không gian mạng thường áp dụng trong quy hoạch, tổ chức các
tổng mặt bằng quẩn thể kiến trúc có các công năng chức năng tương thích như
resort, nhà điều dưỡng….

- 83 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 84 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

CHƯƠNG IV
NGUYÊN LÝ TỔ HỢP KIẾN TRÚC
I. KHÁI NIỆM CHUNG:
Nguyên lý tổ hợp kiến trúc (hay lý thuyết bố cục tạo hình) là lý thuyết chung
của các ngành nghệ thuật. nhằm tạo nên vẻ đẹp cho một tác phẩm nghệ thuật.
Nếu như loài người phân chia các hoạt động nghiên cứu khoa học thành hai
lĩnh vực:
- Khoa học tự nhiên: Nhằm giải thích những quy luật vận động của tự
nhiên, khám phá các quy luật của tự nhiên nhằm phục vụ sự phát triển xã hội
của loài người.
- Khoa học xã hội: Nhằm nghiên cứu các quy luật vận động và phát
triển của xã hội loài người cũng không nhằm khỏi phục vụ sự phát triển của
con người.
- Thì nghệ thuật: Nhằm tạo nên cái đẹp, cùng với mục đích là đóng góp,
thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, văn minh loài người.
Nghệ thuật đến với con người bằng sự cảm thụ
Nghệ thuật tạo ra các tín hiệu, các tín hiệu này ảnh hưởng đến con người, được
con người chấp nhận bằng kinh nghiệm, bằng kiến thức riêng của mình.
Cái đẹp: Đề cao cái bi, cái hài: nâng cảm xúc đến đỉnh cao. Nghệ thuật đến với
con người bằng sự cảm thụ.
Karl Marx nói: Loài người sáng tạo ra thế giới theo quy luật của cái đẹp.
Còn đối với Trecnuisepski: Cái đ5p là do cuộc sống yêu cầu.
Cái đẹp tồn tại trong tự nhiên.
Cái đẹp tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật để đạt đến đỉnh cao của cảm xúc.
Cái đẹp là một phạm trù khách quan nhưng để cảm nhận nó cần cảm nhận chủ
quan của con người.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ cảm của con người là:
+ Trình độ của người cảm nhận:
+ Tức là nói đến sự đào tạo
+ Đến cái năng khiếu bẩm sinh về nghệ thuật

- 85 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

+ Đến cái gu, cái thị hiếu, sở thích của người cảm nhận: ý thích
cá nhân.
+ Đến kinh nghiệm,văn hoá, lối sống, truyền thống
Vì kiến trúc vừa là khoa học – kĩ thuật, vừa là nghệ thuật nên kiến trúc cần
được tuân theo các quy luật của nguyên lý bố cục.
- Nguyên lý bố cục cung cấp phương tiện để tạo nên vẻ đẹp trong kiến
trúc.
- Cung cấp cách lý giải về cái đẹp.
- Cung cấp cách tìm hiểu và sự cảm nhận chung về cái đẹp, cảm nhận
đặc thù của từng cá tính.
* Nếu như các quy luật bố cục đối với cái đẹp ngôn ngữ hình thành nên các tác
phẩm văn học
* Nếu như quy luật bố cục dùng đối với cái đẹp màu sắc hình thành nên hội
hoạ.
* Nếu như quy luật bố cục dùng đối với cái đẹp âm thanh hình thành nên nền
âm nhạc.
* Nếu như quy luật bố cục dùng đối với hình khối hình thành nên các tác phẩm
điêu khắc.
* Đến lược mình - kiến trúc, quy luật bố cục cơ bản để tạo nên một tác phẩm
kiến trúc đó là quy luật tổ hợp không gian.
Ngoài yếu tố công năng liên quan đến nhu cầu sử dụng, ngoài yếu tố kĩ thuật -
vật chất liên quan đến kiến thức khoa học, người kiến trúc sư cần có sự rung
cảm của tâm hồn nghệ sĩ để từ những vật thể riêng lẻ, qua nguyên lý bố cục có
thể tạo thành những tác phẩm kiến trúc có giá trị, có sức truyền cảm thẫm mỹ
đến con người. Người ta không chỉ đòi hỏi sống trong một căn nhà đầy đủ tiện
nghi không thôi mà còn cần đến vẻ đẹp của ngôi nhà ấy nữa.
Vậy, tổ hợp kiến trúc là những nguyên tắc về hình thức kiến trúc có thể kết hợp
thành một khối có tính thống nhất và hài hoà các thành phần riêng của nó, bên
trong cũng như bên ngoài để đạt được những yêu cầu về công năng, kinh tế kỹ
thuật, thẩm mỹ và kết cấu.

- 86 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

II. KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN LÝ TỔ HỢP KIẾN TRÚC (LÝ THUYẾT BỐ


CỤC TẠO HÌNH):
Tóm lại, theo một định nghĩa khác ta có thể nói tổ hợp kiến trúc là phương tiện
mô tả nội dung tư tưởng nghệ thuật của một tác phẩm, nó góp phần biểu đạt
sáng tỏ chủ đề của tác phẩm.
1. Bố cục tạo hình: Là việc sắp xếp đúng đắn các yếu tố tạo hình, các nhóm,
các bộ phận để tạo nên một tập hợp mới hài hoà, thống nhất giữa các nhóm,
các thành phần và giữa các thành phần tổng thể nhằm tạo ra cái đẹp.
2. Các quy luật của nghệ thuật tạo hình:
Khi giải quyết một đơn lẻ hay một tổng thể kiến trúc, ở tất cả mọi vị trí và mọi
cự ly, tác phẩm phải phù hợp với các quy luật thẩm mỹ. Đó là những quy luật:
- Thống nhất và biến hoá và những phương tiện để đạt được sự thống nhất và
biến hoá.
- Cân bằng và ổn định
- Tỷ lệ và tỷ xích.
- Những quy luật về thị giác; tương phản và vi biến, vần luật và nhịp điệu, chủ
yếu, thứ yếu, trọng điểm, liên hệ và phân cách.
Trong chương này chúng ta tìm hiểu những quy luật cơ bản để vận dụng hình
thành nên tổ hợp kiến trúc.
3. Mục đích của lý thuyết bố cục:
- Mục đích của lý thuyết bố cục là nhằm tạo ra sự hài hòa và thống nhất.
- Muốn thế thì người nghệ sĩ phải sử dụng những thủ pháp của bố cục
kiến trúc

- 87 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 88 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

III CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH


1. Thống nhất và biến hóa.
Nguyên tắc cơ bản nhất, khái quát nhất của việc hình thành nên sức biểu hiện
nghệ thuật của một tác phẩm kiến trúc là vừa thống nhất, hài hòa vừa biến hóa
đa dạng. Tác phẩm kiến trúc mất đi tính toàn vẹn như một cơ thể sống có các
bộ phận không liên quan chặc chẽ với nhau.
1.1 Thống nhất: Các tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện đều được tạo ra từ các bộ
phận thành phần, giữa các bộ phận thành phần đều có mối liên hệ nộI tạI và
thông qua quy luật để gắn bó, kết dính với nhau tạo thành một bộ phận tổng thể
hoàn chỉnh. Ngay trong bộ phận thành phần của tác phẩm nói trên lại được bao
gồm bởi những thành phần nhỏ khác. Và đến lược mình, một tác phẩm kiến
trúc hoàn chỉnh lại chỉ là một bộ phận trong thành phần tổng thể kiến trúc.
Trong tác phẩm kiến trúc, các bộ phận thành phần đó gắn bó hữu cơ lẫn
nhau, có mối quan hệ tương hổ cho nhau không tách rời nhau được và khi đã
thống nhất thì không thể xê dịch, thêm hay bớt bất cứ thành phần nào trong cái
tổng thể ấy được,các bộ phận cũng như tổng thể có sự gắn kết, đứng gần nhau
hoặc xâm nhập nhau (hình dạng tương đồng cùng phát triển theo một hướng)
lúc đó bản thân tổng thể kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật biểu hiện cá tính
riêng, hoàn chỉnh và có sức biểu cảm cao.
Tuy nhiên một tác phẩm kiến trúc đa dạng không có nghĩa là một tác
phẩm có các chi tiết đồng điệu, trong khi khái niệm thống nhất đưa đến hiệu
quả thẩm mỹ thì sự đồng điệu hoàn toàn đưa đến những hiệu quả tiêu cực: nó
làm mất phương hướng, làm cản trở sự nhận biết, làm mất tác dụng việc tuyển
chọn và lám khó khăn trong việc phân cấp bậc hình thức kiến trúc mà nội dụng
của nó ta vẫn thường thấy trong tự nhiên như sự lặp lại của ngày và đêm, sự
vận động của bốn mùa trong một năm…
Các yếu tố tạo thành một tác phẩm kiến trúc; Yếu tố công năng, yếu tố
khoa học kỹ thuật, yếu tố hình tượng nghệ thuật cần phảI thống nhất với nhau.
Sự thống nhất của một tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do nó cùng
làm bằng một loại vật liệu, cùng một cấu trúc – thống nhất kết cấu và cùng
nhất trí của chức năng sử dụng, là yếu tố khách quan được dung để phục vụ
cho việc tăng sức biểu hiện.

- 89 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Quy luật thống nhất thể hiện ở việc nhất trí giữa nội dung và hình thức,
giữa công trình và thiên nhiên, môi trường để công trình kiến trúc đạt được một
sự hài hòa giữa yêu cầu thích dụng (utilitas), bền vững (firmitas) và mỹ quan
(venustas).

- 90 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

1.2 Biến hóa: Sự biến hóa của tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do việc sử
dụng những hình khối khác nhau,vật liệu xây dựng khác ngoài vật liệu xây
dựng chủ yếu, sử dụng màu sắc và chất liệu khác nhau.Nhằm mục đích tạo ram
các hình thức mới mang trính biểu hiện cao về nghệ thuật.
- Nếu mọi yếu tố theo một quy lậut thống nhất thì dễ gây cảm xúc đều
đều, buồn tẻ và khó biểu đạt chủ đề.
- Nếu mọi yếu tố chỉ theo một quy luật biến hoá thì dễ gây cảm xúc hỗn
loạn, đột biến và cũng khó diễn đạt ý tưởng.
Vậy, việc kết hợp giữa tính thống nhất và tính biến hoá theo một quy luật nào
đó sẽ dễ tạo nên một tác phẩm có trọng tâm, có chủ đề nhất định.
2. Các khái niệm về tương phản, vi biến, vần luật và nhịp điệu, chủ yếu và
thứ yếu, trọng điểm.
2.1 Tương phản và vi biến:
* Tương phản:
Là sự khác biệt nhau rất rõ rang giữa hai vật thể, hai hình thể để làm nổi bật lên
những đặc điểm của chúng. Tương phản dễ gây ra sự chú ý của mọi người.
* Khái niệm: Là sự khác biệt, trái ngược nhau về hình khốI, đường nét, độ lớn,
màu sắc và hình dáng – tạo cảm giác khác biệt.
- Tương phản tạo ra sự khác biệt nhưng trong đó có sự thống nhất
- Tương phản thể hiện trong kích thước, đường nét, hình dáng, chiều
hướng.

- 91 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Trong các ngành nghệ thuật khác, quy luật tương phản cũng được vận dụng
nhiều, như trong văn học, âm nhạc, hộI họa…Chính quy luật này gây cảm giác
ngạc nhiên, thích thú, bất ngờ nơi người xem, nhờ thế, cảm nhận về cái đẹp
càng dễ nhận ra.
Ví dụ:
- Bảo tàng Louvre Pháp, tương phản về vật liệu và hình dáng.
- Khu phố cổ.
* Vi biến:
- Là sự khác nhau không nhiều của hai hay nhiều vật thể, hình thể biến
đổi dần dần từ đặc điểm này sang đặc điểm khác. Dị biến thường gây cảm xúc
hài hoà.
- Đây là sự chuyển dần dần, sự khác biệt nhau rất ít của các thành phần
kiến trúc.
- Việc vận dụng quy luật vi biến cáo tác dụng kéo các bộ phận của công
trình kiến trúc gần nhau để tạo sự thống nhất.
Tương phản và vi biến là biện pháp quan trọng để đạt được tính thống nhất và
biến hoá trong nghệ thuật.
- 92 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 93 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

2.2 Vần luật và nhịp điệu, sự cắt đoạn nhịp điệu.


- Sự lặp đi lặp lại trong thiên nhiên một cách có tổ chức đó là vần luật,
nhịp điệu; ví như: sự lặp lại của ngày và đêm trong ngày, của bốn mùa trong
năm. Sự lặp đi lặp lại đó gọi là vần luật, nhịp điệu, gây cho con người cảm giác
nhất định.
- Đây cũng là một hiện tượng thường thấy trong bố cục nghệ thuật, như
trong thơ ca, âm nhạc chẳng hạn. Từ những chữ, những câu, những âm sắc đơn
lẻ, người ta sắp xếp chúng theo một quy luật nào đó mà thong quan bài thơ,
bản nhạc biểu đạt được chủ đề mà tác giả mong muốn.
Trong kiến trúc thì quy luật vần luật, nhịp điệu cũng được thể hiện:
- Với tổng thể của một khu phố, sự sắp xếp của các ngôi nhà với khối
hình nhà cao, thấp, to, nhỏ, vuông trò, góc cạnh ra sao để đạt được tính thống
nhất – hài hoà, đó là vần luật.
- Với một công trình kiến trúc, sự sắp xếp các mảng đặc, rỗng, đường
nét, vật liệu, màu sắc cũng theo một quy luật thích ứng với chính nó và tổng
thể nói chung.
- Với các chi tiết trang trí bên trong, bên ngoài, các thiết bị đồ đạc…
muốn đạt được tính thống nhất và hài hoà cũng cần đến quy luật vần điệu.
Vần luật chia ra:
- Nhịp điệu đều.
- Nhịp điệu tăng dần đều.
- Nhịp điệu giảm dần đều.
S.Ghi điông nói: “ Trong các khu nhà ở, chúng ta chấp nhận sự sử dụng nhịp
điệu lặp đi lặp lại như một nhân tố tích cực trong sáng tạo sức biểu hiện thẩm
mỹ”
Le Courbusier: “ Sự thống nhất các thành phần xây dựng là một sự bảo đảm
cho thẫm mỹ, tính đa dạng do nhà ở ( xây dựng hàng loạt) đưa vào kiến trúc sẽ
dẫn đến những bố cục lớn, những nhịp điệu kiến trúc chân chính”
Các hình thức vần luật trong kiến trúc:
- Vần luật liên tục.
- Vần luật tiệm biến.

- 94 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- Vần luật lồi lõm.


- Vần luật giao thoa và hiệu quả đa hướng.
Trong kiến trúc lớn, phải cần đến khái niệm sự cắt đoạn nhịp, hay là sự nghỉ,
sự nhấn mạnh trọng điểm. Đây là yếu tố quan trọng tạo cho công trình có trạng
thái nghỉ ngơi, yêu tĩnh và tránh tình trạng sử dụng một chuổi quá dài từ sự
đồng điệu.

- 95 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 96 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 97 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

2.3 Chủ yếu, thứ yếu – vai trò chính và phụ.


- Hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hoà dễ đạt được nếu trong bản
thân một công trình hoặc một quần thể công trình kiến trúc có thành phần chủ
yếu và thứ yếu.
Vậy, muốn lựa chọn một phần nào, một yếu tố nào của kiến trúc để làm vai trò
chủ yếu (điểm chính) của toàn bộ tác phẩm kiến trúc, phải:
- Tập trung nghiên cứu về khối, hình, chi tiết, biểu đạt ý đồ chủ đạo vào
phần chủ yếu (chính), còn các bộ phận khác là phần thứ yếu (phụ) phải phụ
thuộc, hổ trợ vào phần chủ yếu để làm nền tôn phần chủ đạo.
- Lựa chọn vị trí của yếu tố chủ yếu (chinh): nó phải thực sự phải là
điểm nhấn, lôi cuốn mọi người từ các hướng, các góc nhìn; phần thứ yếu
không che khuất phần chủ yếu hoặc làm sai lệch ý đồ chủ đạo.
- Xác định được hình khối, đường nét điển hình nhất, cô đọng nhất, biểu
tượng được đặc điểm, tính cách của toàn bộ tác phẩm kiến trúc.

- 98 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 99 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

2.4 Trọng điểm


Trong một quần thể công trình kiến trúc hoặc một công trình kiến trúc, để tăng
tính đa dạng và biến hoá của công trình, người ta thường nhấn mạnh ở một số
khu vực, một số điểm, một số bộ phận công trình:
- Những vị trí, khu vực, thành phần kiến trúc thích ứng cần được nhấn mạnh:
+ Khu vực lối vào chính, sảnh vào cầu thang trung tâm, những không gian có
chức năng trang trọng…
+ Những điểm quan sát thấy rõ khi người quan sát dừng lại, những chổ có hình
khối đột xuất, những vị trí chuyển tiếp của hình khối.
- Trong một số trường hợp, có thể một công trình kiến trúc có một trọng điểm
chính và một số trọng điểm phụ.
- Trọng điểm của một công trình kiến trúc có thể được tổ chức, bố trí như sau:
- Dùng hiệu quả của sự tương phản (khối, diện, màu sắc).
- Dùng trang trí, điêu khắc.
- Dùng các đường nét hình học, ánh sáng để hướng dẫn đường tầm mắt về phía
khu vực trọng điểm.
- 100 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

2.5 Liên hệ và phân cách:


Sự liên hệ và phân cách ở đây đạt được tính hợp lý trên hai cơ sở:
- Mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận với nhau phù hợp với quy luật
thẩm mỹ.
- Mối liên hệ giữa một bộ phận với tổng thể.
Nội dung việc xử lý liên hệ và phân cách bao gồm:
- Liên hệ và phân cách của không gian hình khối.
- Liên hệ và phân cách của tổ hợp mặt đứng và cấu kiện kiến trúc.
3. Cân bằng, ổn định, tỷ lệ và tỷ xích:
3.1 Quy luật cân bằng và ổn định
Trong tác phẩm kiến trúc, cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt
đứng và hình khối thông qua mối liên hệ nội tại giữa các thành phần của công
trình, giữa công trình với môi trường xung quanh.
Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng
và phản đối xứng;
Trong kiến trúc đối xứng là sự lặp đi lặp lại các thành phần giống nhau qua
một trục (đối với đối xứng trục) hoặc qua một tâm (đối xứng qua tâm). Đây là
quy luật thường được dùng trong tổ hợp, bố cục và sắp xếp các hình khối
không gian của công trình.
Cân bằng và ổn định trong kiến trúc thể hiện ớ các điểm sau:
* Đối xứng hoàn toàn (cân bằng đối xứng)
Các bộ phận trong một công trình hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch
được bố cục đối xứng qua một hay nhiều trục đối xứng trên mặt bằng – hình
khối mặt đứng. Đối xứng hoàn toàn gây cảm giác trang nghiêm, hoành tráng
thường áp dụng trong kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà thờ, trong kiến trúc mới
như trụ sở chính quyền cơ quan pháp luật, nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan,
các tượng đài quảng trường.

- 101 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Trong đối xứng có sự xuất hiện của trục đối xứng, có thể là thẳng, cong hay
gãy khúc và các trục này nhấn mạnh, các thành phần chủ yếu, định hướng tầm
nhìn và điều kiện lưu tuyến.
* Phi đối xứng ( cân bằng không đối xứng)
Trong trường hợp này người ta dễ nhận ra sự cân bằng vẫn đạt được khi ta đạt
được khi ta dời trục (hoặc tâm), không đối xứng đến vị trí cân bằng của một tổ
hợp.
Trong kiến trúc, thường thấy đối với các mặt bằng, mặt đứng, hình khối có thể
không đối xứng, nhưng cảm giác cân bằng và hài hoà vẫn đạt được đó là người
thiết kế đã tổ chức đối xứng ảo, chia các thành phần công trình có sự cân bằng
về diện tích, hình khối… Thủ pháp này đòi hỏi sự nhạy cảm, linh cảm của
người thiết kế kiến trúc.
Thủ pháp phi đối xứng phù hợp với công trình có chức năng phức tạp, có một
tổ chức công trình có thể thích ứng tốt với các nhu cầu sử dụng, mang lại sắc
thái vui tươi nhẹ nhàng, phóng khoáng, hấp dẫn và gây nên sự đột biến trong
bố cục.

- 102 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Thủ pháp này thường sử dụng cho các công trình kiến trúc mới như nhà văn
hoá, khách sạn và các công trình công cộng khác.
Việc lựa chọn công trình kiến trúc theo loại đối xứng hay phi đối xứng phụ
thuộc vào:
+ Đặc điểm, tính chất của công trình.
- Yêu cầu của quy hoạch khu vực xây dựng.
- Điều kiện địa hình, địa mạo khu đất.
- Dây chuyền, công năng và không gian sử dụng.
- Hướng nhìn, góc nhìn của công trình.

- 103 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 104 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

* Phản xứng
- Là các thành phần đối xứng trên vật thể, nhưng có một số chi tiết, hoặc bộ
phận bị bẻ gãy đi. Phương pháp này phá bỏ sự đơn điệu trong phương pháp đối
xứng hoàn toàn, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, tạo ra sự hứng khởi. Sự cân
bằng tĩnh.
- Một trong những kiến trúc sư thường sử dụng thủ pháp này là Louis Kahn.
Các công trình của ông thoạt nhìn có vẻ như đối xứng, nhưng thức sự có sự
biến đối đi ở một vài bộ phận, ví dụ như nhà Quốc hội Pakistan.
* Ổn định
- Khái niệm ổn định gắn liền với sự cân bằng, điều này có nghĩa công trình
phải phù hợp với các quy luật trọng lượng, không tạo cảm giác chông chênh,
hoang mang cho người xem.
- Để đạt được sự ổn định cho các công trình phải tuân thủ các quy luật của tự
nhiên như trên nhỏ, dưới to, trên nhẹ, dưới nặng… như hình thức kỳ vĩ của các
kim tự tháp Ai Cập. Tuy vậy, trong kiến trúc hiện đại vẫn có thể tạo cảm giác
ổn định và thăng bằng như những thành tựu của khoa học trong việc sử dụng
bê tông cốt thép. Ví dụ: Phương án bảo tang Caracas của Oscar Nimeyer, toà
nhà này không mâu thuẫn gì với cảm giác ổn định của một vật tồn tại trong
thiên nhiên, nó như một cái cây có cái gốc vững chải tỏa tán trong trong không
trung.
- Việc nhấn mạnh “tính trọng”, “tính thể khối”: Còn có thể thấy được chủ
nghĩa thô mộc phát triển ở Anh, Mỹ vào những năm 1950.

- 105 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 106 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

3.2 Quy luật về tỷ lệ, tỷ xích và hệ thống Modulor:


Quy luật tỷ lệ, tỷ xích:
Là một trong những quy luật quan trọng để đạt đến hiệu quả thống nhất và
hoàn chỉnh, biến hoá và hài hoà.
Tỷ lệ trong toán học là sự so sánh giữa các đại lượng:
a/b = c/d
Tỷ lệ kiến trúc là phạm trù không thể để đo hoặc quy ước bằng con số của toán
học mà là tương quan so sánh – thiên về cảm xúc - giữa các bộ phận kiến trúc
với nhau, từ tổng thể đến chi tiết của công trình, mối quan hệ về lượng giữa các
bộ phận của công trình, hoặc giữa công trình với không gian xung quanh.
Mối tương quan đó cho ta một cảm giác, đó là cảm giác tỷ lệ, khiến ta cảm
nhận tương quan đó là đẹp hay xấu.
Trong kiến trúc thường dùng hai hệ thống tỷ lệ là:
+ Tỷ lệ số học.
+ Tỷ lệ hình học.
Tỷ lệ số học: là tỷ lệ dựa trên mối tương quan giữa các đại lượng, cón được gọi
là tỷ lệ modulor.
Ví dụ: Tỷ lệ đó tìm thấy trên các thức cột Hy Lạp và La Mã.
Tỷ lệ hình học: là tỷ lệ dựa trên mối tương quan vô tỷ giữa các đại lượng.
Ví dụ: Tỷ lệ 3,4,5 còn được gọi là tam giác thần thánh.
Trong tỷ lệ hình học ta còn có tỷ lệ đồng dạng, đó là tỷ lệ giữa các bộ phận của
công trình có các hình đồng dạng với nhau.
Trường hợp tỷ lệ này là một trường hợp khá đặc biệt trong kiến trúc. tỷ lệ này
còn được gọi là tỷ lệ lý tưởng, đó là tỷ lệ của một hình chữ nhật mà các cạnh
quan hệ với nhau theo tỷ số:
a/b = b/a+b.
Hình chữ nhật này được gọi là chữ nhật vàng.
Đây là tỷ lệ mà thế giới sinh vật đã đạt được trong quá trình tiến háo đấu tranh
sinh tồn, với tỷ lệ này, các sinh vật chỉ phải dung một lượng vật liệu ít nhất,
nhưng khả năng chịu lực lại là tốt nhất.

- 107 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Ví dụ: Sự phát triển của vòng xoáy trôn ốc, sự phát triển của một nhánh cây.
Tỷ lệ vàng có thể xây dựng một cách hình học như là một đoạn thẳng được
phân chia sao cho phần nhỏ/ phần lớn = bằng phần lớn/ toàn bộ đoạn thẳng.

- 108 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 109 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 110 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 111 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

CHƯƠNG V
LƯỢT TRÌNH PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC KHÔNG GIAN
VÀ NGHỆ THUẬT CẤU TRÚC KIẾN TRÚC
I LƯỢT TRÌNH PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
Sinh viên tự nghiên cứu.
II. CẤU TRÚC KIẾN TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH KẾT CẤU KIẾN TRÚC:
- Cấu trúc là sức biểu hiện tự than của hình thức kết cấu. Do sự phù hợp của
hình thức với tính năng và sự làm việc của vật liệu.
- Phải lựa chọn hình dáng của kết cấu sao cho phù hợp với vật liệu và sự làm
việc của nó. Muốn thế cấu trúc phải lộ kết cấu ra ngoài.
- Cấu trúc chính là phương tiện biểu hiện thẩm mỹ.
Các loại hình kết cấu chịu lực:
* Kết cấu tường chịu lực:
Kết cấu phần dưới to hơn, lớn hơn.
* Kết cấu cột chịu lực:
- Khi quan sát các kết cấu của các thức cột Hy Lạp. La Mã cổ điển ta thấy dưới
tác dụng chịu nén, để giảm tải trọng thì đầu cột được cấu tạo lo era sau đó thu
nhỏ lại.
- Thân cột theo kiểu “đầu cán cân, chân quân cờ”, hoặc “thượng thu hạ thách”,
hình thức đó thích ứng với sự chịu lực.
* Kết cấu dầm chịu lực:
Gồm một thanh ngang đặt trên gối tựa
* Kết cấu hệ khung chịu lực:
Các dầm sẽ liên kết ngàm vào cột.
* Kết cấu console chịu lực:
Có thể thấy hình dạng của các tháp theo hình dạng của biểu đồ momen, phát
sinh trong cột.
Gốm có console nằm ngang và thẳng đứng (là trường hợp của tháp truyền
hình).
* Kết cấu khung vòm cuốn:
- 112 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

Hệ kết cấu này phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Phục Hưng ( trong kiến trúc gô
tích).
Ngoài các hệ kết cấu phẳng nói trên, chúng ta còn có hệ kết cấu không
gian.
* Kết cấu không gian:
Kết cấu không gian có thể coi như sự phát sinh từ tự nhiên như hình vỏ sò, con
ốc, cánh hoa, hộp sọ gợi ý cho người thiết kế về kết cấu vỏ.
Hình màng nhện liên tưởng đến kết cấu dây căng, kết cấu treo.
- Đối với kết cấu thanh dàn không gian: Ứng suất phát sinh trong giàn là chịu
kéo hoặc chịu nén.
- Đối với kết cấu gấp nếp: Thì kết cấu được nhấn mạnh bởi các bộ phận chống
lại sự duỗi ra của các nếp gấp. Trong đó các kết cấu được phơi ra.
- Trong kết cấu vỏ mỏng: Vỏ chỉ chịu lực nén mà không chịu lực momen do đó
chiều dày vỏ rất mỏng.
Như các vỏ trụ cong một hay hai chiều. Các vành đai bên dưới chống lại lực
đạp, biểu hiện được sự làm việc của các kết cấu.
- Kết cấu dây căng: được mô phỏng từ màng nhện, chủ yếu chịu lực
kéo, tạo nên sự thanh mảnh. Trong thể loại kết cấu này cần phải có mố căng,
cần nhấn mạnh các mố căng, có các vành cứng để căng dây.
- Kết cấu bơm hơi: Được gợi ý từ màng bong bong xà phòng.
Khi chọn hình thức kết cấu loại nào, cần phải căng cứ vào tính năng, sự làm
việc của vật liệu và hiệu quả thẩm mỹ cần thê hiện ra ngoài.

- 113 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 114 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 115 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 116 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 117 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

- 118 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c

CHƯƠNG V
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TƯ DUY SÁNG TÁC KIẾN TRÚC
Sinh viên tự nghiên cứu

- 119 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i

You might also like