Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

BÀI BÁO
HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C TẠI VIỆT NAM

NHÓM THỰC HIỆN: LING331.KITE.TH.12


NHÓM 20
1. NGUYỄN NGỌC SANG
2. A RẤT MINH HÂN
3. NGUYỄN THỊ MAI THANH

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: ĐỖ THỊ Ý NHI

Bình Dương, tháng 04 năm 2024


KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM BÀI BÁO


1. Tên học phần: Mã học phần: LING331
2. Lớp/Nhóm môn học: LING331.KITE.TH.12 Học kỳ: 2 Năm học: 2023 – 2024
3. Nhóm thực hiện: 20
Họ tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Sang Mã SV 2123401011926
Họ tên sinh viên: A Rất Minh Hân . Mã SV 2123401011388
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Mai Thanh Mã SV 2123401011967
3. Đề tài:
PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C TẠI VIỆT NAM
3.1. Tiểu luận : Chấm theo thang điểm 10, chiếm 50% / tổng điểm cuối kỳ

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ


(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm đánh giá


tối đa
Cán bộ Cán bộ Điểm
chấm 1 chấm 2 thống
nhất
1 Format đúng theo quy định bài báo 1
2 Nêu lý do nghiên cứu 0.5
3 Xác định mục tiêu 1
4 Nêu phương pháp thực hiện nghiên cứu 0.5
5 Cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu 1.5
6 Tổng quan nghiên cứu 1.5
7 Kết quả nghiên cứu 2
8 Bàn luận / thảo luận 1
9 Kết luận 0.5
10 Tài liệu tham khảo 0.5
Điểm tổng cộng 10
Bình Dương, ngày 16 tháng 04 năm 2024

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2


PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C TẠI VIỆT
NAM

THÀNH VIÊN NHÓM

Nguyễn Ngọc Sang (1); A Rất Minh Hân (2); Nguyễn Thị Mai Thanh(3)

Tóm tắt

Trong thời gian gần đây, Thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng bứt phá, đưa
nước ta trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Các doanh nghiệp
và người tiêu dùng Việt đang đối diện với cơ hội lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy
nhiên, cùng với những bước phát triển đáng kể, Thương mại điện tử ở Việt Nam cũng đối mặt với
không ít thách thức và rào cản. Trong đó mô hình thương mại điện tử B2B cũng là một trong những
mô hình đang phát triển mạng mẽ. Trong bài báo này, đã tổng hợp lại các thực trạng của mô hình
thương mại điện tử B2B và từ đó đã phân tích, đánh giá mô hình này cụ thể nhất. Trong bài báo đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu trường
hợp và phân tích dữ liệu để có thể trích lọc ra các tài liệu chính xác nhất. Bên cạnh đó, kết quả của
bài báo này đã cho thấy sự quan trọng của mô hình thương mại điện tử B2B tại Việt Nam và cũng
đưa ra các hạn chế mà mô hình này gặp phải.

1. Đặt vấn đề

Ngày 15 tháng 5 năm 2020,Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 645/QĐ-
TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu
“đưa TMĐT trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số”,và “DN là nòng
cốt để triển khai ứng dụng TMĐT, trong khi nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và
tạo môi trường cho TMĐT”. Trong quyết định này, mục tiêu cụ thể về ứng dụng TMĐT trong
DN được đặt ra như sau: 80% website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% DN
nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm mạng xã hội
có chức năng sàn giao dịch TMĐT; 40% DN tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di
động; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp
đồng điện tử với người tiêu dùng. Đối với phát triển TMĐT tại Việt Nam nói chung thì phát
triển TMĐT tại các DNNVV là vô cùng quan trọng. Các DNNVV (theo tiêu chí xác định NDNVV
quy định tại điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11.3.2018) hiện chiếm 97% đến 98% số
lượng DN Việt Nam, đóng góp cho kinh tế-xã hội: 43,2% GDP và 31% xuất khẩu; đóng góp
29% các khoản thu ngân sách nhà nước; chiếm 38% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu
vực DN. Đồng thời, các DNNVV đã tạo việc làm cho 5,12 triệu lao động (chiếm 45% tổng số
việc làm trong khối DN) [Tổng cục Thống Kê]

Với những thành quả mà thương mại điện tử tại Việt Nam đã đạt được, thì nhóm tác giả đã
quyết định lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI
VIỆT NAM” để tìm hiểu thực trạng hiện tại của mô hình thương mại điện tử B2B và cùng thảo
luận những vấn đề mà B2B đã đạt và vẫn chưa đạt được.

2. Tổng quan nghiên cứu

Tài liệu 1:

- Tên tài liệu: Tạp chí “ Phát triển thương mại điện tử: Cần thúc đẩy B2B ” của tác giả
Nguyễn Văn Sơn- Nguyễn Đình Nhật Vy

- Mục đích:

Mục đích của nghiên cứu này giúp mọi người nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của người
mua do đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy việc phát triển mô hình thương mại điện tử sau năm 2021.

- Phương pháp thực hiện:

Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu. Tác giả còn sử dụng các phương
pháp so sánh để so sánh B2B giữa các năm và các thành phố với nhau

- Đối tượng:

Bài viết này đề cập đến tầm quan trọng của mô hình thương mại điện tử B2B đối với sự tăng
trưởng thương mại điện tử và các nghành nghề xuất khẩu.

- Kết quả:

Tác giả nhận cho thấy được mô hình B2B đang trên đà phát triển, nhưng vẫn chưa có đột
phá.

Tác giả so sánh các giá trị trải nghiệm mà thương mại điện tử mang lại giữa các năm với
nhau bằng biểu đồ cột cho thấy những lợi ích mà mô hình B2B mang đến ngày càng tăng qua từng
năm. Bài viết còn so sánh các chỉ số giao dịch B2B của 4 thành phố lớn tại Việt Nam, quy mô giao
dịch mà tác giả nhận định được cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với 90,1 điểm, tiếp đến là Hà
Nội với 83,8 điểm, tiếp sau đó là Đà Nẵng 53,2 điểm, cuối cùng là Hải Phòng 51,1 điểm.

Tác giả nhận cho thấy được mô hình B2B đang trên đà phát triển, nhưng vẫn chưa có đột
phá.

Từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược, hướng đi mới, đồng thời đổi mới các kênh bán
hàng, tiếp thị, đầu tư hơn về thiết kế website thương mại điện tử.

Tài liệu 2:

- Tên tài liệu: Phân tích hoạt động bán hang trong TMĐT B2B của công ty ACES- Công
Ty Thương Mại Điện Tử Á Châu Việt Nam

- Mục đích:

Mục đích của nghiên cứu này muốn cho người đọc hiểu rõ hơn về mô hình bán hàng B2B
của công ty ACES, cho thấy họ đã áp dụng mô hình kinh doanh như thế nào và đạt được những
hiệu quả gì.

- Phương pháp thực hiện:

Phương pháp nghiên cứu mà luận văn này sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu dữ
liệu, phương pháp phân tích.

- Đối tượng:

Đối tượng mà bài luận văn này nhắm tới là những mô hình bán hàng B2B của ACES, từ đó
nhận thức được vấn đề và đưa ra những giải pháp khắc phục.

- Kết quả:

Bài luận văn đưa ra đầy đủ những mô hình bán hàng mà B2B của công ty ACES đang sử
dụng. Đồng thời nhận định được các vấn đề phát sinh, hạn chế gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh
của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, luận văn vẫn còn mắc sai sót khi chưa đề cập đầy đủ các cơ sở lý thuyết liên
quan đến đề tài điều này có thể khiến người đọc khó hiểu. Bài luận văn chưa có những số liệu cụ
thể hoá về các hoạt động bán hàng.
Tài liệu 3:

- Tên tài liệu: Luận án “Ứng dụng thương mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam”
của tác giả Lê Văn Sơn

- Mục đích:

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử B2B, phân tích
thực trạng ứng dụng B2B và đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển B2B tại các doanh nghiệp
Việt Nam

- Phương pháp thực hiện:

Tác giả sử dụng các phương pháp điều tra xa hội học, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia,
phương pháp thống kê mô tả để hoàn thành bài luận án của mình

- Đối tượng:

Xác định mối quan hệ tác động của các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng thương
mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam

- Kết quả:

Tác giả đã thống kê đầy đủ những yếu tố liên quan đến đề tài, đồng thời cũng đưa ra các số
liệu cụ thể. Tác giả đưa ra nhiều thống kê cùng với nhiều nhận định dựa trên những bài báo, sách,
luận văn nên những số liệu trong bài hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, bài luận án chỉ đưa ra các số
liệu từ 2017 trở về sau nên các số liệu bài viết không còn giá trị cho đến thời điểm hiện tại.

3. Cơ sở lý thuyết

3.1. Khái niệm về thương mại điện tử

Theo Nguyễn Văn Hùng (2013) Thương mại điện tử là một khái niệm dùng để mô tả quá
trình giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet.
Thương mại điện tử còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:“thương mại trực tuyến –
online trade”, “thương mại không giấy tờ – paperless commerce”, hay “kinh doanh điện tử (e-
business)”. Dù được hiểu lẫn lộn và sử dụng thay thế cho nhau, “thương mại điện tử” vẫn là một
tên gọi phổ biến hơn cả. Thí dụ như, một số ứng dụng trong giao dịch của EC là mua và bán cổ
phiếu và vé máy bay qua mạng Internet, đang phát triển rất nhanh chóng, doanh số của nó đã vượt
quá giao dịch ngoại tuyến (offline) truyền thống. Tuy nhiên, EC không chỉ đơn thuần là mua và
bán, mà nó còn là phương tiện để giao dịch điện tử, chia sẻ và khám phá; nó có thể là giáo dục điện
tử (e-learning), chính phủ điện tử (e-government), mạng xã hội (social networks), và… vô vàn các
ứng dụng khác nữa.

Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp

Theo quan điểm hẹp, thương mại điện tử (EC) là quá trình mua, bán, chuyển giao trao đổi
sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet và mạng nội bộ (intranets).

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các công ty sử dụng các phương tiện
điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của công ty mình, các giao dịch có thể giữa
công ty với công ty (B2B) hoặc giữa công ty với khách hàng cá nhân (B2C), và cá nhân với nhau
(C2C) v.v…

Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng

Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương
mại kinh doanh. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện các quy trình cơ bản và các quy
trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng
máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể.

Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm (mua gì, ở đâu,..), đánh
giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao,..), giao hàng, thanh toán, và xác nhận.

Các quy trình khung cảnh của một giao dịch thương mại gồm: diễn tả (mô tả hàng hóa, dịch
vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hóa (làm cho thỏa thuận là hợp pháp), uy tín và giải
quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng
hóa ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm,…), song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể
thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng các phương tiện điện tử.

Tuy nhiên trong thực tế, khái niệm EC thường được hiểu lẫn lộn với khái niệm kinh doanh
điện tử(e-business). Thuật ngữ thương mại điện tử thường được nhiều người hiểu chỉ là các giao
dịch mua bán giữa các đối tác kinh doanh; họ đồng nghĩa EC với e-trade. Tuy nhiên, hiểu như vậy
là quá hẹp, không chuyển tải trọn vẹn ý nghĩa của từ này. Vì thế, các chuyên gia thương mại điện
tử đã dùng một khái niệm mang ý nghĩa rộng hơn là kinh doanh điện tử (e-business).
3.2 Đặc điểm của thương mại điện tử

Theo Trần Công Nghiệp (2008), thì đặc điểm của thương mại điện tử là:

Tính cá nhân hoá

Trong tương lai, tất cả các trang web thương mại điện tử thành công sẽ phân biệt được khách
hàng, không phải phân biệt bằng tên mà bằng những thói quen mua hàng của khách. Những trang
web thương mại điện tử thu hút khách hàng sẽ là những trang có thể cung cấp cho khách hàng tính
tươngtác và tính cá nhân hoá cao. Chúng sẽ sử dụng dữ liệu về thói quen kích chuột của khách
hàng để tạo ra những danh mục động trên “đường kích chuột” của họ. Về cơ bản, mỗi khách hàng
sẽ xem và tìm ra sự khác nhau giữa các site.

Đáp ứng tức thời

Các khách hàng thương mại điện tử có thể sẽ nhận được sản phẩm mà họ đặt mua ngay trong
ngày. Một nhược điểm chính của thương mại điện tử doanh nghiệp người tiêu dùng (B2C) là khách
hàng trên mạng phải mất một số ngày mới nhận được hàng đặt mua. Các khách hàng đã quen mua
hàng ở thế giới vật lý, nghĩa là họ đi mua hàng và có thể mang luôn hàng về cùng họ. Họ xem xét,
họ mua và họ mang chúng về nhà. Hầu hết những hàng hoá bán qua thương mại điện tử (không kể
những sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm) đều không thể cung cấp trực tiếp.

Trong tương lai, các công ty thương mại điện tử sẽ giải quyết được vấn đề này thông qua các
chi nhánh ở các địa phương. Sau khi khách hàng chọn sản phẩm, các site thương mại điện tử sẽ gửi
yêu cầu của người mua tới những cửa hàng gần nhất với nhà hoặc cơ quan của họ. Các site thương
mại điện tử khác sẽ giao hàng từ một chi nhánh địa phương ngay trong ngày hôm đó. Giải pháp
này giải quyết được 2 vấn đề đặt ra đối với khách hàng, đó là: Giá vận chuyển cao và thời gian vận
chuyển lâu.

Giá cả linh hoạt

Trong tương lai, giá hàng hoá trên các site thương mại điện tử sẽ rất năng động. Mỗi một
khách hàng sẽ trả một giá khác nhau căn cứ trên nhiều nhân tố: Khách hàng đã mua bao nhiêu sản
phẩm của công ty trước đây? Khách hàng đã xem bao nhiêu quảng cáo đặt trên trang web của công
ty? Khách hàng đặt hàng từ đâu? Khách hàng có thể giới thiệu trang web của công ty với bao nhiêu
người bạn của mình? Mức độ sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng với công ty? Những
điều này không khác lắm với một chuyến bay công tác: Trên chuyến bay này, mọi hành khách đều
bay trên cùng một chuyến bay từ New York đến San Francisco nhưng trả các mức giá vé khác
nhau. Chính sách giá của các công ty như Priceline.com và eBay.com hiện đang đi theo xu hướng
này.

Đáp ứng mọi nơi, mọi lúc

Trong tương lai, khách hàng sẽ có thể mua hàng ở mọi nơi, mọi lúc. Bỏ qua khả năng dự
đoán về những mô hình mua. Bỏ qua yếu tố về địa điểm và thời gian. Xu hướng này sẽ được thực
hiện thông qua các thiết bị truy nhập Internet di động. Các thiết bị thương mại điện tử di động như
những chiếc điện thoại di động đời mới nhất có khả năng truy nhập được mạng Internet được sử
dụng hết sức rộng rãi.

Các “điệp viên thông minh”

Những phần mềm thông minh sẽ giúp khách hàng tìm ra những sản phẩm tốt nhất và giá cả
hợp lý nhất. Những “điệp viên thông minh”Hoạt động độc lập này được cá nhân hoá và chạy 24
giờ/ngày. Khách hàng sẽ sử dụng những “điệp viên” này để tìm ra giá cả hợp lý nhất cho một chiếc
máy tính hoặc một chiếc máy in. Các công ty sử dụng các “điệp viên” này thay cho các hoạt động
mua sắm của con người. Ví dụ, một công ty có thể sử dụng một “điệp viên thông minh” để giám
sát khối lượng và mức độ sử dụng hàng trong kho và tự động đặt hàng khi lượng hàng trong kho
đã giảm xuống ở mức tới hạn. “Điệp viên thông minh” sẽ tự động tập hợp các thông tin về các sản
phẩn và đại lý phù hợp với nhu cầu của công ty, quyết định tìm nhà cung cấp nào và sản phẩm,
chuyển những điều khoản giao dịch tới những người cung cấp này, và cuối cùng là gửi đơn đặt
hàng và đưa ra những phương pháp thanh toán tự động.

3.3 Vai trò và tầm quan trọng

Theo học viện doanh nhân PTI (2023) vai trò của thương mại điện tử:

Đối với doanh nghiệp

Với doanh nghiệp thương mại điện tử ra đời có vai trò giải quyết các khó khăn. Trong việc
xúc tiến thương mại sản phẩm trước những bế tắc của tình hình đại dịch. Không thể phủ nhận các
vai trò như sau.

Giảm chi phí hoạt động: Nếu so sánh với các hình thức bán hàng kiểu truyền thống sẽ yêu
cầu khoản chi phí vận hành, nhân công, chi phí thuê mặt bằng… Thay vì đó vai trò của thương mại
điện tử ra đời giúp giảm bớt các chi phí trung gian. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản
chi phí đáng kể

Thu thập và quản lý thông tin khách hàng: Dữ liệu về khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp
có thể xúc tiến bán hàng. Hoạt động mua bán diễn ra trên nền tảng internet giúp doanh nghiệp dễ
dàng lưu lại thông tin khách hàng, sở thích, hành vi mua sắm..

Tạo dựng cơ hội tiếp cận với khách hàng mới: So với các hình thức bán hàng trước đây.
Doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều chi phí cho hoạt động marketing để tiếp cận khách hàng mới.
Thay vì đó hình thức thương mại điện tử ra đời nhà bán hàng dễ dàng thống kê so sánh được yêu
cầu và mục đích tìm kiếm của lượng khách hàng mới.

Tối ưu hóa hoạt động bán hàng: Hoạt động thương mại điện tử giao dịch trên các nền tảng
mạng xã hội. Kênh bán hàng không bị giới hạn thời gian bán hàng. Do vậy doanh nghiệp có thể tối
ưu hóa thời gian bán hàng và đem về nguồn doanh số lớn.

Với người tiêu dùng

Vai trò của thương mại điện tử ra đời không chỉ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp. Mà còn
đem lại những tiện ích ngay cả với người tiêu dùng.

Việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết: Khách hàng có thể chọn một hoặc nhiều sản
phẩm mong muốn ở bất kể đơn vị phân phối nào. Không bị giới hạn bởi thời gian, thời tiết, sức
khỏe…Các hình thức thanh toán cũng trở nên linh động.

Tiết kiệm thời gian, chi phí mua sắm: Mua sắm trên sàn thương mại điện tử chỉ bằng những
thao tác đơn giản của click chuột, hay trên app. Bạn có thế mua sắm bất kể lúc nào. Mà không cần
di chuyển đến tận cửa hàng. Hơn thế nữa cũng chính bởi việc không mất thêm chi phí thuê mặt
bằng. Vận hành kinh doanh mà giá của các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử thường được
đánh giá mềm hơn so với mua sắm trực tiếp.

Đa dạng thông tin sản phẩm, dễ dàng lựa chọn: Trên sàn thương mại điện tử khách hàng dễ
dàng trong việc tìm kiếm sản phẩm. So sánh đối chiếu giá cả và đọc tất cả những thông tin về sản
phẩm, chính sách bảo hành, hướng dẫn sử dụng

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử

Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử


3.4.1. Yếu tố kinh tế:

Mức độ phát triển kinh tế: Mức độ phát triển kinh tế quyết định khả năng tiếp cận internet,
sở hữu thiết bị điện tử và mức chi tiêu cho mua sắm trực tuyến của người dân.

Thu nhập: Thu nhập cao hơn dẫn đến nhu cầu mua sắm trực tuyến cao hơn.

Hạ tầng thanh toán: Hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi là yếu tố quan trọng
thúc đẩy TMĐT.

Cơ sở hạ tầng logistics: Hệ thống giao nhận hàng hóa hiệu quả và nhanh chóng là yếu tố quan
trọng trong TMĐT.

3.4.2. Yếu tố xã hội:

Tỷ lệ sử dụng internet: Tỷ lệ sử dụng internet cao là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển
của TMĐT.

Mức độ tin tưởng vào TMĐT: Mức độ tin tưởng vào TMĐT ảnh hưởng đến quyết định mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Nhận thức về TMĐT: Hiểu biết về TMĐT và cách thức mua sắm trực tuyến là yếu tố quan
trọng để người tiêu dùng tham gia vào TMĐT.

3.4.3. Yếu tố công nghệ:

Sự phát triển của công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet là yếu tố thúc
đẩy chính cho sự phát triển của TMĐT.

Công nghệ di động: Sự phổ biến của điện thoại thông minh và internet di động giúp người
tiêu dùng dễ dàng truy cập và mua sắm trực tuyến.

Công nghệ thanh toán: Các phương thức thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi như ví điện
tử, thanh toán trực tuyến qua ngân hàng,... thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

3.4.4. Yếu tố cạnh tranh:

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp TMĐT: Cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ khách hàng,... thúc đẩy các doanh nghiệp TMĐT nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp
trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
Sự cạnh tranh từ các kênh bán hàng truyền thống: Kênh bán hàng truyền thống vẫn là đối thủ
cạnh tranh lớn của TMĐT.

3.4.5. Yếu tố pháp lý:

Hệ thống pháp luật về TMĐT: Hệ thống pháp luật hoàn thiện, minh bạch và an toàn cho
TMĐT là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

Chính sách hỗ trợ TMĐT: Chính sách hỗ trợ của chính phủ như ưu đãi thuế, hỗ trợ đào tạo,...
giúp thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu:

Đề tài này sẽ được tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính kết hợp.
Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng dữ liệu thống kê và khảo sát để phân tích xu hướng và mô hình
phát triển của thương mại điện tử B2B tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ các nguồn như báo cáo ngành, số liệu thống kê
chính thức và nghiên cứu học thuật để cung cấp bối cảnh và thông tin cơ bản về thị trường thương
mại điện tử B2B tại Việt Nam.

Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu các trường hợp thành công và thất bại của các doanh
nghiệp B2B trong việc triển khai thương mại điện tử B2B để xác định các yếu tố quan trọng dẫn
đến thành công hoặc thất bại.

Phân tích dữ liệu: Sử dụng các kỹ thuật thống kê và phân tích định tính để phân tích dữ liệu
thu thập được, xác định các xu hướng, mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
thương mại điện tử B2B tại Việt Nam.

5. Kết quả nghiên cứu

5.1. Thực trạng Thương mại điện tử B2B tại Việt Nam

Thực trạng tình hình thương mại điện tử ở thị trường Việt Nam đã có quy mô lên tới 5 tỷ vào
năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng 81%, nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á. Mức tăng trưởng này được
đánh giá là cao nhất trong 3 năm trở lại đây của Việt Nam (theo thống kê của Sách trắng thương
mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số phát hành).

Với sự bùng nổ của Internet, lực lượng lao động ngày càng trẻ và am hiểu công nghệ, cùng
sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất tại Việt Nam đã giúp việc ứng dụng thương mại điện tử
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng phổ biến.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, dự báo thương mại điện tử xuyên
biên giới sẽ tăng lên mức 3.300 tỷ USD trong 2 năm tới. Do đó, xuất khẩu qua môi trường này là
xu thế tất yếu và cũng là phương thức nhanh nhất giúp doanh nghiệp có được đơn hàng.

Ở thời điểm hiện tại, mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên
vẫn còn những khoảng hổng để có thể cải thiện và phát triển hơn nữa, bởi tính tới nay, thương mại
điện tử B2B ở Việt Nam chưa thực sự tạo được sự đột phá đối với nền kinh tế nước nhà. Để tận
dụng được cơ hội phát triển trên nên tảng thương mại điện tử B2B, các doanh nghiệp đã và đang
có mong muốn phát triển theo xu hướng này cần phải có những chiến lược, hướng đi đột phá hơn
các chiến lược kinh doanh truyền thống

Có thể nhắc đến một số sàn nổi bật như: Zalora, Hotdeal, Cungmua, Tiki, Foody,
Lazada,…
Hình 1: TỔNG QUAN THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ QUÝ I/2023

HÌNH 2: . THỊ PHẦN CÁC SÀN THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ


HÌNH 3. THỐNG KÊ DOANH THU CỦA CÁC NGÀNH HÀNG TÊN SÀN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ

Theo Báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến của Metric, năm 2023 là một năm
bùng nổ của ngành thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ rệt qua
những con số ấn tượng như:

Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ
USD, tăng khoảng 25% (tương đương 4 tỷ USD) so với năm 2022.

Tổng doanh thu của 5 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam gồm: Shopee, Lazada, Tiki,
Sendo, TikTok Shop đạt 233.200 tỷ đồng, với 2,2 tỷ đơn vị sản phẩm được bán ra, tăng 53,4%
doanh thu so với cùng kỳ 2022 và đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại
đây.
Shopee tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam
với 69% thị phần, tiếp theo là TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo.

TikTok Shop là sàn thương mại điện tử bán lẻ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất khi mới
chỉ xuất hiện vào năm 2023 nhưng đã đạt thị phần tới 16%, đứng vị trí số 2 trên tổng số 5 sàn
thương mại điện tử bán lẻ.

Trong năm 2023, ngành hàng Làm đẹp tiếp tục giữ vị trí top đầu với doanh thu 8.690 tỷ
đồng với 73,4 triệu sản phẩm đã bán ra trong quý III/2023. Tiếp theo sau lần lượt là các ngành:
Nhà cửa - Đời sống, Thời trang nữ, Mẹ và bé, Sức khỏe, Thể thao và Du lịch,...

Có tới 61 triệu người Việt lựa chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử trong nước
với mức mua sắm trung bình của mỗi người dân đạt 300 USD/người/năm.

Đối tượng chính của các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam là thế hệ Millennials nòng
cốt (58%), thế hệ Millennials trẻ (57%), và thế hệ Gen Z (57%).

73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng dạng tin nhắn hội thoại để tương tác với doanh
nghiệp trong quá trình mua sắm trên sàn thương mại điện tử bán lẻ.

Xu hướng thương mại điện tử thịnh hành hiện nay là mua theo đánh giá, với 53% người
tiêu dùng thường quyết định mua sau khi đọc từ 1 - 10 đánh giá, 29% đọc từ 11 - 25 đánh giá và
18% đọc từ 26 đánh giá trở lên.

Hơn 105.000 nhà bán lẻ trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo rút khỏi thị trường. Duy
nhất TikTok là sàn thương mại điện tử có thêm hơn 95.000 nhà bán mới xuất hiện - Con số này
đã giúp cân bằng lại tốc độ phát triển của các sàn bán lẻ trực tuyến năm 2023.

5.2. Phân tích

Thị trường thương mại điện tử B2B tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng,
tăng trưởng vượt bậc so với 3 năm trở lại đây giúp Việt Nam trở thành đất nước đứng thứ 2 với
tốc độ phát triển B2B. Sự phát triển mạnh mẽ kéo theo nền kinh tế cùng với nhiều lĩnh vực khác
có sự vượt trội hơn.
Nước ta hiện nay ngày càng phát triển về công nghệ, lứa trẻ ngày càng được tiếp xúc nhiều
về các ứng dụng, công nghệ hiện đại. Giúp việc phát triển mô hình kinh doanh thương mại điện
tử vừa và nhỏ ngày càng được phổ biến. Ngoài ra sự phát triển của các ứng dụng công nghệ hiện
đại hiện nay giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng, hoạt đông hiệu quả
và cạnh tranh tốt hơn. Điều này càng giúp cho sự phát triển của B2B ngày càng lớn mạnh hơn.

Thị trường B2B Việt Nam ngày càng sôi động với nhiều xu hướng mới nổ ra và nhiều cơ
hội to lớn cho các doanh nghiệp. Các nền tảng B2B hiện nay càng được ưa chuộng, lượng người
sử dụng cao và các giao dịch tăng lên khá ấn tượng như MoMo, Sendo, TikTok Shop, Lazada,
Shopee,… Tuy nhiên Shopee đãn đầu trong lĩnh lực thương mại điện tử tại Việt Nam bởi vì nó
cung cấp nhiều tính năng, dịch vụ hỗ trợ, tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường và tối ưu hoá quy
trình. Giúp các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ kết nối người mua và người bán. Giúp những người
khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và dễ dàng so sánh giá cả sản phẩm.

Tuy có sự tiến triển nhanh nhưng hệ thống thương mại điện tử của Việt Nam vẫn còn nhiều
cản trở như chưa biết các thu hút sự chú ý của khách hàng, thiếu hụt khả năng triển khai, sử dụng
các công nghệ B2B. Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng, ứng dụng công nghệ hiệu quả, nâng
cao trải nghiệm khách hàng để gia tăng khả năng cạnh tranh và thành công trong kỷ nguyên số.

Nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh chóng điều này tạo ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực
B2B của Việt Nam. Tỷ lệ truy cập internet đang tăng nhanh, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận
đến các doanh nghiệp và các cơ sở bán lẻ. Đẩy mạnh sự phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử
khiến các kênh bán hàng ngày càng trở nên đa dạng hoá.

6. Thảo luận

Với sự phát triển và hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế, có sự phát
triển mạnh mẽ hình thức kinh doanh B2B. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiến hành xây dựng
website riêng, tham gia vào các sàn thương mại điện tử để tiếp cận gần hơn với khách hàng của
mình

Nhìn chung, các mô hình B2B đang ngày càng hội nhập với thị trường thế giới tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chiến lược bán hàng độc đáo để thu hút người tiêu dùng như các
chương trình khuyến mãi, ngày hội mua sắm, mua một tặng một, voucher, và việc mời các đại sứ
thương hiệu.
Như vậy, mô hình B2B đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam. Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này đã và đang là những người tiên phong trong
việc thúc đẩy tăng trưởng, sáng tạo, và sự phát triển bền vững. Sự kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh
và tầm nhìn dài hạn đã đánh dấu thành công của các doanh nghiệp B2B tại Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh đó một số điểm khiến cho mô hình B2B có những trở ngại để phát triển
như:

• Truyền thông còn yếu


• Giao diện web, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, chưa có được sự thân thiện và
tính năng hấp dẫn tăng trải nghiệm người dùng.
• Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp còn yếu, nhất là ở khâu xử lý phản hồi
của khách hàng.
• Thiếu tính minh bạch trong việc bảo vệ quyền lợi khách hàng
7. Kết luận và hạn chế
Nhìn chung, phân tích sự phát triển của B2B tại Việt Nam cho thấy môi trường kinh doanh đang
ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Sự phổ biến của internet và công
nghệ thông tin đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy giao dịch B2B
và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, việc chính phủ và các cơ quan quản lý
nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp B2B cũng đóng vai trò không thể phủ nhận trong
quá trình này. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức và khó khăn đang đối diện với các doanh nghiệp
trong việc hoàn thiện hệ thống B2B của mình, cũng như trong việc tiếp cận và giữ chân khách
hàng. Để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, các doanh nghiệp cần thúc đẩy sự đổi
mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tạo ra một hệ thống quản lý hiệu quả để tối ưu hóa
các hoạt động B2B của mình.
Hạn chế của bài báo:

Thiếu dữ liệu và số liệu thống kê chính xác: Bài báo có thể đề cập đến phát triển của B2B tại Việt
Nam mà không có dữ liệu hoặc số liệu thống kê chính xác để hỗ trợ những điểm được trình bày.
Điều này có thể làm cho bài báo thiếu tính khách quan và đáng tin cậy.

Thiếu sự đối chiếu hoặc so sánh: Bài báo có thể tập trung quá nhiều vào mô hình B2B tại Việt Nam
mà không so sánh hoặc đối chiếu với các mô hình B2B tại các quốc gia khác. Điều này có thể làm
giảm giá trị so sánh và cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tình hình phát triển của B2B tại Việt
Nam.

Thiếu phần đánh giá hoặc dự báo: Bài báo có thể không đề cập đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng
đến sự phát triển của B2B tại Việt Nam trong tương lai, cũng như không đưa ra các dự đoán hoặc
đánh giá về xu hướng phát triển tiềm năng của ngành này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Hùng (2013), Giáo trình thương mại điện tử, NXB Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Trần Công Nghiệp (2008), Bài giảng về thương mại điện tử, NXB Trường Đại Học
Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh
3. Theo học viện doanh nhân PTI (2023), Vai trò của thương mại điện tử là gì? Cái
nhìn tổng quan về thương mại điện tử, https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/vai-tro-cua-thuong-
mai-dien-tu/
4. Trần Thị Thập, (2020), Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông,
Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đánh Giá Mức Độ phát Triển Thương Mại Điện Tử trong Các Doanh
Nghiệp Nhỏ và Vừa tại Việt Nam, https://jstic.ptit.edu.vn/jstic-
ptit/index.php/jstic/article/view/1386/185
5. HALANNA (2022), Thương mại điện tử B2B, cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong
2022, https://halana.vn/bai-viet/thuong-mai-dien-tu-b2b-co-hoi-de-phat-trien-manh-me-2020 truy
cập ngày 13 tháng 04 năm 2024
6. CakeResume(2024) , Thống kê về ngành thương mại điện tử Việt Nam 2023 & dự
đoán 2024, https://www.cakeresume.com/resources/thuong-mai-dien-tu-viet-nam truy cập ngày
13 tháng 04 năm 2024
7. MONA MEDIA (2022), B2B là gì ? Tổng quan mô hình kinh doanh B2B tại Việt
Nam https://monamedia.co/b2b-la-gi-tong-quan-mo-hinh-kinh-doanh-b2b-tai-viet-nam/truy cập
ngày 13 tháng 04 năm 2024
8. Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Đình Nhật Vy (2021), Phát Triển Thương Mại Điện
Tử: Cần Thúc Đẩy B2B,
http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/32571/1/CVv146S152021438.pdf
9. Lê Văn Sơn (2017), Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử B2B Tại Các Doanh Nghiệp
Việt Nam, https://luanvan.net.vn/luan-van/luan-an-ung-dung-thuong-mai-dien-tu-b2b-tai-cac-
doanh-nghiep-viet-nam-81691/

You might also like